Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Nghiên cứu mối tương quan giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán bằng chứng thực nghiệm tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.74 MB, 91 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

VÕ PHƢƠNG THÙY

NGHIÊN CỨU MỐI TƢƠNG QUAN GIỮA TỶ
GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CÁN CÂN THANH TOÁN:
BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Mã số: 60.34.20

Đà Nẵng - Năm 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

VÕ PHƢƠNG THÙY

NGHIÊN CỨU MỐI TƢƠNG QUAN GIỮA TỶ
GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CÁN CÂN THANH TOÁN:
BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Mã số: 60.34.02.01
Mã số: 60.34.20

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. ĐINH BẢO NGỌC

Đà Nẵng - Năm 2017





MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 2
3. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................... 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 2
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 3
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................... 3
7. Bố cục đề tài ................................................................................................ 4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
VỀ MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CÁN CÂN
THƯƠNG MẠI ............................................................................................... 5
1.1. TỔNG QUAN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI...5
1.1.1. Tổng quan về tỷ giá hối đoái........................................................... 5
1.1.2. Tổng quan về cán cân thương mại ............................................... 13
1.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ
CÁN CÂN THƯƠNG MẠI .................................................................................. 15
1.2.1. Lý thuyết ngẫu nhiên trong mô hình của Mundell - Fleming ....... 15
1.2.2. Lý thuyết đường cong J ................................................................ 17
1.2.3. Điều kiện Marshall – Lerner ......................................................... 17
1.3. CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM LIÊN QUAN ĐẾN MỐI TƯƠNG
QUAN GIỮA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI .............. 18
1.3.1. Các nghiên cứu thực nghiệm mối tương quan giữa tỷ giá hối đoái
và cán cân thanh toán ..................................................................................... 18
1.3.2. Các nghiên cứu thực nghiệm mối tương quan giữa tỷ giá hối đoái
và cán cân thương mại .................................................................................... 19



KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................... 25
CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .................................................. 26
2.1. TÌNH HÌNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 2005-2015 ............................................................................. 26
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................. 29
2.2.1. Mô hình nghiên cứu ..................................................................... 29
2.2.2. Dữ liệu nghiên cứu ....................................................................... 35
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................... 37
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ..........38
3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA TỶ GIÁ HỐI
ĐOÁI VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM ............................... 38
3.1.1. Phân tích thống kê mô tả dữ liệu ................................................. 38
3.1.2. Kiểm định nghiệm đơn vị các biến cân bằng ............................... 39
3.1.3. Xác định độ trễ tối ưu .................................................................. 41
3.1.4. Kiểm định đồng liên kết theo phương pháp Johansen ................ 41
3.1.5. Kiểm định mối tương quan giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương
mại ................................................................................................................... 42
3.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................... 48
3.2.1. Chính sách điều hành tỷ giá ......................................................... 49
3.2.2. Chính sách nhằm cải thiện cán cân thương mại .......................... 49
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................... 51
KẾT LUẬN ................................................................................................... 52
HẠN CHẾ TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................ 53
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


ADF

: Augmented Dickey Fuller: Kiểm định nghiệm đơn vị theo
phƣơng pháp của Dickey Fuller mở rộng

CCTM : Cán cân thƣơng mại
CPI

: Consumer Price Index: Chỉ số giá tiêu dùng.

EX

: Tỷ giá hối đoái VNĐ/USD.

GDP

: Gross Domestic Product: Tổng sản phẩm quốc nội.

GSO

: General Statistics Office of Vietnam: Tổng cục thống kê

IMF

: International Monetary Fund: Quỹ tiền tệ quốc tế

IFS

: International Financial Statistics: Phân tích tài chính quốc tế


I

: Lãi suất.

M2

: Cung tiền M2.

NHNN : Ngân hàng Nhà Nƣớc
NHTW : Ngân hàng Trung Ƣơng
OLS

: Ordinary Least Squares: phƣơng pháp bình phƣơng bé nhất

PP

: Phillips Perron (Kiểm định nghiệm đơn vị theo phƣơng pháp
của Phillips Perron)

TGHĐ : Tỷ giá hối đoái
TB

: Trade balance: Cán cân thƣơng mại

VECM : Vector Error Correction Model: Mô hình vector hiệu chỉnh sai số
VNĐ

: Việt Nam đồng



DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

2.1.

Tóm tắt các biến trong mô hình và nguồn thu thập dữ liệu

36

3.1.

Thống kê mô tả các biến nghiên cứu

38

3.2.

Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị (Unit Root Test)

40

3.3.


Bảng xác định độ trễ tối ƣu

41

3.4.

Kết quả kiểm định đồng liên kết

42

3.5.

Tóm tắt kết quả mô hình

43

3.6.

Tóm tắt kết quả mô hình

45

3.7.

Mối tƣơng quan giữa các biến trong mô hình

46


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ


Số hiệu
hình

Tên hình

Trang

1.1.

Sơ đồ giới hạn mức độ mở cửa

9

1.2.

Tác động của chính sách tài khóa

16

1.3.

Tác động của chính sách tiền tệ

16

1.4.

