Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Đánh giá chất lượng nước sông Ray và thiết kế hệ thống xử lý nước cấp xã Long Phước, Tp Bà Rịa (Đồ án tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (36.05 MB, 85 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA - VŨNG TÀU
VIỆN KỸ THUẬT - KINH TẾ BIỂN

BARIA V U N G T A U

UNIVERSITY
C a p Sa i n t Ja c q u e s

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG RAY VÀ THIẾT KẾ
HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP XÃ LONG PHƯỚC, TP BÀ RỊA
Trình độ đào tạo

: Đại học

Hệ đào tạo

: Chính quy

Ngành

: Công nghệ kỹ thuật hóa học

Chuyên ngành

: Công nghệ môi trường

Khoá học

: 2013-2017



Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Tuyết
Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Dương Duy Nhân

Bà Rịa-Vũng Tàu, tháng 6 năm 2017

-------------

-■


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU
VIỆN KỸ THUẬT - KINH TẾ BIỂN

PH IẾ U G IA O ĐỀ TÀI
ĐỒ Á N / K H O Á LU Ậ N TỐ T N G H IỆP
(Đính kèm Quy định về việc tổ chức, quản lý các hình thức tốt nghiệp ĐH, CĐ ban hành
kèm theo Quyết định số 585/QĐ-ĐHBRVT ngày 16/7/2013 của Hiệu trưởng Trường Đại
học b R-VT)

Họ và tên sinh viên:.. .Nguyễn Dương Duy Nhân

Ngày sinh:..20/12/1995

MSSV

.13030190.....Lớp: DH13CM.............................................


Địa chỉ

:Âp bắc, xã Long Phước, tp Bà Rịa, BR-VT ..........................

E-mail

:

Trình độ đào tạo

: Đại học..................................................................................

Hệ đào tạo

: Chính quy...............................................................................

Ngành

: Công nghệ kỹ thuật hóa học...............................................

Chuyên ngành

: Công nghệ môi trường.............................................................

1. Tên đề tài: Đánh giá chất chất lượng nước sông Ray và thiết kế hệ thống xử lý
nước cấp xã Long Phước, tp Bà Rịa........................................................................
2. Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Tuyết.................
3. Ngày giao đề tài:...1/3/2017..............................................
4. Ngày hoàn thành đồ án/ khoá luận tốt nghiệp:..5/7/2017


GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
(Ký và ghi rõ họ tên)

Vũng Tàu, ngày.......tháng.....năm ..
SINH ViÊn thực hiện
(Ký và ghi rõ họ tên)

TRƯỞNG NGÀNH

VIỆN TRƯỞNG

(Ký và ghi rõ họ tên)

(Ký và ghi rõ họ tên)


Vũng Tàu, ngày ... tháng ... năm 20...
Giảng viên hướng dẫn
(Ký ghi rõ họ tên)


Vũng Tàu, ngày ... tháng ... năm 20...
Giảng viên phản biện
(Ký ghi rõ họ tên)


Em xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong đồ án này là trung
thực không hề có hình thức gian lận hay sao chép. Mọi sự giúp đỡ cho việc
thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận
văn đã được chỉ rõ nguồn gốc rõ ràng và được phép công bố.



Để thực hiện đề tài này, em đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của nhiều
cơ quan, tổ chức, cá nhân cùng với sự chỉ dạy tận tình của cô Nguyễn Thị
Tuyết.
Với tình cảm sâu sắc, chân thành, cho phép em được bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc đến tất cả các cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình học
tập và nghiên cứu. Trước hết em xin gửi tới quý thầy cô viện kỹ thuật và kinh
tế biển với lời chúc sức khỏe và lời cảm ơn sâu sắc. Với sự quan tâm, dậy dỗ,
chỉ bảo tận tình chu đáo của thầy cô, đến nay em đã có thể hoàn thành báo cáo
đề tài: “Đánh giá chất lượng nước sông Ray và thiết kế hệ thống xử lý nước
cấp xã Long Phước, thành phố Bà Rịa”. Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến lãnh
đạo trường Đại học Bà Rịa-Vũng Tàu, các Phòng ban chức năng đã trực tiếp
và gián tiếp giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tà


Trang
PHẦN MỞ ĐẦU

1

1. Đặt vấn đ ề ........................................................................................................ 1
2. Mục tiêu đồ án.................................................................................................. 2
3. Nội dung của đồ á n .......................................................................................... 2
4. Yêu cầu thiết kế................................................................................................ 3
4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 3
5. Ý nghĩa của đề tài............................................................................................. 3
6. Kết cấu đề tài.................................................................................................... 4
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ XÃ LONG PHƯ ỚC.......................................... 5
1.1 Điều kiện địa phương..................................................................................... 5

