Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Tập 7 đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn GDCD lớp 8 (có đáp án chi tiết)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (546.31 KB, 50 trang )

“Tập 7 đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn GDCD lớp 8 (có đáp án chi tiết)”

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN - LỚP 8
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

ĐỀ SỐ: 01

ĐỀ BÀI
Câu 1. (2.0 điểm):
Hãy điền vào chỗ trống (...) từ, cụm từ thích hợp để hoàn thành nội dung điều
luật sau:
Điều 13: Sử dụng làn đường ( Trích Luật giao thông đường bộ 2008)
1. Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch
kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường
và chỉ được ...(1)... ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có ...(2)... và
phải đảm bảo an toàn.
2. Trên đường một chiều có ...(3)...phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường
bên phải trong cùng, xe cơ giới xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.
3. Phương tiện ...(4)... đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.
Câu 2. (3.0 điểm):
Tình bạn là gì? Đặc điểm của tình bạn trong sáng lành mạnh? Ý nghĩa và cách
xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh?
Câu 3. (4.0 điểm):
Bảo vệ di sản văn hoá và danh lam thắng cảnh có ý nghĩa như thế nào? Pháp
luật có những qui định gì để bảo vệ di sản và hoá? Tính đến tháng 3 năm 2016, Việt
Nam có bao nhiêu di sản văn hoá được Unesco công nhận là di sản văn hoá thế giới?
Hãy nêu tên các di sản văn hóa thế giới của Việt Nam được công nhận năm 2010?
Câu 4. (3.5 điểm):
Phân biệt giữa tín ngưỡng, tôn giáo với mê tín dị đoan? Pháp luật có qui định
như thế nào về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo?


Câu 5. (4.0điểm):
Thế nào là quyền tự do ngôn luận? Pháp luật đã có những qui định như thế nào về
quyền tự do ngôn luận của công dân? Em hãy lấy ví dụ cụ thể để phân biệt quyền tự
do ngôn luận và tự do ngôn luận trái pháp luật.
Câu 6. (3.5 điểm):
Do mâu thuẫn cá nhân nên ông Hải đã vận động một số bà con trong xóm làm
đơn tố cáo ông chủ tịch UBND xã đã chiếm dụng số tiền bà con đóng để xây dựng
cơ sở hạ tầng của xã. Đơn tố cáo được gửi đến chủ tịch UBND Huyện. Khi các cơ
quan chức năng của Huyện xuống xác minh sự việc thì không có chuyện đó và kết
luận là đơn tố cáo sai sự thật.
Hỏi: Việc bịa đặt tố cáo sai sự thật của ông Hải có vi phạm pháp luật không?
Nếu có ông Hải bị xử lí như thế nào ?
---------------------- Hết ----------------------

1


“Tập 7 đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn GDCD lớp 8 (có đáp án chi tiết)”

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ SỐ: 01
ĐỀ HSG CẤP HUYỆN MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN - LỚP 8
.
Câu 1: (2,0 điểm) Điền đúng 1 từ, cụm từ được 0,5đ
TT
1
2
3
4
Từ, cụm từ

Chuyển làn
Tín hiệu báo
Vạch kẻ
Tham gia giao
cần điền
đường
trước
thông
Điểm
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 2. (3,0 điểm):
Nội dung
Điểm
-Tình bạn là tình cảm gắn bó giữa hai hoặc nhiều người trên cơ sở hợp
nhau về tính tình, sở thích hoặc chung xu hướng hoạt động, có cùng lí tưởng 0.5
sống.
- Tình bạn trong sáng lành mạnh có những đặc điểm cơ bản sau: phù hợp
với nhau về quan niệm sống; bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau; chân thành, tin 0.5
cậy và có trách nhiệm đối với nhau; thông cảm, đồng cảm sâu sắc với nhau.
- Tình bạn trong sáng lành mạnh có thể có giữa những người cùng giới và 0.5
khác giới.
- Tình bạn trong sáng lành mạnh giúp con người cảm thấy ấm áp, tự tin, yêu
cuộc sống hơn, biết tự hoàn thiện mình để sống tốt hơn.
0.5
- Để xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh cần phải có thiện chí và cố
gắng từ cả hai phía.
0.5

- Học sinh cần thể hiện tình cảm, thái độ, lời nói, cách cư xử tôn trọng lẫn
nhau, giúp đỡ nhau trong học tập, không lợi dụng bạn bè, bao che, adua theo 0.5
nhau ăn chơi đua đòi, đàn đúm…
Câu 3. (4,0 điểm):
Nội dung
a) Bảo vệ di sản văn hoá và danh lam thắng cảnh có ý nghĩa như sau:
* Đối với sự phát triển nền văn hoá Việt Nam:
+ Di sản văn hoá, di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh là những cảnh
đẹp của đất nước, là tài sản của dân tộc, nói lên truyền thống của dân tộc, thể
hiện công đức của các thế hệ tổ tiên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, thể hiện kinh nghiệm của dân tộc trên các lĩnh vực.
+ Những di sản, di tích và cảnh đẹp cần được giữ gìn, phát huy trong sự
nghiệp xây dựng, phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
văn hoá dân tộc
* Đối với thế giới: Di sản văn hoá Việt Nam đóng góp vào kho tàng di sản
văn hoá thế giới. Một số di sản văn hoá của Việt Nam được công nhận là di
sản văn hoá thế giới để được tôn vinh, giữ gìn như những tài sản qúy giá của
nhân loại
2

Điểm
0.75

0.25

0.25

0.25



“Tập 7 đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn GDCD lớp 8 (có đáp án chi tiết)”

b) Những qui định của pháp luật nước ta về bảo vệ di sản văn hoá :
1.75
Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.
0.25
Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn
hoá, chủ sở hữu di sản văn hoá có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di 0.25
sản văn hoá.
Điều 5: “Nhà nước thống nhất quản lí di sản văn hoá thuộc sở hữu toàn
dân; công nhận và bảo vệ các hình thức sở hữu tập thể, sở hữu chung của
0.25
cộng đồng, sở hữu tư nhân và các hình thức sở hữu khác theo qui định của
pháp luật...”
- Điều 13- Nhà nước nghiêm cấm các hành vi :
1.0
+ Chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hoá
+ Huỷ hoại hoặc gây nguy cơ huỷ hoại di sản văn hoá
+ Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ, xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai
thuộc di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh.
+ Mua bán, trao đổi và vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
thuộc di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh, đưa trái phép di vật, cổ
vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài.
+ Lợi dụng việc bảo vệ, phát huy giá trị của di sản văn hoá để thực hiện
các hành vi trái pháp luật.
c) Tính đến tháng 3 năm 2016, Việt Nam có 22 di sản văn hoá được
0.5
Unesco công nhận là DSVH thế giới
d) Các di sản văn hóa được công nhận năm 2010 :
1.0

- Hội Gióng ở Phù Đổng-Sóc Sơn
0.25
- Khu di tích trung tâm hoàng thành Thăng Long- Hà Nội
0.25
- 82 bia tiến sỹ văn miếu Quốc tử giám
0.25
- Cao nguyên đá đồng văn, công viên địa chất toàn cầu.
0.25
Câu 4. (3,5 điểm):
Nội dung
Điểm
* Phân biệt giữa tín ngưỡng, tôn giáo với mê tín dị đoan.
- Tín ngưỡng: Là niềm tin của con người vào một cái gì đó thần bí, hư ảo, vô
0.5
hình. Ví dụ: Thần linh, thượng đế. Chúa trời…
- Tôn giáo: Là một hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức, có giáo lí và
0.5
những hình thức lễ nghi.Tôn giáo còn gọi là đạo. Ví dụ đạo Phật, đạo Thiên
Chúa…
- Mê tín dị đoan: Là tin một cách mù quáng dẫn đến mất lí trí, hành động trái
0.5
lẽ thường, gây hậu quả xấu. Ví dụ: Bói toán, lên đồng, chữa bệnh bằng phù
phép…
* Một số qui định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
+ Mọi người cần phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của người khác như :
tôn trọng nơi thờ tự của các tôn giáo. Không được bài xích gây mất đoàn kết, 1.0
chia rẽ giữa các tôn giáo và giữa người không có tôn giáo với người có tôn
giáo.
+ Nghiêm cấm việc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, lợi dụng quyền tự do tín 1.0
ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của nhà nước.

