Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Thực trạng tiếp cận và chi trả khám chữa bệnh của bệnh nhi điều trị nội trú tại bệnh viện nhi hải dương năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÁI BÌNH
===*****===
===

NGUYỄN THANH PHÖC

THỰC TRẠNG TAI NẠN THƢƠNG TÍCH TRẺ DƢỚI 5
TUỔI VÀ KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÕNG TRÁNH TAI
NẠN THƢƠNG TÍCH CỦA NGƢỜI CHĂM SÓC TRẺ
TẠI HUYỆN THANH LIÊM TỈNH HÀ NAM NĂM 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

THÁI BÌNH - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÁI BÌNH
===*****===

NGUYỄN THANH PHÖC

THỰC TRẠNG TAI NẠN THƢƠNG TÍCH TRẺ DƢỚI 5
TUỔI VÀ KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÕNG TRÁNH TAI


NẠN THƢƠNG TÍCH CỦA NGƢỜI CHĂM SÓC TRẺ
TẠI HUYỆN THANH LIÊM TỈNH HÀ NAM NĂM 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
Mã số: 60 72 03 01
Hƣớng dẫn khoa học:
TS. Vũ Minh Hải
PGS.TS. Nguyễn Quốc Tiến

THÁI BÌNH - 2016


LỜI CẢM ƠN
Sau 2 năm học tập và nghiên cứu tại Trƣờng Đại học Y Dƣợc Thái
Bình đến nay tôi đã hoàn thành khóa học và hoàn thiện đƣợc bản luận văn tốt
nghiệp của mình. Nhân dịp này, tôi xin chân thành cám ơn Đảng ủy, Ban
Giám hiệu Trƣờng Đại học Y Dƣợc Thái Bình. Tôi xin chân thành cảm ơn
Phòng Quản lý đào tạo Sau đại học, các phòng chức năng, Khoa Y tế công
cộng và các bộ môn liên quan thuộc Trƣờng Đại học Y Dƣợc Thái Bình đã
cung cấp cho tôi những kiến thức chuyên môn cơ bản, các phƣơng pháp luận
trong nghiên cứu khoa học và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập cũng nhƣ
triển khai đề tài cao học.
Tôi xin trân trọng cảm ơn: TS. Vũ Minh Hải, PGS.TS. Nguyễn Quốc
Tiến những ngƣời thầy đã tận tình giúp đỡ tôi tích lũy kiến thức và phƣơng
pháp tƣ duy khoa học giúp đỡ tôi hoàn thành bản luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Thanh
Liêm tỉnh Hà Nam, UBND và Trạm y tế các xã Thanh Bình, Thanh Phong,
Liêm Túc, Thanh Lƣu đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học
tập và thu thập số liệu để hoàn thiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã nhiệt

tình cộng tác, động viên, giúp đỡ tôi suốt quá trình học tập, nghiên cứu khoa
học và hoàn thiện luận văn này.
Thái Bình, tháng 6 năm 2016

Nguyễn Thanh Phúc


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc
đăng tải trong bất kỳ tài liệu khoa học nào.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thanh Phúc


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ICD 10

International Classification of Diseases, Revision 10
Phân loại bệnh tật quốc tế chỉnh sửa lần thứ 10

TĐHV

Trình độ học vấn

TNGT

Tai nạn giao thông


TNLĐ

Tai nạn lao động

TNTT

Tai nạn thƣơng tích

TNSH

Tai nạn sinh hoạt

UBND

Ủy ban nhân dân

WHO

World Health Organization
Tổ chức Y tế Thế giới

YPLL

Years of Potential Life Lost
Số năm sống tiềm tàng bị mất


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................... 3
1.1. Kiến thức chung về tai nạn thƣơng tích ............................................... 3
1.2. Mô hình dịch tễ học tai nạn thƣơng tích ............................................... 4
1.3. Phân loại tai nạn thƣơng tích ............................................................... 4
1.4. Các yếu tố nguy cơ gây tai nạn thƣơng tích ......................................... 7
1.5. Tình hình nghiên cứu tai nạn thƣơng tích trên Thế giới và Việt Nam 12
1.6. Ảnh hƣởng của tai nạn thƣơng tích .................................................... 19
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 23
2.1. Đối tƣợng, địa bàn, thời gian nghiên cứu ........................................... 23
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................. 23
2.1.2. Địa bàn nghiên cứu .................................................................... 23
2.1.3. Thời gian nghiên cứu .................................................................. 25
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................... 25
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ..................................................................... 25
2.2.2. Cỡ mẫu ....................................................................................... 25
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu .............................................................. 26
2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu và các biện pháp hạn chế sai số ... 27
2.2.5. Biến số và chỉ số trong nghiên cứu ............................................. 28
2.2.6. Phương pháp xử lý số liệu .......................................................... 29
2.2.7. Biện pháp khắc phục sai số ......................................................... 29
2.2.8. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu .......................................... 30


CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................... 31
3.1. Thực trạng tai nạn thƣơng tích của trẻ dƣới 5 tuổi trong 1 năm qua tại
địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 31
3.2. Kiến thức, thực hành về phòng tránh tai nạn thƣơng tích của ngƣời

