Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Thạc sĩ báo chí học sử dụng chi tiết trong phóng sự truyền hình của chương trình thời sự 19h00 đài truyền hình việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.28 KB, 100 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chi tiết là bộ phận nhỏ nhất nhưng có vai trò quan trọng cấu thành nên
tác phẩm báo chí. Mỗi chi tiết đều chứa đựng những giá trị thông tin phản ánh
về sự kiện, vấn đề và quan điểm, tư tưởng của nhà báo. Chi tiết góp phần tạo
nên sức lôi cuốn, hấp dẫn của tác phẩm báo chí. Lựa chọn được những chi tiết
phù hợp, chi tiết giá trị để đưa vào tác phẩm sẽ làm tăng sức nặng biểu đạt
thông tin và giá trị tư tưởng của các phẩm.
Phóng sự truyền hình là một thể loại thuộc nhóm chính luận nghệ thuật,
phản ánh những sự kiện, con người, tình huống, vấn đề, hoàn cảnh điển hình
trong quá trình phát sinh, phát triển đồng thời thẩm định hiện thực đó qua cái
tôi trần thuật vừa tỉnh táo lý trí, vừa cảm xúc với bút pháp giàu chất văn học
bằng phương tiện kỹ thuật truyền hình. Đây là thể loại báo chí có sức nặng
thông tin để tạo ra hiệu lực và hiệu quả tác động lớn đối với xã hội. Với thế
mạnh hình ảnh trực quan nên những chi tiết trong phóng sự truyền hình
thường ngay lập tức gây ấn tượng và cảm xúc trong công chúng.
Đối với chương trình Thời sự 19h00 của Đài Truyền hình Việt Nam, các
phóng sự có vai trò quan trọng và được sử dụng thường xuyên. Với thời
lượng chương trình thời sự có hạn nên các phóng sự có thời lượng ngắn,
thông thường từ 2,5 đến 3 phút. Do đó yêu cầu lựa chọn những chi tiết phù
hợp, chi tiết “đắt” rồi xâu chuỗi, sắp xếp chúng bằng nghệ thuật sắp xếp hình
ảnh và sử dụng lời bình là yêu cầu quan trọng với các nhà báo.
Trong các công trình nghiên cứu khoa học, chi tiết trong tác phẩm báo
chí đã được đề cập ở các giáo trình tác phẩm báo chí và một số công trình
khoa học khác. Đặc biệt, vấn đề Chi tiết trong tác phẩm báo chí đã được
nghiên cứu một cách có hệ thống như một đối tượng nghiên cứu chuyên biệt.
Tuy nhiên phạm vi khảo sát của các nghiên cứu này đều chưa đề cập đến đặc



2

trưng loại hình của tác phẩm báo chí truyền hình mà mới khảo sát trên báo in.
Từ nhận thức đó, tác giả luận văn lựa chọn đối tượng nghiên cứu Sử
dụng chi tiết trong phóng sự truyền hình của chương trình Thời sự 19h00
Đài truyền hình Việt Nam nhằm hệ thống hóa những vấn đề liên quan đến
chi tiết trong thể loại báo chí truyền hình; khẳng định vai trò của việc sử dụng
chi tiết đối với chất lượng các phóng sự của chương trình thời sự 19h00 Đài
truyền hình Việt Nam. Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả sử dụng chi tiết trong phóng sự truyền hình trong chương trình thời sự
của Đài truyền hình Việt Nam nói riêng và các phóng sự thuộc chương trình
thời sự ở các Đài truyền hình nói chung.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề chi tiết trong tác phẩm báo chí đã được nghiên cứu một cách có
hệ thống như một đối tượng nghiên cứu chuyên biệt trong Luận án của tiến sỹ
Trần Quang Hải. Những kết luận khoa học của công trình đã làm sáng tỏ
những nội dung liên quan đến khái niệm chi tiết, vai trò, tầm quan trọng của
chi tiết trong tác phẩm báo chí, phân loại, các yếu tố chi phối chi tiết, nghệ
thuật sử dụng chi tiết…đồng thời đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả
sử dụng chi tiết trong tác phẩm báo chí. Trong luận án, tác giả Trần Quang
Hải đã nghiên cứu rất sâu về việc sử dụng chi tiết qua các thể loại báo chí đạt
giải báo chí Quốc gia trong giai đoạn 1991 – 2005. Trong đó, việc sử dụng chi
tiết trong phóng sự báo chí cũng được xem xét khá toàn diện.
Về đặc trưng thể loại phóng sự (trong báo in), tác giả Trần Quang Hải
cũng đã nghiên cứu trong luận văn thạc sỹ với đề tài Chi tiết trong phóng sự
báo chí (năm 2000).
Một nghiên cứu khác có tính chất chuyên biệt về chi tiết là khóa luận tốt
nghiệp cử nhân báo chí của tác giả Vũ Thu Thủy với đề tài “Chi tiết trong tác
phẩm phóng sự báo chí” (1995). Khóa luận cũng tiếp cận vấn đề về chi tiết



3

mang tính khái lược qua việc xem xét, đánh giá sử dụng chi tiết trong phóng
sự của một số tờ báo in.
Một số công trình nghiên cứu khác, vấn đề chi tiết trong tác phẩm báo
chí cũng đã được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau nhưng không hệ
thống hoàn chỉnh.
Trong cuốn Từ lý luận đến thực tiễn báo chí, tác giả Tạ Ngọc Tấn đã nêu
định nghĩa: “Chi tiết là những bộ phận nhỏ nhất của sự kiện. Chi tiết có thể là
một hành vi, một lời nói, một cử chỉ của con người, một sự vật hay một trạng
thái cụ thể của hoàn cảnh diễn ra sự kiện” [37, tr.149].

TS Nguyễn Thị Thoa trong Giáo trình Tác phẩm báo chí đại cương
đã nêu lên khái niệm chi tiết, phân loại chi tiết, đánh giá vai trò của chi
tiết đối với tác phẩm báo chí (khảo sát với báo in) [42, tr 53-58]
Bên cạnh đó, một số cuốn sách, công trình khoa học khác cũng có
đề cập đến vấn đề chi tiết như trong cuốn Công việc của người viết báo
của nhà báo Hữu Thọ.[39, tr 119].
Tuy nhiên từ đặc trưng loại hình, các nghiên cứu trên mới tập trung
nghiên cứu về chi tiết trong tác phẩm báo in. Chi tiết trong tác phẩm truyền
hình với những đăc trưng riêng biệt của loại hình thì chưa có công trình nào đi
sâu nghiên cứu.

