Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

Tiêu chuẩn thiết kế ô thửa và đường giao thông thủy lợi nội đồng _ Dự thảo lần 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 33 trang )

BỘ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

DỰ THẢO

TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ Ô THỬA – GIAO THÔNG NỘI
ĐỒNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN MỚI VÙNG
ĐBSH THEO HƯỚNG HIỆN ĐẠI HOÁ

NGUYỄN ĐỨC VIỆT
Phòng Quản Lý và Hiện Đại Hoá Hệ thống Thuỷ Lợi
Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường

HÀ NỘI – 2012

1


Ô THỬA – GIAO THÔNG NỘI ĐỒNG

MỤC LỤC
1

Phạm vi áp dụng .................................................................................................................. 4

2 Đối tượng sử dụng tiêu chuẩn ............................................................................................. 4
3 Thuật ngữ và định nghĩa ....................................................................................................... 4
3.1

Ô ruộng (Rice Cells) ........................................................................................................ 4



3.2 Thửa ruộng (Field Lots or Rice Paddy) .............................................................................. 4
3.3 Bờ thửa (Field Lot Banks) ................................................................................................. 5
3.4 Dải thửa (Field Blocks) ..................................................................................................... 5
3.5 Khu ruộng (Farm Blocks) .................................................................................................. 5
3.6 Bờ vùng (Farm Block Banks) ............................................................................................ 5
3.7 Cánh đồng (xứ đồng) (Fields) ........................................................................................... 5
3.8 Đường giao thông trục chính nộiđồng (Main Farm Roads) ................................................. 5
3.9 Đường giao thông nhỏ nội đồng (On-Farm Roads) ............................................................ 5
4 Một số yêu cầu chủ yếu về quy hoạch, thiết kế hệ thống ô thửa& giao thông nội đồng
phục vụ phát triển NTM theo hướng hiện đại hoá .................................................................... 6
5 Xây dựng tiêu chuẩn thiết kếÔ thửa ..................................................................................... 7
5.1 Trình tự xây dựng tiêu chuẩn thiết kế Ô thửa .................................................................... 7
5.2 Thu thập, tổng hợp số liệu và phân tích vùng quy hoạch ................................................... 7
5.3 Quy hoạch, thiết kế đồng ruộng ........................................................................................ 9
5.3.1 Mô hình độc canh cây lúa ........................................................................................... 9
5.3.2 Mô hình xen canh Lúa-Cá ......................................................................................... 26

TÀI LIỆU THAM KHẢO

2


Lời nói đầu

Dự thảo Tiêu chuẩn quy hoạch thiết kế Ô thửa – Giao thông Nội đồng vùng Đồng Bằng Sông
Hồng (ĐBSH) được biên soạn dựa trên kết quả chỉnh sửa một số tiêu chuẩn đã có liên quan đến
quy hoạch thiết kế Ô thửa- Giao thông Nội đồng trong khuôn khổ đề tài độc lập cấp nhà nước:
“Nghiên cứu các giải pháp nâng cấp và hiện đại hoá hệ thống thuỷ lợi phục vụ phát triển nông
thôn mới vùng ĐBSH”. Thực hiện 2010 – 2013 do Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam chủ trì, Viện

Nước, Tưới tiêu và Môi trường chủ trì thực hiện.
Dự thảo Tiêu chuẩn quy hoạch thiết kế Ô thửa – Giao thông Nội đồng vùng ĐBSH là cơ sở
để các cấp có thẩm quyền xem xét thẩm định và triển khai áp dụng cho chương trình Nông Thôn
Mới (NTM) vùng ĐBSH.

3


Ô THỬA – GIAO THÔNG NỘI ĐỒNG

Tiêu chuẩn thiết kế ô thửa – giao thông nội đồng phục vụ phát
triển nông thôn mới vùng ĐBSH

1


Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này được dùng để tham khảo không mang tính pháp lý bắt buộc và không thay bất
cứ quy định hướng dẫn nào của Chính phủ, Bộ, Ngành liên quan đang có hiệu lực thi hành.



Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các xứ đồng hoạt động nuôi trồng thuỷ sản của các xã
biển đảo do điều kiện đặc trưng công trình thuỷ lợi khác nhau.



Tiêu chuẩn có thể coi như là cơ sở và phương pháp luận để quy hoạch, thiết kế xây dựng
mới, cải tạo nâng cấp hoặc mở rộng đất sản xuất nông nghiệp quy mô cấp xã trong vùng
ĐBSH.


2 Đối tượng sử dụng tiêu chuẩn


Ban chỉ đạo quốc gia về xây dựng Nông Thôn Mới;



Các xã xây dựng Nông Thôn Mới vùng ĐBSH;



Các nhà nghiên cứu, kĩ sư thiết kế, tư vấn về thuỷ lợi, học sinh, sinh viên và những người
quan tâm về công tác thuỷ lợi, xây dựng Nông Thôn Mới.

3 Thuật ngữ và định nghĩa 1
3.1 Ô ruộng (Rice Cells)
Ô ruộng là đơn vị nhỏ nhất của khu ruộng có ranh giới không cố định.Các ô ruộng được hình
thành sau khi hoàn thành công tác làm đất, chuẩn bị gieo cấy và được phân cách nhau bởi các bờ
đất đắp tạm.
3.2 Thửa ruộng (Field Lots or Rice Paddy)
Thửa ruộng được định hình bởi sự kết hợp của nhiều các ô ruộng, cho phép thực hiện việc
tưới tiêu nước cho cây trồngthông qua các hệ thống kênh mương nhỏ nội đồng. Đường ranh giới
giữa các thửa ruộng có thể là các đường bờ thửa đắp tạm, được ấn định hai đầu bằng các cọc
tre, gỗ, bê tông chôn chìm xuống đất.

1Các

định nghĩa được tham khảo trong các tài liệu của Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO), các tài liệu hướng dẫn dồn điền


của Viện Tưới tiêu Nhật bản và quan điểm cá nhân của tác giả.