chăm sóc trẻ ..................................................................................... 40
CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN ........................................................................... 51
4.1. Thực trạng tai nạn thƣơng tích của trẻ dƣới 5 tuổi tại 4 xã huyện Thanh
Liêm tỉnh Hà Nam năm 2015. .......................................................... 51
4.2. Kiến thức, thực hành phòng tránh tại nạn thƣơng tích của ngƣời chăm
sóc trẻ dƣới 5 tuổi. ............................................................................ 60
KẾT LUẬN .................................................................................................. 71
KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Trang
Bảng 3.1. Đặc điểm số trẻ dƣới 5 tuổi trong gia đình của đối tƣợng nghiên
cứu.............................................................................................. 31
Bảng 3.2. Đặc điểm chung của trẻ bị tai nạn thƣơng tích .............................. 32
Bảng 3.3. Số lần bị tai nạn thƣơng tích trong 1 năm theo giới ...................... 33
Bảng 3.4. Phân bố các loại tai nạn thƣơng tích của trẻ theo giới ................... 34
Bảng 3.5. Vị trí trên cơ thể bị tai nạn thƣơng tích ......................................... 35
Bảng 3.6. Nơi xảy ra tai nạn thƣơng tích ...................................................... 35
Bảng 3.7. Nguyên nhân dẫn đến tai nạn thƣơng tích ..................................... 36
Bảng 3.8. Ngƣời đi cùng, ở bên khi bị tai nạn thƣơng tích ............................ 36
Bảng 3.9. Tỷ lệ ngƣời tham gia sơ cấp cứu cho nạn nhân ............................. 37
Bảng 3.10. Khoảng thời gian từ lúc bị TNTT cho đến khi đƣợc sơ cấp cứu.. 38
Bảng 3.11. Nơi nạn nhân đƣợc điều trị sau khi đƣợc sơ cứu ......................... 38
Bảng 3.12. Thời gian nằm viện của nạn nhân ............................................... 39
Bảng 3.13. Ảnh hƣởng của tai nạn thƣơng tích đến sức khỏe ....................... 39
Bảng 3.14. Đặc điểm tuổi và giới của ngƣời chăm sóc trẻ đƣợc phỏng vấn .. 40
Bảng 3.15. Đặc điểm nghề nghiệp của ngƣời chăm sóc trẻ đƣợc phỏng vấn . 41

Bảng 3.16. Đặc điểm TĐHV của ngƣời chăm sóc trẻ đƣợc phỏng vấn ......... 42
Bảng 3.17. Tỷ lệ đối tƣợng nghiên cứu đã từng chứng kiến TNTT ............... 43
Bảng 3.18. Tỷ lệ đối tƣợng nghiên cứu cho rằng tai nạn thƣơng tích có thể
phòng tránh ................................................................................. 43
Bảng 3.19. Quan điểm của ngƣời chăm sóc trẻ về sự cần thiết phải tuyên
truyền giáo dục về phòng tránh TNTT cho trẻ em....................... 44
Bảng 3.20. Tỷ lệ đối tƣợng nghiên cứu sẵn sàng tham gia khi địa phƣơng tổ
chức tuyên truyền giáo dục về phòng tránh TNTT ...................... 44
Bảng 3.21. Kiến thức của đối tƣợng nghiên cứu về các biện pháp phòng tránh
tai nạn giao thông khi đi bộ cho trẻ ............................................. 45


Bảng 3.22. Tỷ lệ đối tƣợng nghiên cứu có đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy và
tần xuất ...................................................................................... 47
Bảng 3.23. Tỷ lệ đối tƣợng nghiên cứu có đội mũ bảo hiểm cho trẻ và tần xuất . 48
Bảng 3.24. Thực hành của đối tƣợng nghiên cứu về phòng tránh TNGT trong 1
tháng qua ..................................................................................... 48
Bảng 3.25. Kiến thức của đối tƣợng nghiên cứu về các biện pháp phòng tránh
ngã cho trẻ .................................................................................. 45
Bảng 3.26. Kiến thức của đối tƣợng nghiên cứu về các biện pháp phòng tránh
ngộ độc cho trẻ ........................................................................... 46
Bảng 3.27. Thực hành của đối tƣợng nghiên cứu về phòng tránh ngộ độc cho trẻ
trong 1 tháng qua .......................................................................... 47
Bảng 3.28. Kiến thức của đối tƣợng nghiên cứu về các biện pháp phòng tránh
đuối nƣớc cho trẻ ........................................................................ 47


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ trẻ bị tai nạn thƣơng tích ................................................ 32

Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ nạn nhân có đƣợc sơ cấp cứu.......................................... 37
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ đối tƣợng nghiên cứu đã nghe nói về tai nạn thƣơng tích .. 42
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ đối tƣợng nghiên cứu có biết bơi ...................................... 49
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ đối tƣợng nghiên cứu có ý định cho con đi học bơi ........... 50


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Công ƣớc quốc tế về Quyền trẻ em và Luật Bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em Việt Nam, trẻ em có quyền đƣợc sống trong một xã hội an
toàn, đƣợc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ. Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
đang là vấn đề quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có nƣớc ta.
Sự quan tâm đƣợc thể hiện bằng việc Đảng, Nhà nƣớc ta đã ban hành hệ
thống các văn bản quy phạm pháp luật; thông qua nguồn lực đầu tƣ của Nhà
nƣớc, của xã hội và của từng gia đình; thông qua sự chăm lo đầy trách nhiệm
của nhiều cấp, nhiều ngành trên nhiều lĩnh vực khác nhau, tạo điều kiện để trẻ
em đƣợc thực hiện quyền của mình theo luật định, trong đó có quyền đƣợc
chăm sóc sức khoẻ, đƣợc bảo vệ tính mạng thân thể.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khẳng định tai nạn thƣơng tích (TNTT) là
nguyên nhân hàng đầu của gánh nặng bệnh tật và là vấn đề sức khoẻ cộng
đồng nghiêm trọng trên thế giới [59]. Trong những thập kỷ gần đây, mô hình
bệnh tật trẻ em đang có nhiều thay đổi do sự phát triển kinh tế, xã hội. Hầu
hết các quốc gia trên thế giới đều xác định tầm quan trọng của việc phòng
chống TNTT nói chung và phòng chống TNTT trẻ em nói riêng. Tại các nƣớc
đang phát triển, TNTT là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây tử vong
ở trẻ em. Trong khi ở nhóm trẻ 1 - 4 tuổi, tình trạng bệnh nhiễm trùng còn
đang chiếm ƣu thế thì ở nhóm trẻ 5 - 14 tuổi các bệnh không lây nhiễm và
TNTT chiếm ƣu thế [60].
Ở Việt Nam, TNTT đang là một vấn đề sức khoẻ đáng quan tâm đối với

sức khoẻ của ngƣời dân và trẻ em trong cộng đồng. Tình hình TNTT trẻ em
không ngừng gia tăng trong những năm gần đây và cũng có sự thay đổi về
nguyên nhân gây ra TNTT, nhất là ở những vùng đang đô thị hoá nhanh, phát
triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch, chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Hầu hết các
TNTT ở trẻ em là có thể phòng tránh đƣợc nếu nhƣ có sự hiểu biết, quan tâm


