Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Tieu luan quan tri (bai tap tinh huong ve quản trị doanh nghiệp điện thoại di động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.76 KB, 13 trang )

Bµi tËp nghiªn cøu t×nh huèng

I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VIETTEL MOBILE
1.

Lịch sử phát triển của doanh nghiệp
Công ty Điện Thoại di động (Viettel Mobile), tiền thân là Trung tâm Điện thoại di

động được thành lập ngày 31/5/2002, trực thuộc Tổng Công Ty Viễn Thông Quân Đội.
Viettel Corporation là tập đoàn kinh doanh Viễn Thông của Nhà Nước, cơ quan chủ quản
là Bộ Quốc Phòng. Ngày 15/10/2004, mạng di động 098 chính thức đi vào hoạt động.
2.

Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp
Viettel Mobile hoạt động trong lĩnh vực Viễn Thông với sản phẩm cung cấp ra thị

trường là dịch vụ điện thoại di động 098, phục vụ rất nhiều đối tượng, trong đó chủ yếu là
khách hàng có thu nhập trung bình (chiếm từ 60%-70%). Viettel Mobile cung cấp dịch
vụ trả tiền sau và trả tiền trước với 3 gói cước hấp dẫn là Economy, Daily và Z60.
3.

Tình hình hoạt động hiện tại của doanh nghiệp (*)(**)



Doanh thu: năm 2005: trên 1800 tỉ đồng.



Thị phần: Cuối năm 2005
SFoneCityPhone


2%
4%
VIETTEL
20%

VinaPhone
38%

MobiFone
36%

Tính đến ngày 5/05/2006, với số thuê bao lên đến 3.051.247 thuê bao, Viettel Mobile đã
chiếm tới gần 25% thị phần cung cấp mạng điện thoại di động của Việt Nam.


Số lượng nhân viên: Viettel Mobile hiện nay có khoảng 1600 nhân viên hoạt

động trên cả nước, 1/3 trong số đó là nhân viên kỹ thuật.


Số thuê bao và trạm phát sóng BTS:
Ngày 8/9/2005: Mạng Viettet Mobile đạt con số 1 triệu thuê bao sau chưa đầy một

năm chính thức đi vào hoạt động.

1


Bµi tËp nghiªn cøu t×nh huèng


Ngày 07/01/2005: Viettel Mobile đạt 2 triệu thuê bao, trở thành một trong 3 nhà
cung cấp dịch vụ di động lớn nhất tại Việt Nam với gần 1800 trạm phát sóng BTS phủ
sang toàn quốc. Vùng phủ sóng là 64/64 tỉnh thành và dung lượng là 4.5 triệu thuê bao.
Tính đến 4/5/2006: Viettel Mobile đã đạt được 3.051.247 thuê bao với 1936 trạm
phát sóng BTS trong cả nước. Viettel Mobile đã trao giải cho thuê bao thứ 3.000.000 của
mình phần quà trị giá 30.000triệu đồng vào ngày 4/5/2006. Riêng ngày 04/05/2006 đạt
được 15.256 thuê bao di động.(Theo ông Phó Đức Hùng- phó giám đốc Viettel Mobile).
4.

Đặc điểm chiến lược của doanh nghiệp

* Tầm nhìn của doanh nghiệp: Trong tương lai sẽ trở thành một trong những nhà cung cấp
dịch vụ di động dẫn đầu Việt Nam, có khả năng dẫn dắt thị trường.
* Triết lý kinh doanh của doanh nghiệp
- Liên tục đổi mới, sáng tạo; luôn quan tâm, lắng nghe khách hàng như từng cá thể.
- Chân thành với đồng nghiệp, cùng nhau xây dung ngôi nhà chung Viettel.
- Kinh doanh gắn với trách nhiệm xã hội.
*Sứ mạng của doanh nghiệp: Phát triển kinh tế kết hợp với quốc phòng.
Về mặt kinh tế, Viettel Mobile hoạt động vì khách hàng. Tiến hành nâng cao công
nghệ, tăng cường việc xây dựng hệ thống trạm BTS và nâng cao chất lượng các tổng đài
nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Về mặt quốc phòng: Viettel chia sẻ đường truyền với Bộ Tư Lệnh và luôn sẵn
sàng phục vụ mục tiêu quốc phòng.
* Mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp:
Trong năm 2006:- Trở thành nhà cung cấp dịch vụ lớn thứ 2 trên toàn quốc (hiện nay đang
đứng thứ 3).
- Số thuê bao đạt được trong năm 2006 là 3.000.000 thuê bao
- Doanh thu đạt được là từ 4000 tỷ - 4500 tỷ đồng.
- Số trạm phát sóng BTS: 3000 trạm
Định hướng đến năm 2010: Số thuê bao: 10.000 triệu thuê ba, doanh thu: từ 14 -17.000 tỷ


