Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Hệ thống quản lý an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp OHSAS 18001 1999

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (648.86 KB, 18 trang )

Hệ thống quản lý an toàn và sức khoẻ nghề
nghiệp - Các yêu cầu
OHSAS 18001: 1999

1


Mục lục
Trang
Lời nói đầu

3

1.

Phạm vi

4

2.

Tài liệu tham khảo

4

OHSAS 18002: 1999: Nguyên tắc thực hiện OHSAS 18001
3.

Thuật ngữ và định nghía

4


4

3.1.

Tai nạn

4

3.2.

Đánh giá

5

3.3.

Cải tiến liên tục

5

3.4.

Mối nguy

5

3.5.

Xác định mối nguy


5

3.6.

Sự cố

5

3.7.

Bên hữu quan

5

3.8.

Sự không phù hợp

5

3.9.

Mục tiêu

5

3.10.

An toàn và sức khoẻ nghề nghiệp


5

3.11.

Hệ thống quản lý an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp

6

3.12.

Tổ chức

6

3.13.

Thực hiện

6

3.14.

Rủi ro

6

3.15.

Đánh giá rủi ro


6

3.16.

An toàn

6

3.17.

Rủi ro có thể chấp nhận được

6

4.

Các yếu tố của hệ thống quản lý an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp

7

4.1.

Các yêu cầu chung

7

4.2.

Chính sách an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp


8

4.3.

Lập kế hoạch

8

4.4.

Thực hiện và điều hành

10

4.5.

Kiểm tra và hành động khắc phục

13

4.6.

Xem xét lại của ban lãnh đạo

15

Phụ lục A

16


Tương ứng giữa tiêu chuẩn OHSAS 18001, ISO 14001:1996 và ISO 9001:1994

16

Bổ xung thêm

18

2


Lời nói đầu
Việc xác định và cung cấp bộ đánh giá an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp OHSAS 18002, hướng dẫn
thực hiện tiêu chuẩn OHSAS 18001 được xây dựng nhằm thoả mãn nhu cầu cấp bách của khách
hàng về việc công nhận tiêu chuẩn hệ thống quản lý an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp tương phản
với các hệ thống quản lý của họ có thể được đánh giá và chứng nhận.
OHSAS 18001 được xây dựng tương thích với tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng ISO
9001:1994 và tiêu chuẩn hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:1996 nhằm thuận tiện cho tổ
chức tích hợp hệ thống quản lý chất lượng/môi trường/an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp.
Sau khi được cân nhắc kỹ lưỡng thì quy định về OHSAS này sẽ được xem xét lại và bổ sung.
Việc xem xét lại sẽ được tiến hành khi phiên bản mới ISO 9001 hoặc ISO 14001 được xuất bản
nhằm đảm bảo khả năng tương thích liên tục.
Quy định này sẽ bị huỷ bỏ việc xuất bản nội dung hoặc giống như tiêu chuẩn quốc tế.
Đối với Vương quốc liên hiệp Anh:
BSI-OHSAS 18001 không phải là tiêu chuẩn của Anh;
BSI-OHSAS 18001 sẽ bị huỷ bỏ việc xuất bản nội dung hoặc giống như tiêu chuẩn quốc tế
BSI-OHSAS 18001 do BSI xuất bản và giữ bản quyền.
Các ấn phẩm tham khảo trong quá trình xây dựng tiêu chuẩn OHSAS
Các tài liệu sau được sử dụng trong quá trình xây dưụng tiêu chuẩn OHSAS :
BS 8800:1996 Hướng dẫn hệ thống quản lý An toàn và Sức khoẻ nghề nghiệp

Báo cáo kỹ thuật NPR 5001:1997 Hướng dẫn hệ thống quản lý An toàn và Sức khoẻ nghề nghiệp
SGS & ISMOL ISA 2000:1997 Các yêu cầu đối với hệ thống quản lý An toàn và Sức khoẻ
Chứng nhận An toàn của BVQI : Tiêu chuẩn quản lý An toàn và Sức khoẻ nghề nghiệp
Tiêu chuẩn chứng nhận hệ thống quản lý An toàn và Sức khoẻ nghề nghiệp của DNV (OHSMS):1997
Bản dự thảo NSAI SR 320 Khuyến nghị đối với Hệ thống quản lý và An toàn Sức khoẻ nghề nghiệp
Bản dự thảo AS/NZ 4801 Hệ thống quản lý An toàn và Sức khoẻ nghề nghiêp – Các qui đinh cho hướng
dẫn sử dụng
Bản dự thảo BSI PAS 088 Hệ thống quản lý An toàn và Sức khoẻ nghề nghiệp
Loạt các tiền tiêu chuẩn về ngăn ngừa các rủi ro nghề nghiệp UNE 81900
Bản dự thảo LRQA SMS 8800 Các chuẩn cứ đánh giá hệ thống quản lý An toàn và Sức khoẻ nghề
nghiệp
Tiêu chuẩn OHSAS 18001 sẽ thay thế các tài liệu tham khảo này .
Tiêu chuẩn OHSAS 18001 duy trì tính tương thích cao nhất và tương đương với UNE 819 00 về mặt kỹ thuật .
Việc tuân thủ với ấn phẩm loạt tiêu chuẩn đánh giá về An toàn và sức khoẻ nghề nghiệp không có nghĩa là
sẽ được miễn khỏi các nghĩa vụ pháp luật.

