Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Phân tích truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.49 KB, 12 trang )

PHÂN TÍCH TRUYÊN NGẮN “CHIẾC LƯỢC
NGÀ” CỦA NGUYỄN QUANG SÁNG
Bài văn mẫu

Nguyễn Quang Sáng là 1 cây bút chuyên viết về truyện
ngắn. Mảng đề tài là cuộc sống con người Nam Bộ trong


kháng chiến.Ông đã để lại nhiều tác phẩm đặc sắc như:
con chim vàng, đất lửa, mùa gió chướng,…Trong đó có
một tác phẩm để lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc, kể
về tình cảm cha con trong kháng chiến là truyện ngắn
“Chiếc lược ngà”.
Truyện ngắn chiếc lược ngà được viết năm 1966 khi tác
giả hoạt đọng tại chiến trường nam bộ trong thời kì
kháng chiến chống mĩ.Nội dung truyện là tình cảm cha
con giữa ông sáu và bé thu.Trong thời kì kháng chiến
chống Mĩ, vì tình yêu làng, yêu quê hương, đất nước mà
nhiều người đã xa nhà đi chiến đấu để bảo vệ tổ
quốc.Ông sáu cũng vậy, ông đi kháng chiến khi bé thucon gái ông , chưa đầy 1 tuổi và ông chỉ được thấy con
qua tấm ảnh nhỏ.Khi ông có dịp về thăm nhà thì bé Thu
đã lên 8 tuổi. Lúc về, ông thấy một đứa bé độ tám tuổi,
đoán biết là con, không chờ xuồng cập bến ông sáu nhún
chân nhảy thót lên rồi bước vội vàng những bước dài và
dừng lại kêu to:”Thu!con”.Sau bao năm xa cách có lẽ sự
linh cảm và sợi dây gắn kết tình cha con đã giúp ông sáu
nhận ra đứa con gái của mình.Song bé thu lại không chịu
nhận cha vì vết sẹo trên má làm ông sau không giống như
bức ảnh chụp chung với má nó, điều đó khiến ông rất



buồn và hụt hẫng.Trong 3 ngày ở nhà ông sáu dùng mọi
cách để gần gũi, vỗ về con, kiên nhẫn chờ con gọi
tiếng”ba” nhưng càng vỗ về con bé càng đẩy ra.Trong
một bữa cơm, ông sáu gắp một cái trứng cá to để vào
chén nó, nó liền hất cái trứng ra.Không kiềm được nỗi
tức giận ông sáu đánh vào mông nó và hét lên: “ sao mày
cứng đầu quá vậy, hả?”.Và sau đó, ông sáu luôn cảm thấy
ân hận vì đã đánh con, có lẽ khi đánh con mình thì người
đau nhất chính là ông sáu -ông cảm thấy đau như có 1
nhát dao đâm thẳng vào tim vì đứa co gái không nhận
mình và khi sức chịu đựng đã vượt quá giới hạn thì ông
sáu đã không kiềm được sự tức giận và thất vọng.Đến lúc
ông sáu phải đi thì điều không ai ngờ tới đã xảy ra: bé
Thu đột ngột thay đổi thái độ và nhận ra ông sáu là cha
mình, thu kêu thét lên “ba..!”, vừa kêu nó vừa chạy xô tới
ôm chặt và hôn ba nó.Ông sáu cảm thấy rất hạnh phúc
khi nghe thu gọi ba, đó cũng là một niềm động lực lớn khi
ông ra chiến trường.Một người chiến sĩ hiên ngang, cứng
rắn, từng chứng kiến nhiều cái chết trên chiến trường
như ông sáu lại mềm yếu trước cô con gái nhỏ “không
ghìm được xúc động và không muốn cho con thấy mình
khóc, ông sáu 1 tay ôm con, 1 tay rút khăn lau nước
mắt”.Bé thu lại ôm chầm lấy ba nó và mếu máo: “ ba về!


ba mua cho con một cây lược nghe ba”.ông sáu hứa sẽ
mang về tặng con 1 chiếc lược.Khi ông sau trở về khu
chiến đấu, ông vẫn không quên lời hứa với con, những
ngày chiến đấu ở trong rừng ông vẫn tỉ mỉ , cần mẫn làm
chiếc lược ngà tặng cho đứa con gái của mình bằng cả

