Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA TẠI XÃ HÒA HIỆP BẮC, HUYỆN ĐÔNG HÒA, TỈNH PHÚ YÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (857.72 KB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***************

NGUYỄN THỊ THU TRÚC

KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA TẠI XÃ HÒA HIỆP
BẮC, HUYỆN ĐÔNG HÒA, TỈNH PHÚ YÊN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012
 
 


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***************

NGUYỄN THỊ THU TRÚC

KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA TẠI XÃ HÒA HIỆP
BẮC, HUYỆN ĐÔNG HÒA, TỈNH PHÚ YÊN

Ngành: Kinh Tế Nông Lâm

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: ThS. TRANG THỊ HUY NHẤT

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012
 
 


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Kết Quả Và Hiệu Quả
Sản Xuất Lúa Tại Xã Hòa Hiệp Bắc, Huyện Đông Hòa, Tỉnh Phú Yên” do
NGUYỄN THỊ THU TRÚC, sinh viên khóa 34, ngành Kinh Tế Nông Lâm, đã bảo vệ
thành công trước hội đồng vào ngày

.

Th.S TRANG THỊ HUY NHẤT
Người hướng dẫn

Ngày

tháng

năm 2012

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày


Ngày

tháng

năm 2012

 
 

tháng

năm 2012


LỜI CẢM TẠ
Để có được thành quả và sự trưởng thành ngày hôm nay, tôi đã nhận được rất
nhiều sự quan tâm.
Đầu tiên, con xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ba Mẹ và những người than yêu
trong gia đình đã sinh thành, dạy dỗ và tạo điều kiện tốt nhất cho con được học tập cho
đến ngày hôm nay.
Cảm ơn quý Thầy, Cô khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ
Chí Minh đã giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá
trình học tập tại trường.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời biết ơn đến Cô Trang Thị Huy Nhất và Thầy Võ Phước
Hậu đã tận tâm chỉ bảo, giúp tôi vượt qua những khó khăn trong quá trình thực hiện
khóa luận. Tạo cho tôi một cách nhìn rộng, mới hơn và vững chắc về phương pháp
thực hiện một đề tài nghiên cứu mà tôi có thể mang theo bước tiếp trên con đường sự
nghiệp của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo UBND xã Hòa Hiệp Bắc, lãnh đạo

phòng Nông Nghiệp huyện Đông Hòa cùng các Cô Chú, Anh Chị tại UBND xã cùng
toàn thể bà con nông dân tại xã Hòa Hiệp Bắc đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho
tôi trong quá trình thực tập, điều tra tại địa phương để hoàn thành khóa luận.
Sau cùng, tôi xin cảm ơn tất cả những người bạn đã luôn bên tôi, giúp đỡ, động
viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày…tháng…năm 2012
Sinh viên
Nguyễn Thị Thu Trúc

 
 


NỘI DUNG TÓM TẮT
Nguyễn Thị Thu Trúc, tháng 06 năm 2012. “Kết Quả và Hiệu Quả Sản Xuất
Lúa Tại Xã Hòa Hiệp Bắc, Huyện Đông Hòa, Tỉnh Phú Yên”.
Nguyen Thi Thu Truc, June 2012. “The Result And The Efficiency Of Rice
Production In Hoa Hiep Bac Commune, Dong Hoa District, Phu Yen Province”.
Khóa luận tìm hiểu về kết quả và hiệu quả sản xuất lúa trên cơ sở phân tích số
liệu điều tra từ 64 hộ nông dân (14 hộ ruộng sâu và 50 hộ ruộng gò) tại xã Hòa Hiệp
Bắc, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên. Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu như
thu thập số liệu sơ cấp bằng phỏng vấn trực tiếp, số liệu thứ cấp, dùng các phương
pháp thống kê, so sánh kết hợp với các công thức tính toán các chỉ tiêu kết quả và hiệu
quả, sử dụng các chương trình Excel, Eview xử lý số liệu để tập trung mô tả đặc điểm
sản xuất lúa của các nông hộ,so sánh kết quả và hiệu quả sản xuất trên 500 m2 ruộng
sâu và ruộng gò, phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa của nông hộ,
đánh giá những khó khăn trong sản xuất mà nông hộ đang phải đối mặt qua đó đề xuất
một số giải pháp giúp người dân duy trì diện tích lúa và nâng cao hiệu quả trong sản

xuất. Nghiên cứu cho thấy cây lúa mang lại hiệu quả tương đối cao cho nông hộ, sản
xuất trên ruộng gò hiệu quả hơn sản xuất trên ruộng sâu và các yếu tố thực sự ảnh
hưởng đến năng suất lúa là phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, lao động, số năm kinh
nghiệm và loại ruộng. Tuy nhiên, trong sản xuất người nông dân vẫn còn phải đối mặt
với những khó khăn về thời tiết, giá đầu vào và đầu ra, chi phí lao động cao do chuột
cắn phá, thủy lợi, sâu bệnh…

