Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

HOÀN THIỆN KÊNH PHÂN PHỐI CÁC SẢN PHẨM VINAMILK Ở CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM TẠI CẦN THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
 
 
 

HOÀN THIỆN KÊNH PHÂN PHỐI CÁC SẢN PHẨM VINAMILK
Ở CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM
TẠI CẦN THƠ

NGUYỄN THỊ MINH HÂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012

 


Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học Khoa Kinh tế, trường Đại học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Hòan Thiện Kênh Phân Phối
Các Sản Phẩm Vinamilk Của Chi Nhánh Công Ty Cổ Phần Sữa Việt Nam Tại Cần
Thơ” do Nguyễn Thị Minh Hân, sinh viên khóa 34, ngành Quản trị kinh doanh thương
mại, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày __________________.

Nguyễn Thị Bình Minh
Người hướng dẫn


______________________________
Ngày

tháng

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

_____________________________
Ngày

tháng

_______________________________

năm 2012

Ngày

ii 
 

năm 2012

tháng

năm 2012



LỜI CẢM TẠ

Thấm thoắt mà 4 năm đại học đã trôi qua, trước tiên tôi xin gởi lời cảm ơn đến ba
mẹ và các anh chị trong gia đình tôi đã động viên và cổ vũ về mặt tinh thần cho tôi rất
nhiều trong suốt thời gian xa nhà học đại học.
Các thầy cô Khoa Kinh tế trường Đại học Nông Lâm TPHCM đã truyền đạt cho
tôi những kiến thức vô cùng quý báu. Đó là hành tranh hết sức cần thiết để tôi có thể bước
vào đời một cách vững chắc, không biết làm gì hơn ngoài lời cảm ơn và tôi sẽ cố gắng
phấn đấu phát huy những gì mà thầy cô đã nhiệt tình giảng dạy. Và đặc biệt hơn nữa, xin
gửi lòng biết ơn đến cô Nguyễn Thị Bình Minh, người đã hướng dẫn tôi thật tận tình
trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến ban giám đốc Công ty Cổ phần Sữa Việt
Nam Vinamilk Chi nhánh Cần Thơ, đặc biệt là các anh chị phòng Kinh doanh đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi học hỏi những bài học thực tiễn và hoàn thành bài luận văn này. Xin
cảm ơn các anh chị trong công ty đã hỗ trợ tôi có cơ hội cọ sát thực tế, cung cấp cho tôi
những thông tin bổ ích trong quá trình nghiên cứu.
Cuối cùng, xin chúc các thầy cô sức khỏe thật dồi dào và Công ty Cổ phần Sữa
Việt Nam Vinamilk luôn phát triển.

TPHCM, tháng 06/2012
Sinh viên
Nguyễn Thị Minh Hân

 

 

 

 


 

 

 

 

 
iii 
 

 


NỘI DUNG TÓM TẮT

NGUYỄN THỊ MINH HÂN. Tháng 06 năm 2012 “Hoàn Thiện Kênh Phân Phối Các
Sản Phẩm Vinamilk Của Chi nhánh Công Ty Cổ Phần Sữa Việt Nam Tại Cần Thơ”.
NGUYEN THI MINH HAN. June 2012 “Improving The Distribution Channel
Vinamilk Products Of Vietnam Dairy Products Joint- Stock Company In Can Tho”.
Tổ chức và quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm là một chức năng quản trị quan
trọng của các doanh nghiệp. Nội dung cốt lõi của hoạt động tiêu thụ là tổ chức và quản lý
mạng lưới kênh phân phối của doanh nghiệp trên thị trường. Hệ thống kênh phân phối sẽ
giúp cho bản thân doanh nghiệp có thể đưa hàng hóa của mình đến khách hàng một cách
dễ dàng và là cầu nối giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Công ty cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk là công ty sản xuất và kinh doanh sữa,
các sản phẩm từ sữa lớn nhất Việt Nam với các sản phẩm dinh dưỡng phong phú và đa
dạng, phù hợp cho mọi đối tượng, cung cấp cho người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Ngoài việc sản xuất sản phẩm với chất lượng cao phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng,
hoạt động phân phối đóng vai trò hết sức quan trọng, nó là một trong những nhân tố quyết
định đến vấn đề sống còn của một doanh nghiệp. Vinamilk có hệ thống tiêu thụ rộng khắp
cả nước nói chung và khu vực ĐBSCL nói riêng, hình thức phân phối cũng đa dạng thông
qua các kênh trung gian. Nội dung của nghiên cứu gồm:


Phân tích tình hình kinh doanh của chi nhánh Vinamilk Cần Thơ thời gian qua

 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kênh phân phối của chi nhánh
 Phân tích hoạt động phân phối của chi nhánh
 Phân tích cơ chế quản lý kênh phân phối
 Phân tích ma trận SWOT về kênh phân phối của chi nhánh
 Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm Vinamilk tại Chi
nhánh Cần Thơ
 