3


“Tập 7 đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn GDCD lớp 8 (có đáp án chi tiết)”

Câu 5. (4.0 điểm):
Nội dung
a, Khái niệm:
Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân được tham gia bàn bạc, thảo
luận đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của đất nước, xã hội.
b, Qui định của pháp luật:
- Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí
- Có quyền được thông tin theo qui định của pháp luật
- Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận trong các cuộc họp ở cơ sở ( tổ
dân phố, trường lớp…), trên các phương tiện thông tin đại chúng ( qua quyền
tự do báo chí); kiến nghị với đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân
trong dịp tiếp xúc với cử tri; hoặc góp ý kiến vào các dự thảo cương lĩnh,
chiến lược, dự thảo văn bản luật, bộ luật quan trọng…
- Sử dụng quyền tự do ngôn luận phải tuân theo qui định của pháp luật, để
phát huy tính tích cực và quyền làm chủ của công dân, góp phần xây dựng
nhà nước, quản lý xã hội.

Điểm
0.5
2.5
0.25
0.25
1.5

0.5


c, Hs lấy ví dụ phân biệt:
1.0
Quyền tự do ngôn luận
Tự do ngôn luận trái pháp luật
- Đóng góp ý kiến trong các cuộc họp ở - Phát biểu lung tung không có cơ sở
cơ sở bàn về kinh tế, chính trị văn hóa ở về sai phạm của cán bộ địa phương.
địa phương
- Đưa tin sai sự thật như “ nhân quyền của
- Phản ánh trên phương tiện thông tin đại Việt Nam”
chúng về vấn đề tiết kiệm điện, nước.
- Viết thư nặc danh để nói xấu cán bộ vì
- Chất vấn đại biểu về đất đai, y tế, giáo lợi ích cá nhân
dục.
- Xuyên tạc cuộc đổi mới của đất nước
- Góp ý về dự thảo văn bản luật.
qua một số tờ báo.
( HS có thể lấy ví dụ khác. Lấy đúng được từ 4 ví dụ trở lên cho 1.0)
Câu 6: (3,5 điểm)
Nội dung
Điểm
- Việc làm của ông Hải là vi phạm pháp luật về khiếu nại tố cáo. Do mâu thuẫn
cá nhân mà dụ dỗ người khác làm đơn tố cáo vu oan cho người vô tội là hành vi 1.0
vi phạm điều 100 Luật khiếu nại tố cáo.
- Theo qui định tại điều 100: Người nào có một trong các hành vi sau đây thì tuỳ
theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lí kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu
trách nhiệm hình sự nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo qui định của pháp luật:
1. Kích động, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc người khác khiếu nại, tố cáo sai sự thật
1.5
2. Lợi dụng việc khiếu nại tố cáo để xuyên tạc, vu khống gây rối trật tự, gây thiệt hại

cho cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Tố cáo sai sự thật.
- Tuỳ theo mức độ vụ việc, Ông Hải có thể bị xử lí kỷ luật, xử lí hành chính
hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo qui định tại điều 122- Bộ luật hình sự về 1.0
tội “vu khống”
---------------------- Hết ---------------------4


“Tập 7 đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn GDCD lớp 8 (có đáp án chi tiết)”

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN - LỚP 8
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

ĐỀ SỐ: 02

ĐỀ BÀI
Câu 1. (2.0 điểm): Điền vào chỗ trống để hoàn thiện điều luật sau:
Điều 10, hệ thống báo hiệu đường bộ - Luật giao thông đường bộ 2010
3.c. Tín hiệu vàng là..........(1).......trước vạch dừng, trừ trường hợp......(2).........vạch
dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng
phải ..........(3)........., chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ......(4)......
Câu 2. (2.5 điểm): Hoạt động chính trị-xã hội là gì? Việc tích cực tham gia các hoạt
động chính trị- xã hội có ý nghĩa như thế nào? Kể 4 hoạt động chính trị-xã hội mà
em biết hoặc được tham gia?
Câu 3. (4.0 điểm): Thế nào là di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể?
Nêu ý nghĩa và những quy định của pháp luật nước ta về bảo vệ di sản văn hóa?
Công dân - học sinh cần phải làm gì để bảo vệ di sản văn hóa?
Câu 4. (2.5 điểm): Thế nào là tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác? Tôn trọng và
học hỏi các dân tộc khác có ý nghĩa gì? Tại sao khi học hỏi, tiếp thu những tinh hoa

văn hóa trên thế giới, chúng ta lại phải tiếp thu một cách có chọn lọc?
Câu 5. (3.0điểm): Nêu khái niệm đạo đức và pháp luật? Hãy so sánh sự giống và
khác nhau giữa đạo đức và pháp luật về cơ sở hình thành, hình thức thể hiện và các
phương thức bảo đảm thực hiện?
Câu 6. (2.5 điểm): Em hiểu như thế nào về HIV/AIDS? Thái độ và hành động của
em trước thảm họa này?
Câu 7. (3.5 điểm): Trong giờ học môn giáo dục công dân cô giáo đã cho học sinh
thảo luận bài 19 “Quyền tự do ngôn luận”. Trong quá trình thảo luận, Tuấn có ý kiến:
Hành vi gửi đơn ra tòa án đòi quyền thừa kế là không thể hiện quyền tự do ngôn
luận. An cho rằng: Hành vi đó thể hiện quyền tự do ngôn luận vì người gửi đơn có
quyền bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình để bảo vệ quyền lợi.
Cả hai bạn ai cũng muốn khẳng định ý kiến của mình là đúng nhưng không ai
giải thích được vì sao.
a. Em hãy giúp hai bạn giải quyết vấn đề trên.
b. Tại sao khi sử dụng quyền tự do ngôn luận phải tuân theo qui định của pháp luật?
---------------------- Hết ----------------------

5


“Tập 7 đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn GDCD lớp 8 (có đáp án chi tiết)”

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ SỐ: 02
ĐỀ HSG CẤP HUYỆN MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN - LỚP 8
.
Câu 1: (2,0 điểm) Điền đúng 1 từ, cụm từ được 0,5đ
TT
1
2

3
4
Từ, cụm từ
phải dừng lại
đã đi quá
giảm tốc độ
qua đường
cần điền
Điểm
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 2. (2,5 điểm):
Nội dung
Điểm
* Học sinh trình bày được các nội dung sau:
- Khái niệm: Hoạt động chính trị-xã hội là những hoạt động có nội dung 0,5
liên quan đến việc xây dựng và bảo vệ nhà nước, bảo vệ chế độ chính trị, trật
tự an toàn xã hội, là những hoạt động trong các tổ chức chính trị, đoàn thể
quần chúng và hoạt động nhân đạo, bảo vệ môi trường sống của con người.
- Ý nghĩa:
+Việc tham gia các hoạt động chính trị-xã hội tạo điều kiện để mỗi cá nhân
đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội.
0,5đ
+ Việc tham gia các hoạt động chính trị-xã hội còn tạo điều kiện để cá nhân
được bộc lộ, tự khẳng định và phát triển nhân cách.
0,5đ
- Kể tên được 4 hoạt động ( Đúng mỗi hành động được 0,25đ)
+ Các hoạt động thể dục thể thao…

1,0 đ
+ Tham gia các hoạt động từ thiện.
+ Tham gia hoạt động của Đoàn, Đội
+ Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường….
( Gv căn cứ vào câu trả lời của học sinh để cho điểm)
Câu 3. (4,0 điểm):
Nội dung

Điểm

* Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử văn hóa, 0,5đ
khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền
miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác bao
gồm tiếng nói, chữ viết, lối sống, nế sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công
truyền thống, tri thức về y dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang
phục truyền thống và các tri thức dân gian khác.
* Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa
học bao gồm di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo
vật quốc gia .