2


Bµi tËp nghiªn cøu t×nh huèng

5.
-

Chiến lược cửa doanh nghiệp:
Năm 2005: Chiến lược là “Nhanh, chuyên nghiệp, hiệu quả” kết hợp cùng

triết lý “Hoạt động vì lợi ích khách hàng”. Doanh nghiệp tăng cường mở rộng vùng phủ
sóng để phục vụ khách hàng mọi miền tổ quốc.
-

Năm 2006: Chiến lược là “Chuyên nghiệp, nhanh, hiệu quả” cùng tôn chỉ

Định hướng khách hàng. Doanh nghiệp chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ.

II. NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP
1. Môi trường chung
1.1. Yếu tố kinh tế
Việt nam đang phát triển mạnh. Hiện nay người dân có mức GDP nhập bình quân
là 388$/năm ( 32,33$/tháng). Theo thống kê của RJB Constant năm 2005, chỉ số ARPU
(chi phí dịch vụ di động TB) của Việt nam là vào 18$/tháng:APRU của thuê bao trả trước
Vinaphone là 12$/ tháng, trả sau là 22$/ tháng, của Viettel là 7,8$/thang(vietnamnet.com)
Năm 2005, tính trung bình ở Việt nam doanh thu di động trên 1 thuê bao là 0,358
triệu/tháng(23,6$/ tháng), với Viettel, con số này là 9,4$/tháng (*)
Năm 2004, mật độ sử dụng điện thoại di động của Việt Nam là 3,6%. Cuối năm

2005, tỉ lệ này là khoảng 10,6% thì tính đến tháng 6/2006, tỉ lệ này vào khoảng 15,58%,
dự kiến đến 2010 tỉ lệ này sẽ đạt trên 50% (**)
1.2. Môi trường công nghệ
Viễn thông là một trong những ngành có tốc độ phát triển công nghệ cao nhất hiện
nay. Xu thế chung của công nghệ di động là tiến đến công nghệ 3G với lộ trình sau:

3


Bµi tËp nghiªn cøu t×nh huèng

.

(Nguồn: Qualcomm)
GPRS (General Packet Radio Service) là công nghệ truyền thông không dây dựa

trên các gói tin, được phát triển dựa trên nền tảng GSM được ứng dung tại 2 mạng
Vinaphone và MobiFone cho phép thực hiện các giao dịch điện tử và quảng cáo trên
mang MobiFone. Bước tiếp theo của GPRS sẽ là EDGE (Enhanced Data GSM
Environment), & UMTS (Universal Mobile Telecommunications Service , chính là công
nghệ thông tin di động thế hệ 3. S-Fone, EVN Telecom và hanoi Telecom đang sử dụng
công nghệ CDMA.
Tại Việt Nam, công nghệ 2G (chỉ cho phép nhắn tin và nhận cuộc gọi) hiện nay đã
gần hết hạn giấy phép, hầu hết các doanh nghiệp hiện đang sử dụng công nghệ 2,5G. Tuy
nhiên 1 chuyên gia của VNPT cho biết: Nhiều doanh nghiệp tham gia sẽ nảy sinh vấn đề
tần số do hiện nay dải băng tần chỉ cho phép tối đa 4 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ 3G.
Cũng theo ý kiến chuyên gia, hạ tầng của công nghệ CDMA về cơ bản giống công
nghệ 3G, trong khi mang điện thoại đang sử dụng công nghệ 2,5G(2,75G) thì doanh
nghiệp sẽ phải đầu tư gần như hoàn toàn để nâng cấp lên mạng thế hệ 3G. Điều này là
thách thức đối với Viettel vì công ty này dùng công nghệ 2,75G(giống 2,5G về cơ bản)

2. Phân tích môi trường ngành
2.1. Đối thủ cạnh tranh tiềm năng

4


Bµi tËp nghiªn cøu t×nh huèng

Bưu chính viễn thông là một ngành khó gia nhập. Những rào cản chính gia nhập
ngành về khách quan là chính sách bảo hộ của nhà nước với ngành bưu chính viễn
thông, và về chủ quan là chính khả năng của doanh nghiệp.
Cho tới thời điểm này, bưu chính viễn thông văn là một trong ít ngành được nhà
nước bảo hộ. Về thủ tục xin cấp phép, doanh nghiệp cần có các giấy phép bắt buộc sau:
- Giấy phép thiết lập mạng di động mặt đất( quan trọng nhất).
-

Giấy phép cấp sử dụng đầu số.