3


1. Phạm vi
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với hệ thống an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp, tạo
thuận lợi cho một tổ chức kiểm soát và giảm thiểu những rủi ro về an toàn sức khoẻ và nghề
nghiệp. Tiêu chuẩn này không nêu lên các chuẩn cứ về kết quả hoạt động an toàn và sức khoẻ
nghề nghiệp cụ thể cũng không đưa ra đặc điểm chi tiết nào cho việc thiết kế quản lý hệ thống.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho bất kỳ tổ chức nào mong muốn:
a) Thiết lập hệ thống quản lý an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp để loại trừ và hạn chế rủi ro
cho người công nhân và các bên liên quan khác, những người mà có thể dễ bị ảnh hưởng
và liên quan đến công việc của họ.
b) Thực hiện, duy trì và cải tiến liên tục hệ thống quản lý an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp
c) Tự đảm bảo sự phù hợp của mình với chính sách an toàn và sức khoẻ đã công bố

d) Chứng minh sự phù hợp đó cho những tổ chức khác
e) Được chứng nhận phù hợp hệ thống quản lý an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp của mình
do một tổ chức bên ngoài cấp
f) Tự xác định và tuyên bố phù hợp với tiêu chuẩn này.
Tất cả yêu cầu trong tiêu chuẩn này là nhằm hợp nhất vào bất kỳ hệ thống quản lý an toàn và sức
khoẻ nghề nghiệp nào. Mức độ áp dụng phụ thuộc vào các yếu tố như chính sách an toàn và sức
khoẻ nghề nghiệp của tổ chức, bản chất hoạt động của tổ chức và các điều kiện hoạt động của tổ
chức.
Tiêu chuẩn này được dùng áp dụng cho lĩnh vực an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp chứ không áp
dụng cho lĩnh vực an toàn sản phẩm và dịch vụ.
2. Tài liệu tham khảo
Những tài liệu liên quan đến việc cung cấp thông tin hoặc hướng dẫn được liệt kê trong thư
mục. Tài liệu này đã được chỉnh sửa thích hợp để xuất bản lần cuối. Tài liệu tham khảo này
bao gồm:
OHSAS 18002: 1999: Nguyên tắc thực hiện OHSAS 18001
BS 8800: 1996: Hướng dẫn hệ thống quản lý an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp
3. Thuật ngữ và định nghía
Các định nghĩa sau đây được áp dụng cho mục đích của tiêu chuẩn này
3.1. Tai nạn
Các sự kiện không được báo trước gây nên chết người, ốm đau, thương tật, gây tổn hại hoặc
những mất mát khác.

4


3.2. Đánh giá
Đánh giá có hệ thống để xác định các hoạt động và những kết quả liên quan phù hợp với kế
hoạch đã được sắp đặt trước và việc sắp đặt này được thực hiện một cách có hiệu quả và phù hợp
với chính sách và mục tiêu của tổ chức. (xem 3.9)
3.3. Cải tiến liên tục

Quá trình tăng cường hệ thống an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp để nâng cao kết quả hoạt động
tổng thể về an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp phù hợp với chính sách an toàn và sức khoẻ nghề
nghiệp của tổ chức
Chú thích: Quá trình này không nhất thiết phải được tiến hành đống thời ở tất cả các lĩnh vực hoạt động.

3.4. Mối nguy
Những yếu tố hay tình huống tiềm tàng dẫn đến tổn thương con người hoặc ốm đau, thiệt hại về
tài sản, thiệt hại đến môi trường làm việc.
3.5. Xác định mối nguy
Quá trình nhận biết mối nguy và xác định các đặc tính của chúng.
3.6. Sự cố
Các hoạt động gây tai nạn hoặc có khả năng dẫn đến tai nạn
Chú thích: Một sự cố mà không có ốm đau, thương tật, thiệt hại và các mất mát khác xảy ra thì được coi là “suýt
nữa xảy ra”. Thuật ngữ sự cố bao gồm cả “suýt nữa xảy ra – near miss”

3.7. Bên hữu quan
Cá nhân hoặc nhóm liên quan hoặc bị ảnh hưởng bởi kết quả hoạt động an toàn và sức khoẻ
nghề nghiệp của một tổ chức.
3.8. Sự không phù hợp
Bất kỳ sự sai lệch nào từ những tiêu chuẩn làm việc, thực hành, quy trình, quy định, thực hiện
hệ thống quản lý…mà có thể trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn đễn thương tật hoặc ốm đau, thiệt hại
về tài sản, thiệt hại đến môi trường làm việc hoặc tổng hợp các yếu tố trên.
3.9. Mục tiêu
Tổ chức tự thiết lập để đạt được mục tiêu về an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp
Chú ý: Mục đích có thể định lượng được nếu khả thi
3.10. An toàn và sức khoẻ nghề nghiệp
Những điều kiện và nhân tố mà ảnh hưởng đến tình trạng sức khoẻ của người công nhân, người
lao động thời vụ, nhà thầu, khách hoặc bất kỳ người nào khác tại nơi làm việc.

