Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

báo cáo thực tập tốt nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân Đông Á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.08 KB, 31 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---

BÁO CÁO THỰC TẬP
TỐT NGHIỆP
Đơn vị thực tập:

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN ĐÔNG Á
Giáo viên hướng dẫn

: Phạm Trung Thùy Linh

Sinh viên thực hiện

: Bùi Bích Diệp

Chuyên ngành

: Kế toán

HÀ NỘI – 2016


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---

BÁO CÁO THỰC TẬP
TỐT NGHIỆP
Đơn vị thực tập:



DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN ĐÔNG Á
Giáo viên hướng dẫn

: Nguyễn Trung Thùy Linh

Sinh viên thực hiện

: Bùi Bích Diệp

Chuyên ngành

: Kế toán

HÀ NỘI – 2016
2


MỤC LỤC
Phần 1. Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của Doanh nghiệp tư
nhân Đông Á...................................................................................................................... 7
1.1.Quá trình hình thành và phát triển của DNTN Đông Á.............................................7
1.1.1.Giới thiệu chung về DNTN Đông Á..................................................................7
1.1.2.Quá trình hình thành và phát triển của công ty...................................................7
1.2. Cơ cấu tổ chức của DNTN Đông Á.........................................................................7
1.3. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận...................................................................8
1.3.1 Giám đốc............................................................................................................8
1.3.2. Phó giám đốc.....................................................................................................8
1.3.3. Phòng vật tư sản xuất kinh doanh.....................................................................8
1.3.4. Phòng Tài chính – Kế toán................................................................................9

1.3.5. Phòng thiết kế, kỹ thuật sản xuất nội ngoại thất................................................9
Phần 2. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhân Đông
Á....................................................................................................................................... 10
2.1. Khái quát về ngành nghề kinh doanh của DNTN Đông Á....................................10
2.2. Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của DNTN Đông Á...............................10
2.2.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh chung của DNTN Đông Á.............10
2.2.2.Mô tả quy trình hoạt động tại phòng Tài chính – kế toán của DNTN Đông Á. 12
2.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DNTN Đông Á năm 2013 và năm
2014.............................................................................................................................. 13
2.3.1. Tình hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận năm 2013 và năm 2014 của DNTN
Đông Á..................................................................................................................... 13
2.3.2. Tình hình tài sản – nguồn vốn năm 2014 và 2013 của DNTN Đông Á...........16
2.4 Phân tích một số chỉ tiêu tài chính căn bản của DNTN Đông Á.............................20
2.4.1. Chỉ tiêu xác định cơ cấu tài sản và nguồn vốn................................................20
2.4.2 Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán.............................................................21
2.4.3 Chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản......................................................22
2.4.4 Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời..................................................................22
2.5 Tình hình lao động tại DNTN Đông Á....................................................................23
2.5.1 Tình hình lao động tại Doanh nghiệp tư nhân Đông Á.....................................24
2.5.2 Chính sách và các chế độ đãi ngộ của DNTN Đông Á.....................................24
3


2.5.3 Chế độ đào tạo lao động tại DNTN Đông Á....................................................25
2.5.4 Định hướng phát triển nguồn nhân lực.............................................................25
Phần 3. Nhận xét và kết luận.........................................................................................26
3.1 Môi trường kinh doanh...........................................................................................26
3.1.1 Thuận lợi..........................................................................................................26
3.1.2 Khó khăn..........................................................................................................26
3.2 Những ưu điểm tồn tại của DNTN Đông Á và biện pháp khắc phục......................27

3.2.1 Ưu điểm...........................................................................................................27
3.2.2 Tồn tại..............................................................................................................27
3.3 Biện pháp khắc phục...............................................................................................28
3.4 Định hướng phát triển của DNTN Đông Á.............................................................28

4


DANH MỤC VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt
CSH
DNTN
TSNH
TSDH

Tên đầy đủ
Chủ sở hữu
Doanh nghiệp tư nhân
Tài sản ngắn hạn
Tài sản dài hạn

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, CÔNG THỨC

Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức của Doanh nghiệp tư nhân Đông Á...........................................8
Bảng 2.1 : Doanh thu từ hoạt động sản xuất và kinh doanh năm 2013 và 2014................11
Sơ đồ 2.1 Quy trình sản xuất kinh doanh của DNTN Đông Á..........................................11
Sơ đồ 2.2 Quy trình chấm công nhân viên của DNTN Đông Á........................................14
Bảng 2.2. Báo cáo kết quả kinh doanh..............................................................................16
Bảng 2.3. Bảng cân đối kế toán........................................................................................19
Bảng 2.4 Chỉ tiêu về cơ cấu tài sản, nguồn vốn của DNTN Đông Á................................23

Bảng 2.5 Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán...............................................................24
Bảng 2.6 Chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản........................................................26
Bảng 2.7 Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời....................................................................26
Bảng 2.8 Trình độ lao động tại DNTN Đông Á................................................................28

5


LỜI MỞ ĐẦU
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2011-2015) đã khép lại và để lại ý
nghĩa to lớn và quan trọng, là cơ sở và động lực cho việc xây dựng và phát triển kinh tế
năm 2016. Trong năm 2015 thị trường bất động sản diễn ra sôi nổi mở ra một kênh đầu tư
hấp dẫn cho các giới đầu tư. Các chính sách về đất đai, quyền sở hữu được thay đổi một
cách tích cực.Việc thay đổi này kéo theo nhu cầu về nội thất văn phòng, nhà ở,.. tăng cao.
Điều này sẽ là cơ hội tốt cho thị trường nội thất phát triển, thay đổi bộ mặt cho cơ sở hạ
tầng. Tuy nhiên, nền kinh tế trong nước ta được dự báo đang trên đà hồi phục nhưng chưa
bền vững , phải đối mặt với những khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài
chính toàn cầu. Là một doanh nghiệp thiên về hoạt động xây dựng sản xuất và cung cấp
hàng hóa nôi thất – DNTN Đông Á cũng phải chịu ít nhiều ảnh hưởng từ nền kinh tế nước
nhà.
Trong thời gian thực tập tại phòng Kế toán , được sự hỗ trợ và quan tâm của các
anh/ chị làm việc tại doanh nghiệp, em đã được tiếp xúc và hiểu hơn về môi trường làm
việc văn phòng. Cùng với đó là sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Nguyễn Trung Thùy
Linh đã giúp em hoàn thành bản báo cáo thực tập của mình. Bản báo cáo thực tập tốt
nghiệp bao gồm các nội dung chính sau:
Phần 1 : Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của Doanh nghiệp
tư nhân Đông Á.
Phần 2 : Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp tư
nhân Đông Á.
Phần 3 : Nhận xét và kết luận.