Đồ thị đƣờng cong J


17


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng với
kinh tế thế giới, tỷ giá hối đoái trở thành một biến số kinh tế có ảnh hƣởng
mạnh đến hầu hết các biến số kinh tế vĩ mô khác, trong đó nổi bật là biến số
cán cân thanh toán. Nó trở thành mối quan tâm hàng đầu của không chỉ các
nhà hoạch định chính sách quốc gia, các nhà phân tích kinh tế mà còn của đa
phần các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu trên thị
trƣờng. Những biến động thăng trầm của tỷ giá cùng với cơ chế điều chỉnh
biên độ tỷ giá của Ngân hàng nhà nƣớc đã có những tác động mạnh mẽ lên tỷ
lệ xuất nhập khẩu và dòng vốn chu chuyển của Việt Nam thời gian qua, ảnh
hƣởng sâu sắc đến bức tranh tổng thể của Việt Nam nói chung và hiệu quả
kinh tế của các chủ thể kinh tế trên thị trƣờng nói riêng. Bởi những tác động
của nó đến tình hình, hiệu quả hoạt động kinh tế là rất lớn nên việc cần tìm
hiểu sâu và toàn diện hơn về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân
thanh toán là một yêu cầu cấp thiết hiện nay. Trƣớc đây đã có rất nhiều
nghiên cứu tìm hiểu về mối quan hệ giữa hai nhân tố này, các kết quả đƣa ra
có thể giống hoặc rất khác nhau ở các quốc gia khác nhau, thậm chí trong
cùng một quốc gia, kết quả cũng có thể khác nhau nếu lựa chọn phƣơng pháp
nghiên cứu khác nhau trên những giai đoạn khác nhau. Vậy liệu biến động tỷ
giá hối đoái và những chuyển dịch trong cán cân thanh toán ở Việt Nam sẽ có
tác động nhƣ thế nào đến nhau? Và liệu những lý thuyết và mô hình kinh tế về
tƣơng quan giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán đƣợc áp dụng để phân
tích cho các nƣớc trên thế giới có áp dụng đƣợc tại Việt Nam? Đó là câu hỏi
quan trọng cần giải quyết và cũng là lý do tôi lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu

mối tương quan giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán: Bằng chứng
thực nghiệm tại Việt Nam”.


2

2. Mục tiêu nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu mối tƣơng quan giữa tỷ giá hối đoái
và cán cân thanh toán, đề tài đi sâu vào phân tích mối tƣơng quan giữa tỷ giá
hối đoái và cán cân thƣơng mại, thành phần chính của cán cân thanh toán
trong thực tiễn tại Việt Nam hiện nay, bao gồm những mục tiêu cụ thể sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết mối tƣơng quan giữa tỷ giá hối đoái và
cán cân thƣơng mại, các nghiên cứu thực nghiệm liên quan.
- Nghiên cứu mối tƣơng quan giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thƣơng
mại tại Việt Nam.
- Gợi ý chính sách nhằm ổn định tỷ giá và cải thiện cán cân thƣơng mại
của Việt Nam.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Thông qua tìm hiểu mối tƣơng quan giữa tỷ giá hối đoái và cán cân
thanh toán tại thị trƣờng Việt Nam, đề tài tập trung giải quyết các câu hỏi sau:
- Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thƣơng mại đƣợc giải
thích dựa trên những lý thuyết nào?
- Các nghiên cứu thực nghiệm trƣớc đây đƣa ra kết quả nhƣ thế nào về
mối tƣơng quan này?
- Biến động của tỷ giá hối đoái có ảnh hƣởng đến cán cân thƣơng mại
của Việt Nam hay không? Nếu có, tác động theo chiều hƣớng nào?
- Ngƣợc lại, tác động của cán cân thƣơng mại lên tỷ giá hối đoái nhƣ
thế nào?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Mối quan hệ giữa cán cân thƣơng mại và tỷ giá

hối đoái trong điều kiện thực tế tại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: Do hạn chế về nguồn số liệu và thời gian nghiên cứu, đề


3

tài sẽ tập trung phân tích tƣơng quan giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thƣơng
mại của Việt Nam, một thành phần chủ yếu của cán cân thanh toán.
Về thời gian: đề tài sử dụng nguồn số liệu trong khoảng thời gian từ
quý 1 năm 2005 đến quý 4 năm 2015.
Về không gian: nghiên cứu thực nghiệm tại thị trƣờng Việt Nam.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài chủ yếu sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng thông qua
mô hình Vector hiệu chỉnh sai số (VECM): kết hợp kiểm định Dickey- Fuller
mở rộng (ADF), kiểm định đồng liên kết theo phƣơng pháp Johansen và kiểm
định nhân quả Granger.
Ngoài ra, nghiên cứu còn sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính
bao gồm thống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp các số liệu trong đề tài.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu về mối tƣơng quan giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thƣơng
mại đã đƣợc nghiên cứu khá nhiều tại các nƣớc trên thế giới cả phát triển lẫn
đang phát triển. Tuy nhiên ở Việt Nam chƣa có nhiều nghiên cứu trong lĩnh
vực này, các nghiên cứu trƣớc đây tập trung phân tích mối tƣơng quan theo
mô hình đơn biến. Do đó, đề tài mong muốn đem đến một cái nhìn toàn diện
hơn về tƣơng quan giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thƣơng mại của Việt Nam.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài mong muốn đƣa đến cái nhìn rõ hơn về mối tƣơng quan giữa tỷ
giá hối đoái và cán cân thanh toán Việt Nam, qua đó có thể giúp ích cho

những nhà đầu tƣ và các doanh nghiệp trong việc hoạch định kế hoạch xuất
nhập khẩu một cách phù hợp, từ những kết quả nghiên cứu, đề tài sẽ đƣa ra
một số khuyến nghị đối với chính sách điều hành tỷ giá và hoạt động xuất
nhập khẩu ở Việt Nam.