6


“Tập 7 đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn GDCD lớp 8 (có đáp án chi tiết)”

*Ý nghĩa:
+ Đối với sự phát triển của nền văn hóa Việt Nam: Di sản văn hóa là tài sản
của dân tộc nói lên truyền thống của dân tộc, thể hiện công đức của các thế
hệ tổ tiên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thể hiện kinh nghiệm
của dân tộc trên các lĩnh vực, các thế hệ sau có thể tiếp thu, kế thừa truyền

thống, kinh nghiệm đó để phát triển nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc.
+ Đối với thế giới: Di sản văn hóa của Việt Nam đóng góp vào kho tàng di
sản văn hóa thế giới. Một số di sản văn hóa của Việt Nam được công nhận là
di sản văn hóa thế giới để được tôn vinh, giữ gìn như những tài sản quý giá
của nhân loại.
* Những quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa :
- Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
- Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn
hóa. Chủ sở hữu di sản văn hóa có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di
sản văn hóa.
- Nghiêm cấm các hành vi :
+ Chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hóa;
+ Hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại di sản văn hóa;
+ Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ, xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai
thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;
+ Mua bán, trao đổi và vận chuyển trái phép di vật, bảo vật quốc gia thuộc di
tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ;
+ Đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài;
+ Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để thực hiện
những hành vi trái pháp luật.
* Để góp phần bảo vệ các di sản văn hoá cần phải:
- Nắm vững qui định của pháp luật về bảo vệ các di sản văn hoá.
- Hiểu được giá trị của các di sản văn hoá - danh lam thắng cảnh và có ý thức
tôn trọng, chăm sóc, bảo vệ các di sản văn hoá.
- Tuyên truyền vận động mọi người tham gia bảo vệ di sản văn hoá góp phần
ngăn chặn kịp thời những hành vi làm tổn hại đến các di sản văn hoá.

0,5đ

0,5đ


0,25đ
0,25đ

1,0đ

1,0đ

Câu 4. (3,0 điểm):
Nội dung
Điểm
Học sinh trình bày được các nội dung:
- Khái niệm: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là tôn trọng chủ quyền, 1,0
lợi ích và nền văn hóa và nền văn hóa của các dân tộc khác; luôn tìm hiểu và
tiếp thu những điều tốt đẹp trong nên kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc
khác; đồng thời thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình.
- Ý nghĩa: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác giúp chúng ta có thêm kinh 1,0
nghiệm tốt, tìm ra hướng đi phù hợp trong việc xây dựng và phát triển đất
nước, giữ gìn được bản sắc dân tộc, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển của
đất nước.
7


“Tập 7 đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn GDCD lớp 8 (có đáp án chi tiết)”

- Giải thích:
0,5
+ Không phải tất cả tinh hoa văn hóa trên thế giới đều phù hợp với điều kiện,
hoàn cảnh, truyền thống của dân tộc ta.
0,5

+ Nếu không chọn lọc sẽ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.
Câu 5. (3.0 điểm):
Nội dung
* Khái niệm đạo đức và pháp luật:
- Đạo đức là những quy định, những chuẩn mực ứng xử của con người với
người khác, với công việc, với thiên nhiên và môi trường sống, được nhiều
người ủng hộ và tự giác thực hiện.
- Pháp luật là những quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban
hành, được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết
phục, cưỡng chế.
* So sánh sự giống và khác nhau giữa đạo đức và pháp luật:
- Giống nhau: Đều là những quy tắc xử sự chung.
- Khác nhau:
Đạo đức
Pháp luật
Cơ sở hình thành
Đúc kết từ thực tế cuộc Do Nhà nước ban hành
sống và nguyện vọng của
nhân dân qua nhiều thế hệ.
Hình thức thể hiện Các câu ca dao, tục ngữ,
Các văn bản pháp luật
các câu châm ngôn…..
như
bộ
luật,
luật….trong đó quy
định các quyền, nghĩa
vụ của công dân, nhiệm
vụ, quyền hạn của các
cơ quan, cán bộ, công

chức nhà nước……
Biện pháp bảo đảm Tự giác, thông qua tác
Bằng sự tác động của
thực hiện
động của dư luận xã hội lên Nhà nước thông qua
án, khuyến khích, khen,
tuyên truyền, giáo dục,
chê….
thuyết phục hoặc răn
đe, cưỡng chế và xử lí
các vi phạm pháp luật

8

Điểm
0,5đ
0,5đ

0,5đ

1,5đ


“Tập 7 đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn GDCD lớp 8 (có đáp án chi tiết)”

Câu 6: (2,5 điểm)
Nội dung
- Hiểu biết về HIV/AIDS
+ HIV là tên của một loại vi-rút gây suy giảm miễn dịch ở người.
+ AIDS là giai đoạn cuối của sự nhiễm HIV, thể hiện triệu chứng của các bệnh

khác nhau, đe dọa đến tính mạng của con người.
+ HIV là một đại dịch của thế giới và Việt Nam.
+ Là một căn bệnh nguy hiểm đối với tính mạng, sức khỏe của con người...
+ Đe dọa tương lai, nòi giống của dân tộc, nhân loại...
+ Ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế - xã hội của đất nước...
- HIV/AIDS lây qua 3 con đường
+ Đường máu (Cho máu không xét nghiệm, dùng chung bơm kim tiêm...)
+ Quan hệ tình dục không an toàn
+ Từ mẹ sang con trong quá trình mang thai mà người mẹ bị nhiễm HIV
- Thái độ và hành động:
+ Sống an toàn, lành mạnh, không sa vào tệ nạn xã hội, như ma túy, mại dâm...
+ Không kỳ thị, phân biệt với người nhiễm HIV/AIDS.
+ Cảm thông, chia sẻ... với người nhiễm HIV/AIDS.
+ Biết lên án phê phán với với hành vi xa lánh, phân biệt, kỳ thị người nhiễm
HIV...
+ Tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền, phòng chống lây nhiễm
HIV/AIDS do trường, địa phương ...tổ chức.
+ Liên hệ được trách nhiệm bản thân...

Điểm
0.75đ

0.75đ

1.0đ

Câu 7: (3,5 điểm)
Nội dung
Điểm
a. Khẳng định ý kiến của Tuấn là đúng

0.5đ
Vì quyền tự do ngôn luận có 2 đặc điểm:
+ Bàn bạc thảo luận, bày tỏ ý kiến (mang tính dân chủ công khai).
0.5đ
+ Về những vấn đề chung của đất nước, xã hội.
0.5đ
Hành vi đòi quyền thừa kế có bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình nhưng không
phải vì vấn đề chung nên không thể hiện quyền tự do ngôn luận.
0.5đ
(HS có thể diễn đạt khác nhưng nếu vẫn đảm bảo nội dung tùy bài làm GV cho
điểm)
b. Khi sử dụng quyền tự do ngôn luận phải tuân theo qui định của pháp luật vì:
- Để phát huy tính tích cực và quyền làm chủ của công dân. Góp phần xây dựng
nhà nước, quản lí xã hội.
0.75đ
- Tránh lợi dụng quyền tự do ngôn luận để vu khống vu cáo làm hại người khác
hoặc xuyên tạc sự thật, phá hoại chống lại lợi ích Nhà nước, của nhân dân.
0.75đ
---------------------- Hết ----------------------

9


“Tập 7 đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn GDCD lớp 8 (có đáp án chi tiết)”

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN - LỚP 8
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