2
lƣu ý của ngƣời lớn và biết đƣợc các yếu tố nguy cơ gây ra nó. Đồng thời, khi
đã xảy ra TNTT, nếu sẵn có y dụng cụ, thuốc men và đƣợc trang bị kiến thức,
xử trí đúng, kịp thời thì sẽ giảm thiểu đƣợc các hậu quả, di chứng và gánh
nặng bệnh tật do TNTT gây ra. Đáng chú ý số trẻ em bị TNTT do tai nạn giao
thông (TNGT) chiếm tỷ lệ lớn và có xu hƣớng tăng, từ 40 - 48% tổng số trẻ
em bị TNTT [12]. Các TNTT khác thƣờng gặp ở trẻ dƣới 6 tuổi, trẻ trai chiếm
tỷ lệ cao hơn trẻ gái. Nguyên nhân tai nạn do ngã chiếm tỷ lệ cao nhất (trên
55%), sau đó là TNGT, bỏng, dị vật cơ thể, đuối nuớc… Địa điểm xảy ra
TNTT ở trẻ em thƣờng xảy ra tại nhà và xung quanh nhà, chiếm xấp xỉ 57%.
Nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em bị TNTT từ 1 đến 15 tuổi là do
đuối nƣớc [15]. Phần lớn các TNTT gây ra gẫy, vỡ xƣơng và chấn thƣơng sọ
não. Các thƣơng tích chủ yếu là vùng đầu, các chi, vùng mặt [26].
Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành đề tài: “Thực trạng tại
nạn thương tích trẻ dưới 5 tuổi và kiến thức, thực hành phòng tránh tai
nạn thương tích của người chăm sóc trẻ tại huyện Thanh Liêm tỉnh Hà
Nam năm 2015” với mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng tai nạn thƣơng tích của trẻ dƣới 5 tuổi tại 4 xã
huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam năm 2015.
2. Mô tả kiến thức, thực hành phòng tránh tại nạn thƣơng tích cho trẻ
em của ngƣời chăm sóc trẻ tại địa bàn nghiên cứu.



3
CHƢƠNG 1.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Kiến thức chung về tai nạn thƣơng tích
+ Thương tích: Theo WHO năm 1999 và E.Marie Wilson: Thƣơng tích
là tổn thƣơng thực thể của cơ thể do phải chịu một tác động đột ngột hoặc quá
nhanh (có chủ định hoặc không chủ định), gây ra bởi sự tiếp xúc với nguồn
năng lƣợng (do tác nhân cơ học, nhiệt, điện, hoá học, phóng xạ...) tác động
vƣợt quá ngƣỡng chịu đựng của cơ thể hay sự rối loạn chức năng do thiếu các
yếu tố cần thiết cho sự sống (không khí, nƣớc, nhiệt độ phù hợp...). Thời gian
giữa phơi nhiễm và sự xuất hiện của thƣơng tích là rất ngắn.
+ Tai nạn: Theo WHO năm 1995: tai nạn là một sự kiện không chủ
tâm, dẫn đến một thƣơng tích rõ ràng. Tai nạn là bất cứ một sự kiện không
chủ ý, ngẫu nhiên can thiệp vào công việc hàng ngày của ai đó. Tai nạn dùng
để chỉ một sự kiện gây ra hay có khả năng gây ra thƣơng tích.
+ TNTT còn gọi là chấn thương: Đƣợc xuất phát từ chữ Injury trong
tiếng Anh với nghĩa là sự gãy, vỡ, sự xé rách, sự bào mòn (trầy da), sự dập nát
gây ra đau đớn, sự làm mất, làm hỏng tính toàn vẹn của cơ thể. TNTT là
những tổn thƣơng do vết cắt, đâm, ngã, TNGT, TNLĐ... dẫn đến bị vết
thƣơng phần mềm chảy máu, bong gân, phù nề, sây xát, gãy xƣơng, gãy răng,
vỡ thủng nội tạng phải mổ, chấn thƣơng sọ não, bỏng, ngộ độc các loại…. mà
cần đến sự chăm sóc hoặc điều trị y tế, hoặc bị hạn chế sinh hoạt bình thƣờng
mất tối thiểu 1 ngày [39].
+ Trường hợp TNTT: Là những TNTT để lại hậu quả là chết hoặc gây
thƣơng tích cần đến sự chăm sóc y tế, phải nghỉ học hay nghỉ lao động hoặc
hạn chế sinh hoạt bình thƣờng tối thiểu 1 ngày.