4

7. Bố cục đề tài
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và nghiên cứu thực nghiệm về mối tƣơng
quan giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thƣơng mại.
Chƣơng 2: Thiết kế nghiên cứu.
Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu và hàm ý chính sách


5
CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
VỀ MỐI TƢƠNG QUAN GIỮA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
VÀ CÁN CÂN THƢƠNG MẠI
1.1. TỔNG QUAN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CÁN CÂN THƢƠNG
MẠI
1.1.1. Tổng quan về tỷ giá hối đoái
a. Khái niệm
Theo Arthur O'Sullivan, Steven M. Sheffrin (2003) [Wikipedia] “Tỷ giá
hối đoái (còn đƣợc gọi là tỷ giá trao đổi ngoại tệ, tỷ giá Forex, tỷ giá FX hoặc
Agio) giữa hai tiền tệ là tỷ giá mà tại đó một đồng tiền này sẽ đƣợc trao đổi
cho một đồng tiền khác. Nó cũng đƣợc coi là giá cả đồng tiền của một quốc
gia đƣợc biểu hiện bởi một tiền tệ khác.

Theo Từ điển Thuật ngữ Tài chính (Dictionary of Financial Terms)
[91], tỷ giá là mức giá tại đó đồng tiền của quốc gia này có thể đƣợc chuyển
đổi sang đồng tiền của quốc gia khác.
Như vậy, có thể nói tỷ giá là “mức giá tại đó đồng tiền của một quốc
gia/khu vực có thể được chuyển đổi sang đồng tiền của quốc gia/khu vực khác”.
Có hai phƣơng pháp yết giá tỷ giá: Yết giá trực tiếp (giá một đơn vị
ngoại tệ đƣợc biểu hiện bằng một số lƣợng đơn vị nội tệ), Yết giá gián tiếp
(giá một đơn vị nội tệ đƣợc biểu hiện bằng một số lƣợng đơn vị ngoại tệ).
Về cơ bản, phƣơng pháp thứ hai chỉ đơn thuần là nghịch đảo của phƣơng
pháp thứ nhất. Trong phạm vi luận văn, tỷ giá đƣợc tính theo phƣơng pháp yết
giá trực tiếp. Khi tỷ giá giảm, đồng nội tệ lên giá, ngoại tệ giảm giá.
Tỷ giá đƣợc yết theo thị trƣờng giao dịch, có nghĩa là đồng tiền yết giá
đứng trƣớc, đồng tiền định giá đứng sau. Ví dụ, tỷ giá giữa Việt Nam đồng và


6
đôla Mỹ sẽ đƣợc yết USD/VND, hàm ý bao nhiêu đơn vị VND có thể đổi lấy
một đơn vị USD.
Trong nền kinh tế mở, sự biến động của tỷ giá tác động tới hầu hết các
chủ thể tham gia giao dịch trên thị trƣờng ngoại hối, đó là các cá nhân, doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, các công ty đa quốc gia,
ngân hàng và các tổ chức phi ngân hàng, Ngân hàng Trung ƣơng…và nhƣ vậy
tỷ giá ảnh hƣởng tới toàn bộ nền kinh tế.
b. Phân loại tỷ giá hối đoái
Trong giao dịch ngoại hối, tín dụng và thanh toán thƣơng mại quốc tế,
các loại tỷ giá hối đoái khác nhau đƣợc phân loại theo tiêu thức và phục vụ
mục đích khác nhau:
 Căn cứ vào chế độ quản lý ngoại hối, tỷ giá hối đoái bao gồm
- Tỷ giá chính thức (Offical rate): Là tỷ giá do ngân hàng trung ƣơng của
mỗi nƣớc công bố. Dựa vào tỷ giá này các ngân hàng thƣơng mại và các tổ chức

tín dụng sẽ ấn định tỷ giá mua bán ngoại tệ giao ngay, có kỳ hạn, hoán đổi.
- Tỷ giá thị trƣờng (Market rate): Là tỷ giá dùng để kinh doanh mua bán
ngoại tệ. Tỷ giá này do các ngân hàng thƣơng mại hay các tổ chức tín dụng
đƣa ra. Cơ sở xác định tỷ giá này là tỷ giá chính thức do ngân hàng trung
ƣơng công bố xem xét đến các yếu tố liên quan trực tiếp đến kinh doanh nhƣ:
quan hệ cung cầu ngoại tệ, tỷ suất lợi nhuận, tâm lý của ngƣời giao dịch đối
với ngoại tệ cần mua hoặc bán.
Tỷ giá kinh doanh bao gồm tỷ giá mua, tỷ giá bán.
- Tỷ giá chợ đen (Black rate): hay còn gọi là tỷ giá trên thị trƣờng tự do
là tỷ giá đƣợc hình thành bên ngoài thị trƣờng ngoại tệ chính thức, ngoài hệ
thống ngân hàng và không đƣợc nhà nƣớc thừa nhận chính thức
 Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ, có các loại tỷ giá:
- Tỷ giá mua (Bid rate): là tỷ giá ngân hàng mua ngoại tệ vào.
- Tỷ giá bán (Ask rate): là tỷ giá ngân hàng bán ngoại tệ cho khách hàng.