tấm lòng của một người cha điều đó được thể hiện qua
các chi tiết: khi ông sáu tìm được khúc ngà thì mặt ông
hớn hở như 1 đứa trẻ được quà, lúc rảnh rỗi ông cẩn
thận cưa từng chiếc răng lược, ông gù lưng khắc dòng
chữ “yêu nhớ tặng thu con của ba”,ông lấy cây lược mài
lên tóc mình để cây lược thêm bóng- không muốn đứa
con gái nhỏ bị đau,..Và rồi…trong một trận càn của Mĩ
ông sáu đã hi sinh, trước khi chết ông sau đã đưa cây
lược cho người bạn nhờ chuyển lại cho con mình-Tình
cha con không bao giờ chết.
Hình ảnh bé thu đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng
người đọc thông qua ngòi bút tài tình của tác giả.Ta có
thể thấy nhân vật bé thu là một cô bé lì lợm, có cá tính,
ngang ngạnh, bướng bỉnh và cũng vô cùng hồn nhiên,
trong sáng.Có lẽ , do không lớn lên trong vòng tay yêu
thương , chở che của cha nên cô bé ấy mới ngang
ngạnh ,cá tính như vậy và một phần cũng là do được


thừa hưởng từ tính cứng rắn của ông sáu- ba bé
thu.Trong tâm trí bé thu chỉ có duy nhất 1 người ba chụp
chung trong bức ảnh với má nó.Trong tâm trí bé thu, chắc
người cha của nó là một người hoàn hảo, có vòng tay ấm
áp để ôm nó và nó cũng mong muốn một ngày nào đó
cha sẽ về.Nhưng thật trớ trêu thay, khi lần đầu tiên gặp
cha sau mấy năm xa cách, khi nghe cha nó gọi, bé thu
giật mình,tròn xoe mắt, ngơ ngác , mạt tái đi rồi vụt chạy
và kêu thét lên: “má!má!.Chỉ vì vết sẹo do chiến tranh để
lại đã khiến ông sáu không giống người cha trong ảnh mà
nó từng nghỉ , là do tình cảm mà nó dành cho người cha

trong ảnh là quá lớn và mãnh liệt và cũng do sự việc diễn
ra quá bất ngờ khiến nó không thể tin rằng cha nó đã
về.Có thể tình huống này sẽ không phù hợp khi cha con
xa cách lâu ngày thì khi gặp lại sẽ ôm nhau,…nhưng trong
trường hợp của cha con ông sáu là hoàn toàn hợp lí và
chân thật.Và sau đó hàng loạt những tình huống éo le đã
xảy ra,thu nhất quyết không chịu gọi ông sáu là ba trong
mọi tình huống, mà còn tỏ thái độ lảng tránh, bướng
bỉnh.Khi nó kêu ông sáu vô ăn cơm thì nói trổng không :
“vô ăn cơm”.Kịch tính được đẩy lên cao khi bé thu nấu
cơm, nồi cơm đang sôi nhưng quá to khiến thu không thể
nào nhắc xuống để chắt nước được tưởng rằng cô bé sẽ


gọi ông sáu là ba để nhờ sự trợ giúp…nhưng không, nó
đã lấy cái vá múc ra từng vá nước.Đỉnh điểm là khi thu
hất cái trứng mà ông sáu gắp cho và bị ông đánh thì nó
đã bỏ về nhà ngoại.Dù bị mẹ quơ đũa doạ đánh, dù bị
dồn vào tình huống khó khăn hay khi bị ông sáu đánh thì
thu vẫn nhất quyết không chịu gọi ba, qua đó tác giả đã
khéo léo bộc lộ con người kiên quyết mạnh mẽ của bé
thu khiến người đọc phải bất ngờ.Nhưng tác giả có xây
dựng tính cách bé thu hơi quá so với cô bé 8 tuổi không?
Không, bởi vì diễn biến tâm trạng của bé thu là hợp lí bởi
vì nó quá yêu người cha trong ảnh và do vết sẹo trên má
ông sáu- chiến tranh đã làm thay đổi gương mặt ông.thu
còn quá nhỏ để hiểu được sự khắc nghiệt và vô tình của
bom đạn trên chiến trường và sự hi sinh cao cả của
những người chiến sĩ bảo vệ tổ quốc. Nhưng xét cho cùng
thì Thu cũng chỉ là 1 cô bé 8 tuổi hồn nhiên, ngây thơ,

lém lỉnh và bướng bỉnh.Khi bị ông sáu đánh con bé không
khóc, đầu cuối gầm xuống và gắp lại cái trứng để vào
chén, có lẽ thu đã nhận ra lỗi của mình và không muốn
mọi người nhìn thấy giọt nước mắt của mình.Sau đó , nó
xuống xuồng, mở lòi tói cố làm cho dây lòi tói khua rổn
rảng, khua thật to, rồi lấy dầm bơi qua song sang nhà
ngoại.Chắc nó làm thế để mọi người không nghe thấy