4

+ Tử vong do TNTT: Là những trƣờng hợp tử vong do nguyên nhân
TNTT trong vòng 1 tháng sau khi xảy ra TNTT.
+ Cộng đồng: Cộng đồng có thể là một vùng dân cƣ hẹp đến một quốc
gia (nhƣ cộng đồng là một làng, xã, một vùng sinh thái, một quốc gia hay một
khu vực...).
1.2. Mô hình dịch tễ học tai nạn thƣơng tích
Thay vì TNTT là vấn đề đƣợc đặt ngoài tình trạng bệnh và hầu nhƣ
không đƣợc quan tâm trong phạm vi y học dự phòng, TNTT cũng là vấn đề y
tế công cộng nhƣ bệnh sởi. TNTT tuân theo cách tiếp cận dịch tễ học tƣơng tự
(nhƣ đối với bệnh sởi) và điều tối thiểu mà mọi ngƣời thấy rõ là TNTT có thể
phòng ngừa và kiểm soát đƣợc.
TNTT đƣợc coi là nhóm bệnh hay quá trình bệnh chứa đựng đầy đủ các
cấu phần của diễn biến bệnh, lịch sử tự nhiên của bệnh và các yếu tố dịch tễ
của bệnh.
TNTT luôn luôn tồn tại tối thiểu ở dƣới dạng của tình trạng bệnh, các
biện pháp nhằm kiểm soát TNTT rất phong phú và đƣợc sử dụng rộng rãi.
John E.Gordon từ khoảng hơn 30 năm trƣớc đây đã cho rằng TNTT khi đƣợc
đặc tính hoá theo vụ dịch, thay đổi mang tính chất mùa, xu hƣớng dài và các
sự phân bố theo vùng địa lý, kinh tế, xã hội, thành thị, nông thôn thì nó tự thể
hiện theo nhiều khía cạnh hay phƣơng diện khác nhau giống nhƣ các bệnh
truyền nhiễm rất cổ điển và các dạng bệnh học khác đã đƣợc hiểu cặn kẽ.
Trong thực tế tất cả các phân bố TNTT đƣợc biết thì rất không ngẫu nhiên
theo các khía cạnh thời gian, nơi chốn và con ngƣời.
1.3. Phân loại tai nạn thƣơng tích
TNTT có thể đƣợc phân loại theo nhiều cách, nhƣ: Dựa vào lĩnh vực,
theo cơ chế gây TNTT, chủ ý của ngƣời gây TNTT hoặc ngƣời bị TNTT,
nguyên nhân gây ra TNTT, tác nhân gây TNTT...


5

1.3.1. Phân loại theo lĩnh vực
- TNTT trong giao thông (thƣờng gọi là TNGT): là những TNTT xảy ra
trên đƣờng công cộng dành cho ngƣời và các phƣơng tiện giao thông đi lại, có
hậu quả là một hoặc nhiều ngƣời bị chết hoặc thƣơng tổn, và có ít nhất một
phƣơng tiện giao thông liên quan. Các TNGT cũng bao gồm cả những va
chạm giữa xe cộ và động vật hoặc những vật cố định trên đƣờng. Những
trƣờng hợp do tự ngã trên đƣờng (không va chạm với bất kỳ ai, cái gì) cũng
đƣợc tính là TNGT.
- TNTT trong lao động (thƣờng gọi là TNLĐ): Là những trƣờng hợp
TNTT xảy ra đối với ngƣời lao động hoặc học sinh khi đang tham gia làm
việc, lao động trong giờ làm việc theo sự điều động, phân công của ngƣời có
thẩm quyền tại nơi làm việc (các công sở của cơ quan, đơn vị, nhà xƣởng,
công nông trƣờng của các doanh nghiệp; trƣờng học...). Những trƣờng hợp
lao động, sản xuất cho gia đình hoặc cá nhân cũng đƣợc tính là TNLĐ.
- TNTT trong sinh hoạt (thƣờng gọi là TNSH): Là những TNTT xảy ra
trong lúc vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi hoặc làm các công việc theo nhu cầu
sinh hoạt của cá nhân, gia đình, ngoài thời gian lao động sản xuất, TNSH có
thể xảy ra tại nhà, ở cơ quan hoặc ở nơi công cộng.
- TNTT trong trƣờng học: Là tất cả những trƣờng hợp TNTT xảy ra đối
với cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh gắn liền với các hoạt động giảng dạy,
học tập, lao động, vui chơi giải trí, các hoạt động ngoại khoá và các sinh hoạt
do nhà trƣờng quản lý.
- TNTT trong cộng đồng: Tập hợp tất cả các trƣờng hợp TNTT trong
cộng đồng, gây ra bởi mọi nguyên nhân và xảy ra ở mọi lứa tuổi. Do đó
TNTT trong cộng đồng có thể đƣợc hiểu là một khái niệm rộng, bao hàm
nhiều phân loại TNTT khác hiện đang đƣợc sử dụng, nhƣ TTGT, TNLĐ,
TNSH, TNTT trong trƣờng học...


6

1.3.2. Phân loại tai nạn thương tích theo chủ ý
Một phƣơng pháp đƣợc dùng phổ biến để phân loại TNTT là dựa vào
sự có chủ ý hay không chủ ý của nạn nhân và ngƣời khác. Với nhiều mục đích
khác nhau, bao gồm cả việc xác định các cơ hội can thiệp, cách phân loại đặc
biệt hữu ích và là cơ sở cho phân loại thống kê về bệnh tật và các vấn đề sức
khoẻ liên quan (ICD-10). Theo những nguyên tắc và quy ƣớc của ICD-10,
TNTT nằm trong phần nguyên nhân ngoài của tử vong và bệnh tật trong phân
loại này, TNTT đƣợc chia thành 3 nhóm chính nhƣ sau:
- TNTT không chủ định (Tai nạn, vô ý): Là TNTT gây nên không do
chủ ý của những ngƣời bị TNTT hay của những ngƣời khác. Ví dụ: TNTT
trong giao thông: ô tô, xe máy, ngƣời đi bộ, tàu hoả, tàu thuỷ, máy bay; TNTT
do ngã, do lửa cháy; do chết đuối; do ngộ độc...
- TNTT có chủ định (Cố ý): Là những TNTT gây nên có sự chủ ý của
ngƣời bị TNTT hay của những ngƣời khác, bao gồm: Bạo lực giữa các cá
nhân (Ví dụ: hành hung, giết ngƣời, bạo lực...); bạo lực hƣớng vào bản thân
hay tự làm hại bản thân (Ví dụ: cố ý uống thuốc hoặc rƣợu quá liều, tự làm
tổn thƣơng thân thể, tự tử...
- Chủ ý không xác định: Là những TNTT xảy ra trong trƣờng hợp khó
xác định là do chủ định hay vô ý.
1.3.3. Phân loại theo tác nhân gây tai nạn thương tích
- Vật sắc, nhọn: Là những trƣờng hợp TNTT do dao, các đồ dùng có
cạnh sắc hoặc mũi nhọn gây ra.
- Vật tày, vật cùn: Là những trƣờng hợp TNTT do các loại vật cứng có
cạnh tày (gạch, đá, gỗ, sắt thép…) gây ra.
- Đuối nƣớc: Là những trƣờng hợp TNTT xảy ra do bị chìm trong
nƣớc hoặc chất lỏng khác (xăng, dầu) dẫn đến ngạt do thiếu ô xy hoặc ngừng


