Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Đề thi Địa chất công trình đề thi trắc nghiệm môn địa chất công trình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.85 KB, 11 trang )

1. Nhiệm vụ của địa chất công trình
a. Nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn gốc đất đá và sự tái tạo chúng trong vỏ trái đất đối với tính
chất cơ lý.
b. Nghiên cứu các quá trình và hiện tượng địa chất ảnh hưởng đến việc đánh giá lãnh thổ về mặt
xây dựng.
c. Khảo sát ĐCCT đo vẽ ĐCCT, thăm dò và thí nghiệm, quan trắc cố định và các phương pháp
khác áp dụng cho từng hoàn cảnh địa chất cụ thể, từng bức khảo sát và từng loại công trình cần
thiết kế; vạch ra các phương pháp lập bản đồ, mặt cắt ĐCCT và lập các tài liệu khác, Thu thập
số liệu ĐCCT, xây dựng cơ sở dữ liệu.
d. Tất cả các câu trên
2. Chu trình tuần hồn đá như sau:
a. Đá magma – đá biến chất – đá trầm tích
b. Đá trầm tích – đá magma – đá biến chất – đá trầm tích
c. Đá biến chất – đá trầm tích – đá magma – đá trầm tích
d. Tất cả các câu trên đều đúng.
3. Bốn yếu tố tổng thể quan trọng khi nghiên cứu ĐCCT là:
a. Độ bo hịa nước, độ bền, độ ẩm.
b. Độ bền, độ ẩm, khả năng đầm chặt, độ ngấm nước của đất đá.
c. Mức độ biến dạng, độ ngấm nước, độ ổn định, độ bền của đất đá.
d. Độ rỗng, độ ổn định, độ bền, độ biến dạng của đất đá.
4. Độ bền của đất đá là:
a. Khả năng không cho nước ngấm qua.
b. Không thay đổi hình dạng kết cấu và thể tích của đất đá.
c. Tính chất của đất đá chống lại sự phá hoại dưới tác dụng của tải trọng.
d. Tất cả các câu trên đều đúng.
5. Hoạt động nào sau đây làm ảnh hưởng đến tính chất cơ lý của đất đá.
a. Khai đào hố móng.
b. Xây dựng công trình
c. Khai thác nước ngầm.
d. Tất cả các câu trên đều đúng.
6. Khi khai thác nước ngầm sẽ dẫn đến: ……..Chọn câu đúng nhất


a. Giảm độ chặt của đất.
b. Giảm độ ẩm, tăng độ chặt của đất.
c. Tăng nguy cơ lún đất nền.
d. Tất cả các câu trên đều sai.
7. Theo V.K. Đmokhovski thì đất nền là:
a. Những tầng dưới lớp mặt của các loại đất đá khác nhau, nằm trong đới vỏ phong hóa hiện đại.
b. Những sản phẩm vỡ vụn rời xốp của đá phun trào và biến chất hợp thành vỏ phong hóa của
thạch quyển.
c. Tất cả đất đá hợp nên phần trên của vỏ trái đất khi chúng được sử dụng để làm nền cho các
công trình bên trên.
d. Tất cả các câu trên đều đúng.
8. Mục đích phân loại đất đá theo ĐCCT:
a. Lập các bản đồ, mặt cắt và sơ đồ ĐCCT.
b. Lựa chọn phương pháp cải thiện các tính chất của đất đá.
Trang 1


c. Xác định thành phần, khối lượng, phương pháp và phương hướng nghiên cứu đất đá về mặt
ĐCCT.
d. Tất cả các câu trên đều đúng.
9. Phân loại đất nền theo khả năng chịu tải là:
a. Sự ổn định của đất đá ở mái dốc dùng trong thiết kế xây dựng đường đắp, đường đào, đê thấp
và những công trình bằng đất thông qua góc mái dốc tự nhiên;
b. Sử dụng khi thiết kế và xây dựng móng công trình.
c. Khả năng khai thác đất đá được sử dụng khi thực hiện các công việc làm đất khác nhau vì loại
đất quyết định giá thành 1m3 công tác này.
d. Mức độ kiên cố của đất đá (đặc trưng bởi sức chống lại lực phá hoại) dùng trong công tác mỏ.
10. Dấu hiệu và tính chất địa chất tự nhiên để phân chia đất đá theo nguồn gốc:
a. Thành phần khoáng vật; Kiến trúc, cấu tạo.
b. Điều kiện thế nằm; Trạng thái vật lý và tính chất cơ lý.

