Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Tiểu luận phân tích phong cách và nghệ thuật lãnh đạo của hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.75 KB, 28 trang )

MỤC LỤC

PhẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN PHONG CÁCH VÀ NGHỆ THUẬT
LÃNH ĐẠO................................................................................................................................................4
1.1

Khái niệm về lãnh đạo, phong cách lãnh đạo, nghệ thuật lãnh đạo........................................4

1.1.1.

Lãnh đạo là gì?.......................................................................................................................4

1.1.2 Nhà lãnh đạo là gì........................................................................................................................5
1.1.3 Phong cách lãnh đạo là gì?..........................................................................................................5
1.1.3 Nghệ thuật lãnh đạo là gì?..........................................................................................................6
1.2

Phân loại lãnh đạo.........................................................................................................................6

1.2.1

Phong cách lãnh đạo độc đoán.............................................................................................6

1.2.2

Phong cách lãnh đạo dân chủ...............................................................................................7

1.2.3

Phong cách lãnh đạo tự do....................................................................................................8



1.3

Giới thiệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh.........................................................................................10

1.3.1

Xuất thân..............................................................................................................................10

1.3.2

Cuộc đời hoạt động cách mạng..........................................................................................11

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH PHONG CÁCH VÀ NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO CỦA HỒ CHÍ
MINH.........................................................................................................................................................14
2.1 Thực trạng ảnh hưởng phong cách lãnh đạo đến hoạt động Hồ Chí Minh................................14
2.1.1 Phong cách lãnh đạo mang tính quần chúng.........................................................................14
2.1.2 Phong cách lãnh đạo theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo đi đôi với
phân công cá nhân phụ trách.............................................................................................................16
2.1.3 Phong cách lãnh đạo còn thể hiện ở tính nêu gương..............................................................17
2.1.4 Phong cách lãnh đạo thể hiện kiểm tra, giám sát...................................................................18
2.1.5 Phong cách lãnh đạo mang đậm tính cách mạng và khoa học..............................................19
2.2 Thuận lợi và khó khăn về phong cách lãnh đạo trong hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh
....................................................................................................................................................................20
2.2.1 Về thuận lợi................................................................................................................................20
2.2.2 Về khó khăn................................................................................................................................22
2.3 Nguyên nhân......................................................................................................................................22


CHƯƠNG 3: RÚT RA BÀI HỌC CHO BẢN THÂN VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA HỒ

CHÍ MINH................................................................................................................................................23
3.1 Phải có phong cách làm việc nhiệt tình, nhưng phải khách quan, khoa học.............................23
3.2 Xây dựng phong cách làm việc dân chủ, tập thể, nhưng quyết đoán, dám chịu trách nhiệm cá
nhân...........................................................................................................................................................24
3.3 Rèn luyện được phong cách làm việc thiết thực, nói đi đôi với làm............................................24
KẾT LUẬN................................................................................................................................................25
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................................26


PhẦN MỞ ĐẦU
LỜI NÓI ĐẦU
Hồ Chí Minh – Người anh hùng giải phóng dân tộc, vị lãnh tụ vĩ đại, niềm tự
hào to lớn của cách mạng và toàn thể dân tộc Việt Nam, cuộc đời và sụ nghiệp cách
mạng của Người là một tấm gương sáng chói và mẫu mực về đức hy sinh cao cả cho sự
nghiệp đấu tranh giải ;phóng dân tộc và giải phóng con người. Trên cương vị đứng đầu
Đảng và Nhà nước, lãnh tụ tối cao của dân tộc, Người đã có một phong cách làm việc
khoa học, mẫu mực để tiến hành công tác và thực hiện sự lãnh đạo của Đảng, giải
quyết đúng đắn và thoả đáng các mối quan hệ với quần chúng. Phong cách làm việc
của Hồ Chí Minh không phải chỉ tác động đến nhận thức mà còn cảm hoá cả trái tim
con người.
Người cũng đã để lại cho nhân dân ta nhiều bài học quý giá về việc xây dựng
đội ngũ cán bộ. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy chúng ta rằng “ Muốn xây dựng chủ
nghĩa xã hội trước hết cần phải có những con người xã hội chủ nghĩa”. Đó là một con
người phát triển toàn diện , có tư tưởng và tình cảm đẹp, có trí thức và năng lực làm
chủ xã h
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phong cách lãnh đạo Hồ Chí Minh là một bộ phận, một nội dung quan trọng
trong phong cách làm việc của Hồ Chí Minh và là một trong những di sản vô giá mà
Người để lại cho dân tộc ta, gắn liền với vị thế, vai trò của một lãnh tụ vĩ đại của Đảng
và của dân tộc Việt Nam trong suốt mấy thập kỷ qua. Phong cách lãnh đạo Hồ Chí

Minh là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công của sự nghiệp cách
mạng của Hồ Chí Minh.

3


Trong quá trình 24 năm liên tục trên cương vị đứng đầu Đảng và Nhà nước ta,
phong cách lãnh đạo Hồ Chí Minh được hình thành và thể hiện rõ nét ở chỗ: Người
lãnh đạo không quá đề cao quyền lực, mà coi trọng quyền uy; lãnh đạo bằng một
phong cách gần gũi, chan hoà, giải quyết thoả đáng các mối quan hệ với các tổ chức,
với nhân dân, với cấp dưới, với các lực lượng trong xã hội. Phong cách đó vừa mang
tính nguyên tắc và khoa học, vừa có tình nhân ái bao la rộng lớn của một tấm lòng
nhân hậu, vị tha, khoan dung hết mực vì con người. Phong cách lãnh đạo của Người
không chỉ là chuẩn mực cho việc xây dựng phong cách người cán bộ cách mạng mà
còn góp phần bồi dưỡng nhân cách cho các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai
sau. Nghiên cứu phong cách lãnh đạo Hồ Chí Minh sẽ góp phần làm rõ hơn tư tưởng,
tấm gương vĩ đại của Người; nội dung và những đặc trưng tiêu biểu; giá trị nổi bật về
lý luận và thực tiễn; đồng thời đây cũng là cơ sở để xây dựng phong cách lãnh đạo mẫu
mực cho đội ngũ cán bộ, đảng viên nói chung và cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý
ở nước ta hiện nay nói riêng. Để hiểu rõ hơn về phong cách lãnh đạo của Hồ Chí Minh
nên em chọn đề tài “ Phân tích phong cách và nghệ thuật lãnh đạo của Hồ Chí Minh.
2. Mục tiêu nghiên cứu
-

Hiểu rõ hơn cơ sở lý thuyết về phong cách và nghệ thuật lãnh đạo.