-

Giấy phép cấp sử dụng tần số

-

Giấy phép thiết lập hạ tầng viễn thông(chỉ một số doanh nghiệp được phép

xây dựng cơ sở hạ tầng).
Hiện nay có 6 nhà cung cấp nhưng chỉ 3 nhà cung cấp được tham gia và xây dựng
hạ tầng cơ sở là VNPT, Viettel và EVN Telecom. Để có được các giấy phép này, doanh
nghiệp cần làm việc với rất nhiều bộ ngành, trong đó có: bộ bưu chính viễn thông, bộ Kế

hoạch và Đầu tư, bộ Công nghiệp, bộ tài chính và bộ Công an.
Đầu tư cho viễn thông đòi hỏi cần đầu tư lớn. Thiết bị viễn thông cần đầu tư gồm:
-

Thiết bị đầu cuối.
Thiết bị truyền dẫn: Đường trục, đường cáp quang, các tổng đài trung tâm

và tổng đài cơ sở, các trạm thu phát sóng…
-

Mạng lưới tổng đài: tổng đài trung tâm, tổng đài cấp 1, 2, 3…

Chỉ xét đầu tư vào một trạm thu phát sóng BTSs cũng cần vốn từ 800 triệu đến 1
tỷ, mà hiện nay để chất lượng tốt và vùng phủ sóng rộng, Viettel đã phải xây dựng 1936
trạm (tính đến hết tháng 5/1006). Còn tính đến cuối 2005, Vinaphone có 1500 trạm,
Mobiphone có 2000 trạm, S-Fone có 400 trạm. Để đảm bảo thông suốt cho các cuộc đàm
thoại thì tài nguyên chưa sử dụng đến của mạng truyền dẫn cần khoảng 30%. Đầu tư cho
1 tổng đài trung tâm cũng tốn trên 10 tỷ VND (**). Nếu không xây dựng, doanh nghiệp sẽ
phải đi thuê cơ sở hạ tầng, khi đó doanh nghiệp sẽ mất hoàn toàn chủ động trong việc giải
quyết các sự cố (như sự cố nghẽn mạng), chất lượng và vùng phủ sóng cũng bị phụ
thuộc.
Ngoài ra, tình hình hiện nay của thị trường viễn thông Việt Nam cũng khiến các
doanh nghiệp mới khó gia nhập. Hiện nay đã có 6 nhà cung cấp dịch vụ di động trên thị
5


Bµi tËp nghiªn cøu t×nh huèng

trường Việt Nam, trong khi ở những thị trường dung lưọng tương tự, thậm chí là lớn hơn
như Trung Quốc và Thái lan, con số này là 3. Hơn nữa, dải băng tần hiện nay chỉ có the

cho phép tối đa 4 doanh nghiệp kinh doanh dich vụ di động thê hệ 3G trong khi cả 6 nhà
cung cấp đều hướng tới sử dụng công nghệ này.
Rõ ràng rào cản gia nhập ngành cao mang lại cho Viettel cơ hội bành trướng thị
phần, thực hiện mục tiêu chiến lượccủa mình.
2.2 Khách hàng
Thị trường Việt Nam có quá nhiều nhà cung cấp dịch vụ mạng di động nên khách
hàng có rất nhiều sự lựa chọn và chính khách hàng sẽ là người có sức ép lớn đến các nhà
cung cấp. Đã qua thời độc quyền của VMS và GPC khi mà khách hàng không có nhiều
quyền quyết định lựa chọn dịch vụ nào. Chính sự ra đời của S-Fone và Viettel đã dẫn đến
sự bùng nổ của mạng di động, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh cho thị trường.
2.3. Nhà cung cấp
Hiện nay Viettel có 2 nhà cung cấp thiết bị chính là Ericsson (cung cấp cho các tỉnh
miền Bắc tới Khánh hoà) và Akaten (cung cấp cho các tỉnh từ Ninh thuận vào Miền
Nam). Doanh nghiệp có sức ép lớn hơn vì hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp thiết bị viễn
thông, họ đều muốn quan hệ lâu dài với một công ty có tiềm lực mạnh Viettel.
Ngoài ra, Viettel còn thuê cơ sở hạ tầng. Đến hết ngày 5/10/2005, VNPT đã cung
cấp thêm cho mạng này 15 luồng E1 có khả năng phân tải 450 cuộc gọi cùng lúc. Như
vậy, tính đến cuối năm 2005, VNPT đã cung cấp tổngcộng khoảng 214 luồng E1 cho
Viettel Mobile, có thể coi VNPT là nhà cung cấp có sức ép lên Viêttl Mobile.
Tốc độ (Mb/s)
Cước nội địa (USD/ Lần/ Kênh)
2
500
34
800
45
155
1000
Bảng cước cho thuê đường truyền nội địa
Hạ tầng mạng viettel chỉ có thể đẩm bảo được cho 4,5 triệu thuê bao. Cơ hội cho