ĐỀ SỐ: 03


ĐỀ BÀI
Câu 1. (2.0 điểm):
Hãy điền vào chỗ trống (....) từ, cụm từ thích hợp để hoàn thành điều luật sau.
Điều 14 (Trích) Xử phạt các hành vi vi phạm khác về qui tắc giao thông đường bộ.
1- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 30.000 đồng đến 50.000 đồng đối với một trong
các hành vi sau đây:
a) Đổ thóc, lúa, rơm, rạ, lâm hải sản trên ..... (1) ….
b) Đổ rác, xả nước thải ra đường phố không đúng ..... (2) ….
c) Tập trung đông người trái phép, nằm, ngồi trên đường gây ..... (3) …. giao thông
d) ....(4)…., đá cầu, chơi cầu lông hoặc các hoạt động thể thao khác trái phép trên
đường giao thông.
Câu 2. (5.0 điểm):
Môi trường là gì? Tài nguyên thiên nhiên là gì? Môi trường và tài nguyên
thiên nhiên có vai trò như thế nào đối với đời sống con người và xã hội? Nguyên
nhân nào dẫn đến ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên hiện nay?
Là công dân học sinh em cần phải có trách nhiệm gì để bảo vệ môi trường và tài
nguyên thiên nhiên?
Câu 3. (3.0 điểm):
Tín ngưỡng, Tôn giáo là gì? Cho ví dụ? Thế nào là quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo?
Hãy nêu những biểu hiện tôn trọng và những việc làm vi phạm quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo của công dân?
Câu 4. (4.0 điểm):
Vì sao phải phòng chống nhiễm HIV/AIDS? Nêu những quy định của pháp
luật nước ta về phòng, chống nhiễm HIV/AIDS? Em cần phải làm gì để phòng chống
nhiễm HIV/AIDS cho mình và cho mọi người?
Câu 5. (3.0điểm):
Thế nào là tài sản nhà nước và lợi ích công cộng? Cho ví dụ? Công dân có
nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng như thế nào? Em
phải làm gì để thực hiện tốt nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích

công cộng?
Câu 6. (3.0 điểm):
Anh Nam và chị Hải cùng là cán bộ trong một cơ quan nhà nước. Do vô tình cả
hai phát hiện ra ông Dũng, là cấp trên trực tiếp của họ đã có hành vi tham ô tài sản
của Nhà nước. Anh Nam rất muốn tố cáo sự việc trên nhưng vì phải nuôi gia đình
đông con nên đành im lặng. Còn chị B do bất bình nên đã làm đơn tố cáo ông Dũng,
chị đã bị ông Dũng cho nghỉ việc.
a. Em hãy nêu nhận xét về hành động của anh Nam và chị Hải?
b.Trong trường hợp này chị Hải phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?
---------------------- Hết ---------------------HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ SỐ: 03
10


“Tập 7 đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn GDCD lớp 8 (có đáp án chi tiết)”

ĐỀ HSG CẤP HUYỆN MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN - LỚP 8
.
Câu 1. (2.0 điểm): Điền đúng 1 từ, cụm từ được 0,5đ
TT
Từ cần điền
Điểm

1
Đường bộ
0,5

2
Nơi qui định
0,5


3
Cản trở
0,5

4
Đá bóng
0,5

Câu 2. (5,0 điểm):
- Khái niệm:
+ Môi trường là toàn bộ các điều kiện tự nhiên và nhân tạo bao quanh con
người, tác động đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người
và thiên nhiên.
+ TNTN là những của cải vật chất có sẵn trong tự nhiên mà con người có
thể khai thác, chế biến, sử dụng để phục vụ cuộc sống của con người.
TNTN là một bộ phận thiết yếu của môi trường, có quan hệ chặt chẽ với
môi trường. Mỗi hoạt động kinh tế khai thác TNTN dù tốt hay xấu đều có
tác động đến môi trường.
- Vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên:
+ Môi trường và TNTN có tầm quan trọng đặc biệt đối với con người, tạo
cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Tạo cho con người
phương tiện sinh sống, phát triển trí tuệ, đạo đức, tạo cuộc sống tinh thần
vui vẻ cho con người.
+ Nếu môi trường trong lành, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái sẽ tạo
điều kiện thuận lợi cho con người đem hết khả năng của mình để phát triển
kinh tế, văn hóa, xã hội, tạo cho con người phương tiện sinh sống, phát
triển trí tuệ, đạo đức, tinh thần.
+ Nếu môi trường bị ô nhiễm, việc sử dụng TNTN không có kế hoạch sẽ
gây mất cân bằng sinh thái, làm cho môi trường bị suy thoái, đó là nguyên

nhân gây ra mưa bão, lũ lụt, hạn hán ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con
người như đói nghèo, bệnh tật, thất học…
- Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên thiên
nhiên:
Do tác động tiêu cực của con người trong đời sống và trong các hoạt
động kinh tế, không thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường và tài
nguyên, chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt.
+ Ví dụ về ô nhiễm môi trường: những con sông bị tắc nghẽn, đục ngầu do
rác thải; khói, bụi, rác bẩn từ các nhà máy, khu dân cư xả ra; không khí
ngột ngạt; khí hậu biến đổi thất thường…
+ Ví dụ về cạn kiệt tài nguyên: rừng bị chặt phá bừa bãi, diện tích rừng
ngày càng bị thu hẹp; đất bị bạc màu; nhiều loài động thực vật bị biến mất;
nạn khan hiếm nước sạch…
- Trách nhiệm của công dân học sinh:
11

1,5đ
0,5đ

1,0đ
1,5đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ
1,0đ
0,5đ
0,25đ

0,25đ
1,5đ


“Tập 7 đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn GDCD lớp 8 (có đáp án chi tiết)”

+ Hiểu được giá trị của môi trường và TNTN để có ý thức, trách nhiệm bảo
vệ. Cùng với mọi người, học sinh cần tích cực tham gia hưởng ứng tết
trồng cây, tham gia bảo vệ cây xanh ở trường học và ven đường.
+ Giữ vệ sinh trường lớp, thôn xóm, nơi cư trú, thường xuyên vệ sinh
trường, lớp, gia đình, ngõ phố.
+ Tuyên truyền vận động mọi người bảo vệ môi trường và TNTN; đấu
tranh với những hành vi gây ô nhiễm môi trường.
+ Tích cực tham gia các cuộc thi và phong trào bảo vệ môi trường, TNTN;
ủng hộ Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam; hưởng ứng ngày
môi trường thế giới.

0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ

Câu 3. (3,0 điểm):
a) Tín ngưỡng là lòng tin vào một cái gì đó như thần linh, thượng đế, chúa
0.5
trời...
Ví dụ : Con người tin rằng trong thế giới hiện tại có sự tồn tại của các thần
0.25
linh.
- Tôn giáo là một hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức, với những quan

niệm, giáo lý thể hiện rõ sự tín ngưỡng, sùng bái, thần linh và những hình thức 0.5
lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy.
Ví dụ : Đạo Phật; Đạo Thiên Chúa giáo; Đạo Hồi…
0.25
b) Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo: Công dân có quyền theo hoặc không theo
một tín ngưỡng, tôn giáo nào đó; Người đã theo một tín ngưỡng hay một tôn
0.25
giáo nào đó có quyền được thôi không theo nữa hoặc bỏ theo tín ngưỡng, tôn
giáo khác mà không ai được cưỡng bức, cản trở.
c) Những biểu hiện tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo:
+ Tôn trọng các nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo như đền, chùa, miếu 0.25
thờ, nhà thờ.
+ Không được bài xích, gây mất đoàn kết, chia rẽ những người có tín ngưỡng,
tôn giáo và những người không có tín ngưỡng, tôn giáo; giữa những người có 0.25
tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
d) Những biểu hiện vi phạm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo:
+ Phân biệt đối xử người theo đạo;
+ Gây chia rẽ giữa những người theo tôn giáo khác nhau;
+ Xây dựng nhà trái phép trên đất của nhà thờ;
+ Phá phách, đập phá, thiếu tôn trọng những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn 0.75
giáo;
+ Đánh cắp các cổ vật của chùa, nhà thờ;
+ Lợi dụng lòng tin tín ngưỡng, tôn giáo để làm những điều nhảm nhí có hại
cho con người....
Câu 4. (4,0điểm):
- Phải phòng chống nhiễm HIV/AIDS vì: HIV/AIDS đang là đại dịch của
thế giới và Việt Nam. Đó là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, nó hủy hoại sức 1,0đ
khỏe, cướp đi tính mạng con người; phá hoại hạnh phúc gia đình; hủy hoại
12