-

Tìm hiểu về thực trạng, ưu – nhược điểm và nguyên nhân của phong cách lãnh
đạo đến hoạt động của Hồ Chí Minh.


-

Rút ra bài học cho bản thân

3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Phong cách và nghệ thuật lãnh đạo của Hồ Chí Minh.
Phạm vi nghiên cứu: Hồ Chí Minh
4


4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu
Phương pháp nghiên cứu:
-

Phương pháp phân tích

-

Phương pháp so sánh

-

Phương pháp tổng hợp
Nguồn dữ liệu: Từ các bài báo, bài nghiên cứu khoa học, các bài luận văn, sách

và giáo trình liên quan đến Hồ Chí Minh.
5. Ý nghĩa đề tài
Phong cách Hồ Chí Minh là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ di sản vô giá
mà Người để lại cho dân tộc ta. Phong cách của Người không chỉ là bài học, là chuẩn

mực cho việc xây dựng phong cách người cán bộ cách mạng mà còn bồi dưỡng nhân
cách cho các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau.Việc học tập và rèn luyện
theo phong cách Hồ Chí Minh, không chỉ là vấn đề mang tính chất lý luận mà còn là
vấn đề có ý nghĩa thực tiễn vô cùng sâu sắc trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá,
hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay.
6. Kết cấu đề tài
Nội dung của đề tài được chia thành 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý thuyết liên quan đến phong cách và nghệ thuật lãnh đạo
Chương 2: Thực trạng, thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân về phong cách lãnh đạo
của Hồ Chí Minh.
5


Chương 3: Rút ra bài học cho bản thân

PHẦN B: NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN PHONG CÁCH VÀ
NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO

1.1 Khái niệm về lãnh đạo, phong cách lãnh đạo, nghệ thuật lãnh đạo
1.1.1. Lãnh đạo là gì?
Lãnh dạo là cư xử của một cá nhân khi anh ta chỉ đạo các hoạt động của nhóm
để đạt tới những mục tiêu chung (Hemphill & Coons, 1957).
Lãnh đạo là dạng đặc biệt của quan hệ quyền lực được đặc trưng bởi nhận thức
của các thành viên nhóm rằng: một thành viên khác của nhóm có quyền đòi hỏi những
dạng hành vi đối với các thành viên khác trong hoạt động của họ như là một thành viên
nhóm ( Janda, 1960).
Lãnh đạo là sự ảnh hưởng ( tác động ) mang tính tương tác, được thực hiện
trong một tình huống, được chỉ đạo thông qua quá trình thông tin để đạt tới những mục

tiêu cụ thể ( Tannenbaum, Weschler & Masarik, 1961).
Lãnh đạo là sự tương tác giữa những con người trong đó một người trình bày
những thông tin để những người khác trở nên bị thuyết phục với những kết cục của anh
6


ta… và kết cục này sẽ được hoàn thiện khi đối tượng cư xử theo những điều được đề
nghị hoặc được đòi hỏi ( Jacobs, 1970).
Lãnh đạo là sự khởi xướng và duy trì cấu trúc trong sự mong đợi và sự tương
tác ( Katz & Kahn, 1978).
Lãnh đạo là quá trình ảnh hưởng tới những hoạt động của nhóm có tổ chức để
đạt tới mục tiêu ( Rauch & Behling, 1984).
1.1.2 Nhà lãnh đạo là gì
Theo Stogdill (1974), nhà lãnh đạo phải luôn được định nghĩa cùng với sự ràng
buộc của tính cách , cách ứng xử, ảnh hưởng đối với người khác, các chuỗi hoạt động
tương tác, quan hệ, vị trí quản lý, và nhìn nhận của người khác về tính hợp pháp của
quyền lực và sự tạo dựng ảnh hưởng.
House (2004) định nghĩa rằng nhà lãnh đạo là cá nhân có khả năng gây ảnh
hưởng, kích thích và khuyến khích người khác đóng góp vào các hoạt động có hiệu quả
và thành công của tổ chức họ trực thuộc.
Theo Maxwell thì định nghĩa nhà lãnh đạo là người có khả năng gây ảnh hưởng.
1.1.3 Phong cách lãnh đạo là gì?
Phong cách lãnh đạo là phương thức và cách tiếp cận của một nhà lãnh đạo để
đề ra các phương hướng, thực hiện các kế hoạch và tạo động lực cho nhân viên. Dưới
góc nhìn của một nhân viên, phong cách đó thường được thể hiện qua các hành động
hoặc rõ ràng hoặc ngầm ý từ lãnh đạo của họ (Newstrom, Davis, 1993).

7



Phong cách lãnh đạo của một cá nhân là dạng hành vi người đó thể hiện khi thực
hiện các nổ lực ảnh hưởng tới hoạt động của những người khác theo nhận thức của đối
tượng.
Phong cách lãnh đạo là cách thức làm việc của nhà lãnh đạo.
Phong cách lãnh đạo là là hệ thống các dấu hiệu đặc trưng của hoạt động quản
lý của nhà lãnh đạo, được quy định bởi các đặc điểm nhân cách của họ.
Điều này có thể rất khác với nhận thức của người lãnh đạo mà chúng ta định
nghĩa như là sự tự nhận thức chứ không phải là phong cách. So sánh sự tự nhận thức
của một người về phong cách lãnh đạo của họ với nhận thức của người khác về phong
cách của người đó có thể có rất ít sự nhất trí, vì sự tự nhận thức của người lãnh đạo có
thể hoặc không thể phản ánh phong cách lãnh đạo thực sự, sự nhất trí tùy thuộc vào
mức độ tương đồng giữa nhận thức của người này với nhận thức của người khác
1.1.3 Nghệ thuật lãnh đạo là gì?
Nghệ thuật lãnh đạo là phương thức mềm dẻo, linh hoạt bao gồm nhiều yếu tố
phải có của người lãnh đạo để có thể chỉ huy, hướng dẫn, điều hành một tập thể để đạt
được một mục tiêu chung.
Nghệ thuật lãnh đạo cần phải học hỏi, trau dồi liên tục trong suy nghĩ, trong lời nói,
trong hành động, trong cung cách xử thế mới đạt được kết quả trong vai trò lãnh đạo.
1.2 Phân loại lãnh đạo
Phong cách lãnh đạo cá nhân của một nhà lãnh đạo là dạng hành vi cụ thể mà nhà
lãnh đạo sử dụng để gây ảnh hưởng đến người khác. Phong cách lãnh đạo cá nhân của
nhà lãnh đạo bị ảnh hưởng cùng lúc bởi nhiều yếu tố như: đặc điểm cá nhân của họ,
8