doanh nghiệp là không phải đầu tư lớn cho cơ sở hạ tầng nhưng, doanh nghiệp cũng
sẽ phụ thuộc nhiều vào chiến lược, mức độ sử dụng cũng như hợp tác của VNPT.
2.5. Cường độ cạnh tranh trong ngành.

6


Bµi tËp nghiªn cøu t×nh huèng

Hiện nay cường độ cạnh tranh trong ngành rất gay gắt, do có đến 6 nhà cung cấp
cạnh tranh trên cả 2 lĩnh vực là giá và chất lượng dịch vụ. Để cạnh tranh về giá, các nhà
cung cấp không những tìm mọi cách để giảm giá (Viettel, S-Fone tính block 6s+1); mà
còn tìm mọi cách để thêm dịch vụ gia tăng (nhân đôi giá trị nạp thể khi hoà mạng hay
tặng 30% giá trị thẻ nạp (Mobiphone), tung ra gói cước Forever với thời hạn gọi và nghe
là mãi mãi (S-fone) hay miễn phí cước 6 tháng thuê bao cho thuê bao trả sau (Viettel)).
Để cạnh tranh về dịch vụ, các doanh nghiệp vừa năng cao chất lượng thoại, mở rộng vùng
phủ sóng, đồng thời đa dạng hoá dịch vụ thông qua nâng cấp công nghệ, tiến dần đến sử
dụng công nghệ di động thế hệ 3G.
Cạnh tranh ảnh hưởng mạnh đến hoạt động của Viettel. Qua 2 sự cố nghẽn mạng,
giờ đây Viettel đang phải nỗ lực hết mình, tăng cường đầu tư hạ tầng để chứng tỏ được
chất lượng dịch vụ. Điều này thể hiện một phần qua việc điều chỉnh sách lược của Viettel:
“Nhanh, chuyên nghiệp, hiệu quả”(2005) sang“Chuyên nghiệp, hiệu quả, nhanh”(2006).
Cạnh tranh mang lại cho Viettel cơ hội khẳng định đẳng cấp và củng cố vị trí
của mình; đồng thời dẫn tới xu thế một vài doanh nghiệp sẽ sát nhập để cùng khống
chế thị trường. Gần đây, VNPT đã mua 35% cổ phần của S-fone, trong tương lai cạnh
tranh sẽ vẫn còn gay gắt.
2.6. Đánh giá chung
2.6.1. Cơ hội
Ở thời điểm hiện tại Viettel có những cơ hội sau:
-


Cơ hội tăng thị phần di động do thu hút được khách hàng có mức thu nhập

trung bình ( chiếm tỷ lệ lớn trong dân cư Việt Nam).
-

Cơ hội tiếp tục phát triển và củng cố vị trí do rào cản gia nhập ngành là rất

lớn.
Trong tương lai Viettel có cơ hội:
-

Cơ hội tiếp tục phát triển trở thành doanh nghiệp hàng đầu về viễn thông.

-

Cơ hội chứng tỏ đẳng cấp vượt trội.

2.6.2. Đe doạ
Hiện nay, Viettel phải đối mặt với một số đe doạ sau:
-

Không thuê đủ hạ tầng cơ sở đảm bảo cho lượng thuê bao ngày càng tăng
7


Bµi tËp nghiªn cøu t×nh huèng

-


Mất khách hàng đang sử dụng mạng do chất lượng thoại kém.
Trong tương lai Viettel sẽ phải đối mặt với các nguy cơ

-

Tụt hậu về công nghệ.

-

Đầu tư rất lớn nếu muốn nâng cấp mạng lên thế hệ 3G

-

Cạnh tranh với những công ty hình thành trên cơ sở sát nhập theo chiều

ngang.