c. Tất cả các câu trên đều sai.
d. Tất cả các câu trên đều đúng.
11. Theo tính chất cơ lý, đất đá có thể chia thành mấy nhóm:
a. 3 nhóm.
b. 4 nhóm.
c. 5 nhóm.
d. 6 nhóm.
12. Đất rời xốp và mềm dính có:
a. Độ bền và độ ổn định cao, độ biến dạng và độ ngấm nước bé.
b. Độ bền và độ ổn định thấp hơn, độ biến dạng và độ ngấm nước cao hơn. Chúng bị nứt nẻ
nhiều hoặc có hang hốc, không đồng nhất và có tính dị hướng rõ rệt.
c. Thông thường yếu về mặt xây dựng.
d. Độ bền và độ ổn định thấp, độ biến dạng lớn, một số ngấm nước mạnh. Chúng chủ yếu có tuổi
đệ Tứ.
13. Thành phần hàm lượng SiO2 trong đá <40% là:
a. Đá axit.
b. Đá siêu bazơ.
c. Đá trung tính.
d. Đá bazơ.
14. Thành phần khoáng vật của đá biến chất phụ thuộc:
a. Điều kiện thế nằm của đá có trước.
b. Khoáng vật của đá ban đầu tạo ra đá sau này.
c. Kiến trúc tinh thể của đá có trước.
d. Tất cả các câu trên đều sai.
15. Độ bền và tính ổn định của đá trầm tích phụ thuộc vào:
a. Thành phần các hợp phần tạo nên chúng, thành phần ximăng, kiểu gắn kết, đặc điểm kiến trúc
cấu tạo.
b. Số lượng và thành phần các chất xen lẫn, thể bao.
c. Mức độ phong hóa và nứt nẻ.
d. Tất cả các câu trên đều đúng.

16. Năng lượng toàn bộ trong mạng tinh thể quyết định.
a. Độ ổn định chống phong hóa của các khoáng vật.
Trang 2


b. Tính chất oxy hóa khử.
c. Độ hòa tan, độ bền, độ cứng.
d. Câu a và c đúng.
17. Trong điều kiện thế nằm tự nhiên đá chịu tác động của:
a. Nén của các khối đá nằm trên (trọng lực), của các vận động kiến tạo (lực kiến tạo).
b. Gradient nhiệt độ và các quá trình địa hóa.
c. Các câu a và b đúng.
d. Các câu a và b sai.
18. Các công tác trong đo vẽ và thăm dò ĐCCT ở hiện trường bao gồm:
a. Khoan, quan trắc.
b. Đo vẽ bản đồ, khoan đào, thí nghiệm hiện trường, quan trắc.
c. Khoan, quan trắc, xử lý số liệu.
d. Khoan, quan trắc, xử lý số liệu, báo cáo tổng kết.
19. Tính chất cơ lý của đất đá là những tính chất quyết định:
a. Tính chất vật lý, thủy tính và tính chất cơ học.
b. Trạng thái vật lý, quan hệ đối với nước.
c. Những quy luật biến đổi độ bền và độ biến dạng của chúng.
d. Câu b và c đúng.
20. Tính chất vật lý của đất đá:
a. Là khả năng thay đổi trạng thái độ bền, độ biến dạng khi gặp nước.
b. Dùng để tính toán độ lún và ổn định mái dốc.
c. Đặc trưng cho trạng thái vật lý của đất đá trong điều kiện thế nằm tự nhiên hay nhân tạo.
d. Tất cả các câu trên đều sai.
21. Độ ẩm, dung trọng, tỉ trọng và thành phần hạt của đất đá là những chỉ tiêu tính chất:
a. Cơ học.