6


PHẦN 1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU TỔ
CHỨC CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN ĐÔNG Á
1.1.Quá trình hình thành và phát triển của DNTN Đông Á
1.1.1.Giới thiệu chung về DNTN Đông Á
 Tên công ty: Công ty Doanh nghiệp tư nhân Đông Á
 Văn phòng giao dịch : 67 Nguyễn Văn Cừ - TP Hạ Long, Quảng Ninh
 Showroom trưng bày: 495A – Phường Cao Xanh – Hạ Long – Quảng Ninh
 Xưởng sản xuất : 495A – Phường Cao Xanh – Hạ Long – Quảng Ninh
 Số điện thoại: 0333.518.356 – Fax : 0333.518.883
 Mã số thuế: 5700392760
 Giám đốc: Bùi Văn Tuấn
 Vốn điều lệ : 1.800.000.000 đồng ( Một tỷ tám trăm triệu đồng)
 Vốn lưu động : 2.500.000.000 đồng (Hai tỷ năm trăm triệu đồng)
1.1.2.Quá trình hình thành và phát triển của công ty
DNTN Đông Á được thành lập năm từ năm 2002 dựa trên luật doanh nghiệp, có tư
cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ dân sự theo luật định, tự chịu trách nhiệm về toàn
bộ hoạt động kinh doanh của mình, có con dấu riêng và được quyền in và phát hành các
loại hóa đơn, thực hiện các chế độ kế toán hiện hành theo luật doanh nghiệp.
DNTN Đông Á với tiền thân là một tổ hợp các thành viên kinh doanh các sản
phẩm nội thất được thành lập và hoạt động từ năm 1984. Qua vài năm hoạt động, các
doanh nghiệp, công ty trong lĩnh vực này không thể đáp ứng được nhu cầu cũng như yêu
cầu của khách hàng. Để bắt kịp với xu hướng ngày càng phát triển cao, ông Bùi Văn Tuấn
– chủ tổ hợp lúc ấy đã vận dụng những kinh nghiệm tích lũy trong thời gian kinh doanh
và làm việc trong nhà máy sản xuất chế biến nội thất, đã tìm hiểu thực tiễn và nghiên cứu
thị trường . Nhận thấy được tiềm năng và cơ hội ông Bùi Văn Tuấn đã quyết định thành
lập doanh nghiệp tư nhân Đông Á mở rộng ngành nghề kinh doanh và lĩnh vực hoạt

động.Ngày 01/07/2002, Doanh nghiệp tư nhân Đông Á chính thức được thành lập.
Trong những năm hoạt động, Doanh nghiệp đã đạt được những thành tích to lớn,
tích lũy được những kinh nghiệm nhất định trong lĩnh vực buôn bán nội thất, tạo dựng
được các mối quan hệ kinh doanh có giá trị cao cho doanh nghiệp. Trong 14 năm hoạt
động trong ngành, Doanh nghiệp đã dần khẳng định đươc chỗ đứng vững mạnh trên thị
trường.
1.2. Cơ cấu tổ chức của DNTN Đông Á
Doanh nghiệp tư nhân Đông Á là doanh nghiệp ở dạng nhỏ nên cơ cấu tổ chức của
công ty ở dạng mô hình khá đơn giản như sau:

7


Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức của Doanh nghiệp tư nhân Đông Á
Giám đốc

Phó giám đốc

Phòng vật tư sản xuất
kinh doanh

Phòng Tài chính - Kế toán

Phòng thiết kế, kỹ thuật
sản xuất nội ngoại thất

(Nguồn: Phòng tài chính – kế toán)
1.3. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
1.3.1 Giám đốc
Là người đại diện trước pháp luật cho công ty và nắm giữ quyền hành cao nhất, là

người chịu trách nhiệm vô hạn về hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp:






Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp: Không sử dụng và buôn bán các thông
tin mật về quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, không lạm
dụng quyền,địa vị nhằm tư lợi cá nhân.
Tìm hiểu và phân tích đưa ra quyết định phát triển công ty, định hướng trong tương
lai, tổ chức và thực hiện các kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty
Ban hành các quy định để quản lý nội bộ công ty.
Kí kết các hợp đồng kinh tế, các văn bản giao dịch với khách hàng.

1.3.2. Phó giám đốc
Phó giám đốc có trách nhiệm hoàn thành đối với nhiêm vụ giám đốc giao cho.
Ngoài ra, Phó giám đốc có nhiệm vụ điều hành sản xuất, chăm lo cho đời sống vật
chất, tinh thần nhân viên lao động, gắn kết giữa các phòng ban, nhằm đem lại môi trường
làm việc thuận lợi và đạt hiệu quả công việc cao. Đề xuất các phương án, điều chỉnh các
kế hoạch kinh doanh sao cho phù hợp với tình hình công ty.
1.3.3. Phòng vật tư sản xuất kinh doanh
Phòng vật tư sản xuất kinh doanh có nhiệm vụ tổng hợp, đề xuất mua vật tư phục
vụ công tác thi công xây lắp kịp tiến độ.

8


Đảm bảo chất lượng vật tư theo hồ sơ thiết kế mà khách hàng yêu cầu. Đảm bảo
nguyên tắc về chứng từ mua vật tư: có biên bản giao, nhận vật tư, thiết bị cho các bộ phận

sử dụng.
Quản lý toàn bộ vật tư, thực hiện quy trình xuất nhập vật tư. Theo dõi, ghi chép,
kiểm kê, cập nhập và đảm bảo tính chính xác của các loại vật tư có trong kho.Lập các kế
hoạch sử dụng vật tư sao cho phù hợp với tình hình hoạt động công ty. Đề xuất sử lý
những nguyên liệu, vật tư tồn kho ngăn ngừa sử dụng vật tư sai quy định của công ty.
1.3.4. Phòng Tài chính – Kế toán
Phòng tài chính – kế toán có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc trong công tác tổ
chức, quản lý và giám sát các hoạt động kinh tế. Xây dựng các kế hoạch tài chính phù hợp
với kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư, các kế hoạch định kỳ về giá thành
sản phẩm, chi phí bán hàng và các chi phí khác liên quan.
Thực hiện các công việc hạch toán kế toán, quản lý tài sản, nguồn vốn và các
nguồn lực kinh tế của công ty theo quy định của Nhà nước. Báo cáo tài chính, báo cáo
thuế, thống kê và kê khai theo quy định của Nhà nước và Điều lệ công ty. Lưu trữ, bảo
quản chứng từ, sổ sách kế toán, bảo mật số liệu theo quy định và Điều lệ công ty. Làm các
báo giá và làm hợp đồng sản xuất kinh doanh với khách hàng, mua vật tư hàng hóa và
tổng hợp công nợ đầu ra đầu vào. Lập báo giá dự toán, quyết toán hợp đồng với khách
hàng. Theo dõi công nợ mua hàng hóa vật tư và công nợ bán hàng.
Theo dõi, báo cáo, nhắc nhở kịp thời khách hàng về việc thanh toán các hóa đơn
hay các chi phí khác.
Quan sát, chấm công và thực hiện chi trả lương cho nhân viên.
1.3.5. Phòng thiết kế, kỹ thuật sản xuất nội ngoại thất
Phòng thiết kế, kỹ thuật sản xuất có nhiệm vụ nhận và thiết kế các mẫu sản phẩm,
vẽ thiết kế, dựng ảnh 3D, các hình ảnh một cách chi tiết các sản phẩm sản xuất, phối hợp
cùng với thợ sản xuất chính để thi công sản phẩm sao cho đạt với yêu cầu của khách
hàng.
Lên ý tưởng và phát triển ý tưởng để tạo ra các bản thiết kế đẹp, chất lượng cao và
có tính khả thi.
Nghiên cứu, tìm hiểu thêm về nhu cầu sản phẩm để thiết kế gần nhất với yêu cầu
của khách hàng. Cập nhật các phần mềm thiết kế nhằm tăng năng suất hiệu quả công việc.
Lưu trữ và đảm bảo nguyên vẹn của các bản vẽ thiết kế. Không có hành vi gian

lận, trao đổi mua bán ý tưởng cũng như bản vẽ đối với các công ty cạnh tranh.
Nhận xét :
Doanh nghiệp tư nhân Đông Á sử dụng mô hình cơ cấu tổ chức ở dạng khá đơn
giản khiến Giám đốc có thể quản lý, theo dõi sát sao và nắm bắt rõ hơn về tình hình công
ty cũng mức độ hoàn thành công việc của từng nhân viên các phòng ban, nầng cao được
hiệu quả, tăng năng suất làm việc.
9


PHẦN 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN ĐÔNG Á
2.1. Khái quát về ngành nghề kinh doanh của DNTN Đông Á
Kinh doanh từ năm 1984 và sản xuất từ năm 2002 đến nay, DNTN Đông Á là
doanh nghiệp chuyên hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, trang trí, lắp đạt nội thất và kinh
doanh hàng hóa. Sản xuất và kinh doanh là hai mảng hoạt động chính đem lại doanh thu
cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn cung cấp dịch vụ sửa chữa, lắp đặt (bàn, ghế,
giường, tủ …) cho khách hàng, giúp mang lại 1 phần lợi nhuận cho công ty. Ngoài ra để
phục vụ theo nhu cầu của khách hàng công ty cũng cung cấp thêm dịch vụ vận chuyển,
bốc dỡ hàng hóa và thu hút được sự quan tâm của khách hàng.
2.2. Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của DNTN Đông Á
2.2.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh chung của DNTN Đông Á

Bước 1:
Mua và
nhập kho
nguyên vật
liệu

Sơ đồ 2.1 Quy trình sản xuất kinh doanh của DNTN Đông Á


Bước 2:
Liên hệ
khách hàng

Bước 3 :
Xác nhận,
kí kết hợp
đồng

Bước 4:
Thiết kế

Bước 5: Thi
công, sản
xuất, lắp
đặt.