 
 


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

v

DANH MỤC CÁC BẢNG

vi

DANH MỤC CÁC HÌNH

vii

DANH MỤC PHỤ LỤC

viii

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU


1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.2. Phạm vi nghiên cứu

2

1.2.1. Đối tượng

2

1.2.2. Không gian

2


1.2.3. Thời gian

2

1.2.4. Cấu trúc khóa luận

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

4

2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

4

2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu

5

2.2.1. Điều kiện tự nhiên

5

2.2.2. Đặc điểm kinh tế

6

2.2.3. Đặc điểm xã hội


11

2.2.4. Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất

13

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

15

3.1.1. Khái niệm kinh tế nông hộ

15

3.1.2. Kết quả sản xuất

17

3.1.3. Hiệu quả sản xuất

18

3.1.4. Giới thiệu về cây lúa

19

3.2. Phương pháp nghiên cứu

24

 

 

15


3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

24

3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

25

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Mô tả đặc trưng mẫu điều tra

28
28

4.1.1. Độ tuổi của chủ hộ và năng suất lúa

28

4.1.2. Kinh nghiệm của chủ hộ và năng suất lúa

28

4.1.3. Trình độ học vấn của chủ hộvà năng suất lúa


29

4.1.4. Tình hình tham dự tập huấn khuyến nôngvà năng suất lúa

30

4.1.5. Quy mô lao động gia đình và năng suất lúa

31

4.1.6. Quy mô diện tích canh tác và năng suất lúa

31

4.1.7. Tình hình sử dụng giống lúa của nông hộ

32

4.1.8. Lịch thời vụ sản xuất

34

4.2. Kết quả - hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ năm 2011

35

4.2.1. Kết quả và hiệu quả sản xuất của nông hộ trên 500 m2 năm 2011
35
4.2.2. So sánh kết quả và hiệu quả sản xuất trên 500 m2 ruộng sâu và

ruộng gò năm 2011
38
4.2.3. So sánh năng suất và chi phí thu hoạch giữa nhóm hộ sử dụng máy
móc trong thu hoạch và những hộ thu hoạch thủ công
42
4.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa

44

4.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa

44

4.3.2. Mô hình hồi quy hàm năng suất lúa

44

4.4. Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất lúa của nông hộ

51

4.5. Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất của nông hộ

52

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

55

5.1. Kết luận


55

5.2. Đề nghị

56

5.2.1. Đối với nông dân

56

5.2.2. Đối với chính quyền địa phương

56

PHỤ LỤC

 
 


 

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV

Bảo vệ thực vật

CNHHĐH


Công nghiệp hóa hiện đại hóa

CP

Chi phí

CPLĐ

Chi phí lao động

CPLĐN

Chi phí lao động nhà

CPLĐT

Chi phí lao động thuê

CPVC

Chi phí vật chất

DT

Doanh thu

GSGC

Gia súc gia cầm


IPM

Quản lý dịch hại tổng hợp

LN

Lợi nhuận

NN&PTNT

Nông Nghiệp và Phát Triển Nông

Thôn
THCS

Trung học cơ sở

TN

Thu nhập

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

ĐVT

Đơn vị tính

v

 


 