“Tập 7 đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn GDCD lớp 8 (có đáp án chi tiết)”

tương lai nòi giống của dân tộc; ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế - xã
hội của đất nước.
- Những quy định của pháp luật về phòng chống nhiễm HIV/AIDS:
+ Mọi người có trách nhiệm thực hiện các biện pháp phòng, chống lây
truyền HIV/AIDS để bảo vệ cho mình, cho gia đình và xã hội; tham gia
các hoạt động phòng, chống nhiễm HIV/AIDS ở gia đình và cộng đồng.
+ Nghiêm cấm các hành vi mua dâm, bán dâm, tiêm chích ma túy và các
hành vi lây truyền HIV/AIDS khác.
+ Người nhiễm HIV/AIDS có quyền được giữ bí mật về tình trạng nhiễm
HIV/AIDS của mình, không phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS
nhưng người nhiễm HIV/AIDS phải thực hiện các biện pháp phòng chống
lây truyền bệnh để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
- Trách nhiệm của học sinh:
+ Mỗi người cần có hiểu biết đầy đủ về HIV để chủ động phòng tránh cho
mình, cho gia đình và cộng đồng; tránh tiếp xúc với máu của người bị
nhiễm HIV/AIDS; không dùng chung bơm, kim tiêm, không quan hệ tình
dục bừa bãi.
+ Có cuộc sống lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội.
+ Không phân bệt đối xử với người bị nhiễm HIV/AIDS và gia đình của
họ.
+ Tích cực tham gia các hoạt động phòng chống HIV/AIDS ở nhà trường
và cộng đồng.
Câu 5. (3.0điểm):
- Tài sản nhà nước và lợi ích công cộng:
+ Tài sản nhà nước là tài sản thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước chịu
trách nhiệm quản lí.
VD như: đất đai, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất nguồn lợi

ở vùng biển, thềm lục địa, vùng trời, phần vốn và tài sản do nhà nước đầu
tư vào các xí nghiệp công trình thuộc các ngành kinh tế, văn hóa-xã hội…
+ Lợi ích công cộng là những lợi ích chung dành cho mọi người và xã hội.
VD như: lợi ích do các công trình công cộng mang lại như công viên,
vườn hoa, cầu đường, sân vận động, cung văn hóa…
- Công dân có nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích
công cộng thể hiện:
+ Tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước, biết quý trọng, giữ gìn, bảo quản,
không xâm phạm lợi ích nhà nước.
+ Tổ chức, cá nhân được giao quyền quản lí tài sản nhà nước, không để
mất mát, hư hỏng, thiếu trách nhiệm dẫn đến mất mát hư hỏng hoặc hủy
hoại tài sản, không được hủy hoại tài sản nhà nước dù chỉ là rất nhỏ.
+ Tổ chức cá nhân được giao quyền sử dụng tài sản nhà nước phải sử dụng
đúng mục đích, có hiệu quả, không tham ô lãng phí tài sản nhà nước.
+ Tổ chức cá nhân được giao quyền khai thác tài sản nhà nước thì phải
khai thác đúng mục đích, có hiệu quả, phải tuân theo quy định của pháp
13

1,25đ
0,5đ
0,25đ

0,5đ
1,75đ
1,0đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ

1,25đ

0,75đ

0,5đ
1,25đ
0,25đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ


“Tập 7 đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn GDCD lớp 8 (có đáp án chi tiết)”

luật.
- Trách nhiệm của học sinh: (HS có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác
nhau dựa trên những ý cơ bản sau. Giám khảo linh hoạt cho điểm)
+ Cần nâng cao ý thức tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công
cộng.
+ Tuyên truyền cho gia đình và mọi người có ý thức tôn trọng và bảo vệ
tài sản nhà nước và lợi ích công cộng.
+ Giúp đỡ các cá nhân, cơ quan chức năng trong khi thực hiện nhiệm vụ.
+ Phê phán, tố giác những hành vi xâm hại, lấn chiếm, tham ô tài sản nhà
nước và lợi ích công cộng.

1,0đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ

Câu 6. (3,0 điểm):

Nội dung
Điểm
- Sự im lặng của anh Nam thoạt nhìn có vẻ đúng vì nó gắn với trách nhiệm
gia đình nhưng xét cho cùng thì đây là hành động cá nhân hèn nhát và trái 1,0
pháp luật.
- Ngược lại, việc tố cáo của chị Hải là việc làm đúng pháp luật, thể hiện một
công dân tốt, có trách nhiệm cao.
- Trong trường hợp này, chị Hải có thể làm đơn khiếu nại tới cơ quan có
thẩm quyền để giải quyết. Pháp luật luôn bảo vệ quyền lợi hợp pháp của
công dân cũng như trừng trị đích đáng mọi hành động vi phạm đến lợi ích
của nhà nước, tập thể và công dân.
---------------------- Hết ----------------------

14

1,0
1,0


“Tập 7 đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn GDCD lớp 8 (có đáp án chi tiết)”

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN - LỚP 8
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

ĐỀ SỐ: 04

ĐỀ BÀI
Câu 1: (2, 0 điểm)
Hãy điền vào chỗ trống (....) từ, cụm từ thích hợp để hoàn thành điều luật sau.

Điều 11. Chấp hành báo hiệu đường bộ (Luật giao thông đường bộ 2008).
a) Người tham gia giao thông phải chấp hành....(1)....và chỉ dẫn của hệ thống báo
hiệu đường bộ.
b) Khi có người .... (2).... giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành
hiệu lệnh của người .... (3).... giao thông.
c) Tại nơi có biển báo hiệu cố định, lại có biển báo hiệu tạm thời thì người tham gia
giao thông phải .... (4).... hiệu lệnh của báo hiệu tạm thời.
Câu 2: (3, 0 điểm)
Di sản văn hoá là gì? Kể tên các di sản văn hoá nước ta được Unesco công nhận là di
sản tư liệu thế giới? Trình bày những qui định của pháp luật về bảo vệ di sản văn
hoá? Là công dân – học sinh em cần phải làm gì để bảo vệ các di sản văn hoá đó?
Câu 3: (4,0 điểm)
Thế nào là hoạt động chính trị xã hội? Theo em, tham gia các hoạt động chính trị có
ý nghĩa gì? Kể những hoạt động chính trị, xã hội em đã tham gia, từ đó trình bày
trách nhiệm của học sinh trong việc tham gia hoạt động chính trị, xã hội?
Câu 4: (2,0 điểm)
Thế nào là quyền sở hữu tài sản của công dân? Tôn trọng tài sản của người khác
được thể hiện qua những hành vi nào? Vì sao phải tôn trọng tài sản của người khác?
Câu 5: (6,0 điểm)
Em hiểu pháp luật là gì? Trình bày đặc điểm và bản chất của pháp luật nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? Theo em Hiến pháp có quan hệ như thế nào
đối với pháp luật?
Câu 6: Tình huống (3,0 điểm)
Chị Minh nói với chồng: “Ghê thật anh ạ! Em nghe nói nước ta có nhiều trẻ em bị
nhiễm HIV/AIDS lắm!”. Chồng cô cãi: “Vớ vẩn! Làm gì có chuyện trẻ em lại mắc cái
bệnh của người lớn! Em có biết bệnh này vì sao mà bị không? Này nhé: thứ nhất là
lây theo đường tình dục, thứ hai là những kẻ tiêm chích ma tuý. Còn trẻ em, chúng
có làm được các việc đó đâu mà bị?”.
Chị Minh thấy chồng nói có lý, không cãi lại được nhưng vẫn băn khoăn.
Hỏi: Vận dụng kiến thức đã học về phòng, chống HIV/AIDS, em hãy giúp Chị Minh

giải thích cho chồng chị về vấn đề này
---------------------- Hết ---------------------15


“Tập 7 đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn GDCD lớp 8 (có đáp án chi tiết)”

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ SỐ: 04
ĐỀ HSG CẤP HUYỆN MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN - LỚP 8
.
Câu 1: (2,0 điểm) Điền đúng 1 từ, cụm từ được 0,5đ
TT
1
2
3
4
Từ cần điền
Hiệu lệnh
Điều khiển
Điều khiển
Chấp hành
Điểm
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 2: (3,0 điểm)
Nội dung
Điểm
* Bài làm có bố cục rõ ràng, mạch lạc