iv 
 


MỤC LỤC
Contents
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................ viii
DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................................ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ..…….…………………………………………………………………………...x
DANH MỤC PHỤ LỤC ....................................................................................................xi
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung .................................................................................................... 2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................... 2
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN .............................................................................................. 4
2.1. Tổng quan về công ty và chi nhánh ........................................................................... 4
2.1.1. Giới thiệu khái quát về công ty Vinamilk ............................................................... 4
2.1.2. Qúa trình hình thành và phát triển của công ty Vinamilk ................................... 5
2.1.3. Các đơn vị trực thuộc của công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk .................. 7
2.1.3. Tầm nhìn, sứ mệnh, triết lý kinh doanh của công ty Vinamilk ........................... 8
2.2. Các nhóm sản phẩm chính ...................................................................................... 14
2.2.1. Sữa bột................................................................................................................... 14
2.3. Tổng quan về tình hình kinh doanh mặt hàng sữa ................................................... 14
2.3.1. Ở trong nước ...................................................................................................... 14
2.3.2. Mức sống người dân .......................................................................................... 16
2.3.3. Thói quen uống sữa............................................................................................ 17
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 18
3.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................................ 18
3.1.1. Khái niệm về phân phối ........................................................................................ 18
3.1.2 Khái niệm kênh phân phối .................................................................................. 18
3.1.3. Vai trò kênh phân phối ....................................................................................... 19

 


3.1.4. Chức năng kênh phân phối ................................................................................ 21
3.1.5. Phân loại kênh phân phối ................................................................................... 22
3.1.6. Tổ chức kênh phân phối..................................................................................... 24
3.1.7. Các thành viên trong kênh phân phối ................................................................ 29
3.1.8. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phân phối sản phẩm ........................ 30
3.1.9. Ma trận SWOT................................................................................................... 31
3.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 33
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................................ 33

3.2.2 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu.............................................................. 33
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................. 34
4.1. Tình hình kết quả kinh doanh của Chi nhánh Vinamilk Cần Thơ năm 2010 – 2011
......................................................................................................................................... 34
4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kênh phân phối của Chi nhánh ....................... 35
4.2.1. Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài ............................................................. 35
4.2.2. Các yếu tố thuộc môi trường bên trong ............................................................. 43
4.3. Phân tích hoạt động phân phối của Chi nhánh ......................................................... 45
4.3.1. Cấu trúc kênh phân phối tại Chi nhánh ............................................................. 45
4.3.2. Hệ thống phân phối của Chi nhánh.................................................................... 46
4.3.3. Các chiến lược đi kèm với chiến lược phân phối của Chi nhánh ...................... 51
4.4. Cơ chế quản lý kênh phân phối .............................................................................. 57
4.4.1. Tuyển chọn thành viên kênh ................................................................................. 57
4.4.2. Phương thức đặt hàng ........................................................................................ 62
4.4.3. Qúa trình giao hàng ........................................................................................... 64
4.4.4. Hình thức thanh toán.......................................................................................... 65
4.4.5 .Dịch vụ hậu mãi ................................................................................................. 66
4.4.6 . Tổ chức nhân sự trong hệ thống phân phối ...................................................... 67
4.4.7 . Hệ thống thông tin trong phân phối .................................................................. 68
4.5 . Phân tích ma trận SWOT ........................................................................................ 70

vi 
 


4.6. Các giải pháp nhằm hoàn thiện kênh phân phối các sản phẩm Vinamilk tại chi
nhánh công ty cổ phần sữa Việt Nam tại Cần Thơ ......................................................... 72
4.6.1. Giải pháp về công tác quản trị kênh phân phối ................................................. 72
4.6.2.Giải pháp về Marketing ...................................................................................... 72
4.6.3.Giải pháp về nhân sự .......................................................................................... 73

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ....................................................................... 74
5.1. Kết luận .................................................................................................................... 74
5.2. Kiến nghị .................................................................................................................. 75
5.2.1.Đối với Tổng công ty .......................................................................................... 75
5.2.2 . Đối với Nhà nước ............................................................................................. 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................................................................. 77
PHỤ LỤC

 

vii 
 


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐBSCL

:

Đồng bằng Sông Cửu Long

QĐ – BCN

:

Quyết định Bộ Công nghiệp

TPHCM

:


Thành phố Hồ Chí Minh

TNHH

:

Trách nhiệm hữu hạn

CN

:

Chi nhánh

CP

:

Cổ phần

NPP

:

Nhà phân phối

HTPP

:


Hệ thống phân phối

HĐKD

:

Hoạt động kinh doanh

DN

:

Doanh nghiệp

TNKD

:

Tác nghiệp kinh doanh

TBHV

:

Trưởng bán hàng vùng

KSNB

:


Kiểm soát nội bộ

QLRR

:

Quản lý rủi ro

DVKH

:

Dịch vụ khách hàng

GĐ CN

:

Giám đốc chi nhánh

TGĐ

:

Tổng giám đốc

GDĐH KD :

Giám đốc điều hành kinh doanh


QLKTPM

Quản lý kế toán phần mềm

:

viii 
 


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Bảng Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Vinamilk Chi nhánh Cần Thơ Năm
2010- 2011 .......................................................................................................................... 34
Bảng 4.2 . Bảng Các Chỉ Tiêu Kinh Tế Của Việt Nam Qua Các Năm 2009- 2011 ........... 36
Bảng 4.3. Bảng Thị Phần Sản Phẩm Sữa Của Các Công Ty Sữa Ở Khu Vực ĐBSCL ..... 41
Bảng 4.4. Bảng Danh Sách Đối Thủ Cạnh Tranh Vinamilk Theo Sản Phẩm .................... 42
Bảng 4.5. Bảng Số Lượng – Trình độ Lao Động Của Vinamilk Cần Thơ ........................ 44
Bảng 4.6. Bảng Thống Kê Số Lượng Nhà Phân Phối Tại Khu Vực ĐBSCL .................... 47
Bảng 4.7. Bảng Tình Hình Thực Hiện Doanh Số Của Các NPP Theo Khu Vực Năm 20102011 .................................................................................................................................... 48
Bảng 4.8. Bảng Sản Lượng Theo Kênh Của 3 Kênh Phân Phối Tại ĐBSCL Năm 20102011 .................................................................................................................................... 50
Bảng 4.9. Bảng Số Lượng Tiêu Thụ Các Nhóm Sản Phẩm Của Chi Nhánh Trong 2 Năm
2010 – 2011 ........................................................................................................................ 52
Bảng 4.10. Bảng Đánh Giá Của Các Kênh Phân Phối Về Chất Lượng Sản Phẩm Của
Vinamilk Cần Thơ .............................................................................................................. 53
Bảng 4.11. Bảng So Sánh Giá Của Vinamilk Với 1 Số Đối Thủ Cạnh Tranh................... 54
Bảng 4.12. Bảng Đánh Giá Của Các Nhà Phân Phối Về Qui Trình Tuyển Chọn NPP Tại
ĐBSCL ............................................................................................................................... 60
Bảng 4.13. Chính Sách Hỗ Trợ Cho Các Nhân Viên Nhà Phân Phối ................................ 61
Bảng 4.14. Bảng Đánh Giá Sự Hài Lòng Kênh Phân Phối Đối Với Quá Trình Đặt Hàng

Của Vinamilk ...................................................................................................................... 63
Bảng 4.15. Bảng Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Các Kênh Phân Phối Về Quá Trình Thanh
Toán .................................................................................................................................... 66
Bảng 4.16. Ma Trận SWOT Về Phân Phối Của Vinamilk Cần Thơ .................................. 70
 

ix 
 


DANH MỤC CÁC HÌNH
 

Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Công Ty Cổ Phần Sữa Việt Nam ............................................... 9
Hình 2.2. Sơ Đồ Tổ Chức Chi Nhánh Vinamilk Cần Thơ.................................................. 11
Hình 3.3. Quy Trình Phân Phối Hàng Hóa Trong Kênh Phân Phối Gián Tiếp .................. 23
Hình 3.1. Các Mối Quan Hệ Trong Trao Đổi Hàng Hóa.................................................... 20
Hình 3.2. Quy Trình Phân Phối Hàng Hóa Trong Kênh Phân Phối Trực Tiếp................... 22
Hình 4.1. Biểu Đồ Doanh Thu – Lợi Nhuận Vinamilk Cần Thơ Năm 2010-2011 ............ 35
Hình 4.2. Sơ Đồ Hệ Thống Phân Phối Tại Công Ty Cổ Phần Sữa Vinamilk – Chi Nhánh
Cần Thơ .............................................................................................................................. 46
Hình 4.3. Biểu Đồ Về Mức Độ Hài Lòng Của Kênh Phân Phối Về Giá Sản Phẩm
Vinamilk Tại ĐBSCL ......................................................................................................... 55
Hình 4.4. Qui Trình Tuyển Chọn NPP Của Vinamilk ........................................................ 58
Hình 4.5. Biểu Đồ Đánh Giá Mức Độ Hài Lòng Của Kênh Phân Phối Về Quá Trình Giao
Hàng Của Vinamilk Tại ĐBSCL ........................................................................................ 65
 
 



 


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phiếu thăm dò ý kiến khách hàng
Phụ lục 2: Kết quả điều tra khách hàng
Phụ lục 3: Bảng giá các loại sữa Vinamilk
Phụ lục 4: Hình ảnh một số sản phẩm của Vinamilk
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

xi 
 


 


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1 . Đặt vấn đề
Cùng với sự phát triển về kinh tế, người Việt Nam quan tâm nhiều hơn đến sức
khỏe thông qua việc sử dụng nhiều chi phí hơn cho khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày. Với
nhịp độ hoạt động nhanh của đời sống công nghiệp, người lao động Việt Nam cần bổ
sung nguồn dinh dưỡng cao để thích ứng với những biến đổi của công việc. Sữa và các
sản phẩm từ sữa mang lại cho người tiêu dùng sự sảng khoái, ngon miệng và đặc biệt giúp
cho cơ thể phát triển chiều cao, cân nặng, nâng cao sức đề kháng, giải độc, tăng cường
sức lao động. Đối với trẻ em, sữa là thành phần quan trọng trong giai đoạn phát triển cả
về thể lực và trí tuệ. Vì thế ngành công nghiệp chế biến sữa là ngành quan trọng và đóng
vai trò tái tạo sức lao động của quốc gia đó.
Trong những năm gần đây, thị trường sữa Việt Nam nói chung đang có chiều
hướng phát triển mạnh với sự tham gia không chỉ của những hãng sữa lớn từ nước ngoài,
mà còn có sự gia nhập của những công ty sữa trong nước. Đây là cơ hội cho Việt Nam gia
tăng mức tiêu thụ sữa trong người dân, nhưng cũng là thách thức to lớn đối với các công
ty kinh doanh sữa trong nước nếu muốn xây dựng một thương hiệu mạnh và bền vững.
Đứng trước tình hình đó, công ty cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk cũng không
đứng ngoài xu thế chung là hội nhập kinh tế thế giới và buộc phải cạnh tranh gay gắt từ
các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước với các chiêu thức mở rộng thị trường ngày