triết lý của họ khi lãnh đạo, niềm tin vào năng lực bản thân, cách thức họ đối xử và
điều hành nhân viên,...Theo nghiên cứu của Kurt Lewin, có ba dạng phong cách lãnh
đạo cơ bản: phong cách độc đoán, phong cách dân chủ, phong cách tự do.
1.2.1 Phong cách lãnh đạo độc đoán
Đây là phong cách lãnh đạo được đặc trưng bằng việc tập trung mọi quyền lực

vào một mình người lãnh đạo, họ quản lý bằng ý chí của mình, trấn áp ý chí và sáng
kiến của mọi thành viên trong tập thể. Lãnh đạo chuyên quyền là người thích ra lệnh,
quyết đoán, ít có lòng tin ở cấp dưới. Họ thúc đẩy nhân viên làm việc bằng đe doạ,
trừng phạt là chủ yếu.
Đặc điểm
Nhân viên ít thích lãnh đạo.
Hiệu quả làm việc cao khi có mặt lãnh đạo, thấp khi không có mặt lãnh đạo
Không khí trong tổ chức: gây hấn, phụ thuộc vào định hướng cá nhân
Ưu điểm:
Người lãnh đạo giải quyết công việc nhanh chóng, triệt để và thống nhất, nắm
bắt được thời cơ, cơ hội kinh doanh. Ngoài ra, phong cách lãnh đạo này đảm bảo quyền
lực của nhà lãnh đạo.
Nhược điểm:
Không phát huy tính sáng tạo của nhân viên cấp dưới, tạo ra sự căng thẳng, áp
lực đối với nhân viên, có thể dẫn tới sự chống đối của cấp dưới. Đồng thời, nhân viên ít

9


thích lãnh đạo, hiệu quả làm việc thấp khi không có mặt người lãnh đạo, không khí
trong tổ chức ít thân thiện.
1.2.2 Phong cách lãnh đạo dân chủ
Người lãnh đạo thu hút đông đảo người lao động tham gia vào việc thảo luận, xây
dựng và lựa chọn các phương án quyết định cũng như giải quyết những nhiệm vụ của
đơn vị. Bản thân người lãnh đạo chỉ tập trung giải quyết những vấn đề lớn, quan trọng,
những vấn đề còn lại giao cho cấp dưới. Công việc được phân công, giải quyết và đánh
giá trên cơ sở có sự tham gia của tập thể. Theo quan niệm của dòng thông tin phong
cách này được thực hiện thông qua dòng thông tin hai chiều: Từ trên xuống dưới và từ
dưới lên trên.
Đặc điểm

Nhân viên thích lãnh đạo hơn
Không khí thân thiện, định hướng nhóm, định hướng nhiệm vụ
Năng suất cao, kể cả không có mặt của lãnh đạo.
Ưu điểm
Ưu điểm của phong cách này là nó cho phép khai thác những sáng kiến, kinh nghiệm
của những người dưới quyền, của tập thể. Từ đó nó tạo ra một sự thỏa mãn lớn cho
người dưới quyền vì tạo ra được cảm giác về được chấp nhận và được tham gia. Người
lao động cảm thấy thỏa mãn vì họ được thực hiện những công việc do chính họ đè ra,
thậm chí được tham gia đánh giá kết quả công việc.
Nhược điểm

10


Nhược điểm của phong cách dân chủ là quá trình dân chủ là quá trình tốn kém thời
gian. Trong rất nhiều trường hợp, việc bàn bạc kéo dài mà không đi tới được quyết
định trong khi thời gian giải quyết nhiệm vụ không cho phép kéo dài.
1.2.3 Phong cách lãnh đạo tự do
Người lãnh đạo tham gia ít nhất vào các công việc của nhóm, giao hết quyền hạn và
trách nhiệm cho mọi người. Các thành viên trong nhóm được cung cấp tối đa các thông
tin và được phép tự do hành động theo điều họ nghĩ, theo cách thức mà họ cho là tốt
nhất. Theo quan niệm của dòng thông tin phong cách này thông tin được thực hiện chủ
yếu theo chiều ngang. Nếu xét về lượng thông tin mà người dưới quyền được biết thì
phong cách độc đoán là ít nhất, kế đến là dân chủ và phong cách tự do là nhiều nhất.
Đặc điểm
Nhân viên ít thích lãnh đạo.
Không khí trong tổ chức thân thiện, định hướng nhóm, định hướng vui chơi.
Năng suất thấp, người lãnh đạo vắng mặt thường xuyên.
Ưu điểm
Ưu điểm của phong cách này là nó cho phép phát huy tối đa năng lực sáng tạo của

người dưới quyền. Tuy nhiên, phong cách này dể dẫn đến trình trạng hỗn loạn, vô
chính phủ trong tổ chức do thiếu vắng các chỉ dẫn của người lãnh đạo. tạo ra môi
trường làm việc “mở” trong nhóm, trong tổ chức. Mỗi thành viên đều có khuynh hướng
trở thành chủ thể cung cấp những ý tưởng, ý kiến để giải quyết những vấn đề quan
trọng do thực tiễn đặt ra.

11


Nhược điểm
Nhược điểm của phong cách lãnh đạo này đó là dễ tạo ra tâm lý buồn chán cho người
lãnh đạo, dẫn tới tùy tiện, lơ là công việc. Ngoài ra, trong phong cách này nhân viên ít
tin phục lãnh đạo, người lãnh đạo có thể vắng mặt thường xuyên.
Từ việc so sánh hiệu quả của ba phong cách, Kurt Lewin kết luận rằng phong cách dân
chủ là phong cách mang lại hiệu quả cao nhất và coi đây là phong cách của người lãnh
đạo thành công. Kết luận này đã được đón nhận rất nồng nhiệt, vì thế trong một thời
gian dài các quốc gia và các tổ chức trên thế giới đã cố gắng tìm kiếm, bố trí những
người lãnh dạo là những người có phong cách dân chủ. Hơn nữa, việc đào tạo và huấn
luyện những người lãnh đạo cũng rất chú trọng vào hoàn thiện và phát triển phong cách
dân chủ cho người lãnh đạo.
1.3 Giới thiệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh
1.3.1 Xuất thân
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh, tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, sinh ngày 19
tháng 5 năm 1980 trong một gia đình nhà nho, nguồn gốc nông dân, ở làng Hoàng Trù,
xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường
chống ách thống trị của thực dân phong kiến. Hoàn cảnh xã hội và sự giáo dục của gia
đình đã ảnh hưởng sâu sắc đến Người ngay từ thời niên thiếu.
Với tinh thần yêu nước nồng nàn, thương dân sâu sắc, sự nhạy bén về chính trị,
Người đã bắt đầu suy nghĩ về những nguyên nhân thành bại của các phong trào yêu
nước lúc bấy giờ và quyết tâm ra đi tìm con đường để cứu dân, cứu nước.

