Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Giáo án mới bài 35 địa lí lớp 10 vai trò cơ cấu và các nhân tố ảnh hưởng đến ngành dịch vụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.82 KB, 11 trang )

Ngày soạn: 1/3/2018

Ngày giảng: 9/3/2018
Lớp 10A…
Tiết PPCT: 4…
Bài 35
VAI TRÒ, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ
CÁC NGÀNH DỊCH VỤ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Biết được cơ cấu và vai trò của các ngành dịch vụ .
- Trình bày được các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành dịch
vụ.
- Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành dich
vụ.
- Giải thích được đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ trên thế giới.
- Tích hợp GDMT: MT tự nhiên là nguồn tài nguyên của ngành dịch vụ(du lịch);
Các loại tài nguyên du lịch tự nhiên(địa hình, nước, khí hậu, sinh vật,...)
2. Kĩ năng:
- Phân tích bảng số liệu về một số ngành dịch vụ, biết vẽ biểu đồ cột
- Xác định được trên bản đồ các trung tâm dịch vụ lớn trên thế giới.
- Tích hợp GDMT: Lựa chọn biện pháp khai thác và bảo vệ, giữ gìn nguồn tài
nguyên du lịch
3. Thái độ: Có ý thức học tập môn địa lí tốt hơn


4. Định hướng năng lực được hình thành:
- Năng lực chung: Tự học, giao tiếp, hợp tác
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ, tranh ảnh


II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên:Bài soạn,SGK,SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tài liệu tích hợp,
bảng phụ,..
2. Học sinh: SGK, vở ghi, bảng nhóm, nghiên cứu trước nội dung bài học...
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
A. Tình huống xuất phát
- Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu và phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến sự
phát triển và phân bố đến ngành dịch vụ.
- Phương thức: Cá nhân.
- Thời gian: 4 phút.
- Tiến trình hoạt động:
Bước 1. GV giao nhiệm vụ: Dựa vào những kiến thức đã học và hiểu biết của
mình:
Em hãy kể tên một số ngành kinh tế không thuộc nhóm ngành nông nghiệp
và công nghiệp?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ của GV.
Bước 3. HS trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả.
Bước 4. GV nhận xét, dẫn vào bài:
Các ngành kinh tế không thuộc 2 nhóm ngành trên: Y tế, giáo dục, ngân hàng,
GTVT…


Những ngành kể trên thuộc ngành dịch vụ, ngành dịch vụ là 1 trong 3 lĩnh vực
kinh tế cơ bản của mỗi quốc gia cùng với ngành nông nghiệp và công nghiệp.
Hiện nay ngành dịch vụ có tỉ trọng ngày càng tăng và có vai trò ngày càng quan
trọng đối với các quốc qia trên thế giới. Vậy ngành dịch vụ có vai trò ra sao, các
nhân tố ảnh hưởng và đăc điểm phân bố ngành dịch vụ như thế nào chúng ta
cùng nhau tìm hiểu bài ngày hôm nay.
Bài 35. Vai trò,các nhân tố ảnh hưởng và đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ.
B. Hình thành kiến thức mới


Hoạt động 1: Tìm hiểu cơ cấu và vai trò của các ngành dịch vụ.
1. Mục tiêu: rèn luyện kĩ năng tìm kiếm thông tin trong SGK kết hợp liên hệ
thực tiễn.
2. Hình thức hoạt động: Cá nhân
3. Phương tiện dạy học: đọc thông tin trong sách SGK, phiếu học tập.
4. Thời gian dự kiến: 10 phút
Bước 1: giao nhiệm vụ cho HS
- Sản phẩm của ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ khác nhau như thế
nào? Theo em hiểu ngành dịch vụ là gì?
- Cho biết cơ cấu của ngành dịch vụ.
- Hãy liệt kê các ngành dịch vụ sau vào các nhóm ngành dịch vụ tương ứng:
GTVT, tài chính, giáo dục, du lịch, y tế, môi trường, buôn bán, Khoa học công
nghệ, quản lí nhà nước, hoạt động đoàn thể (bảo hiểm bắt buộc).
Phiếu học tập:
Nhóm dịch vụ
Dịch vụ kinh doanh
Dịch vụ tiêu dùng
Dịch vụ công