4


3.3 Bờ thửa (Field Lot Banks)
Bờ thửa là một hệ thống bờ dọc theo 2 cạnh dài của thửa ruộng, trong điều kiện canh tác cơ
giới thì các bờ này sẽ là những bờ tạm thời hoặc bán cố định, hàng vụ phải đắp và tu sửa lại. Bờ
thửa có tác dụng giữ nước và làm đường đi lại trong khi chăm bón.
3.4 Dải thửa (Field Blocks)
Dải thửa là đơn vị lớn nhất của khu ruộng cho phép quản lý lượng nước cần thiết cho cây
lúa có thể phát triển một cách đầy đủ nhất. Đường ranh giới của dải thửa thường được phân cách
bởi kênh tưới, kênh tiêu hoặc các đường bở thửa.
3.5 Khu ruộng (Farm Blocks)
Khu ruộng thường được bao quanh bởi các đường bờ vùng, một khu ruộng hoàn chỉnh sẽ
được cấu phần bởi các công trình nội đồngkênh tưới, kênh tiêu, đường giao thông nội đồng, chỗ
lên xuống cho các loại máy móc, nông cụ… để đảm bảo cho các hoạt động quản lý nước, thu
hoạch, các hoạt động sản xuất nông nghiệp và vận chuyển nông sản, hàng hoá.
3.6 Bờ vùng (Farm Block Banks)
Bờ vùng là bờ ven theo các kênh trục chính hoặc kênh tưới cấp 2 có tác dụng ngăn nước
ngoại lai, nước từ đồng cao dồn xuống đồng thấp. Các đường bờ vùng thường được xây dựng cố
định và có khả năng đáp ứng được công tác vận chuyển máy móc, nông sản.
3.7 Cánh đồng(xứ đồng) (Fields)
Cánh đồng là diện tích đất đã được quy hoạch với mục đich sản xuất nông nghiệp, một cánh
đồng có thể có một hay nhiều khu ruộng (tuỳ theo điều kiện đất đai của địa phương) liền kề nhau.
Trên cánh đồng có đủ diện tích bố trí hoàn chỉnh được một hệ thống thuỷ lợi từ đầu mối đến mặt
ruộng.
3.8 Đường giao thông trục chính nộiđồng (Main Farm Roads)
Đường giao thông trục chính là trục đường chính nối giữa thôn, làng tới cánh đồng; giữa các
xứ đồng với nhau; giữa trục đường liên huyện, tỉnh với các xứ đồng... Có vai trò quan trọng trong

việc vận chuyển máy móc nông nghiệp tới mặt ruộng, nông sản từ mặt ruộng đến nơi tập kết...
3.9 Đường giao thông nhỏ nội đồng (On-Farm Roads)
Đường giao thông nhỏ nội đồng là các đường nhỏ chạy dọc theo các cạnh của các ô ruộng,
dải thửa có nhiệm vụ nối giữa các trục đường chính với các ô ruộng. Có vai trò quan trọng trong
việc vận chuyển nông sản từ mặt ruộng đến nơi tập kết.

5


Ô THỬA – GIAO THÔNG NỘI ĐỒNG
Xứ đồng
Bờ vùng

Ô ruộng

Dải thửa

Thửa ruộng

Khu ruộng

Bờ thửa

Đường giao thông nhỏ nội đồng

Đường giao thông
trục chính nội đồng

4 Một số yêu cầu chủ yếu về quy hoạch, thiết kế hệ thống ô thửa& giao thông nội
đồng phục vụ phát triển NTM theo hướng hiện đại hoá



Các hạng mục, quy mô và hình thức công trình được lựa chọn theo quan điểm hiện đại hoá;



Đáp ứng được yêu cầu cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu sản xuất
nông nghiệp hướng tới sản xuất hàng hoá;



Tuân thủ các quy định, tài liệu hiện hành như Tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng Nông thôn, Bộ
Xây Dựng năm 2009 tại phần 3- Quy hoạch giao thông Nông thôn;



Bám sát bộ 19 tiêu chí Xây dựng Nông thôn mới theo quyết định 491/QĐ-TTg, ngày 14/6/2010
của Thủ tướng Chính phủ, phần 3- Thuỷ Lợi;



6

Các thông tư, hướng dẫn liên ngành có liên quan.


5 Xây dựng tiêu chuẩn thiết kếÔ thửa
5.1 Trình tự xây dựng tiêu chuẩn thiết kế Ô thửa

Chọn vùng quy hoạch, thiết kế

Ô thửa, giao thông nội đồng

Nghiên cứu thực địa

Dự báo sự phát triển KT- XH vùng dự
án.
Đánh giá tính khả thi của dự án.
Lựa chọn công thức thiết kế ô thửa.

Chuẩn bị kế hoạch khảo sát

Khảo sát chi tiết

Lập kế hoạch thực hiện

Khảo sát hiện trạng ban đầu (bao gồm Tự nhiên,
Kinh tế, Xã hội) - hiện trạng và các vấn đề ban
đầu sẽ được phân tích thông qua các tài liệu
được thu thập, phỏng vấn (điều kiện tự nhiên,
điều kiện canh tác, điều kiện kinh tế – xã hội, sự
lựa chọn ngành nghề của người dân…)
Dự báo phát triển trong tương lai- khảo sát và
nghiên cứu kế hoạch phát triển trong tương lai
của địa phương bằng cách nhận xét các thông tin
tài liệu thu thập được chính quyền các cấp và các
tổ chức/ hiệp hội dùng nước. Đặc biệt là quy
hoạch sử dụng đất trong tương lai giữa đất nông
nghiệp và các mục đích sử dụng khác.
Chọn một số địa điểm tiến hành khảo sát, trước
hết nên nghiên cứu những tài liệu có sẵn.

Tiến hành khảo sát hiện trạng- Khí tượng& Thuỷ
văn, địa hình, loại đất, tài nguyên nước, bờ vùng,
bờ thửa, đường giao thông nội đồng, kênh tưới,
kênh tiêu, kinh tế- xã hội, quản lý thuỷ nông nội
đồng, phân bố đất cho các mục đích sử dụng
khác nhau…

Kế hoạch thực hiện cơ bản
Kế hoạch quản lý đồng ruộng
Kế hoạch dồn điền đổi thửa

Kế hoạch chuyển đổi
mục đích đất sử dụng.
Kế hoạch phát triển
đường giao thông nông
thôn, nội đồng.