1.1.1 Vị trí địa lý .............................................................................................. 5
1.1.2 Khí hậu.................................................................................................... 6
1.1.3 Thủy văn.................................................................................................. 6
1.1.4 Đặc điểm địa chất.................................................................................... 6
1.2 Điều kiện kinh tế xã hội................................................................................. 6
Chương 2. TỔNG QUAN VỀ NƯỚC CẤP VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ
LÝ NƯỚC C Ấ P ..................................................................................................... 8
2.1 Tầm quan trọng của nước cấp..........................................................................8
2.2 Các loại nguồn nước sử dụng làm nước cấp.................................................... 9
2.2.1 Nước mặt................................................................................................... 9
2.2.2 Nước ngầm.............................................................................................. 11
2.2.3 Nước mưa................................................................................................ 14
2.3 Các chỉ tiêu nước cấp......................................................................................14
2.3.1 Chỉ tiêu vật lý ......................................................................................... 14
2.3.1.1 Nhiệt độ (0C,0K )............................................................................... 14
2.3.1.2 Hàm lượng cặn không tan (mg/l).....................................................15
2.3.1.3 Độ màu (Pt-Co)................................................................................15


2.3.1.4 Mùi v ị................................................................................................15
2.3.1.5 Độ đục (NTU)...................................................................................15
2.3.2 Chỉ tiêu hóa h ọ c.....................................................................................16
2.3.2.1 Độ pH ............................................................................................... 16
2.3.2.2 Độ cứng............................................................................................ 16
2.3.2.3 Độ oxy hóa (mg/l O2hay KMnO4) ....................................................17
2.3.2.4 Các hợp chất Nitơ.............................................................................17
2.3.2.5 Các hợp chất Photpho.......................................................................17
2.3.2.6 Hàm lượng sắt (mg/l)........................................................................18
2.3.2.7 Hàm lượng mangan (mg/l)................................................................18
2.3.2.8 Các chất khí hòa tan (mg/l)..............................................................18

2.3.2.9 Clorua (Cl")........................................................................................19
2.3.2.10 Chỉ tiêu vi sinh................................................................................19
2.3.2.11 Các kim loại có độc tính cao.........................................................20
2.4 Tổng quan về các quá trình xử lý................................................................ 20
2.4.1 Hồ chứa và lắng sơ bộ............................................................................. 21
2.4.2 Song chắn rác.......................................................................................... 21
2.4.3 Quá trình làm thoáng............................................................................... 21
2.4.4 Quá trình khuấy trộn hóa chất................................................................. 22
2.4.5 Quá trình keo tụ và phản ứng tạo bông cặn........................................... 22
2.4.6 Quá trình lắng.......................................................................................... 23
2.4.7 Quá trình lọc............................................................................................ 24
2.4.8 Khử trùng................................................................................................ 26
2.4.9 Ổn định nước........................................................................................... 27
2.4.10 Làm mềm nước..................................................................................... 27
Chương 3. PHÂN TÍCH NƯỚC SÔNG RAY VÀ ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ
XỬ LY NƯỚC CẤP CHO XÃ LONG PHƯỚC.............................................. 28
3.1 Tính chất nguồn nước.................................................................................... 28
3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nướcsông Ray.....................................28
3.3 Các thông số cơ bản đánh giá chất lượng nước.............................................. 30


3.4 Phương pháp nghiên cứu lấy mẫu và bảo quản mẫu......................................31
3.4.1 Vị trí thu m ẫu..........................................................................................31
3.4.2 Công tác thực đ ịa ....................................................................................32
3.5 Phương pháp phân tích hàm lượng các chỉ tiêu nước...................................33
3.6 Phân tích kết quả phân tích nước sông Ray..................................................34
3.7 Đề xuất và phân tích công nghệ xử lý............................................................35
3.7.1 Đề xuất công nghệ xử lý .........................................................................35
3.7.2 Phân tích công nghệ xử lý.......................................................................42
3.8 Thuyết minh công nghệ xử lý ........................................................................44

3.9 Phân tích ưu nhược điểm về hoạt động..........................................................45
3.10 Lựa chọn công nghệ..................................................................................... 46
Chương 4. TÍNH TOÁN CHI TIẾT CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ TRONG
TRẠM XỬ L Ý .......................................................................................................47
4.1 Tính toán lưu lượng nước cấp cần xử lý ........................................................47
4.1.1 Dân số...................................................................................................... 47
4.1.2 Lưu lượng nước cho sinh hoạt................................................................ 47
4.1.3 Lưu lượng nước cho công cộng và tiểu thủ công nghiệp........................47
4.1.4 Công xuất nhà máy xử lý ........................................................................ 48
4.2 Tính toán trạm bơm cấp 1 và công trình thu..................................................48
4.3 Bể trộn vách ngăn........................................................................................... 49
4.4 Bể phản ứng có lớp cặn lơ lửng..................................................................... 52
4.5 Bể lắng ngang................................................................................................. 55
4.6 Bể lọc nhanh................................................................................................... 60
4.7 Bể chứa nước sạch......................................................................................... 65
4.8 Bể thu hồi....................................................................................................... 67
4.9 Sân phơi bùn................................................................................................... 69
4.10 Trạm bơm cấp 2 ........................................................................................... 71
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................. 73
Kết luận................................................................................................................ 73
Kiến nghị.............................................................................................................. 73


