Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Giải pháp cải thiện tình trạng trẻ em suy dinh dưỡng tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 99 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ MỸ LINH

GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG TRẺ EM
SUY DINH DƢỠNG TẠI HUYỆN HÕA VANG,
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Đà Nẵng - Năm 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ MỸ LINH

GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG TRẺ EM
SUY DINH DƢỠNG TẠI HUYỆN HÕA VANG,
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Mã số: 60.31.01.05

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. BÙI QUANG BÌNH

Đà Nẵng - Năm 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả

Nguyễn Thị Mỹ Linh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................. 5
6. Tổng quan tài liệu ................................................................................. 5
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG SUY
DINH DƢỠNG TRẺ EM ............................................................................. 10
1.1. TỔNG QUAN VỀ SUY DINH DƢỠNG TRẺ EM ................................ 10
1.1.1. Một số khái niệm........................................................................... 10
1.1.2 Phân loại suy dinh dƣỡng trẻ em ................................................... 12
1.1.3. Nguyên nhân suy dinh dƣỡng ....................................................... 13
1.1.4. Hậu quả của tình trạng suy dinh dƣỡng ........................................ 16
1.2. NỘI DUNG CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG SUY DINH DƢỠNG CỦA
TRẺ EM .......................................................................................................... 18
1.2.1. Cải thiện việc cung cấp lƣơng thực thực phẩm ............................ 18
1.2.2. Cải thiện điều kiện chăm sóc y tế để hạn chế suy dinh dƣỡng ..... 20
1.2.3. Cải thiện vệ sinh môi trƣờng......................................................... 21
1.2.4. Cải thiện chất lƣợng chăm sóc trẻ em ........................................... 23

1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC CẢI THIỆN TINH TRẠNG
SUY DINH DƢỠNG TRẺ EM ...................................................................... 24
1.3.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................... 24
1.3.2. Tình hình kinh tế - xã hội .............................................................. 25
1.3.3. Đầu tƣ công tác xã hội .................................................................. 26


CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CẢI THIỆN SUY DINH DƢỠNG TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN HÕA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ................... 27
2.1. TÌNH HÌNH ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN
HÕA VANG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CẢI THIỆN TÌNH
TRẠNG SUY DINH DƢỠNG TRẺ EM ........................................................ 27
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................... 27
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội .............................................................. 27
2.1.3. Đầu tƣ công tác xã hội .................................................................. 29
2.2. THỰC TRẠNG CẢI THIỆN SUY DINH DƢỠNG Ở TRẺ EM TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN HÕA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ...................... 31
2.2.1. Tình hình cải thiện suy dinh dƣỡng trẻ em trên địa bàn huyện Hòa
Vang ................................................................................................................ 31
2.2.2. Thực trạng cải thiện việc cung cấp lƣơng thực, thực phẩm cho trẻ
trên địa bàn huyện ........................................................................................... 34
2.2.3. Thực trạng cài thiện điều kiện chăm sóc y tế trên địa bàn huyện
Hòa Vang......................................................................................................... 41
2.2.4. Thực trạng cải thiện công tác vệ sinh môi trƣờng ........................... 47
2.2.5. Thực trạng cải thiện chất lƣợng chăm sóc trẻ em ......................... 54
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC PHÕNG CHỐNG SUY DINH
DƢỠNG TẠI ĐỊA PHƢƠNG ........................................................................ 58
2.4 NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ HẠN CHẾ .................................................... 59
CHƢƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH SUY DINH
DƢỠNG TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÕA VANG .................... 60

3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ........................................................... 60
3.2. BỐI CẢNH KINH TẾ XÃ HỘI VÀ CÁC VẤN ĐỀ VỀ DINH DƢỠNG
TRẺ EM TRONG 10 NĂM TỚI .................................................................... 61
3.2.1. Bối cảnh ........................................................................................ 61


3.2.2. Các vấn đề dinh dƣỡng cần giải quyết .......................................... 63
3.3. CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH SUY DINH DƢỠNG TRẺ
EM TẠI HUYỆN HÕA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ......................... 63
3.3.1. Nhóm giải pháp cải thiện quản lý việc cung cấp lƣơng thực, thực
phẩm cho trẻ .................................................................................................... 63
3.3.2. Giải pháp cải thiện chính sách bảo đảm điều kiện chăm sóc y tế
......................................................................................................................... 67
3.3.3. Giải pháp cải thiện công tác vệ sinh môi trƣờng .......................... 71
3.3.4. Giải pháp cải thiện quản lý chăm sóc trẻ em ................................ 78
3.3.5. Nhóm giải pháp khác .................................................................... 82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 84
PHỤ LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)
GIẤY ĐỀ NGHỊ BẢO VỆ LUẬN VĂN (Bản sao)
KIỂM TRA HÌNH THỨC LUẬN VĂN


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHXH

: Bảo hiểm xã hội

BHYT


: Bảo hiểm y tế

CC

: Chiều cao

CN

: Cân nặng

ĐLTT

: Độc lập tƣ thục

GD&ĐT

: Giáo dục và đào tạo

LHPN

: Liên hiệp phụ nữ

LTTP

: Lƣơng thực thực phẩm

MNTT

: Mầm non tƣ thục




: Quyết định

SDD

: Suy dinh dƣỡng

T

: Tuổi

THCS

: Trung học cơ sở

UBND

: Ủy ban nhân dân

VCDC

: Vi chất dinh dƣỡng


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng


bảng
2.1.

2.2.

2.3.

2.4.
2.5.