Đánh giá về mặt kinh tế
Quy hoạch thiết kế hệ
thống tưới, tiêu nội đồng.
Thiết kế cụ thể và dự
toán kinh phí

Thực hiện, áp dụng
vào thực tiễn

7


Ô THỬA – GIAO THÔNG NỘI ĐỒNG


5.2 Thu thập, tổng hợp số liệu và phân tích vùng quy hoạch


Tiến hành thu thập các bản đồ hiện trạng dải thửa tỉ lệ 1/2.000 của các xã.Các bản đồ dải
thửa bao gồm nhiều mảnh, tuỳ trường hợp cụ thể cần yêu cầu:
o

Số thứ tự của các mảnh

o

Tên chủ nhân

o

Diện tích mảnh

o

Chủ nhân của mỗi mảnh đất (tài liệu đi kèm)

o

Danh sách vị trí và diện tích đất đai của các chủ sở hữu đất canh tác (tài liệu đi kèm).

o

Tên và thông tin của các chủ sở hữu đất nông nghiệp, tên của các chủ hộ sẽ được lập
theo vần A, B, C… sau đó sẽ được kí hiệu một cách ngắn gọn và ghi chú lên bản đồ hiện

trạng dải thửa tỉ lệ 1/2.000.



Thu thập, thống kê, tổng hợp các tài liệu về cơ cấu cây trồng:
o

Số liệu về cơ cấu cây trồng trong vùng tưới tương ứng cho từng vụ.

o

Số liệu các loại cây trồng vật nuôi (bao gồm lúa, màu, loại thuỷ sản nuôi…), diện tích gieo
trồng, loại hình gieo trồng (gieo sạ hoặc cấy).



Thu thập, thống kê, tổng hợp các tài liệu về tài nguyên nước:
o

Vị trí, khoảng cách của vùng tưới đối với các hệ thống sông.

o

Đưa ra những nhận xét, đánh giá về tổng trữ nước nước đến hàng năm của những con
sông này, đây cũng là cơ sở quan trọng để quy hoạch và thiết kếbố trí kênh mương một
cách hợp lý.



Thu thập, thống kê, tổng hợp các tài liệu về đất đai thổ nhưỡng, bao gồm:

o

Dựa trên bản đồ thổ nhưỡng hoặc kết quả phân tích chất đất xác địnhsự phân bố, tính chất
của đất trồng cho từng vùng và từng khu tưới.

o

Lấy mẫu đất đại diện cho các khu canh tác để xác định các chỉ tiêu cơ lý của đất liên quan
đến việc độ ngấm của đất (bao gồm độ ẩm ban đầu, độ rỗng, dung trọng khô, độ ẩm đồng
ruộng, chiều sâu lớp đất tưới, lớp đất canh tác, cường độ ngấm…).



Thu thập, thống kê các tài liệu liên quan đến máy móc cơ giới trong nông nghiệp:
o

Xác định cụ thể số lượng, loại máy móc được sử dụng trong nông nghiệp của địa phương
bao gồm máy làm đất, máy kéo, máy gieo sạ và các loại máy thu hoạch.

o

Cần cập nhật các thông số kĩ thuậtcác loại máy móc nông nghiệp của các nước có nền
nông nghiệp phát triển.

8


5.3 Quy hoạch, thiết kế đồng ruộng
5.3.1 Mô hình độc canh cây lúa
5.3.1.1 Quy hoạch đồng ruộng



Quy hoạchđồng ruộng cầnđược xem xét:
o

Các điều kiện địa hình vốn có trong khu vực như núi non, sông ngòi, đường gia o thông,
đường sắt .v.v.

o

Ranh giới với thành phố, thị trấn, làng mạc và các khu vực hành chính khác.

o

Ranh giới với các khu vực sản xuất ngành nông nghiệp khác như các khu nuôi trồng thuỷ
sản, diêm nghiệp.v.v.

o

Các hệ thống tưới/ tiêu có sẵn trong khu vực được quy hoạch.

o

Các quyết định đã được kí hoặc thông qua của địa phương về các mục đích sử dụng đất
(ví dụ như khu đô thị, khu công nghiệp...).

o

Xét đến khả năng tập trung được tất cả các ô thửa vào cùng một địa điểm, tránh trư ờng
hợp quy hoạch dàn trải, manh mún.




Công tác chuẩn bị mặt bằng quy hoạch:
o

Phát quang khu xứ đồng như chặt cây, phát cỏ, dọn dẹp các chướng ngại vật.

o

Xử lý mặt đất: sử dụng các loại máy ủi đĩa lớn san phẳng khu ruộng theo đường đồng mức
dựa theo bản đồ 1/2.000.

o

Làm sạch đất - San nền: Tiến hành thu gom những khúc cây, cành cây, rác thải hữu cơ,
tránh trường hợp để sót lại trong thân các bờ kênh, bờ mương sẽ dẫn đến rỗng hoặc nứt
mạch bờ sau khi các thân cây, rác hữu cơ phân huỷ hết.

o


Đào đất, kênh mương, đường nhỏ dọc bờ kênh.

Chọn máy nông cụ:sức kéo phải phù hợp với từng loại đất. Mỗi loại đất cần một loại nông cụ
thích hợp:
o

Đất trung bình hoặc đất nhẹ dùng các máy móc nông cụ nhẹ: do các loại máy cày cải tiến,
năng suất thấp hoặc bằng các loại máy cày nhỏ hiện đại có hiệu suất cao, ví dụ máy Nhật

Bản như TP 080, TR 100…

o

Đất pha sét phải cần có nông cụ nặng cho việc canh tác bằng máy: ngoài việc sử dụng các
loại máy cày thông thường như cày lật 2 mặt như trên cần phải chọn những loại máy kéo
lớn như các loại máy kéo 4 bánh lốp đơn, kép hoặc loại bánh xích.