Thân phụ Người là ông Nguyễn Sinh Sắc sinh năm 1862 tại xã Kim Liên, huyện
Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Thân mẫu của Người là bà Hoàng Thị Loan sinh năm 1868

12


tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Là một phụ nữ thông minh, cần cù
chịu khó, thương yêu chồng con và giàu lòng nhân ái.
Chị gái Chủ tịch Hồ Chí Minh là Nguyễn Thị Thanh, sinh nǎm 1884. Chị đã
tham gia nhiều phong trào yêu nước, nhiều lần bị thực dân Pháp và triều đình phong
kiến bắt giam. Nguyễn Thị Thanh qua đời tại quê hương nǎm 1954,
Anh trai Chủ tịch Hồ Chí Minh là Nguyễn Sinh Khiêm, sinh nǎm 1888. Từ tuổi
thanh niên, Nguyễn Sinh Khiêm đã đi nhiều nơi truyền thụ kiến thức, mở mang vǎn
hoá. Do tham gia các hoạt động yêu nước chống thực dân và phong kiến nên Nguyễn
Sinh Khiêm đã từng bị tù đày nhiều nǎm. Nguyễn Sinh Khiêm qua đời nǎm 1950,
1.3.2 Cuộc đời hoạt động cách mạng
Ngày 5 tháng 6 nǎm 1911, với bí danh Vǎn Ba, Nguyễn Tất Thành nhận làm
phụ bếp cho tàu Amiran Latusơ Tơrêvin (Amiral Latouche Tréville), rời Sài Gòn đi
Mác-xây (Marseille) Pháp, bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước. Từ nǎm 1911
đến nǎm 1920, Nguyễn Tất Thành đã đến nhiều nước ở châu Âu, châu Phi , châu Mỹ,
nghiên cứu và học hỏi để quyết định con đường cứu nước.
Cuối nǎm 1917, Nguyễn Tất Thành từ Anh trở lại Pháp. ở đây Người được biết
ở nước Nga V.I Lênin đã lãnh đạo cách mạng thành công, sáng lập Nhà nước công
nông đầu tiên trên thế giới, bảo vệ quyền lợi của đại đa số nhân dân lao động. Tin vui
ấy đã cổ vũ lòng hǎng hái của Nguyễn Tất Thành.
Nǎm 1918, chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc. Nǎm 1919 các nước đế
quốc thắng trận họp Hội nghị Véc-xây ( Versailles ). Nhân dịp này thay mặt những
người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn A'i Quốc (tên mới của Nguyễn Tất Thành)
đã gửi tới Hội nghị bản yêu sách đòi quyền tự do cho nhân dân Việt Nam .
Năm 1920, Người tham gia thành lập Dảng Cộng sản Pháp tại Đại hội Tua.


13


Năm 1921, Người tham gia thành lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc dịa Pháp.
Năm 1922 xuất bản tờ báo Người cùng khổ ở Pháp.
Năm 1923, Người được bầu vào Ban chấp hành quốc tế Nông dân. Năm 1924,
Người tham dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản và được chỉ định là Ủy viên
thường trực Bộ Phương Đông, trực tiếp phụ trách Cục Phương Nam. Năm 1925, Người
tham gia thành lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức Châu Á. Xuất bản hai cuốn sách
nổi tiếng: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925) và Đường cách mệnh ( 1927).
Năm 1925, Người thành lập Việt Nam thanh niên Cách mạng đồng chí Hội ở
Quảng Châu ( Trung Quốc) và tổ chức “ Cộng sản đoàn” làm nồng cốt cho Hội đó, đào
tạo cán bộ Cộng sản để lãnh đạo Hội và truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt
Nam.
Ngày 3 – 2 – 1930, Người chủ tọa Hội nghị thành lập Đảng họp tại Cửu Long
(gần Hương Cảng). Hội nghị đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt,
Điều lệ Đảng do chính Người soạn thảo. Người ra lời kêu gọi nhân dân thành lập Đảng
cộng sản Việt Nam (sau đổi là Đảng Cộng sản Đông Dương, rồi Đảng Lao động Việt
Nam và nay là Đảng Cộng sản Việt Nam ).
Ngày 28 – 1 – 1941, Người về nước, chọn Cao Bằng làm căn cứ địa xây dựng tổ
chức, phát động phong trào cách mang. Vùng Khuổi Nậm Pác Pó là nơi họp Hội nghị
lần thứ VIII của trung ương ( tháng 5 năm 1941) do Nguyễn Ái Quốc chủ trì, nơi ra
báo Việt Nam độc lập, mở các lớp huấn luyện xây dựng lực lượng cách mạng. Pác Pó
có hang Cốc Pó, nơi Bác Hồ làm chỗ ở và làm việc của minh.
Ngày 6 tháng 6 năm 1941, Người gửi thư kêu gọi đồng bào cả nước đoàn kết lại
đánh đuổi đế quốc, Việt gian cứu nước.
Tháng 8 năm 1942, Người sang Trung Quốc, bị chính quyền Tưởng Giới Thạch
bắt giam, bị giải qua gần 30 nhà lao của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây. Trong thời
gian này, Người đã viết các tác phẩm nổi tiếng “ Nhật ký trong tù”, cho đến nay đã