Các ngành


- Nêu vai trò của ngành dịch vụ? lấy ví dụ chứng minh cho từng vai trò trên?
- Hãy cho biết đặc điểm và xu hướng phát triển ngành dịch vụ?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân. GV gợi ý.
Bước 3: HS thảo luận trả lời. HS khác bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, đánh giá
GV bổ sung:
Khái niệm dịch vụ: Dịch vụ là ngành không trực tiếp sản xuất ra của cải vật

chất, phục cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của con người.
Chứng minh vai trò của ngành dịch vụ:
- Thúc đẩy ngành sản xuất vật chất phát triển. VD: vai trò của ngành GTVT
đảm nhận vận chuyển nguyên vật liệu tới nhà máy sản xuất từ nơi sản
xuất đến nơi tiêu thụ.
- Các cửa hàng buôn bán lớn như Big C, các siêu thị …góp phần tạo việc
làm, sử dụng có hiệu quả nguồn lao động.
- Vịnh Hạ Long, Cố đô Huế …là cơ sở để phát triển ngành dịch vụ du lịch.
Đồng thời ngành dịch vụ du lịch phát triển góp phần quan trọng vào việc
khai thác thế mạnh của tài nguyên thiên nhiên, di tích lịch sử.


1. Cơ cấu
- Cơ cấu ngành hết sức phức tạp.
- Gồm 3 nhóm ngành dịch vụ:
+ Dịch vụ kinh doanh(sx): GTVT,TTLL, tài chính, tín dụng, kinh doanh bất
động sản, tư vấn,các dịch vụ nghề nghiệp,...
+ Dịch vụ tiêu dùng: Thương mại, sửa chữa, khách sạn, du lịch, dịch vụ cá
nhân (y tế,giáo dục, thể thao), cộng đồng.
+ Dịch vụ công: Khoa học công nghệ, quản lí nhà nước, hoạt động đoàn thể
(bảo hiểm bắt buộc).
2. Vai trò
-Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác,giao lưu quốc tế
-Thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất phát triển, chuyển dịch cơ cấu nền
kinh tế
-Sử dụng tốt nguồn lao động, tạo việc làm
-Khai thác tốt các tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa, lịch sử và các
thành tựu của khoa học kĩ thuật hiện đại phục vụ con người.
• Đặc điểm và xu hướng phát triển
Trên thế giới hiện nay, số lao động trong ngành dịch vụ tăng lên nhanh

chóng
+ Các nước phát triển: khoảng 80% VD: Tây Âu (50-79%)
+ Các nước đang phát triển: khoảng 30% VD: Việt Nam 23,2% (2003) lên
24,5% (2005) và 31% năm 2012

Chuyển ý: Chúng ta vừa tìm hiểu xong cơ cấu, vai trò của ngành dịch vụ.
Vậy các nhân tố nào ảnh hưởng sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ,
chúng ta cùng nhau tìm hiểu mục II. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát
triển và phân bố các ngành dịch vụ.


Hoạt động 2. Tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân
bố ngành dịch vụ.
- Mục tiêu: rèn luyện kĩ năng phân tích sơ đồ.
- Thời gian: 22 phút.
- Hình thức: Nhóm.
- Tiến trình hoạt động:
Bước 1. GV giao nhiệm vụ:
-Trình bày các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành dịch
vụ.
-GV chia lớp thành 3 nhóm phân tích sơ đồ nhân tố ảnh hưởng đến sự phát
triển và phân bố các ngành dịch vụ.
+ Nhóm 1: Phân tích 2 nhân tố đầu và ảnh hưởng lấy ví dụ minh họa.
+ Nhóm 2: Phân tích 2 nhân tố tiếp theo và ảnh hưởng lấy ví dụ minh họa.
+ Nhóm 3: Phân tích 2 nhân tố còn lại và ảnh hưởng lấy ví dụ minh họa.
Bước 2. Cá nhân HS thực hiện nhiêm vụ theo như yêu cầu của GV, sau đó trao
đổi trong nhóm để cùng thống nhất phương án trả lời.
Bước 3. Đại diện nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ
sung.
Bước 4. GV nhận xét, bổ sung.



- Trình độ phát triển kinh tế, năng suất LĐ xã hội => Đầu tư, bổ sung LĐ cho
ngành dịch vụ.
VD: Hoa Kì, Nhật Bản… có trình độ kinh tế phát triển => sử dụng máy móc
trong sản xuất => nâng cao năng suất lao động => dư thừa lao động và được
chuyển sang ngành dịch vụ.
- Quy mô, cơ cấu dân số => Nhịp độ phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ.
VD: Dân số đông, cơ cấu dân số trẻ, số người trong độ tuổi đi học cao thì
dịch vụ giáo dục ưu tiên phát triển.
Ở các nước phát triển cơ cấu dân số già vấn đề phúc lợi xã hội phát triển.
- Phân bố dân cư và mạng lưới quần cư => Mạng lưới ngành dịch vụ.
VD: Dân cư đông đúc tại các thành phố lớn: Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh =>
ngành dịch vụ phát triển và cơ cấu ngành đa dạng với đầy đủ các hoạt động
dịch vụ như giáo dục, buôn bán,…
- Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán => Hình thức tổ chức mạng lưới
ngành dịch vụ.
VD: Tập quán thăm hỏi nhau vào các ngành lễ tết, tạo điều kiện cho dịch vụ
GTVT, hoạt động bán buôn, bán lẻ gia tăng.
- Mức sống và thu nhập thực tế => Sức mua, nhu cầu dịch vụ.
VD: Mức sống của người dân được tăng cao thì đồng thời kéo theo sức mua
và nhu cầu sử dụng các dịch vụ cũng gia tăng.
- Tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa lịch sử, Cơ sở hạ tầng du lịch => Sự
phát triển và phân bố ngành dịch vụ du lịch.
VD: Vịnh Hạ Long, Cố đô Huế, tạo điều kiện cho ngành dịch vụ du lịch phát