9


Ô THỬA – GIAO THÔNG NỘI ĐỒNG

5.3.1.2 Kích thước, hình dạng ô thửa trên khu ruộng
Trong khuôn khổ tiêu chuẩn thiết kế ô thửa nội đồng sẽ nghiên cứu cơ sở khoa học để thiết kế
cho “một khu ruộng” tại ĐBSH.

 Hình dạng ô thửa trong trên đồng ruộng:


Hình dạng khu ruộng: tận dụng tốiđa diện tích để định hình khu ruộngtheo các hình chữ nhật,
rẻ quạt, hoặc cũng có khi là hình elip sao cho việc vận hành các loại máy móc cơ giới đạt hiệu
quả tốt nhất.

Khu ruộng
hình chữ nhật



Khu ruộng

hình rẻ quạt

Hình dạng khu ruộng: nên được thiết kế hình chữ nhật hoặc hình thang, đôi khi ở một cạnh
nào đó của dải thửa được thiết kế theo các đường cong dựa theo độ dốc đất ruộng. Trước lựa
chọnhình dạngdải thửa cần phải nghiên cứu một số các yếu tố sau:
o

Khả năng áp dụng các điều kiện kĩ thuật, máy móc trên đồng ruộng.

o

Điều kiện đất đai thổ nhưỡng bao gồm cả bề địa hình khu vực và điều kiện tự nhiên của
đất. Chiều dài dải thửa phải cùng hướng với đường đồng mức của khu tưới như hình dưới
đây:

Cách chọn đúng.
o

Cách chọn sai.

Khả năng cấp nước cho khu tưới, xem xét đến khả năng kiểm soát nguồn nước tưới, tiêu
trong mùa vụ, khả năng bổ sung nguồn nước khi xảy ra hiện tượng thiếu nước trong thời
gian dài.

 Cơ sở khoa học để xác định kích thước khu ruộng gồm có 3 phương pháp cụ thể như sau:
10


o


Phương pháp 1: theo kinh nghiệm


Nhật Bản: Theo các thí nghiệm đã được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu Nhật Bản thì
một ô ruộng có diện tích 0,3 – 0,5 ha sẽ hoàn thành đạt hiệu quả tưới trong vài giờ
đồng hồ.Tiêu chuẩn kích thước của một ô ruộng sẽ được tham khảo trong bảng kích
thước kinh nghiệm thiết kế ô ruộng của Nhật Bản dưới đây:
Bảng 5.1: Bảng tiêu chuẩn kích thướcô ruộng của Nhật Bản
Địa hình

Đk mặt ruộng

Chiều rộng (m)

Chiều dài (m)

Diện tích canh tác
(ha)

Đất đồng bằng

Khô

30 – 50m

100m

0,30 – 0,50ha

(Độ dốc < 1/500)


Ẩm

30

100

0,30

Đất dốc

Khô

30

100 – 150

0,30 – 0,45

(Độ dốc từ 1/500 – 1/50)

Ẩm

30

100

0,30

20 - 30


100

0,20 – 0,30

Đất có độ dốc cao
(Độ dốc từ 1/50 – 1/20)

Nguồn: Tiêu chuẩn thiết kế cho công tác dồn điền, Viện Tưới tiêu Nhật Bản



Hàn Quốc: Trước năm 2008, phần lớn tiêu chuẩn thiết kế ô ruộng là 0,3ha (30x100m);
tuy nhiên, nhưng chính sách dồn điền mới tại Hàn Quốc năm 2010 cho thấy kích thước
cho một ô ruộng đã tăng lên đến 0,5ha (50x100m).



Đài Loan: Phần lớn tiêu chuẩn thiết kế cho một ô ruộng là vào khoảng từ 0,25 - 0,3ha.



Việt Nam: Tiêu chuẩn thiết kế của một ô ruộng khoảng 0,25ha (25x100m) trước giai
đoạn trước Khoán 10 (còn gọi là Nghị quyết số 10 của Chính phủ Việt Nam, 1988); Và
diện tích dành cho giao thông và các công trình thuỷ lợi nộiđồng chiếm khoảng từ 23% tổng diện tích khu ruộng.



Theo tài liệu thí nghiệm ở


100

100

vùng Trung Á – Liên Xô thì
quan hệ giữa năng suất của
máy, thời gian quay vòng và
chiều dài khu ruộng được
biểu thị như hình bên.


Hình trên cho thấy nếu chiều
dài của khu ruộng dưới 400m
thi năng suất bị giảm một
cách rõ rệt, nếu chiều dài từ
800m trở lên thì năng suất có

80

80
Cày vỡ

60

Vun xới

60

40


40

20

20

0

200

400

600

800

Năng suất máy (%)

Phương pháp 2: mối quan hệ công suất máy nông nghiệp và chiều dài khu ruộng

Thời gian tốn do quay máy (%)

o

0

1000

Chiều dài thửa ruộng


11


Ô THỬA – GIAO THÔNG NỘI ĐỒNG

tăng song không nhiều Do đó đối với khu ruộng bông ở Liên Xô, chiều dài khu ruộng
canh tác cơ giới thường lấy trong khoảng từ 400 – 800m. Nhưng mặt khác cũng thấy
rằng chiều dài khu ruộng còn phụ thuộc vào đặc tính của mỗi loại máy. Vì vậy khi xác
định chiều dài khu ruộng phải xét đến loại máy sử dụng.
o

Phương pháp 3: mối quan hệ công suất máy nông nghiệp và diện tích khu ruộng


Các nhà quy hoạch, thiết kế ô thửa có thể dựa trên khả năng áp dụng các loại máy
móc nông nghiệp trên đồng ruộng, tùy theo điều kiện của cho từng vùng. Cụ thể là dựa
vào công suất (KW) của máy nông nghiệp để đề xuất một khu ruộng phù hợp.



Theo hai tác giả R.C.Dash và N.P.S.Sirohi, trường Đại học Kỹ thuật Nông nghiệp và
Công nghệ, Ấn Độ đã nghiên cứu thực nghiệm được công thức thể hiện mối liên quan
giữa công suất máy nông nghiệp (được hiểu chủ yếu là các máy làm đất) với diện tích
mặt ruộng như sau:
X=

(*)

Trong đó:
X: Diện tích khu ruộng canh tác (Ha)

Y: Công suất của máy nông nghiệp (KW).