được dịch ra hơn 10 thứ tiếng.
14


Tháng 9 năm 1943, Người được thả tự do. Tháng 3 năm 1944 tham dự Hội nghị
các lực lượng cách mạng Việt Nam ở Liễu Châu ( Trung Quốc). Tháng 9 năm 1944,
Người trở lại Cao Bằng, gửi thư cho đồng bào toàn quốc kêu gọi chuẩn bị triệu tập
Quốc dân đại hội. Tháng 12 năm 1944, Người quyết định thành lập đội Việt Nam tuyên
truyền giải phóng quân.
Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Hồ Chí Minh cùng Ban thường vụ Trung ương Đảng
quyết định tổng khởi nghĩa vũ trang trong cả nước. Ngày 19 tháng 8 năm 1945, khởi
nghĩa thắng lọi ở Hà Nội, ngày 23 – 8 thắng lợi ở Huế, 25 – 8, thắng lợi ở Sài Gòn.
Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại Quảng trường Ba Đình Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Người tuyên
bố “ Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã trở thành một nước
tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính
mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.
Sáng ngày 20 tháng 12 năm 1946, trên làn sóng phát thanh của Đài tiếng nói
Việt Nam, lời kêu gọi cứu nước của Người đã truyền đi khắp nước: “ Chúng ta thà hy
sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ…”
Đại hội lần thứ III của Đảng (1960) đã nhất trí bầu lại Chủ tịch Hồ Chí Minh
làm Chủ Tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam. Quốc hội khóa II,
khóa III đã bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Năm 1962, khi tiếp đoàn đại biểu nhân dân miền Nam ra thăm miền Bắc, Chủ
tịch Hồ Chí Minh nói: “ Hình ảnh miền Nam yêu quý luôn luôn ở trong trái tim tôi”.
Tháng 8 năm 1964, đế quốc Mỹ gây ra sự kiện “ VỊnh Bắc Bộ” và từ tháng 2
năm 1965 đã mở rộng cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân ra miền Bắc và ồ ạt
đưa quân viễn chinh Mỹ vào miền Nam Việt Nam. Trước tình hình đó Chủ tịch Hồ Chí
Minh kêu gọi toàn thể nhân dân Việt Nam đứng lên chống Mỹ cứu nước. Tháng 7 năm
1966, Mỹ đã dùng máy bay ném bơm Thủ đô Hà Nội và thành phó Hải Phòng, Chủ

tịch Hồ Chí Minh kêu gọi “ Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm, hoặc
15


lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố xí nghiệp có thể bị tàn phá. Song
nhân dân Việt Nam quyết định không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do! Đến
ngày thắng lợi nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn! “.
Vào hồi 9 giờ 47 phút ngày 2 tháng 9 năm 1969, trái tim của Chủ tịch Hồ Chí
Minh ngừng đập, để lại nối tiêc thương vô hạn cho toàn thể nhân dân Việt Nam và bạn
bè quốc tế.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH PHONG CÁCH VÀ NGHỆ THUẬT
LÃNH ĐẠO CỦA HỒ CHÍ MINH
2.1 Thực trạng ảnh hưởng phong cách lãnh đạo đến hoạt động Hồ Chí Minh
2.1.1 Phong cách lãnh đạo mang tính quần chúng.
Phong cách lãnh đạo của một người được hình thành và hoàn thiện qua trải
nghiệm, rèn luyện trong hoạt động thực tiễn. Phong cách lãnh đạo thể hiện ở phẩm
chất, năng lực của người lãnh đạo. Mỗi nhà lãnh đạo có phong cách khác nhau với
những nét độc đáo, riêng biệt; phong cách đó chịu sự tác động, chi phối bởi những điều
kiện khách quan và chủ quan.
Nói đến phong cách lãnh đạo của Hồ Chí Minh là nói đến trí tuệ lỗi lạc, đạo đức
trong sáng của một vĩ nhân, một danh nhân văn hóa. Đó là phong cách lãnh đạo mang
đậm tính dân tộc, tính quần chúng, chứa chan lòng yêu nước, thương dân; đồng thời,
vẫn thể hiện rõ tính cách mạng, khoa học, hiện đại. Hình ảnh của Chủ tịch Hồ Chí
Minh là tiêu biểu cho dân tộc Việt Nam, cho Đảng cộng sản Việt Nam - một đảng Mácxít chân chính. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, phẩm chất cơ bản, xuyên suốt trong mọi
hoạt động của người cán bộ cách mạng là “Trung với Đảng, trung với nước, hiếu với
dân”, đã là người lãnh đạo thì phải: “Đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lao động lên
trên, lên trước lợi ích riêng của cá nhân mình. Hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân”.

16



Người từng nói: “Cả đời tôi chỉ có một mục đích là phấn đấu cho quyền lợi của Tổ
quốc và hạnh phúc của quốc dân”1; “Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì
dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân”2; “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân,
trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân” 3; v.v. Điều đó chi
phối suy nghĩ và hành động trong phong cách lãnh đạo Hồ Chí Minh.
Vì thế, nói đến phong cách lãnh đạo của Bác trước hết phải nói đến phong cách
quần chúng. Theo Bác, nhà lãnh đạo phải biết tôn trọng, lắng nghe ý kiến và giải quyết
kịp thời những kiến nghị chính đáng của quần chúng; tiếp thu và tích cực sửa chữa
khuyết điểm theo ý kiến phê bình của quần chúng. Bác đã nhiều lần phê bình, nhắc
nhở: “Là người cán bộ phụ trách nhưng xa rời thực tế, xa rời quần chúng. Đối với công
việc thì không điều tra, nghiên cứu kỹ lưỡng. Chỉ đạo thì đại khái, chung chung. Không
lắng nghe ý kiến của quần chúng, tác phong không dân chủ. Sợ phê bình và tự phê
bình. Không giữ đúng nguyên tắc lãnh đạo tập thể, phân công phụ trách” 4. Vì thế, mặc
dù công việc bận rộn nhưng Người vẫn thường xuyên dành thời gian để đi cơ sở nắm
tình hình, hòa mình với cuộc sống của quần chúng nhân dân, từ ruộng đồng, mỏ than,
nhà máy, xí nghiệp đến nông trường, đơn vị bộ đội; từ đồng bằng đến miền núi, hải
đảo, v.v. Điều đó giải thích vì sao trong các phát biểu của Bác luôn mang đậm thực tiễn
cuộc sống, đậm tính nhân văn, đồng cam cộng khổ với khó khăn, vất vả của người lao
động. Cùng với đó, Bác luôn tranh thủ thời gian đọc báo, đọc thư của nhân dân để phát
hiện những việc cần giải quyết gấp hoặc những ý kiến hay, lưu ý những điển hình tiên
tiến cần nhân rộng,… trên cơ sở đó giao cho các cơ quan có trách nhiệm, nghiên cứu
và giải quyết.
Khi tiếp xúc với quần chúng, phong cách của Bác thường không câu nệ vào
nghi thức của nhà lãnh đạo mà thường xuất hiện với tư cách của một người thân, như
người anh, người bạn của dân. Điều đó đã xóa nhòa mọi khoảng cách, tạo sự gần gũi
đầm ấm, chan hòa. Vì vậy, Bác luôn được quần chúng nhân dân tin yêu, kính trọng.