b. Vật lý.
c. Hóa học.
d. Thủy học.
22. Độ bền và ổn định của đá phụ thuộc vào:
a. Độ bền các tinh thể của khoáng vật, các mảnh của các tinh thể và của đá.
b. Độ bền và ổn định của liên kết kiến trúc.
c. Câu a và b sai.
d. Câu a và b đúng.
23. Độ bền liên kết kiến trúc phụ thuộc vào:…….. Chọn câu đúng nhất.
a. Lực tác dụng qua lại trực tiếp giữa các tinh thể của khoáng vật.
b. Lực tác dụng qua lại của lực giữa các nguyên tử ở chỗ tiếp xúc giữa các pha với nhau.
c. Lực tác dụng qua lại giữa các tinh thể, mảnh vụn và chất gắn kết.
d. Tất cả các câu trên đều sai.
24. Trong vỏ Trái đất tồn tại ba nhóm đá chính nào sau đây:
a. Đá granite, đá bazan, đá andezit.
b. Đá phun trào, đá axit, đá phiến.
c. Đá biến chất, đá trầm tích, đá magma.
d. Đá vôi, đá magma, đá trầm tích.
25. Trong tính toán thiết kế công trình người ta dùng các chỉ tiêu sau:
Trang 3


a. Lực dính C, khối lượng riêng, độ ẩm, góc ma sát trong.
b. Dung trọng tự nhiên, khối lượng riêng, thành phần hạt, hệ số thấm.
c. Hệ số nén lún, lực dính C, góc ma sát trong, dung trong tự nhiên.
d. Độ bão hòa, độ ổn định, biến dạng, modul đàn hồi.
26. Khối lượng riêng của đất đá phụ thuộc vào:
a. Khối lượng riêng trung bình của các khoáng vật tạo đá.
b. Tạp chất trong đá.
c. Thành phần khoáng vật.

d. Tất cả các câu trên đều đúng.
27. Hãy cho biết sự khác và giống nhau giữa khối lượng riêng và khối lượng thể tích. Vai trò của
độ ẩm.

28. Thứ tự tăng dần từ trái qua phải tỉ trọng của các đá sau:
a. Đá trung tính, đá axit, đá bazơ, đá siêu bazơ.
b. Đá axit, đá trung tính, đá bazơ, đá siêu bazơ
c. Đá xâm nhập, đá phun trào, đá phun nổ.
d. Tất cả các câu trên đều đúng.
29. Gía trị khối lượng thể tích (tự nhiên) của đất đá đặc trưng cho:
a. Độ ẩm, hệ số thấm, độ chặt, độ rỗng.
b. Độ chặt, độ ẩm, độ bảo hòa, độ rỗng.
c. Độ ẩm, hệ số thấm, tỉ trọng, lực dính.
d. Tất cả các câu trên đều sai.
30. Ý nghĩa của khối lượng thể tích:

31. Nhóm đá có độ rỗng trung bình, n:
a. n < 5%.
b. 5 – 20%;
Trang 4


c. 20 – 30%
d. > 20%.
32. Độ rỗng khe nứt phổ biến ở đá
a. Magma và biến chất.
b. Phun trào.
c. Trong đá trầm tích – độ rỗng giữa các hạt.
d. Tất cả các câu trên đều đúng.
33. Chọn câu đúng nhất.