(Nguồn : Phòng Tài chính – Kế toán)

Quy trình sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp:
Bước 1: Mua và nhập kho nguyên vật liệu
Do doanh nghiệp là doanh nghiệp hoạt động lâu năm, đã có hơn 14 năm kinh
nghiệm trong nghề nên có mối quan hệ mật thiết đối với các nhà cung cấp vật tư chính.
Nhân viên phòng vật tư sản xuất kinh doanh sẽ tiến hành liên lạc với nhà cung cấp và tiến
hành thu mua, nhập kho vật tư mà doanh nghiệp dự đoán là cần thiết cho quá trình thi
công và sản xuất. Việc thu mua vật tư, nguyên liệu là bước quan trọng trong quá trình sản
xuất kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó doanh nghiệp
cũng tìm thêm các nguồn cung ứng mới để đề phòng các nguồn cung ứng cũ bị gián đoạn
hoặc cũng có thể tìm những nguồn cung ứng mới nếu nguồn cung ứng mới có giá thành

và chất lương vật liệu tốt hơn.

10


Không những vậy phòng vật tư còn phải kiểm tra nguyên, vật liệu trước và sau khi
nhập, đàm phán để kí kết được mức giá mong muốn và phù hợp với điều kiện hoàn cảnh.
Từ đó thực hiện kí hết hợp đồng và nhập kho nguyên, vật liệu.
Bước 2: Liên hệ khách hàng
Đội ngũ nhân viên sẽ tiến hành tìm hiểu nhu cầu, khuynh hướng thị trường, các
khách hàng tiềm năng, tiếp xúc với khách hàng, giới thiệu các mẫu thiết kế của doanh
nghiệp hiện đang có sẵn và các mẫu thiết kế khác mà doanh nghiệp có thể sản xuất. Tư
vấn khách hàng có yêu cầu, có các kế hoạch quảng cáo trực tiếp tới khách hàng hoặc gián
tiếp thông qua các đại lý để tạo sự tò mò, hiếu kì thu hút khách hàng.
Bên cạnh đó cũng cần nắm bắt những thông tin liên lạc, địa chỉ của những khu
vực, những khách hàng đang có nhu cầu để trực tiếp tìm đến. Ví dụ như cơ quan, xí
nghiệp. chung cư, …mới được xây dựng. Từ đó, thuyết phục khách hàng kí kết hợp đồng.
Đưa ra các dịch vụ chăm sóc khách hàng như giao hàng tận nhà, sửa chữa và lặp
đặt,. . . ngoài ra còn có thể có những ưu đãi đặc biệt đối với những khách hàng có nhu cầu
đặt hàng với số lượng nhiều.
Bước 3: Xác nhận, kí kết hợp đồng
Cần xác nhận yêu cầu, nhân viên phòng tài chính – kế toán sẽ có nhiệm vụ soạn
thảo hợp đồng, cung cấp đầy đủ hồ sơ, các nội dung cần thiết để kí kết hợp đồng. Trong
hợp đồng phải nêu rõ các điều khoản như: các khoản chiết khấu, khuyến mại, chi phí vận
chuyển… Sau khi kí kết, các bộ phận trong doanh nghiệp cần phối hợp để tiến hành bàn
giao đúng thời hạn. Trong thời gian thực hiện hợp đồng nếu phát sinh sai sót, tranh chấp,
2 bên cần đàm phán thảo luận để đưa ra giải pháp. Trường hợp không giải quyết được
mâu thuẫn, sẽ nhờ tới sự can thiệp của pháp luật dựa trên những khoản mà 2 bên đồng ý
khi kí kết. Doanh nghiệp có nghĩa vụ phải hoàn thành đúng và tốt nhất các điều khoản đã
nêu nhằm thỏa mãn 1 cách tối đa yêu cầu của khách hàng.

Bước 4: Thiết kế
Sau khi hoàn thành kí kết hợp đồng với khách hàng, nhân viên phòng thiết kế sẽ
gặp và thảo luận trực tiếp với khách hàng. Tìm hiểu mong muốn cũng như yêu cầu đặt ra
với sản phẩm của khách hàng (hình dáng, màu sắc, chất liệu,..). Vẽ thiết kế các sản phẩm
và báo giá cho khách hàng để nhận được sự đồng ý. Nếu không, cần bàn bạc lại với khách
hàng để có thế đáp ứng được nhu cầu cũng như mức giá mà khách hàng chấp nhận.
Bước 5: Thi công, sản xuất và lắp đặt
Sau khi hoàn thành các bước trên, nhân viên phòng thiết kế sẽ chuyển bản vẽ cho
đội thi công sản xuất. Trình bày những yêu cầu mà khách hàng đã đặt ra. Hợp tác với đội
sản xuất để thi công sản phảm 1 cách chính xác phù hợp yêu cầu. Nếu trong quá trình sản
xuất có những thay đổi về mặt vật liệu hay thiết kế do doanh nghiệp không đáp ứng đươc
nhu cầu của khách hàng vì 1 số lí do nào đó thì cần báo ngay cho khách hàng để 2 bên
cùng bàn bạc, cân nhắc lại về hợp đồng cũng như sản phẩm.
11


Sau khi sản xuất xong thành phẩm sẽ được chuyển xuống cho đội sơn để sơn phủ
bề mặt đảm bảo tính thẩm mỹ và hoàn thiện sản phẩm. Cuối cùng là thực hiện việc bốc
dỡ, lắp đặt tận nơi cho khách hàng (nếu khách hàng yêu cầu).
Ngoài ra khi hoàn thành sản phẩm mà khách hàng hủy hợp đồng thì khách hàng có
trách nhiệm bồi thường theo hợp đồng. Còn sản phẩm sẽ được đặt tại showroom trưng
bày để bán trực tiếp.
2.2.2.Mô tả quy trình hoạt động tại phòng Tài chính – kế toán của DNTN Đông Á
Phòng Tài chính – kế toán là một phòng ban có vai trò quan trọng trong quá trình
hoạt động và phát triển của doanh nghiệp. Công việc tại phòng Tài chính – kế toán khá
nhiều và phần lớn liên quan đến các con số, dữ liệu. Vì vậy đòi hỏi kinh nghiệm, và tính
kiên nhẫn cao trong công việc. Trong thời gian thực tập tại doanh nghiệp em có nhiệm vụ
theo dõi, chấm công cho cán bộ công nhân viên.
Sơ đồ 2.2 Quy trình chấm công nhân viên của DNTN Đông Á