Tỷ lệ trẻ em suy dinh dƣỡng các xã thuộc huyện Hòa
Vang giai đoạn 2012-2016
Tỷ lệ suy dinh dƣỡng trẻ em các quận/huyện thuộc
thành phố Đà Nẵng năm 2014-2016
Nguồn cung cấp thực phẩm cho các trƣờng mầm non
huyện Hòa Vang
Ý kiến đánh giá về công tác quản lý cung cấp LTTP tại
huyện
Tỷ lệ trẻ em sinh ra đƣợc cấp thẻ Bảo hiểm y tế

Trang

32

33

36

40

42

Đánh giá về chất lƣợng chỉ đạo thực hiện công tác bảo
2.6.

đảm các điều kiện chăm sóc y tế trên địa bàn huyện

45

Hòa Vang
2.7.

Đánh giá các chỉ tiêu công tác chăm sóc trẻ em

56


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu

Tên hình

hình
2.1.

2.2.

2.3.

Tỷ lệ phụ huynh nhận thức về cung cấp dinh dƣỡng

cho trẻ
Tỷ lệ ngành nghề công việc của phụ huynh đƣợc khảo
sát
Đánh giá công tác tuyên truyền SDD của các cơ quan
chức năng

Trang

37

38

39

2.4.

Tỷ lệ phụ huynh theo dõi thực đơn ở trƣờng của trẻ

40

2.5.

Tỷ lệ phụ huynh đánh giá việc chăm sóc y tế cho trẻ

44

2.6.
2.7.
2.8.


2.9.

2.10.

Tỷ lệ nhận giấy tiêm chủng của các cha mẹ đƣợc điều
tra
Tỷ lệ phụ huynh quan tâm đến môi trƣờng sống của trẻ
Tỷ lệ % trƣờng mầm non đảm bảo điều kiện vệ sinh
môi trƣờng
Tỷ lệ % trƣờng mầm non có diện tích phòng học đảm bảo
theo quy định
Tỷ lệ % trƣờng mầm non đảm bảo độ chiếu sáng theo
quy định

47
50
51

52

53


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trẻ em là mầm non, thế hệ tƣơng lai của xã hội. Một đất nƣớc muốn phát
triển toàn diện không thể không chú trọng đến việc bồi dƣỡng, chăm sóc trẻ
em. Tuy nhiên, theo thống kê của Liên hợp quốc, 90% trẻ bị suy dinh dƣỡng

thấp còi trên thế giới tập trung ở 36 nƣớc, trong đó có Việt Nam. Suy dinh
dƣỡng không chỉ tác động đến tăng trƣởng trong ngắn hạn, mà còn giới hạn
sự phát triển của xƣơng và trí tuệ của trẻ trong dài hạn. Vì vậy vấn đề suy
dinh dƣỡng là vấn đề mà các quốc gia, tổ chức trên thế giới quan tâm.
Thành phố Đà Nẵng đang hoàn thiện trở thành thành phố đáng sống và
có nền kinh tế phát triển bền vững. Song song với điều đó, vấn đề con ngƣời
luôn đƣợc thành phố quan tâm hàng đầu, trong đó có bồi dƣỡng và phát triển
thể chất trẻ em. Theo số liệu của Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Sinh sản
thuộc Sở Y tế thành phố Đà Nẵng năm 2016, thành phố có 3.065/80.135 trẻ
em dƣới 5 tuổi suy dinh dƣỡng. Có thể nhận thấy, những thành tựu kinh tế
của thành phố sẽ bị mờ nhạt đi khi tỉ lệ trẻ suy dinh dƣỡng còn cao.
Suy dinh dƣỡng là tình trạng bệnh lý mà nguyên nhân chính do chế độ
ăn thiếu hụt các chất dinh dƣỡng sinh năng lƣợng và các chất dinh dƣỡng
không sinh năng lƣợng, nhƣng nó đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thu
và chuyển hóa các chất, tác động đến quá trình tăng cân, phát triển khối cơ,
xƣơng và các tổ chức nội tạng trong cơ thể. Trẻ bị suy dinh dƣỡng có thể để
lại những hậu quả khó lƣờng nhƣ tăng tỷ lệ tử vong ở trẻ em dƣới 5 tuổi, tăng
các nguy cơ bệnh lý các bệnh nhiễm trùng hô hấp, tiêu chảy…, chậm phát
triển thể chất ảnh hƣởng đến tầm vóc, đặc biệt là chiều cao, chậm phát triển
tâm thần và trí tuệ,… Huyện Hòa Vang là huyện nông nghiệp, huyện ngoại
thành duy nhất trên đất liền của thành phố Đà Nẵng. Trẻ em suy dinh dƣỡng


2

huyện Hòa Vang chiếm khoảng 34,06% trẻ em suy dinh dƣỡng toàn thành
phố với 1.044 trẻ, gần gấp đôi số lƣợng trẻ quận Liên Chiểu đứng thứ hai
(527 trẻ, chiếm 17,2%)
Việc nâng cao sức khoẻ, cải thiện dinh dƣỡng cho trẻ em là rất cần thiết và
cấp bách trên cả nƣớc nói chung và huyện Hòa Vang nói riêng. Để đóng góp dẫn

liệu về suy dinh dƣỡng trẻ em và một số giải pháp khắc phục dựa trên đặc điểm
riêng của huyện Hòa Vang, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài "Giải pháp cải
thiện tình trạng trẻ em suy dinh dưỡng tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà
Nẵng”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của luận văn là khái quát những vấn đề lý luận và
thực tiễn của vấn đề suy dinh dƣỡng, nghiên cứu thực trạng suy dinh dƣỡng
trẻ em ở huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng. Trên cơ sở đó, đề xuất những
giải pháp cải thiện tình trạng trẻ em duy dinh dƣỡng.
Để đạt đƣợc mục tiêu trên, mục tiêu cụ thể đặt ra là:
- Khái quát đƣợc lý luận suy dinh dƣỡng, lý luận về cải thiện tình trạng
suy dinh dƣỡng của trẻ em.
- Đánh giá đƣợc thực trạng cải thiện tình trạng trẻ em suy dinh dƣỡng
trên địa bàn huyện Hòa Vang.
- Đƣa ra một số giải pháp cải thiện tình hình suy dinh dƣỡng của trẻ em.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến suy
dinh dƣỡng trẻ em dƣới 5 tuổi trên địa bàn huyện Hòa Vang. Đề tài tập trung
nghiên cứu thực trạng dẫn đến tình trạng trẻ em suy dinh dƣỡng từ đó hoàn
thiện chính sách của các cơ quan chính quyền nhằm cải thiện tình trạng này.