0.5
* Nội dung:
2.5
a) Di sản văn hoá bao gồm di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá
vật thể là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học 0.5
được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
- Di sản văn hoá được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới là:
- Mộc bản triều Nguyễn (2009)
0.25
- 82 bia tiến sỹ văn miếu Quốc tử giám – công nhận là di sản tư liệu thế 0.25
giới (2010)
b) Những qui định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá, ban hành
1.0
luật di sản văn hoá năm 2001:
Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.
Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản
0.25
văn hoá, chủ sở hữu di sản văn hoá có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá
trị di sản văn hoá
Điều 5: “Nhà nước thống nhất quản lí di sản văn hoá thuộc sở hữu
toàn dân; công nhận và bảo vệ các hình thức sở hữu tập thể, sở hữu
0.25
chung của cộng đồng, sở hữu tư nhân và các hình thức sở hữu khác theo
qui định của pháp luật...”
- Điều 13- Nhà nước nghiêm cấm các hành vi:
+ Chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hoá
+ Huỷ hoại hoặc gây nguy cơ huỷ hoại di sản văn hoá
+ Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ, xây dựng trái phép, lấn chiếm đất
đai thuộc di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh.
0.5

+ Mua bán, trao đổi và vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc
gia thuộc di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh, đưa trái phép di
vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài.
+ Lợi dụng việc bảo vệ, phát huy giá trị của di sản văn hoá để thực
hiện các hành vi trái pháp luật.
c) Trách nhiệm của công dân học sinh:
0.5
+ Giữ gìn sạch đẹp các di sản văn hoá ở địa phương; không vứt rác bừa
bãi và có hành vi làm ô nhiễm môi trường ở các khu di tích
0.25
+ Đi tham quan, tìm hiểu di tích lịch sử, văn hoá
16


“Tập 7 đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn GDCD lớp 8 (có đáp án chi tiết)”

+ Tố giác những kẻ ăn cắp di vật, cổ vật, bảo vật; xâm phạm trái phép đất
đai ở các khu di tích
+ Tích cực tham gia các lễ hội truyền thống ở địa phương
+Tôn trọng học hỏi tinh hoa văn hoá của các dân tộc khác trên thế giới để
làm phong phú cho bản sắc văn hoá dân tộc mình, giới thiệu quảng bá văn
hoá Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.

0.25

Câu 3: (4, 0d)
Nội dung trả lời
Điểm
* Bài làm có bố cục rõ ràng, mạch lạc
0.5

* Nội dung:
3.5
1. Hoạt động chính trị xã hội : là những hoạt động có nội dung liên quan
đến việc xây dựng và bảo vệ Nhà nước, chế độ chính trị, trật tự an ninh xã
0.5
hội; là những hoạt động trong các tổ chức chính trị, đoàn thể quần chúng
và hoạt động nhân đạo, bảo vệ môi trường sống của con người.
2.Ý nghĩa:
- Hoạt động chính trị- xã hội tạo điều kiện để mỗi cá nhân bộc lộ, rèn
luyện, hình thành và phát triển nhân cách, thái độ, tình cảm, niềm tin trong
0. 5
sáng, rèn luyện năng lực giao tiếp, ứng xử; năng lực tổ chức, quản lí, năng
lực hợp tác…; đóng góp công sức, trí tuệ của mình vào công việc chung
của xã hội..
- Đem lại niềm vui, sự an ủi tinh thần, giảm bớt những mất mát đau
0.5
thương về vật chất, tinh thần cho con người.
- Thiết lập được mối quan hệ bạn bè lành mạnh giữa người với người, phát
huy truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, góp phần xây dựng xã hội 0.5
công bằng, dân chủ, văn minh .
3. Em đã tham gia các hoạt động chính trị, xã hội như:
- Tham gia hoạt động văn nghệ, thể dục, thể thao
- Tham gia các hoạt động của Đoàn-Đội như: Viết thư quốc tế UPU,
chương trình kế hoạch nhỏ, cuộc thi tìm hiểu ma tuý, tìm hiểu về Đoàn …
- Tham gia cổ động cho ngày bầu cử Quốc hội, HĐND các cấp
- Mua tăm giúp hội người mù
- Giao lưu văn nghệ, quyên góp với trẻ em khuyết tật
1.0
- Quyên góp sách vở, quần áo giúp đỡ các bạn nghèo
- Quyên góp giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam

- Hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường sống
- Hoạt động tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS, tuyên truyền phòng
chống ma tuý và các tệ nạn xã hội
- Tham gia tổng vệ sinh, thu gom rác thải, làm sạch môi trường ở địa
phương
4. Trách nhiệm của học sinh: Học sinh tham gia các hoạt động chính trị –
xã hội để hình thành phát triển thái độ, tình cảm, niềm tin trong sáng, rèn
0.5
luyện năng lực giao tiếp, ứng xử, năng lực tổ chức, quản lí; năng lực hợp
tác...
17


“Tập 7 đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn GDCD lớp 8 (có đáp án chi tiết)”

Câu 4: (2,0điểm)
Nội dung
* Quyền sở hữu tài sản là quyền của công dân (chủ sở hữu) đối với tài sản
thuộc sở hữu của mình. Quyền sở hữu tài sản bao gồm: quyền chiếm hữu,
quyền sử dụng và quyền định đoạt.
* Tôn trọng tài sản của người khác thể hiện qua các hành vi:
Khi nhặt được cuả rơi phải trả cho chủ sở hữu hoặc thông báo cho cơ
quan có trách nhiệm xử lí theo qui định của Pháp luật.
Khi vay nợ phải trả đầy đủ, đúng hạn
Khi mượn phải giữ gìn cẩn thận, sử dụng xong phải trả ngay cho chủ
sở hữu; nếu làm hỏng phải sửa chữa hoặc bồi thường tương ứng với giá trị
của tài sản.
Nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo qui định của pháp luật.
* Phải tôn trọng tài sản của người khác vì đó là nghĩa vụ của công dân,
xâm phạm tài sản của người khác là vi phạm pháp luật và bị pháp luật xử

lí theo luật định

Điểm
0.5
1, 5
0.25
0.25
0.25
0.25
0,5

Câu 5: (6,0điểm)
Nội dung
Điểm
a. Bài làm có bố cục rõ ràng, mạch lạc
0.5
b. Nội dung:
5.5
* Pháp luật là những qui tắc xử sự chung, có tính bắt buộc do Nhà nước
ban hành, được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, 0.5
thuyết phục, cưỡng chế.
* Đặc điểm của pháp luật:
- Tính quy phạm phổ biến : Các qui định của pháp luật là thước đo hành vi
của mọi người trong xã hội, qui định khuôn mẫu, những qui tắc xử sự 0.5
chung mang tính phổ biến.
- Tính xác định chặt chẽ: Các điều luật được qui định rõ ràng, chính xác,
0.5
chặt chẽ, thể hiện trong các văn bản pháp luật.
- Tính bắt buộc, (cưỡng chế) : pháp luật do Nhà nước ban hành mang
tính quyền lực Nhà nước bắt buộc mọi người đều phải tuân theo, ai vi 0.5

phạm sẽ bị Nhà nước xử lí theo qui định.
* Bản chất của pháp luật:
- Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam thể hiện ý chí của
giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng
sản Việt Nam.

0.5

- Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện quyền làm
chủ của nhân dân lao đông Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực của đời sống
xã hội (chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế...) cụ thể:

0.5

18


“Tập 7 đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn GDCD lớp 8 (có đáp án chi tiết)”

+ Về chính trị: Mọi công dân đều bình đẳng trước PL; bình đẳng nam nữ;
quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội; tham gia thảo luận vấn
đề chung của đất nước; quyền bầu cử, ứng cử vào các cơ quan quyền lực
nhà nước; quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.
+ Về kinh tế: Công dân có quyền tự do kinh doanh; quyền sở hữu tài sản,
Quyền và nghĩa vụ lao động; có nghĩa vụ đóng thuế và lao động công ích
0.75
+ Văn hoá-xã hội: Có quyền và nghĩa vụ học tập, nghiên cứu khoa học,
phát minh, sáng chế; tham gia các hoạt động văn hoá, bảo vệ chăm sóc sức
khoẻ,
+ Công dân có quyền tự do dân chủ và tự do cá nhân; tự do ngôn luận, tự

do
báo chí; quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật;
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền bất khả xâm phạm về thân thể,
chỗ ở, quyền được pháp luật bảo vệ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân
phẩm.
- Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phản ánh đường lối
0.5
chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam.
* Mối quan hệ giữa hiến pháp và pháp luật:
+ Hiến pháp và pháp luật có quan hệ chặt chẽ với nhau.