Trong bài Tính chuẩn xác của chi tiết hành động trên báo chí
(đăng trên website Hội nhà báo Việt Nam ngày 29/9/2011 />pid=0&catid=2&id=29053&dhname=Tinh-chuan-xac-cua-chi-tiethanh-dong-tren-bao-chi), tác giả Võ Như Báo cũng đã xem xét và
nhận định một số khía cạnh của chi tiết. Tác giả cho rằng:
Chi tiết là thuật ngữ dùng để chỉ các yếu tố thành phần phản ánh sự vật



4

trong thế giới khách quan được chọn lựa, sắp xếp, liên kết lẫn nhau một cách
khoa học, hợp lý, là chất liệu tạo thành dòng tin, đoạn tin, bức ảnh, thước
phim trong tác phẩm báo chí. Trong tác phẩm báo chí mọi chi tiết đều có vị trí
quan trọng, chi tiết này quan hệ chặt chẽ với chi tiết kia, tạo nên một chỉnh thể
thống nhất, không tách rời nhau.
Trong bài viết này, tác giả Võ Như Báo cũng mới xem xét mang tính
chất khái quát về chi tiết và chi tiết hành động trong tác phẩm báo chí trong
đó có đề cập tới khía cạnh của chi tiết ở các tác phẩm truyền hình. Tuy nhiên
việc đề cập vẫn ở tính khái quát và chưa xác định rõ ràng những đặc trưng về
mặt loại hình của chi tiết.
Chi tiết trong tác phẩm truyền hình là kế thừa và mang những đặc trưng
cơ bản của chi tiết trong tác phẩm báo chí nói chung. Tuy nhiên đặc trưng loại
hình có sự chi phối đối với chi tiết và sử dụng chi tiết, tạo ra những đặc trưng
riêng biệt của chi tiết trong tác phẩm báo chí truyền hình mà cụ thể ở đây là
phóng sự truyền hình.
Về thể loại phóng sự, phóng sự truyền hình đã có nhiều công trình
khoa học đề cập một cách có hệ thống. Tiêu biểu phải kể đến các cuốn phóng
sự truyền hình của Brigite và Didier Desormeanx (2003); Tác phẩm báo chí
tập 2 của Học viện báo chí và tuyên truyền (2006); Phóng sự báo chí hiện đại
của PGS.TS Đức Dũng (2004); Phóng sự, từ giảng đường đến trang viết của
Huỳnh Dũng Nhân (2009); Luận văn Phóng sự trong chương trình thời sự
Đài truyền hình Việt Nam của Thái Kim Chung (2005) cùng một số công
trình khác.
Trên cơ sở kế thừa những thành quả khoa học của các nhà nghiên cứu,
luận văn bước đầu tiếp cận và nghiên cứu những vấn đề liên quan đến chi tiết
trong thể loại phóng sự truyền hình và sử dụng chi tiết trong phóng sự truyền
hình của chương trình thời sự 19h00 Đài truyền hình Việt Nam.



5

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Luận văn hướng tới mục đích hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về chi tiết
trong phóng sự truyền hình; phân tích thực trạng việc sử dụng chi tiết trong các
phóng sự của chương trình Thời sự 19h00 Đài truyền hình Việt Nam. Thông qua
đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả lựa chọn, sử dụng chi tiết trong
phóng sự truyền hình của chương trình thời sự 19h00 Đài truyền hình Việt Nam
và phóng sự thuộc chương trình thời sự của các đài truyền hình.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận văn cần triển khai các nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản liên quan đến thể loại phóng sự, phóng
sự truyền hình (về khái niệm, đặc trưng, phân loại, kết cấu, ngôn ngữ…)
- Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến chi tiết, các yếu tố thể loại
(phóng sự) và loại hình báo chí (truyền hình) chi phối tới chi tiết và sử
dụng chi tiết, từ đó khẳng định vai trò, tầm quan trọng của chi tiết đối với
phóng sự truyền hình.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng việc lựa chọn, sử dụng chi tiết
trong các phóng sự được phát sóng trong chương trình Thời sự 19h00 của Đài
Truyền hình Việt Nam.
- Tìm hiểu những nguyên nhân thành công và hạn chế trong việc lựa
chọn và sử dụng chi tiết trong phóng sự truyền hình
- Đề xuất, kiến nghị những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
chi tiết trong các phóng sự truyền hình thuộc chương trình thời sự 19h00 của
Đài truyền hình Việt Nam.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu



6

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là việc sử dụng chi tiết trong phóng
sự của chương trình thời sự 19h00 Đài truyền hình Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn khảo sát các phóng sự do phóng viên của Đài truyền hình Việt
Nam và phóng viên của các Đài phát thanh truyền hình địa phương thực hiện,
phát sóng trong chương trình Thời sự 19h00. Thời gian khảo sát từ tháng 3
đến tháng 6 năm 2012.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Đề tài được nghiên cứu dựa trên quan điểm của học thuyết Mác – Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng, theo quan điểm đường lối của
Đảng và Nhà nước đối với báo chí, lý luận báo chí, lý luận báo chí truyền
hình, tâm lý học báo chí, xã hội học báo chí.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, tác giả lựa chọn một số phương pháp nhiên cứu
như phương pháp nghiên cứu tài liệu nhằm tìm hiểu những vấn đề lý luận liên
quan như phóng sự, chi tiết trong tác phẩm báo chí, truyền hình, phóng sự
truyền hình, tổ chức sản xuất chương trình truyền hình, quy trình sáng tạo tác
phẩm phóng sự truyền hình…
Phương pháp khảo sát, thống kê để lượng hóa một số thông tin cần thiết
cho quá trình nghiên cứu như số lượng phóng sự trong chương trình thời sự,
thời lượng phóng sự, dung lượng thông tin…
Phương pháp phân tích, tổng hợp nhằm xem xét, phân tích, đánh giá việc
sử dụng chi tiết trong phóng sự, đồng thời đề xuất những giải pháp sử dụng
chi tiết hiệu quả hơn.
Đề tài nghiên cứu này là công trình nghiên cứu cụ thể việc sử dụng chi
tiết trong các tác phẩm phóng sự truyền hình của chương trình thời sự 19h00



7

của Đài truyền hình Việt Nam nên tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn
sâu để thu thập ý kiến, quan điểm của các phóng viên nhằm mang đến những
thông tin xác thực của những người trực tiếp tác nghiệp hằng ngày.
6. Cái mới của luận văn
Trên cơ sở kế thừa những lý luận về chi tiết trong tác phẩm báo chí của
các nhà nghiên cứu trước, luận văn hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề
liên quan đến chi tiết trong tác phẩm báo chí mang đặc trưng thể loại phóng
sự và loại hình báo chí truyền hình (phóng sự truyền hình). Nêu lên những
nét đặc trưng riêng loại hình chi phối tới chi tiết và việc sử dụng chi tiết.
Khảo sát việc sử dụng chi tiết trong các phóng sự truyền hình thuộc
chương trình Thời sự 19h00 của Đài Truyền hình Việt Nam từ tháng 3 đến
tháng 6 năm 2012 từ đó khẳng định vai trò của việc sử dụng chi tiết trong
nâng cao chất lượng các phóng sự. Bên cạnh đó, luận văn cũng chỉ ra những
bài học kinh nghiệm, những giải pháp nâng cao chất lượng sử dụng chi tiết
thông qua việc khai thác, lựa chọn, sử dụng chi tiết trong phóng sự thuộc
chương trình thời sự truyền hình.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Ý nghĩa lý luận: Thông qua việc nghiên cứu của luận văn khẳng định chi
tiết là một yếu tố quan trọng cấu thành tác phẩm phóng sự truyền hình. Một
tác phẩm phóng sự truyền hình muốn đạt chất lượng cao phải có các chi tiết
đặc sắc, đảm bảo yêu cầu của chi tiết trong tác phẩm báo chí. Vì vậy việc phát
hiện, lựa chọn, sử dụng chi tiết là yêu cầu rất quan trọng đối với phóng viên,
biên tập viên.
Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài được nghiên cứu dựa trên những tri thức lý
luận và những kinh nghiệm thực tiễn tác nghiệp của bản thân và của các đồng
nghiệp. Ngoài việc mang lại ý nghĩa cho bản thân, tác giả mong muốn nghiên