Bảng 2.1 Thành phần các chất gây nhiễm bẩn nước m ặ t................................ 10
Bảng 2.2 Các đặc tính của nước mặt và nước ngầm .........................................12
Bảng 3.1 Các thông số đánh giá nguồn nước tự nhiên ở các trạm quan trắc cơ
b ả n ......................................................................................................................... 30
Bảng 3.2 Bảo quản m ẫu ...................................................................................... 32
Bảng 3.3 Các phương pháp phân tích các chỉ tiêu............................................33
Bảng 3.4 Kết quả phân tích mẫu nước sông Ray tại phòng thí nghiệm của nhà

máy xử lý nước thải thuộc công ty đầu tư và khai thác hạ tầng khu công
nghiệp Đông Xuyên và Phú Mỹ 1........................................................................34
Bảng 3.5 Kết quả phân tích mẫu nước sông Ray của trung tâm nước sinh hoạt
và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bà Rịa Vũng T àu................................. 34
Bảng 3.6 Phạm vi sử dụng mỗi loại sơ đồ dây chuyền công nghệ lấy
theoTCXD - 33: 1995........................................................................................... 36
Bảng 3.7 Bảng các biện pháp hóa học bổ sung và các hóa chất sử dụng theo
TCXD-33:2006.......................................................................................................37
Bảng 4.1 Các thông số thiết kế của bể trộn vách ng ăn ......................................51
Bảng 4.2 Các thông số thiết kế của bể phản ứng cólớp cặn lơ lửng................ 54
Bảng 4.3 Các thông số thiết kế của bể lắng n gang............................................ 59
Bảng 4.4 Các thông số thiết kế của bể lọ c ..........................................................64
Bảng 4.5 Các thông số thiết kế cho bể chứa.......................................................66
Bảng 4.6 Các thông số thiết kế của bể thu hồi................................................... 68
Bảng 4.7 Các thông số thiết kế của sân phơi b ù n .............................................70
Bảng 4.8 Các thông số thiết kế của trạm bơ cấp 2 ............................................71


Hình 1.1 Bản đồ vị trí xã Long Phước, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu............................................................................................................................ 5
Hình 3.1 Vị trí thu m ẫ u ....................................................................................... 31
Hình 3.2 Sơ đồ xử lý nước c ấ p .......................................................................... 40
Hình 3.3 Sơ đồ xử lý nước c ấ p .......................................................................... 41
Hình 4.1 Bể trộn vách ngăn.................................................................................49
Hình 4.2 Bể phản ứng có lớp cặn lơ lử n g ..........................................................52
Hình 4.3 Sơ đồ bể lắng ngang.............................................................................55
Hình 4.4 Sơ đồ bể lọc nhanh............................................................................... 61


PH Ầ N M Ở ĐẦU

1. Đ ặt vấn đề
Nước sinh hoạt là một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống con
người, nó gắn liền với cuộc sống của chúng ta. Nước sạch không chỉ sử dụng
để cấp cho ăn uống, sinh hoạt mà còn sử dụng cho nhiều mục đích khác như
nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, thủy điện... Do đó nước sạch
và vệ sinh môi trường là điều kiện tiên quyết trong các biện pháp phòng
chống dịch bệnh, nâng cao sức khỏe cho cộng đồng, đồng thời phản ánh nét
văn hóa, trình độ văn minh của xã hội.
Nước trong thiên nhiên được dùng làm các nguồn nước cung cấp cho ăn
uống sinh hoạt và công nghiệp thường có chất lượng rất khác nhau. Các
nguồn nước mặt thường có độ đục, độ màu và hàm lượng vi trùng cao. Các
nguồn nước ngầm thì hàm lượng sắt và mangan thường vượt quá giới hạn cho
phép. Có thể nói, hầu hết các nguồn nước thiên nhiên đều không đáp ứng
được yêu cầu về mặt chất lượng cho các đối tượng dùng nước. Chính vì vậy
trước khi đưa vào sử dụng cần phải tiến hành xử lý chúng.
Xã Long Phước là đơn vị hành chính thuộc thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà
Rịa Vũng Tàu nằm trong đới khô hạn và bán khô hạn ở nước ta. Việc cấp
nước cho các vùng lân cận hiện tại dựa vào vùng nước ngầm. Chương trình
cung cấp nước sạch đã thi công rất nhiều giếng, tuy nhiên lượng cung cấp còn
nhỏ và chất lượng nước chưa đảm bảo. Xã cũng đã xây dựng vài trạm cấp
nước có quy mô nhỏ, công suất lớn nhất chỉ đạt đến 2000 m3/ngày, chiều dài
tuyến ống cấp nước hạn chế khoảng 10km. Nước cấp chưa qua khâu xử lý và
tiệt trùng đúng qui định nên chất lượng nước cấp nhìn chung chưa đảm bảo và
không ổn định, chưa phù hợp tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống của Bộ Y tế.
Chính vì thế, biện pháp tối ưu là phải tìm ra nguồn nước có trữ lượng
lớn, dồi dào để giải quyết vấn đề bức thiết này. Hiện tại dòng sông Ray là con