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất

8

Bảng 2.2. Năng Suất Lúa Của Các Xã Trong Huyện Đông Hòa

9

Bảng 2.3. Số lượng gia súc gia cầm của xã qua các năm

10

Bảng 2.4. Cơ cấu dân số theo giới tính và khu vực

12

Bảng 4.1. Độ Tuổi và Năng Suất Lúa Của Chủ Hộ

28

Bảng 4.2. Số Năm Kinh Nghiệm Trồng Lúa của Chủ Hộ và Năng Suất Lúa

29


Bảng 4.3. Trình Độ Học Vấn của Chủ Hộ và Năng Suất Lúa

30

Bảng 4.4. Tình Hình Tham Gia Khuyến Nông và Năng Suất Lúa

31

Bảng 4.5. Quy Mô Lao Động Nhà Sản Xuất Lúa và Năng Suất Lúa Của Hộ

31

Bảng 4.6. Quy Mô Diện Tích Canh Tác và Năng Suất Lúa Của Hộ

32

Bảng 4.7. Tình Hình Nguồn Gốc Các Giống Lúa Được Sử Dụng Của Hộ

32

Bảng 4.8. Tình Hình Các Loại Giống Được Nông Hộ Sử Dụng

33

Bảng 4.9. Bảng Tổng Hợp CPVC trên 500 m2 Lúa Năm 2011

35

Bảng 4.10. Bảng Tổng Hợp Chi Phí Lao Động trên 500 m2 Lúa Năm 2011


36

Bảng 4.11. Kết Quả Và Hiệu Quả sản xuất trên 500 m2 Lúa Năm 2011

37

Bảng 4.12. Tổng Chi Phí Vật Chất trên 500 m2 Ruộng Sâu và Ruộng Gò Năm 2011 39
Bảng 4.13. Tổng Chi Phí Lao Động trên 500 m2 Ruộng Sâu và Ruộng Gò Năm 201140
Bảng 4.14. So Sánh Kết Quả Và Hiệu Quả Sản Xuất trên 500 m2 Ruộng Sâu và Ruộng
Gò Năm 2011
41
Bảng 4.15. Năng Suất Và Chi Phí Thu Hoạch Của 2 Nhóm Hộ Có Sử Dụng và Không
Sử Dụng Máy Gặt Đập
43
Bảng 4.16. Kết Quả Ước Lượng Các Tham Số Của Mô Hình Hồi Quy Hàm Năng Suất
46
Bảng 4.17. Hệ Số Xác Định R2 Phụ Của Các Mô Hình Hồi Quy Bổ Sung

47

Bảng 4.18. Kết Quả Kiểm Định White Heteroskedasticity Test:

47

Bảng 4.19. Kết Quả Kiểm Định Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test

48

Bảng 4.20. Kiểm Định Các Hệ Số Ước Lượng


50 

vi
 


 

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Biểu Đồ Thể Hiện Năng Suất Lúa Của Các Xã Trong Huyện Đông Hòa
Hình 4.1. Biểu Đồ Lịch Thời Vụ

34

vii
 

9


 

DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Kết xuất hồi quy 

 

Phụ lục 2: phiếu điều tra nông hộ 


 

Phụ lục 3: Danh sách các nông hộ được phỏng vấn trên địa bàn xã Hòa hiệp Bắc 

 

viii
 


 

CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Lúa là cây lương thực chính của người Việt Nam nói riêng và người dân Châu
Á nói chung. Cây lúa đã trở nên không thể thiếu trong cuộc sống của con người, từ
những bữa cơm đơn giản đến những bữa tiệc quan trọng.
Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp phát triển từ hàng ngàn năm nay. Từ
một nước thiếu lương thực trong những năm chiến tranh nhưng hiện nay nền nông
nghiệp của nước ta không chỉ sản xuất ra một lượng lớn lương thực đáp ứng nhu cầu
trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn trên thế giới. Trong đó, ngành
trồng lúa nước là một trong những ngành sản xuất lương thực vô cùng quan trọng và
đạt được những thành tựu đáng kể, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn
thứ hai trên thế giới. Song song đó là giải quyết được vấn đề việc làm cho một bộ phận
lớn dân số sống ở nông thôn, góp phần ổn định thu nhập cho người nông dân. Do đó,
ngành sản xuất lúa đang được Đảng và Nhà Nước quan tâm đầu tư phát triển.
Phú Yên là một tỉnh thuộc khu vực miền Trung và thực tế cho thấy năm 2011
Phú Yên là một trong những tỉnh có năng suất lúa cao nhất miền Trung với năng suất

bình quân đạt khoảng 60,1 tạ/ha/vụ, sản lượng đạt gần 342.000 tấn và hiện nay tỉnh
đang có sự chuyển biến trong phong trào sản xuất lúa chất lượng hàng hóa.(Sở
NN&PTNT Phú Yên, 2012) trên bình diện chung về an ninh lương thực, tỉnh Phú Yên
có đủ điều kiện để đảm bảo an ninh lương thực với sản lượng bình quân
386kg/người/năm. Tuy nhiên, Phú Yên cũng phải đối mặt thách thức đó là những hậu
quả do biến đổi khí hậu, tình trạng mất đất nông nghiệp do lũ lụt tàn phá, bên cạnh đó
là sự thiếu đất trồng lúa do đất nông nghiệp bị lấy để phục vụ những mục đích khác và
sự suy thoái nghèo kiệt đất trồng lúa, ô nhiễm môi trường cho nên vấn đề an ninh
lương thực đang được chính quyền rất quan tâm.
1
 


 

Xã Hòa Hiệp Bắc là một xã thuộc huyện Đông Hòa, là một trong số các địa bàn
sản xuất lúa quan trọng. Do đó, để tiếp tục duy trì diện tích sản xuất lúa, việc xác định
kết quả, hiệu quả sản xuất lúa và phân tích những thuận lợi và khó khăn của nông hộ
trong việc canh tác lúa là điều cần thiết. Đó là lý do của việc thực hiện đề tài “Kết quả
và hiệu quả sản xuất lúa tại xã Hòa Hiệp Bắc, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất lúa và đồng thời đề xuất những giải pháp
nâng cao hiệu quả trong sản xuất lúa; giúp cho các nhà quản lý ở địa phương có cơ sở
định hướng phát triển và phân bố sản xuất nhằm đảm bảo An Ninh Lương Thực, nâng
cao thu nhập cho hộ nông dân trên địa bàn xã Hòa Hiệp Bắc, huyện Đông Hòa, tỉnh
Phú Yên.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Mô tả đặc điểm sản xuất lúa ở các nông hộ;
Trình bày kết quả và hiệu quả sản xuất lúa trên ruộng sâu và ruộng gò;