Trong trường hợp công suất máy nông nghiệp được thể hiện trên 1 ha thì kích thước
khu ruộng sẽ được xác định theo công thức của Hetz và Esmay đưa ra 1986 (được Isik
và Sabanci phát triển vào năm 1993) như sau:
X1 =
Trong đó:
X1: Diện tích khu ruộng canh tác (ha)
Y: Công suất của máy nông nghiệp trên một ha (KW/ ha)



Một số loại máy cày, kéo có hiệu suất cao của các nước Hàn Quốc và Nhật Bản được
thể hiện trong (bảng 5.2). Nhập công suất của từng loại máy đó vào công thức (*) của
R.C.Dash and N.P.S.Sirohi sẽ có một số các khuyến cáo quy hoạch diện tích khu ruộng
được thể hiện như bảng dưới đây:

12


Bảng 5.2: Diện tích mặt ruộng tối ưu để vận hành một số loại máy nông nghiệp hiện đại
TT

Loại máy

Công việc

Công suất


Diện tích khu ruộng tối ưu theo

(KW)

công suất máy nông nghiệpX (ha)

1

TR100

Cày

8.8

0.80

2

T273SHT

Kéo

19.8

6.39

3

T293HST


Kéo

21.3

7.16

4

T353 Mech

Kéo

25.7

9.41

5

T353 HST

Kéo

43.0

18.26

6

T420


Kéo

31.4

12.33

7

T500

Kéo

37.3

15.34

8

T503

Kéo

37.3

15.34

9

T503 HST


Kéo

37.3

15.34

10

T603

Kéo

43.0

18.26

11

T603PS

Kéo

43.0

18.26

12

T723


Kéo

55.0

24.39

13

T723PS

Kéo

55.0

24.39

14

T903

Kéo

68.0

31.04

15

T1003


Kéo

74.9

34.57

16

T903s

Kéo

68.0

31.04

17

T1003s

Kéo

74.9

34.57

Ví dụ tính toán:
Yêu cầu: “Cần quy hoạch 1 khu ruộng cho 1 khu đất nông nghiệp với mục đích phục vụ
sản xuất hàng hoá giống lúa chất lượng cao, khu đất có 100m chiều dài và phù hợp với khả
năng vận hành loại máy cày tay TR100 của Nhật Bản”.


Nguồn: Phương thức chuẩn bị cho một vụ mùa, TS. Caesar Joventino M. Tado

13


Ô THỬA – GIAO THÔNG NỘI ĐỒNG

Giải đáp:
Tra diện tích vận hành tối ưu tại (bảng 4.2) là 0.8 ha, chiều dài khu ruộng có thể quy hoạch
được là 100m, khi đó chiều rộng khu ruộng sẽ được áp dụng theo công thức của tác giả R.J
Rendell, Úc như sau:

Chiều rộng =

=

= 80 (m)

Kết luận:
Khu ruộng có diện tích 80x100m (0,8ha), có thể chia được thành 2 dải thửa với kích thước
1 ô ruộng là 40x100m (0,4ha) sẽ đảm bảo diện tích vận hành hiệu quả cho máy cày loại
TR100 của Nhật Bản.
Đề xuất tiêu chuẩn thiết kế ô thửa vùng ĐBSH:


Kich thước khu ruộng:
o

Phải bố trí khu ruộng phù hợp với các yêu cầu tưới tiêu và cơ giới (Tham khảo cơ sở khoa

học xác định kích thước khu ruộng như đã nêu trong phần trên).

o

Khu ruộng có thể có khoảng 2 - 3 dải thửa liền kề nhau và không có sự khác biệt lớn về độ
chênh cao địa hình.



Kích thước dải thửa:
o

Một dải thửa có thể có từ 10 đến 20 ô ruộng.

o

Kích thước của dải thửa là quan trọng nhất trong một xứ đồng, bởi đây nó là cơ sở quyết
định cho khả năng hoạt động có hiệu quả của các loại máy móc nông nghiệp trong thu
hoạch, canh tác, bón phân và cả trong việc kiểm soát sâu bệnh.

o



14

Công tác quy hoạch kích thước dải thửa sẽphụ thuộc vào các yếu tố:


Loại máy móc nông cụ sẽ được áp dụng




Loại cây trồng



Kĩ thuật tưới



Điều kiện nguồn nước

Kích thước thửa ruộng: phụ thuộc vào 2 yếu tố:


Phương pháp tưới



Điều kiện đất đai.




Kích thước ô ruộng: trong thực tế, tuỳ theo điều kiện một hộ gia đình có thể có một hay nhiều
ô ruộng. Các ô ruộng thường được đánh mốc ranh giới bằng các cọc gỗ, tre hoặc cọc bêtông
(15x15cm) đóng trên mặt ruộng.




Ở ĐBSH, qua nghiên cứu thấy rằng kích thước của một khu ruộng phụ thuộc vào nhiều yếu tố
(nhu cầu sản xuất, địa hình, nguồn nước…) và đặc biệt là phụ thuộc vào điều kiện cơ giới như
trên;Thấy rằng cần đề xuất tiêu chuẩn thiết kế khu ruộng điểmcho vùng ĐBSH có diện tích 6
ha (canh tác cho 2 vụ lúa/ năm) có cấu trúc chi tiết như sau:
o

1 ô ruộng = 10m x 15m;

o

1 thửa ruộng = 0,3 ha = (100m x 30m);

o

1 dải thửa = 1 ô ruộng x 10 = (100m x 30m) x 10 = 3ha;

o

1 khu ruộng = 1 dải thửa x 2 = 6 ha;

o

1 xứ đồng: tuỳ theo điều kiện quỹ đất của địa phương sẽ gồm một hay nhiều khu ruộng.

o

Diện tích canh tác thực tế: khoảng: 5,8ha (0,2ha dành cho giao thông và các công trình
thủy lợi nội đồng).
300 m

30 m

10 m

Thửa ruộng = 0,3ha

100 m

15 m

Ô ruộng = 150

m2

Khu ruộng = 6ha

200 m

Dải thửa = 3ha

Đường giao thông nhỏnội đồng
Đường giao thông
trục chính nội đồng
Nguồn: Phòng Quản lý và Hiện đại hoá Hệ thống Thuỷ lợi - IWE

o

Từ kích thước dải thửatrên ta sẽ chọn được kích thước phù hợp cho máy cày(kéo) theo
các bước sau:
15



Ô THỬA – GIAO THÔNG NỘI ĐỒNG



Xác định tổng diện tích khu ruộng cần làm đất.