sông chảy giữa hai tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu có nguồn nước được
lựa chọn đầu tiên để sử dụng xử lý cấp cho người dân và cho sản xuất. Việc

xây dựng một trạm cấp nước tập trung sẽ đáp ứng được nhu cầu nước sạch tại
khu vực Xã Long Phước, đồng thời góp phần giải quyết được tình trạng thiếu
nước sạch ở các vùng nông thôn của xã, nâng cao chất lượng đời sống người
dân, thu hút được sự đầu tư của các ngành công nghiệp, giúp cho khu vực
ngày càng phát triển hơn. Do đó tôi chọn đề tài “Đánh giá chất lượng nước
sông Ray và thiết kế hệ thống xử lý nước cấp xã Long Phước, thành phố Bà
Rịa với công suất thiết kế 18.000 m3/ngày.đêm”
2. M ục tiêu đồ án
Mục tiêu của đồ án là tiến hành đo, phân tích các chỉ tiêu của nước sông
Ray để lựa chọn phương án tối ưu cho thiết kế và xây dựng trạm xử lý nước
cấp nhằm đảm bảo cung cấp đủ nước sạch đáp ứng nhu cầu dùng nước đến
năm 2020 của người dân xã Long Phước, góp phần cải thiện sức khỏe người
dân, hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội của xã.
Tính toán thiết kế nhà máy xử lý nước cấp cho Xã Long Phước thuộc
thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu với công suất thiết kế là 18000
m3/ngày.đêm, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch cho sinh hoạt và sản
xuất.
3. N ộ i d ung c ủa đồ án
- Điều tra thu thập các tài liệu
- Lượng và chất lượng các nguồn nước trong khu vực
- Hiện trạng cấp nước và nhu cầu dùng nước
- Nghiên cứu đánh giá nguồn nước và công nghệ xử lý
- Đề xuất công nghệ xử lý nước cấp cho Xã Long Phước Tp. Bà Rịa
- Tính toán chi tiết các công trình đơn vị trong các công nghệ đề xuất
- Dự toán chi phí xử lý nước cấp của các công nghệ đề xuất


- Lựa chọn công nghệ xử lý nước cấp phù hợp cho Xã Long Phước thuộc
thành phố Bà Rịa
- Thực hiện bản vẽ

4. Y êu c ầ u th i ế t k ế
Cung cấp nước có chất lượng tốt, không chứa các chất gây đục, gây ra
màu,mùi, vị của nước để thỏa mãn các nhu cầu về ăn uống, sinh hoạt, dịch vụ,
sản xuất công nghiệp và phục vụ sinh hoạt công cộng của các đối tượng dùng
nước.
Cung cấp nướccó đủ thành phần khoáng chất cần thiết cho việc bảo vệ
sức khỏe của người sử dụng.
Để thỏa mãn các nhu cầu trên thì nước sau xử lý phải có các chỉ tiêu chất
lượng thỏa mãn “Tiêu chuẩn vệ sinh đối với chất lượng nước cấp cho ăn uống
và sinh hoạt’’.
5. P h ư ơng pháp n gh iên cứ u
Phương pháp so sánh: lấy mẫu đi phân tích các chỉ tiêu của nước so sánh
với QCVN 08:2015/BTNMT, từ đó có thể xác định các chỉ tiêu cần xử lý.
Phương pháp phân tích tổng hợp: thu thập kiến thức từ các tài liệu sau đó
lựu chọnphương án xử lý hiệu quả nhất.
6. Ý n gh ĩa c ủa đề tà i
Đề tài có ý nghĩa thực tế cao, cụ thể là:
• Giải quyết vấn đề nước sạch nông thôn cho Xã Long Phước;
• Giảm dần và tiến tới chấm dứt thực hiện phương án đầu tư thường
xuyên các công trình cấp nước nhỏ lẻ từ nguồn vốn ngân sách;
• Làm cơ sở cho phát triển công nghiệp, dịch vụ, đô thị và thu hút đầu tư
nước ngoài;
• Là nơi nghiên cứu thực tập cho các học sinh, sinh viên ngành môi
trường và các ngành khác;


• Tạo tiền đề cho các nghiên cứu, mở rộng dự án sau này.
7. K ế t c ấu đề tài
Đề tài gồm 5 chương, trình bày những nội dung thu thập được qua các
tài liệu tham khảo, kết quả phân tích nước, tính toán và thiết kế công trình

theo trình tự sau:
Chương 1: Phần mở đầu
Chương 2: Tổng quan về Xã Long Phước
Chương 3: Tổng quan về nguồn nước cấp và các phương pháp xử lý
nước cấp
Chương 4: Phân tích nước sông Ray và đề xuất công nghệ xử lý nước
cấp cho Xã Long Phước
Chương 5: Tính toán chi tiết các công trình đơn vị trong trạm xử lý
Kết luận và kiến nghị