Bước 1: Theo
dõi, chấmcông
nhân viên

Bước 3: Thông
báo quyết định
của công ty

Bước 2: Kiểm
tra đối chiếu

Bước 4: Thực
hiện chi trả
lương nhân
viên

( Nguồn: Phòng tài chính – kế toán )
Bước 1: Theo dõi, chấm công nhân viên
Hằng ngày, thực hiện việc theo dõi chấm công giờ đến và giờ về của các nhân viên.
Theo dõi chuyên cần, những người nghỉ có phép và không phép cũng đều được chấm
công để cuối tháng tính lương cho nhân viên.
Ngoài ra doanh nghiệp có chế độ cung cấp bữa trưa cho nhân viên. Đối với nhân
viên đăng ký ăn trưa tại doanh nghiệp cũng sẽ được chấm công để đảm bảo tính chính xác
về công nợ của nhân viên.
Nhân viên đi làm tăng ca sẽ được tính công ngày làm thêm giờ cũng được chấm
công với mức lương tăng ca đã thỏa thuận.
Bước 2: Kiểm tra đối chiếu
Đến cuối tháng, bảng chấm công của các bộ phận sẽ được tập hợp tại phòng Tài
chính – kế toán. Em có nhiệm vụ đối chiếu, so sánh bảng chấm công tại phòng ban.
Trong trường hợp xuất hiện sự sai lệch giữa bảng chấm công các bộ phận và bảng

chấm công tại phòng Tài chính – kế toán, 2 bên sẽ tiến hành kiểm tra, đối chiếu để có
được sự điều chỉnh hợp lý.
Bước 3 : Thông báo quyết định (nếu có)
12


Trường hợp những người đi muộn tùy theo thời gian sẽ bị trừ vào tiền lương cuối
tháng. Trong quá trình làm việc, nhân viên gây ra sai xót như làm hỏng máy móc thiết bị,
làm sai yêu cầu hoặc có hành vi chống đối gây bất lợi đối với doanh nghiệp nhằm tư lợi
sẽ bị phạt trừ vào lương số tiền tương đương với tổn thất mà nhân viên đó gây ra cho
doanh nghiệp. Ngoài ra nhân viên có thái độ, ý thức tốt hoặc nhân viên làm thêm giờ cũng
sẽ được chấm công. Trưởng ban của bộ phận sẽ đề ra biện pháp thích hợp sau đó trình lên
giám đốc và phó giám đốc. Sau khi ra quyết định, em có nhiệm vụ lập văn bản thông báo
quyết định không chỉ ở bảng tin mà còn gửi quyết định đến email của nhân viên (nếu có)
nhằm nêu rõ lý do thưởng phạt.
Bước 4: Thực hiện chi trả lương nhân viên
Căn cứ vào bảng chấm công đã được điều chỉnh và các mức lương đối với từng
người, bộ phận kế toán sẽ tiến hành tính tiền lương cho nhân viên. Sau đó sẽ trừ lương:
như đi muộn, bồi thường vật chất,… Cuối cùng là tiến hành thủ tục thanh toán cho nhân
viên.
Trong trường hợp nhân viên không đồng ý với mức lương cuối tháng của mình, sẽ
giải thích lý do sự tăng giảm của tiền lương, nếu nhân viên vẫn không đồng ý thì các
phòng ban sẽ họp với nhau sau đó xin ý kiến của ban lãnh đạo (giám đốc, phó giám đốc)
để đưa ra quyết định phù hợp
2.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DNTN Đông Á năm 2013 và năm
2014.
2.3.1. Tình hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận năm 2013 và năm 2014 của DNTN
Đông Á
Bảng báo cáo kết quả kinh doanh là một phần trong báo cáo tài chính của doanh
nghiệp. Báo cáo kết quả kinh doanh thể hiện rõ ràng tình hình doanh thu, chi phí, lợi

nhuận của một doanh nghiệp. Qua đó các nhà quản trị, có thể nắm bắt tình hình kinh
doanh của doanh nghiệp để có kế hoạch điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp với
tình hình thực tế của doanh nghiệp. Dưới đây là bản báo cáo kết quả kinh doanh năm
2014 của DNTN Đông Á.

13


Bảng 2.2. Báo cáo kết quả kinh doanh
(Đơn vị tính: Đồng/ 1.000 đồng)
Chênh lệch
Tương
Tuyệt đối
đối(%)
(4)=
(3) = (1)-(2)
(3)/(2)

Chỉ tiêu

Năm 2014

Năm 2013

(A)

(1)

(2)


9.578.189.43
1

10.140.532.64
3

(562.343.212)

(0,05)

9.578.189.43
1
8.657.259.67
8

10.140.532.64
3

(562.343.212)

(0,05)

9.417.670.423

(760.410.745)

(0,08)

920.929.753


722.862.220

198.067.533

0,27

490.505.612

131.292.348

359.213.264

2,73

396.072.339

541.037.439

(144.965.100)

(0,26)

34.351.802

50.532.433

(16.180.631)

(0,32)


214.238

315.910

(101.672)

(0,32)

214.238

315.910

(101.672)

(0,32)

34.566.040

50.848.343

(16.282.303)

(0,32)

7.604.529

11.440.877

(3.836.348)


(0,33)

26.961.511

39.407.466

(12.445.955)

(0,31)

1.Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
2.Các khoản giảm trừ doanh
thu
3. Doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch vụ
4.Giá vốn hàng bán
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng
và cung cấp dịch vụ
6. Doanh thu hoạt động tài
chính
7. Chi phí tài chính
- Trong đó: Chi phí lãi vay
8. Chi phí quản lý kinh doanh
9. Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh
10. Thu nhập khác
11. Chi phí khác
12. Lợi nhuận khác
13. Tổng lợi nhuận kế toán

trước thuế
14. Chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp
15. Lợi nhuận sau thuế thu
nhập doanh nghiệp

(Nguồn: Phòng tài chính – kế toán)
Nhận xét:
Nhìn vào bảng báo cáo kết quả kinh doanh năm 2014 ta có thể thấy rẳng lợi nhuận
sau thuế của doanh nghiệp ở mức dương nhưng thấp hơn so với năm 2013. Sự biến đổi về
tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp được thể hiện chi tiết, rõ ràng:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Năm 2014, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là 9.578.189.431 đồng giảm
562.343.212 đồng, tương ứng với mức 0,05% so với năm 2013. Do số lượng đặt hàng
14


giảm đi ảnh hưởng trực tiếp khiến doanh thu giảm dù đã cung cấp thêm các dịch vụ kèm
theo khi mua hàng.
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Đối với doanh thu thuần thì năm 2014 là 9.578.189.431 đồng giảm 562.343.212
đồng, tương ứng với mức 0,05% so với năm 2013. Do năm 2013 và năm 2014, doanh
nghiệp không phát sinh khoản giảm trừ doanh thu nào nên dẫn đến việc doanh thu thuần
có số liệu như doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Giá vốn hàng bán
Giá vốn hàng của doanh nghiệp năm 2014 là 8.657.259.678 đồng giảm
760.410.745 đồng, tương ứng với mức 0,08% so với năm 2013.Sô lượng khách không
nhiều dẫn đến việc nhập nguyên vật liệu cũng giảm đi.
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Năm 2014, lợi nhuận gộp của doanh nghiệp là 920.929.753 đồng, tăng