17



Mặt khác, Bác cho rằng sự đánh giá của nhân dân là thước đo đúng nhất năng lực, thái
độ, ưu điểm, khuyết điểm của người lãnh đạo.
Năm 1961, khi về thăm lại Pác Pó, Cao Bằng, thấy đồng bào tổ chức đón tiếp,
Bác nói: Tôi về thăm nhà mà sao phải đón tôi. Khi đi thăm dân, Bác không muốn có
nhiều bảo vệ vì đã có nhân dân bảo vệ Bác. Bác gặp gỡ bà con nông dân ngay trên
đồng ruộng giữa trưa hè. Bác bỏ dép, xắn quần, lội nước nơi bà con đang cấy, hoặc tát
nước như một nông dân quen việc đồng áng. Phong cách quần chúng bình dị đó của
Bác có sức hút kỳ lạ, làm cho quần chúng đến với Bác không chút e ngại, mà bình dị
và tự nhiên như người cha, người bác, người anh thân quen. Phong cách đó làm cho
lãnh tụ và quần chúng hòa nhập với nhau trong sự đồng cảm sâu sắc. Nhờ vậy, mọi
người có thể nói hết những suy nghĩ, trăn trở, băn khoăn của mình, còn Bác thì lắng
nghe, suy nghĩ để hiểu rõ những khó khăn, nhọc nhằn, vất vả của mọi người đang phải
gánh chịu.

2.1.2 Phong cách lãnh đạo theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo đi
đôi với phân công cá nhân phụ trách.
Người giải thích: “Tập thể lãnh đạo là dân chủ. Cá nhân phụ trách là tập trung.
Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách , tức là dân chủ tập trung”. Người thường nói: đề
ra công việc, đẻ ra nghị quyết, không khó, vấn đề là thực hiện nó. Ai thực hiện? - Tập
thể, quần chúng. Vì vậy, có dân chủ, bàn bạc tập thể mới cùng nhất trí, cùng quyết tâm
thực hiện, tránh được “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. Sở dĩ xảy ra mất đoàn kết vì
người lãnh đạo còn chuyên quyền, độc đoán, áp đặt chủ quan, trong hội nghị thì mọi
người miễn cưỡng đồng tình, sau hội nghị, đã không thông thì không quyết tâm thực
hiện.
Trong quá trình lãnh đạo, Bác luôn coi trọng nguyên tắc tập trung dân chủ, tập
thể lãnh đạo đi đôi với phân công cá nhân phụ trách. Thực tế, mỗi quyết định quan
18



trọng liên quan đến chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao,… của đất nước Bác đều đưa
ra bàn bạc thấu đáo trong Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương và cao hơn nữa là
thông qua các kỳ đại hội của Đảng. Mặt khác, bản thân Bác luôn chấp hành nghiêm
mọi quyết định của tập thể. Trong cuộc bầu cử Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa (06-01-1946), có nhiều người yêu cầu Bác không phải ra ứng cử trong
cuộc Tổng tuyển cử sắp tới, nhưng Bác đã viết một bức thư ngắn cảm tạ đồng bào và
đề nghị đồng bào cho mình thực hiện quyền và nghĩa vụ của một công dân. Bức thư
viết: “Tôi là một công dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nên không thể vượt qua
thể lệ Tổng tuyển cử đã định”5. Bác cũng là nhà lãnh đạo rất giỏi về bố trí, sử dụng cán
bộ đúng người, đúng việc để phát huy khả năng, sở trường của từng người, Bác thường
ví: “dụng nhân như dụng mộc”.
Bác Hồ là người lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước, nhưng Bác luôn giữ
phong cách làm việc tập thể và dân chủ. Khi bàn về cách làm và xuất bản loại sách
người tốt, việc tốt với một số cán bộ, Bác nói: "Bác muốn bàn luận dân chủ, các chú có
ý kiến gì trái với Bác thì cứ cãi, nhất trí rồi về làm mới tốt được. Không nên: Bác nói
gì, các chú cũng cứ ghi vào sổ mà trong bụng thì chưa thật rõ, rồi các chú không làm,
hay làm một cách qua loa"(1). Phong cách làm việc tập thể, dân chủ của Bác luôn luôn
tạo ra được không khí làm việc phấn khởi, hăng hái, sáng tạo và vô cùng hiệu quả.
Là người đứng đầu Đảng cầm quyền, đứng đầu Nhà nước dân chủ, ở đỉnh cao
của quyền lực nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên có phong cách làm việc tập
thể và dân chủ. Gắn bó với tập thể, tôn trọng tập thể, phát huy sức mạnh của tập thể là
phương châm chỉ đạo suy nghĩ và hành động của Hồ Chí Minh.
2.1.3 Phong cách lãnh đạo còn thể hiện ở tính nêu gương
Phong cách lãnh đạo của Hồ Chí Minh còn thể hiện ở tính nêu gương. Bản thân
Bác là một tấm gương về “cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư”. Đồng thời, Người
19


luôn yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên phải là những tấm gương sáng về bản lĩnh chính