a. Độ ẩm tự nhiên càng cao, khối lượng thể tích càng cao.
b. Hệ số thấm lớn thì độ chứa nước lớn.
c. Cấp phối hạt tốt thì kích thước hạt đồng đều.
d. Tải trọng bên ngoài lên đất nền càng lớn thì đất càng chặt.
34. Một mẫu đất đá có giá trị độ ẩm:
a. =120%.
b. =2.67 g/cm3
c. =60
d. =60g
35. Hiện tượng hóa mềm của đất đá khi:
a. Trong đá trầm tích, nước làm mềm và hòa tan vật liệu gắn kết, hoặc do bị tẩm ướt không đều
và lặp đi lặp lại nhiều lần mà có sự thay đổi thể tích không đều.
b. Chịu tác dụng của cột nước mạnh lúc bảo hòa.
c. Hơi nước khi thâm nhâp vào vi khe nứt và lỗ rỗng cũng gây tác dụng phá hoại do tác dụng
chèn của các màng mỏng.
d. Tất cả các câu trên đều đúng.
36. Độ ngấm nước của đá phụ thuộc vào:
a. Độ rỗng và điều kiện ĐCTV (cột nước tác dụng).
b. Lưu tính (độ nhớt) của nước, khoáng vật tạo đá.
c Độ rỗng của đá, điều kiện ĐCTV (cột nước tác dụng) và Lưu tính (độ nhớt) của nước
d. Tất cả các câu trên đều sai.
37. Độ bền của đá là
a. Tính chất của đá chống lại sự phá hủy và thành tạo biến dạng dư lớn dưới tác dụng của tải
trọng.
b. Chính xác hơn là tiếp nhận tải trọng trong những giới hạn và điều kiện nhất định mà không bị
phá hủy gọi là độ bền.
c. Tính chất thay đổi hình dạng kết cấu và thể tích
d. Câu a và b đều đúng.
38. Phân biệt hai trạng thái giới hạn trong đá


Trang 5


39. Những điểm khác nhau cơ bản ở đá nửa cứng và đá cứng:……. Chọn câu sai.
a. Dung trọng tự nhiên của các đá nửa cứng thay đổi trong biên độ nhỏ.
b. Đá nửa cứng thành tạo trong điều kiện có nhiều hoạt động kiến tạo.
c. Đá nửa cứng rất đa dạng về trạng thái vật lý và nhiều tính chất khác so với đá cứng.
d. Đá cứng có độ bền và độ chống biến dạng tốt hơn đá nửa cứng.
40. Khi thí nghiệm một mẫu đá nửa cứng điển hình sẽ xảy ra các giai đoạn sau:
a. Xuất hiện khe nứt với bề mặt gồ ghề, biến dạng dẻo thể hiện rõ, phá hoại giòn – dẻo.
b. Biến dạng dẻo, chảy dẻo xuất hiện cùng bề mặt gồ ghề, phá hủy nguyên khối và xảy ra hiện
tượng phá hoại giòn – dẻo.
c. Phá hủy nguyên khối, biến dạng dẻo, chảy dẻo xuất hiện cùng bề mặt gồ ghề và xảy ra hiện
tượng phá hoại giòn – dẻo.
d. Tất cả các câu trên đều sai.

ĐỀ THI GIỮA KỲ
MÔN: CƠ LÝ ĐẤT ĐÁ
THỜI GIAN: 45 PHÚT
(SINH VIÊN ĐƯỢC SỬ DỤNG TÀI LIỆU)
1.Địa chất công trình là gì?
.
Địa chất công trình là một môn khoa học về điều kiện địa chất để xây dựng các
loại công trình và sử dụng lãnh thổ vào nhiều mục đích kinh tế khác nhau. (chương 1)
2.Thạch luận công trình và địa chất động lực công trình có nội dung nghiên cứu khác
nhau ở điểm nào?
TLCT nghiên cứu trạng thái, cấu trúc tính chất của đất đá; ĐCĐL nghiên cứu
các hiện tượng địa chất tự nhiên và nhân tạo, đánh giá tác động của chúng đến sự ổn
định của công trình và đề ra biện pháp bảo vệ. (chương 1 slide 14,15)
3.Các vấn đề cần lưu ý khi sử dụng phương pháp mô hình (máy tính) để nghiên cứu địa