3

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung đề tài tập trung nghiên cứu tình trạng trẻ em suy dinh dƣỡng
dƣới 5 tuổi.
Không gian: Huyện Hòa Vang
Thời gian: Phạm vi thu thập số liệu cho nghiên cứu từ 2012-2016; Phạm

vi thời gian tác động của chính sách 2018 – 2022
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: đọc, thu thập, tổng hợp và khái quát
hoá tài liệu liên quan đến lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, làm cơ
sở lý luận cho đề tài.
- Phương pháp phân tích thống kê mô tả là phƣơng pháp thông qua các
số liệu thu thập đƣợc nghiên cứu các hiện tƣợng kinh tế xã hội. Từ đó vận
dụng phƣơng pháp này để phân tích thực trạng trẻ em suy dinh dƣỡng trên địa
bàn huyện Hòa Vang.
- Phương pháp mô tả so sánh là phƣơng pháp liên quan đến việc thu thập
số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trƣng khác nhau để phản
ánh tình hình suy dinh dƣỡng của trẻ em từ đó so sánh thực trạng khác nhau
qua các giai đoạn thời gian.
- Phương pháp chuyên gia: trao đổi với các chuyên gia có hiểu biết và
nghiên cứu về lĩnh vực này nhƣ là cán bộ Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Sinh
sản thành phố Đà Nẵng, phòng Giáo dục và Đào tạo, phòng Nội vụ huyện,...
- Phương pháp điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên: là phƣơng pháp chọn mẫu
mà các đơn vị đƣợc chọn theo nguyên tắc ngẫu nhiên, không phụ thuộc và ý
muốn chủ quan.
Xác định kích thƣớc mẫu: áp dụng công thức:


4

Với xác suất 95% có
Chọn khoảng sai lệch mong muốn
Theo số liệu thống kê của Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Sinh sản
thành phố thì năm 2016 tỷ lệ trẻ em suy dinh dƣỡng dƣới 5 tuổi huyện Hòa
Vang chiếm 7,44%, suy ra n


160. Nhƣ vậy, tác giả chọn cỡ mẫu nghiên

cứu là 160 mẫu.
- Phương pháp đánh giá là việc đƣa ra nhận định tổng hợp sau khi phân
tích các số liệu thống kê và điều tra bằng cách đối chiếu và so sánh.
- Phương pháp thực chứng là phƣơng pháp phân tích lý giải khách quan
về bản thân các vấn đề kinh tế và xã hội, từ đó ta có thể phỏng đoán đƣợc
phản ứng của các chính sách khác nhau của chính phủ và hiệu quả có thể của
các chính sách này.
Các phƣơng pháp này đƣợc sử dụng theo nhiều cách từ kết hợp đến riêng
lẻ với nhau. Chúng đƣợc sử dụng trong việc khảo cứu, phân tích, so sánh và
đánh giá các nghiên cứu lý luận và thực trạng trẻ em suy dinh dƣỡng và đƣợc
dùng đánh giá hiệu quả của việc thực thi các chính sách nhằm phòng chống
và hạn chế trẻ suy dinh dƣỡng. Từ đó chỉ ra các nguyên nhân và các vấn đề
tồn tại để hình thành các giải pháp hạn chế trẻ em suy dinh dƣỡng.
- Số liệu tham khảo chủ yếu từ thống kê của Trung tâm Chăm sóc Sức
khỏe Sinh sản thuộc Sở Y tế thành phố Đà Nẵng, số liệu từ Chi cục thống kê
huyện Hòa Vang qua các năm và các báo cáo về giáo dục, nội vụ, y tế
huyện…. Trong đó có báo cáo khảo sát đánh tình hình suy dinh dƣỡng và tình
hình thực hiện công tác chỉ đạo giải quyết vấn đề suy dinh dƣỡng của trẻ em ở
huyện Hòa Vang của Huyện ủy Hòa Vang, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Y tế,
Nội vụ huyện.


5

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Hệ thống cơ sở lý luận về suy dinh dƣỡng.
- Đánh giá tình hình suy dinh dƣỡng ở trẻ em tại huyện Hòa Vang, thành
phố Đà Nẵng.

- Đề xuất giải pháp cải thiện tình hình suy dinh dƣỡng ở trẻ em trên địa
bàn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
6. Tổng quan tài liệu
Hiện nay, đã có nhiều nghiên cứu, bài viết về dinh dƣỡng và suy dinh
dƣỡng của trẻ em:
Dinh dưỡng: Theo định nghĩa của giới Y học, là quá trình cung cấp năng
lƣợng từ thức ăn và chuyển hóa năng lƣợng trong tế bào để nuôi dƣỡng cơ thể.
Dinh dƣỡng chiếm một vai trò quan trọng trong việc hình thành, phát triển cơ
thể và giữ gìn sức khỏe của con ngƣời. Ở mỗi thời kỳ phát triển của một đời
ngƣời, nhu cầu về dinh dƣỡng hoàn toàn khác nhau, tuy nhiên việc đáp ứng nhu
cầu ấy một cách hợp lý lại luôn luôn là vấn đề đáng chú ý, vì đó là nền tảng của
sức khỏe.
Tình trạng dinh dưỡng: Theo Viện Dinh dƣỡng Việt Nam là tập hợp các
đặc điểm chức phận, cấu trúc và hoá sinh phản ánh mức đáp ứng nhu cầu dinh
dƣỡng của cơ thể. Tình trạng dinh dƣỡng của một quần thể dân cƣ đƣợc thể
hiện bằng tỷ lệ của các cá thể bị tác động bởi các vấn đề về dinh dƣỡng. Tình
trạng dinh dƣỡng của trẻ em dƣới 5 tuổi thƣờng đƣợc coi là đại diện cho tình
hình dinh dƣỡng và thực phẩm của một cộng đồng.
Suy dinh dƣỡng là tình trạng cơ thể thiếu protein, năng lƣợng và các vi
chất dinh dƣỡng. Bệnh hay gặp ở trẻ em dƣới 5 tuổi, biểu hiện ở nhiều mức
độ khác nhau, nhƣng ít nhiều đều có ảnh hƣởng đến sự phát triển thể chất,
tinh thần và vận động của trẻ