7
Tại một thời điểm, tỷ giá bán bao giờ cũng lớn hơn tỷ giá mua, chênh
lệch giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán (Spreak) là thu nhập của ngân hàng. Tỷ giá
mua và tỷ giá bán do ngân hàng niêm yết.
 Căn cứ vào tiêu thức thời điểm thanh toán
- Tỷ giá giao ngay (Spot rate) là tỷ giá mua bán ngoại tệ mà việc giao
nhận ngoại tệ đƣợc thực hiện ngay trong ngày hôm đó hoặc một vài ngày sau.
- Tỷ giá có kỳ hạn (Forward Rate) là tỷ giá đƣợc thỏa thuận vào ngày
hôm nay nhƣng áp dụng cho ngày giao dịch ngoại tệ tƣơng lai sau ngày thỏa
thuận.
Tỷ giá có kỳ hạn cũng khác nhau giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán. Tỷ giá
mua có kỳ hạn thấp hơn tỷ giá bán có kỳ hạn và do ngân hàng niêm yết để
giao dịch với khách hàng là các ngân hàng khác hoặc các doanh nghiệp, cá
nhân.

 Căn cứ vào tiêu thức thời điểm giao dịch:
- Tỷ giá mở cửa (Opening Rate): là tỷ giá vào đầu giờ giao dịch hay tỷ
giá mua bán ngoại tệ của hợp đồng giao dịch đầu tiên trong ngày.
- Tỷ giá đóng cửa (Closing Rate): tỷ giá của hợp đồng giao dịch cuối
cùng của ngày giao dịch.
 Căn cứ vào tiêu thức giá trị của tỷ giá:
Tỷ giá đƣợc chia thành tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực, tỷ giá danh
nghĩa hiệu dụng và tỷ giá thực hiệu dụng
- Tỷ giá hối đoái danh nghĩa (Normial exchange rate - NER) là tỷ giá
đƣợc yết và có thể trao đổi giữa hai đồng tiền mà không đề cập đến tƣơng
quan sức mua giữa chúng.
- Tỷ giá hối đoái thực (Real Exchange rate - RER) là tỷ giá đã đƣợc
điều chỉnh theo sự thay đổi trong tƣơng quan giá cả của nƣớc có đồng tiền yết
giá và giá cả hàng hóa của nƣớc có đồng tiền định giá.
- Tỷ giá danh nghĩa hiệu dụng/ trung bình (Nomial effective exchange
rate - NEER): là tỷ giá phản ánh giá trị bình quân của một đồng tiền so với hai
hay nhiều đồng tiền khác. Việc xác định NEER dựa trên tỷ trọng thƣơng mại
một nƣớc với nhóm các nƣớc có sử dụng đồng tiền tham gia trong rổ, do đó
NEER sử dụng để xem xét một đồng tiền là mạnh hay yếu.


8

- Tỷ giá thực hiệu dụng/ trung bình (Real effective exchange rate REER) là tỷ giá phản ánh giá trị bình quân của một đồng tiền so với hai hay
nhiều đồng tiền khác nhƣng sử dụng RER khi tính toán.
 Căn cứ vào phƣơng tiện chuyển ngoại hối:
- Tỷ giá điện hối (T/T Rate): là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng điện.
- Tỷ giá thƣ hối (M/T Rate): là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng thƣ.
 Căn cứ vào phƣơng tiện thanh toán quốc tế, tỷ giá có các loại tỷ giá:
- Tỷ giá Séc (Cheque Rate)

- Tỷ giá hối phiếu (Draft Rate)
- Tỷ giá chuyển khoản (Transfer Rate)
- Tỷ giá tiền mặt (Cash Rate)
c. Các chế độ tỷ giá hối đoái
Mỗi quốc gia khác nhau có chế độ tỷ giá hối đoái khác nhau tùy thuộc
vào nhận thức, mục tiêu điều hành của Chính phủ và bối cảnh phát triển kinh
tế xã hội của quốc gia đó. Nhìn chung, chế độ tỷ giá hối đoái gồm ba loại
chính: Chế độ tỷ giá hối đoái cố định, chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi tự do, chế
độ tỷ giá hối đoái thả nổi có sự quản lý của Nhà nuớc.
 Chế độ tỷ giá cố định (A fixed (hay pegged) exchange rate regime): là
chế độ tỷ giá hối đoái mà ở đó Nhà nƣớc, cụ thể là NHTW tuyên bố sẽ duy trì
tỷ giá giữa đồng tiền của quốc gia mình với một hoặc một số đồng tiền nào đó
ở một mức độ nhất định. NHTW đóng vài trò điều tiết lƣợng cầu hoặc cung
ngoại tệ để giữ tỷ giá hối đoái cố định bằng cách bán ra hoặc mua vào lƣợng
ngoại tệ đó.
 Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn (A freely flexible (hay freely floating)
exchange rate regime): là chế độ tỷ giá hối đoái, trong đó tỷ giá đƣợc xác định
hoàn toàn tự do theo quy luật cung cầu trên thị trƣờng ngoại hối mà không có
bất cứ sự can thiệp nào của NHTW.
 Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết (A managed (hay contronlled)
floating exchange rate regime): là sự kết hợp hai chế độ tỷ giá hối đoái cố
định và thả nổi. Tỷ giá đƣợc xác định và hoạt động theo quy luật thị trƣờng,