0.25

+ Hiến pháp là luật cơ bản, có hiệu lực pháp lí cao nhất. Các quy định của
pháp luật phải tuân theo hiến pháp, không được trái với hiến pháp. (Pháp
luật phụ thuộc hiến pháp).

0.5

+ Hiến quy định những vấn đề nền tảng, những nguyên tắc mang tính định
hướng đường lối xây dựng và phát triển đất nước, tạo cơ sở cho pháp luật
cụ thể, chi tiết hóa hiến pháp (Hiến pháp định hướng pháp luật).

0.5

Câu 6: (3,0điểm)
Nội dung
Điểm
- Xác nhận hiện tượng trẻ em ở nước ta cũng như trên thế giới bị nhiễm 0.5
HIV/AIDS là đúng.

- Giải thích lí do trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS là:
+ Do quá trình khám, chữa bệnh cho trẻ bằng các hình thức: chích xét 1.0
nghiệm máu, truyền máu, tiêm thuốc... nhưng không được khử trùng cẩn
thận, đúng cách để dính máu của người bị nhiễm HIV sang đứa trẻ.
+ Căn bệnh này còn lây theo đường từ mẹ sang con. Người mẹ nhiễm 1.0
HIV/AIDS có thể truyền sang con khi mang thai, quá trình sinh nở và giai
đoạn cho con bú.
+ Do những rủi ro khác trong cuộc sống...
0.5
---------------------- Hết ----------------------

19


“Tập 7 đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn GDCD lớp 8 (có đáp án chi tiết)”

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN - LỚP 8
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

ĐỀ SỐ: 05

ĐỀ BÀI
Câu 1. (2.0 điểm): Điền vào chỗ trống để hoàn thiện điều luật sau:
Điều 10, hệ thống báo hiệu đường bộ - Luật giao thông đường bộ 2010
3.c. Tín hiệu vàng là..........(1).......trước vạch dừng, trừ trường hợp......(2).........vạch
dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng
phải ..........(3)........., chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ......(4)......
Câu 2 .(4,0 điểm) Pháp luật nước ta quy định như thế nào về Quyền được bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em? Nêu bổn phận của trẻ em đối với gia đình, nhà trường

và xã hội?
Câu 3. (4,0 điểm): Nêu ý nghĩa của từng chuẩn mực đạo đức mà em đã được học
trong chương trình giáo dục công dân lớp 8 ?
Câu 4 .(4,0 điểm) Những quy định của pháp luật nước ta về “Quyền và nghĩa vụ
của công dân trong gia đình”
Câu 5 (4,0 điểm): Khẩu hiệu hành động của mọi công dân Việt Nam là: “Sống và
làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật”. Bằng những hiểu biết của mình, em hãy làm
rõ quan điểm trên (theo những gợi ý dưới đây)
a. Hiến pháp là gì? Vai trò và vị trí của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam?
b. Pháp luật là gì?
c. Vì sao phải “ Sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật”?
d. Trách nhiệm của bản thân em trong việc thực hiện khẩu hiệu trên như thế nào?
Câu 6 (2,0 điểm): Tình huống: Bắc và Nam là hai cán bộ kiểm lâm của hạt kiểm
lâm K. Trong một lần đi kiểm tra đã bắt được 2 người vận chuyển gỗ rừng trái phép.
Bắc và Nam đã nhận tiền hối lộ của người vận chuyển gỗ nên đã để cho họ đi mà
không bắt giữ. Bình học sinh lớp 9 đã biết chính xác việc này.
Hỏi:
a. Việc làm của 2 cán bộ kiểm lâm có vi phạm pháp luật không? Vì sao?
b. Bình có thể tố cáo về việc nhận tiền hối lộ của 2 cán bộ kiểm lâm không? Nếu có
Bình phải gửi đơn đến cơ quan nào?
---------------------- Hết ----------------------

20


“Tập 7 đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn GDCD lớp 8 (có đáp án chi tiết)”

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ SỐ: 05

ĐỀ HSG CẤP HUYỆN MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN - LỚP 8
.
Câu 1: (2,0 điểm) Điền đúng 1 từ, cụm từ được 0,5đ
TT
1
2
3
4
Từ, cụm từ
phải dừng lại
đã đi quá
giảm tốc độ
qua đường
cần điền
Điểm
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 2 (4,0 điểm):
Nội dung
Điểm
- Pháp luật nước ta quy định về Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục
trẻ em như sau:
* Quyền bảo vệ:
+ Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch; Trẻ em được Nhà nước và 0,5đ
xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự
* Quyền được chăm sóc:
1,0đ
+ Trẻ em được chăm sóc, nuôi dạy để phát triển, được bảo vệ sức khoẻ.

+ Được sống chung với cha mẹ và được hưởng sự chăm sóc của các thành
viên trong gia đình.
+ Trẻ em tàn tật khuyết tật được Nhà nước và xã hội giúp đỡ trong việc điều
trị phục hồi chức năng.
+ Trẻ em không nơi nương tựa được Nhà nước, xã hội và các tổ chức chăn
sóc nuôi dạy
* Quyền được giáo dục:
Trẻ em có quyền được học tập, được dạy dỗ, được vui chơi giải trí, được 0,5đ
tham gia hoạt động văn hoá, thể thao
- Bổn phận của trẻ em:
* Đối với gia đình:
0,5đ
+ Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo, vâng lời, giúp đỡ ông bà, cha mẹ.
+ Yêu thương đùm bọc, chăm sóc giúp đỡ anh, chị em
* Đối với nhà trường:
0,5đ
+ Nghe lời thầy cô giáo, chăm chỉ học tập và rèn luyện đạo đức.
+ Chấp hành tốt điều lệ, nội quy của nhà trường.....
* Đối với xã hội:
1,0đ
+ Yêu quê hương đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và đoàn kết quốc tế.
+ Tôn trọng pháp luật, tôn trọng tài sản của người khác
+ Thực hiện nếp sống văn minh, trật tự an toàn công cộng.
+ Không đánh bạc, uống rượu, hút thuốc lá và dùng chất kích thích có hại
cho sức khoẻ.
+ Tôn trọng lẽ phải, lễ phép với người lớn, thương yêu em nhỏ, đoàn kết với
bạn bè.
Câu 3 (4,0 điểm)
21



“Tập 7 đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn GDCD lớp 8 (có đáp án chi tiết)”

Nội dung
Ý nghĩa của các chuẩn mực đạo đức ở chương trình giáo dục công dân lớp 8:
- Tự lập có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển cá nhân, giúp con người
đạt được thành công trong cuộc sống và được mọi người kính trọng.
- Tôn trọng lẽ phải giúp mọi người có cách xử sự phù hợp; góp phần xây
dựng các mối quan hệ xã hội lành mạnh; góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và
phát triển.
- Người biết tôn trọng người khác sẽ được người khác tôn trọng lại; mọi
người biết tôn trọng lẫn nhau sẽ góp phần làm cho quan hệ xã hội trong sáng,
lành mạnh và tốt đẹp
- Giữ chữ tín là tự trọng bản thân và tôn trọng người khác; người giữ chữ tín
sẽ nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của người khác đối với mình, giúp mọi
người đoàn kết và dễ dàng hợp tác với nhau.
- Tình bạn trong sáng, lành mạnh giúp con người cảm thấy ấm áp, tự tin, yêu
con người và yêu cuộc sống hơn, biết tự hoàn thiện mình để sống tốt hơn,
xứng đáng với bạn bè hơn.
- Liêm khiết sẽ giúp con người sống thanh thản, đàng hoàng, tự tin, không bị
phụ thuộc vào người khác và được mọi người xung quanh kính trọng, vị nể.
- Lao động tự giác và sáng tạo là giúp con người học tập mau tiến bộ, nâng
cao năng suất và chất lượng lao động, phát triển nhân cách; thúc đẩy sự phát
triển xã hội
- Ý nghĩa của pháp luật, kỉ luật: xác định được trách nhiệm cá nhân; bảo vệ
được quyền lợi của mọi người; tạo điều kiện cho cá nhân và xã hội phát triển.
- Tham gia các hoạt động chính trị – xã hội là điều kiện, thời cơ cho mỗi cá
nhân bộc lộ, tự khẳng định, phát triển nhân cách và đồng thời được đóng góp
công sức, trí tuệ của mình vào công việc chung của xã hội, góp phần xây

dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
- Tôn trọng, học hỏi các dân tộc khác giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm tốt,
tìm ra hướng đi phù hợp trong việc xây dựng và phát triển đất nước, giữ gìn
bản sắc dân tộc, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển của đất nước. (0,5đ)
- Xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư là góp phần nâng cao chất
lượng cuộc sống gia đình và cộng đồng.
Câu 4:(4,0 điểm)
Nội dung
- Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng mỗi con người, là môi trường quan trọng
hình thành và giáo dục nhân cách.
- Pháp luật nước ta có những quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành
viên trong gia đình như sau:
* Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, ông bà đối với con cháu:
- Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm
sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của con;
chăm lo việc học tập và giáo dục con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ
và đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho
xã hội.
22