5



3.11. Hệ thống quản lý an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp
Một phần của hệ thống quản lý chung giúp cho việc quản lý rủi ro về an toàn và sức khoẻ nghề
nghiệp liên quan đến việc kinh doanh của một tổ chức. Nó bao gồm sơ đồ tổ chức, các hoạt động
lập kế hoạch, trách nhiệm, thực hành, thủ tục, quy trình và nguồn lực để xây dựng và thực hiện,
xem xét và duy trì chính sách an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp.
3.12. Tổ chức
Công ty, liên hợp công ty, hãng, doanh nghiệp, cơ quan hay một bộ phận của nó, dù là tổ hợp hay
không, nhà nước hoặc tư nhân có các bộ phận chức năng và quản trị riêng của mình.
Chú ý: với các tổ chức có nhiều đơn vị hoạt động, thì một đơn vị hoạt động riêng rẽ có thể được định nghĩa
là một tổ chức.

3.13. Thực hiện
Kết quả cuả hệ thống quản lý và an toàn sức khoẻ nghề nghiệp đo được liên quan đến kiểm soát
rủi ro an toàn và sức khoẻ của tổ chức dựa trên chính sách và mục tiêu an toàn và sức khỏe của tổ
chức đó.
3.14. Rủi ro
Sự kết hợp những khả năng và mức độ nghiêm trọng khi một mối nguy cụ thể xẩy ra.
3.15. Đánh giá rủi ro
Toàn bộ quá trình đánh giá mức độ rủi ro và quyết định rủi ro đó có thể chấp nhận được hay
không
3.16. An toàn
Thoát khỏi các rủi ro không thể chấp nhận được
3.17. Rủi ro có thể chấp nhận được
Rủi ro được giảm tới một mức độ mà có thể chịu đựng được khi tổ chức quan tâm đến nghĩa vụ
với luật pháp và chính sách an toàn sức khoẻ và nghề nghiệp của mình.

6



4.

Các yếu tố của hệ thống quản lý an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp

Cải tiến liên tục

Chính sách an toàn
và sức khoẻ nghề
nghiệp
Xem xét lại của lãnh
đạo

Kiểm tra và các
hành động phòng
ngừa

Lập kế hoạch

Thực hiện và điều
hành

Hình 1: Mô hình quản lý an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp

4.1. Các yêu cầu chung
Tổ chức phải thiết lập và duy trì hệ thống quản lý an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp theo các
yêu cầu của hệ thống được mô tả theo toàn bộ mục 4

7



4.2. Chính sách an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp

Xem xét của lãnh đạo

Chính sách

Đánh giá

Phản hồi từ việc thực hiện

Lập kế hoạch

Hình 2: Chính sách an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp
Ban lãnh đạo cần phải xác định chính sách an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp của tổ chức mình
với mục tiêu an toàn và sức khoẻ rõ ràng và cam kết cải tiến thực hiện an toàn và sức khỏe.
Chính sách phải:
a) phù hợp với bản chất và quy mô của rủi ro an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp của tổ chức
b) cam kết cải tiến liên tục
c) có cam kết ít nhất tuân thủ pháp luật về an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp hiện hành và
các yêu cầu khác mà tổ chức phải tuân thủ
d) được lập thành văn bản, được áp dụng và duy trì
e) được thông báo cho tất cả các thành viên với mục đích rằng các nhân viên đều nhận
thức được nghĩa vụ sức khoẻ và an toàn nghề nghiệp của mình
f) sẵn sàng phục vụ các bên liên quan và
g) được xem xét định kỳ để bảo đảm rằng duy trì thích hợp và đầy đủ với tổ chức.
4.3. Lập kế hoạch