7
tim dẫn đến tử vong trong vòng 24 giờ hoặc cần đến chăm sóc y tế hoặc bị

các biến chứng khác [15].
- Ngộ độc: Là những trƣờng hợp hít phải, ăn vào, uống vào, tiêm vào,
ngấm vào cơ thể các loại độc tố dẫn đến tử vong hoặc cần đến chăm sóc y tế.
TNTT do ngộ độc có thể phân loại thành ngộ độc do thức ăn và ngộ độc do
các loại thuốc hoặc hoá chất độc khác.
- Té, ngã: Là những trƣờng hợp TNTT do bị trƣợt, vấp dẫn đến ngã
trên cùng một mặt bằng hoặc từ trên cao xuống.
- Điện giật: Là những trƣờng hợp TNTT do tiếp xúc trực tiếp với
nguồn điện dẫn đến bị thƣơng hoặc tử vong.
- Động vật cắn, tấn công: Là những trƣờng hợp TNTT do động vật
(trâu, bò, chó, mèo, ong, rắn, chim...) cắn, húc, đốt, đâm phải.
- Bỏng: Là tổn thƣơng một hoặc nhiều lớp tế bào da khi tiếp xúc với
chất lỏng nóng, chất rắn nóng, lửa. Các tổn thƣơng da do sự phát xạ của tia
cực tím hoặc phóng xạ, điện, chất hoá hoặc cũng nhƣ tổn thƣơng phổi do bị
khói xộc vào cũng đƣợc coi là những trƣờng hợp bỏng.
- Bị tổn thƣơng do máy móc, công cụ lao động: Là những TNTT xảy
ra khi tiếp xúc, vận hành máy móc, trang thiết bị dẫn đến thƣơng tổn thực thể
hoặc tử vong.
Và còn nhiều loại tác nhân khác có thể gây TNTT.
1.4. Các yếu tố nguy cơ gây tai nạn thƣơng tích
Theo một số tác giả khi nghiên cứu các yếu tố nguy cơ gây TNTT ở các
nƣớc đang phát triển cho thấy: nam giới có nguy cơ TNTT thƣờng cao hơn so
với nữ giới. Điện giật, va đụng ô tô, đánh nhau là những nguyên nhân TNTT
thƣờng gặp nhiều hơn ở nam giới, trong khi đó nữ thƣờng có nguy cơ TNTT
nhƣ: lửa, ngộ độc cao hơn so với nam. Trẻ dƣới 15 tuổi có các nguy cơ nhƣ:
lửa, ngã, đuối nƣớc, ngộ độc. Tình trạng kinh tế xã hội thấp thƣờng dễ bị


8
nguy cơ TNTT do lửa, đánh nhau. Với những ngƣời uống rƣợu có nguy cơ

cao các TNTT do lửa, va đụng ô tô, mô tô, ngã, đánh nhau, đuối nƣớc, ngộ
độc. Những trẻ đƣợc giáo dục về an toàn thấp có rất nhiều nguy cơ TNTT
nhƣ: lửa, sốc điện, va đụng ô tô, xe máy, ngã, đuối nƣớc, ngộ độc.
1.4.1. Đối với tai nạn giao thông
Tai nạn giao thông là tai nạn chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các nguyên
nhân gây TNTT. Hàng năm có khoảng 700.000 ngƣời bị tử vong, 10.000.000
ngƣời bị TNGT với ƣớc tính hàng trăm triệu Đô la Mỹ [55]. Hiện nay Chính
phủ đã ban hành nhiều Nghị định nhằm chấn chỉnh lại trật tự an toàn giao
thông, nhiều biện pháp can thiệp hiệu quả góp phần làm giảm bớt tỷ lệ này
nhƣ: các biện pháp kiểm soát tốc độ của xe cơ giới, xử phạt nghiêm các
trƣờng hợp vi phạm luật giao thông, bắt buộc đội mũ bảo hiểm với ngƣời ngồi
trên xe gắn máy, đo nồng độ cồn với những ngƣời điều khiển phƣơng tiện
giao thông. Kết quả đã làm giảm đáng kể số vụ tai nạn giao thông và giảm
đƣợc đáng kể tử vong và tai biến chấn thƣơng sọ não do tai nạn giao thông
[29].
Theo sơ đồ gánh nặng về bệnh tật, những yếu tố nguy cơ gần sẽ gây nên
các bệnh tật và tai nạn thƣơng tích làm ảnh hƣởng, tổn thƣơng, hạn chế chức
năng sống của cơ thể cũng nhƣ sự tàn tật. Vấn đề này dẫn đến suy giảm sức
khỏe hoặc tình trạng tử vong. Theo Tổ chức Y tế Thế giới có 7 yếu tố liên
quan đến tai nạn giao thông.
a) Tai nạn giao thông ở các nƣớc có thu nhập thấp và trung bình chiếm
tỷ lệ khoảng 90%. Trong đó chỉ có khoảng 48% phƣơng tiện giao thông có
đăng ký kiểm định phƣơng tiện giao thông.
b) Tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông xảy ra đối với ngƣời đi bộ, đi xe
đạp và ngƣời điều khiển xe mô tô hai bánh chiếm tỷ lệ khoảng 48%.