 

 


càng phong phú và đa dạng. Ngoài việc công ty phải triển khai 1 số sản phẩm phù hợp
với thị hiếu người tiêu dùng, giá cả hợp lý, thông tin truyền bá rộng rãi về sản phẩm thì

điều quan trọng là phải thiết kế, xác lập và quản lý hệ thống phân phối hiệu quả để đưa
các chủng loại sản phẩm khác nhau đến tay người tiêu dùng đúng lúc, đúng nơi họ cần.
Trong cơ chế thị trường ngày nay việc đạt được lợi thế cạnh tranh ngày càng trở nên khó
khăn, thậm chí khi đã đạt được lợi thế cạnh tranh thì cũng rất khó trong việc duy trì lâu
dài lợi thế đó khi công ty áp dụng các chiến lược về giá cả, quảng cáo… Bởi vì khi đó đối
thủ cạnh tranh cũng có thể dễ dàng bắt chước lại các chiến lược đó. Vì thế hoạt động phân
phối như là một biến số Marketing tạo lợi thế dài hạn cho doanh nghiệp nói chung và
Công ty cổ phần Sữa Việt Nam - Vinamilk nói riêng. Nếu kênh phân phối của công ty
hoạt động thông suốt thì sẽ thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm, làm giảm giá thành sản
phẩm, giảm chi phí phân phối, tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường. Do đó, việc phát
triển mạng lưới kênh phân phối rộng khắp giúp doanh nghiệp xây dựng và duy trì lợi thế
cạnh tranh dài hạn. Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề này, tôi chọn nghiên cứu đề
tài: “Hoàn thiện kênh phân phối các sản phẩm Vinamilk ở chi nhánh Công ty cổ
phần Sữa Việt Nam tại Cần Thơ” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
1.2 . Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Khóa luận tập trung nghiên cứu kênh phân phối các sản phẩm của Vinamilk từ đó
đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm sữa Vinamilk ở Chi
nhánh Cần Thơ .
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
 Phân tích tình hình kinh doanh của chi nhánh Vinamilk Cần Thơ trong thời gian
qua
 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kênh phân phối của chi nhánh
 Phân tích hoạt động phân phối của chi nhánh
 Phân tích cơ chế quản lý kênh phân phối
 Phân tích ma trận SWOT về kênh phân phối của chi nhánh

 



 Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm Vinamilk tại Chi
nhánh Cần Thơ
1.3. Phạm vi nghiên cứu
-

Phạm vi không gian: nghiên cứu được thực hiện tại phòng Kinh doanh của công ty

Cổ phần Sữa Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ.
-

Phạm vi thời gian: Khóa luận sử dụng số liệu năm 2010, 2011.

-

Thời gian thực tập: Từ 15/12/2011 đến 31/3 /2012

1.4. Cấu trúc khóa luận
Chương 1: Mở đầu
Đề cập đến lý do chọn đề tài những nội dung và mục tiêu mà đề tài đạt được trong
giới hạn thực hiện phạm vi thực hiện đề tài.
Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu sơ lược về công ty và chi nhánh. Tình hình hoạt động kinh doanh và cơ
cấu tổ chức của chi nhánh. Nêu lên nhận định về thị trường sữa ở Việt Nam hiện nay.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Khái niệm kênh phân phối, bản chất, vai trò, chức năng, phân loại kênh phân phối,
việc tổ chức và quản lý kênh phân phối, những phương pháp nghiên cứu khoa học được
sử dụng để phân tích, diễn giải nhằm tạo cơ sở cho việc phân tích ở chương 4.
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Giới thiệu khái quát về hệ thống phân phối nói chung và kênh phân phối sản phẩm
sữa ở Chi nhánh Cần Thơ nói chung. Phân tích môi trường vĩ mô, vi mô, nêu lên đối thủ

cạnh tranh trong ngành, phân tích điểm mạnh, điểm yếu liên quan đến kênh phân phối và
đưa ra những kết quả đạt được trong nghiên cứu. Đồng thời, thảo luận để đưa ra những
biện pháp nhằm hoàn thiện kênh phân phối sữa Vinamilk tại chi nhánh Cần Thơ.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Từ những kết quả phân tích ở chương 4, đưa ra những nhận xét chung về thực
trạng kênh phân phối sữa Vinamilk ở Chi nhánh Cần Thơ. Từ đó có những đề xuất đối
với nhà nước và công ty để góp phần hoàn thiện kênh phân phối.

 


 

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về công ty và chi nhánh
2.1.1. Giới thiệu khái quát về công ty Vinamilk
Công ty cổ phần sữa Việt Nam được thành lập trên cơ sở quyết định số 155/2003
QĐ-BCN ngày 01/10/2003 của Bộ công nghiệp về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước
Công ty Sữa Việt Nam thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam. Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh công ty số 410300193 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM cấp ngày
20/11/2003. Trước ngày 01/12/2003 Công ty là Doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ
Công nghiệp.
Tên công ty: Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam
Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Dairy Products Joint – Stock Company
Tên viết tắt: VINAMILK

Logo:                          


        

Trụ sở chính: Số 10 Tân Trào – Phường Tân Phú – Quận 7 – TPHCM
Điện thoại: (84.8) 54155555 – Fax: (84.8) 54161226
Email:
Website: www.vinamilk.com.vn 

 
 