Chính sách


Đánh giá

Lập kế hoạch

Thực hiện và điều hành

Hình 3: Lập kế hoạch

8

Phản hồi từ việc thực hiện


4.3.1. Lập kế hoạch xác định mối nguy, đánh giá và kiểm soát rủi ro
Tổ chức phải thiết lập và duy trì thủ tục để xác định mối nguy, đánh giá rủi ro và thực hiện
những biện pháp kiểm soát cần thiết. Kế hoạch này bao gồm:
- các hoạt động thường xuyên và không thường xuyên
- các hoạt động của các cá nhân có tiếp cận với nơi làm việc (bao gồm cả nhà thầu phụ và
khách)
- điều kiện tại nơi làm việc, kể cả do tổ chức hay cơ quan khác cung cấp
Tổ chức phải bảo đảm rằng kết quả đánh giá và hiệu quả của việc kiểm soát này được xem xét
khi thiết lập mục tiêu an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp. Tổ chức phải lập thành văn bản và cập
nhật những thông tin này.
Phương pháp để tổ chức xác định mối nguy và đánh giá rủi ro phải:
- được xác định về phạm vi, bản chất và thời gian để đảm bảo nó được phòng ngừa hơn là
khắc phục
- cung cấp để phân loại và xác định rủi ro mà được loại trừ và kiểm soát bởi các phương pháp
được xác định trong 4.3.3 và 4.3.4
- nhất quán với kinh nghiệm hoạt động và khả năng của các biện pháp kiểm soát rủi ro
- cung cấp đầu vào cho việc xác định các thủ tục, xác định nhu cầu đào tạo và/hoặc mở rộng

kiểm soát các hoạt động.
- Cung cấp việc giám sát các hoạt động bắt buộc bảo đảm việc thực hiện có hiệu lực và hợp
thời
Chú ý: Chi tiết hướng dẫn xác định mối nguy, đánh giá và kiểm soát rủi ro xem OHSAS 18002.
.

4.3.2. Yêu cầu về pháp luật và các yêu cầu khác
Tổ chức cần phải thiết lập và duy trì một thủ tục xác định và tiếp cận với các yêu cầu về pháp
luật và các yêu cầu khác mà tổ chức phải tuân thủ. .
Tổ chức phải lưu giữ những thông tin cập nhật. Tổ chức phải chuyển những thông tin liên quan
đến pháp luật và các yêu cầu khác đến nhân viên và các bên hữu quan.
4.3.3. Mục tiêu
Tổ chức phải thiết lập và duy trì các mục tiêu về an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp đã được lập
thành văn bản, ở từng bộ phận chức năng liên quan và các cấp trong tổ chức.
Khi thiết lập và soát xét lại các mục tiêu của mình, tổ chức phải xem xét đến các yêu cầu về pháp
luật và các yêu cầu khác, các mối nguy và mức độ rủi ro đến an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp,
các phương án công nghệ, các yêu cầu về hoạt động kinh doanh và tài chính, các quan điểm của
các bên hữu quan. Các mục tiêu phải nhất quán với chính sách an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp,
kể cả sự cam kết cải tiến liên tục.
4.3.4. Chương trình quản lý an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp
Tổ chức phải thiết lập và duy trì một hoặc nhiều chương trình quản lý an toàn và sức khoẻ nghề
nghiệp để đạt được mục tiêu của mình. Chương trình này phải bao gồm các tài liệu:

9


a) xác định rõ trách nhiệm nhằm đảm đạt được các mục tiêu ở từng bộ phận chức năng tương
ứng trong tổ chức;
b) biện pháp và tiến độ để đạt được các mục tiêu
Chương trình quản lý an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp phải được soát xét thường xuyên và dự

kiến thời gian. Khi cần thiết chương trình quản lý an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp được điều
chỉnh tương ứng với những thay đổi về hoạt động, sản phẩm, dịch vụ và điều kiện hoạt động của
tổ chức.
4.4. Thực hiện và điều hành

Lập kế hoạch

Đánh giá

Thực hiện và điều hành

Phản hồi từ việc thực hiện

Hành động khắc phục và phòng
ngừa

Hình 4: Thực hiện và điều hành
4.4.1. Cơ cấu và trách nhiệm
Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của người quản lý, thực hiện và xác định các hoạt động có
ảnh hưởng đến rủi ro về an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp của các hoạt động, thiết bị và quá trình
của tổ chức phải được xác định, lập thành văn bản và thông báo nhằm tạo thuận lợi cho việc
quản lý an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp có hiệu quả.
Trách nhiệm cao nhất về an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp thuộc về lãnh đạo. Tổ chức phải b ổ
nhiệm thành viên của ban lãnh đạo cấp cao (ví dụ đối với một tổ chức lớn là thành viên hội đồng
quản trị trong một tổ chức) với trách nhiệm cụ thể nhằm đảm bảo hệ thống quản lý an toàn và
sức khoẻ nghề nghiệp được thực hiện một cách có hiệu quả và thực hiện các yêu cầu tại mọi vị
trí trong tổ chức
Lãnh đạo cần cung cấp các nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện, kiểm soát và cải tiến hệ thống
quản lý an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp.
Chú ý: Nguồn lực bao gồm nhân lực về con người và các kỹ năng chuyên môn, công nghệ và nguồn tài chính.


Người được bổ nhiệm lãnh đạo phải có được các vai trò, trách nhiệm và quyền lực xác định
nhằm:
a) đảm bảo các yêu cầu của hệ thống an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp được thiết lập, thực
hiện và duy trì phù hợp với tiêu chuẩn này
b) bảo đảm rằng báo cáo kết quả hoạt động hệ thống an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp cho
ban lãnh đạo để xem xét và dùng làm cơ sở cho việc cải tiến hệ thống an toàn và sức
khoẻ nghề nghiệp.