chất công trình? (slide 9 chương 1 đọc sách nói thêm chi tiết)
Mô hình hóa được đk tự nhiên; Thông số đầu vào; Điều kiện làm việc cuả nền đất
đá; Phân tích kết quả đầu ra…
4.Tại sao phải nghiên cứu chi tiết mặt cắt của toàn bộ lớp đất đá trong phạm vi đới chịu
nén dưới tác dụng của tải trọng công trình? (slide 7 chương 2 đọc sách thêm)
Đới chịu nén là đới chịu tác dụng của tải trọng của công trình, nc để đánh giá độ
bền và độ ổn định của đất đá dưới tải trọng công trình.
5.Vì sao phải phân tách các lớp đất yếu theo quan điểm xây dựng trong mặt cắt địa chất
khu vực nghiên cứu, không kể bề dày và sự phân bố của chúng? (slide 7 chương 2 đọc
sách thêm)
Vì đất yếu có khả năng chịu lực rất kém nên nếu không phân tách ra chi tiết thì nó
là một trong những nguyên nhân gây mất ổn định công trình.
6.Hãy lấy một ví dụ chứng minh rằng: phân loại đất đá trong địa chất công trình cho
phép lựa chọn được phương pháp cải thiện tính chất đất đá hợp lý? (slide 10 chương 2
đọc sách thêm)
Đất loại cát sử dụng phương pháp đầm chặt, đầm rung; Sử dụng phương pháp
giếng cát, bấc thấm để cố kết nền bùn sét…
Trang 6


7.Theo phân loại tổng quát thì đất loại sét có mấy nhóm, kể ra? (slide 13 chương 2)
Hai nhóm, chịu nước và không chịu nước.
8. Cơ sở để phân chia đất đá theo địa chất công trình? (chương 2 slide15)
TP khóang vật, kiến trúc, cấu tạo, điều kiện thế nằm, trạng thái vật lý, tính
chất cơ lý.
9.Đất đá có thành phần và tính chất đặc biệt bao gồm những loại nào?
Than bùn, đất hoàng thổ, đất hữu cơ, đất chứa muối…
10.”Đá cứng có tính ngấm nước bé hơn đá nửa cứng”. Có đúng không? Vì sao?
Đúng. Do tính nứt nẻ, hang hốc nhiều của đá nửa cứng lớn hơn đá cứng.
11.Phân loại đất đá theo mức độ kiên cố dựa trên đặc trưng gì? (chương 2 slide 9 - old)

Sức chống phá hoại/ cường độ kháng nén một trục nở hông/ hệ số chắc.
12.Đất đá có hệ số chắc là 12 thì cường độ kháng nén 1 trục nở hông khoảng bao nhiêu?
1200kG/cm2.
13.Sức chịu tải của đất yếu khoảng bao nhiêu kG/cm2?
<0.5-1.0kG/cm2.
14.Vì sao: Càng xuống sâu, mức độ sinh đá càng cao?
Nhiệt độ và áp suất tăng. Đến một độ sâu nhất định nào đó thì đá được hình
thành sẽ bị biến chất.
15.Cấu tạo đặc trưng của đá magma, biến chất và trầm trích?
Thể nền, thể chậu, thể dòng(trang 48 chuong 3)…; phân phiến, phân dải (slide
6 chuong 3)….; phân lớp.
16.Dấu hiệu để phân chia các tướng biến chất?
Nhiệt độ và áp suất. (slide 6 chương 3)
17.Độ bền và tính ổn định của đá trầm tích được gắn kết phụ thuộc vào các yếu tố nào?
Thành phần các hợp phần tạo nên chúng, thành phần ximăng, kiểu gắn kết, đặc
điểm kiến trúc và cấu tạo, số lượng và thành phần các chất xen lẫn, các thể bị bao, mức
độ phong hóa và nứt nẻ(chương 3 trang 53).
18.Kể tên các loại đá vụn kết núi lửa mà sinh viên biết?
Tuf, tufit, tufogen…(slide 8 chương 3)
19.Phân tích một mẫu đá cho thấy: hàm lượng thành phần có nguồn gốc lục địa có kích
thước chủ yếu 1-2mm chiếm 19%; hàm lượng CaCO 3 chiếm 55%; hàm lượng
CaMg(CO3)2 chiếm toàn bộ phần còn lại. Hãy gọi tên đá?
Đá vôi dolomit chứa cát.(slide 12 chương 3)
20.Hiện tượng song tinh là gì?
Là sự chuyển dịch một phần tinh thể như một phần nguyên vẹn đến một vị trí khác
so với vị trí ban đầu, nhưng đối xứng qua một số mặt trong mạng ở phần bất động của
tinh thể. (slide 21 chương 3)
21.Điều kiện thế nằm của đá bao gồm các yếu tố nào?
Bề dày và đường phương của đá; Quan hệ với các đá khác; Mức độ phá hủy thế
nằm ban đầu do các vận động kiến tạo gây nên.(trang 74 chương 3)