6

Phƣơng pháp đánh giá tình trạng dinh dƣỡng trẻ dƣới 5 tuổi, theo
các tác giả Mann J & Truswell AS [25] trong tác phẩm Essentials of human
nutrition, hiện nay có bốn phƣơng pháp đƣợc dùng để đánh giá tình trạng
dinh dƣỡng của trẻ em: Các chỉ tiêu nhân trắc; Điều tra khẩu phần và tập quán

ăn uống; Thăm khám thực thể để phát hiện các dấu hiệu lâm sàng của bệnh tật
có liên quan đến ăn uống; Các xét nghiệm hóa sinh.
Giải pháp cải thiện tình trạng suy dinh dƣỡng, theo Quyết định số
226/QĐ-TTg ban hành ngày 22 tháng 02 năm 2012 của Thủ tƣớng Chính phủ
“Quyết định phê duyệt chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 20112020 và tầm nhìn 2030”[13] thì có các giải pháp chủ yếu: giải pháp về chính
sách, giải pháp về nguồn lực, giải pháp về truyền thông vận động và thông tin
truyền thông giáo dục dinh dƣỡng…
Trong nghiên cứu của Bùi Quang Bình [1] đã khẳng định vấn đề suy
dinh dƣỡng có ảnh hƣởng đến sức khỏe bà mẹ, trẻ em và phát triển nguồn
nhân lực của mỗi quốc gia. Biện pháp để giải quyết tình trạng này là kiểm
soát việc cung cấp lƣơng thực phẩm, trong đó vấn đề quan trọng là kiểm soát
giá và tăng thu nhập cho ngƣời dân. Ngoài ra biện pháp can thiệp bằng dinh
dƣỡng cũng có thể thực hiện nhƣng hiệu quả thƣờng không cao.
Tác giả Nguyễn Công Khẩn [10] đã thực hiện nghiên cứu các yếu tố ảnh
hƣởng đến SDD trẻ em ở Việt Nam. Trong nghiên cứu, tác giả tập trung chủ
yếu đến các đặc điểm hộ gia đình nhƣ trình độ giáo dục, số thành viên trong
gia đình, thu nhập của hộ gia đình… và đƣa ra kết luận chỉ có trình độ giáo
dục của ngƣời cha ảnh hƣởng đến tình trạng suy dinh dƣỡng của trẻ em, hộ
gia đình có điều kiện sống tốt thì nguy cơ trẻ suy dinh dƣỡng thấp hơn, trẻ
thuộc gia đình nông dân, điều kiện sống kém hơn thì tỷ lệ suy dinh dƣỡng
cao hơn.


7

Tác giả Lê Thị Hợp và cộng sự Nguyễn Thị Hải Anh [7] tiến hành
nghiên cứu cho rằng liệu cho ăn bổ sung sớm có liên quan đến sự kém phát
triển của trẻ em Việt Nam không? Kết quả cho thấy mặc dù 87,1% bà mẹ nuôi
con bằng sữa mẹ trong ít nhất một năm nhƣng chỉ có 4,3% trẻ đƣợc nuôi sữa
mẹ hoàn toàn trong 4 tháng đầu. Tác giả cũng nhận thấy việc nuôi con bằng

sữa mẹ không hoàn toàn và trẻ cai sữa sớm sẽ lớn chậm hơn những trẻ đƣợc
nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn. Từ 1-3 tháng, trẻ nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn sẽ
phát triển tốt cả về cân nặng và chiều cao. Từ 3-6 tháng, trẻ nuôi sữa mẹ hoàn
toàn cũng có sự phát triển về cân nặng nhanh hơn; từ 6-12 tháng có sự phát
triển về chiều cao nhanh hơn so với các bà mẹ không nuôi con bằng sữa mẹ
hoàn toàn hoặc cai sữa sớm.
Nghiên cứu của Vũ Phƣơng Hà [4] tại hai huyện Hƣơng Hóa và Đăkrong
của tỉnh Quảng Trị trong năm 2010 cho thấy: Tỷ lệ SDD của trẻ khu vực
nghiên cứu là rất cao so với tỷ lệ SDD chung toàn quốc. Tỷ lệ SDD cao ở cả 3
chỉ số, trong đó SDD thể nhẹ cân là 42,1% (CN/T), thể thấp còi 48,2%
(CC/T) và thể gầy còm 13,9% (CN/CC). Kiến thức của bà mẹ về nuôi con bú
và ăn bổ sung còn nhiều hạn chế. Có tới 27,0% bà mẹ không biết cho bú lần
đầu vào thời gian nào và bú hoàn toàn trong mấy tháng là phù hợp. Chỉ có
46,8% bà mẹ cho rằng nên cho bú hoàn toàn đến 6 tháng. Trên 50% các bà
mẹ cho rằng phải cho con ăn bổ sung trƣớc 6 tháng hoặc không biết nên bắt
đầu cho ăn vào thời điểm nào. Nghiên cứu này cũng chỉ ra tầm quan trọng của
các chính sách của các cơ quan nhà nƣớc liên quan tới cải thiện tình trạng suy
dinh dƣỡng cho bà mẹ và trẻ em.
Nghiên cứu của tác giả Đinh Đạo [3] tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng
Nam đã xác định đƣợc tình trạng suy dinh dƣỡng và các yếu tố liên quan ở
trẻ dƣới 5 tuổi ngƣời dân tộc thiểu số làm cơ sở lựa chọn 3 nhóm giải pháp
can thiệp hiệu quả nhƣ: nâng cao năng lực cộng đồng, giáo dục truyền thông