9
c) Kiểm soát tốc độ lái xe là một biện pháp hữu hiệu làm giảm tai nạn
giao thông. Có khoảng 1/3 các quốc gia trên thế giới đã triển khai các khu vực

hạn chế tốc độ khi điều khiển xe cơ giới.
d) Việc sử dụng các loại rƣợu, bia làm tăng nguy cơ bị tai nạn giao
thông. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo giới hạn của nồng độ cồn trong máu
(BAC: blood alcohol concentration) là 0,05g/dl đối với ngƣời lớn điều khiển
xe cơ giới. Thực tế chỉ có khoảng 1/2 số các quốc gia trên thế giới thực hiện
khuyến cáo về vấn đề này.
đ) Đội mũ bảo hiểm có chất lƣợng tốt khi tham gia giao thông có thể
làm giảm khoảng 40% nguy cơ tử vong do tai nạn giao thông và khoảng 70%
nguy cơ bị thƣơng tích nặng. Thực tế chỉ có khoảng 40% số quốc gia trên thế
giới ban hành luật bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
e) Thắt dây an toàn khi ngồi trên xe ô tô làm giảm khoảng 40-65% nguy
cơ tử vong đối với ngƣời hoặc hành khách ngồi ở hàng ghế trƣớc và giảm
khoảng 25-75% nguy cơ tử vong đối với ngƣời hoặc hành khách ngồi ở hàng
ghế sau. Thực tế chỉ có khoảng 75% các nƣớc trên thế giới ban hành luật bắt
buộc thắt dây an toàn trên xe ô tô đối với ngƣời hoặc hành khách ngồi ở hàng
ghế trƣớc và hàng ghế sau.
f) Sử dụng loại ghế giữ an toàn cho trẻ em có thể làm giảm khoảng 54%
đến 80% trƣờng hợp tử vong ở trẻ em trong trƣờng hợp có va chạm vì tai nạn giao
thông. Thực tế chỉ có khoảng dƣới 1/2 số quốc gia trên thế giới có quy định này.
1.4.2. Đối với tai nạn lao động
Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra do tác động của các yếu tố nguy hiểm
độc hại trong lao động, gây tổn thƣơng cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của
cơ thể ngƣời lao động hoặc gây tử vong xảy ra trong quá trình lao động gắn
liền với thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động (trong thời gian làm việc,
chuẩn bị hoặc thu dọn sau khi làm việc). Các yếu tố thƣờng dẫn đến tai nạn là:


10
+ Về phía cơ quan quản lý lao động:
a) Không huấn luyện về an toàn lao động cho ngƣời lao động

b) Không có quy trình, biện pháp an toàn lao động
c) Thiết bị không đảm bảo an toàn
d) Không trang bị phƣơng tiện bảo vệ cá nhân cho ngƣời lao động
+ Về phía ngƣời lao động:
a) Vi phạm các quy trình, biện pháp làm việc an toàn về an toàn lao động
b) Không sử dụng các trang thiết bị, phƣơng tiện bảo vệ cá nhân
c) Do ngƣời khác vi phạm quy định về an toàn lao động
+ Về phía các cơ quan quản lý Nhà nƣớc:
a) Các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực Bảo hộ lao động, an
toàn lao động hiện nay là khá đầy đủ. Tuy nhiên, việc triển khai hƣớng dẫn,
thanh kiểm tra việc thực hiện chƣa thực sự hiệu quả dẫn đến tình trạng còn
nhiều ngƣời sử dụng lao động, ngƣời lao động cố ý không chấp hành.
b) Một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh trong các doanh nghiệp vừa và
nhỏ, hợp tác xã, các hộ kinh doanh cá thể, các làng nghề, nông nghiệp chƣa
đƣợc quan tâm hƣớng dẫn đầy đủ quy định nhà nƣớc về an toàn vệ sinh lao
động dẫn đến việc vi phạm các quy định về An toàn - vệ sinh lao động và
nguy cơ TNLĐ và bệnh nghề nghiệp cao.
1.4.3. Đối với ngã/té
Ngã là nguyên nhân thƣờng gây nên những chấn thƣơng nghiêm trọng
khiến cho nạn nhân buộc phải nằm viện. Ngã thƣờng gây ra các thƣơng tật
vĩnh viễn và dẫn đến rất nhiều chấn thƣơng nhỏ khác. Phần lớn các vụ gãy
xƣơng, chấn thƣơng sọ não và tủy sống đều do ngã gây ra. Các nhân tố gây
nên ngã bao gồm:
a) Uống thuốc, rƣợu, bia, sử dụng ma túy thƣờng do gây ra chóng mặt,
tụt huyết áp, buồn ngủ, mất ngủ.... dẫn đến ngã.


11
b) Trong nhà có thể cầu thang không có tay vịn an toàn, thiếu ánh sáng,
sàn nhà trơn trƣợt, không có các thanh giữ an toàn trong nhà tắm và nhà cầu,