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lúa;
Đánh giá những khó khăn các nông hộ đang gặp phải trong sản xuất lúa và đề ra
một số giải pháp giúp người nông dân duy trì diện tích sản xuất lúa và nâng cao kết
quả và hiệu quả sản xuất lúa.
1.2. Phạm vi nghiên cứu
1.2.1. Đối tượng
Các nông hộ trồng lúa trên địa bàn xã Hòa Hiệp Bắc, huyện Đông Hòa, tỉnh
Phú Yên.
1.2.2. Không gian
Đề tài nghiên cứu trên ba thôn Uất Lâm, Mỹ Hòa, Phước Lâm của xã Hòa Hiệp
Bắc, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên.
1.2.3. Thời gian
Đề tài nghiên cứu từ ngày 29/02/2012 đến ngày 30/05/2012.

2
 


 

1.2.4. Cấu trúc khóa luận
Chương 1: Mở đầu
Trình bày lí do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu
và cấu trúc của luận văn.
Chương 2: Tổng quan
Mô tả đặc điểm cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tình hình sử dụng
đất, tín dụng, sản xuất nông nghiệp của xã và nêu tổng quan về cây lúa.
Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trình bày những khái niệm, định nghĩa cơ bản, những lý thuyết liên quan đến
nội dung đề tài để hiểu rõ hơn về vấn đề nghiên cứu. Trình bày các chỉ tiêu đánh giá

hiệu quả kinh tế, các phương pháp được sử dụng và cách tiến hành các phương pháp
đó trong nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Tổng hợp và xử lý, thực hiện tính toán, lập các bảng biểu cần thiết từ thông tin
mẫu điều tra để xác định kết quả, hiệu quả sản xuất và phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến năng xuất bằng mô hình kinh tế lượng. Qua đó, đưa ra một số giải pháp giúp nâng
cao năng suất.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Nêu lên những kết quả mà đề tài phát hiện trong quá trình thực hiện nghiên cứu.
Đề xuất các kiến nghị với cơ quan chức năng và nông hộ giúp tăng năng suất lúa, tăng
hiệu quả kinh tế của xã.

3
 


 

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Trồng lúa được xem là ngành kinh tế truyền thống của xã Hòa Hiệp Bắc trong
nhiều năm qua. Với tình hình an ninh lương thực trên thế giới nói chung và Việt Nam
nói riêng hiện nay việc phát triển ngành trồng lúa đang được Đảng và Nhà Nước quan
tâm. Bên cạnh đó, trong thời kỳ nền kinh tế hội nhập tạo ra nhiều cơ hội cho ngành
trồng lúa của nước ta như thị trường lúa ngày càng được mở rộng, tiếp nhận khoa học
kỹ thuật của các nước.
Nhìn chung những đề tài trước chỉ tập trung vào phân tích đặc điểm nông hộ,
đánh giá hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ. Đề tài nghiên cứu của Trương Thị Thủy

năm 2010 chỉ dừng lại ở chỗ đánh giá hiệu quả sản xuất của cây giống lúa HT1 và so
sánh hiệu quả của giống lúa này với một số giống lúa khác chứ chưa phân tích được
những yếu tố nào mới thật sự ảnh hưởng đến năng suất lúa để từ đó có những giải
pháp đầu tư đầu vào cụ thể để nâng cao năng suất, góp phần cải thiện thu nhập. Đặc
biệt từ trước đến giờ, mặc dù cây lúa có vai trò rất quan trọng với người nông dân tại
địa phương nhưng hầu hết các nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc đánh giá năng suất lúa
chứ chưa nghiên cứu hiệu quả sản xuất cây lúa để có cơ sở đưa ra những giải pháp
thích hợp. Do đó, chưa có cơ sở để có những giải pháp thiết thực để tăng hiệu quả sản
xuất, cải thiện thu nhập cho người nông dân.
Nghiên cứu đề tài “Kết quả hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ tại xã Hòa Hiệp
Bắc, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên” tác giả đã đánh giá đầy đủ hiệu quả sản xuất lúa
tại địa phương, phân tích những yếu tố thật sự ảnh hưởng đến năng suất trên cơ sở kế
thừa những nghiên cứu trước và có sự cập nhật thông tin từ thực tế.