8

tích cực và hỗ trợ của dịch vụ y tế. Các nhóm giải pháp này đã cải thiện đƣợc
kiến thức, thực hành và niềm tin bà mẹ thông qua vai trò ngƣời có uy tín về
cách nuôi dƣỡng trẻ em, biết tận dụng nguồn thực phẩm sẵn có tại địa phƣơng
cho con ăn uống đều đặn hàng ngày; Cải thiện đƣợc tình trạng trẻ em dƣới 5

tuổi dân tộc thiểu số huyện Bắc Trà My mắc các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp
cấp, thiếu máu lâm sàng; Cải thiện khả năng giảm suy dinh dƣỡng thể nhẹ cân
cao hơn gấp 2 lần cũng nhƣ cải thiện đƣợc cân nặng và chiều cao trung bình
trẻ em; Xây dựng đƣợc mô hình can thiệp có thể áp dụng mở rộng cho các
cộng đồng dân tộc thiểu số vùng miền núi cao ở khu vực Quảng Nam nói
riêng và Việt Nam nói chung.
Các nghiên cứu của tác giả Lê Thị Hƣơng [6] đƣợc thực hiện tại huyện
Cẩm Thủy, Lang Chánh tỉnh Thanh Hóa và huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị
năm 2007 và 2008 cho thấy tỷ lệ bà mẹ cho con bú sớm trong nửa giờ đầu
sau khi sinh là khá cao (gần 90%). Tuy nhiên tỷ lệ trẻ đƣợc bú mẹ hoàn toàn
đến 4 tháng ở Cẩm Thủy là 23,0%; Lang Chánh là 17,8% và Hải Lăng là
28,5% và đến 6 tháng là 19,0%; 8,6% và 18,3%. Trong số trẻ đã đƣợc ăn bổ
sung có 28,1%, 53,7% và 31,9% số trẻ tƣơng ứng tại ba địa phƣơng đƣợc
cho ăn bổ sung sớm trƣớc 4 tháng tuổi. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng có
mối liên quan giữa suy dinh dƣỡng và trình độ học vấn của mẹ, cần có các
biện pháp tuyên truyền giáo dục và nâng cao kiến thức và hiểu biết của các
bà mẹ. Vai trò của các đoàn thể nhƣ hội phụ nữ và công tác truyền thông dân
số rất quan trọng.
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Ánh Thi [17] tại địa bàn quận Ngũ
Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng cho thấy có nhiều nguyên nhân trực tiếp và
gián tiếp dẫn đến tình trạng suy dinh dƣỡng trẻ em. Các nguyên nhân tồn tại ở
các phạm vi khác nhau từ gia đình đến cộng đồng. Nhìn chung có 4 nguyên
nhân ảnh hƣởng trực tiếp đến tỷ lệ suy dinh dƣỡng trẻ em cao là: (i) khẩu


9

phần ăn của trẻ không hợp lý, (ii) kỹ năng chăm sóc trẻ kém, (iii) tỷ lệ trẻ em
bị bệnh cao, (iv) tỷ lệ bà mẹ kém dinh dƣỡng cao. Có nhiều nguyên nhân gián
tiếp tác động đến 4 nguyên nhân trực tiếp nói trên, nhƣng nguyên nhân bao

trùm chính là vấn đề nghèo và phát triển đô thị kém. Đây là một kết cục có
tính tƣơng tác qua lại giữa nguyên nhân và hậu quả, mà phải thấy rằng yếu tố
mang tính chất quyết định đó là nghèo đói. Giải pháp giúp tăng trƣởng kinh
tế, thoát nghèo đói và phân phối phúc lợi nhằm phát triển đồng bộ đô thị trở
thành quan trọng bậc nhất.


10

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG
SUY DINH DƢỠNG TRẺ EM
1.1. TỔNG QUAN VỀ SUY DINH DƢỠNG TRẺ EM
1.1.1. Một số khái niệm
a. Dinh dưỡng
Dinh dƣỡng là tình trạng cơ thể đƣợc cung cấp cân đối, đầy đủ thành phần
các chất dinh dƣỡng, đảm bảo tăng trƣởng và phát triển toàn vẹn cơ thể để thực
hiện các chức năng sinh lý và tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội.
Theo định nghĩa của giới Y học, dinh dƣỡng là quá trình cung cấp năng
lƣợng từ thức ăn và chuyển hóa năng lƣợng trong tế bào để nuôi dƣỡng cơ
thể. Dinh dƣỡng chiếm một vai trò quan trọng trong việc hình thành, phát
triển cơ thể và giữ gìn sức khỏe của con ngƣời.
Ở mỗi thời kỳ phát triển của con ngƣời, nhu cầu về dinh dƣỡng hoàn toàn
khác nhau, tuy nhiên việc đáp ứng nhu cầu ấy một cách hợp lý lại luôn luôn là
vấn đề đáng chú ý, vì đó là nền tảng của sức khỏe. Điều này càng đặc biệt quan
trọng đối với trẻ nhỏ, vì các sai lầm về dinh dƣỡng trong giai đoạn ấu thơ có
khi gây nên những hậu quả nghiêm trọng và không thể phục hồi kéo dài theo
suốt đời.
b. Tình trạng dinh dưỡng