thảm lỏng lẻo, vật dụng hay chó mèo làm vƣớng víu chân. Những cái bẫy
ngoài đƣờng nhƣ đƣờng trơn, lề đƣờng không bằng phẳng, xe cộ…
c) Ngƣời già thƣờng tổn thƣơng của các giác quan nhƣ tai nghe kém,
mắt mờ, rối loạn về thăng bằng ở tiền đình ốc tai. Các tổn thƣơng về nhận
thức nhƣ sa sút trí tuệ. Rối loạn về tâm lý nhƣ lo lắng, trầm cảm. Bệnh tim,
tăng huyết áp, đái tháo đƣờng, bƣớu giáp. Các bệnh cơ khớp, nhất là của bàn
chân… cũng góp phần làm các cụ té ngã.
1.4.4. Đối với đuối nước [15], [36]
Đuối nƣớc là trƣờng hợp tử vong do bị ngạt khi bị chìm lâu dƣới nƣớc.
Chết đuối đƣợc chia làm 2 loại: chết đuối nƣớc và chết đuối khô. Ở dạng chết
đuối nƣớc, một ngƣời hít phải nƣớc và nƣớc tràn vào hệ thống hô hấp khiến
cho hệ thống tuần hoàn không hoạt động đƣợc. Chết đuối khô ít gặp hơn.
Chết đuối khô là trƣờng hợp đƣờng thở bị đóng lại do co thắt do nƣớc gây ra.
Trƣờng hợp suýt chết đuối vẫn có thể dẫn đến tổn thƣơng hệ thần kinh. Sự
phục hồi hoàn toàn còn phụ thuộc vào nạn nhân có đƣợc cấp cứu và hồi sức
một cách kịp thời hay không. Việt Nam là một nƣớc có bờ biển kéo dài dọc
theo đất nƣớc, và một hệ thống sông ngòi chằng chịt. Đặc biệt ở đồng bằng
sông Cửu Long, sông rạch là nguy cơ chết đuối rất cao. Ngập lụt hàng năm do
mƣa và bão lũ cũng gây ra rất nhiều vụ chết đuối. Các nguyên nhân của đuối
nƣớc thƣờng là:
a) Không nhận biết đƣợc sự nguy hiểm của vùng nƣớc sâu, chảy xiết.
b) Không biết bơi.
c) Không che chắn ao, hồ, bể chứa nƣớc mà ngƣời lớn để trẻ chơi một
mình ở đó.


12
d) Bị lên cơn động kinh, ngất… rồi ngã xuống nƣớc nhƣng không có ai
cứu giúp.
1.4.5. Các yếu tố nguy cơ gây tai nạn thương tích cho trẻ em

Sức khỏe bà mẹ và trẻ em ngày càng nhân đƣợc sự quan tâm của toàn
xã hội dƣới nhiều góc độ khác nhau. Hiện nay đã có nhiều các nghiên cứu
riêng về tình hình TNTT ở trẻ em cả ở Việt Nam và trên thế giới [15], [27],
[31], [36], [39].
Việt Nam mang đặc thù của các nƣớc đang phát triển và các nƣớc có
thu nhập thấp. Một số kết quả nghiên cứu chấn thƣơng tại cộng đồng của Việt
Nam cho thấy: Trẻ em nam có nguy cơ bị TNTT cao gấp đôi so với trẻ em nữ.
Các nguy cơ gây TNTT thƣờng gặp ở trẻ là: tai nạn giao thông, ngã, bỏng,
TNTT do động vật cắn, tấn công, TNTT do vật sắc nhọn, ngộ độc và đuối
nƣớc. Trẻ em dƣới 5 tuổi thƣờng phải đối mặt với các nguy cơ TNTT hiện diện
ngay trong ngôi nhà của mình nhƣ: ngã do đồ dùng trong gia đình sắp xếp
không khoa học; bỏng, ngộ độc và bị cắt bởi vật sắc nhọn do ngƣời lớn để các
đồ vật nóng, nƣớc sôi, các vật sắc, thuốc hay hoá chất trong tầm với của trẻ...
1.5. Tình hình nghiên cứu tai nạn thƣơng tích trên Thế giới và Việt Nam
1.5.1. Trên Thế giới
Hàng năm trên thế giới đã có ít nhất 5,5 triệu ngƣời chết, gần 100 triệu
ngƣời tàn tật vĩnh viễn do tai nạn thƣơng tích (TNTT). Đây là nguyên nhân
xếp hàng thứ 4 trong 10 nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất. Ở nhiều nƣớc,
số ngƣời bị TNTT phải nhập viện chiếm 10-30% so với tổng số bệnh nhân,
thiệt hại ƣớc tính hàng ngàn tỷ USD, chiếm 5-6% tổng thu nhập quốc dân (số
liệu của Tổ chức Y tế thế giới 1993). Dự báo đến năm 2020, số ngƣời bị
TNTT mỗi năm sẽ tăng thêm 20%. Tai nạn giao thông luôn chiếm tỷ lệ cao
nhất trong tổng số các trƣờng hợp TNTT. Hàng năm, trên thế giới có khoảng
700.000 ngƣời chết và 10.000.000 ngƣời bị thƣơng vì tai nạn giao thông gây


13
thiệt hại ƣớc tính hàng trăm tỷ USD. Sau tai nạn giao thông là các thƣơng tích
do thảm họa thiên tai với số chết trung bình hàng năm khoảng 128.000 ngƣời
(riêng châu Á trên 43.000 ngƣời). Thiệt hại trong 5 năm từ 1991 đến 1995

khoảng 440 tỷ USD. Các TNTT trong lao động sản xuất, thƣơng mại dịch vụ
ƣớc tính hàng năm xảy ra 250.000.000 trƣờng hợp, làm 330.000 ngƣời chết
gây tổn thất tƣơng đƣơng 4% tổng sản phẩm xã hội toàn cầu. TNTT trong
sinh hoạt gia đình chiếm 30-40%, học đƣờng 10%, hoạt động thể thao 15-20%,
hoạt động văn hoá và các hoạt động vui chơi giải trí 2 - 4% [55].
TNTT có chủ định và không chủ định hiện nay đang là vấn đề nổi cộm
của y tế công cộng. Theo số liệu thống kê của WHO trong những năm gần
đây cho thấy: tỷ lệ các bệnh truyền nhiễm có xu hƣớng thuyên giảm, nhƣng tỷ
lệ mắc và tử vong do TNTT có xu hƣớng gia tăng. Mỗi ngày trên thế giới có
khoảng 16.000 ngƣời chết vì các loại TNTT [59], [60].
Theo báo cáo của Tổ chức Lao động Thế giới (ILO), mỗi năm, thế giới
có hơn 2,2 triệu ngƣời chết vì tai nạn hay bệnh tật liên quan đến lao
động. Con số chính thức này thấp hơn nhiều so với thực tế do việc thu thập
các thông tin chƣa đƣợc tiến hành đầy đủ tại nhiều nƣớc.
Tình hình tai nạn giao thông trên thế giới đã và đang diễn ra ngày một
phức tạp với gần 1,3 triệu ngƣời chết và 50 triệu ngƣời bị thƣơng do TNGT
mỗi năm. Ngày 02/3/2010, Liên hợp quốc đã ra Nghị quyết số A/RES/L64/
255 tuyên bố giai đoạn 2011 - 2020 là ―Thập kỷ hành động vì an toàn đƣờng
bộ toàn cầu‖.
Theo WHO, tai nạn thƣơng tích không chỉ là vấn đề y tế công cộng
mà còn là vấn đề của sự phát triển, nhất là TNTT ở trẻ em. Ƣớc tính mỗi
năm trên thế giới có khoảng 830.000 trẻ tử vong do TNTT không chủ định,
tƣơng đƣơng 2.000 trẻ tử vong mỗi ngày. Nguyên nhân TNTT gây tử vong
hàng đầu ở trẻ em là TNGT đƣờng bộ (khoảng 260.000 trẻ/năm); đuối nƣớc