4
 


 

2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Xã Hòa Hiệp Bắc có tổng diện tích đất tự nhiên 1.453,16 ha, trong đó diện tích
đất nông nghiệp 883,99 ha, chiếm 60,83% so với tổng diện tích đất tự nhiên.
Xã Hòa Hiệp Bắc là một xã đồng bằng ven biển nằm phía Đông huyện Đông
Hòa, phía Bắc giáp phường Phú Thạnh, thành phố Tuy Hòa, phía Nam giáp xã Hòa
Hiệp Trung, phía Tây giáp xã Hòa Vinh và phía Đông giáp Biển đông.
Xã có 03 thôn : Uất Lâm, Mỹ Hòa, Phước Lâm.
b) Địa hình – thổ nhưỡng

Xã Hoà Hiệp Bắc là một xã đồng bằng, diện tích đất bằng nằm ở phía Bắc của
xã thuộc dạng địa hình đồng bằng ven biển, diện tích đất cát nằm ở phía Đông của xã
kéo dài dọc theo bờ biển với chiều dài trên 4 km. Phía Tây là đất thịt với diện tích
316,08 ha với 2 loại địa hình gò và sâu.
c) Khí hậu – thủy văn
Theo số liệu của trạm khí tượng thủy văn huyện Đông Hoà, xã Hoà Hiệp Bắc
nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với các đặc trưng sau:
Nhiệt độ trung bình hàng năm: 30,1 0c
Tháng cao nhất: 37,3 0c
Tháng thấp nhất: 23,10c
Số giờ nắng các tháng trong năm: 2.523giờ
Lượng mưa bình quân trong năm: 1595,8 mm
Tháng cao nhất: 2.346 mm
Tháng thấp nhất: 853 mm
Độ ẩm tương đối trung bình: 88%
Mưa tập trung vào tháng 9,10,11 cường độ mưa lớn dễ gây ngập úng.
Có 2 hướng gió chính: gió mùa Đông Bắc và gió Tây Nam.
Có 2 mùa rõ rệt: Mùa khô kèm theo gió Tây Nam thường xảy ra khô hạn từ
tháng 2 đến tháng 8, mùa mưa có gió mùa Đông Bắc từ tháng 9 đến tháng 01 năm sau.

5
 


 

2.2.2. Đặc điểm kinh tế
a) Cơ sở hạ tầng
Theo phòng thống kê xã, hiện trạng cơ sở hạ tầng của xã như sau:
- Hệ thống giao thông

Trong những năm qua xã đã tập trung các nguồn vốn đầu tư xây dựng đến nay
đã nhựa hóa, bê tông hóa 8.5 km đường trục xã, liên xã đạt tiêu chuẩn theo cấp kỹ
thuật của Bộ GTVT, hiện tại hơn 14 km đường trục thôn đang được bê tông hóa, 19
km đường ngõ xóm đã được rải đá dăm hoặc đổ sỏi sạch không còn lầy lội vào mùa
mưa. Về cơ bản giao thông ở xã đã đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân, thuận
tiện cho việc giao lưu, vận chuyển hàng hóa tới các xã lân cận và hướng đi quốc lộ 1A.
Tuy nhiên về đường trục chính nội đồng với tổng chiều dài 12km chưa được
cứng hóa chỉ đắp bằng đất, vào mùa vụ làm đất, gieo sạ, thu hoạch xe cơ giới đi lại
còn khó khăn.
- Thủy lợi
Hệ thống thủy lợi cơ bản đã đáp ứng được sự yêu cầu sản xuất và dân sinh. Một
số công trình thủy lợi được quan tâm đầu tư và đang phát huy tác dụng. Hệ thống kênh
mương được kiên cố hóa nâng cao hiệu suất tưới; các công trình đầu mối, trạm bơm
được đầu tư đã và đang phát huy tác dụng cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và
sinh hoạt. Toàn xã có 316,08 ha diện tích đất trồng lúa trên 316,08 ha đất cây hàng
năm cần được tưới, tiêu được HTX làm dịch vụ tưới, tiêu theo 4 hình thức tưới. Trong
đó, diện tích tạo nguồn là 58,5 ha, diện tích tự chảy là 38 ha, diện tích 05 trạm bơm
dầu và 06 trạm bơm điện là 190 ha. Số kênh mương do xã quản lý là 26 km, hiện tại đã
cứng hóa được 2 km, chiếm 20%.
- Điện
Toàn xã có điện lưới quốc gia. Tuy nhiên hệ thống lưới điện hạ thế nông thôn
phần lớn đã xuống cấp, không đảm bảo kỹ thuật an toàn, tổn thất điện năng lớn.
Tỷ lệ hộ sử dụng điện năng thường xuyên, an toàn từ các nguồn đạt 90% . tỷ lệ
hộ dân sử dụng điện đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất hiện tại đạt 92%.
- Trường học
Hiện nay giáo dục của xã tương đối đáp ứng được nhu cầu dạy và học. Toàn xã
có 01 trường Mầm non (trong đó có 4 điểm dạy), 02 trường tiểu học, 01 trường THCS.
6
 



 