22.Cho một ví dụ để chứng minh ảnh hưởng của điều kiện thế nằm đến độ ổn định của
công trình.
Mái dốc, sườn dốc có thế nằm bất lợi. .(trang 74 chương 3)
23.Vì sao khi khảo sát điều kiện địa chất trong các trầm trích lục địa phải khảo sát thật tỉ
mỉ?
Do sư không nhất quán về phân bố, bề dày, tính chất thay đổi lớn.(trang 77
chương 3)
24.Ứng suất sót là gì?
Trang 7


Ứng suất nội tại có thể bảo tồn trong đá sau khi ứng suất bên ngoài đã ngừng tác
dụng và được gọi là ứng suất sót.( .(trang 78 chương 3))
25.Nguyên nhân của hiện tượng tăng đột ngột áp lực mỏ?
Giải phóng ứng suất sót khi dỡ tải, giảm chặt. .(trang 74 chương 3)
26.Nguyên nhân sinh ra ứng suất sót?
Trọng lực và lực kiến tạo. .(trang 79 chương 3)
27.Giải thích sự tập trung ứng suất kéo ở đáy và nóc hầm lò?
Giải phóng ứng suất khi dỡ tải, giảm chặt.
28.Giải thích sự tập trung ứng suất nén ở vách hầm lò?
Trọng lực của khối đất đá phía trên.
29.Đặc điểm của khe nứt giảm tải?
Phương phân bố song song với bề mặt giảm tải.(trang 86 chương 3)
30.Vì sao các khe nứt cắt có bề mặt thường trơn nhẵn?
Khe nứt cắt được hình thành do các lực trượt tiếp tuyến – lực cắt. Đá trượt lên
nhau.(trang 84 chương 3)
31. Giải thích: Vì sao có sự phối hợp có quy luật giữa các hệ thống khe nứt kiến tạo với
các yếu tố kiến tạo?
Khe nứt được hình thành do các lực kiến tạo, các lực tiếp tuyến và pháp tuyến.
Quá trình kiến tạo hình thành các uốn nếp, đứt gãy… kèm theo các các khe nứt phân bố