cứu có tác dụng thực tiễn đối với các đồng nghiệp trong hoạt động sáng tạo


8

tác phẩm phóng sự truyền hình. Đồng thời, tác giả cũng hy vọng luận văn có
ý nghĩa tham khảo đối với cơ sở đào tạo và với sinh viên báo chí.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn có kết cầu
gồm 3 chương, 8 tiết:
Chương 1: Lý luận chung về phóng sự truyền hình và chi tiết trong
phóng sự truyền hình.
Chương 2: Thực trạng việc sử dụng chi tiết trong các phóng sự truyền
hình của chương trình Thời sự 19h00 Đài Truyền hình Việt Nam.
Chương 3: Nâng cao chất lượng và hiệu quả việc sử dụng chi tiết
trong phóng sự truyền hình


9

Chương 1:
LÝ LUẬN VỀ PHÓNG SỰ TRUYỀN HÌNH VÀ CHI TIẾT
TRONG PHÓNG SỰ TRUYỀN HÌNH
1.1. Phóng sự
Phóng sự báo chí là một thể loại báo chí có vai trò quan trọng đối với
các tờ báo, các chương trình phát thanh truyền hình. Đây là thể loại có những
đặc trưng riêng, nổi bật, tạo được hiệu lực và hiệu quả tác động to lớn. Nhiều
phóng sự đã thực sự tạo ra những chấn động xã hội mạnh mẽ.
Trên thế giới và ở Việt Nam, quan niệm về phóng sự truyền hình rất đa
dạng. Các tài liệu của các nhà nghiên cứu nước ngoài, các nhà khoa học Việt

Nam đã tổng hợp và đưa ra những quan niệm về phóng sự báo chí và những
đặc trưng cơ bản của nó.
Trong từ điển tiếng Việt thì “Phóng sự được hiểu là một thể văn chuyên
miêu tả những việc có thật mang tính thời sự xã hội” [44, tr 1009).
Theo nhóm tác giả G.V.Cudơnhetxốp, X.L.Xvich, A.la.lurốpxki trong
cuốn Báo truyền hình tập 1:
Phóng sự là thể loại báo chí thông tin nhanh chóng trên báo chí, đài
phát thanh, đài truyền hình về một sự kiện nào đó mà phóng viên chứng
kiến hoặc can dự vào… Trong thể loại phóng sự, yếu tố đứng đầu là sự
cảm nhận của cá nhân đối với sự kiện, hiện tượng, sự lựa chọn các sự
việc do tác giả bài phóng sự thực hiện [7, tr.59-60]
Theo PGS.TS Đức Dũng trong cuốn Phóng sự báo chí hiện đại:
Phóng sự là thể loại đứng giữa văn học và báo chí, có khả năng trình
bày, diễn tả những sự kiện, con người, tình huống điển hình trong quá
trình phát sinh, phát triển, đồng thời thẩm định hiện thực đó thông qua
cái tôi trần thuật vừa tỉnh táo lý trí, vừa cảm xúc với một bút pháp giàu


10

chất văn học [10, tr 27].
Trong cuốn Tác phẩm báo chí, tập hai, Học viện Báo chí truyên truyền,
thì phóng sự được quan niệm như sau:
Phóng sự là một thể loại báo chí quan trọng, thông tin cụ thể và sinh
động về con người, sự việc có thật có ý nghĩa xã hội, theo một quá trình
phát sinh, phát triển, thông qua cái tôi – tác giả và bút pháp linh hoạt:
miêu tả, tường thuật kết hợp với nghị luận [12, tr.180]
Trong luận văn này, tác giả dựa trên quan điểm nêu trên để xem xét các
phóng sự.
Các quan niệm về phóng sự có sự diễn đạt khác nhau nhưng nhìn chung

đều bao trùm những đặc điểm mang tính đặc trưng chung cơ bản:
- Đối tượng phản ánh là những sự kiện, sự việc có thật, những con người
thật của đời sống xã hội và mang lại ý nghĩa với xã hội, với cộng đồng. Phóng
sự không chỉ đưa đến cho công chúng bức tranh mô tả con người, sự kiện đơn
thuần mà còn có thể “đi sâu khám phá số phận một con người, một tập thể
người có tính chất điển hình, trong bối cảnh điển hình hoặc khắc họa những
biến cố lịch sử một cách sống động” [12, tr.180]. Phóng sự còn đi sâu làm rõ
những tình tiết bản chất bên trong của sự kiện, giúp công chúng không những
biết nó xảy ra, xảy ra như thế nào mà còn hiểu tại sao nó lại xảy ra như vậy.
“Để làm rõ việc thật, phóng sự khắc họa những con người, nhân chứng của
một thời điểm hoặc một giai đoạn lịch sử nhất định” [12, tr 181].
- Phóng sự thông tin đầy đủ về sự kiện, con người trong quá trình biến đổi,
phát sinh, phát triển.
- Phóng sự sử dụng kết cấu, ngôn ngữ, bút pháp linh hoạt.
- Phóng sự có sự xuất hiện của cái tôi – tác giả.
1.2. Phóng sự truyền hình


11

1.2.1. Sự ra đời của phóng sự truyền hình
Sự ra đời của phóng sự truyền hình gắn với sự ra đời của điện ảnh.
Những phim đầu tiên của điện ảnh cũng là khởi đầu của Phóng sự truyền
hình. Có thể nói phim “tàu vào ga Latiota” của anh em nhà Luymiere trình
chiếu vào năm 1985 không chỉ được coi là dấu mốc ra đời của ngành điện ảnh
mà còn đánh dấu sự ra đời của thể loại phóng sự truyền hình. Cách lựa chọn
vị trí cố định đặt máy quay, ghi lại toàn bộ cảnh đoàn tàu vào ga và các hoạt
động trên sân ga Laxiota ở thủ đô Pari – Pháp, không cần sự can thiệp của
diễn xuất, dàn dựng đã đem đến những thông tin bất ngờ và thú vị cho người
xem… “Chính cách thông tin chân thật “như bản thân cuộc sống vốn có” của

thời kỳ đó là một trong những đặc tính định dạng của phóng sự truyền hình
[41, tr.17-19]
Có thể nói, phóng sự truyền hình là bước phát triển về chất của phóng
sự tài liệu điện ảnh. “Cùng với sự phát triển có tính tiền đề của báo chí và
điện ảnh, phóng sự truyền hình đầu tiên do hãng phát thanh và truyền hình
Anh quốc (BBC) thực hiện vào năm 1937 khi vua George VI đăng quang.
Tại Việt Nam truyền hình ra đời muộn nên thời kỳ đầu các phim thời sự
tài liệu điện ảnh đảm nhiệm vai trò thông tin thời sự và chủ yếu chiếu trong
các rạp chiếu phim.
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của Đài truyền hình Quốc gia và
các đài truyền hình ở các địa phương, thể loại phóng sự luôn tạo ra sức hấp
dẫn đối với công chúng và có sức lan tỏa mạnh mẽ, tạo ra hiệu quả tác động
xã hội to lớn.
1.2.2. Những quan niệm về phóng sự truyền hình
Trong tài liệu về Báo chí truyền hình, tác giả R.A. Borestsky cho rằng:
Phóng sự truyền hình thuộc nhóm thông tấn báo chí. Mục đích của nó
là truyền đạt logic của sự kiện một cách nhanh chóng, mạnh mẽ và