14
(175.000 trẻ/năm); bỏng (96.000 trẻ/năm); ngã (47.000 trẻ/năm)… Một
nghiên cứu tiến hành tại Banladesh, Trung Quốc, Philippines, Thái Lan và
Việt Nam cho thấy TNTT là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ từ 01

tuổi trở lên ở tất cả các quốc gia điều tra. Trong khi ở các nƣớc phát triển chỉ
dƣới 135 trẻ tử vong do TNTT/100.000 rẻ đƣợc sinh ra thì tỷ suất này ở các
nƣớc Đông Á là trên 1.000/100.000. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng với
mỗi trƣờng hợp tử vong do TNTT ở trẻ dƣới 18 tuổi thì có 12 trẻ cần phải
nhập viện hoặc để lại khuyết tật vĩnh viễn và 34 trẻ cần chăm sóc y tế hoặc
phải nghỉ học, nghỉ làm việc [60].
1.5.2. Tại Việt Nam
Tại Việt Nam, tình hình TNTT đang diễn biến hết sức phức tạp. Theo
báo cáo tại Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ 2 về phòng chống TNTT
(tháng 10/2011) trung bình hằng năm có khoảng 900.000 trƣờng hợp mắc
TNTT, trong đó có trên 34.000 ngƣời tử vong, chiếm 11-12% tổng số tử
vong toàn quốc. Tỷ suất tử vong trong những năm gần đây là 45,4/100.000
dân. Đứng đầu là tử vong do TNGT 44,8% với khoảng 15.000 ngƣời/năm;
đứng thứ hai là đuối nƣớc với trung bình 6000 ngƣời/năm và cũng là nguyên
nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em. Ngoài ra các nguyên nhân gây TNTT
khác nhƣ TNLĐ, tự tử, bỏng, ngộ độc, bạo lực… vẫn phổ biến trong cộng
đồng [35].
Theo báo cáo của Vụ An toàn giao thông, Bộ Giao thông vận tải tại Hội
nghị khoa học toàn quốc lần thứ 2 về phòng chống TNTT, năm 2009 có
11.516 ngƣời bị thƣơng và 7.914 ngƣời tử vong do TNGT (tỷ suất tử vong là
9,9/100.000 dân). Tỷ suất này đặc trƣng cho một nƣớc đang ở trong giai đoạn
ô tô, xe máy hoá cao, tỷ lệ tử vong thấp trên khía cạnh quần thể, nhƣng cao
trên khía cạnh liên quan tới số phƣơng tiện đƣợc đăng ký.


15
Các tai nạn nghề nghiệp hay tai nạn lao động là nguyên nhân đứng thứ
ba (chiếm 19%) dẫn đến tử vong nghề nghiệp trên toàn cầu. Ở Việt Nam,
TNLĐ cũng là vấn đề nổi cộm trong công tác vệ sinh an toàn lao động và
đƣợc xếp trong nhóm những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tàn tật cho

ngƣời lao động. Lực lƣợng lao động xấp xỉ 46 triệu ngƣời vào năm 2007.
Theo báo cáo mới nhất về thực trạng cung - cầu lao động đƣợc Bộ Lao động,
Thƣơng binh và Xã hội công bố (năm 2010) thì cả nƣớc hiện có trên 48 triệu
lao động. Theo Thông báo số 33/TB-BLĐTBXH ngày 10/02/2012 của Bộ
Lao động, Thƣơng binh và Xã hội về tình hình tai nạn lao động năm 2011
tổng hợp báo cáo của 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng thì trong
năm 2011 trên toàn quốc đã xảy ra 5896 vụ tai nạn lao động làm 6154 ngƣời
bị nạn, trong đó:
- Số vụ tại nạn chết ngƣời:

504

- Số ngƣời chết:

574

- Số vụ TNLĐ có hai ngƣời bị nạn trở lên:

90

- Số ngƣời bị thƣợng nặng:

1314

- Số nạn nhân là lao động nữ

944 ngƣời.

Các số liệu trên chỉ nói lên phần nào của tình hình TNTT ở nƣớc ta,
một nƣớc có tỷ lệ dân số ở tuổi trẻ cao, đang trên đà cơ giới hoá cao, trong khi

đó cơ sở hạ tầng cũng nhƣ các biện pháp bảo vệ khỏi TNTT chƣa đƣợc quan
tâm đúng mức và hữu hiệu.
Theo kết quả điều tra TNTT và tử vong do TNTT toàn quốc (VMIS)
năm 2001 cho thấy một xu hƣớng tƣơng tự khi xét các nguyên nhân TNTT,
bệnh mạn tính và bệnh truyền nhiễm trong số các trƣờng hợp không gây tử
vong: trừ nhóm tuổi sơ sinh (dƣới 1 tuổi) và nhóm trên 50 tuổi, TNTT hiện là
nguyên nhân lớn nhất gây ra các trƣờng hợp bệnh, tiếp theo sau là các bệnh
mạn tính và các bệnh truyền nhiễm. Bên cạnh đó, khi xét chung ở tất cả các


×