9
NHTW chỉ tiến hành can thiệp khi có những biến động mạnh vƣợt quá mức
độ cho phép.
d. Các nhân tố ảnh hưởng đến biến động tỷ giá hối đoái
 Cán cân thanh toán:
Nhân tố này tác động trực tiếp đến quan hệ cung cầu ngoại tệ, thông qua

đó tác động tới tỷ giá. Khi cán cân thanh toán thặng dƣ, tức thu ngoại tệ lớn
hơn chi ngoại tệ, theo tác động của quy luật cung cầu ngoại tệ sẽ làm cho
đồng ngoại tệ mất giá, đồng nội tệ lên giá, tỷ giá hối đoái giảm. Ngƣợc lại, khi
cán cân thanh toán quốc tế thâm hụt sẽ làm cho đồng ngoại tệ lên giá, đồng
nội tệ mất giá, tỷ giá hối đoái tăng.
 Độ mở nền kinh tế:
Yếu tố độ mở kinh tế đƣợc đề cập là mức độ mà một quốc gia tham gia
thƣơng mại quốc tế, quan hệ quốc tế với phần còn lại của thế giới. Độ mở nền
kinh tế có thế đƣợc khái quát bằng sơ đồ sau:
Mức độ mở cửa (%)

0
(Đóng cửa)

50
(Độ mở trung bình)

+100
(Hoàn toàn mở cửa)

Hình 1.1. Sơ đồ giới hạn mức độ mở cửa
Ở mức 0%, nền kinh tế hoàn toàn đóng cửa, khái niệm độ mở không tồn
tại và do đó cũng sẽ không có tác động của độ mở nền kinh tế lên tỷ giá hối
đoái. Mức 0% đến 50% là các quốc gia có độ mở vừa phải, đa số là các quốc
gia đang phát triển, nền kinh tế nhỏ mở cửa, thu nhập bình quân đầu ngƣời ở
mức thấp đến trung bình trong đó có thể kể đến Lào, Việt Nam, Tuynidi,
Nevanda… Mức trung bình đến 90% là mức độ mở cửa của các quốc gia nhƣ
Mỹ, Nhật, EU, Canada… các quốc gia này tìm kiếm tự do hóa thƣơng mại
dựa trên hiệp định cả song phƣơng lẫn đa phƣơng.



10
Một quốc gia dù mở cửa ở mức độ nào thì độ mở ấy cũng sẽ gây ra
những tác động nhất định lên tỷ giá hối đoái. Một khi thƣơng mại đƣợc tiến
hành tự do giữa các quốc gia thì khối lƣợng hàng hóa, kéo theo khối lƣợng
tiền tệ luân chuyển là khá lớn. Nếu độ mở nền kinh tế càng lớn thì tác động
lên tỷ giá hối đoái càng diễn ra thƣờng xuyên, việc kinh doanh, mua bán
ngoại tệ trên thị trƣờng ngoại hối nhằm đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu sẽ
tác động trực tiếp, liên tục đến tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên, độ mở cửa càng cao
thì rủi ro tài chính tiền tệ càng lớn, quốc gia tiến hành mở cửa sẽ bị phụ thuộc
khá nhiều vào các tác động bên ngoài, tỷ giá hối đoái do đó rất dễ bị tổn
thƣơng.
 Lãi suất:
Theo lý thuyết ngang giá lãi suất, đồng tiền của một quốc gia nào có lãi
suất thấp hơn thì nhất định sẽ bù kì hạn cho hợp đồng kỳ hạn đối với đồng
tiền của một quốc gia nọ có lãi suất cao hơn hay lợi tức của hai loại tiền gửi
bất kỳ là tƣơng đƣơng nhau khi cùng quy về một đồng tiền. Tuy nhiên lý
thuyết này lại đƣợc xây dựng dựa trên nguyên tắc cố định các nhân tố khác
(cetacis paribas) nên độ chính xác chỉ có tính tƣơng đối, tỷ giá hối đoái tƣơng
lai phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố chứ không chỉ có riêng lãi suất.
Bên cạnh lý thuyết cân bằng lãi suất, thực tế đã chứng minh sự chênh
lệch lãi suất là căn nguyên cơ bản dẫn đến những biến động của tỷ giá hối
đoái. Lãi suất cao sẽ hấp dẫn các luồng vốn nƣớc ngoài chảy vào trong nƣớc
để đƣợc hƣởng lãi cao hơn, điều này dẫn đến cung ngoại tệ tăng (cầu nội tệ
tăng) từ đó đồng ngoại tệ sẽ giảm giá còn nội tệ sẽ tăng giá. Trƣờng hợp
ngƣợc lại sẽ cho hiệu ứng ngƣợc lại.
 Lạm phát:
Lạm phát đƣợc xem là sự biểu thị của mức tăng giá chung, lạm phát vừa
phải và ổn định sẽ kích thích cầu đầu tƣ, tiêu dùng, nhờ đó thúc đẩy sản xuất,