III. PHÂN TÍCH NỘI BỘ
Phân tích 4 yếu tố: Nguồn nhân lực, công nghệ, mạng lưới và quan hệ.
1.

Nguồn nhân lực
So với các doanh nghiệp trong ngành, Viettel Mobile là một doanh nghiệp tương

đối mới vì vậy nhân lực thiếu và chuyên môn chưa cao là một điểm yếu của công ty. Hơn
nữa, Viettel Mobile lại phát triển với tốc độ nhanh chóng mặt nên yếu tố nhân lực càng
bộc lộ nhiều nhược điểm:thiếu chuyên môn kỹ thuật cao, khả năng quản lý và kinh
nghiệm trong lĩnh vực viễn thông. Và BTL đã điều động nhiều sỹ quan để làm cán bộ
nòng cốt. Trong khi đó, đối thủ chính của Viettel Mobile là Vinaphone và MobiFone lại
có nguồn nhân lực rất hùng hậu, có tính chuyên môn cao, đã hoạt động lâu năm, có nhiều

kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực viễn thông và rất am hiểu thị trường Việt Nam.
2.

Yếu tố công nghệ
GSM

GPRS/
HSCSD
EDGE

WCDMA

Hiện nay, Viettel Mobile đang sử dụng công nghệ GSM, đã nâng cấp lên GPRSthế hệ 2.5G. GPRS (General Packet Radio Service) là công nghệ truyền thông không dây
dựa trên các gói tin . Với công nghệ này, thuê bao có thể gửi tin nhắn đa phương tiện,
hình ảnh, e-mail, truy cập Internet tốc độ cao mọi lúc, mọi nơi với cước phí theo lưu
lượng dữ liệu, tiếp cận các thông tin xã hội về mua hàng, cấp cứu, giao thông, chát trực
tuyến, giao dịch chứng khoán. Tốc độ truyền dữ liệu của GPRS có thể đạt tới 114KB/giây,
cao gấp 5 lần tốc độ truyền dữ liệu của GSM. Viettel Mobile dự định sẽ nâng cấp công
nghệ GPRS lên thế hệ EDGE (Enhanced Data GSM Environment) với tốc độ truyền dữ
8


Bµi tËp nghiªn cøu t×nh huèng

liệu đạt tới 348KB/giây, và UMTS (Universal Mobile TelecommunicationService) với tốc
độ truyền lên đến 2 MB/giây. Đây chính là công nghệ thông tin di động thế hệ 3G.
Tuy nhiên, về kĩ thuật, công nghệ GSM là một công nghệ khó nâng cấp lên thế hệ
cao hơn, dù có nâng cấp lên thế hệ cao hơn cũng vẫn còn nhiều nhược điểm so với
công nghệ khác. Ví dụ như dung lượng của hệ thống CDMA cao hơn từ 4 đến 5 lần so với
hệ thống GSM. Ngoài ra, chi phí cho việc nâng cấp này cũng hết sức tốn kém và doanh

nghiệp phải chấp nhận bỏ vốn ban đầu lớn. Cái khó đối với một doanh nghiệp như Viettel
Mobile-60% đến 70% khách hàng có thu nhập trung bình- là dù có nâng cao công nghệ
thì cũng chưa chắc được ủng hộ của khách hàng trong sử dụng những công nghệ mới.
3. Quan hệ của công ty
Công ty Viettel Mobile nói riêng và Viettel nói chung có mối quan hệ mật thiết
với Bộ Quốc Phòng (BQP) và Bộ Tư Lệnh do cơ quan chủ quản của Viettel là Bộ Quốc
Phòng. Nhờ vậy, Viettel Mobile có được rất nhiều lợi thế so với các doanh nghiệp khác.
* Về mặt chính sách:
-Trước hết, nhờ BQP, với lý do An Ninh Quốc Phòng- cần có hạ tầng thứ 2 để vu hồi quân
sự- mà Viettel mới xin được đầy đủ giấy phép về cung cấp dịch vụ Bưu Chính Viễn
Thông, đặc biệt là giấy phép cung cấp dịch vụ di động (=60% giấy phép hoàn chỉnh).
Trong khi đó ETC, SPT, Hanoi Telecom, Vishipel không được phép cung cấp dịch vụ này.
- BQP là thị trường lớn và trung thành của Viettel Mobile với số lượng nhân viên dùng di
động là trên 100.000 người, này giúp tăng doanh thu hàng tháng cho Viettel là gần 30 tỷ .
- Với sự giúp đỡ của BQP mà công ty có thể mở rộng mạng lưới ra các tỉnh. Năm 2002,
Công ty mở được 14 tỉnh, thành phố. Do VNPT không chấp nhận nên Bộ Trưởng BQP đã
viết công văn đề nghị cho mở tại các địa bàn quan trọng để vu hồi quân sự nên đã được
chấp nhận và sau được mở rộng mạng ra 64 tỉnh thành trong toàn quốc.
* Về mặt cơ sở hạ tầng:
- Nhờ trực thuộc BQP, quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng Viễn Thông đã được hỗ trợ rất
nhiều về cả nhân lực và trí lực. Bộ Tư Lệnh Thông Tin tham gia đàm phán với Bộ Bưu
Chính Viễn Thông và VNPT để công ty được kết nối vào mạng của VNPT.
- Khi mới đi vào hoạt động, công ty được sử dụng đường truyền dẫn của BTL và
được hỗ trợ rất nhiều cơ sở hạ tầng khác như: Khi Viettel Mobile cần lắp đặt rất nhiều
9