198.067.533 đồng, tương đương 0,27% so với năm 2013.Tuy lợi nhuận gộp tăng nhưng
không đáng kể do sự chênh lệch của giá vốn hàng bán và doanh thu khiến lợi nhuận của
doanh nghiệp không được nhiều.
Chi phí tài chính
Năm 2014, chi phí doanh nghiệp là 490.505.612 đồng tăng 359.213.264 đồng,
tương đương 2,73% so với năm 2013.Chi phí tăng do phát sinh trong quá trình mua sắm
máy móc mới, đồng thời trong năm 2014 doanh nghiệp cũng khuyến khích khách hàng
thanh toán tiền hàng trong kỳ hạn cho trước với điều kiện hưởng phần trăm chiết khấu.
Chi phí quản lý kinh doanh
Năm 2014, chi phí quản lý doanh nghiệp là 396.072.339 đồng giảm 144.965.100
đồng, tương ứng 0,26% so với năm 2013. Chi phí này giảm là do trong năm 2014 chi phí
đầu vào tăng mà số lượng không nhiều, để đảm bảo doanh thu, doanh nghiệp đã quyết
định cắt giảm chi phí.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
Lợi nhuần thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2014 là 34.351.802 đồng giảm
16.180.631 đồng, tương ứng 0,32% so với năm 2013.Lợi nhuần giảm là do doanh thu
thuần, giá vốn hàng bán và các chi phí đều tăng.
Thu nhập khác
Năm 2014, thu nhập khác của doanh nghiệp là 214.238 đồng giảm 101.672 đồng,
tương đương với mức 0,32% so với năm 2013. Thu nhập này chủ yếu đến từ các hoạt
động, dịch vụ được cung cấp thêm cho khách hàng khi kí hợp đồng sản phẩm.
Lợi nhuận khác
15


Năm 2014, thu nhập khác của doanh nghiệp là 214.238 đồng giảm 101.672 đồng,
tương đương với mức 0,32% so với năm 2013. Doanh nghiệp đã thực hiện thanh lý một
số tài sản không còn giá trị đối với doanh nghiệp.
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
Năm 2014 là 34.566.040 đồng giảm 16.282.303 đồng, tương ứng 0,32% so với

năm 2013.Lợi nhuận trước thuế giảm do lợi nhuận khác và lợi nhuần thuần từ kinh doanh
đều giảm.
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2014 là 7.604.529 đồng giảm 3.836.348
đồng, tương ứng 0,33% so với năm 2013.Do thu nhập của doanh nghiệp giảm trong năm
2014 nên mức thuế tương đương cần phải nộp cho nhà nước sẽ giảm

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
Năm 2014, lợi nhuận sao thuế thu nhập là 26.961.511 đồng giảm 12.445.955 đồng,
tương ứng mức 0,31% so với năm 2013.Vì lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp giảm
đồng thời mức thuế doanh nghiệp phải đóng cũng thấp hơn so với năm 2013.
2.3.2. Tình hình tài sản – nguồn vốn năm 2014 và 2013 của DNTN Đông Á
Bảng cân đối kế toán là một trong những phần quan trọng trong báo cáo tài chính
của doanh nghiệp. Bảng cân đối kế toán thể hiện rõ nhất tình hình biến động về tổng tài
sản cũng như tổng nguồn vốn của doanh nhiệp trong một năm. Dưới đây là bảng cân đối
kế toán của DNTN Đông Á:
Bảng 2.3. Bảng cân đối kế toán
(Đơn vị tính: Đồng/1.000 đồng)
Chỉ tiêu

Năm 2014

Năm 2013

Chênh lệch
Tuyệt đối

(A)

(1)


(2)

(3)=(1)-(2)

Tương đối
(%)
(4)=( 3)/(2)

TÀI SẢN
A. Tài sản ngắn hạn
I. Tiên và các khoản
tương đương tiền
II. Các khoản phải thu
ngắn hạn

20.376.558.082 19.154.294.344 1.222.263.738
93.001.317
5.739.787.305

16

82.485.496

0,06

10.515.821

0,12


6.663.146.550 (923.359.245)

(0,13)


1. Phải thu của khách hàng

5.739.787.305

6.663.146.550 (923.359.245)

(0,13)

III. Hàng tồn kho

14.323.537.983 12.327.819.860 1.995.718.123

0,16

1. Hàng tồn kho
IV. Tài sản ngắn hạn
khác
1.Thuế và các khoản khác
phải thu Nhà nước
2. Tài sản ngắn hạn khác

14.323.537.983 12.327.819.860 1.995.718.123

0,16


220.231.477

80.842.438

139.389.039

1,72

218.341.477

78.952.438

139.389.039

1,76

1.890.000

1.890.000

0

0

B- TÀI SẢN DÀI HẠN

1.373.028.370

986.338.008


386.690.362

0,39

I.Tài sản cố định

1.332.597.547

945.907.185

386.690.362

0,40

1. Nguyên giá

1.936.653.479

1.549.963.117

386.690.362

0,24

2. Giá trị hao mòn lũy kế

(604.055.932)

(604.055.932)


II.Tài sản dài hạn khác

40.430.823

40.430.823

1. Phải thu dài hạn

40.430.823

40.430.823

21.749.586.452 20.140.632.352 1.608.954.100

0,07

TỔNG TÀI SẢN
NGUỒN VỐN
A- NỢ PHẢI TRẢ
I. Nợ ngắn hạn
1. Vay ngắn hạn
2. Phải trả cho người bán

21.090.971.12
4
21.068.861.12
4
18.283.854.82
0


19.527.072.36
1
19.502.022.36
1
10.734.014.37
5

2.749.016.304

3. Thuế và các khoản
phải nộp Nhà nước

1.563.898.763

0,08

1.566.838.763

0,08

7.549.840.445

0,70

8.696.104.492

(5.947.088.188
)

(0,68)


8.043.494

(8.043.494)

(1,00)

3.Phải trả người lao động

35.990.000

63.860.000

(27.870.000)

(0,43)

II. Nợ dài hạn
1. Phải trả, phải nộp dài
hạn khác
B- VỐN CHỦ SỞ HỮU

22.110.000

25.050.000

(2.940.000)

(0,11)


22.110.000

25.050.000

(2.940.000)

(0,11)

658.615.328

613.559.991

45.055.337

0,07

658.615.328

613.559.991

45.055.337

0,07

500.000.000

480.639.000

19.361.000


0,04

158.615.328

132.920.991

25.694.337

0,19

I. Vốn chủ sở hữu
1. Vốn đầu tư của chủ sở
hữu
2. Lợi nhuận sau thuế
chưa phân phối

17


TỔNG NGUỒN VỐN

21.749.586.45
2

20.140.632.35
2

1.608.954.100

0,07


Tài sản: Trong năm 2014, tổng tài sản của Doanh nghiệp là 21.749.586.452 đồng
tăng 1.608.954.100 đồng tương đương với mức tăng 0,07% so với năm 2013. Tổng tài sản
thay đổi là do có sự thay đổi trong tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn cụ thể như sau:
Tài sản ngắn hạn :Tài sản ngắn hạn năm 2014 là 20.376.558.082 đồng tăng
1.222.263.738 đồng tương ứng với mức giảm 0,06%. Trong đó:
Tiền và các khoản tương đương tiền: năm 2014 tiền và các khoản tương đương
tiền là 93.001.317 đồng tăng 10.515.821 đồng tương ứng với mức tăng 0,12% so với năm
2013. Tiền và các khoản tương đương tiền tăng là do doanh thu từ hoạt động bán hàng và
cung cấp dịch vụ, ngoài ra doanh nghiệp thực hiện các chính sách dự trữ tiền để chi trả
cho một số khoản nợ và các hoạt động bất thường. Việc này khiến tiền trong Doanh
nghiệp tăng nhưng đồng thời cũng đồng làm tăng các rủi ro nhất định khi lưu trữ tiền mặt.
Các khoản phải thu ngắn hạn: năm 2014 các khoản phải thu ngắn hạn là
5.739.787.305 đồng giảm 923.359.245 đồng tương đương với mức 0,13%. Các khoản
phải thu ngắn hạn giảm là do khoản phải thu khách hàng giảm do các chính sách chiết
khấu về thanh toán mà Doanh nghiệp thực hiện khi khách hàng mua hàng với số lượng
lớn và được nhận thêm các ưu đãi từ Doanh nghiệp.
Hàng tồn kho: năm 2014 hàng tồn kho là 14.323.537.983 đồng tăng
1.995.718.123 đồng tương ứng với mức tăng 0,16%. Như đã nói ở trên năm 2014 cung
vượt quá cầu khiến nhiều sản phẩm bị ứ đọng gây nên tình trạng hàng tồn kho tăng. Ngoài
ra, các nguyên liệu chính là gỗ cũng được lưu trữ tại kho.
Tài sản ngắn hạn khác: Tài sản ngắn hạn khác năm 2014 là 220.231.477 đồng
tăng 139.389.039 đồng tương đương với mức tăng 1,72% so với năm 2013.Tài sản ngắn
hạn khác tăng d thuế và các khoản phải thu Nhà nước tăng 1,76% so với năm 2013. Ngoài
ra tài sản ngắn hạn khác của doanh nghiệp vẫn được duy trì từ năm 2013.
Tài sản dài hạn: Năm 2014 tài sản dài hạn của doanh nghiệp là 1.373.028.370
đồng tăng 386.690.362 đồng tương đương với mức tăng 0,39%. Tài sản dài hạn tăng là
do:
Tài sản cố định: Năm 2014 tài sản cố định của doanh nghiệp là 1.332.597.547
đồng tăng 386.690.362 đồng tương đương với mức tăng 0,40 %. Trong năm 2014, doanh