C hư ơng 1. TỔ N G Q U A N VỀ X Ã LO N G PH Ư Ớ C
1.1 Đ iề u ki ện địa phư ơ n g
Long Phước là một xã vùng ven thành phố Bà Rịa, có tổng diện tích tự
nhiên 1.618,77 ha với 4.446 hộ, 61193 người, xã có 70% hộ dân sống bằng
nghề nông nghiệp, số còn lại là các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ
thương mại và kinh doanh buôn bán nhỏ.
1.1.1 V ị trí đị a lý
Xã Long Phước là đơn vị hành chính thuộc thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà
Rịa Vũng Tàu có ranh giới hành chính như hình 1.1:
+Phía Đông giáp xã Long Tân, huyện Đất Đỏ
+Phía Tây tiếp giáp xã Hòa Long, thành phố Bà Rịa
+Phía Nam tiếp giáp xã An Nhứt, huyện Long Điền
+Phía Bắc tiếp giáp xã Đá Bạc, huyện Châu Đức

Hình 1.1 Bản đồ vị trí xã Long Phước, thành phố Bà Rịa,
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu


1.1.2 K hí hậu

Xã Long Phước mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có
hai mùa mưa và mùa khô rõ rệt, với nhiệt độ bình quân cao đều quanh năm
27,50C.Đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển cây trồng nhiệt đới.
1.1.3 T hủy văn
Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4, lượng nước sinh hoạt và phục
vụ sản xuất chủ yếu sử dụng nguồn nước ngầm và hai nguồn nước từ đập Đá
Bàng chảy từ sông Ray về. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, nước lũ
trên vùng cao có thể gây ngập úng ở khu vực thấp.
1.1.4 Đặ c điểm đị a ch ấ t
Địa hình trung du tương đối bằng phẳng, phía Bắc có dãy Núi đất cao
102m,kinh tế của địa phương chủ yếu là nông nghiệp.
Xã Long Phước có địa hình cao ở phía đông và phía tây, thấp dần từ bắc
xuống nam. Độ cao trung bình ở vùng đồi thấp 13-29m, điểm cao nhất phía
đông bắc có độ cao trung bình 36m.
1.2 Đ iề u ki ệ n kinh t ế xã h ộ i
Tổng giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm là 15%. Cơ cấu kinh tế
nông nghiệp, thương mại dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp tăng trưởng, chuyển
dịch theo hướng tích cực, những mục tiêu phát triển kinh tế có tỷ trọng đạt và
vượt so với kế hoạch đề ra. Phát triển gia tăng các ngành nghề như: sản xuất
mộc gia dụng, gia công kỹ nghệ sắt, nhôm và các nghề truyền thống như:
rượu, dệt,bánh tráng, bún. Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp tăng bình
quân 16%/năm, thương mại dịch vụ tăng 18%/năm và nông nghiệp tăng
6%/năm so với nghị quyết đề ra. Phát triển các điểm kinh doanh mặt hàng
thức ăn gia súc, vật liệu xây dựng, vật tư nông nghiệp và phát triển mạnh các
ngành nghề dịch vụ. Kinh tế nông nghiệp phát triển theo hướng nâng cao chất
lượng và đạt hiệu quả sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ và
giống mới vào sản xuất đã có nhiều chuyển biến tích cực trong việc tăng năng


suất một số cây trồng như lúa, cây bắp, cây mì, cây rau về năng suất, chất

lượng tăng rõ rệt.
Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp hiện
đại, hiệu quả cao, an toàn vệ sinh thực phẩm.
Quy hoạch và phát triển kinh tế - xã hội: Quy hoạch sử dụng đất và hạ
tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp, dịch vụ. Xây dựng và tổ chức thực hiện đạt kết quả đề án
xây dựng nông thôn mới giai đọan 2012-2015 trên địa bàn xã. Thực hiện có
hiệu quả các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn. Xác
định phát triển nông nghiệp là chủ yếu, tuyên truyền vận động trong việc áp
dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng suất lúa,
tăng chất lượng các sản phẩm nông nghiệp và liên kết tìm thị trường tiêu thụ
sản phẩm nông nghiệp tại địa phương.
Khu công nghiệp và cụm công nghiệp: Hiện nay trên địa bàn xã Long
Phước chưa có khu công nghiệp và cụm công nghiệp, sắp tới đang hướng quy
hoạch cụm tiểu thủ công nghiệp để kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng nhằm
giải quyết lao động trên địa bàn.
Thu chi ngân sách: Thực hiện thu ngân sách hàng năm đều đạt và vượt
chỉ tiêu trên giao. Tổng thu ngân sách hàng tăng 12%, công tác chi đảm bảo
đáp ứng chi nhu cầu thường xuyên và chi đầu tư phát triển. Thực hiện cơ chế
khoán kinh phí, đảm bảo chi theo dự toán giao đầu năm và đúng chế độ quy
định Luật ngân sách Nhà nước.