tiếng khóc của nó hay để mọi người biết nó sắp đi mà
chạy ra vỗ về, giữ nó lại.Nhưng khi chiều mẹ nó sang dỗ
dành mấy nó cũng không về tính cách cố chấp , bướng bỉnh, mâu thuẩn của trẻ con.
Tối hôm đó, bà ngoại nó đã giải thích về vết sẹo trên mặt
cha nó cho nó nghe, nghe bà kể bé thu nằm im, lăn lộn và
thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn.Phải chăng bé thu
đã nhận ra lỗi của mình?vì trong những ngày qua cô bé
đã hỗn xượt và không chịu nhận ba nó cảm thấy có lỗi và
phân vân nên nhận hay không nhận ba vì thật sự mọi việc
quá bất ngờ và cha nó cũng không ở cạnh nó trong nhiều
năm qua khiến nó cảm thấy buồn.Sáng hôm sau nó nhờ
ngoại đưa nó về.ngày mà ông sáu phải trở về chiến
trường, nó có sự thay đổi lạ thường “ lúc đứng vào góc
nhà, lúc đứng tựa cửa, vẻ mặt nó sầm lại buồn rầu, cái vẻ
buồn trên gương mặt ngây thơ của nó rất dễ thương”
phải chăng nó đang muốn chạy đến chỗ ba nó nhưng có
một vật vô hình cản nó lại? và rồi đến lúc phải chia tay,
tình cha con trong thu bấy lâu nay giờ trỗi dậy, nó bổng
kêu thét lên ”ba..a..ba!”, nó chạy tới ôm chặt lấy cổ ba nó
và hôn ba nó cùng khắp “nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và
hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”.Có ai ngờ một



cô bé phải xa cha từ năm 1 tuổi và gần như không có chút
ấn tượng nào về cha vẫn luôn dành tình yêu mãnh liệt
cho cha mình.Tình cảm ấy ngăn không cho nó nhận người
khác làm cha dù cho bị đánh.Và rồi ngày ba nó đi, nó cảm
thấy như “bị bỏ rơi” vì mọi người chỉ vây quanh ba nó, nó
them khát sự ấm cúng của gia đình và tình cảm của người
cha.Nhưng éo le thay , nó vừa nhận ra thì ba nó đã đến
lúc phải đi,nó khóc mếu máo không cha cha đi và muốn
ông sáu mua cho nó cây lược.Tại sao tác giả không thay
đổi 1 chút để cha con nhận nhau sơm hơn, để ông sáu và
bé Thu có nhiều thời gian vui vẻ bên nhau hơn?Nhưng
nếu thể thì không phù hợp với mạch cảm xúc của truyện
và không thể khiến người đọc có nhiều cẩm xúc đến vậy:
lúc dồn nén, lúc thương xót, lúc mừng mừng tủi tủi, khi
lại vỡ oà vì xúc động.Ta có thể thấy nhân vật bé Thu vừa
là một cô bé kiên quyết , có lập trường,ngang ngạnh vừa
là 1 cô bé giàu tình cảm, hồn nhiên, ngây thơ, bướng
bĩnh.Phải chăng chính tính cách kiên quyết, ngang ngạnh
ấy đã phần nào bộc lộ hình ảnh cô giao liên dũng cảm sau
này.Trong một chuyến đi công tác, bác ba- người mà ông
sáu đã nhờ chuyển cây lược đến bé thu trước lúc hi sinh,
đã tình cờ gặp thu tại một trạm giao liên và đã trao tận
tay cho Thu chiếc lược ngà.


Người mất người còn nhưng chiếc lược ngà- kỉ vật duy
nhất mà ông sau dành cho Thu, vẫn tồn tại mãi theo thời
gian, thể hiện 1 tình cảm cha com mộc mạc, giản dị

nhưng thấm thiết và bất tử.
Truyện ngắn chiếc lược ngà đã thành công trong việc lựa
chọn nhân vật kể chuyện thích hợp.Truyện được kể theo
ngôi thứ nhất dưới góc nhìn của ông ba-người đồng đội
của ông sáu và được chứng kiến câu chuyện và cũng
chính là nhà văn nguyễn quang sáng , đã làm cho câu
truyện trở nên khách quan, chân thực, đã tạo được 1
giọng điệu kể chuyện thủ thỉ, gần gũi với người đọc, tác
giả có thể bày tỏ trực tiếp cảm xúc, thái độ đối với nhân
vật, sự việc, « tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im
lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là
tiếng « ba » mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay,
tiếng « ba » như vỡ tung ra từ đáy lòng nó ». sự thấu
hiểu những hi sinh mà bạn mình phải chịu đựng khiến
cho ông « bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm lấy
trái tim ». khiến người đọc cảm thấy đồng cảm thấu hiểu
cho tâm trạng của nhân vật.qua đó, ta thấy rằng nhà văn
nguyễn quang sáng là người từng trãi, cống hiến cho cách
mạng, gắn bó với những con người giàu tình cảm, kiên


