Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Nghiên cứu công nghệ đường hầm IPV6 và ứng dụng cho bảo mật trong truyền hình hội nghị quân sự (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 22 trang )

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG
--------------------------------

ĐẶNG TIẾN SỸ

NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ ĐƢỜNG HẦM IPV6 VÀ ỨNG DỤNG
CHO BẢO MẬT TRONG TRUYỀN HÌNH HỘI NGHỊ QUÂN SỰ

Chuyên ngành: Kỹ thuật Viễn thông
Mã số: 8.52.02.08

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

HÀ NỘI – 2018


Luận văn được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG
Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGÔ ĐỨC THIỆN

Phản biện 1 : TS. Dƣ Đình Viên

Phản biện 2 : PGS.TS Bạch Nhật Hồng
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ tại Học viện
Công nghệ Bưu chính Viễn thông.
Vào lúc: 09 giờ 00, ngày 06 tháng 01 năm 2018

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
‐ Thư viện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn Thông.



1

MỞ ĐẦU
Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển với tốc độ chóng mặt, ứng dụng
của Internet phát triển nhằm cung cấp dịch vụ cho người dùng trên các thiết bị mới ra
đời như smart phone, tablet v.v. Ứng dụng truyền hình hội nghị (THHN - Video
Conferencing) ra đời và hiện nay đã được sử dụng rất rộng rãi với ưu điểm là một công
cụ đem lại sự thuận tiện trong việc trao đổi thông tin với nhiều ứng dụng trong các lĩnh
vực. Đồng thời công nghệ này cũng góp phần tiết giảm chi phí tổ chức các cuộc họp,
xóa nhòa khoảng cách địa lý, nhanh chóng và hiệu quả cho công việc.
Với mục đích nghiên cứu và ứng dụng phương pháp bảo mật thông tin vào công
việc hiện tại đang công tác trong lĩnh vực công nghệ truyền hình hội nghị nói chung và
cho hệ thống truyền hình hội nghị quân sự nói riêng, cùng với sự thúc đẩy triển khai sử
dụng công nghệ IPv6 năm 2017 của Ban Công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia.
Đó cũng chính là lý do tôi chọn đề tài “Nghiên cứu công nghệ đường hầm ipv6
và ứng dụng cho bảo mật trong truyền hình hội nghị quân sự” làm đề tài Luận văn
Thạc sĩ. Luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về truyền hình hội nghị và các vấn đề về bảo mật truyền
hình hội nghị.
Chương 2: Công nghệ đường hầm IPv6 - giải pháp bảo mật đường truyền.
Chương 3: Mô phỏng thử nghiệm công nghệ đường hầm ipv6 ứng dụng cho
truyền hình hội nghị quân sự.


2

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRUYỀN HÌNH HỘI NGHỊ VÀ CÁC
VẤN ĐỀ VỀ BẢO MẬT TRUYỀN HÌNH HỘI NGHỊ
1.1. Truyền hình hội nghị

Hội nghị truyền hình là hệ thống thiết bị (bao gồm cả phần cứng và phần mềm)
truyền tải hình ảnh và âm thanh giữa hai hoặc nhiều địa điểm từ xa kết nối qua đường
truyền mạng Internet, WAN hay LAN, để đưa tín hiệu âm thanh và hình ảnh của các
phòng họp đến với nhau như đang ngồi họp cùng một phòng họp.

1.1.1. Lịch sử phát triển
Lịch sử phát triển của truyền hình hội nghị khái quát qua 4 thế hệ:
- Thế hệ đầu tiên: được thực hiện qua mạng kỹ thuật số đa dịch vụ ISDN theo
tiêu chuẩn H230 (ITU).
- Thế hệ thứ hai: vẫn dựa trên mạng kỹ thuật số đa dịch vụ ISDN, sử dụng các
thiết bị mã hóa/giải mã và nén/giải nén.
- Thế hệ thứ ba: phát triển trên mạng LAN.
- Thế hệ thứ tư: sự ra đời của hệ thống truyền hình hội nghị chuyên dụng với
các công nghệ hiện đại.