Bµi tËp nghiªn cøu t×nh huèng

trạm phát sóng trên toàn quốc thì BTL và các đơn vị đã giúp đỡ trong việc lắp đặt thiết bị,

được phép dùng chung nguồn, máy nổ với BTL. Hơn nữa, BTL và BQP đã cấp cho công
ty nhiều chục ngàn m2 đất trên toàn quốc, tại nhiều vị trí quan trọng như Hà Nội, Thành
phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng - đây là tài sản vô giá mà không phải công ty nào cũng có.
4.Mạng lưới
- BTS: Số trạm phát sóng tăng nhanh từ 1600 lên 1800 trạm, tính đến ngày 05/05/06,
Viettel Mobile đã lắp đặt được 1936 trạm phát sóng trên toàn quốc, và dần trở thành nhà
cung cấp dịch vụ điện thoại di động có chất lượng hàng đầu tại Việt Nam.
- Vùng phủ: 64/64 tỉnh thành
- Dung lượng: 4.5 triệu thuê bao
a.

Hệ thống phân phối : mạng lưới phân phối dịch vụ rộng khắp trên cả

nước.
* Quản lý hoạt động kinh doanh: Viettel Mobile đang tiến hành hoạt động theo mô hình
trực tiếp quản lý 2 Trung Tâm đặt tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí
Minh. Còn 62 tỉnh thành còn lại thì do chi nhánh chi nhánh quản lí.
- Với 2 Trung Tâm này, Viettel Mobile trực tiếp quản lý về mọi mặt doanh thu, lợi nhuận,
nhân lực…Vì đây là 2 khu vực mang lại lợi nhuận nhiều nhất cho công ty.
- Với 62 chi nhánh còn lại ở 62 tỉnh thành giao cho giám đốc chi nhánh quản lý, giám đốc
được quyền tự hoạt động kinh doanh theo chỉ tiêu được giao .
* Kênh phân phối: Viettel Mobile là doanh nghiệp duy nhất có mạng lưới kênh phân phối
rộng khắp trên toàn quốc, được tổ chức như sau:
-

Hệ thống đại lý cấp I: Với trên 1000 đại lý trong cả nước, Viettel Mobile thực hiện

việc trao quyền cho các đại lý trong việc kinh doanh để có thể hoạt động tuỳ điều kiện cụ
thể mỗi vùng. Các đại lý này phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy định mà công ty đề ra.
-


Hệ thống cửa hàng do công ty trực tiếp quản lý. Mỗi tỉnh thành có ít nhất

1 cửa hàng. Các cửa hàng này có nhiệm vụ hoạt động cùng với các đại lý cấp I, giúp công
ty có thể kiểm soát được thị trường của mình. Các cửa hàng này hoạt động một cách
chuyên nghiệp, phục vụ khách hàng một cách tân tuỵ theo đúng chính sách của công ty,
và là công cụ chủ yếu trong việc xây dựng thương hiệu Viettel Mobile .