Xác định khoảng thời gian cần canh tác.



Xác định công suất yêu cầu của máy theo diện tích khu ruộng.



Lựa chọn máy cày (kéo) dựa trên chiều rộng lưỡi cày.

Ví dụ tính toán
Với diện tích đất khoảng 6ha, với thời gian cần làm đất là trong 5 ngày yêu cầu chọn máy
cày (kéo) canh tác cho khu ruộng một cách hợp lý.
Giải đáp:


Xác định được tổng diện tích cần làm đất: 6 ha đất canh tác;




Xác định khoảng thời gian cần canh tác: 5 ngày (8 giờ/ngày).



Xác định công suất yêu cầu của máy theo diện tích khu ruộng theo công thức Paul
E.Sumner và E. Jay Williams (2007), trường Đại học Georgia, Mỹ như sau:
Công suất máy yêu cầu =

=



= 0,75 (ha/ giờ)

Lựa chọn của các máy cày, kéo canh tác dựa trên chiều rộng lưỡi cày. Cần canh tác
cho 3ha/ giờ với vận tốc máy là 5mph (phụ thuộc theo sức cản của đất mặt ruộng) thì
chiều rộng cần thiết của máy là:
Chiều rộng lưỡi cày

=

=



= 1,5(m)

Từ kết quả tính toán trên, tra theo thông số kĩ thuật của các loại máy nông nghiệp sẽ
chọn được loại máy có “chiều rộng lưỡi cày 1,5m với vận tốc 5mph” phù hợp với diện
tích khu ruộng.


1,5 m

16


5.3.1.3 Thiết kế bờ vùng, bờ thửa kết hợp GTNĐ cho mô hình độc canh cây lúa
Khi quy hoạch thiết ô thửa phải kết hợp chặt chẽ với quy hoạch giao thông nội đồng.Bố trí
mạng lưới đường giao thông nội đồng trong hệ thống rất quan trọng.Cho nên khi quy hoạch
cần phải suy xét một cách kỹ càng để bố trí sao cho hợp lý, không mâu thuẫn và trở ngại lẫn
nhau.
 Cơ sở khoa học xác định kích thước đường giao thông nội đồng:


Dựa trên điều kiện áp dụng các loại máy móc nông nghiệp
o

Phương pháp thống kê: một số các loại máy móc nông nghiệp thường được dùng trên
trong sản xuất nông nghiệp tại ĐBSH và của một số nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài
Loan.
Bảng 5.3: Quan hệ giữa chiều rộng máy nông nghiệp với giao thông nội đồng

TT

Mục đích sử

Loại máy móc/ Thiết bị

Bề rộng trung bình


GT trục

GT nhỏ

của máy

chính

nội đồng
x

dụng
1

2

Làm đất

Gieo trồng,
chăm sóc

3

Thu hoạch

Máy cày tay

0,8 ÷ 1,3m

x


Máy kéo

1,6 ÷ 2,8m

x

Máy đánh luống

0,46 ÷ 0,5 m

x

Máy gieo hạt

1,6 ÷ 2,2 m

x

Máy rải phân bón

1,0 ÷ 1,2 m

x

x

Máy đập lúa

1,0 ÷ 1,2 m


x

x

Máy gặt xếp dãy

0,8 ÷ 1,2 m

x

x

Máy gặt đập liên hợp

1,6 ÷ 2,0 m

x

Ô tô (<25KN)

1,65 ÷ 1,8 m

x

x

(Nguồn: Thống kê năm 2012, phòng Quản lý và Hiện đại hoá Hệ thống Thuỷ lợi, IWE)

o


Công thức tính toán: bề rộng phần xe chạy là tổ hợp của nhiều làn xe, vì vậy khi thiết kế
phần xe chạy cần xác định số làn xe, bề rộng một làn xe và cách bố trí các làn xe. Công
thức tổng quát xác định bề rộng phần xe chạytheo tiêu chuẩn VN 104 – 2007 như sau:
B=
Trong đó:
n là số làn xe (bao gồm các làn xe cơ giới, thô sơ chung hoặc riêng)
bi là chiều rộng làn xe thứ i.
17


Ô THỬA – GIAO THÔNG NỘI ĐỒNG


Dựa trên nguyên tắc bố trí dải trồng cây theo tiêu chuẩn VN 104 – 2007:


Dải trồng cây có thể được bố trí trên hè đường, trên dải phân cách hoặc trên dải đất
dành riêng ở 2 bên đường. Ở phạm vi bề rộng dải trồng cây thường kết hợp để bố trí
các công trình hạ tầng kỹ thuật (cột điện, trạm biến áp nhỏ…). Khi thiết kế bố trí cây
không được làm ảnh hưởng xấu tới điều kiện giao thông và đi bộ.



Kích thước của cây bóng mát trồng một hàng trên trắc ngang yêu cầu chiều rộng tối
thiểu là 2 m.



Dựa trên điều kiện bố trí của hệ thống thuỷ lợi nội đồng

o

Trong hệ thống giao thông nội đồng phải bố trí đường ô tô và máy kéo để tiện cho việc vận
chuyển nông phẩm vật tư và máy kéo có thể dễ dàng di chuyển trên đồng ruộng.

o

Bố trí giao thông đường trục chính nội đồng: có thể đi ven theo kênh tưới chính; kênh tiêu
chính của khu ruộng; ven theo khu dân cư và tiếp giáp với xứ đồng… tuỳ theo tình hình cụ
thể có thể bố trí một làn đường- kết hợp điểm tránh xe hoặc hai làn đường. Cấp phối của
đường tham khảo tại phụ lục …

Nguồn: Phòng Quản lý và Hiện đại hoá Hệ thống Thuỷ lợi - IWE



Trường hợp 1: Khi địa phương có đủ quỹ đất để mở rộng đường giao thông trục chính
nội đồng từ 5 – 7m, thì với chiều rộng đó thì các phương tiện cơ giới đủ rộng tránh
nhau trên 2 làn đường.