C hư ơng 2. T Ổ NG Q U A N V Ề N Ư Ớ C C ẤP VÀ CÁC PH Ư Ơ N G
PH Á P X Ử LÝ N Ư Ớ C C Ấ P
2.1 T ầ m quan tr ọ ng c ủa nư ớc c ấ p
Nước là nhu cầu thiết yếu cho mọi sinh vật trên Trái Đất, không có nước
cuộc sống trên Trái Đất không thể tồn tại. Cũng như không khí và ánh sáng,
nước không thể thiếu được trong cuộc sống của con người.
Trong các khu dân cư, nước phục vụ cho các mục đích sinh hoạt, nâng cao

đời sống tinh thần cho người dân. Một ngôi nhà hiện đại, quy mô lớn nhưng
không có nước khác nào cơ thể không có máu. Nước còn đóng vai trò rất quan
trọng trong sản xuất, phục vụ cho hàng loạt ngành công nghiệp khác nhau.
Đối với cây trồng, nước là nhu cầu thiết yếu đồng thời còn có vai trò
điều tiết các chế độ nhiệt, ánh sáng, chất dinh dưỡng, vi sinh vật, độ thoáng
khí trong đất, đó là những nhân tố quan trọng cho sự phát triển của thực vật.
Hiện nay, tổ chức Liên Hiệp Quốc đã thống kê có một phần ba điểm dân
cư trên thế giới thiếu nước sạch sinh hoạt, do đó người dân phải dùng đến các
nguồn nước nhiễm bẩn. Hàng năm có 500 triệu người mắc bệnh và 10 triệu
người (chủ yếu là trẻ em) bị chết, 80% trường hợp mắc bệnh là người dân ở các
nước đang phát triển có nguyên nhân từ việc dùng nguồn nước bị ô nhiễm.
Vấn đề xử lý nước và cung cấp nước sạch, chống ô nhiễm nguồn nước
do tác động của nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất đang là vấn đề đáng
quan tâm.
Mỗi quốc gia đều có những tiêu chuẩn riêng về nước cấp, trong đó các
chỉ tiêu cao thấp khác nhau nhưng nhìn chung các chỉ tiêu này phải đảm bảo
an toàn vệ sinh về số lượng vi sinh có trong nước, không có chất độc hại làm
ảnh hưởng đến sức khỏe con người, các chỉ tiêu về pH, nồng độ oxy hòa tan,
độ đục, độ màu, hàm lượng các kim loại hòa tan, độ cứng, mùi vị... Tiêu
chuẩn chung nhất là của Tổ chức sức khỏe thế giới WHO hay của cộng đồng


châu Âu. Ngoài ra nước cấp cho công nghiệp bên cạnh các chỉ tiêu chung về
nước cấp thì tùy thuộc từng mục đích mà đặt ra những yêu cầu riêng.
Các nguồn nước trong tự nhiên ít khi đảm bảo các tiêu chuẩn do tính
chất có sẵn của nguồn nước hay bị gây ô nhiễm nên tùy thuộc vào chất lượng
nguồn nước và yêu cầu về chất lượng nước mà cần thiết phải có quá trình xử
lý nước thích hợp, đảm bảo cung cấp nước có chất lượng tốt và ổn định.
2.2 C ác lo ạ i ngu ồn n ư ớ c s ử d ụng làm n ư ớ c c ấ p
Để cung cấp nước sạch, có thể khai thác các nguồn nước thiên nhiên

(thường gọi là nước thô) từ nước mặt, nước ngầm, nước biển.
Theo địa hình và các điều kiện môi trường xung quanh mà các nguồn
nước tự nhiên có chất lượng nước khác nhau. Như ở những vùng núi đá vôi,
điều kiện phong hóa mạnh, nguồn nước sẽ chứa nhiều ion Ca2+, Mg2+, nước
có độ cứng cao, hàm lượng hòa tan lớ n ...
2.2.1 N ước m ặ t
Bao gồm các nguồn nước trong các ao, đầm, hồ chứa, sông, suối. Do kết
hợp từ dòng chảy trên bề mặt và thường xuyên tiếp xúc với không khí nên các
đặc trưng của nước mặt là:
• Chứa khí hoà tan, đặc biệt là oxy;
• Chứa nhiều chất rắn lơ lửng, riêng trường hợp nước chứa trong các ao
đầm, hồ do xảy ra quá trình lắng cặn nên chất rắn lơ lửng còn lại trong nước
có nồng độ tương đối thấp và chủ yếu ở dạng keo;
• Có hàm lượng chất hữu cơ cao;
• Có sự hiện diện của nhiều loại tảo;
• Chứa nhiều vi sinh vật.
Nguồn nước mặt tiếp nhận nước thải sinh hoạt thường bị ô nhiễm bởi các
chất hữu cơ và vi khuẩn gây bệnh. Nguồn nước tiếp nhận các dòng thải công