- Cơ sở vật chất văn hóa
Chưa có nhà văn hóa và khu thể thao cấp xã.
- Bưu điện
Bưu điện truyền thông của xã cơ bản đáp ứng được nhu cầu về phát triển kinh
tế, xã hội an ninh, quốc phòng góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Xã
có 01 bưu điện văn hóa, 03/03 thôn có điểm phục vụ internet thuận lợi cho nhân dân
trong việc nhận, gởi bưu phẩm, thư từ, điện báo trong và ngoài nước, chuyển công văn
điện báo kịp thời, đến nay xã đã lắp đặt được 782 máy điện thoại.
- Cơ sở y tế
Xã có 01 trạm y tế đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh và sơ cứu ban đầu cho
người dân trong xã, công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân được quan
tâm, chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên. Các chương trình y tế Quốc gia được
triển khai tốt.
- Chợ
Toàn xã có 02 chợ ở địa bàn nông thôn, hệ thống chợ nông thôn hiện nay chưa
đáp ứng được nhu cầu trao đổi hàng hóa lưu thông của nhân dân. Trong thời gian tới,
xã sẽ quy hoạch chợ nông thôn và chợ trung tâm.

7
 


 

b) Hiện trạng sử dụng đất
Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất
Diện tích


Loại đất

(ha)

Đất tự nhiên

Cơ cấu (%)

1453,16

100.00

1.Đất sản xuất nông nghiệp

546,58

37,61

- Đất trồng cây hàng năm

500,24

34,42

+ Đất trồng lúa

316,08

21,75


Ruộng sâu

30,00

Ruộng gò

286,08

- Đất trồng cây lâu năm

46,34

3,19

282,47

19,44

54,56

3,75

0,38

0,03

5. Đất phi nông nghiệp

457,20


31,46

6. Đất chưa sử dụng

111,97

7,71

111,97

7,71

2. Đất lâm nghiệp
3. Đất nuôi trồng thủy sản
4. Đất nông nghiệp khác

Đất bằng chưa sử dụng

Nguồn: Phòng thống kê xã, 2011
Qua bảng 2.1 ta thấy diện tích lớn nhất là đất sản xuất nông nghiệp là 546,58
ha chiếm 37,61% diện tích đất tự nhiên. Trong đó, đất trồng lúa là 316,08 ha, chiếm tỷ
lệ 21,75% đất tự nhiên. Như vậy, đất trồng lúa chiếm diện tích tương đối lớn so với
các loại cây khác. Bên cạnh đó vẫn còn 111,97 ha đất bằng chưa sử dụng nên cần có
biện pháp để đưa diện tích này vào trong sản xuất.
c) Tình hình sản xuất nông nghiệp
- Trồng trọt
Theo số liệu tại phòng thống kê xã, trong năm 2011 tổng diện tích lúa gieo sạ
590 ha, trong đó diện tích vùng ruộng gò là 530 ha và diện tích vùng ruộng sâu là 60
ha. Năng suất bình quân năm 2011 là 129,282 tạ/ha. Sản lượng lương thực đạt

7.627,64 tấn.

8
 


 

Trong năm thu được 2.350 đuôi chuột, giá 500đ/đuôi, ủ mộng bỏ bã trước ngày
gieo sạ 60kg lúa.
Trồng hoa màu trên cát 30 ha, đạt giá trị 150 triệu đồng.
So sánh năng suất lúa của xã Hòa Hiệp Bắc và một số xã khác của huyện
Đông Hòa
Bảng 2.2. Năng Suất Lúa Của Các Xã Trong Huyện Đông Hòa


ĐVT

Năng suất

Hòa Hiệp Bắc

Tạ/ha

129,28

Hòa Tâm

Tạ/ha


103,67

Hòa Hiệp Nam

Tạ/ha

92,99

Hòa Xuân

Tạ/ha

115,34

Hòa Tân

Tạ/ha

117,02

Hòa Thành

Tạ/ha

138,61

Hòa Vinh

Tạ/ha


137,11

Hòa Hiệp Trung

Tạ/ha

122,14

Tạ/ha

123,80

huyện

Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Đông Hòa, 2011
Hình 2.1. Biểu Đồ Thể Hiện Năng Suất Lúa Của Các Xã Trong Huyện Đông Hòa
160
140
120
100
080
060
040
020
000

129,28
103,67

Hòa

Hiệp
Bắc

Hòa
Tâm

115,34 117,02

138,61 137,11

122,14 123,80

92,99

Hòa
Hiệp
Nam

Hòa
Xuân

Hòa
Tân

Hòa
Thành

Hòa
Vinh


Hòa Toàn
Hiệp huyện
Trung

Năng suất (tạ/ha)

Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Đông Hòa, 2011
Theo bảng 2.2 ta thấy rằng, các xã trong cùng một địa bàn huyện có cùng
những điều kiện khách quan tương tự nhau như đất, khí hậu, nguồn thủy lợi,… nhưng
năng suất có sự chênh lệch nhau. Xã Hòa Hiệp Bắc là xã có năng suất cao hơn mức
9