có quy luật…
32.Đặc điểm của khe nứt tách?
Các khe nứt tách thường mở rộng (toát rộng), dốc đứng, bề mặt không phẳng mà
gồ ghề lởm chởm có nhũ và vết bám – chứng tỏ có sự tuần hoàn của nước dưới đất;
Khe nứt tách thường được lấp nhét bởi cát sét từ ngoài mang vào, cũng như sản phẩm
đập vỡ và mài xát của đá, sản phẩm phong hóa hoặc biến đổi thủy nhiệt (các khoáng vật
tứ sinh thủy sinh…); Khe nứt tách thường chứa nước, độ nghấm nước dọc theo chúng
hơi cao nên gây nhiều ảnh hưởng tới các công trình thủy lợi, thủy công…(trang 84
chương 3)
33.Sự khác nhau giữa khe nứt kiến tạo và khe nứt phi kiến tạo?
Phạm vi phân bố, tính qui luật, nguyên nhân hình thành, đặc điểm cơ bản…
34.Cách thiết lập đồ thị độ khe nứt?
Góc phương vị hướng dốc và gốc dốc.(trang 89 chương 3)
35.Ý nghĩa của đồ thị độ khe nứt?
Cho ta biết phương phân bố, hướng dốc và gốc dốc của các khe nứt. (trang 89
chương 3)
36.Hạn chế của đồ thị hoa hồng so với đồ thị độ khe nứt?
Chỉ cho biết phương khe nứt, không cho biết hướng dốc và gốc dốc. (trang 89
chương 3)
37.Ý nghĩa của hệ số rỗng do khe nứt?
Tổng diện tích khe nứt trên một đơn vị diện tích tại khu vực nghiên cứu. (trang
93 chương 3)
38.Phong hóa là gì?
Là hiện tượng làm thay đổi trạng thái vật lý, thay đổi thành phần khoáng vật và hóa học,
hình thành những khoáng vật mới thứ sinh ổn định trong đới phong hóa, dưới tác dụng
của các nhân tố phong hóa (nhiệt độ, nước, khí, động thực vật…).(trang 98 chương 3)
39.Mặt cắt đầy đủ của một đới phong hóa?
Đất son; sét, sét pha chứa nhiều khoáng vật kaolinit; sét, sét pha chứa nhiều
khoáng vật monntmorilonit; dăm sạn sỏi; đá gốc. (trang 99 chương 3)
40.Mặt cắt đới phong hóa ở vùng sa mạc và nửa sa mạc?

Trang 8


Dăm sạn sỏi; đá gốc. (trang 99 chương 3)
41.Sự khác biệt giữa phong hóa hóa học và phong hóa vật lý?
Tác nhân hình thành; thành phần hạt; có sự thay thành phần hóa học hay không.
(trang 100,101,102 chương 3)
42.Trình bày sự thay đổi màu sắc của đá qua các giai đoạn phong hóa hóa học?
Nâu đỏ, bạc màu; Sặc sỡ, hơi đỏ, lốm đốm, xanh lá cây; Sặc sỡ, lốm đốm, hơi đỏ,
hơi xanh và có những màu sắc khác sáng và tươi hơn so với màu đá nguyên thủy; Đá
nguyên thủy, chưa hẳn đã chịu tác dụng của các quá trình, chủ yếu là phong hóa vật lý.
(trang 107 chương 3)
43.Quá trình thủy hóa và quá trình thủy phân trong quá trình phong hóa hóa học khác
nhau hay giống nhau? Vì sao?
Khác nhau. Thủy hóa: tác dụng với nước hợp chất giàu nước; thủy phân: các
+
ion H đ thủy hoát (ocxon) chen vào ô mạng tinh thể khoáng vật và đẩy các ion của
kim loại kiềm và kiềm thổ (K,Na, Ca, Mg)ra ngoài làm yếu liên kết bên trong, gây ra
sự cải biến mạng tinh thể dạng khung thành dạng lớp và sau đó phân r nĩ thnh
từng thành phần riêng biệt . (trang 103,104 chương 3)
44.Khoáng vật kaolinit chủ yếu được hình thành trong giai đoạn nào của quá trình phong
hóa?
Phong hóa hóa học, giai đoạn sialit axit. (trang 105 chương 3)
45.Khoáng vật montmorilonit chủ yếu được hình thành trong giai đoạn nào của quá trình
phong hóa?
Phong hóa hóa học, giai đoạn sialit kiềm. (trang 105 chương 3)
46.Đặc điểm của các giai đoạn phong hóa hóa học?
Giai đoạn vỡ vụn có đặc điểm là phong hóa vật lý chiếm ưu thế hơn hóa học. Ở
đây xảy ra sự phá vỡ cơ học mà hầu như không có sự thay đổi thành phần khoáng vật và
hóa học. Tuỳ theo thời gian phát triển mà mức độ làm vụn nát đá khác nhau.