Điểm
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ


0,5đ
0,5đ
Điểm
0,25đ

0,75đ


“Tập 7 đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn GDCD lớp 8 (có đáp án chi tiết)”

- Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, không được ngược đãi,
hành hạ, xúc phạm con, ép buộc con làm những điều trái pháp luật, trái đạo
đức xã hội.
- Các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ không chỉ đối với con chưa thành niên
mà còn đối với cả con đã thành niên bị tàn tật, mất khả năng hành vi dân sự,
không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi sống mình.
- Ông bà nội ngoại có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục
cháu, nuôi dưỡng cháu chưa thành niên hoặc cháu thành niên bị tàn tật nếu
không có người nuôi dưỡng.
* Quyền và nghĩa vụ của con cháu đối với cha mẹ, ông bà:
- Con cháu có bổ phận yêu quí, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ,
ông bà, lắng nghe những lời khuyên bảo của cha mẹ, ông bà, giữ gìn danh dự,
truyền thống tốt đẹp của gia đình. Con có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi
dưỡng cha mẹ, ông bà, đặc biệt khi cha mẹ, ông bà ốm đau, già yếu. Nghiêm
cấm con cháu có hành vi ngược đãi, xúc phạm cha mẹ, ông bà.
- Con từ 15 tuổi trở lên còn sống chung với cha mẹ có nghĩa vụ chăm lo đời
sống chung của gia đình; nếu có thu nhập thì phải đóng góp vào các nhu cầu
thiết yếu của gia đình.
- Con có quyền có tài sản riêng: tài sản riêng của con bao gồm tài sản được

thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của con, hoa lợi, lợi
tức phát sinh từ tài sản riêng của con và các thu nhập hợp pháp khác.
- Con có quyền xin nhận cha mẹ của mình, kể cả trường hợp cha mẹ đã chết.
Con thành niên xin nhận cha không đòi hỏi sự đồng ý của mẹ, xin nhận mẹ
không đòi hỏi sự đồng ý của cha.
* Anh, chị, em có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ và nuôi dưỡng
nhau nếu không còn cha mẹ.
Những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia
đình nhằm mục đích xây dựng gia đình hoà thuận, hạnh phúc, giữ gìn và phát
huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Chúng ta phải hiểu và thực
hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình đối với gia đình.
Câu 5 (4,0 điểm)
Nội dung
a. Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất trong
hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi văn bản của pháp luật khác đều được xây
dựng ban hành trên cơ sở các quy định của Hiến pháp, không được trái với
Hiến pháp. (0.75 đ)
+ Vai trò và vị trí của Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam:
- Thể chế hoá đường lối chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam trong từng
thời kì, từng gia đoạn cách mạng.
- Định hướng cho đường lối phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
- Là căn cứ pháp lí cho các ngành luật.
b. Pháp luật là các quy tắc xử sự chung, do nhà nước ban hành, được nhà
nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng
chế.
23

0,25đ
0,25đ
0,25đ

0,75đ

0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ

Điểm

0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,75đ


“Tập 7 đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn GDCD lớp 8 (có đáp án chi tiết)”

c. Chúng ta phải “ Sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật”, vì:
- Nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân;
- Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế
XHCN, mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ như nhau được pháp luật
quy định.
- Như vậy, mỗi công dân cần phải tuân theo pháp luật và bắt buộc phải sống
và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật.
d. Trách nhiệm của bản thân em trong việc thực hiện khẩu hiệu trên là:
- Trong học tập luôn thực hiện những nhiệm vụ được thầy cô giáo giao cho,
thực hiện đúng nội quy của nhà trường, hoàn thành nghĩa vụ phổ cập giáo
dục,...
- Trong gia đình phải kính trọng, lễ phép, vâng lời, biết ơn và chăm sóc ông

bà, cha mẹ.(
- Thực hiện tốt Luật Giao thông đường bộ, phòng chống tệ nạn xã hội, nếp
sống văn hoá, văn minh đô thị; đảm bảo trật tự an toàn xã hội như không gây
gổ đánh nhau, nói tục, chửi thề; bảo vệ môi trường...
Câu 6 (2,0 điểm):
Nội dung
Học sinh nêu được:
- Việc làm của 2 cán bộ kiểm lâm là vi phạm pháp luật
- Vì 2 cán bộ kiểm lâm có trách nhiệm tuần tra ngăn chặn lâm tặc phá rừng
đã không bắt giữ mà còn nhận hối lộ của họ
- Nếu Bình biết chắc chắn việc nhận hối lộ này thì em có quyền tố cáo
- Bình có thể gửi đơn đến cơ quan nơi Bắc và Nam công tác hoặc có thể gửi
đơn đến Viện kiểm sát nhân dân hoặc Công an huyện K để tố cáo việc làm
của Bắc và Nam
---------------------- Hết ----------------------

24

0,25đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
Điểm
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ



“Tập 7 đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn GDCD lớp 8 (có đáp án chi tiết)”

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN - LỚP 8
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

ĐỀ SỐ: 06

ĐỀ BÀI
Câu 1 (5,0 điểm).
Tôn sư trọng đạo là một trong những truyền thống tốt đẹp, đáng tự hào của dân
tộc Việt Nam. Bằng sự hiểu biết của mình, em hãy giới thiệu truyền thống tốt đẹp trên.
Câu 2 (4,0 điểm).
Giờ ra chơi Tuấn và Hùng tranh luận với nhau về chủ đề quyền tự do ngôn
luận của công dân.
- Tuấn cho rằng: tự do ngôn luận nghĩa là ai muốn nói gì là tùy ý thích của
mình. Nếu phải tuân theo kỉ luật và pháp luật thì còn gọi gì là tự do nữa.
- Hùng phản đối: cậu nói thế thì không được. Tự do ngôn luận cũng phải tuân
theo kỉ luật và pháp luật chứ.
a) Em đồng ý với ý kiến nào? Tại sao?
b) Theo em công dân cần sử dụng quyền tự do ngôn luận như thế nào?
Câu 3 (5,0 điểm).
Khi nói về công lao của cha mẹ đối với con cái, ca dao Việt Nam có câu:
“Ơn cha nặng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang”.
a) Câu ca dao trên nói đến bài học nào trong chương trình Giáo dục công
dân 8? Trình bày nội dung của bài học đó?
b)Tìm một câu ca dao hoặc tục ngữ nói về quan hệ của anh chị em và giải
thích ý nghĩa của nó?

Câu 4 (4,0 điểm). Đi học về ngang qua các cánh đồng, em thường chứng kiến
nhiều người dân, sau khi sử dụng các loại thuốc trừ sâu, phân bón cho lúa và hoa
màu. Họ thường vứt chai lọ, bao bì xuống vệ cỏ hoặc kênh mương…
a)
Em có suy nghĩ gì về việc làm đó?
b)
Chứng kiến những việc làm đó em sẽ ứng xử hoặc có thái độ như thế nào để
góp phần bảo vệ môi trường?
Câu 5 (2,0 điểm). HIV/AIDS lây qua những con đường nào? Chúng ta cần làm gì
để phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS?
---------------------- Hết ----------------------

25


×