11
đảm bảo tăng trƣởng kinh tế, thúc đẩy xuất khẩu, tỷ giá có xu hƣớng giảm giá
nhẹ.
Lạm phát càng tăng, sức mua thực tế đồng nội tệ càng giảm, dân chúng
sẽ tìm mọi cách giảm lƣợng nội tệ của mình đi càng nhanh càng tốt, họ tích
trữ vàng, động sản kéo theo sự mất giá của đồng nội tệ. Các nghiên cứu kinh
tế đã chỉ ra rằng lạm phát càng cao thì tốc độ mất giá đồng tiền càng nhanh.
 Cung, cầu ngoại hối:
Tỷ giá hối đoái thực chất là giá cả của tiền tệ do đó cũng đƣợc hình
thành dựa trên quan hệ cung cầu. Tỷ giá thay đổi hàng ngày, hàng giờ do
những biến động tƣơng tác giữa hai lực lƣợng chính: cung, cầu ngoại hối trên
thị trƣờng ngoại hối, nơi diễn ra sự trao đổi giữa đồng tiền quốc gia này với
đồng tiền quốc gia khác. Việc nghiên cứu tác động của cung, cầu ngoại hối
đến tỷ giá hối đoái sẽ đƣợc xem xét qua việc sử dụng những đƣờng cầu và
cung trong mô hình cân bằng cung-cầu quen thuộc nhằm minh họa rõ việc thị
trƣờng sẽ quyết định giá cả tiền tệ nhƣ thế nào.
 Đầu cơ tiền tệ:
Đầu cơ tiền tệ đƣợc hiểu là việc mua hoặc bán tiền tệ sau đó bán hoặc
mua tiền tệ kiếm lời khi giá cả hoặc tỷ giá hối đoái thay đổi. Cụ thể là các nhà
đầu cơ sẽ mua đồng tiền yếu, chờ lên giá rồi bán, hoặc bán đồng tiền mạnh,
chờ xuống giá rồi mua lại để kiếm lãi và kết quả là họ làm cho các đồng tiền
mạnh yếu đi, đồng tiền yếu mạnh lên.Đầu cơ tiền tệ đƣợc tiến hành thông qua
mua bán một khối lƣợng lớn các loại tiền nên đầu cơ thƣờng có xu hƣớng
khiến tỷ giá hối đoái tăng hoặc giảm mạnh.
Bên cạnh tác động làm sụt giá tiền tệ này, đầu cơ đồng thời lại làm tăng
giá tiền tệ khác bởi xét mối quan hệ mua bán tiền tệ song phƣơng, cầu tiền tệ
này chính là cung tiền tệ kia và ngƣợc lại. Các nhà đầu cơ do đó cho dù là đầu
cơ giá lên hay đầu cơ giá xuống đều gây tác động dẫn đến lên giá đồng tiền
này và hạ giá đồng tiền kia. Một nhà đầu cơ A khi có nhu cầu mua một lƣợng



12
lớn đồng tiền X bằng đồng tiền Y thì ngay lập tƣc đồng tiền X sẽ có xu hƣớng
lên giá và đồng tiền Y có xu hƣớng hạ giá. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng,
hiện tƣợng đầu cơ cũng mang lại một số hiệu quả nhất định, đó là việc các
nhà đầu cơ đã chấp nhận rủi ro, thông qua các nghiệp vụ kinh doanh, quyền
chọn, bán non, các lệnh đình chỉ thua lỗ, các hợp đồng kì hạn… đã phần nào
đƣa đồng tiền các quốc gia về đúng với giá trị thực của nó, làm ổn định thị
trƣờng ngoại hối.
 Chính sách tiền tệ:
Chính sách tiền tệ cùng với chính sách tài khóa là hai công cụ cơ bản
đƣợc các quốc gia sử dụng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Nếu chính sách tài
khóa dựa trên việc kiểm soát thuế và chi tiêu chính phủ thì chính sách tiền tệ
lại tác động lên nền kinh tế thông qua lãi suất và cung tiền. Các biện pháp
thƣờng xuyên đƣợc sử dụng đó là chính sách tiền tệ thắt chặt và chính sách
tiền tệ nới lỏng.
Xét trong phạm vi nội bộ quốc gia, chính sách tiền tệ thắt chặt đó là việc
chính phủ tiến hành tăng lãi suất, giảm cung tiền; một sự thay đổi trong cung
tiền sẽ dẫn đến sự thay đổi trong lãi suất, từ đó tác động đến mức giá đồng nội
tệ. Cung tiền giảm làm cung nội tệ giảm trong khi cầu nội tệ không thay đổi
kéo theo tăng giá nội tệ, tỷ giá hối đoái giảm.
Đối với chính sách tiền tệ nới lỏng, hiệu ứng sẽ ngƣợc lại, một sự tăng
cung tiền sẽ làm lãi suất giảm xuống, khiến tỷ giá đồng nội tệ giảm trong
ngắn hạn, tỷ giá hối đoái tăng.
Ngoài các nhân tố trên, có một số nhân tố có thể gây ảnh hƣởng ngay tức
thì hay trong một vài ngày bao gồm:
- Hành vi bầy đàn (hiệu ứng mua theo – bandwagon effect): Banerjee
(1992) cho rằng hành vi bầy đàn là hành vi mọi ngƣời hành động theo những
gì mà ngƣời khác đang làm, thậm chí ngay cả khi thông tin riêng của họ cho

thấy nên hành động một cách khác đi.