12

chân thực nhất. Người phóng viên trong các phóng sự của mình có vị
trí tối ưu, họ vừa là nhân chứng tối ưu, họ vừa là nhân chứng trực tiếp,
vừa là người dẫn dắt, định hướng công chúng tiếp cận sự kiện mau lẹ
và hiệu quả.
Tác giả Thái Kim Chung trong luận văn thạc sỹ với đề tài Phóng sự
trong chương trình Thời sự Đài truyền hình Việt Nam thì quan niệm:
Phóng sự truyền hình là một thể loại tác phẩm của báo chí truyền hình,
trong đó tập trung phản ánh các sự kiện, hiện tượng, vấn đề bằng hình
ảnh, lời nói, tiếng động một cách cụ thể, chân thực và sinh động. Xuất

hiện thường xuyên trong các chương trình truyền hình, phóng sự truyền
hình giúp cho công chúng khán giả hiểu được tiến trình vận động của
các sự kiện, hiện tượng, vấn đề, cũng như hiểu được tính cách của từng
nhân vật trong các sự kiện, hiện tượng, vấn đề với đầy đủ quan điểm,
tâm trạng, thái độ và tình cảm của họ [4, tr. 11]
Theo thạc sỹ Lê Thị Kim Thanh trong đề tài giáo trình Phóng sự Báo
chí truyền hình:
Phóng sự truyền hình là thể loại đặc trưng của truyền hình. Nó chuyển
tải một nội dung thông tin nóng hổi, sinh động đến công chúng ở thời
điểm hiện tại. Nội dung thông tin được bộc lộ theo trình tự logic diễn
biến của sự kiện, vấn đề … qua dòng hình ảnh và âm thanh của hiện
thực mà phóng viên lựa chọn, sắp xếp. Chính kiến, thái độ và cảm xúc
của phóng viên bộc lộ rõ qua việc phân tích, cắt nghĩa, lý giải sự kiện,
vấn đề đó [41, tr.29]
Từ những quan niệm trên, tác giả cũng mạnh dạn đưa ra một quan niệm
về phóng sự truyền hình: Phóng sự truyền hình là một thể loại của báo chí
truyền hình có sức lan tỏa rộng, phản ánh một cách chân thực, sinh động về
sự kiện, vấn đề, con người được xã hội, cộng đồng quan tâm thông qua việc


13

sử dụng hình ảnh, âm thanh. Phóng sự truyền hình đưa đến cho công chúng
một bức tranh sống động, trực quan về cuộc sống, con người, sự kiện trong
quá trình phát sinh, phát triển. Nó tái hiện như một câu chuyện được nhiều
người quan tâm qua việc kể chuyện của chính tác giả trong vai trò là người
chứng kiến với cách thể hiện giàu cảm xúc.
1.2.3. Đặc điểm của phóng sự truyền hình
Với các cách quan niệm khác nhau, nhưng tựu chung đều có những vấn
đề nội dung mang tính thống nhất về đặc điểm của phóng sự truyền hình.

Phóng sự truyền hình là phản ánh những sự kiện, hiện tượng, vấn đề,
con người… có thật đang hiển hiện trong đời sống xã hội, đang là tâm điểm
thu hút sự chú ý, quan tâm của nhiều người. Các phương tiện truyền tải nội
dung thông tin của phóng sự truyền hình chính là khuôn hình, cỡ cảnh, thủ
pháp dựng hình, động tác máy, âm thanh, tiếng động, lời thoại nhân vật, lời
nói của phóng viên…
Phương tiện văn học giàu cản xúc của phóng sự truyền hình thể hiện ở
các thành phần của ngôn ngữ phóng sự: Đó là ngôn ngữ tác giả, nhân vật và
sự kiện. Ngôn ngữ tác giả thể hiện ở khả năng phản ánh hiện thực qua cái tôi
chứng kiến, cái tôi thẩm định và cái tôi cảm xúc của mỗi phóng viên. “Chính
ngôn ngữ tác giả tạo ra cái riêng độc đáo cho phóng sự. Nó tạo nên sự phong
phú trong thể hiện và sự biến hóa của ngôn ngữ hình ảnh âm thanh trong
phóng sự truyền hình” [41, tr.30-45]
Ngoài những đặc trưng kế thừa của phóng sự báo chí nói chung, phóng
sự truyền hình luôn mang những đặc trưng rất riêng. Trước hết là đặc trưng về
đặc trưng về hình ảnh, âm thanh. Hình ảnh luôn được xem là yếu tố đầu tiên
cấu thành nên tác phẩm phóng sự truyền hình. Đồng thời đây cũng là đặc
trưng về loại hình để phân biệt phóng sự truyền hình với phóng sự báo in và
phóng sự phát thanh. Sự kết hợp giữa hình ảnh và âm thanh thông qua kỹ


14

thuật dựng hình của phóng viên sẽ mang đến cho công chúng một bức tranh
trực quan, sống động trong câu chuyện đang được kể. Âm thanh bao gồm
tiếng động hiện trường, lời thoại nhân vật, lời đọc của phóng viên, âm nhạc.
Một đặc trưng khác đó là phóng sự truyền hình bao giờ cũng được giới hạn về
thời lượng. Với sự phát triển bùng nổ của truyền thông, công chúng có nhiều
lựa chọn phương tiện truyền thông cho mình. Do đó, xu thế làm các phóng sự
truyền hình có thời lượng ngắn đang được các đài truyền hình rất lưu tâm.

Phóng sự truyền hình có đặc trưng riêng so với tin. Nó đã vươn xa hơn
chức năng thông báo thông thường, để đi vào tìm hiểu sâu bản chất của sự
kiện, đặt trọng tâm phát triển vào các câu hỏi: Sự kiện, vấn đề đó xảy ra như
thế nào? Tại sao lại xảy ra? Diễn tiến ra sao? Tác động và ảnh hưởng thế nào
với xã hội.? Phóng sự truyền hình phản ánh cuộc sống dưới các hình thức của
chính cuộc sống, tức là phóng sự truyền hình gần gũi tới mức tối đa với thực
tại, mang bản chất khách quan. Nhưng mặt khác, thuộc tính bản chất của thể
loại này lại là sự cảm thụ chủ quan của phóng viên đối với sự kiện được đặt
lên hàng đầu. “Trong đa số trường hợp, nhà báo là nhân chứng, đôi khi còn
can dự vào sự việc được phản ánh” [4, tr.12-15].
Trong phóng sự truyền hình thường xuất hiện nhân vật. Đó là những
con người gắn với hành động, gắn với hoàn cảnh, vừa là mục tiêu, vừa là
trung tâm của mọi phóng sự. Con người gắn với những tình huống có vấn đề
là nhân vật đầu tiên của phóng sự truyền hình. Đây là con người thật, của hiện
thực, là “nhân vật khách quan”. Bên cạnh đó còn có một nhân vật khác, có vai
trò quyết định đến tính khuynh hướng vận động và phát triển của phóng sự
truyền hình, đó là “nhân vật chủ quan”, tức chính kiến của phóng viên.
Phóng sự thì hình là chính, lời bình để làm rõ hơn thông tin cho hình.
Do đó, phóng sự truyền hình có xu hướng dùng ít lời, câu ngắn, dễ hiểu đối
với người xem.