2.1.2. Qúa trình hình thành và phát triển của công ty Vinamilk
Công ty được thành lập vào năm 1976 trên cơ sở tiếp quản 3 nhà máy sữa của chế
độ cũ để lại. Công ty cổ phần sữa Việt Nam có chức năng chính là sản xuất sữa và các chế
phẩm từ sữa.
Sự hình thành và phát triển của công ty cổ phần Sữa Việt Nam được khái quát trong 3 giai
đoạn sau:
 Thời bao cấp (1976 – 1986)
Năm 1976: Lúc mới thành lập, Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) có tên là
công ty Sữa – Cà phê miền Nam, trực thuộc Tổng cục thực phẩm, sau khi chính phủ quốc
hữu hóa ba xí nghiệp tư nhân tại miền Nam Việt Nam: Thống Nhất (thuộc 1 công ty
Trung Quốc), Trường Thọ (thuộc Friesland) và Dielac (thuộc Nestle).
Năm 1982: Công ty Sữa – Cà phê Miền Nam được chuyển giao về bộ công nghiệp
thực phẩm và đổi tên thành xí nghiệp liên hiệp Sữa - Cà phê – Bánh kẹo I. Lúc này, xí
nghiệp đã có thêm hai nhà máy trực thuộc, đó là:


Nhà máy bánh kẹo Lubico.




Nhà máy bột dinh dưỡng Bích Chi (Đồng Tháp).
 Thời kỳ Đổi Mới (1986-2003)
Năm 1988: Sản phẩm sữa bột và bột dinh dưỡng trẻ em lần đầu tiên ra mắt tại Việt

Nam.
Năm 1992: Xí nghiệp Liên hiệp Sữa – Cà phê – Bánh kẹo I chính thức đổi tên
thành Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) - trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ, chuyên sản
xuất, chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa.
Năm 1994: Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã xây dựng thêm một nhà máy sữa
ở Hà Nội để phát triển thị trường tại miền Bắc, nâng tổng số nhà máy trực thuộc lên 4 nhà
máy. Việc xây dựng nhà máy là nằm trong chiến lược mở rộng, phát triển và đáp ứng nhu
cầu thị trường Miền Bắc Việt Nam.


 


Năm 1996: Liên doanh với Công ty Cổ phần Đông lạnh Quy Nhơn để thành lập Xí
Nghiệp Liên Doanh Sữa Bình Định. Liên doanh này tạo điều kiện cho Công ty thâm nhập
thành công vào thị trường Miền Trung Việt Nam.
Năm 2000: Nhà máy sữa Cần Thơ được xây dựng tại Khu Công Nghiệp Trà Nóc,
Thành phố Cần Thơ, nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu tốt hơn của người tiêu dùng tại
đồng bằng sông Cửu Long. Cũng trong thời gian này, Công ty cũng xây dựng Xí Nghiệp
Kho Vận có địa chỉ tọa lạc tại: 32 Đặng Văn Bi, Thủ Đức, TPHCM.
 Thời kỳ Cổ Phần Hóa (2003-Nay)
Năm 2003: Công ty chuyển thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Tháng 11). Mã
giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán là VNM.
Năm 2004: Mua thâu tóm Công ty Cổ phần sữa Sài Gòn. Tăng vốn điều lệ của
Công ty lên 1,590 tỷ đồng.

Năm 2005: Mua số cổ phần còn lại của đối tác liên doanh trong Công ty Liên
doanh Sữa Bình Định (sau đó được gọi là Nhà máy Sữa Bình Định) và khánh thành Nhà
máy Sữa Nghệ An vào ngày 30 tháng 06 năm 2005, có địa chỉ đặt tại Khu Công Nghiệp
Cửa Lò, Tỉnh Nghệ An.


Liên doanh với SABmiller Asia B.V để thành lập Công ty TNHH Liên Doanh
SABMiller Việt Nam vào tháng 8 năm 2005. Sản phẩm đầu tiên của liên doanh mang
thương hiệu Zorok được tung ra thị trường vào đầu giữa năm 2007.
Năm 2006: Vinamilk niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí

Minh vào ngày 19 tháng 01 năm 2006, khi đó vốn của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh
doanh Vốn Nhà nước có tỷ lệ nắm giữ là 50.01% vốn điều lệ của Công ty.


Mở Phòng Khám An Khang tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 6 năm 2006. Đây
là phòng khám đầu tiên tại Việt Nam quản trị bằng hệ thống thông tin điện tử. Phòng
khám cung cấp các dịch vụ như tư vấn dinh dưỡng, khám phụ khoa, tư vấn nhi khoa
và khám sức khỏe.



Khởi động chương trình trang trại bò sữa bắt đầu từ việc mua thâu tóm trang trại Bò
sữa Tuyên Quang vào tháng 11 năm 2006, một trang trại nhỏ với đàn bò sữa khoảng


 