10


Bµi tËp nghiªn cøu t×nh huèng

IV. PHÂN TÍCH CẠNH TRANH
Mặc dù đã có 6 nhà cung cấp dịch vụ nhưng có thể nói các đối thủ chính của
Viettel là Mobilephone, Vinaphone và S-Fone.
Xét về dịch vụ thì không có sự khác biệt lớn, cả ba mạng Viettel, VMS, GPC đều
đã phủ sóng 64/64 tỉnh thành và đều thực hiện gửi tin nhắn ra nước ngoài, chỉ có S-Fone
là chưa phủ sóng toàn quốc nhưng theo kế hoạch thì cuối tháng 5/2006 sẽ phủ sóng 64/64
tỉnh thành. Sự khác biệt giữa các sản phẩm dịch vụ này chính là những chương trình
khuyến mại và cách tính cước trong mỗi mạng. Cách tính cước của Viettel và S-Fone
tiết kiệm rất nhiều chi phí cho khách hàng, trong khi đó VMS và GPC cũng đang trình Bộ
BCVT để giảm giá cước và phí hòa mạng(xem bảng tính giá và cách tính cước ở dưới)
Về chất lượng dịch vụ, VMS và GPC có hệ thống mạng tốt hơn, với các trạm thu
sóng có dung lượng lớn hơn, ít bị nghẽn mạch hơn các mạng khác. Cuối năm 2005, dung
lượng mạng lưới của VMS gồm 8 tổng đài MSC với hơn 3,75 triệu số, 37 BSC, 1331 trạm
BTS, 8700 máy thu phat sóng. VMS cũng đã triển khai một hệ thống bán hàng rộng khắp
với trên 6000 điểm, trên 500 đại lý, nâng cấp một loạt cửa hàng giao dịch thành các chi
nhánh của mình tại các tỉnh. Thông qua dịch vụ chuyển vùng quốc tế, vùng phủ sóng của
VMS cũng đã được mở rộng ra 56 quốc gia và vùng lãnh thổ với trên 133 mạng trên toàn

thế giới(www.vnpt.com.vn), hiện tại Viettel có 1931 trạm thu sóng BTS. S-Fone đang
nâng cấp hệ thống CDMA 2000-1x lên CDMA 2000-1x EV-DO (www.stelecom.com.vn).
Bảng giá cước di động của bốn mạng:
VMS và GPC
S-Fone
ViettelMobile
block 30s
block 6s+1
block 6s+1
Hòa mạng trả sau200.000đ/lần-máy
200.000đ/lần-máy 179.000đ/lần-máy
Hòa mạng trả Các bộ Kit 150.000đ
Thẻ
gia
nhậpCác bộ Kit 249.000đ,
trước
250.000đ, 350.000đ,
100.000đ chưa kể149.000đ,
400.000đ, 450.00khoản(tiềntài khoản
99.000đ (Z60). (tiền
Sim được tính là 50.000 đ)
sim được tính là
49.000 đ.)
Thuê bao tháng 80.000 đ/ tháng
80.000 đ/ tháng
69.000 đ/tháng
Thuê bao ngày 2.000 đ/ngày
2.000 đ/ngày
1.790 đ/ngày
Trả sau

1.600/phút
1.500 đ/ phút
1.490 đ/ phút
Trả trước
2.800 đ/ phút
2.400 đ/ phút
2.490 đ/ phút
Daily
1.900 đ/ phút
1.800 đ/ phút
1.690 đ/ phút
SMS trong nước 300đ/bản tin
400 đ/ bản tin
350 đ/ bản tin
Loại cước

11


Bµi tËp nghiªn cøu t×nh huèng

SMS quốc tế 0.275 USD/ bản tin

Chưa có

0.25 USD/ bản tin

V.XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
1.


Phân tích SWOT

Các điểm mạnh
1 Vùng phủ sóng rộng
2 Kênh phân phối rộng
3 Được sự ủng hộ của dư
luận và BQP
4 Thương hiệu đã được
khẳng định
Các cơ hội
Chiến lược SO
1 Mở rộng thị trường
1 Nâng cấp cơ sở hạ tầng
2 Trở thành nhà cung cấp 2 Mở rộng kênh phân
dịch vụ hàng đầu
phối thông qua việc tăng
số lượng cửa hàng và đại
lý cấp I

Các điểm yếu
1 Chất lượng mạng chưa tốt
2 Nguồn nhân lực chưa có
chuyên môn cao
3 Hệ thống mạng khó nâng
cấp và cần đầu tư lớn

Chiến lược WO
1 Phát triển công nghệ theo
chiều sâu
2 Gắn liền xây dựng thương

hiệu với chất lượng sản phẩm
và dịch vụ đi kèm
3 Xây dựng đội ngũ nhân
viên có chuyên môn cao và
phong cách làm việc chuyên
nghiệp
Các đe doạ
Chiến lược ST
Chiến lược WT
1 Cạnh tranh với đối thủ lớn 1Tận dụng sự ủng hộ của 1 Duy trì và phát triển thương
hơn do xu hướng sát nhập
BQP và dư luận để tạo hiệu
2 Xu hướng sử dụng công sức ép
2 Quản lý chặt chẽ hệ thống
nghệ CDMA
2 Tăng cường cải tiến và phân phối để bảo vệ thị phần
3 Nguy cơ lệ thuộc về cơ sở nâng cấp công nghệ, tích
hạ tầng vào VNPT
hợp nhiều tiện ích

2.