Giai đoạn sialit kiềm là giai đoạn bắt đầu phong hóa hóa học. Lúc này, tất cả các
muối hòa tan đơn giản (clorua, sulfat, cacbonat) của các kim loại kiềm thổ đều bị mang
đi, bắt đầu thủy hóa các khoáng vật, thủy phân các silicat và mang đi các chất kiếm (K,
Na, Mg, Ca). Các kim loại kiềm và kiềm thổ chuyển vào dung dịch lại gây ra phản ứng
kiềm hoặc trung tính của môi trường và chuyển một phần silic ôxit sang trạng thái di
động bởi nó bị hòa tan trong nước kiềm.
Giai đoạn sialit axit đặc trưng bởi sự rửa xói lâu dài kiềm và SiO2 ra khỏi các
silicat đang bị phá hủy, do vậy điều kiện kiềm dần được thay thế bằng điều kiện axit, bắt
đầu việc di chuyển các hợp chất khó hòa tan (Al2O3; Fe2O3; MnO2…). Môi trường
càng axit, các silicat bị phân hủy càng mạnh, việc mang đi tiếp tục Mg và K dẫn đến sự
phá hủy các các vật sét hình thành ở giai đoạn trước. Môi trường axit thúc đẩy sự giữ lại
và hình thành các khoáng vật sét đã bị mất kiềm (Kaolinit, haluazit …)
Giai đoạn alit được đặc trưng bằng sự phân hủy tiếp tục và làm đơn giản các hợp
chất. Các silicat bị phân hủy thành các ôxit silic, nhôm và sắt đơn giản nhất. Các
xetqiôxit sắt và nhôm có tầm quan trọng chủ đạo trong các sản phẩm phong hóa được
hình thành. Quá trình này đưa đến sự hình thành laterite – lớp đọng tàn tích giàu
hydroxit sắt và ôxit nhôm tự do. Giai đoạn này phát triển chủ yếu ở điều kiện khí hậu
nóng và ẩm(trang 105,106 chương 3)
47. Hãy giải thích sự hình thành của lớp sét, sét pha màu nâu đỏ lẫn khoảng 5% sạn
laterit (lớp 1). Xem hình phía dưới.

Trang 9


48.Trong đất đá bão hòa nước bao gồm các pha nào?
Rắn, lỏng.
49.Hãy vẽ mô hình 3 pha của một mẫu đất đá? (có chú thích)
Rắn, lỏng, khí.
50.Đá granit có khối lượng riêng 2.71g/cm 3, khối lượng thể tích 2.62g/cm 3, độ ẩm 2.3%.
Hãy xác định:

a.Dung trọng khô?
b.Độ rỗng? Mức độ rỗng của mẫu đá trên?
c.Hệ số rỗng?
a.25.5kN/m3
b.5,9%, đá rỗng trung bình.
c.0,062
51.Ý nghĩa của đại lượng dung trọng tự nhiên?
Mật độ, độ bền, khả năng chứa nước, chứa ẩm, sử dụng trong tính toán công
trình…
52.Cho hình vẽ:

Hãy cho biết:
a.Ý nghĩa của vòng tròn Mohr? Tinh duoc goc Phi -> pt Coulomb tim US To
b.Ý nghĩa của góc ?
c.Phương trình của đường thẳng đi qua các điểm B, B’, B”? Chú thích rõ các đại lượng?
c. Phương trình đường thẳng đi qua các điểm B,B’, B’’ có dạng:
Ƭ=ptg + C; C: là lực kết dính, : góc ma sát trong, tg: hệ số ma sát trong.p: ứng
suất chính (trang 138 chương 4)
Trang 10


53.Ý nghĩa của vòng tròn Mohr?
Tập hợp các điểm (ứng suất pháp và ứng suất tiếp) trên một mặt phẳng bất kỳ đi
qua mẫu.
54. Một mẫu đá hình lăng trụ tròn có tỉ lệ đường kính và chiều cao là 1:2, chịu tác dụng
của các ứng suất chính 1=11a (kG/cm2); 2=3=a (kG/cm2). Xác định ứng suất pháp và
ứng suất tiếp của mẫu trên mặt phẳng hợp với phương ngang một góc 450.
=6a kG/cm2
=5a kG/cm2


Trang 11



×