13
- Tâm lý, kỳ vọng của nhà đầu tư (Investors Psychology): Theo
Rosenberg (2003), Murphy (2006), tỷ giá có thể chịu ảnh hƣởng khi mức độ
chấp nhận rủi ro và kỳ vọng của nhà đầu tƣ thay đổi. Khi niềm tin vào đồng
nội tệ giảm sút, nhà đầu tƣ cẩn trọng hơn trong những quyết định đầu tƣ, họ
không sẵn sàng nắm giữ tài sản dƣới dạng đồng bản tệ. Chẳng hạn nếu đồng
USD tăng giá, thì nhà đầu tƣ có khuynh hƣớng duy trì danh mục tài sản của
mình bằng đồng USD, do vậy trong ngắn hạn sẽ giữ đồng USD ở mức cao.
1.1.2. Tổng quan về cán cân thƣơng mại
a. Khái niệm
Theo Investopia, cán cân thƣơng mại (Trade Balance) hay còn gọi Cán
cân thƣơng mại quốc tế (Balance of Trade - BOT) là chênh lệch giữa xuất
khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định.
Cán cân thƣơng mại là thành phần chủ yếu trong cán cân thanh toán (BOP)
của một quốc gia. Các nhà kinh tế thƣờng sử dụng BOT nhƣ một công cụ
thống kê để giúp họ hiểu đƣợc sức mạnh tƣơng đối của nền kinh tế một quốc
gia so với nền kinh tế các quốc gia khác và dòng chảy thƣơng mại giữa chúng.
Cán cân thƣơng mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu
của một quốc gia cũng nhƣ mức chênh lệch (X-M) giữa chúng. Khi mức
chênh lệch lớn hơn 0, cán cân thƣơng mại thặng dƣ. Ngƣợc lại, khi mức
chênh lệch nhỏ hơn 0, cán cân thƣơng mại thâm hụt. Khi mức chênh lệch
đúng bằng 0, cán cân thƣơng mại ở trạng thái cân bằng.
b. Các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại
Cán cân thƣơng mại của một quốc gia chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố
nhƣ tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lạm phát, lãi suất và cung tiền.
 Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái tác động tƣơng đối đến hàng hóa trong nƣớc và hàng hóa

nƣớc ngoài. Trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, khi đồng tiền
của một nƣớc tăng giá (tăng giá trị so với đồng tiền của nƣớc khác) thì hàng


14
hóa của nƣớc đó ở nƣớc ngoài trở nên đắt đỏ hơn, điều này không có lợi cho
việc xuất khẩu hàng hóa. Ngƣợc lại khi đồng tiền của một nƣớc giảm giá thì
hàng hóa của nƣớc đó trở nên rẻ hơn, khuyến khích cho việc xuất khẩu và hạn
chế nhập khẩu, kéo theo sự thặng dƣ trong cán cân thƣơng mại.
 Lạm phát
Với điều kiện các nhân tố khác không đổi, nếu tỷ lệ lạm phát của một
quốc gia cao hơn so với các nƣớc khác có quan hệ mậu dịch, sức cạnh tranh
của hàng hóa nƣớc này trên thị trƣờng quốc tế sẽ giảm, do đó khối lƣợng xuất
khẩu giảm, gây thâm hụt cán cân thƣơng mại. Tuy nhiên, ở góc độ khác, lạm
phát thƣờng gắn với tăng trƣởng kinh tế nên lạm phát trong điều kiện làm
thay đổi các nhân tố kinh tế nhƣ lạm phát thay đổi tỷ giá hối đoái theo hƣớng
giảm giá nội tệ sẽ góp phần thúc đẩy xuất khẩu, thu hút đầu tƣ do đó lại làm
cải thiện cán cân thƣơng mại. Do đó khi xem xét tác động của lạm phát đến
cán cân thƣơng mại, cần xem xét sự thay đổi của các yếu tố vĩ mô khác .
 Lãi suất
Giả sử các yếu tố khác không thay đổi, lãi suất tăng sẽ làm gia tăng sức
hút đầu tƣ với đồng tiền của quốc gia đó do đó thu nhập và dòng tiền đi vào
quốc gia đó tăng, cán cân thanh toán cân bằng hoặc thặng dƣ. Tuy nhiên, nếu
lãi suất liên tục biến động, thị trƣờng sẽ phải cân nhắc giữa lợi ích của lãi suất
cao với những rủi ro về sự sụt giảm tỷ giá hối đoái. Chính sách lãi suất cao sẽ
thúc đẩy đồng nội tệ tăng giá, khi đó sẽ kích thích nhập khẩu và làm giảm
xuất khẩu, hay làm gia tăng thâm hụt cán cân thƣơng mại. Ngƣợc lại khi lãi
suất thấp, đồng ngoại tệ có xu hƣớng tăng giá, tức là tăng khả năng cạnh tranh
của hàng hóa trong nƣớc, thúc đẩy thu hẹp thâm hụt cán cân thƣơng mại.
 Thu nhập quốc nội (Tổng sản phẩm nội địa)

Tiếp cận theo phƣơng pháp thông thƣờng, có thể thấy tổng sản phẩm
quốc nội hàm chứa cán cân thƣơng mại ở trong đó. Do đó trong điều kiện các
nhân tố khác không đổi, khi cán cân thƣơng mại chuyển biến tích cực thì tổng