nghiệp thường bị ô nhiễm bởi các chất độc hại như kim loại nặng, các chất
hữu cơ và các chất phóng xạ.
Thành phần và chất lượng của nguồn nước mặt chịu ảnh hưởng của các
yếu tố tự nhiên, nguồn gốc xuất xứ và tác động của con người trong quá trình
khai thác và sử dụng.
Nước mặt là nguồn nước tự nhiên mà con người thường sử dụng nhiều
nhất nhưng cũng là nguồn nước rất dễ bị ô nhiễm. Do đó nguồn nước mặt tự
nhiên khó đạt yêu cầu để đưa vào trực tiếp sử dụng trong sinh hoạt hay phục
vụ sản xuất mà không qua xử lý.
Hàm lượng các chất có hại cao và nhiều vi sinh vật gây bệnh cho con

người trong nguồn nước mặt nên nhất thiết phải có sự quản lý nguồn nước,
giám định chất lượng nước, kiểm tra các thành phần hóa học, lý học, mức độ
nhiễm phóng xạ thường xuyên. Thành phần các chất gây hại được thể hiện
trong bảng 2.1
Bảng 2.1 Thành phần các chất gây nhiễm bẩn nước mặt [1]
Chất rắn lơ lửng

Các chất keo

Các chất hòa tan

d > 10"4 mm

d = 10'44- 10'6 mm

d < 10"6 mm

Đất sét

Đất sét

Các

ion

K+, Na2+,

hd
o
4^

u>
+

Ca2+, Mg2+, Cl-, SO42+,
Cát

Protein
Các chất khí CO2, O2,
N2, CH4, H2S...

Keo Fe(OH)3

Silicat SiO2
Các chất hữu cơ

Các chất thải hữu cơ, Chất thải sinh hoạt hữu
Các chất mùn
vi sinh vật




Tổ chức thế giới đưa ra một số nguồn ô nhiễm chính trong nước mặt như
sau:
• Nước nhiễm bẩn do vi trùng, virus và các chất hữu cơ gây bệnh. Nguồn
nhiễm bẩn này có trong các chất thải của người và động vật, trực tiếp hay gián
tiếp đưa vào nguồn nước. Hậu quả là các bệnh truyền nhiễm như tả, thương
hàn, lỵ ... sẽ lây qua môi trường nước ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
• Nguồn ô nhiễm là các chất hữu cơ phân hủy từ động vật và các chất
thải trong nông nghiệp. Các chất này không trực tiếp gây bệnh nhưng là môi

trường tốt cho các vi sinh vật gây bệnh hoạt động. Đó là lý do bệnh tật dễ lây
lan qua môi trường nước.
• Nguồn nước bị nhiễm bẩn do chất thải công nghiệp, chất thải rắn có
chứa các chất độc hại của các cơ sở công nghiệp như phenol, crom, chì, ...
Các chất này tích tụ dần trong nguồn nước và gây ra các tác hại lâu dài.
• Nguồn ô nhiễm dầu mỡ và các sản phẩm từ dầu mỏ trong quá trình khai
thác, sản xuất và vận chuyển làm ô nhiễm nặng nguồn nước và gây trở ngại
lớn trong công nghệ xử lý nước.
• Nguồn ô nhiễm do các chất tẩy rửa tổng hợp được sử dụng và thải ra
trong sinh hoạt và công nghiệp tạo ra lượng lớn các chất hữu cơ không có khả
năng phân hủy sinh học cũng gây ảnh hưởng ô nhiễm đến nguồn nước mặt.
Tóm lại, các yếu tố địa hình, thời tiết là yếu tố khách quan gây ảnh
hưởng đến chất lượng nước mặt. Còn xét đến một yếu tố khác chủ quan hơn
là các tác động của con người trực tiếp hay gián tiếp vào quá trình gây ô
nhiễm môi trường nước mặt.
2.2 .2 N ước ng ầ m
Được khai thác từ các tầng chứa nước dưới đất, chất lượng nước ngầm
phụ thuộc vào thành phần khoáng hoá và cấu trúc địa tầng mà nước thấm qua.
Do vậy nước chảy qua các địa tầng chứa cát và granit thường có tính axit và


chứa ít chất khoáng. Khi nước ngầm chảy qua địa tầng chứa đá vôi thì nước
thường có độ cứng và độ kiềm hydrocacbonat khá cao. Ngoài ra đặc trưng
chung của nước ngầm là:
• Độ đục thấp;
• Nhiệt độ và thành phần hoá học tương đối ổn định;
• Không có oxy nhưng có thể chứa nhiều khí như: CO2, H2S ,...;
• Chứa nhiều khoáng chất hoà tan chủ yếu là sắt, mangan, canxi, magie,
flo...;
• Không có hiện diện của vi sinh vật.