trị, đạo đức, lối sống; nói phải đi đôi với làm. Bác cũng là tấm gương về tự phê bình và
phê bình; tạo điều kiện cho người khác góp ý, nói ra sự thật; đồng thời, Bác luôn chỉ rõ
các khuyết điểm của cán bộ, đảng viên. Chúng ta thường nghe câu “Bác phê bình các
chú,…”, nghe vừa thẳng thắn, vừa chân thành, gần gũi, dễ tiếp thu.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương vĩ đại trong gương mẫu tôn trọng luật lệ, dù
bất cứ ở môi trường nào, hoàn cảnh nào, từ việc nhỏ đến việc lớn. Năm 1946, cả nước
tiến hành cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên, từ nhiều nơi trong cả nước, đồng
bào viết thư đề nghị Bác không cần ra ứng cử ở một tỉnh nào, nhân dân cả nước đồng
thanh nhất trí đề cử Bác vào Quốc hội. Trước tình cảm đó, Bác đã viết một bức thư
ngắn cản đồng bào và đề nghị đồng bào để Bác thực hiện quyền công dân của
mình “Tôi là một công dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nên tôi không thể
vượt khỏi thể lệ Tổng tuyển cử đã định …”.
Một lần Bác đến thăm một ngôi chùa lịch sử. Hôm ấy là ngày lễ, các vị sư,
khách nước ngoài và nhân dân đi lễ, tham quan chùa rất đông. Bác vừa vào chùa, vị sư
cả liền ra đón Bác và khẩn khoản xin Người đừng cởi dép, nhưng Bác không đồng ý,
bác dừng lại để dép ở bên ngoài như mọi người, xong mới bước vào và giữ đúng mọi
nghị thức như người dân đi lễ …
2.1.4 Phong cách lãnh đạo thể hiện kiểm tra, giám sát
Kiểm tra, giám sát là mặt hoạt động không thể thiếu trong hoạt động lãnh đạo
của Đảng và cũng là một trong những điểm nổi bật trong phong cách lãnh đạo Hồ Chí
Minh. Người đã nhiều lần nhắc nhở cán bộ các cấp, nhất là cán bộ chủ trì, phải thường
xuyên coi trọng và thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát để bảo đảm cho nghị
quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước được thực hiện một cách
tốt nhất, thực sự đi vào cuộc sống. Bác chỉ rõ lãnh đạo mà không kiểm tra, giám sát thì
coi như không có lãnh đạo; bởi “Có kiểm tra mới huy động được tinh thần tích cực và
20


lực lượng to tát của nhân dân, mới biết rõ nǎng lực và khuyết điểm của cán bộ, mới sửa
chữa và giúp đỡ kịp thời” 6. Bác cũng thường xuyên nhắc nhở cán bộ, đảng viên: Đảng

ta là đảng cầm quyền, công việc của Đảng và Nhà nước rất nhiều, muốn hoàn thành tốt
mọi việc thì toàn thể đảng viên và cán bộ phải chấp hành nghiêm chỉnh đường lối của
Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; đồng thời, cấp ủy đảng phải tǎng cường
kiểm tra, giám sát. Vì kiểm tra, giám sát có tác dụng giáo dục đảng viên và cán bộ làm
tròn nhiệm vụ đối với Đảng, với Nhà nước, điều chỉnh hành động, từ lời nói đến việc
làm của mình để từng bước hoàn thiện, làm tấm gương tốt cho nhân dân. Theo
Bác “Nếu tổ chức sự kiểm tra được chu đáo, thì công việc của chúng ta nhất định tiến
bộ gấp mười, gấp trăm”7. Đã nhiều lần Bác khẳng định: xuất phát từ thực tế công tác
kiểm tra, Đảng có thể đề ra chủ trương, đường lối, chính sách đúng đắn và tổ chức thực
hiện đạt kết quả cao. Kiểm tra không chỉ giúp cho lãnh đạo nắm chắc tình hình, cảnh
báo, nhắc nhở cấp dưới kịp thời sửa chữa khuyết điểm, sai lầm, mà còn giúp người
lãnh đạo phát hiện những kinh nghiệm tốt, những điển hình hay để nhân rộng.
Theo Hồ Chí Minh, sau khi nghị quyết đã được ban hành, phải tổ chức tốt để
nghị quyết đi vào cuộc sống; điều đó gắn liền với công việc kiểm tra, kiểm soát. Muốn
tốt, “phải đi tận nơi, xem tận chỗ”. Sở dĩ sự thật còn bị bưng bít vì sự kiểm tra, kiểm
soát của các ngành, các cấp, không nghiêm túc, chưa chặt chẽ, tệ quan liêu còn “nồng”.
Trong thực tiễn, Hồ Chí Minh là tấm gương sáng về tác phong kiểm tra sâu sát.
Trong tài liệu thống kê của Bảo tàng Hồ Chí Minh, chỉ tính trong 10 năm xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở miền Bắc (1955 - 1965), không quản tuổi cao, công việc bề bộn, Người
đã thực hiện hơn 700 lượt đi thăm các địa phương, công trường, xí nghiệp, hợp tác xã,
đơn vị bộ đội,… từ miền núi đến hải đảo, ngoài việc thăm hỏi chiến sỹ và đồng bào, để
xem xét tình hình, kiểm tra công việc. Tính ra mỗi năm có hơn 70 lượt Người đi xuống
cơ sở, mỗi tháng có khoảng 6 lần lãnh tụ gặp gỡ quần chúng. Đó là một kỷ lục khó ai
có thể vượt qua, nhất là đối với một lãnh tụ tuổi đã cao.

21


2.1.5 Phong cách lãnh đạo mang đậm tính cách mạng và khoa học.
Đảng lãnh đạo bằng đường lối. Đó là đường lối mang đậm tính cách mạng và

khoa học. Tư duy khoa học và cách mạng cũng là điểm nổi bật, được thể hiện rất rõ
trong phong cách lãnh đạo Hồ Chí Minh. Điều đó thể hiện ngay trong việc vận dụng lý
luận chủ nghĩa Mác - Lê nin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Đáng quan tâm là
Người không vận dụng lý luận chủ nghĩa Mác - Lê nin theo kiểu máy móc, rập khuôn
cứng nhắc, mà cụ thể hóa một cách khoa học, trở nên thực tế, dễ hiểu, dễ nhớ để thực
hiện với tất cả mọi người, trước hết là cán bộ, đảng viên. Những vấn đề lý luận cách
mạng cũng được Bác luận giải, cụ thể hóa bằng hình ảnh thực tiễn sinh động; thông
qua đó, quần chúng nhân dân tự giác lựa chọn, đi theo chủ nghĩa Mác - Lê nin, theo
Đảng. Tính cách mạng trong phong cách lãnh đạo của Bác thể hiện rõ trong quá trình
chỉ đạo cách mạng Việt Nam ở từng thời điểm khác nhau. Trong các công việc cụ thể
Bác không chấp nhận đường mòn, lối cũ, không cố chấp, bảo thủ. Người thường nói:
tư tưởng bảo thủ sẽ cột chân, cột tay người ta lại, không thể tiến bộ được. Muốn tiến bộ
thì phải đổi mới, mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm.
Phong cách làm việc khoa học của Bác thể hiện ở tác phong đi sâu, đi sát, nắm
việc, nắm người, nắm tình hình cụ thể. Làm việc phải có mục đích rõ ràng, tập trung,
chương trình, kế hoạch đặt ra phải sát hợp "Đích nghĩa là nhằm vào đó mà bắn. Nhiều
đích quá thì loạn mắt, không bắn trúng đích nào”. Bác Hồ đã phê phán bệnh "hữu danh
vô thực" ở không ít cán bộ, đảng viên: "Làm việc không thiết thực, không từ chỗ gốc,
chỗ chính, không từ dưới làm nên. Làm cho có chuyện, làm lấy rồi. Làm được ít suýt ra
nhiều, để làm một bản báo cáo cho oai, nhưng xét kỹ lại thì rỗng tuếch... Thế là dối trá
với Đảng, có tội với Đảng. Làm việc không thiết thực, báo cáo không thật thà, cũng là
một bệnh rất nguy hiểm".
Phong cách làm việc khoa học của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn được biểu hiện rõ
ở chỗ khi làm xong một công việc, dù thành công hay thất bại, Người đều có tổng kết
rút kinh nghiệm để tiến hành những công việc khác tốt hơn. Người biết sử dụng bộ
22


máy, những người cộng sự, những cơ quan giúp việc một cách khoa học, hiệu quả và
thường xuyên kiểm tra việc thực hiện của cấp dưới và quần chúng.