18


2.5m
5 m

2.5m

Hình 1: Sơ đồ thiết kế chiều rộng đường GTNĐ trục chính với chiều rộng 5m



Trường hợp 2: Khi địa phương không có đủ quỹ đất để làm giao thông trục chính rộng
5m thì có thể làm đường rộng 3m, nhưng cứ khoảng 150 ÷ 200 mét đường phải có một
điểm tránh xe, để các phương tiện cơ giới ngược chiều có thể tránh nhau.
Cách 150 - 200 m sẽ có một chỗ tránh các phương tiện cơ giới

3m

5m

N¬i tr¸nh
c¸c ph-¬ng
tiÖn c¬ giíi

3m

4m

Hình 2: Sơ đồ thiết kế chiều rộng đường GTNĐ trục chính cới chiều rộng 3m
o

Bố trí đường giao thông nhỏ nội đồng: dựa vào vị trí tương đối đường kênh tưới và kênh
tiêucủa dải thửa, thường có 3 cách bố trí sau:


Cách thứ nhất: trong một khu ruộng,đường giao thông nhỏ nội đồng nằm giữa kết hợp
trồng cây, hai bên đường bố trí kênh tiêu, cấp phối rải sỏi- phục vụ quản lý vận hành.

Nguồn: Phòng Quản lý và Hiện đại hoá Hệ thống Thuỷ lợi - IWE


19


Ô THỬA – GIAO THÔNG NỘI ĐỒNG



Cách thứ 2: trong một khu ruộng, đường giao thông nhỏ nội đồng nằm ven theo kênh
tưới kết hợp bờ kênh, cấp phối đất đắp - phục vụ quản lývận hành.

Nguồn: Phòng Quản lý và Hiện đại hoá Hệ thống Thuỷ lợi - IWE



Cách thứ 3: trong một khu ruộng, đường giao thông nhỏ nội đồng nằm giữa kênh tiêu
và kênh tưới, cấp phối bê tông –phục vụ vận chuyển máy móc nông nghiệp và quản lý
vận hành.

Nguồn: Phòng Quản lý và Hiện đại hoá Hệ thống Thuỷ lợi - IWE


Dựa trên tiêu chuẩn thiết kế áo mặt đường giao thông nội đồng: để cho các phương tiện cơ
giới đi lại được dễ dàng, mặt đường cần thoả mãn các điều kiện sau:
o

Phải đủ độ bền vững (đủ cường độ) dưới tác dụng của tải trọng của máy nông nghiệp, xe
ô tô có đủ tải trọng nông sản… truyền trực tiếp qua bánh xe xuống mặt đường (đặc biệt là
đối với các loại máy kéo bánh xích) cũng như tác dụng của thời tiết, khí hậu.

20



o

Phải đủ độ bằng phẳng để xe đi lại dễ dàng và mặt đường không bị đọng nước.

o

Mặt đường phải được xây dựng trên nền đường đất đã được dầm chặt và ổn định. Vật liệu
dùng làm đường phải đủ độ cứng và chịu được sự thay đổi của nhiệt độ.

o

Nên tận dụng các loại vật liệu có sẵn của địa phương để làm mặt đường nhằm làm giảm
giá thành xây dựng đường giao thông nội đồng.

o

Nếu trong vùng không có các vật liệu trên thì cần áp dụng các biện pháp gia cố để làm
tăng độ bền của vật liệu tại chỗ bằng cách thay đổi thành phần hạt hoặc trộn thêm chất kết
dính như vôi, xi măng…

o

Tiêu chuẩn chọn áo mặt đường: Các loại mặt đường thường được sử dụng cho đường
giao thông nội đồng trục chính và đường giao thông nhỏ nội đồng:
Bảng 5.5: Chiều cao tối thiểu kể từ mực nước ngầm tính toán
Phạm vi sử dụng
Loại mặt đường


STT

Đường trục chính nội
đồng

Đường GT nhỏ nội
đồng

1

Bê tông xi măng mác 150-200



2

Đá dăm láng nhựa



3

Đá dăm kẹp vữa xi măng



4

Đá dăm, cấp phối đá dăm, đá thải






5

Đất, sỏi ong gia cố vôi





Cát sỏi sạn gia cố xi măng
6

Sỏi ong





7

Cát sỏi





8


Gạch vỡ, đất nung, xỉ lò cao



9

Đất cát


Nguồn: Phòng Quản lý và Hiện đại hoá Hệ thống Thuỷ lợi - IWE

o

Chiều dày tối thiểu của các loại mặt đường trên:
Bảng 5.5: Chiều cao tối thiểu kể từ mực nước ngầm tính toán
STT

Loại mặt đường

Bề dày tối thiểu, cm
Đường GT nội đồng
trục chính

1

Bê tông xi măng mác thấp

16cm (trên móng cát
dày 10cm)


2

Đá dăm láng nhựa

12

3

Đá dăm kẹp vữa xi măng

15

Đường GT nhỏ nội
đồng

21


Ô THỬA – GIAO THÔNG NỘI ĐỒNG
4

Đá dăm, cấp phối đá dăm, đá thải

5

Sỏi sạn trộn:

12


10

6% xi măng mác 400*

15

12

8% xi măng mác 300*

15

12

Cát trộn 8% xi măng mác 400*

15

12

Sỏi ong +8% vôi

15

12

Đất sét 6-10% vôi

15


12

7

Cát sỏi, sỏi ong

20

15

8

Gạch vỡ, đất nung, xỉ lò cao

-

15

9

Đất + cát

-

20

Cát + đất

-


6

Nguồn: TCVN 4054-1998

o

Một số loại kết cấu áo mặt đường đối với đường giao thông nội đồng:

1. Mặt đường bê tông xi măng

16 cm
10 cm

 BTXM mác 150 trở lên.