 

năng suất trung bình toàn huyện và là xã có mức năng suất đứng thứ 3 trong toàn
huyện sau xã Hòa thành và xã Hòa Vinh. Như vậy, xã hòa Hiệp Bắc là một xã có mức
năng suất tương đối cao.
Trong sản xuất, để đạt được hiệu quả cao ngoài việc phải tăng năng suất thì cần
phải giảm mức chi phí trên một đơn vị diện tích. Do đó, ngoài những điều kiện khách
quan cần có sự tính toán hợp lý, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật để giảm
chi phí, nâng cao năng suất lúa để nâng cao hiệu quả trong sản xuất.
- Chăn nuôi
Bảng 2.3. Số lượng gia súc gia cầm của xã qua các năm
Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Năm 2010


Năm 2011

Gia súc


con

894

911



con

215

164

Heo

con

4,900

3,750

Cút

con


500

650



con

10

23

Vịt

con

8

3.9

Gia cầm

Nguồn : Phòng thống kê xã, 2011
Năm 2010, chăn nuôi gặp nhiều khó khăn nhất là đàn trâu bò giảm do mưa lụt,
việc chăm sóc nuôi dưỡng gặp khó khăn do nguồn thức ăn khan hiếm; đàn heo do ảnh
hưởng bệnh Tai xanh, giá heo thường xuyên biến động, thức ăn chăn nuôi tăng cao
người nuôi không có lãi, nên không tiếp tục đầu tư phát triển đàn. Nhìn chung, đầu
năm trên địa bàn không xảy ra dịch bệnh, đàn GSGC phát triển ổn định. Nhưng đến
cuối năm, ảnh hưởng của mưa lũ, giá cả đồng thời ảnh hưởng của dịch bệnh nên tổng

đàn GSGC giảm, nhất là đàn heo.
Năm 2011, dịch bệnh không xảy ra, đàn gia súc gia cầm phát triển ổn định,
nhiều đối tượng vật nuôi phát triển tốt như chăn nuôi bò. Đàn bò phát triển nhờ giá bò
hơi trong thời gian qua tăng, dịch bệnh được khống chế, người nuôi có lợi nhuận. Đàn
heo tăng do giá heo hơi liên tục tăng, người nuôi thu lãi cao. Tuy nhiên nguồn cung
ứng heo giống cho người nuôi trên địa bàn bị hạn chế do ảnh hưởng dịch heo Tai xanh
10
 


 

vào cuối năm 2010 làm suy giảm đàn heo sinh sản, nên đàn heo khôi phục chậm. Đàn
dê giảm do khan hiếm thức ăn, người chăn nuôi tập trung đầu tư nuôi bò và nuôi heo.
Do giá thức ăn cao nhưng giá bán giảm mạnh nên đàn gia cầm cũng giảm đặc biệt là
đàn vịt giảm mạnh.
- Lâm nghiệp
Công tác bảo vệ chăm sóc rừng được nhân dân hưởng ứng mạnh mẽ, năm 2011
trồng phân tán 3.000 cây các loại trên các khu công cộng, tình trạng vi phạm luật bảo
vệ và phát triển rừng vẫn còn xảy ra. Trong năm bắt được 05 vụ chặt cây bồi thường
8.700.000đ, xử phạt vi phạm hành chính 05 đối tượng vi phạm số tiền 5.300.000 đồng
và thu hồi 12 cây phi lao (do đối tượng chặt trộm) đem về UBND xã.(theo phòng
thống kê xã)
- Nuôi trồng và khai thác thủy hải sản
Theo phòng thống kê xã, trong năm 2011 đánh bắt đạt sản lượng 100 tấn hải
sản các loại. Nuôi tôm trên triều diện tích 50 ha. Do ảnh hưởng con giống nên năm
2011 đạt hiệu quả thấp, bình quân đạt 20 tấn/ha/năm, đạt sản lượng nuôi trồng 100 tấn.
Hướng dẫn cho 08 hộ lập thủ tục thuê nuôi diện tích ven bãi bồi ven biển thôn Phước
Lâm 6,2 ha.
- Tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ

Năm 2011 các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ HTX và của nhân dân vẫn
duy trì và phát triển mạnh như dịch vụ ăn uống, vật tư nông nghiệp, giá trị tiểu thủ
công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn xã đạt 08 tỷ đồng. (theo phòng thống kê xã).
a) Thu chi ngân sách
Theo số liệu của phòng tài chính, năm 2011 có các số liệu về thu chi như sau
Thu ngân sách: 1.813.908.387 đồng.
Tổng chi: 1.981.781.543 đồng.
2.2.3. Đặc điểm xã hội
a) Dân số - dân tộc
Theo phòng thống kê xã đến cuối năm 2011 dân số toàn xã là 2.884 hộ với
9.471 nhân khẩu, bình quân 3 - 4 người/hộ. Mật độ dân số là 652 người/km2. Dân số
trên địa bàn xã phân bố theo 3 thôn, thôn Uất Lâm gồm 922 hộ với 2.976 nhân khẩu,
11
 