2.2 Thuận lợi và khó khăn về phong cách lãnh đạo trong hoạt động cách mạng
của Hồ Chí Minh
2.2.1 Về thuận lợi
Theo Người, thực hành dân chủ, tôn trọng các quyết định của tập thể, biết lắng
nghe ý kiến mọi người thì sẽ phát huy được tính tích cực, tự giác, sáng tạo và quy tụ
được sự đồng tình ủng hộ của nhiều người, tạo nên sức mạnh to lớn để giải quyết thắng
lợi mọi nhiệm vụ. Người đã sớm cảnh báo về hiện tượng mất dân chủ, không tôn trọng
tập thể trong công tác của cán bộ, nhất là những người có chức, có quyền cao. Phong
cách làm việc dân chủ, tôn trọng tập thể của Hồ Chí Minh hoàn toàn đối lập với phong
cách làm việc theo kiểu áp đặt mệnh lệnh hành chính, độc đoán chuyên quyền, chủ
quan duy ý chí, dân chủ hình thức hoặc dân chủ cực đoan, tùy tiện, tự do vô chính phủ.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, lối làm việc dân chủ, tôn trọng tập thể phải đi liền với sự
quyết đoán và tinh thần dám chịu trách nhiệm cá nhân.
Trong phong cách lãnh đạo của Hồ Chí Minh có rât nhiều điểm nổi bật riêng:
Sâu sát quần chúng, chú ý tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, quan tâm đến mọi mặt
đời sống của quần chúng.
Tin dân, tôn trọng dân, chú ý lắng nghe ý kiến và giải quyết những kiến nghị
chính đáng của dân, sẵn sàng tiếp thu ý kiến dân phê bình và kịp thời sửa chữa những
khuyết điểm.

23


Giáo dục, lãnh đạo quần chúng đồng thời không ngừng học hỏi quần chúng, tôn
trọng quyền làm chủ của quần chúng theo tinh thần cán bộ là người lãnh đạo, người
đầy tớ trung thành của nhân dân.
Tự mình phải mẫu mực để xứng đáng với sự tin cậy của nhân dân.
Hồ Chí Minh trân trọng ý kiến của mọi người không phân biệt chức vụ, cấp bậc.
Đẳng cấp, gia trưởng không bao giờ có ở Hồ Chí Minh. Người đã chuyển nhiều bài
viết của mình cho lãnh đạo chủ chốt đọc và góp ý trước khi công bố. Người trao đổi

với đồng chí phục vụ những bài báo ngắn để sửa chữa những chỗ viết còn khó hiểu
trước khi đăng.

2.2.2 Về khó khăn
Phong cách lãnh đạo của Hồ Chí Minh rất độc đáo, có nhiều điểm đặc biệt ở
Người nên khi việc áp dụng phong cách lãnh đạo đó vào nhân đân, cán bộ và Đảng
viên sẽ gặp nhiều khó khăn
Thứ nhất, nhân dân và cán bộ Đảng viên rất quan tâm và tôn trọng ý kiến, quan
niệm của Người, chưa có tự nêu ý kiến của mình
Thứ hai, giữa phong cách lãnh đạo của Người và của cán bộ, Đảng viên rất khác
nhau nên chưa có thể hòa nhập với cách làm việc của Người.
Thứ ba, trong qua trình làm việc, lãnh đạo của Người gặp nhiều khó khăn khi
phải nêu ý kiến, tiếp xúc với nhiều phong cách làm việc khác nhau ở cán bộ, Đảng
viên. Phải tốn thời gian để hòa nhập, quá trình thay đổi phương pháp lãnh đạo cho cán
bộ, Đảng viên mất nhiều thời gian.
2.3 Nguyên nhân

24


Do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới phong cách lãnh đạo của Nười gây
nhiều khó khăn khi lãnh đạo nhân dân, cán bộ và Đảng viên. Cũng có thể do hoàn cảnh
chiến tranh, chính trị chưa ổn định.
Do quá trình hòa nhập cách làm việc giữa Người xảy ra nhiều bất trắc, bệnh
quan liêu, bệnh giáo điều. Phong cách lãnh đạo của cán bộ Đảng viên còn mang tính cá
nhân, đặt lọi ích riêng lên lợi ích chung,

CHƯƠNG 3: RÚT RA BÀI HỌC CHO BẢN THÂN VỀ PHONG CÁCH
LÃNH ĐẠO CỦA HỒ CHÍ MINH
Với cương vị, trọng trách của người đứng đầu Đảng và Nhà nước, phong cách làm việc

của Hồ Chí Minh đã có ảnh hưởng to lớn đến nâng cao chất lượng lãnh đạo và uy tín
của Đảng đến tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân, xây dựng
khối đại đoàn kết toàn dân, đến hoàn thiện nhân cách người cán bộ, đảng viên và phát
huy vai trò của các tổ chức, đoàn thể cách mạng. Trong tình hình hiện nay, việc đổi mới
phong cách làm việc theo tư tưởng và tấm gương về phong cách làm việc của Hồ Chí
Minh đang là một vấn đề quan trọng và cấp thiết.
Để việc học tập tác phong lãnh đạo và làm việc của Bác có hiệu quả, chúng ta
cần quan tâm một số vấn đề sau:
3.1 Phải có phong cách làm việc nhiệt tình, nhưng phải khách quan, khoa học.
Bản thân nhận thấy được phải có lòng nhiệt tình cách mạng thì mới đủ sức gánh
vác trách nhiệm được phân công. Tuy nhiên, nhiệt tình cách mạng phải được kết hợp
25


×