1.400 con.Trang trại này cũng được đi vào hoạt động ngay sau khi được mua thâu

tóm.
Năm 2006 -2011: Vinamilk đã hình thành vùng nguyên liệu trong nước bằng việc
xây dựng 5 trang trại bò sữa, với tổng lượng đàn bò là 9000 con (2011), tổng vốn đầu tư
là 500 tỷ đồng. Công ty cũng mua sữa bò tươi của gần 6000 hộ nông dân trên cả nước,
chiếm hơn 60% lượng sữa tươi trên cả nước với giá cao hơn giá thế giới.
Năm 2007: Mua cổ phần chi phối 55% của Công ty sữa Lam Sơn vào tháng 9 năm
2007, có trụ sở tại Khu công nghiệp Lễ Môn, Tỉnh Thanh Hóa.
Năm 2009: Phát triển được 135.000 đại lý phân phối, 9 nhà máy và nhiều trang
trại nuôi bò sữa tại Nghệ An, Tuyên Quang.
Năm 2011: Đầu tư 3 nhà máy lớn với tổng vốn 4.685 tỷ đồng, bao gồm xây dựng
nhà máy sữa tự động hóa hoàn toàn, công suất 400 triệu lít/năm, nhà máy sữa bột cho trẻ
em công suất 52.000 tấn/năm, và nhà máy sữa tại Đà Nẵng công suất 120 triệu lít /năm.
Các nhà máy này sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm 2012.
Năm 2010 - 2012: Dự kiến đưa nhà máy sữa nước và sữa bột tại Bình Dương với
tổng vốn đầu tư là 220 triệu USD vào hoạt động.
2.1.3. Các đơn vị trực thuộc của Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk
a. Các chi nhánh
1/ CN Công ty CP Sữa Việt Nam tại Hà Nội - Tầng 11, Tháp B, Tòa nhà Handi
Resco, 521 Kim Mã, Phường Ngọc Khánh, Quận Ba Đình, TP Hà Nội.
2/ CN Công ty CP Sữa Việt Nam tại Đà Nẵng - Số 12 Chi Lăng, Phường Hải Châu
II, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.
3/ CN Công ty CP Sữa Việt Nam tại Cần Thơ - Số 86D Thới Bình, TP Cần Thơ.
b. Các nhà máy
1/ Nhà máy sữa Thống Nhất - Số 12 Đặng Văn Bi, Quận Thủ Đức, TP.HCM.
2/ Nhà máy sữa Trường Thọ - Số 32 Đặng Văn Bi, Quận Thủ Đức, TP.HCM.
3/ Nhà máy sữa Dielac- Khu Công nghiệp Biên hòa I, Đồng Nai.

 



4/ Nhà máy sữa Cần Thơ - Khu Công nghiệp Trà Nóc, Cần Thơ.
5/ Nhà máy sữa Sài Gòn - Khu CN Tân Thới Hiệp, Quận 12,TP HCM.
6/Nhà máy sữa Nghệ An - Đường Sào Nam, xã Nghi Thu, Thị Xã Cửa Lò, Nghệ
An.
7/ Nhà máy sữa Bình Định - 87 Hoàng Văn Thụ, PhườngQuang Trung, Thành phố
Quy Nhơn, Bình Định.
8/ Nhà máy nước giải khát Việt Nam - Khu Công nghiệp Mỹ Phước II, Tỉnh Bình
Dương.
9/ Nhà máy sữa Tiên Sơn - Khu Công nghiệp Tiên Sơn, Tỉnh Bắc Ninh.
c. Kho vận
1/ Xí nghiệp Kho vận - Số 32 Đặng Văn Bi, QuậnThủ Đức, TP.HCM.
2/ Xí nghiệp Kho vận Hà Nội – Km 10 Quốc lộ 5, Xã Dương Xá, Huyện Gia Lâm,
Hà Nội.
d. Phòng khám
Phòng khám đa khoa An Khang - 87A Cách Mạng Tháng 8, Quận 1, TP HCM.
2.1.3. Tầm nhìn, sứ mệnh, triết lý kinh doanh của công ty Vinamilk
 Tầm nhìn: “Trở thành biểu tượng niềm tin số một Việt Nam về sản phẩm dinh
dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người”.
 Sứ mệnh: “Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất
, chất lượng nhất bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình
với cuộc sống con người và xã hội”.
 Gía trị cốt lõi:
Chính trực: Liêm chính, trung thực trong ứng xử và trong tất cả các giao
dịch.
Tôn trọng: Tôn trọng bản thân, tôn trọng đồng nghiệp. Tôn trọng công ty,
tôn trọng đối tác. Hợp tác trong sự tôn trọng.

 



Công bằng: Công bằng với nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và các bên
liên quan khác.
 Tuân thủ: Tuân thủ luật pháp, Bộ quy tắc ứng xử và các quy chế chính sách, quy
định của công ty.
 Đạo đức: Tôn trọng các tiêu chuẩn đã được thiết lập và hành động một cách có
đạo đức,Vinamilk mong muốn trở thành sản phẩm được yêu thích nhất ở mọi khu
vực, lãnh thổ. Vì thế chúng tôi tâm niệm rằng chất lượng và sáng tạo là người bạn
đồng hành của Vinamilk. Vinamilk xem khách hàng là trung tâm và cam kết đáp
ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
 Chính sách chất lượng: Chính sách chất lượng của công ty cổ phần sữa Việt Nam
là: Luôn thỏa mãn và có trách nhiệm với khách hàng bằng cách đa dạng hóa sản
phẩm và dịch vụ, đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm với giá cả cạnh
tranh, tôn trọng đạo đức kinh doanh và tuân theo luật định.
2.1.4. Sơ đồ tổ chức của công ty Vinamilk
Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Của Công Ty Cổ Phần Sữa Việt Nam Vinamilk

Nguồn: Phòng Nhân sự - Chi nhánh Vinamilk Cần Thơ

 