Đề xuất chung
Trong tương lai doanh nghiệp muốn đạt được mục tiêu lâu dài trở thành một trong

những nhà cung cấp dịch vụ di động hàng đầu tại Việt Nam, Viettel Mobile vẫn nên hoạt
động theo tôn chỉ “vì lợi ích khách hàng” và xác định khách hàng mục tiêu là những
người có thu nhập trung bình.
Để hiện thực hoá tầm nhìn trong tương lai doanh nghiệp nên tập trung vào phát
triển cơ sở hạ tầng để nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Chỉ bằng cách này doanh

nghiệp mới có thể phục vụ khách hàng hiệu quả nhất, khẳng định thương hiệu và phát
triển bền vững.
12


Bµi tËp nghiªn cøu t×nh huèng

Để thực hiện triết lý kinh doanh “Mỗi khách hàng là một cá thể, Viettel mong
muốn lắng nghe và chia sẻ ý kiến của từng khách hàng”, doanh nghiệp nên tập trung vào
nâng cao chất lượng mạng lưới kênh phân phối vì hệ thống này trực tiếp tiếp xúc với
khách hàng, góp phần lớn trong việc xây dựng thương hiệu của công ty, duy trì khách
hàng cũ và thu hút khách hàng mới.
3.

Đề xuất cụ thể
Trong điều kiện hiện nay, khi mà không có quá nhiều sự khác biệt về công nghệ

giữa các nhà cung cấp dịch vụ di động thì yếu tố con người lại trở nên quan trọng hơn bao
giờ hết. Trong khi đó Viettel lại là doanh nghiệp mới thành lập với nguồn lực con người
chủ yếu từ BQP chuyển sang chưa có nhiều kinh nghiệm về quản lý và kinh doanh trong
lĩnh vực viễn thông. Hơn nữa với tốc độ phát triển rất nhanh, nguồn nhân lực của Viettel
lại càng bộc lộ nhiều nhược điểm. Ví dụ như trong chương trình siêu khuyến mãi “Miễn
phí cuộc gọi nội mạng đầu tiên trong ngày”, từ ngày 20/9/2005 đến ngày 5/11/2005, đã
dẫn đến nhiều phản ứng tiêu cực từ khách hàng khi họ không thể thực hiện cuộc gọi hay
nhắn tin. Một trong những lý do quan trọng là do thiếu kiến thức về kĩ thuật và kinh
nghiệm trong kinh doanh. Trước khi đưa ra chương trình siêu khuyến mại này Viettel cần
dự đoán được số lượng cuộc gọi và khả năng đáp ứng của hạ tầng mạng. Hậu quả là ảnh
hưởng nghiêm trọng đến thương hiệu và uy tín của Viettel. Chính vì thế chúng tôi có đề
xuất: Viettel nên chú trọng vào nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên cả hai mặt kĩ
thuật và kinh doanh.

Hiện nay Viettel có khoảng 500 nhân viên kĩ thuật, đã khá đủ về mặt số lượng
nhưng cần nâng cao về mặt chất lượng. Trước tiên là cần phải chú trọng đến tuyển nhân
viên đầu vào đồng thời kết hợp cùng BTL đào tạo cán bộ kĩ thuật trong công ty.
Công ty nên tập trung xây dựng văn hoá doanh nghiệp tạo một nét riêng cho nhân
viên Viettel. Văn hoá được xây dựng dựa trên những tài liệu mang tính cơ bản được ban
lãnh đạo, trên cơ sở đó, cùng nhau xây nên một ngôi nhà chung Viettel với cùng bản sắc
trên toàn quốc, đó là vấn đề thống nhất nhận thức chung về giá trị cốt lõi, những quan
điểm, phương châm hành động, những chuẩn mực tồn tại trong Công ty.
Ghi chú: (*): nguồn từ báo cáo 2005 của Viettel Mobile
(**): Nguồn do ông Phó Đức Hung- phó giám đốc Viettel Mobile cung cấp.

13



×