BTXM
Mặt
Cát

 Cát đầm nén chặt, bằng phẳng.
 Nền đầm chặt và đã ổn định.

Nền
2. Mặt đường đá dăm láng nhựa

12 cm

 Nhựa 3 kg/m2
Mặt


 Đá dăm cứng, sắc cạnh, không bị
mềm khi ngâm nước, đá sạch.

Nền

 Nền đầm chặt và đã ổn định.

3. Mặt đường đá dăm kẹp vữa
 Đá: Yêu cẩu như chất lượng mặt
đường đá dăm láng nhựa ở trên
15 cm

Mặt

Nền

 Vữa cát xi măng mác 100
 Nền: đầm nén chặt, ổn định

4. Đá dăm (đá cấp phối, đá thải)
 Đá yêu cầu như mặt đường đá dăm
láng nhựa, nhưng cho phép có lẫn ít

10 - 12 cm

Mặt

Nền

22


đất.
 Nền yêu cầu như trên


5. Cát, sỏi sạn trộn xi măng

 Sỏi cứng, sạch. Cát sạch các loại
 Xi măng mác 300 trở lên

12- 15 cm

Mặt

 Không dùng nước mặn, không dùng
nước bẩn

Nền
6. Sỏi ong trộn vôi, đất sét trộn vôi

 Nền yêu cầu như trên
 Sỏi ong loại già màu nâu sẫm, ít có
hòn bóp vỡ được bằng tay

12- 15 cm

Mặt

 Vôi từ đá nung, vỏ sò biển nung, san
hô nung thành dạng bột


Nền
7. Cát sỏi, sỏi ong

 Nền yêu cầu như trên
 Cát sỏi: cần pha trộn thêm 10% đất
dính

Mặt

15- 20 cm

 Sỏi ong: yêu cầu như kết cấu số 7
trên

Nền

 Nền yêu cầu như trên

8. Gạch vỡ, đất nung, xỉ lò cao

15 cm

Mặt

Nền
9.

Đất dính trộn cát
 Đất dính trộn cát: 70% đất + 30% cát


20 cm

Mặt

 Cát trộn đất dính: 70% cát + 30% đất
dính

Nền



Dựa trên công thức thiết kế các điểm lên xuống của máy nông nghiệp:
o

Thiết kế các điểm lên xuống cho xeô tô và máy nông nghiệp phải có độ dốc không nên
vượt quá 15%. (Tham khảo tiêu chuẩn “Nhà cao tầng- Tiêu chuẩn thiết kế”, do Viện Nghiên
cứu Kiến trúc biên soạn và TCVN 4054-2005).

o

Công thức tính tính bán kính quay tối thiểu cho máy nông nghiệp, có hai trường hợp:

23


Ô THỬA – GIAO THÔNG NỘI ĐỒNG




Trường hợp 1: Bán kính R, thường được xác định qua bán kính quay vòng nhỏ nhất
Rmin và chiều rộng hành lang quay vòng Hq của máy nông nghiệp có một cầu dẫn
hướng được xác định theo công thức sau:
Rmin =

+ b (**)

Hq=


. L + 2b

Trường hợp 2: Đối với loại máy nông nghiệp có hai cầu dẫn hướng thì Rmin và Hq
được xác định như sau:
Rmin =

Hq=

+b

.

+ 2b

Đề xuất tiêu chuẩn đường giao thông nội đồng cho vùng ĐBSH:


Từ các kết quả thống kê tại bảng … chọn chiều rộng đường giao thông là 3m kết hợp đoạn
đường tránh xe.




Khoảng cách 150 m dọc theo chiều dài dải thửa thì bố trí một “điểm lên xuống máy nông
nghiệp kết hợp điểm tránh xe”cho một khu ruộng 6ha.



Để đảm bảo khả năng vận chuyển các loại máy móc nông nghiệp trong điều kiện thời tiết nắng
nóng, mưa nhiều tại vùng ĐBSH, chọn cấp phối mặt đường là bê tông xi măng.



Tính bán kính quay vòng Rmin tại điểm lên xuống máy nông nghiệp cho đường giao thông nhỏ
nội đồng phục vụ vận chuyển máy móc nông nghiệp, lấy đại diện là máy kéo-Model
T903s/T1007s (Econo-Hàn Quốc):

24


o

Thông số kĩ thuật máy kéo-Model T903s/T1007s:
Tiêu chuẩn

o


Kích thước

Tổng chiều dài (inch/mm)


149/3786

Tổng chiều rộng (inch/mm)

77.6/1930

Khoảng cách giữa 2 bánh
xe (inch/mm)

83.2/2114

Chiều cao (inch/mm)

101.7/2582

Khoảng sáng gầm xe (mm)

15.2/385

Hình dáng xe

Xác định được: L = 3,786m; b = 0,04m và α = 20o Rmin = 14m (theo công thức (**))

Tuỳ theo nhu cầu mặt ruộng là sản xuất thời vụ hay sản xuất hàng hoá mà chiều rộng của
điểm lên xuống tiếp giáp với mặt ruộng sẽ rộng từ 3 ÷ 5m.

Nguồn: Phòng Quản lý và Hiện đại hoá Hệ thống Thuỷ lợi - IWE

 Công tác quản lý và bảo dưỡng đường GTNĐ



Công tác quản lý, giữ gìn đường là một công việc hết sức quan trọng. Không thường xuyên
giữ gìn, bảo dưỡng đường thì sẽ mau hỏng và việc sửa chữa càng thêm khó khăn và tốn kém.
Vì vậy việc giữ gìn bảo dưỡng đường giao thông nội đồng thường xuyên là một công việc cần
thiết và có tính nguyên tắc.



Công tác quản lý và giữ gìn đường bao gồm:
o

Quản lý và giữ gìn mặt đường.

o

Quản lý và giữ gìn cầu, cống và công trình khác trên đường.

25


×