KIỂM TRA HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2008 - 2009
Môn: Ngữ Văn – Lớp 6
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (1,5 điểm)
Chép lại hai khổ thơ đầu của bài thơ “ Đêm nay Bác không ngũ”. Nêu hoàn
cảnh sáng tác của bài thơ ?
Câu 2: (1 điểm)
Cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô như thế nào qua nghệ thuật miêu tả
độc đáo, mới lạ của Nguyễn Tuân ?
Câu 3: (1,5 điểm)
Ẩn dụ là gì ? nêu các kiểu ẩn dụ ?
Các câu dưới đây câu nào có sử dụng phép ẩn dụ ?
a) Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
(Hoàng Trung Thông)
b) Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
(Ca dao)
c) Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
(Ca dao)
d) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
(Tục ngữ)
Câu 4: (1 điểm)
Hãy nêu phương pháp viết một đoạn văn, bài văn tả người ?
Câu 5: (5 điểm)
Em hãy viết bài văn tả người thân yêu nhất của mình.
ĐÁP ÁN MÔN : NGỮ VĂN – LỚP 6
HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2008 – 2009
Câu 1: (1,5 điểm)
- Chép đúng hai khổ thơ: 1 điểm (sai một từ trừ 0,1 điểm)
- Nêu đúng hoàn cảnh sáng tác: 0,5 điểm.
+ Bài thơ được Minh Huệ viết trong chiến dịch Biên giới năm 1950.
Câu 2: (1 điểm)
- Cảnh mặt trời lên vô cùng tráng lệ, lộng lẫy rực rỡ, tác giả đã có những so
sánh độc đáo mở ra nhiều sự liên tưởng bất ngờ thú vị, cảnh mặt trời mọc vừa rất
hùng vĩ, lại vừa rất gần gũi.
Câu 3: * Nêu đúng khái niệm ẩn dụ (0,5 điểm).
* Có 4 kiểu ẩn dụ (0,5 điểm).
- Ẩn dụ hình thức
- Ẩn dụ cách thức
- Ẩn dụ phẩm chất
- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
* Chọn câu c – Ăn quả nhớ kẻ trồng cây (0,5 điểm)
Câu 4: (1 điểm)
- Phương pháp viết một đoạn văn, bài văn tả người:
* Miêu tả người cần:
- Xác định đối tượng cần tả.
- Quan sát, lựa chọn các chi tiết tiêu biểu.
- Trình bày kết quả quan sát theo một thứ tự.
* Bố cục bài văn thường có 3 phần:
- Mở bài: Giới thiệu người được tả.
- Thân bài: Miêu tả chi tiết.
- Kết bài: Nêu cảm nghĩ của người viết.
Câu 5:
1) Yêu cầu:
- Cần lựa chọn người thân yêu nhất với mình để tả: Ông, Bà, Bố, Mẹ, Anh chị em...
- Cần tập trung miêu tả về: Hình dáng, tính nết, giọng nói, cử chỉ, việc
làm...Làm nổi bật những phẩm chất đáng quý của người được tả.
- Kết hợp kể về một kỷ niệm đáng nhớ.
- Bài viết phải có sáng tạo trong diễn đạt.
- Bố cục phải rỏ ràng, mạch lạc.
2) Thang điểm:
- Điểm 5: Bố cục rỏ ràng, lời văn có nhiều sáng tạo, giàu hình ảnh, không
mắc lỗi chính tả.
- Điểm 3,4: Bố cục rỏ ràng, lời văn có sáng tạo, mắc một số lỗi chính tả.
- Điểm 1,2: + Bố cục không rỏ ràng.
+ Bài viết sơ sài, sai chính tả.