15

Như vậy, với phóng sự truyền hình, ngoài những đặc điểm như phóng
sự báo chí nói chung thì nó cũng có những đặc trưng rất riêng như đặc trưng
về âm thanh, tiếng động, đặc trưng về tâm lý tiếp nhận, đặc trưng về thời
lượng, đặc trưng về ngôn ngữ, đặc trưng về nhân vật với sự xuất hiện của
phóng viên với đầy đủ diện mạo, cảm xúc, lời nói như một nhân vật can dự
vào sự việc.

Ngôn ngữ của phóng sự truyền hình bao gồm các yếu tố hình ảnh và
âm thanh. Trong đó ngôn ngữ hình ảnh là yếu tố chủ đạo của phóng sự truyền
hình. Ngôn ngữ âm thanh bao gồm tiếng động hiện trường, lời nói của nhân
vật, lời bình của phóng viên, và âm nhạc.
1.2.4. Các dạng phóng sự truyền hình
Thực tế hiện nay có thể phân chia thành nhiều dạng phóng sự truyền
hình dựa trên các tiêu chí khác nhau. Chẳng hạn nếu theo đối tượng phản ánh
có thể chia thành phóng sự sự kiện, phóng sự vấn đề, phóng sự chân dung;
theo lĩnh vực nội dung có thể chia thành phóng sự kinh tế, phóng sự văn
hóa…; dựa vào dung lượng có thể chia thành phóng sự ngắn, phóng sự dài…
Tại Đài truyền hình Việt Nam và các đài truyền hình khác ở Việt Nam,
việc sản xuất các phóng sự có thể chia thành 3 nhóm chính:
- Nhóm phóng sự chuyên đề: Loại phóng sự này hướng tới mục đích
thông tin tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục với thời lượng dài; dẫn
dắt, phân tích, lý giải cặn kẽ vấn đề. Ví dụ chuyên đề dân tộc miền núi,
Xây dựng Đảng; Nông nghiệp nông thôn…
- Phóng sự thời sự: Đây là loại phóng sự đòi hỏi yêu cầu nhanh, thông
tin nóng hổi, cập nhật, thời lượng ngắn, nhiều người quan tâm được
phát sóng trong các chương trình thời sự
- Phóng sự “chèn” trong các chương trình giao lưu, tọa đàm nhằm cung
cấp thêm thông tin cho chủ đề chính.


16

Trong khuôn khổ của nghiên cứu này sẽ đề cập sâu đến sự phân chia
này, đó là xem xét các phóng sự thời sự (chương trình thời sự 19h00 của Đài
truyền hình Việt Nam)
1.3. Chi tiết trong phóng sự truyền hình
1.3.1. Chi tiết trong tác phẩm báo chí.

Theo từ điển tiếng Việt “ Chi tiết là phần rất nhỏ, điểm nhỏ trong nội
dung sự việc hoặc hiện tượng. Thành phần riêng lẻ hoặc tổ hợp đơn giản nhất
của chúng có thể tháo lắp được như đinh ốc, trục, bánh xe” [44, tr.208]
Vấn đề chi tiết trong tác phẩm báo chí đã được nhiều công trình nghiên
cứu đề cập. Tác giả Tạ Ngọc Tấn trong cuốn Từ lý luận đến thực tiễn báo chí
định nghĩa: “Chi tiết là những bộ phận nhỏ nhất của sự kiện. Chi tiết có thể là
một hành vi, một lời nói, một cử chỉ của con người hay một trạng thái cụ thể
của hoàn cảnh diễn ra sự kiện” [37, tr.149]
Theo TS Nguyễn Thị Thoa trong cuốn Giáo trình Tác phẩm báo chí
đại cương:
Chi tiết là một bộ phận nhỏ nhất, là một trạng thái cụ thể của diễn biến
sự kiện; là hành vi, cử chỉ, lời nói, trạng thái tâm lý (hỉ, nộ, ái, ố) của
con người; là sự tham gia của con người (nhân chứng, của chính nhà
báo) trong sự kiện. Chi tiết trả lời cho các câu hỏi: Ai?, cái gì?, ở đâu?,
Khi nào? Như thế nào? Tại sao? [42, tr.54].
Tác giả Trần Quang Hải trong luận án Tiến sĩ Chi tiết trong tác phẩm
báo chí cho rằng:
Chi tiết trong tác phẩm báo chí trước hết là những bộ phận cấu thành
không chỉ của các sự kiện mà còn là của các sự vật, sự việc, hiện
tượng… tồn tại trong thực tế đời sống xã hội. Nói một cách hình ảnh,
chi tiết chính là những “vật liệu” cần thiết, đồng dạng và đồng chất, góp
phần tạo nên “tòa nhà” – tác phẩm báo chí. [19, tr.21]


17

Chi tiết có một số tính chất như: Tính trực tiếp; tính thời sự; tính thời
điểm; tính xác thực; tính chân thật; tính cụ thể - hệ thống; khách quan…
Đối với vấn đề chi tiết trong tác phẩm báo chí, các công trình nghiên
cứu đã đề cập, đặc biệt trong luận án tiến sỹ của tác giả Trần Quang Hải.

Những vấn đề về khái niệm, tính chất, vai trò … của chi tiết đã được nghiên
cứu chuyên sâu. Trong luận văn này, tác giả tiếp cận vấn đề sử dụng chi tiết
mang dấu ấn của loại hình truyền hình. Do đó về đặc điểm của chi tiết sẽ có
những đặc trưng riêng, từ đó quy định và ảnh hưởng đến việc sử dụng chi tiết.
1.3.2. Chi tiết trong phóng sự truyền hình
1.3.2.1. Đặc điểm chi tiết trong phóng sự truyền hình
Có thể nhận thấy một số đặc điểm chủ yếu của chi tiết trong phóng sự
truyền hình như sau:
Chi tiết quan trọng nhất được quy định bởi hình ảnh: Mỗi sự kiện, vấn
đề mà nhà báo đề cập, thì những chi tiết hình có tầm quan trọng đặc biệt. Hay
nói cách khác, hình ảnh là thứ nhất, âm thanh là thứ hai. Yếu tố hình ảnh quan
trọng và quyết định chất lượng tác phẩm báo chí truyền hình nói chung và
phóng sự truyền hình nói riêng. Những chi tiết được sử dụng trong phóng sự
truyền hình trước hết là chi tiết hình. Nó bao gồm chi tiết tả, chi tiết bối cảnh,
chi tiết cử chỉ, hành vi nhân vật… Tùy vào ý đồ tư tưởng của tác phẩm mà
nhà báo định hướng tới, việc khai thác và sử dụng chi tiết hình ảnh được thể
hiện ở những mức độ khác nhau. Mỗi sự kiện, mỗi vấn đề, hay mỗi chân dung
nhân vật được phản ánh trong phóng sự có rất nhiều chi tiết nhỏ ẩn chứa nội
dung thông tin.
Chi tiết mang tính thời điểm: Chi tiết trong phóng sự truyền hình quan
trọng nhất là những chi tiết hình ảnh động do camera mang đến. Hoạt động
của nhà quay phim có ý nghĩa quan trọng trong việc phát hiện và khai thác chi
tiết. Tính thời điểm ở đây là chỉ trong mỗi sự kiện, vấn đề, nếu nhà quay phim