10


Tất cả các vai trò cùng với trách nhiệm của lãnh đạo chứng tỏ cam kết của họ về an toàn và sức
khoẻ nghề nghiệp được cải tiến liên tục.
4.4.2. Đào tạo, nhận thức và năng lực
Các cá nhân cần phải có năng lực để thực hiện các nhiệm vụ có thể gây ra tác động đến an toàn
và sức khoẻ nghề nghiệp tại nơi làm việc. Năng lực phải dựa trên cơ sở được đào tạo, giáo dục
và/hoặc có kinh nghiệm thích hợp.
Tổ chức cần phải thiết lập và duy trì các thủ tục nhằm đảm bảo rằng các nhân viên ở mỗi phòng
ban chức năng tương ứng nhận thức được:
a) tầm quan trọng của sự phù hợp với chính sách và các thủ tục về an toàn và sức khoẻ nghề
nghiệp, với các yêu cầu của hệ thống an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp
b) các vấn đề về an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp, hiện tại hoặc tiềm ẩn do các hoạt động
công việc của họ, và các lợi ích an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp thu được do kết quả
hoạt động của từng cá nhân được nâng cao;
c) vai trò và trách nhiệm trong việc đạt được sự phù hợp với chính sách và thủ tục về an
toàn và sức khoẻ nghề nghiệp và với các yêu cầu của hệ thống quản lý an toàn và sức
khoẻ nghề nghiệp, bao gồm các yêu cầu sẵn sàng đáp ứng với tình trạng khẩn cấp (xem
4.4.7);
d) các hậu qủa tiềm ẩn do đi chệch khỏi các thủ tục hoạt động đã quy định;

Thủ tục đào tạo phải quan tâm đến các mức độ khác nhau về:
- Trách nhiệm, năng lực và sự hiểu biết;
- rủi ro
4.4.3. Tư vấn và thông tin liên lạc
Tổ chức phải có các thủ tục nhằm đảm bảo rằng thông tin thích đáng về an toàn và sức khoẻ nghề
nghiệp đã được thông báo tới tất cả nhân viên và các bên liên quan.
Các buổi họp có sự tham gia và lấy ý kiến của nhân viên cần phải được ghi chép và thông báo
cho bên hữu quan.
Nhân viên phải:
- được tham gia vào việc thiết lập và xem xét chính sách và các thủ tục quản lý rủi ro
- được tư vấn khi có bất kỳ sự thay đổi nào mà ảnh hưởng đến an toàn và sức khoẻ tại nơi
làm việc;
- được đại diện cho các vấn đề an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp và
- được thông báo tới người đại diện cho công nhân và người đại diện do lãnh đạo chỉ đinh về
an toàn và sức khoẻ nghề (xem 4.4.1).
4.4.4. Tài liệu hệ thống
Tổ chức phải thiết lập và duy trì thông tin bằng văn bản hay dạng điện tử, nhằm:
a) mô tả các yếu tố cốt lõi của hệ thống quản lý và tác động qua lại của chúng
b) chỉ ra hướng dẫn đối với các tài liệu có liên quan
Chú thích: điều quan trọng là tài liệu hệ thống phải được lưu giữ đảm bảo tính hiệu quả và hiệu lực.
11


4.4.5. Kiểm soát tài liệu và dữ liệu
Tổ chức phải thiết lập và duy trì các thủ tục kiểm soát tất cả các tài liệu mà tiêu chuẩn OHSAS yêu cầu
để đảm bảo rằng:
a) có thể xác định được vị trí để tài liệu
b) chúng thường kỳ được xem xét, soát xét lại khi cần thiết và được người có thẩm quyền
phê chuẩn về sự phù hợp;
c) các văn bản hiện hành của các tài liệu và dữ liệu tương ứng có sẵn ở tất cả các vị trí mà