Theo Viện Dinh dƣỡng Việt Nam: Tình trạng dinh dƣỡng là tập hợp các
đặc điểm chức phận, cấu trúc và hoá sinh phản ánh mức đáp ứng nhu cầu dinh
dƣỡng của cơ thể. Tình trạng dinh dƣỡng của cá thể là kết quả của ăn uống và
sử dụng các chất dinh dƣỡng của cơ thể. Cơ thể sử dụng các chất dinh dƣỡng
có trong thực phẩm không những phải trải qua quá trình tiêu hoá, hấp thu, mà
còn phụ thuộc vào các yếu tố khác nhƣ sinh hoá, sinh lý trong quá trình


11

chuyển hoá. Việc sử dụng thực phẩm phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ của
cá thể. Tình trạng dinh dƣỡng tốt phản ánh sự cân bằng giữa thức ăn ăn vào
và tình trạng sức khoẻ. Khi cơ thể có tình trạng dinh dƣỡng không tốt (thiếu
hoặc thừa dinh dƣỡng), là thể hiện có vấn đề về sức khoẻ hoặc dinh dƣỡng,
hoặc cả hai.
Tỷ lệ của các cá thể bị tác động bởi vấn đề về dinh dƣỡng nói lên tình
trạng dinh dƣỡng của một tập hợp dân cƣ. Thông thƣờng, tình trạng dinh
dƣỡng của trẻ em đƣợc coi là đại diện cho tình hình dinh dƣỡng của một cộng
đồng, và có thể đƣợc sử dụng để đối chiếu so sánh với số liệu của quốc gia
hoặc các cộng đồng khác. Theo tổ chức Y tế Thế giới, các số đo nhân trắc
(cân nặng, chiều cao) là những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình trạng dinh
dƣỡng trẻ em, trong đó khuyến cáo 3 chỉ tiêu nên dùng là: cân nặng/tuổi
(CN/T), chiều cao/tuổi (CC/T) và cân nặng/chiều cao (CN/CC).
c. Suy dinh dưỡng
Hiện nay, có nhiều cách định nghĩa khác nhau về khái niệm suy dinh
dƣỡng trẻ em, tuy nhiên trong nghiên cứu này tác giả sử dụng định nghĩa
SDD của Tiểu ban Dinh dƣỡng của tổ chức Y tế Thế giới:
Suy dinh dƣỡng là tình trạng cơ thể thiếu protein, năng lƣợng và các vi
chất dinh dƣỡng. Bệnh hay gặp ở trẻ em dƣới 5 tuổi, biểu hiện ở nhiều mức
độ khác nhau nhƣng ít nhiều ảnh hƣởng đến sự phát triển thể chất, tinh thần

và vận động của trẻ.
SDD là một trong những biểu hiện lâm sàng của bệnh thiếu DD ở trẻ em.
Trong cộng đồng, SDD biểu hiện ở ba thể: thể nhẹ cân (cân nặng/tuổi thấp),
thể thấp còi (chiều cao/tuổi thấp), và thể gày còm (cân nặng/chiều cao thấp).
SDD là một kết quả của nhiều yếu tố kết hợp, trong đó bao gồm 3 nhóm yếu
tố chính là nhóm tiêu thụ lƣơng thực thực phẩm trực tiếp; nhóm chăm sóc và
các yếu tố kinh tế xã hội gián tiếp nhƣ dịch vụ chăm sóc sức khỏe; phúc lợi xã


12

hội; tƣơng quan giữa giáo dục, văn hóa và xã hội. Hiện nay, SDD đang là vấn
đề sức khỏe nghiêm trọng ở nhiều nƣớc đang phát triển. Nguyên nhân SDD
thƣờng phức tạp và phụ thuộc vào đặc thù của mỗi nƣớc. Nghiên cứu các đặc
điểm đó dựa vào các chỉ tiêu thích hợp là một công việc cần thiết để xây dựng
nên các can thiệp dự phòng để điều trị kịp thời và thích hợp.
1.1.2 Phân loại suy dinh dƣỡng trẻ em
Trong cộng đồng, SDD thể vừa và nhẹ thƣờng gặp nhiều nhất. Phát hiện
SDD có ý nghĩa sức khỏe quan trọng vì ngay cả suy dinh dƣỡng nhẹ cũng làm
tăng gấp đôi nguy cơ bệnh tật và tử vong ở trẻ em. Hậu quả do bị suy dinh
dƣỡng lúc nhỏ còn ảnh hƣởng lâu dài đến khả năng lao động thể lực, trí lực
cũng nhƣ một số bệnh mạn tính ở tuổi trƣởng thành. Để xác định tình trạng
suy dinh dƣỡng chủ yếu dựa vào các chỉ tiêu nhân trắc (cân nặng theo tuổi,
chiều cao theo tuổi, cân nặng theo chiều cao)
* Cách phân loại SDD của Tổ chức Y tế thế giới:
Năm 1981, Tổ chức Y tế thế giới chính thức khuyến nghị sử dụng
khoảng giới hạn từ -2 SD đến + 2 SD để phân loại tình trạng dinh dƣỡng trẻ
em. Quần thể tham khảo đƣợc sử dụng là NCHS (National Center for Health
Statistics). Cho tới nay, đây là thang phân loại đƣợc chấp nhận rộng rãi trên
thế giới. Thang phân loại theo các chỉ số nhƣ sau:

- Cân nặng/tuổi:
Những trẻ có cân nặng/tuổi từ - 2SD trở lên đƣợc coi là bình thƣờng.
Suy dinh dƣỡng chia ra các mức độ sau:
Từ dƣới - 2 SD đến - 3 SD: suy dinh dƣỡng độ 1
Từ dƣới - 3 SD đến - 4 SD : suy dinh dƣỡng độ 2
Dƣới - 4 SD: suy dinh dƣỡng độ 3
- Chiều cao/tuổi:
Từ - 2SD trở lên: Coi là bình thƣờng


13

Từ dƣới - 2SD đến - 3 SD: Suy dinh dƣỡng độ 1
Dƣới - 3 SD: Suy dinh dƣỡng độ 2
- Cân nặng theo chiều cao: thấp so với điểm ngƣỡng là dƣới - 2 SD.
* Để phân biệt thiếu dinh dƣỡng mới xảy ra gần đây hay đã lâu, tác giả
Waterlow (1976) đã đề nghị một cách phân loại nhƣ sau:
- SDD thể nhẹ cân: Cân nặng thấp hơn so với mức tiêu chuẩn của trẻ
cùng tuổi và giới (sử dụng điểm ngƣỡng cân nặng theo tuổi dƣới -2SD)
- SDD thể thấp còi: Là giảm mức độ tăng trƣởng của cơ thể, biểu hiện
của SDD mạn tính, có thể bắt đầu sớm từ SDD bào thai do mẹ bị thiếu dinh
dƣỡng. Đƣợc xác định khi chiều cao thấp hơn với mức tiêu chuẩn của trẻ
cùng tuổi và giới (dƣới-2SD)
- SDD thể gày còm: Là hiện tƣợng cơ và mỡ cơ thể bị teo đi, đƣợc coi là
SDD cấp tính vì thƣờng biểu hiện trong thời gian ngắn. Đƣợc xác định khi
cân nặng theo chiều cao dƣới -2SD.
1.1.3. Nguyên nhân suy dinh dƣỡng
Rõ ràng mức sống và các điều kiện kinh tế của các gia đình là yếu tố cực
kỳ quan trọng ảnh hƣởng đến vấn đề SDD của trẻ em hiện nay. Sự thiếu đói
trong khẩu phần ăn của ngƣời lớn cũng nhƣ của trẻ nhỏ đƣơng nhiên sẽ dẫn đến

tình trạng thiếu dinh dƣỡng nên càng không thể nói đến dinh dƣỡng cân đối và
hợp lý. Lƣợng năng lƣợng mà trẻ em nghèo đói nhận đƣợc có lẽ chỉ cố giúp
duy trì cho các hoạt động sống chứ chƣa giúp đƣợc gì cho quá trình phát triển.
Tại Hội thảo Quốc gia về dinh dƣỡng năm 1993, nguyên Bộ trƣởng, Chủ
nhiệm Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam đã khẳng định một nguyên
nhân quan trọng hàng đầu để trẻ em suy dinh dƣỡng là một số bộ phận chị em
phụ nữ quá nghèo mà không đủ thức ăn để nuôi con ngay từ giai đoạn bào thai.
Điều kiện kinh tế khó khăn của con ngƣời sẽ kéo theo nhiều yếu tố ảnh hƣởng
khác nhƣ về nhà ở, vệ sinh – môi trƣờng, sự tiêu dùng của các dịch vụ chăm


14

sóc sức khỏe, văn hóa. Sẽ không quá khi nói rằng “nghèo đói - ốm đau – bệnh
tật là cái vòng xoắn khôn cƣỡng”.
UNICEF đã xây dựng mô hình nguyên nhân suy dinh dƣỡng vào năm
1998. Sau đó, một số tổ chức khác cũng đã xây dựng những mô hình nguyên
nhân - hậu quả SDD riêng, hoặc dựa trên mô hình của UNICEF để phát triển
mô hình mới. Mô hình nguyên nhân SDD cho thấy nguyên nhân của SDD khá
đa dạng, phức tạp, có mối quan hệ chặt chẽ với vấn đề y tế, lƣơng thực - thực
phẩm và thực hành việc chăm sóc trẻ tại hộ gia đình, nêu ra ở các cấp độ khác
nhau thì tiềm ẩn các nguyên nhân khác nhau: nguyên nhân trực tiếp, nguyên
nhân tiềm tàng, nguyên nhân cơ bản và các yếu tố ở cấp độ này ảnh hƣởng đến
cấp độ khác.
- Nguyên nhân trực tiếp: bao gồm hai yếu tố cơ bản là khẩu phần ăn
không đủ và mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Dễ dàng thấy, khẩu phần ăn không
đủ về chất và kém lƣợng dinh dƣỡng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến
SDD. Trẻ không đƣợc nuôi đúng cách ngay từ mới sinh ra nhƣ không bú mẹ
đủ, cai sữa sớm, cho ăn dặm sớm, ăn thức ăn đặc trễ không cung cấp đủ dinh
dƣỡng cho các hoạt động dễ dẫn đến SDD. Trẻ em sinh ra trong các gia đình

nghèo, không có đủ thực phẩm để ăn, cha mẹ thiếu kiến thức nuôi con, trẻ
biếng ăn do thƣờng xuyên mắc các bệnh lý nhiễm trùng, chế biến thức ăn
không hợp khẩu vị và lứa tuổi của trẻ, cách chăm sóc trẻ không phù hợp (quá
căng thẳng dẫn đến biếng ăn tâm lý); Các bệnh nhiễm trùng thƣờng hay gặp
nhƣ tiêu chảy và nhiễm trùng đƣờng hô hấp ảnh hƣởng nhiều đến tình trạng
dinh dƣỡng của trẻ. Trẻ bị bệnh trong thời gian dài dẫn đến biếng ăn, hao hụt
các chất dinh dƣỡng. Nguyên nhân sâu xa trẻ hay mắc các bệnh nhiễm trùng
là do sự bất cập trong dịch vụ chăm sóc bà mẹ, trẻ em, các vấn đề nƣớc sạch,
vệ sinh môi trƣờng và tình trạng nhà ở không đảm bảo, mất vệ sinh.