1.1.2. Công nghệ
Hệ thống thiết bị hội nghị truyền hình là một hệ thống thiết bị điện tử (bao gồm
cả phần cứng và phần mềm) sử dụng công nghệ kỹ thuật số, nén (coder/decoder) âm
thanh và video trong thời gian thực. Giải pháp hội nghị truyền hình dựa trên công nghệ
IP với sự hỗ trợ nhiều giao thức (H.320, H.323, SIP..) cho phép triển khai hệ thống Hội
nghị truyền hình tiên tiến nhưng vẫn tận dụng được cơ sở hạ tầng có sẵn.

1.1.3. Lợi ích mang lại
Công nghệ truyền hình hội nghị được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực với ác lợi
ích mang lại như: tiết kiệm thời gian di chuyển; tiết kiệm kinh phí; thực hiện cuộc họp
trực tuyến giữa nhiều địa điểm khác nhau; nhanh chóng tổ chức cuộc họp; lưu trữ toàn
bộ nội dung cuộc họp; an toàn bảo mật v.v.

1.2. Hệ thống truyền hình hội nghị trong quân sự
Hệ thống truyền hình hội nghị được sử dụng trong quân sự hiện nay là hệ thống

truyền hình hội nghị theo chuẩn H.323.


3

1.2.1. Cấu trúc và các thành phần của hệ thống H.323
H.323 là chuẩn của ITU-T quy định về các thiết bị, giao thức và thủ tục để cung
cấp các dịch vụ thông tin đa phương tiện thời gian thực trên các mạng chuyển mạch
gói, bao gồm cả mạng IP. H.323 là một tập hợp các khuyến nghị, bao gồm các chuẩn
nén tiếng nói như G.729, G.723.1, chuẩn truyền dẫn thời gian thực như RTP, các
chuẩn báo hiệu như H.225, H.245.

Hình 1.1. Cấu trúc và các thành phần H.323

* Thiết bị đầu cuối H.323 (H.323 Terminal): Là một trạm đầu cuối trong mạng
LAN, đảm nhận việc cung cấp truyền thông hai chiều theo thời gian thực.
* H.323 Gateway: GW là thành phần dùng để kết nối 2 mạng khác loại. Một
cổng H.323 dùng dể liên kết mạng H.323 với mạng không phải mạng chuẩn H.323.
* Gatekeeper: Một GK được xem là bộ não của mạng H.323, nó chính là điểm
trung tâm cho mọi cuộc gọi trong mạng H.323. Mặc dù là thành phần tùy chọn nhưng
GK cung cấp các dịch vụ quan trọng như việc dịch địa chỉ, sự ban quyền và nhận thực
cho đầu cuối terminal và GW quản lý băng thông, thu thập số liệu và tính cước.
* MCU (Multipoint Control Unit): MCU là thành phần hỗ trợ trong dịch vụ hội
nghị đa điểm có sự tham gia của từ 2 terminal H.323 trở lên khi tham gia vào hội nghị đều
phải thiết lập một kết nối với các MCU quản lý tài nguyên phục vụ hội nghị, đồng thời xử
lý dòng thông tin truyền.

1.2.2. Bộ giao thức H.323
Khuyến nghị H.323 đề ra những giao thức nằm trên tầng IP và các tầng vận tải
(TCP hay UDP), những giao thức này được sử dụng một cách kết hợp bảo đảm cho



4

việc thiết lập cuộc gọi thoại và truyền dòng tiếng nói tuân thủ tính thời gian thực qua
mạng chuyển mạch gói.

Hình 1.2. Các lớp của bộ giao thức H.323

1.2.3. Mô hình hệ thống truyền hình hội nghị quân sự
Hệ thống truyền hình hội nghị quân sự sử dụng các thiết bị chuyên dụng do hãng
Polycom cung cấp, thông qua mạng truyền hình và truyền số liệu quân sự do Binh
chủng Thông tin liên lạc triển khai và điều hành.