các hoạt động được thực hiện là thiết yếu cần cho sự hoạt động có hiệu quả của hệ thống
an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp;
d) các tài liệu và dữ liệu lỗi thời cần được loại bỏ nhanh chóng ra khỏi tất cả các điểm phát
hành và các điểm sử dụng hoặc mặt khác đảm bảo phòng chống lại việc vô ý sử dụng
nhầm;
e) những tài liệu lỗi thời nào về pháp luật và/hoặc về kiến thức chuyên môn được giữ lại vì
mục đích bảo quản lưu trữ cần phải được định ra một cách phù hợp.
4.4.6. Kiểm soát điều hành
Tổ chức cần phải xác định rõ các hoạt động liên quan đến rủi ro đã được xác định khi các biện
pháp kiểm soát được áp dụng. Tổ chức phải đặt kế hoạch cho các hoạt động này, bao gồm cả
việc bảo dưỡng nhằm đảm bảo là chúng được tiến hành trong điều kiện quy định bằng cách:
a) thiết lập và duy trì các thủ tục đã được lập thành tài liệu, nhằm đề cập đến các tình trạng
mà do thiếu các thủ tục này thì có thể dẫn đến sự hoạt động lệch khỏi chính sách và mục
tiêu an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp;
b) ban hành các chuẩn cứ hoạt động trong các thủ tục;
c) thiết lập và duy trì các thủ tục liên quan đến các rủi ro an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp
được xác định của hàng hoá, máy móc và dịch vụ mua hàng được tổ chức sử dụng và
thông tin các thủ tục và yêu cầu tương ứng cho các nhà cung cấp và nhà thầu;
d) thiết lập và duy trì các thủ tục để thiết kế nơi làm việc, quy trình lắp đặt, máy móc, thủ
tục vận hành và tổ chức công việc, bao gồm thay đổi năng lực của con người nhằm loại
trừ hoặc giảm thiểu những rủi ro về an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp tại nguồn.
4.4.7. Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng với tình trạng khẩn cấp
Tổ chức phải thiết lập và duy trì các thủ tục nhằm xác định rõ và đáp ứng với các sự cố tiềm ẩn
và tình trạng khẩn cấp, nhằm đề phòng và giảm nhẹ các tác động thương tật và ốm đau mà chúng
có thể gây ra.
Tổ chức cần xem xét và soát xét lại khi cần thiết, các thủ tục về sự chuẩn bị sẵn sàng với tình
trạng khẩn cấp sau khi xẩy ra sự cố.
Tổ chức cũng cần thử nghiệm định kỳ các thủ tục chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng với tình trạng
khẩn cấp khi có thể được.


12


4.5. Kiểm tra và hành động khắc phục

Thực hiện và điều hành

Đánh giá

Hành động khắc
phục, phòng ngừa

Phản hồi từ việc
thực hiện

Xem xét của lãnh đạo

Hình 5: Hành động khắc phục và phòng ngừa
4.5.1. Giám sát và đo
Tổ chức phải thiết lập và duy trì các thủ tục nhằm giám sát và đo việc thực hiện an toàn và sức
khoẻ nghề nghiệp dựa trên các đặc trưng chủ chôt. Các thủ tục này cần cung cấp để:
a) đo cả về mặt chất lượng lần số lượng, phù hợp với nhu cầu của tổ chức;
b) giám sát phạm vi mà mục tiêu an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp của tổ chức đã đạt được;
c) thực hiện các biện pháp phòng ngừa để giám sát sự tuân thủ chương trình quản lý an toàn
và sức khoẻ nghề nghiệp, tiêu chuẩn vận hành, các yêu cầu pháp luật quy định;
d) thực hiện các biện pháp khắc phục để giám sát tai nạn, ốm đau, sự cố (bao gồm thoát nạn)
và các bằng chứng trong quá khứ khác do thực hiện không nghiêm chỉnh vấn đề an toàn
và sức khoẻ nghề nghiệp;
e) ghi chép đầy đủ số liệu và kết quả giám sát và đo để thuận lợi điều chỉnh các biện pháp
khắc phục và phân tích các hành động phòng ngừa.

Nếu thiết bị giám sát được quy định để thực hiện giám sát và đo thì tổ chức phải thiết lập và duy
trì thủ tục để hiệu chuẩn và bảo dưỡng các thiết bị này. Hồ sơ của các hoạt động bảo dưỡng, hiệu
chuẩn và kết quả phải được lưu lại.
4.5.2. Tai nạn, sự cố, sự không phù hợp và hành động khắc phục, phòng ngừa
Tổ chức phải thiết lập và duy trì các thủ tục nhằm xác định trách nhiệm và quyền hạn
a) trong việc xử lý và điều tra:
o tai nạn
o sự cố
o sự không phù hợp
b) tiến hành các hoạt động nhằm giảm nhẹ mọi ảnh hưởng do tai nạn, sự cố và sự không phù
hợp;
13


c) đề xuất và hoàn tất hành động khắc phục và phòng ngừa;
d) xác nhận hiệu quả việc thực hiện các hoạt động khắc phục và phòng ngừa;
Các thủ tục này phải yêu cầu tất cả các hành động khắc phục và phòng ngừa đã đề xuất phải
được xem xét thông qua quá trình đánh giá rủi ro trước khi thực hiện.
Bất kỳ hành động khắc phục, phòng ngừa nào nhằm loại bỏ nguyên nhân của sự không phù hợp
hiện tại và tiềm ẩn đều phải thích hợp với tầm quan trọng của các vấn đề và tương xứng với rủi
ro an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp gặp phải.
Tổ chức phải thực hiện và ghi lại bất kỳ sự thay đổi nào do kết quả của hành động khắc phục và
phòng ngừa tạo ra vào trong các thủ tục đã được lập thành văn bản.
4.5.3. Hồ sơ và quản lý hồ sơ
Tổ chức phải thiết lập và duy trì các thủ tục để phân định, bảo quản và xử lý các hồ sơ về an toàn
và sức khoẻ nghề nghiệp cũng như các kết quả đánh giá và xem xét.
Hồ sơ an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp cần dễ đọc, dễ phân định và dễ tìm ra nguồn gốc của các
hoạt động liên quan. Hồ sơ về an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp phải được bảo quản bằng cách
sao cho dễ tìm lại được và được bảo vệ chống huỷ hoại, hư hỏng hoặc mất mát. Thời gian lưu
giữ chúng phải được quy định và ghi lại.