triển cũng như kéo theo sự phát triển của các ngành dịch vụ khác.

Tích hợp giáo dục môi trường: Môi trường tự nhiên là nguồn tài nguyên của

ngành dịch vụ. các loại tài nguyên du lịch tự nhiên (Đất, nước, khí hậu…) do
vậy chúng ta cần có biện pháp bảo vệ, khai thác giữ gìn nguồn tài nguyên
này. Vì trên thực tế nguồn tài nguyên này ở nước ta tại các điểm du lịch môi
trường tự nhiên bị ô nhiễm và khai thác quá mức.
Điểm du lịch Võ Nhai:
Hoạt động 3. Tìm hiểu đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ trên thế giới.
- Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng quan sát và phân tích lược đồ.
- Thời gian: 5 phút.
- Hình thức: Cá nhân.
- Tiến trình hoạt động:
Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào hình 35 SGK và những hiểu biết của mình hãy:
- Nhận xét về sự phân hóa tỉ trọng của các ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP
của các nước trên thế giới.
- Em hãy kể tên các trung tâm dịch vụ lớn trên thế giới? Vì sao trên thế giới
các thành phố lớn đồng thời cũng là trung tâm dịch vụ lớn?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ như yêu cầu của GV, trao đổi kết quả làm việc
với bạn bên cạnh.
Bước 3: Báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung.


Bước 4: GV nhận xét phần trình bày của HS và bổ sung kiến thức và lấy ví dụ ở
Việt Nam (trung tâm Huế, Hội An…)
Các thành phố lớn có số dân đông đồng thời cũng là trung tâm kinh tế hành
chính lớn nên có nhu cầu về các loại hình dịch vụ kinh doanh, tiêu dung và dịch
vụ hành chính công…chính vì vậy trên thế giới các thành phố cực lớn đồng thời
cũng là trung tâm dịch vụ lớn.
C. Luyện tập (Thời gian dự kiến: 1 phút)
Bước 1: Hướng dẫn, giao nhiệm vụ
Lựa chọn phương án thích hợp để điền vào chỗ (…) sao cho hợp lí.
Câu 1. Ngành nào dưới đây thuộc nhóm dịch vụ kinh doanh?

A. Du lịch.
B. Giáo dục.
C. Thông tin liên lạc.
D. Hoạt động bán buôn, bán lẻ.
Câu 2. Đâu là vai trò của ngành dịch vụ
A. thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất.
B. tạo ra sản phẩm lương thực, thực phẩm cho con người.
C. là ngành quan trọng nhất, không có ngành nào thay thế được.
D. cung cấp các tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật cho các
ngành kinh tế khác.
Câu 3. Mức sống và thu nhập thực tế ảnh hưởng như thế nào đến ngành
dịch vụ.
A. Mạng lưới ngành dịch vụ.
B. Sức mua, nhu cầu dịch vụ.
C. Nhịp điệu phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ.
D. Hình thức tổ chức mạng lưới ngành dịch vụ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân. GV gợi ý.
Bước 3: Các HS đánh giá lẫn nhau. GV nhận xét.


D. Vận dụng, mở rộng (Thời gian dự kiến: 1 phút)
- GV gợi ý HS về nhà tìm hiểu các nội dung sau:
Học bài cũ và đọc bài mới.
Làm bài tập 4 (Tr.137) trong SGK.
IV. PHỤ LỤC
Phiếu học tập:
Nhóm dịch vụ

Các ngành


Dịch vụ kinh doanh
Dịch vụ tiêu dùng
Dịch vụ công

THÔNG TIN PHẢN HỒI

Nhóm dịch vụ

Các ngành

Dịch vụ kinh doanh

GTVT, tài chính, buôn bán.

Dịch vụ tiêu dùng

Giáo dục, buôn bán, du lịch, y tế.

Dịch vụ công

Khoa học công nghệ, quản lí nhà nước, hoạt động
đoàn thể.

V. RÚT KINH NGHIỆM
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………


Ngày tháng năm 201
GVHD DUYỆT


Dương Thị Thúy



×