Hình 1.3. Mô hình kết nối hệ thống truyền hình hội nghị

1.3. Các phƣơng pháp bảo mật truyền hình hội nghị
1.3.1. Yếu tố bảo mật, an toàn thông tin và phân loại lỗ hổng bảo mật
* Một số yếu tố trong vấn đề bảo mật, an ninh mạng: đối tượng tấn công
mạng (Intruder), các lỗ hổng bảo mật, chính sách bảo mật..
* Phân loại lỗ hổng bảo mật: lỗ hổng loại A, loại B, loại C.


5

1.3.2. Giao thức bảo mật trong truyền hình hội nghị chuẩn H.323
* Giao thức bảo mật H.235: H.235 là chuẩn về bảo mật dành cho hội thoại qua
mạng sử dụng giao thức báo hiệu H.323 được đưa ra bởi hiệp hội liên minh viễn thông
quốc tế ITU. Là loại hình truyền thông thời gian thực, ở đây chúng ta cần quan tâm
đến 2 vấn đề là xác thực và bảo mật.

* Thủ tục và báo hiệu H.245.

1.3.3. Các giải pháp bảo mật truyền hình hội nghị hiện nay
- Mã hóa thông tin giữa MCU và Endpoint.
- Bảo mật hệ thống/thiết bị.
- Bảo mật đường truyền thông tin.

1.4. Kết luận chƣơng
Chương này giới thiệu một cách tổng quan và đầy đủ về công nghệ truyền hình
hội nghị và các thành phần của một hệ thống truyền hình hội nghị theo tiêu chuẩn
H.323. Tổng hợp một số phương pháp bảo mật cho hệ thống truyền hình hội nghị đang
được sử dụng phổ biến hiện nay dẫn đến việc lựa chọn phương pháp bảo mật dữ liệu
đường truyền với công nghệ đường hầm IPv6 được đề cập đến ở Chương sau.


6

CHƢƠNG 2. CÔNG NGHỆ ĐƢỜNG HẦM IPV6 – GIẢI PHÁP BẢO

MẬT ĐƢỜNG TRUYỀN
2.1. Đặt vấn đề
Việc bảo mật cho hệ thống truyền hình hội nghị quân sự là rất cần thiết, luận
văn này lựa chọn phương thức bảo mật ở lớp truyền dữ liệu với việc sử dụng địa chỉ
IPv6 và các giao thức bảo mật gói tin IPsec và công nghệ đường hầm cho việc truyền
tải gói tin.
Những hạn chế của IPv4 dẫn đến sự ra đời của IPv6 để giải quyết các vấn đề
được đặt ra với những ưu điểm nổi trội như: không gian địa chỉ lớn (128 bit địa chỉ); hỗ
trợ end to end và loại bỏ hoàn toàn công nghệ NAT; có sẵn thành phần bảo mật (built-in
security); cấu hình đơn giản, cho phép các nút mạng sử dụng địa chỉ IP di động; tối ưu
header do phần option được đưa ra sau, giúp việc mở rộng được dễ dàng hơn.

Bảng 2.1. Điểm khác biệt cơ bản giữa IPv4 và IPv6

IPv4

IPv6
Địa chỉ 128 bit
Định dạng luồng dữ liệu nên hỗ trợ
Không định dạng luồng dữ liệu
QoS tốt hơn
Sự phân mảnh được thực hiện bởi các Sự phân mảnh chỉ xảy ra tại host gửi
host gửi gói tin và các router trên mà không có sự tham gia của các router
đường đi của gói tin
trên đường đi của gói tin
Có checksum header
Không có checksum header
Tất cả dữ liệu tùy chọn được chuyển
Header có phần tùy chọn
vào phần header mở rộng
Địa chỉ multicast được sử dụng thay
Có địa chỉ Broadcast
cho địa chỉ broadcast
IGMP được dùng để quản lý các thành
IGMP được thay thế bởi MLD
viên của mạng con cục bộ
ICMP Router Discovery được dùng để
ICMP Router Discovery được thay thế
xác định địa chỉ của gateway mặc định
bởi ICMPv6
tốt nhất và là tùy chọn
Sử dụng các mẫu tin (A) chứa tài

Sử dụng các mẫu tin AAAA trong DNS
nguyên địa chỉ host trong DNS để ánh
để ánh xạ tên host thành địa chỉ IPv6
xạ tên host thành địa chỉ IPv4
Địa chỉ 32 bit