Hồ sơ cần được lưu giữ thích hợp với hệ thống và tổ chức nhằm thể hiện sự phù hợp với các
yêu cầu của tiêu chuẩn này.
4.5.4. Đánh giá
Tổ chức cần phải thiết lập và duy trì chương trình và thủ tục để tiến hành đánh giá hệ thống
quản lý an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp định kỳ nhằm:
a) Xác định xem liệu hệ thống quản lý an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp có hoặc không:
- Phù hợp với các kế hoạch quản lý an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp đã đề ra kể cả
các yêu cầu pháp luật của tiêu chuẩn này
- được áp dụng và duy trì một cách đúng đắn
- phù hợp với chính sách và mục tiêu của tổ chức
b) soát xét lại kết quả đánh giá kỳ trước;
c) cung cấp thông tin về kết quả đánh giá cho ban lãnh đạo.
Chương trình đánh giá bao gồm cả thời gian biểu, phải dưạ trên đánh giá rủi ro của các hoạt động
và kết quả của các cuộc đánh giá trước đây. Các thủ tục đánh giá phải bao gồm phạm vi, tần suất,
phương pháp luận đánh giá và năng lực, cũng như trách nhiệm và yêu cầu tiến hành đánh giá và
báo cáo kết quả.
Chương trình đánh giá phải được thực hiện bởi chuyên gia đánh giá độc lập, có trách nhiệm trực
tiếp với các hoạt động được đánh giá.
Chú ý: Từ “độc lập” ở đây không có nghĩa là bên ngoài tổ chức.

14


4.6. Xem xét lại của ban lãnh đạo

Hành động khắc phục và phòng ngừa

Nhân tố
bên trong


Xem xét của lãnh đạo

Nhân tố bên ngoài

Chính sách

Hình 6: Xem xét của lãnh đạo
Lãnh đạo cao nhất của tổ chức, sau từng thời gian đã được xác định, cần xem xét lại hệ thống
quản lý an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp nhằm đảm bảo tính thích hợp, đầy đủ và hiệu quả liên
tục của hệ thống. Quá trình xem xét lại của ban lãnh đạo cần phải đảm bảo rằng mọi thông tin
cần thiết đã thu thập, cho phép ban lãnh đạo tiến hành việc đánh giá này. Sự xem xét lại này cần
được lập thành văn bản.
Việc xem xét lại của ban lãnh đạo phải đề cập đến nhu cầu có thể có về thay đổi chính sách, mục
tiêu và các yếu tố khác của hệ thống an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp theo tinh thần của các kết
quả đánh giá hệ thống quản lý an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp, hoàn cảnh thay đổi và cam kết
cải tiến liên tục.

15


Phụ lục A
Tương ứng giữa tiêu chuẩn OHSAS 18001, ISO 14001:1996 và ISO 9001:1994
Yêu cầu