18

không có mặt kịp thời, không “chớp” được thời điểm thì không quay được
những cảnh có giá trị, không có được những chi tiết hình “đắt” để đưa vào
phóng sự.

Chi tiết trong phóng sự truyền hình rất thật: Đó là những hình ảnh do
camera ghi lại, những chi tiết bằng hình ảnh trực quan, âm thanh, tiếng động
hiện trường nên giúp khán giả cảm nhận rất chân thực về sự kiện, sự việc
Chi tiết được tăng hiệu quả biểu đạt thông tin qua nghệ thuật xử lý của
phóng viên: Việc xử lý chi tiết bằng nghệ thuật dựng hình không có nghĩa là
làm thay đổi, biến dạng chi tiết mà chỉ giúp cho khán giả dễ hiểu hơn.
Chi tiết trong phóng sự truyền hình có những đặc trưng riêng biệt so
với trong các thể loại, loại hình báo chí khác. Trước hết về mặt thể loại,
phóng sự là nằm giao thoa giữa văn học và báo chí…kết hợp hài hòa giữa
phẩm chất của văn học và báo chí một cách hiệu quả, phản ánh một hiện thực
thời sự và xác thực thông qua vai trò quan trọng của nhân vật trần thuật với
bút pháp, ngôn ngữ, giọng điệu sinh động, giàu hình ảnh.
Do thường xuyên có sự giao thoa với các thể loại như điều tra, ký chân
dung, tin, ghi nhanh, bình luận…nên trên phương diện chi tiết cũng có những
biến đổi linh hoạt. Như trên đã đề cập, “chi tiết của tin cần độ chính xác, định
lượng, toàn diện, đầy đủ với “bộ óc cảm nhận tỉnh táo, lạnh lùng, khách quan.
Còn phóng sự, người viết có quyền thể hiện xúc cảm, nỗi niềm mang màu sắc
cá nhân để tạo nên vẻ đẹp kỳ thú.” [19, tr.103]. Do đó, ở đây, các chi tiết về
xúc cảm “cái tôi của nhà báo” là một nét đặc trưng của phóng sự.
Phóng sự là thể loại báo chí có sức mạnh và có những đặc trưng riêng.
Trên phương diện chi tiết, trong các phóng sự sử dụng nhiều chi tiết luận bàn,
bình, bày tỏ quan điểm của phóng viên; chi tiết cái tôi cảm xúc của nhà báo.
Về mặt loại hình: Chi tiết trong phóng sự truyền hình đương nhiên
mang những đặc trưng loại hình rõ rệt. Truyền hình thì yếu tố hình ảnh là


19

chính nên các chi tiết hình ảnh sẽ mang tính bao trùm lên nhiều chi tiết khác
như chi tiết hành vi nhân vật, chi tiết cảm xúc nhân vật, chi tiết sự vật… Nếu

như trong báo viết hoặc phát thanh thì phải dùng sức mạnh của những con
chữ với tổ chức ngôn ngữ nói hoặc viết để truyền tải, thì với truyền hình, chi
tiết là trực quan. Có thể vẫn là tả, là kể nhưng được tả, kể bằng hình ảnh.
Ngôn ngữ trong truyền hình là ngôn ngữ hình ảnh.
Hệ chi tiết cũng rất đặc trưng khác của truyền hình là chi tiết âm thanh,
tiếng động. Đó là những chi tiết bao gồm tiếng động hiện trường, lời thoại của
nhân vật, lời bình của phóng viên, âm nhạc. Nếu như trong báo in, phóng viên
phải dùng những con chữ để tả và người đọc thì phải tưởng tượng, thì ở
truyền hình (hoặc báo phát thanh), nó là âm thanh tự nhiên, tác động trực tiếp
vào giác quan của khán giả.
Phóng sự thời sự truyền hình của Đài truyền hình Việt Nam hiện nay
thường xuyên có phóng viên xuất hiện và dẫn từ hiện trường. Cách làm này
làm tăng độ tin cậy của thông tin đối với công chúng. Sự xuất hiện của phóng
viên cũng chứa đựng những thông điệp, thông qua cảm xúc của phóng viên
góp phần làm rõ thêm chủ đề của tác phẩm. Trên phương diện chi tiết, có thể
xem đây là một chi tiết mang tính đặc thù của phóng sự thời sự truyền hình
trong chương trình 19h00 của Đài truyền hình Việt Nam.
1.3.2.2. Phân loại chi tiết trong phóng sự truyền hình
Theo yếu tố loại hình, có thể phân chia chi tiết trong phóng sự truyền
hình thành hệ chi tiết về hình ảnh (bao gồm hình ảnh do camera ghi lại, hình
ảnh đồ họa); hệ chi tiết về âm thanh (bao gồm tiếng động, tiếng nói nhân vật,
tiếng đọc lời bình, tiếng của phóng viên, âm nhạc).
Theo đối tượng phản ánh có thể chia thành hệ chi tiết về sự vật (miêu tả
sự vật, miêu tả khung cảnh bằng hình ảnh); hệ chi tiết về bối cảnh (bao gồm


20

không gian, thời gian, hoàn cảnh nhân vật, bối cảnh sự kiện, sự việc, nguyên
nhân, điều kiện tác động vào sự kiện, nhân vật); hệ chi tiết về con người (bao