 

thôn Mỹ Hòa gồm 1.084 hộ với 3.610 nhân khẩu, thôn Phước Lâm gồm 878 hộ với
2.885 nhân khẩu.
Bảng 2.4. Cơ cấu dân số theo giới tính và khu vực
Đơn vị: người
Năm

Tổng số

Tổng số

Chia theo giới tính


hộ

Chia theo khu vực

Nữ

Nam

Thành thị

Nông thôn

2010

9,433

2,838

4,690

4,743

-

9,433

2011

9,471


2,884

4,711

4,760

-

9,471

Nguồn: Phòng thống kê xã, 2011
Hiện tại dân số trong xã đều thuộc khu vực nông thôn. Dân số qua 2 năm tăng
không đáng kể. Tỷ lệ nam nữ không chênh lệch nhiều, tỷ lệ nữ chiếm khoảng hơn 50%
còn lại là nam.
Về dân tộc: 100% dân số là người dân tộc kinh. Đây cũng là một thuận lợi của
xã trong việc xây dựng và phổ biến các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà
nước đến nhân dân.
b) Lao động và việc làm
Nguồn lao động xã Hòa Hiệp Bắc khá dồi dào. Năm 2011 số người trong độ
tuổi lao động của xã là 4.383 người chiếm 45% dân số toàn xã và 55% dân số dưới và
ngoài độ tuổi lao động. Trong đó, số người trong độ tuổi lao động của thôn Uất Lâm là
1.232, thôn Mỹ hòa là 1.743, thôn Phước Lâm là 1.408 người.
Số lao động nam là 2.147 người, chiếm khoảng 49% và số lao động nữ là 2.236
người, chiếm 51% tổng số người trong độ tuổi lao động. Lao động trong độ tuổi tham
gia hoạt động kinh tế trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp 2.666 người, chiếm
60,84% trong cơ cấu lao động chung của xã.(theo phòng lao động – thương binh và xã
hội xã)
Vấn đề việc làm: hiện tại xã có khu công nghiệp Hòa Hiệp góp phần giải quyết
vấn đề việc làm trên địa bàn. Khi các khu công nghiệp càng phát triển và mở rộng thì
sẽ khó khăn về lao động nông nghiệp.


12
 


 

c) Tỷ lệ hộ nghèo
Theo phòng lao động - thương binh và xã hội xã, năm 2011 xã có 248 hộ
nghèo chiếm tỷ lệ 8,6%, 240 hộ cận nghèo chiếm tỷ lệ 8,32% tổng số hộ.(theo Quyết
định 170 ngày 08/07/2005 của thủ tướng chính phủ: Khu vực nông thôn: những hộ có
mức thu nhập bình quân từ 200.000 đồng/người/tháng (2.400.000 đồng/người/năm) trở
xuống là hộ nghèo)
2.2.4. Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất
Qua phân tích những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã trong năm qua,
rút ra được một số những thuận lợi và khó khăn của xã trong phát triển sản xuất nói
chung và phát triển lúa nói riêng.
a) Thuận lợi
Xã có 316,08 ha đất thịt phù hợp với sản xuất lúa.
Đường trục xã, trục thôn, xóm đều được nhựa hóa, bê tông hóa và khoảng cách
từ xã đến đường quốc lộ 1A là 2km thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, văn hóa xã hội
giữa xã Hòa Hiệp Bắc với các vùng lân cận.
Với nguồn lao động dồi dào, năm 2011 số người trong độ tuổi lao động chiếm
45% dân số, trong đó lao động trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp chiếm 60,84%
tổng số người thuộc độ tuổi lao động có khả năng lao động.
Về giáo dục, đào tạo, y tế, thông tin liên lạc và các mặt kinh tế xã hội khác đã
và đang phát triển, đời sống người dân ngày càng được cải thiện.
b) Khó khăn
Bình quân thu nhập đầu người chưa cao, năm 2011 mới đạt 7 triệu đồng. Thu
ngân sách bình quân hàng năm chỉ đạt 91,5% nhu cầu chi, vẫn cần sự hỗ trợ của ngân

sách huyện, Trung Ương để đảm bảo các hoạt động kinh tế xã hội của địa phương.
Cơ sở hạ tầng tuy có sự đầu tư nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển,
hiện vẫn ở tình trạng nhỏ bé, lạc hậu, chưa đồng bộ. Đây là một khó khăn lớn trong
việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương theo hướng CNHHĐH.
Lực lượng lao động tuy dồi dào, song phần lớn chưa qua đào tạo, số người có
trình độ chuyên môn về nông lâm nghiệp rất ít, vì vậy việc áp dụng các tiến bộ khoa
học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp chưa cao dẫn đến hiệu quả lao động thấp.
13
 


 

Kinh tế chủ yếu phát triển vẫn là thuần nông, độc canh, tự cấp tự túc. Số lượng
hàng hóa chưa nhiều, chất lượng sản phẩm chưa cao.

14
 


×