nghiệp có thanh lý một số tài sản cố định không còn giá trị đối với doanh nghiệp và đồng
thời cũng mua sắm thêm một số máy móc làm tăng tài sản cố định nhưng giá trị hao mòn
lũy kế năm 2014 vẫn giữ nguyên so với năm 2013 là 604.055.932 đồng.
Tài sản dài hạn khác: Năm 2014 tài sản dài hạn khác của doanh nghiệp là
40.430.823 đồng giữ nguyên so với năm 2013. Nguyên nhân là do khoản thu của khách
hàng được chuyển thành khoản thu dài hạn, do doanh nghiệp đã có quyết định cho 1 số
khách hàng được nợ tiền hàng trong kỳ hạn.
18


Nguồn vốn: Trong năm 2014 tổng nguồn vốn của doanh nghiệp là 21.749.586.452
đồng tăng 1.608.954.100 đồng, tương đương với mức tăng 0,07% so với năm 2013. Sự
thay đổi này được thể hiện cụ thể như sau:
Nợ phải trả: Năm 2014 là 21.090.971.124 đồng tăng 1.563.898.763 đồng tương
đương với mức tăng 0,08% so với năm 2013. Nợ phải trả tăng do vay ngắn hạn của
Doanh nghiệp tăng:
Vay ngắn hạn: Khoản vay ngắn hạn của Doanh nghiệp năm 2014 là
18.283.854.820 đồng tăng 7.549.840.445 đồng tương đương với mức 0,70% so với năm
2013. Vay ngắn hạn tăng là do tình hình lãi suất cho vay của các ngân hàng giảm trong
năm 2014 mà do đặc trưng của ngành nghề Doanh nghiệp cần một khoản tiền để đầu tư
phục vụ sản xuất kinh doanh nên Doanh nghiệp đã lựa chọn việc vay ngắn hạn tại các
ngân hàng, tuy điều này làm tăng khoản nợ ngắn hạn và phát sinh chi phí lãi vay nhưng
mang tính chất khả thi, ổn định.
Phải trả cho người bán :Năm 2014 là 2.749.016.304 đồng giảm 5.947.088.188
đồng tương đương với mức giảm 0,68% so với năm 2013. Phải trả cho người bán năm
2014 phần lớn đã được Doanh nghiệp thanh toán chỉ còn nợ lại một phần nhỏ, Doanh
nghiệp đã sử dụng khoản tiền đó vào việc đầu tư phát triển kinh doanh.
Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước: Năm 2014 thuế và các khoản phải
nộp cho Nhà nước không phát sinh so với năm 2013 tương đương với mức giảm 1% là
8.043.494 đồng. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước không phát sinh cho thấy Doanh

nghiệp đã thực hiện tốt nghĩa vụ đóng thuế cho Nhà nước, thanh toán các khoản thuế khi
đến hạn. Điều này giúp giảm khoản nợ ngắn hạn.
Phải trả người lao động: Năm 2014 phải trả người lao động là 35.990.000 đồng
giảm 27.870.000 tương đương với mức giảm 0.43% so với năm 2013. Khoản phải trả lao
động này phát sinh do Doanh nghiệp thuê các nhân công ngoài công ty để phục vụ cho
quá trình thi công sản xuất.
Nợ dài hạn: Năm 2014 là 22.110.000 đồng giảm 2.940.000 tương đương với mức
giảm 0,11% so với năm 2013. Các khoản trả phải nộp ngắn hạn khác của Doanh nghiệp
chủ yếu là tiền bảo hiểm xã hội của người lao động chứng tỏ Doanh nghiệp vẫn còn nợ cơ
quan bảo hiểm.
Vốn chủ sở hữu: vốn chủ sở hữu năm 2014 là 658.615.328 đồng tăng 45.055.337
đồng tương ứng với mức tăng 0,07% so với năm 2013. Vốn chủ sở hữh tăng do vốn đầu
tư của chủ sở hữu tăng 19.361.000 đồng tương đương với mức tăng 0,04% và lợi nhuận
sau thuế chưa phân phối tăng 25.694.337 đồng tương đương với mức 0,19%.
Nhận xét: năm 2014 các chỉ tiêu đều có sự biến động so với năm 2013 cho thấy
tình hình sản xuất kinh doanh Doanh nghiệp. Tổng tài sản và nguồn vốn đều được điêug
chỉnh sao cho phù hợp với sự kinh doanh và phát triển của Doanh nghiệp. Ngoài ra Doanh
nghiệp cần quản lý chi phí giá vốn,. . .để có thể thu được mức lợi nhuận cao nhất.

19


2.4 Phân tích một số chỉ tiêu tài chính căn bản của DNTN Đông Á
2.4.1. Chỉ tiêu xác định cơ cấu tài sản và nguồn vốn
Bảng 2.4 Chỉ tiêu về cơ cấu tài sản, nguồn vốn của DNTN Đông Á
Đơn vị : %
Chỉ tiêu
1.Tỷ trọng Tài
sản ngắn hạn
2. Tỷ trọng Tài

sản dài hạn
3. Tỷ trong nợ
4.Tỷ trọng vốn
CSH

Công thức tính
Tổng TSHN
Tổng tài sản
x100%
Tổng TSDH
Tổng tài sản
x100%
Tổng nợ
x100%
Tổng nguồn vốn
Tổng vốn CSH
x100%
Tổng nguồn vốn

Năm 2014
93,68

Năm 2013
95,10

Chênh lệch
(1,42)

6,31


4,89

1,42

9,69

9,69

3,02

3,04

0
(0,02)