gồm chi tiết về nhân vật, hành vi, cử chỉ, thái độ, cảm xúc của nhân vật; chi
tiết về "nhân vật phóng viên" can dự vào sự kiện (như sự xuất hiện của phóng
viên khi đi vào khuôn hình, trao đổi với nhân vật, xuất hiện trên hình và cung
cấp thông tin hoặc bình luận); Chi tiết cái tôi cảm xúc của phóng viên (đó là
lời bình luận về sự kiện, nhân vật, vấn đề; hoặc đó là những cảm nhận, xúc
cảm của phóng viên trước sự kiện, hay chỉ là biểu cảm qua nét mặt, cảm xúc
của phóng viên khi xuất hiện trong khuôn hình và can dự vào sự kiện.
Phân chia theo sự sáng tạo của phóng viên, có thể chia chi tiết thành
Chi tiết vốn có của hiện thực (những gì từ hiện thực phóng viên ghi được lại
qua camera), chi tiết tái tạo mô tả hiện thực (ví dụ hình hiệu đồ họa làm rõ
thêm thông tin), chi tiết tăng xúc cảm (như âm nhạc lồng vào phóng sự khi
dựng hậu kỳ).
Trong luận văn này, khi xem xét về việc sử dụng chi tiết trong phóng sự
thời sự, tác giả cần phân loại chi tiết theo hướng bao quát nhất để phân tích,
xem xét thực trạng sử dụng chi tiết, hiệu quả sử dụng chi tiết, những mặt tích
cực và tồn tại trong việc sử dụng chi tiết. Do đó, cách phân chia chi tiết trong
phóng sự truyền hình được khái quát như sau:
- Chi tiết hình ảnh (gồm chi tiết hình ảnh về sự vật, chi tiết hoàn cảnh,
bối cảnh, tình huống, hành vi nhân vật, cảm xúc nhân vật, đồ họa)
- Chi tiết âm thanh, tiếng động (bao gồm lời nói nhân vật, lời nói của
phóng viên, tiếng động hiện trường, âm nhạc hậu kỳ)
- Chi tiết “dẫn hiện trường” của phóng viên: Sở dĩ nghiên cứu sâu về chi
tiết này bởi tác giả nhận thấy việc phóng viên xuất hiện và tiếp tục mô
tả, bình luận về vấn đề, sự kiện, nếu được đặt đúng vị trí, đúng thời
điểm sẽ là một chi tiết rất có ý nghĩa để nêu bật hoặc làm nổi rõ chủ đề


21

tư tưởng của tác phẩm. Chi tiết này rất đặc trưng ở phóng sự truyền

hình và cần tiếp tục được xem xét ở phương diện sử dụng chi tiết.
- Chi tiết bình: Đối với phóng sự, yếu tố bình luận, nêu quan điểm, nhận
định về vấn đề là một đặc trưng. Chi tiết này chủ yếu thông qua lời bình
mà phóng viên đọc, nói trong phóng sự và sự đánh giá, bình luận của
nhân chứng trong phóng sự.
- Chi tiết số liệu: Những con số mang tính chất định lượng nói lên rất nhiều
điều. Đó là khả năng biểu đạt thông tin. Việc khéo léo sử dụng chi tiết này
thậm chí còn tạo nên những “chấn động” cho khán giả theo dõi.
- Chi tiết cái tôi cảm xúc. Tâm trạng, cảm xúc là những trạng thái tình
cảm của phóng viên khi “sống” cùng hiện thực, cùng nhân vật của
phóng sự. Đó có thể là cảm xúc bằng lời, hoặc là điệu bộ, cảm xúc trên
nét mặt, cử chỉ của phóng viên.
1.3.2.3. Các yếu tố chi phối chi tiết và việc sử dụng chi tiết trong phóng
sự truyền hình
Chi tiết trong phóng sự truyền hình cũng kế thừa những đặc điểm của
chi tiết trong tác phẩm báo chí nói chung. Do đó, những yếu tố chi phối tới
chi tiết của phóng sự truyền hình cũng giống như trong tác phẩm báo chí nói
chung như yếu tố thời đại, bối cảnh lịch sử, tôn chỉ mục đích của tờ báo,
phong cách, chính kiến của nhà báo, đời sống tư tưởng, văn hóa…. Những
điểm khác biệt ở đây đến từ yếu tố loại hình (truyền hình) và yếu tố thể loại
(phóng sự). Tác giả đi sâu nghiên cứu những yếu tố chi phối tới chi tiết và
việc sử dụng chi tiết trong phóng sự truyền hình sau đây:
+ Vấn đề thể loại (phóng sự) chi phối với chi tiết
Do bị quy định bởi những đặc trưng riêng có của thể loại, hệ thống các
chi tiết trong phóng sự “vừa phải đảm bảo yêu cầu mới mẻ, cập nhật của thể
loại tin, vừa mang tính tiêu biểu, đặc sắc, quan trọng của thể loại bình luận”


22


[19, tr.42]. Đối với thể loại tin báo chí, việc truyền đạt thông tin là chính nên
nên chi tiết trong tin được biểu hiện trước hết ở tính toàn diện và đầy đủ, bên
cạnh sự cụ thể, xác thực, mới mẻ và cập nhật của hệ thống chi tiết. “Còn với
thể loại bình luận, tuy không đòi hỏi khắt khe các tính chất nói trên của tin,
nhưng trong bình luận lại rất cần những chi tiết mang tính đặc sắc, tiêu biểu,
bao giờ cũng gây trăn trở, hoài nghi giữa cái đúng, cái sai, cái chuẩn mực hay
chưa chuẩn mực” [19, tr.42].
+ Vấn đề loại hình chi phối chi tiết
Đối với phóng sự truyền hình, có nhiều yếu tố chi phối tới chi tiết và
việc sử dụng chi tiết:
- Điều kiện tác nghiệp: Đây là yếu tố rất dễ cảm nhận bởi đối với truyền
hình, yếu tố hình ảnh là quan trọng nhất và được camera ghi lại. Đó là những
chi tiết ý nghĩa nhất, giá trị nhất. Trong điều kiện tác nghiệp thuận lợi, phóng
viên quay phim có thể quay được những cảnh, những hình hay nói cách khác
là “chớp” được các chi tiết “đắt” phục vụ cho phóng sự của mình. Chẳng hạn,
khi thực hiện phóng sự về nguy cơ sạt lở đất ở một khu dân cư chẳng hạn. Có
những vết nứt trên mặt đất rõ ràng nếu quay được sẽ tạo hiệu ứng ghê gớm.
Nhưng vị trí vết nứt đó nằm ở chỗ khuất mà không thể quay được, hoặc nếu
vào được rất nguy hiểm nên khó mà ghi hình. Do đó, nếu không có được chi
tiết đó, phóng viên lại phải tính toán sử dụng chi tiết hình khác để lột tả được
thông tin về nguy cơ có thể sạt lở khu dân cư đó…
- Thời điểm ghi hình: Tính thời điểm cũng có ý nghĩa quan trọng đối với
việc khai thác chi tiết. Nếu phóng viên không có mặt đúng thời điểm thì khó
mà ghi được những hình ảnh, những chi tiết hình có giá trị.
- Yếu tố hậu kỳ: Đó là kỹ năng dàn dựng hình ảnh, chọn cảnh nào trước,
cảnh nào sau, thủ pháp xuống đen, chồng mờ, ứng dụng đồ họa…Chẳng hạn,
trong phóng sự về hành trình vượt trạm kiểm soát của các đối tượng buôn lậu