OHSAS 18001

Yêu cầu

ISO 14001:1996


Yêu cầu

1

Phạm vi

2

Tài liệu tham khảo

1

Phạm vi

1

Phạm vi

2

Tiêu chuẩn trách dẫn

2

Tiêu chuẩn trách dẫn

3

Thuật ngữ và định nghĩa


3

Định nghĩa

3

Định nghĩa

4

Các yếu tố hệ thống quản lý
OH&S

4

Các yêu cầu hệ thống quản lý
môi trường

4

Các yêu cầu của hệ thống chất
lượng

ISO 9001:1994

4.1

Các yêu cầu chung

4.1


Các yêu cầu chung

4.2.1

Các yêu cầu chung

4.2

Chính sách OH&S

4.2

Chính sách môi trường

4.1.1

Chính sách chất lượng

4.3

Lập kế hoạch

4.2

Hệ thống chất lượng

4.2

Hệ thống chất lượng


Lập kế hoạch

4.3
4.3.1

Lập kế hoạch xác định mối
nguy, đánh giá và kiểm soát
rủi ro

4.3.1

Khía cạnh môi trường

4.3.2

Yêu cầu về pháp luật và yêu
cầu khác

4.3.2

Yêu cầu về pháp luật và yêu
cầu khác

4.3.3

Mục tiêu

4.3.3


Mục tiêu và chỉ tiêu

4.2

Hệ thống chất lượng

4.3.4

Chương trình quản lý an toàn
và sức khoẻ nghề nghiệp

4.3.4

Chương trình quản lý môi
trường

4.2

Hệ thống chất lượng

Thực hiện và điều hành

4.2

Hệ thống chất lượng

4.9

Kiểm soát quá trình


4.1

Trách nhiệm của các lãnh đạo

4.4

Thực hiện và điều hành

4.4

4.4.1

Cơ cấu và trách nhiệm

4.4.1

Cơ cấu và trách nhiệm

4.4.2

Đào tạo, nhận thức và năng
lực

4.4.2

Đào tạo, nhận thức và năng
lực

4.4.3


Tham khảo và thông tin liên
lạc

4.4.3

Thông tin liên lạc

4.4.4

Tài liệu

4.4.4

Tài liệu hệ thống quản lý môi
trường

4.4.5

Kiểm soát tài liẹu và số liệu

4.4.5

Kiểm soát tài liệu

4.4.6

Kiểm soát tài liệu

4.4.6


Kiểm soát tài liệu



4.1.2

Tổ chức

4.18

Đào tạo


4.2.1
4.5
4.2.2

Các yêu cầu chung (không có
ý 1)
Kiểm soát tài liẹu và số liệu
Sổ tay hệ thống chất lượng

4.3

Xem xét hợp đồng

4.4

Kiểm soát thiết kế


4.6

Mua hàng

4.7

Sản phẩm do khách hàng cung
cấp

4.8

Nhận biết và xác định nguồn
gốc sản phẩm

4.9

Kiểm soát quá trình

4.15

Xếp dỡ, lưu kho, đóng gói,
bảo quản và giao hàng

4.19

Dịch vụ kỹ thuật

4.20

Kỹ thuật thống kê


4.4.7

Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp
ứng với tình trạng khẩn cấp

4.4.7

Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp
ứng với tình trạng khẩn cấp



4.5

Hành động khắc phục và
phòng ngừa

4.5

Hành động khắc phục và
phòng ngừa



4.5.1

Giám sát và đo việc thực hiện

4.5.1


Giám sát và đo

4.10
4.11

16

Kiểm tra và thử nghiệm
Kiểm soát thiết bị kiểm tra, đo
lường và thử nghiệm


4.5.2

Tai nạn, sự cố, sự không phù
hợp và hành động khắc phục,
phòng ngừa

4.5.2

Sự không phù hợp và hành
động khắc phục, phòng ngừa

4.12

Trạng thái kiểm tra và thử
nghiệm

4.13


Kiểm soát sản phẩm không
phù hợp

4.14

Hành động khắc phục và
phòng ngừa

4.5.3

Hồ sư và quản lý hồ sơ

4.5.3

Hồ sơ

4.16

Kiểm soát hồ sơ chất lượng

4.5.4

Đánh giá

4.5.4

Đánh giá hệ thống quản lý
môi trường


4.17

Đánh giá chất lượng nội bộ

4.6

Xem xét lại của lãnh đạo

4.6

Xem xét lại của lãnh đạo

4.1.3

Xem xét lại của lãnh đạo

Phụ lục A

Tương ứng với ISO 14001,
ISO 9001

Phụ
lục B

Tương ứng với ISO 9001



Tài liệu tham khảo


Phụ lục C

Tài liệu tham khảo



Xem OHSAS 18002

Phụ lục A

Hướng dẫn sử dụng bản quy
định


Phụ lục A



Tài liệu tham khảo


17


Tài liệu tham khảo
1. ISO 9001:1994, Hệ thống chất lượng: Mô hình đảm bảo chất lượng trong thiết kế,
triển khai, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật.
2. ISO 14001: 1996, Hệ thống quản lý môi trường: Quy định và hướng dẫn sử dụng
3. ISO/IEC hướng dẫn 2: 1996: Tiêu chuẩn hoá và các hoạt động liên quan - từ vựng
chung


Bổ xung thêm
Các ấn phẩm tiêu chuẩn của BSI
Viện tiêu chuẩn Anh quốc , London W4 4AL
BS 8800:1996, Hướng dẫn về hệ thống quản lý An toàn và Sức khoẻ nghề nghiệp.
BS EN 30011-1:1993, Hướng dẫn về đánh giá hệ thống chất lượng- Đánh giá.
BS EN 30011-2:1993, Hướng dẫn về đánh giá hệ thống chất lượng — Chuẩn cứ trình độ đối với chuyên gia đánh
giá hệ thống chất lượng.
BS EN 30011-3:1993, Hướng dẫn đánh giá hệ thống chất lượng —Quản lý chương trình đánh giá.
BS EN ISO 9001:1994, Hệ thống chất lượng: Mô hình đảm bảo chất lượng trong thiết kế, triển khai, sản xuất,
lắp đặt và dịch vụ.
BS EN ISO 14001:1996, Hệ thống quản lý môi trường —Qui định đối với hướng dẫn sử dụng.

18



×