Nhận xét:
Tỷ trọng tài sản ngắn hạn:
Tỷ trọng tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản thể hiện trong 100 đồng tài sản của
doanh nghiệp có bao nhiêu đồng TSNH. Tỷ trọng TSNH năm 2014 là 93,68% thể hiện
trong 100 đồng tài sản có 93,68 đồng TSNH. Năm 2013, tỷ trọng TSNH là 95,10% thể
hiện trong 100 đồng tài sản có 95,10 đồng TSNH. Năm 2014 tỷ trọng tài sản ngắn hạn
giảm 1,42% so với năm 2013.Năm 2014 số lượng bán hóa bán ra giảm hơn so với năm
2013 khiến hàng ứ đọng khiến giá trị hàng tồn kho, tiền và các khoản tương đương tiền
tăng.Việc tổng tài sản ngắn hạn tăng dẫn đến tổng tài sản tăng theo nhưng không đáng kể
so với năm 2013.Tỷ trọng tài sản ngắn hạn giảm nhưng vẫn đang chiếm tỷ trọng lớn hơn
90% cho thấy doanh nghiệp nghiêng về việc đầu tư vào các kế hoạch chiến lược ngắn
hạn.
Tỷ trọng tài sản dài hạn:
Tỷ trọng tài sản dài hạn trên tổng tài sản thể hiện trong 100 đồng tổng tài sản của
doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản dài hạn. Tỷ trọng trong năm 2014 là 6,31% thể

hiện trong 100 đồng tài sản có 6,31 đồng TSDH, năm 2013 là 4,89% cho thấy trong 100
đồng tài sản có 4,89 đồng TSDH. Tỷ trọng tài sản dài hạn tăng 1,42% so với năm 2013.
Vì năm 2014 doanh nghiệp có mua sắm thêm các loại máy móc để phục vụ cho quá trình
sản xuất và công tác quản lý khiến giá trị của tài sản cố định tăng lên. Tỷ trọng tài sản dài
hạn mặc dù tăng nhưng mức tăng không đáng kể, chiếm tỷ trọng dưới 10% cho thấy
doanh nghiệp không có quá nhiều sự quan tâm vào các hoạt động đầu tư cho tài sản cố
định.
Tỷ trọng nợ:

20


Tỷ trọng nợ thể hiện rằng 100 đồng nợ được tài trợ bằng bao nhiêu đồng của tổng
nguồn vốn hay trên tổng tài sản. Tỷ trọng nợ năm 2014 là 9,69% không tăng so với năm
2013. Tỷ trọng nợ của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ (dưới 10%) cho thấy khoản vay
của doanh nghiệp là nhỏ cho thấy khả năng tự chủ tài chính cao.
Tỷ trọng vốn CSH:
Tỷ trọng vốn chủ sở hữu thể hiện trong 100 đồng tổng nguồn vốn của doanh
nghiệp có bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu. Trong năm 2013 tỷ trọng này là 3,04% năm
2014 là 3,02% điều này có nghĩa rằng cứ 100 đồng nguồn vốn thì vốn chủ sở hữu chiếm
3,04 đồng vào năm 2013 và chiếm 3,02 đồng vào năm 2014. Tỷ trọng vốn CSH năm 2014
giảm 0,02 % so với năm 2013. Điều này cho thấy độ rủi ro tài chính cao. Tuy doanh
nghiệp có tính độc lập về mặt tài chính nhưng khi có biến động không thuận lợi trên thị
trường thì tác động đến lợi nhuận.
2.4.2 Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán
Bảng 2.5 Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán
Đơn vị: lần
Chỉ tiêu
1.Khả năng thanh
toán ngắn hạn

2. Khả năng thanh
toán nhanh
3.Khả năng thanh
toán tức thời

Công thức tính
Tổng TSNH
Tổng nợ ngắn hạn
Tổng TSNH- kho
Tổng nợ ngắn hạn
Tiền và các khoản tương
đương tiền
Tổng nợ ngắn hạn

Năm 2014
0,96

Năm 2013
0,98

0,28

0,35

0,0044

0,0042

Chênh lệch
(0,02)

(0,07)
0,0002

Nhận xét:
Khả năng thanh toán ngắn hạn:
Khả năng thanh toán ngắn hạn là công cụ đo lường khả năng thanh toán các khoản
nợ ngắn hạn, biểu thị sự cân bằng giữa TSNH và nợ ngắn hạn. Điều này cho biết tại một
thời điểm nhất định 1 đồng nợ ngắn hạn huy động được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng
TSNH. Chỉ số thanh toán ngắn hạn năm 2014 là 0,96 lần giảm 0,02 lần so với năm 2013
là 0,98 lần. Khả năng thanh toán ngắn hạn cho thấy việc có thể thanh toán các khoản nợ
ngắn hạn trong thời gian ngắn của doanh nghiệp đang giảm. Ngoài ra điều này cũng cho
thấy việc dự trữ TSNH của doanh nghiệp là gần đủ để trang trải cho các khoản nợ ngắn
hạn khi đến hạn.
Khả năng thanh toán nhanh:
Khả năng thanh toán nhanh phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong
điều kiện không bán hết hàng tồn kho. Chỉ tiêu này có ý nghĩa 1 đồng nợ ngắn hạn huy
động được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng TSNH có tính thanh khoản cao không bao bao
21


gồm hàng tồn kho. Năm 2014 là 0,28 lần giảm 0,07 lần so với năm 2013 là 0,35 lần.
TSNH trừ hàng tồn kho năm 2014 là 6.053.020.099 đồng giảm 0,88% so với năm 2013.
Khả năng thanh toán giảm là do TSNH trừ hàng tồn kho có mức tăng nhưng nhỏ hơn mức
tăng của nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu thanh toán dài hạn giảm trong cả 2 năm 2013 và năm 2014
và nhỏ hơn 1 thể hiện rằng doanh nghiệp đang ở mức báo động về khả năng thanh toán
khi không bán hết hàng trong kho.
Khả năng thanh toán tức thời:
Khả năng thanh toán tức thời thể hiện doanh nghiệp có thể sử dụng bao nhiều đồng
tiền và các khoản tương đương tiền để chi trả cho 1 đồng nợ ngắn hạn. Năm 2014 chỉ tiêu
này là 0,0044 lần tăng 0,0002 lần so với năm 2013 là 0,0042 lần. Khả năng thanh toán tức

thời tăng là do lượng tiền mặt và các khoản tương đương tiền năm 2014 tăng 1,12% so
với năm 2013 còn nợ ngắn hạn chỉ tăng có 1,08% so với năm 2013. Mặc dù lượng tiền và
các khoản tương đương tiền tăng giúp doanh nghiệp trong việc thanh toán các khoản chi
phí nhưng đồng thời nó cũng khiến doanh nghiệp mất thêm chi phí để lưu trữ tiền mặt
khiến tăng rủi ro của việc lưu giữ. Khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp đạt
mức thấp là điều đáng báo động cần phải cân nhắc lưu ý đến tỷ lệ nợ ngắn hạn và lượng
tiền mặt để có các biện pháp dự trữ hợp lý hơn.
2.4.3 Chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản
Bảng 2.6 Chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản
Đơn vị: Lần
Chỉ tiêu
Hiệu suất sử
dụng tổng tài sản
Nhận xét:

Công thức tính
Doanh thu thuần
Tổng tài sản

Năm 2014

Năm 2013

0,44

0,50

Chênh lệch
(0,06)


Hiệu suất sử dụng tổng tài sản:
Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng tài sản đầu tư vào tổng tài sản thì sinh ra bao nhiêu
đồng doanh thu. Năm 2013 là 0,50 lần, năm 2014 là 0,44 lần giảm 0,06 lần. Có nghĩa rằng
trong năm 2014, bình quân 1 đồng tài sản tạo ra 0,44 đồng doanh thu thuần. Hiệu suất sử
dụng tổng tài sản giảm vì doanh thu thuần trong năm 2014 giảm đi 0,94% so với năm
2013 trong khi đó tổng tài sản lại tăng lên 1.608.954.100 đồng. Hiệu suất này giảm cho
thấy doanh nghiệp chưa sử dụng tài sản có hiệu quả.
2.4.4 Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời
Bảng 2.7 Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời
Đơn vị: %
Chỉ tiêu
1.Tỷ suất sinh lời
trên tổng tài sản
(ROA)

Công thức tính
Lợi nhuận ròng
Tổng tài sản

Năm 2014

x 100%
22

0,12

Năm 2013 Chênh lệch
0,19

(0,07)