23


trong đêm bằng cách vòng qua đường rừng tránh trạm kiểm soát. Nếu sử dụng
hình ảnh thông thường từ hiện trường khó mà diễn tả được rõ ràng hành trình
của các đối tượng buôn lậu. Nhưng nếu với một sơ đồ đường đi được vẽ lên,
khán giả sẽ hình dung ra ngay thủ đoạn của những đối tượng buôn lậu trong
hành trình trốn chạy.
- Quy trình sản xuất tác phẩm: Quy trình sản xuất tác phẩm bao gồm từ
đề xuất đề tài, xây dựng đề cương kịch bản, chuẩn bị điều kiện thiết bị, nghiên
cứu thực địa, tiến hành tác nghiệp, dựng hậu kỳ. Nếu quy trình sản xuất được
thống nhất cao từ lãnh đạo, phóng viên, quay phim, dựng hình thì hiệu quả
khai thác, sử dụng chi tiết sẽ tốt hơn. Nếu quá trình xây dựng đề cương được
đảm bảo, khi tiến hành tại thực địa, phóng viên tác nghiệp sẽ thuận lợi. Từ đó
tiếp tục tư duy, phát hiện những chi tiết tốt để cấu tứ vào tác phẩm của mình.
- Quan điểm và độ nhạy bén, khả năng quan sát của nhà báo: Đây là yếu
tố rất quan trọng. Nếu trong đề cương trước khi thực hiện tác phẩm mới là sự
phác thảo thì khi ra hiện trường tác nghiệp sẽ có nhiều thay đổi. Hoặc sự việc
sẽ được cụ thể hóa dưới những góc nhìn. Chẳng hạn phóng sự về tình trạng ô
nhiễm môi trường tại một khu vực dân cư là một chủ đề lớn. Khi ra hiện
trường, có hàng loạt chi tiết có thể khai thác để đưa vào phóng sự như hình
ảnh những đống rác, dòng nước đen ngòm, xác động vật chết ngổn ngang. Đó
là những chi tiết dễ dàng nhìn thấy ngay. Nhưng cũng có những chi tiết khác
phản ánh tình trạng ô nhiễm mà đòi hỏi sự nhạy bén của phóng viên như cả
một khu phố không bao giờ mở cửa vì mùi ô nhiễm. Hoặc tìm và phát hiện
một số hộ mua lưới về ngăn ruồi và côn trùng bay vào… Những chi tiết tưởng
như không lột tả trực diện nhưng lại hàm chứa rất nhiều thông tin phản ánh
chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Những yếu tố đó đòi hỏi độ nhạy bén trong
phát hiện chi tiết của nhà báo.
Có những đề tài phóng viên dự kiến làm phóng sự và phải đi tiền trạm,



24

nghiên cứu, thăm dò, khảo sát nên việc xây dựng kịch bản chi tiết sẽ thuận
lợi. Do đó, khi tiến hành quay phóng viên quay phim thường dễ tác nghiệp để
khai thác chi tiết. Tuy nhiên, nhiều phóng sự phóng viên phải chiu sức ép về
thời gian đưa nhanh đến công chúng nên không thể có điều kiện tìm hiểu
trước hiện trước. Việc khai thác chi tiết sẽ chịu tác động nhiều từ chính sự
nhạy bén của phóng viên.
- Sự phối hợp giữa phóng viên biên tập và phóng viên quay phim: Đây
là yếu tố đảm bảo sự thành công của mỗi tác phẩm phóng sự truyền hình. Đầu
tiên, phóng viên quay phim phải hiểu được ý đồ tư tưởng của tác phẩm thông
qua việc thống nhất với phóng viên biên tập. Do đó sẽ phát huy được khả
năng quan sát “thâu tóm” hình ảnh của quay phim. Những chi tiết quan trọng
sẽ được cả phóng viên quay phim và phóng viên biên tập cùng tư duy để lột tả
hiệu quả nhất.
- Nghệ thuật sắp xếp chi tiết: Yếu tố này cũng liên quan đến khả năng
nhạy bén của phóng viên. Sau khi khai thác được các chi tiết, phóng viên phải
quyết định sử dụng chi tiết nào là chi tiết chủ chốt, chi tiết đầu tiên, chi tiết
chính, đồng thời xâu chuỗi các chi tiết còn lại. Đây luôn là một quá trình tư
duy phức tạp để có một phóng sự đảm bảo ý đồ tư tưởng như mong muốn của
tác giả.
1.3.2.4. Vai trò của chi tiết đối với phóng sự truyền hình
Chi tiết tuy nhỏ nhưng có vai trò quan trọng đối với tác phẩm báo chí
nói chung và phóng sự truyền hình nói riêng. Nghiên cứu về chi tiết trong tác
phẩm báo chí, TS Nguyễn Thị Thoa đánh giá vai trò của chi tiết:
Các chi tiết kết nối với nhau tái hiện lại sự kiện; Chi tiết là bằng chứng,
cơ sở khách quan đầu tiên để đánh giá tính xác thực của sự kiện; chi tiết
làm rõ diễn biến và bản chất của sự việc; chi tiết bộc lộ quan điểm (biểu
dương, phê phán, đồng tình ủng hộ hay đấu tranh quyết liệt, chia sẻ



25

buồn vui với người trong cuộc hay căm ghét kẻ xấu…) của nhà báo
trước sự việc hoặc con người cụ thể; chi tiết tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn,
nhớ lâu đối với công chúng (chi tiết nhỏ làm nên tác phẩm lớn). [42,
tr.57 – 58]
Nhà báo Hữu Thọ cho rằng: “Cùng với sự kiện, chi tiết có ý nghĩa thể
hiện tư tưởng chủ đề của bài viết [39, tr 118 – 119].
Tác giả Tạ Ngọc Tấn trong cuốn Từ lý luận đến thực tiễn báo chí
đánh giá vai trò của chi tiết là “ các đơn vị vật liệu để tạo nên sự kiện; là
cái khách quan ban đầu để tạo thành nội dung khách quan chung của tác
phẩm [37, tr.113]
Còn theo tác giả Trần Quang Hải thì: “Nếu không có các chi tiết, nhất là
các chi tiết đắt giá, tác phẩm báo chí chỉ có thể trở thành một bản báo cáo
nhợt nhạt, mô phỏng đối tượng một cách hời hợt, khô khan, khó thuyết phục
và hấp dẫn người đọc” [19, tr.52-55]
Qua thực tiễn tác nghiệp phóng viên Kim Ngân của Ban Thời sự Đài
truyền hình Việt Nam cho rằng: “Chi tiết có vai trò rất quan trọng, bởi vì thời
lượng cho một phóng sự thời sự chỉ tầm khoảng 2-3 phút, nên chính các chi
tiết mang sức nặng nội dung chuyển tải” .
Phóng viên Nguyễn Văn Sơn, Ban Thời sự quan niệm: “Trong bất kỳ
phóng sựu thời sự truyền hình nào thì chi tiết có vai trò là “hạt nhân”, hay ví
von hơn, nếu coi phóng sự thời sự truyền hình là một tế bào hoàn chỉnh thì chi
tiết chính là “nhiễm sắc thể” để tạo nên tế bào đó”.
Rõ ràng, vai trò của chi tiết là rất quan trọng trong tác phẩm báo chí. Đó
là vật liệu nhỏ nhất để hợp thành sự kiện; chi tiết thể hiện ý đồ tư tưởng, quan
điểm, chính kiến; chi tiết giữ vai trò cung cấp thông tin, định hướng tư tưởng
và thẩm mỹ cho công chúng. Trong xu thế làm phóng sự với thời lượng ngắn
ngày nay, việc sử dụng chi tiết có vai trò rất quan trọng. Tầm quan trọng của



×