cường và nhà văn cvô cùng hiểu tâm lí của trẻ em.Tác
phẩm chiếc lược ngà có cốt truyện chặt chẽ có nhiều tình
huống éo le bất ngờ nhưng tự nhiên và hợp lí:
Cuộc gặp gỡ của hai cha con sau nhiều năm xa cách,
nhưng thật trớ trêu là bé Thu không nhận cha. Đến lúc
em nhận ra cha và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông
Sáu lại phải ra đi. Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình
yêu thương và mong nhớ đứa con vào việc làm chiếc
lược ngà để tặng con, nhưng chiếc lược chưa gửi đến tay

con thì ông Sáu đã hi sinh.Hay những tình huống bất ngờ
khi bé Thu nấu cơm, hất cái trứng. Ở phần sau của
truyện, tác giả còn tạo thêm một bất ngờ nữa, đó là cuộc
gặp gỡ tình cờ của nhân vật người kể chuyện với Thu, bấy
giờ đã thành một cô giao liên dũng cảm, trong một lần
ông cùng một đoàn cán bộ đi theo đoàn giao liên, vươợ
qua một quãng nguy hiểm ở Đồng Tháp Mười.Miêu tả
diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế và sâu sắc.Giongj văn
dung dị ,cảm động.Ngôn ngữ mang đậm bản sắc nam bộ
mộc mạc, gần gũi, dễ hiểu.chiếc lược ngà là kết tinh của
tình cha con và khiến cho kết cấu mạch truyện theo 1
vòng tròn chặt chẽ, hợp lí


Truyện ngăn chiếc lược ngà không chỉ ca ngợi tình cảm
cha con sâu sắc, đẹp đẽ mà còn ca ngợi hình ảnh người
lính chiến đấu, bỏ lại gia đình, quê hương vì sự nghiệp
giải phóng dân tộc.Đối với những người chiến sĩ thì sự
sống và cái chết rất mong manh, họ phải thức đêm canh
gác, phải nếm trãi sự khắc nghiệt của bom đạn, phải
chứng kiến cảnh người đồng đội của mình hi sinh và họ là
những người dũng cảm chiến đấu hết mình và sẵn sang
hi sinh vì tổ quốc “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”.Trong
cuộc kháng chiến chống mĩ, các gia đình miền nam đã
phải chịu nhiều mất mát to lớn: mẹ mất con, vợ mất
chồng,…Chính chiến tranh đã khiến tổ ấm gia đình không
trọn vẹn, khiến con người phải xa nhau, khiến khuôn mặt
ông sáu biến dạng để rồi khiến cuộc gặp gỡ của hai cha
con ông vô cùng éo le không những thế chiến tranh còn
lấy đi sinh mạng ông khi ông chưa kịp trao chiếc lược ngà

cho con gái, chiến tranh tàn phá làn mạc, nhà cửa, chiến
tranh cướp đi những người thân yêu ngay trước
họ,..nhưng cái chúng ta thấy không phải là sự yếu đuối
mà là sức mạnh, lòng căm thù giặc đã biến Thu thành cô
giao liên.Và dù có hoà bình thì những vết thương ấy vẫn
mãi khắc sâu trong tim- là 1 dấu tích tàn khốc của chiến
tranh, không thể nào xoá bỏ.Chiến tranh để làm gì?để


cướp đi sinh mạng con người, để những đứa trẻ thiếu
vắng tình yêu thương của cha và phải sinh ra trong 1 thời
kì loạn lạc thế sao?Chiến tranh là hiện thực đau xót của
nhân loại những cũng từ chính hoàn cảnh khốc liệt ấy đã
khiến nhiều thứ tình cảm đẹp nảy nở: Tình phụ tử, tình
yêu gia đình, tình đồng đội, tình càm đôi lứa, tình yêu tổ
quốc,..Chúng ta ngày nay đang sống trong 1 đất nước hoà
bình cũng là nhờ sự hi sinh của những người chiến sĩ ấy,
chúng ta phải biết ơn, thành kính đối với họ,phải đoàn
kết và cống hiến sưc lực xây dựng 1 đất nước việt nam
ngày càng phát triển.



×