Cơ cấu tổ chức và quản lý của Vinamilk được bố trí một cách chặt chẽ, hợp lý,
đảm bảo cho sự vận hành tốt, thông suốt và nhanh nhạy của cả công ty.
2.1.5. Giới thiệu khái quát về Chi nhánh VINAMILK Cần Thơ
a. Giới thiệu chung
Công ty Cổ Phần Sữa Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ
Trụ sở: 86D Hùng Vương – Phường Thới Bình – Quận Ninh Kiều – Thành Phố
Cần Thơ
Điện thoại: ( 84.710) 6256 555
Fax: (84.710) 3827 334

b. Nhiệm vụ Chi nhánh Vinamilk Cần Thơ
-

Xây dựng chiến lược kinh doanh miền

-

Thiết lập mục tiêu kinh doanh miền

-

Chịu trách nhiệm phân chia hợp lý các chỉ tiêu, kế hoạch đến từng khu vực

-

Theo dõi các báo cáo bán hàng, phân tích các dữ kiện nhằm định ra các cơ hội

hoặc đưa ra những kế hoạch hành động hợp lý, chỉ đạo kịp thời cho đội ngũ. Nhận diện
những khu vực có tiềm năng hoặc rủi ro về thị phần đưa ra những vấn đề cần ưu tiên hỗ
trợ và chỉ đạo khắc phục kịp thời.
-

Phối hợp với Phòng Nhân sự phỏng vấn tuyển chọn nhân viên thuộc miền.

-

Tổ chức và sử dụng nguồn lực hiệu quả.

-


Phối hợp tổ chức các chương trình nâng cao năng lực nhân viên.

-

Thực thi hệ thống theo dõi, kiểm tra và đánh giá năng suất hiệu quả thành tích

nhân viên nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của nhân viên.
-

Đảm bảo hệ thống thông tin được thực hiện một cách rõ ràng, chính xác và thống

nhất về các chương trình theo yêu cầu của Công ty.
-

Thực hiện việc ghi nhận sổ sách kế toán theo quy định của Công ty.

-

Đại diện Công ty trong việc tìm kiếm, duy trì và phát triển các đối tác trong miền

phụ trách, trong các hoạt động đối ngoại với các cơ quan chức năng, chính quyền địa
phương.
10 
 


-

Xây dựng, quản lý và kiểm soát ngân sách hoạt động của các bộ phận phụ trách


trực tiếp tại chi nhánh một cách hiệu quả nhất.
c. Sơ đồ tổ chức chi nhánh Vinamilk Cần Thơ
Hình 2.2. Sơ Đồ Tổ Chức Chi Nhánh Vinamilk Cần Thơ
GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH

Phòng
Nhân
sự

Phòng
Tài
chính
Kế
toán

Phòng
Kinh
Doanh

Phòng
Cung
Ứng
điều
vận

Phòng
Dịch
vụ
Khách
hàng


Trung
tâm Tư
vấn
Dinh
dưỡng

Ban
Tác
nghiệp
Kinh
doanh

Ban
Hỗ trợ
Thươn
g mại

Nguồn:

Nguồn : Phòng Nhân sự - Chi nhánh Vinamilk Cần Thơ
d. Chức năng các phòng ban, phòng phám của chi nhánh
 Phòng Nhân sự
-

Quản lý nguồn nhân lực và điều hành các họat động về nhân sự của Chi nhánh

-

Phối hợp với các bộ phận trong chi nhánh để thiết lập và đề ra các kế hoạch và


chiến lược để phát triển nguồn nhân lực.
-

Tổ chức thực hiện và giám sát việc thực hiện các quy chế, chính sách về nhân sự

phù hợp với thực tế chi nhánh và với quy định, chế độ hiện hành của Nhà nước.
-

Quản lý, chi nộp, hoàn trả các khoản đã khấu trừ của người lao động: thuế, bảo

hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trợ cấp thất nghiệp… và các khoản khác theo đúng quy định.
 Phòng Kinh doanh
-

Thiết lập mục tiêu kinh doanh, xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh, theo

dõi và thực hiện các kế hoạch kinh doanh;
11 
 


-

Nghiên cứu, xây dựng và phát triển mạng lưới kênh phân phối, chính sách phân

phối, chính sách giá cả;
-

Đề xuất các biện pháp về chiến lược sản phẩm;


-

Phối hợp với phòng Kế hoạch để đưa ra các số liệu, dự đoán về nhu cầu của thị

trường.
 Phòng Dịch vụ khách hàng
-

Quản lý các hoạt động của các nhà phân phối.

-

Kiểm tra mạng lưới phân phối và hướng dẫn nhà phân phối tuân thủ các quy định

và chính sách của Công ty giúp cho mạng lưới phân phối của công ty ngày càng vững
chắc và phát triển bền vững.
-

Tiếp nhận, giải quyết các khiếu nại khách hàng bao gồm: các nhà phân phối, các

điểm bán lẻ, siêu thị, người tiêu dùng.
-

Quản lý công tác chăm sóc khách hàng, xây dựng quy trình phục vụ khách hàng,

các chỉ tiêu phục vụ khách hàng.
-

Theo dõi, đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng nhằm cải tiến và nâng cao chất


lượng dịch vụ liên tục.
 Phòng Cung ứng điều vận
-

Xây dựng chiến lược, phát triển các chính sách, quy trình cung ứng và điều vận;

-

Thực hiện mua sắm, cung cấp toàn bộ nguyên nhiên liệu, vật tư kỹ thuật;

-

Thực hiện các công tác xuất nhập khẩu cho chi nhánh;

-

Dự báo về nhu cầu thị trường giúp xây dựng kế hoạch sản xuất hàng nội địa và

xuất khẩu hiệu quả;
-

Nhận đơn đặt hàng của khách hàng, phối hợp chuyển cho Xí nghiệp Kho vận. Phối

hợp với nhân viên Xí nghiệp Kho vận theo dõi công nợ của khách hàng.
 Phòng Tài chính Kế toán
-

Thực hiện công việc hạch toán kế toán, quy trình nghiệp vụ về hạch toán kế toán
áp dụng trên toàn Công ty.