15

- Nguyên nhân tiềm tàng: đó là sự yếu kém trong kiến thức của ngƣời
chăm sóc trẻ, dịch vụ chăm sóc bà mẹ, trẻ em, yếu tố chăm sóc của gia đình,
các vấn đề nƣớc sạch, vệ sinh môi trƣờng và tình trạng nhà ở không đảm bảo,
mất vệ sinh, an ninh thực phẩm không tốt, trẻ thiếu sự chăm sóc dẫn đến hay
mắc bệnh, các nguyên nhân này thƣờng xuất phát từ nguồn gốc là đói nghèo,
lạc hậu về các mặt phát triển nói chung bao gồm sự mất bình đẳng về kinh tế.
- Nguyên nhân cơ bản: do kiến trúc thƣợng tầng, chính sách, chế độ xã
hội. Cấu trúc chính trị - xã hội – kinh tế và môi trƣờng sống (các điều kiện xã
hội - văn hoá là những yếu tố ảnh hƣởng đến SDD trẻ em ở tầm vĩ mô. Ở các
nƣớc phát triển, chênh lệch giàu nghèo ngày càng gia tăng, có tác động đến xã
hội và đời sống ngày càng sâu sắc. Đặc biệt, khủng hoảng kinh tế trong thời
gian này thƣờng kéo dài dẫn đến đảm bảo an ninh lƣơng thực và đáp ứng
cung cấp những dịch vụ y tế, dinh dƣỡng tại các nƣớc đang phát triển càng trở
nên khó khăn. Và đó là hệ lụy làm cho SDD là gánh nặng sức khoẻ, kinh tế và
xã hội ở nhiều nƣớc đang phát triển, tỷ lệ trẻ em trƣớc tuổi đi học bị suy dinh
dƣỡng chiếm từ 20-50%. Khu vực Nam Á có tỷ lệ mắc khá cao 40-50%. Tỷ lệ
này tăng lên vào thời gian xảy ra nạn đói hoặc có các tình trạng khẩn cấp khác

nhƣ chiến tranh, thiên tai (hạn hán, bão lụt, động đất…). Số liệu từ các cuộc
điều tra Nhân khẩu học và Sức khỏe của 11 quốc gia cho thấy hầu hết ở các
nƣớc này, nhóm trẻ thuộc tầng lớp nghèo có tỷ lệ thấp còi cao gấp đôi so với
nhóm trẻ có gia đình tầng lớp khá giả.
- Một số nguyên nhân khác ít gặp hơn: trẻ năng động hoạt động quá
nhiều, hoặc sống trong môi trƣờng quá nóng hoặc quá lạnh, làm tiêu hao năng
lƣợng nhiều; hoặc trẻ bị bệnh nặng có nhu cầu các dƣỡng chất cao mà không
đƣợc cung cấp tăng cƣờng.


16

1.1.4. Hậu quả của tình trạng suy dinh dƣỡng
a. Hậu quả đối với bản thân trẻ
Những hậu quả của suy dinh dƣỡng trẻ em để lại thƣờng nặng nề và kéo
dài đến tƣơng lai. Theo tác giả Trần Thanh Tú [19] suy dinh dƣỡng trẻ em mang
lại những hậu quả sau:
- Trẻ em SDD thƣờng xuyên bị mắc bệnh và có thời gian bị ốm kéo dài.
Trẻ em có cân nặng theo tuổi thấp thƣờng hay mắc các bệnh tiêu chảy và
viêm phổi. SDD là điều kiện thuận lợi để các bệnh lý này xảy ra và kéo dài,
làm cho trẻ em ăn uống kém, nhu cầu năng lƣợng gia tăng nên SDD ngày
càng trở nên nặng nề hơn. SDD làm trẻ em kém phát triển về thể chất. Mức
độ chậm phát triển tăng song song với thời gian kéo dài của bệnh và nhóm
tuổi của trẻ. Giai đoạn đầu tiên của cuộc đời từ trong bụng mẹ đến 2 tuổi, nếu
trẻ em bị SDD có thể để lại những hậu quả về thể chất và tinh thần không
phục hồi đƣợc và kéo dài sang thế hệ sau. Nếu tình trạng SDD kéo dài đến
thời gian dậy thì, chiều cao của trẻ em sẽ càng bị ảnh hƣởng trầm trọng hơn.
Các nghiên cứu về nhân trắc thể lực của ngƣời Việt Nam trong thế kỷ XX cho
thấy trong khoảng gần 50 năm (1938-1985) không có các biểu hiện gia tăng
về tầm vóc thể lực, chiều cao ngƣời trƣởng thành gần nhƣ đứng yên: khoảng

160cm ở nam và 150cm ở nữ. Tình trạng đó chắc chắn có liên quan đến điều
kiện sống khó khăn trong thời kỳ chiến tranh và sau chiến tranh. Gần đây đã
có một số công trình nghiên cứu và phân tích khuynh hƣớng thế tục và tăng
trƣởng ở ngƣời Việt Nam (cả ở trẻ em và ngƣời trƣởng thành) và nhận định
đã có khuynh hƣớng gia tăng tăng trƣởng ở cả trẻ em và ngƣời lớn, ƣớc đạt
1,2cm/ thập kỷ ở nam trƣởng thành và 1cm/thập kỷ ở nữ trƣởng thành. Hiện
nay chiều cao của nam trƣởng thành khoảng 163,7cm và nữ 153cm. Tính đến
năm 2016, chiều cao của ngƣời Việt Nam nằm trong số 5 nƣớc có chiều cao
trung bình thấp nhất thế giới.


×