Nước ngầm ít chịu tác động của con người hơn so với nước mặt do đó
nước ngầm thường có chất lượng tốt hơn. Thành phần đáng quan tâm của
nước ngầm là sự có mặt của các chất hòa tan do ảnh hưởng của điều kiện địa
tầng, các quá trình phong hóa và sinh hóa trong khu vực [bảng 2.2]. Những
vùng có nhiều chất bẩn, điều kiện phong hóa tốt và lượng mưa lớn thì nước
ngầm dễ bị ô nhiễm bởi các khoáng chất hòa tan và các chất hữu cơ.
Trong nước ngầm hầu như không có các hạt keo hay các hạt lơ lửng, các
chỉ tiêu vi sinh cũng tốt hơn so với nước mặt.
Bảng 2.2 Các đặc tính của nước mặt và nước ngầm [1]
Đặc tính

Nước mặt

Nước ngầm

Nhiệt độ

Thay đổi theo mùa

Tương đối ổn định
Ít thay đổi, cao hơn so với

Chất

khoáng

tan

hòa Thay đổi theo chất lượng
nước mặt ở cùng một

đất, lượng mưa
vùng

Fe2+ và Mn2+

Rất thấp (trừ dưới đáy hồ)
Thường

Khí CO2 hòa tan

rất

thấp

Thường xuyên có

hoặc
Nồng độ cao

không có
n h 4+

Xuất hiện ở những vùng Thường xuyên có mặt


nước nhiễm bẩn
Thường có ở nồng độ
SiO2

Nitrat


Thường có ở nồng độ cao
trung bình
Thường thấp

Thường có ở nồng độ cao
do sự phân hủy hóa học

Vi trùng (nhiều loại gây
Các vi khuẩn do sắt gây
Vi sinh vật

bệnh), virus các loại và

ra thường xuất hiện

tảo

Bản chất địa chất có ảnh hưởng lớn đến thành phần hóa học của nước
ngầm, nước luôn tiếp xúc với đất trong trạng thái bị giữ lại hay lưu thông
trong đất, nó tạo nên sự cân bằng giữa thành phần của nước và đất.
Nước chảy dưới lớp đất cát hay granite là axit và ít muối khoáng. Nước
chảy trong đất chứa canxi là hydrocacbonat canxi.
Tại những khu vực được bảo vệ tốt, ít có nguồn thải nhiễm bẩn, nước
ngầm nói chung được đảm bảo về mặt vệ sinh và có chất lượng khá ổn định.
Người ta chia nước ngầm ra hai loại khác nhau:
• Nước ngầm hiếu khí (có oxy): thông thường loại này có chất lượng tốt,
có trường hợp loại này không cần xử lý mà có thể cấp trực tiếp cho người tiêu
dùng. Trong nước có oxy sẽ không có các chất khử như H2S, CH4, NH4+...
• Nước ngầm yếm khí (không có oxy): trong quá trình nước thấm qua đất

đá oxy bị tiêu thụ, lượng oxy hòa tan tiêu thụ hết, các chất hòa tan như Fe2+,
Mn2+ s được tạo thành.
Nước ngầm có thể chứa Ca2+ với nồng độ cao cùng với sự có mặt của ion
Mg2+ sẽ tạo nên độ cứng cho nước. Ngoài ra trong nước còn chứa các ion như
Na+, Fe2+, Mn2+, NH4+, HCO3-, SO42-, Cl-, .


Đặc tính chung về thành phần, tính chất nước ngầm là nước có độ đục
thấp, nhiệt độ, tính chất ít thay đổi và không có oxy hòa tan. Các lớp nước
trong môi trường khép kín là chủ yếu, thành phần nước có thể thay đổi đột
ngột với sự thay đổi độ đục và ô nhiễm khác nhau. Những thay đổi này liên
quan đến sự thay đổi của lưu lượng của lớp nước sinh ra do nước mưa. Ngoài
ra một tính chất của nước ngầm là thường không có mặt của vi sinh vật, vi
khuẩn gây bệnh.
2.2 .3 N ước m ưa
Nước mưa có thể xem như nước cất tự nhiên nhưng không hoàn toàn
tinh khiết bởi vì nước mưa có thể bị ô nhiễm bởi khí, bụi, và thậm chí cả vi
khuẩn có trong không khí. Khi rơi xuống, nước mưa tiếp tục bị ô nhiễm do
tiếp xúc với các vật thể khác nhau. Hơi nước gặp không khí chứa nhiều khí
oxit nitơ hay oxit lưu huỳnh sẽ tạo nên các trận mưa axit. Hệ thống thu gom
nước mưa dùng cho mục đích sinh hoạt gồm hệ thống mái, máng thu gom dẫn
về bể chứa. Nước mưa có thể dự trữ trong các bể chứa có mái che để dùng
quanh năm.
2.3 C ác ch ỉ tiêu n ư ớc c ấ p
2.3.1 C hỉ tiêu v ậ t lý
2.3 .1 .1 N h iệt độ (0C ,0K)
Nhiệt độ của nguồn nước là một đại lượng phụ thuộc vào điều kiện môi
trường và khí hậu. Nhiệt độ của nước có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình xử
lí nước. Sự thay đổi nhiệt độ của nước phụ thuộc vào từng loại nguồn nước.
Nhiệt độ của nguồn nước mặt dao động rất lớn (từ 4 ^ 400C) phụ thuộc vào

thời tiết và độ sâu nguồn nước. Nước ngầm có nhiệt độ tương đối ổn định (từ
17 - 270C).[4]


×