-

Lưu trữ chứng từ, sổ sách, tài liệu kế toán theo quy định nhà nước.

-

Xây dựng các quy trình, quy định về kiểm soát đối với các khoản thanh toán.
12 

 


-

Thực hiện việc quản lý ngân quỹ.

-

Thiết lập và kiểm soát hạn mức tín dụng cho các đối tượng khách hàng.

-

Cập nhật, triển khai và áp dụng các quy định của nhà nước về thuế.

 Phòng khám Đa khoa chi nhánh Cần Thơ
-

Khám, tư vấn dinh dưỡng và sức khỏe cho người bệnh (khách hàng), tư vấn các


sản phẩm của Công ty cho khách hàng;
-

Tư vấn dinh dưỡng gián tiếp cho người bệnh (khách hàng) qua điện thoại hoặc cho

thân nhân;
-

Phối hợp với Trung tâm nghiên cứu dinh dưỡng và phát triển sản phẩm mới trong

việc đưa ra các sản phẩm có thành phần dinh dưỡng phù hợp với các nhu cầu cần thiết
của khách hàng.
 Ban tác nghiệp kinh doanh
-

Điều phối quá trình lập kế hoạch kinh doanh 3 năm, hàng năm của Khối Kinh

Doanh.
-

Phối hợp với Phòng Hỗ Trợ Thương Mại và Chuỗi Cung Ứng để xây dựng/điều

chỉnh kế hoạch tiêu thụ hàng quý/tháng cho phù hợp với mục tiêu kinh doanh năm, tình
hình kinh doanh và năng lực sản xuất thực tế.
-

Phân tích tình hình thực hiện các mục tiêu kinh doanh và các chỉ số

 Ban hỗ trợ thương mại
-


Triển khai thực hiện và đánh giá hiệu quả của các chính sách, các chương trình hỗ

trợ thương mại ngắn và dài hạn cho các ngành hàng, cho các kênh, nhằm đạt được các
mục tiêu doanh số, thị phần và phân phối theo đúng định hướng chiến lược của Công ty.
-

Xây dựng, đề xuất mô hình phân phối và các KPIs hệ thống; phân tích, đánh giá

việc thực hiện các KPIs để đưa ra các biện pháp cải thiện nâng cao năng lực và hiệu quả
hệ thống và năng suất bán hàng.
-

Triển khai thực hiện, theo dõi và đánh giá các chương trình tung sản phẩm mới .

-

Xây dựng, triển khai thực hiện các chính sách/quy trình quản lý các hoạt động hỗ

trợ .thương mại nhằm đảm bảo các hoạt động hỗ trợ thương mại được kiểm soát tốt;
13 
 


-

Xây dựng kế hoạch huấn luyện; xây dựng tài liệu; thực hiện huấn luyện kỹ năng

chuyên môn cho đội ngũ bán hàng.
-


Tổ chức thực hiện nghiên cứu thị trường, đánh giá nội bộ về các chỉ tiêu bao phủ

để phản hồi cho miền và đề xuất các biện pháp cải thiện.
2.2. Các nhóm sản phẩm chính
2.2.1. Sữa bột
Dành cho trẻ em: Dielac Alpha Step 1, Dielac Alpha Step 2, Dielac Alpha 123,
Dielac Alpha 456, Dielac Pedia, Sữa bột nguyên kem Vinamilk dinh dưỡng.
Dành cho người lớn: Dielac Mama, Dielac Sure, Dielac Canxi, Sữa giảm cân
Vinamilk.
Bột dinh dưỡng: Bột ăn dặm Ridielac Alpha, Ri –Advanced, …
2.2.2. Sữa đặc
Sữa Ông Thọ, Ngôi Sao Phương Nam.
2.2.3. Sữa tươi
Sữa chua uống Vinamilk (dâu, cam, socola....), sữa tươi thanh trùng 100%
Vinamilk, Sữa tươi Vinamilk, Sữa thanh trùng…
2.2.4. Sữa chua
Sữa chua ăn (có đường, nha đam, không đường...), sữa chua Probi,…
2.2.5. Nước giải khát
Nước trái cây VFresh (vị dâu, cam, nha đam), Sữa đậu nành VFresh, Soya Milk,
Trà xanh VFresh,….
2.3. Tổng quan về tình hình kinh doanh mặt hàng sữa
2.3.1. Ở trong nước
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, mức tiêu thụ sữa bình
quân /người /năm vào năm 1980 chỉ đạt 0,3kg/người, năm 1990 chỉ đạt 0,47 kg thì năm
2000 đạt 6,5 kg, năm 2005 là 9 kg và đã tăng trên 30 lần so với 1990, đạt 14,4 kg năm
2010. Với tốc độ phát triển kinh tế của đất nước và sự cải thiện chất lượng cuộc sống
14 
 



×