15
thu nhập quốc nội sẽ tăng và ngƣợc lại. Tuy nhiên khi tiếp cận ở một khía
cạnh khác, nếu mức thu nhập của một quốc gia tăng theo một tỷ lệ cao hơn tỷ
lệ tăng của quốc gia khác, thì nhu cầu hàng hóa của quốc gia này tăng lên, kéo
theo nhu cầu nhập khẩu hàng hóa cũng tăng theo, tài khoản vãng lai của quốc
gia đó sẽ giảm nếu các yếu tố khác bằng nhau, dẫn đến sự thâm hụt trong cán
cân thƣơng mại. Ngƣợc lại, nếu mức thu nhập của quốc gia này giảm thì nhu
cầu về hàng hóa của ngƣời tiêu dùng quốc gia này cũng giảm làm cho nhập
khẩu giảm và thặng dƣ cán cân thƣơng mại trong điều kiện không thay đổi
các nhân tố khác.
 Cung tiền
Nhƣ đã trình bày ở phần trƣớc, Chính phủ can thiệp vào thị trƣờng thông
qua chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Ở đây ta chỉ đề cập đến tác động
của Chính phủ đến cán cân thƣơng mại thông qua yếu tố tăng giảm cung tiền.
Khi Chính phủ áp dụng chính sách nới lỏng tiền tệ, tăng cung tiền trong khi
cầu tiền không thay đổi, kéo theo sự mất giá tƣơng đối của nội tệ, làm tăng
tính cạnh tranh tƣơng đối của quốc gia do đó kéo theo thặng dƣ cán cân
thƣơng mại.
1.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ GIÁ HỐI
ĐOÁI VÀ CÁN CÂN THƢƠNG MẠI
1.2.1. Lý thuyết ngẫu nhiên trong mô hình của Mundell - Fleming
Mô hình Mundell - Fleming hay còn gọi là mô hình IS - LM là mô hình
kinh tế vĩ mô do hai nhà khoa học Robert Mundell và Marcus đề xuất vào đầu
thập niên 1960 và đã đạt giải Nobel kinh tế vào năm 1999 bởi những đóng
góp quan trọng trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ. Mô hình đƣợc giả thiết áp

dụng trong nền kinh tế nhỏ, mở, các dòng vốn chu chuyển dễ dàng. Trong mô
hình Mundell - Fleming mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thƣơng
mại đƣợc giải thích trong sự tác động của chính phủ bằng chính sách tài khóa
và chính sách tiền tệ:


16

r

LM

e

LM

IS’

IS’

IS

IS
Y

Y

Hình 1.2. Tác động của chính sách tài khóa
- Tác động của Chính phủ thông qua chính sách tài khóa: Khi áp dụng
chính sách tài khóa mở rộng bằng cách tăng chi tiêu Chính phủ hoặc giảm

thuế: Ðiều này sẽ làm tăng tổng cầu trong nƣớc hay tăng sản lƣợng. Trong
ngắn hạn, đƣờng IS dịch chuyển sang phải trong khi đƣờng LM đứng yên,
dẫn dến đồng nội tệ lên giá so với ngoại tệ (do nhu cầu về đồng nội tệ lớn),
điều này làm giảm xuất khẩu và tăng nhập khẩu. Trong dài hạn, sự gia tăng
của tỷ giá hối đoái làm giảm xuất khẩu ròng, đƣờng IS dịch chuyển ngƣợc lại
về bên trái, do dó làm mất ảnh huởng của chính sách tiền tài khóa mở rộng,
đƣa lãi suất trong nƣớc về mức lãi suất thế giới, nhƣng làm cho cán cân
thƣơng mại bị xấu đi.
r
LM
LM’
e
LM
LM’

IS’

IS’

IS

IS
Y

Y

Hình 1.3. Tác động của chính sách tiền tệ
- Tác động của Chính phủ thông qua chính sách tiền tệ: Khi áp dụng

chính sách tiền tệ mở rộng bằng cách tăng lƣợng cung tiền, đƣờng LM dịch

chuyển sang phải, sản lƣợng tăng và lãi suất trong nƣớc tạm thời giảm xuống


17
so với lãi suất nƣớc ngoài, tạo ra một dòng vốn lớn chảy ra ngoài làm cho cán
cân thanh toán bị thâm hụt và tỷ giá hối đoái có xu hƣớng tăng lên (nội tệ
giảm giá). Trong dài hạn, tỷ giá hối đoái giảm làm tăng xuất khẩu và làm
giảm nhập khẩu, đƣờng IS dịch chuyển sang phải làm cho sản lƣợng tiếp tục
tăng.
1.2.2. Lý thuyết đƣờng cong J
Lý thuyết này đƣợc tìm ra bởi Krugman khi phân tích một cuộc phá giá
Đôla Mỹ trong thời gian 1985 - 1987. Đƣờng cong J mô tả hiện tƣợng tài
khoản vãng lai của một quốc gia sụt giảm ngay sau khi quốc gia này phá giá
đồng nội tệ và mất một thời gian tài khoản vãng lai mới bắt đầu đƣợc cải
thiện. Quá trình này biểu diễn bằng đồ thị có dạng chữ J.

Hình 1.4. Đồ thị đường cong J
Nguyên nhân xuất hiện đƣờng cong J là do trong ngắn hạn hiệu ứng giá
cả có tính trội hơn hiệu ứng số lƣợng nên làm xấu đi cán cân thƣơng mại,
ngƣợc lại trong dài hạn, hiệu ứng số lƣợng có tính trội hơn hiệu ứng giá cả
làm cán cân thƣơng mại đƣợc cải thiện.
1.2.3. Điều kiện Marshall - Lerner
Điều kiện Marshall - Lerner đƣợc đặt theo tên của 2 nhà học giả kinh tế
phát hiện ra nó là Alfred Marshall và Abba Lerner. Điều kiện này phát biểu


×