2.Tỷ suất sinh lời
trên doanh thu
(ROS)
3.Tỷ suất sinh lời
trên vốn CSH
(ROE)
Nhận xét:

Lợi nhuận ròng
Doanh thu thuần

x 100%

0,28

0,38

(0,1)

Lợi nhuần ròng
Vốn chủ sở hữu

x 100%

4,09

6,42


(2,33)

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA):
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) của năm 2014 là 0,12% cho thấy trong 1
đồng vốn đầu tư vào tổng tài sản thì tạo ra 0,12 đồng lợi nhuận sau thuế.Chỉ tiêu này đã
giảm 0,07% so với năm 2013 là 0,19%. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản giảm là do lợi
nhuận ròng của doanh nghiệp giảm 12.445.955 đồng cao hơn mức tăng của tổng sản. Qua
số liệu, chúng ta có thể dễ dàng thấy được doanh nghiệp chưa biết cách vận dụng triệt để
để làm tăng lợi nhuận khiến doanh nghiệp rơi vào tình trạng bị lỗ.
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS):
Tỷ trọng sinh lời trên doanh thu cho biết trong 1 đồng doanh thu thì có bao nhiêu
đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2014 là 0,28% giảm 0,1% so với năm 2013 là 0,38%.ROS
giảm là do lợi nhuận sau thuế tăng nhưng lại thấp hơn doanh thu thuần. Thể hiện cho thấy
cách quản lý chi phí của doanh nghiệp còn hạn chế, chi phí phải bỏ ra quá lớn khiến ảnh
hưởng đến doanh thu.
Tỷ suất sinh lời trên vốn CSH (ROE):
Năm 2014 tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu là 4,09% đồng nghĩa với việc trong
1 đồng vốn huy động được không qua hoạt động vay nợ thì tạo ra 4,09 đồng lợi nhuận sau
thuế. Năm 2014 ROE đã giảm 2,33% so với năm 2013.Vì lợi nhuận ròng năm 2014 giảm
mạnh trong khi đó vốn chủ sở hữu lại tăng lên là nguyên nhân gây nên sự giảm sút về chỉ
tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn CSH.
2.5 Tình hình lao động tại DNTN Đông Á
Là một doanh nghiệp hoạt động trong nghành nội thất, không chỉ buôn bán các sản
phẩm nội thất mà doanh nghiệp còn tự nhập nguyên vật liệu về nhập kho để sản xuất thi
công tạo ra nhiều sản phẩm đẹp mắt và có tính khả thi rất được lòng người tiêu dùng. Một
trong các yếu tố quan trọng để làm lên điều đó là đội ngũ nhân viên tại doanh nghiệp.
Tính đến hết năm 2014, doanh nghiệp có tất cả 25 nhân viên với mức lương trung bình là
5.600.000 đồng.

23



2.5.1 Tình hình lao động tại Doanh nghiệp tư nhân Đông Á
Bảng 2.8 Trình độ lao động tại DNTN Đông Á
Cơ cấu trình độ
Cơ cấu giới tính
Chỉ tiêu
Số lượng Tỷ lệ (%)
Giới tính
Số lượng
Tỷ lệ(%)
Đại học, cao
4
16,00
Nam
20
80,00
đẳng
Trung cấp
1
4,00
Nữ
5
20,00
Khác
20
80,00
Tổng
25
100

25
100
(Nguồn: Phòng tài chính – kế toán)
Nhận xét:
Qua bảng trên ta có thể thấy được trình độ của công nhân viên trong doanh nghiệp.
Người có bằng cấp đại học, cao đẳng chỉ có 4 người trên tổng số 25 nhân viên chiếm
16,00%, trung cấp chiếm 4,00%, số còn lại là đã qua lớp dạy nghề hoặc chỉ lại là lao động
phổ thông. Như vậy thì trình độ học vấn của nhân viên xét trên toàn thể là không cao. Số
nhân viên có bằng đại học cao đẳng là những người làm về kế toán, hành chính, các công
việc đòi hỏi có chuyên môn. Những người còn lại chủ yếu là nhân viên ở đội thi công sản
xuất. Họ chủ yếu làm các công việc như bả, đánh giá ráp và một số các công việc thủ
công.
Ngoài ra, do đặc thù tính chất của ngành nghề nên lao động chủ yếu là nam giới,
chiếm tới 80%, nữ giới chỉ chiếm 20% làm các công việc hành chính, bán hàng.
2.5.2 Chính sách và các chế độ đãi ngộ của DNTN Đông Á
Hiện nay, Doanh nghiệp có các chế độ đại ngộ và chính sách phúc lợi cho nhân
viên nhằm đảm bảo an toàn và mức sống của từng người:









Sau khi người lao động ký kết hợp đồng với doanh nghiệp sẽ được hưởng các chế
độ đãi ngộ như có nghỉ có lương( theo kiểu giống nghỉ phép) , các chế độ thưởng
theo doanh thu, thưởng theo năng lực làm việc.
Thực hiện việc đóng Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội cho nhân viên theo quy định

của Nhà nước.
Các ngày lễ tết nhân viên đều được nghỉ theo quy định của Nhà nước. Đặc biệt đối
với tết âm lịch nhân viên sẽ được hưởng lương tháng thứ 13.
Tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên khi gia đinh gặp chuyện khó khăn, không
chỉ là lời hỏi thăm mà còn nhân được sự hỗ trợ của doanh nghiệp.
Trong công việc, phân công và chỉ đạo nhiệm vụ phù hợp với từng người, có chế
độ lương thưởng, phạt hợp lý.
Để đáp ứng nhu cầu của nhân viên, doanh nghiệp sẽ tiến hành trả lương nhân viên
nếu có làm thêm giờ thêm ca, tùy vào số thời gian mà người đó làm thêm.
Ngoài ra, hằng tháng nhân viên có thể ứng trước 25% số lương để phục vụ cho
việc ăn ở, đi lại.
24


2.5.3 Chế độ đào tạo lao động tại DNTN Đông Á
 Nhân viên tại bộ phận thi công, sản xuất sau khi kí kết hợp đồng sẽ được doanh
nghiệp cho đi học hàm thụ (kiểu học để nâng cao tay nghề) nâng cao trình độ hay
có cơ hội được học hỏi, trao đổi chuyên môn đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản
xuất khác.
 Đối với nhân viên, làm việc hành chính tại doanh nghiệp, trong 3 tháng thử việc,
doanh nghiệp sẽ quan sát, đào tạo và bồi dưỡng thêm các kĩ năng chuyên môn, đặc
biệt là bên kế toán, phòng kế toán sẽ cử ra người có kinh nghiệm để đào tạo người
mới tránh tình trạng làm sai gây tổn thất cho doanh nghiệp.
 Doanh nghiệp cũng thường xuyên tổ chức các khóa học nâng cao kĩ năng, cọ sát
giữa các nhân viên.
 Có một phần hỗ trợ chi phí như tiền xăng xe,học phí,… đối với nhân viên đi học
các khóa học nhằm phục vụ cho doanh nghiệp.
2.5.4 Định hướng phát triển nguồn nhân lực
Tuyển dụng những lao động có tay nghề cao để giúp nâng cao chất lượng sản
phẩm.Chú trọng thu hút nhân tài, cán bộ có chuyên môn cao.Tăng cường phát triển nguồn

nhân lực dài hạn. Bên cạnh việc đào tạo các kĩ năng chuyên môn, cũng tăng cường đào
tạo các kĩ năng mềm như các kĩ năng giao tiếp, đàm phán trong kinh doanh, gặp gỡ khách
hàng. Không chỉ vậy để phục vụ cho việc Việt Nam gia nhập WTO tiếng anh cũng là một
kĩ năng cần trau dồi và học hỏi.

25


×