2.2. Công nghệ đƣờng hầm
2.2.1. Khái niệm công nghệ đường hầm
Công nghệ đường hầm là một phương pháp sử dụng cơ sở hạ tầng sẵn có của
mạng IPv4 để thực hiện các kết nối IPv6 bằng cách sử dụng các thiết bị mạng có khả


7

năng hoạt động dual-stack tại hai điểm đầu và cuối nhất định. Các thiết bị này “bọc”
gói tin IPv6 trong gói tin IPv4 và truyền tải đi trong mạng IPv4 tại điểm đầu và gỡ bỏ
gói tin IPv4, nhận lại gói tin IPv6 ban đầu tại điểm đích cuối đường truyền IPv4.
* Phân loại công nghệ tạo đường hầm:
- Đường hầm bằng tay (manual tunnel).
- Đường hầm tự động (automatic tunnel).
- Đường hầm cấu hình (configured tunnel).
2.2.2. Địa chỉ IPv6
Địa chỉ IPv6 (Internet protocol version 6) là thế hệ địa chỉ Internet phiên bản
mới được thiết kế để thay thế cho phiên bản địa chỉ IPv4 trong hoạt động Internet.
* Cấu trúc địa chỉ IPv6: Một địa chỉ gồm có 16 byte, đó là 128 bít độ dài. Kiểu
ký hiệu dấu 2 chấm trong hệ đếm 16 ( Hexadecimal Colon Notation).
* Phân loại địa chỉ IPv6: Một địa chỉ IPv6 có thể được phân thành 1 trong 3
loại Unicast, Multicast, Anycast.
* Cấu trúc mào đầu của IPv6: Header của IPv6 đơn giản và hợp lý hơn IPv4,
chỉ có 6 trường và 2 địa chỉ (IPv4 chứa 10 trường và 2 địa chỉ).


2.2.3. Giao thức bảo mật IPsec
Thuật ngữ IP Sec là một từ viết tắt của thuật Internet Protocol Security, có quan
hệ tới một số bộ giao thức (AH, ESP, FIP-140-1, và một số chuẩn khác) được phát triển
bởi IETF. Mục đích chính của việc phát triển IP Sec là cung cấp một cơ cấu bảo mật ở
tầng 3 (Network layer) của mô hình OSI.

Hình 2.1. IPsec trong mô hình OSI


8

* Các giao thức sử dụng trong Ipsec: IPSec là một nền (Frame work) kết hợp
giao thức bảo mật và cung cấp mạng riêng ảo với các dữ liệu bảo mật, toàn vẹn và xác
thực. Với các giao thức chính trong IPSec:
- IP Security Protocol (IPSec): AH, ESP.
- Message Encryption: DES, Triple DES (3DES).
- Message Integrity (Hash) Functions: Hash-based Message Authentication Code
(HMAC), MD5, Secure Hash Algorithm-1,2 (SHA-1,2).
- Peer Authentication: Rivest, Shamir, and Adelman (RSA) Digital Signutures,
RSA Encrypted Nonces.
- Key Management: Diffie-Hellman (D-H), Certificate Authority (CA).
- Security Association: IKE, Internet Security Association and Key
Management Protocol (ISAKMP).
* Chế độ vận hành:
- Chế độ chuyển giao (Transport mode): chỉ có trọng tải (dữ liệu được truyền)
của gói tin IP mới được mã hóa và/hoặc chứng thực. Transport mode sử dụng trong
tình huống giao tiếp host to host.
- Chế độ đường hầm (Tunnel mode): Trong chế độ tunnel, toàn bộ gói tin IP sẽ
được mã hóa và/hoặc chứng thực. Sau đó nó được đóng gói vào một gói tin IP mới với

tiêu đề IP mới. Chế độ tunnel được sử dụng để tạo mạng riêng ảo VPN phục vụ cho
việc liên lạc giữa các mạng, liên lạc giữa máy chủ và mạng, và giữa các máy chủ.
* Tích hợp bảo mật IPsec trong địa chỉ IPv6: Cấu trúc địa chỉ IPv6 sử dụng
IPSec để đảm bảo tính toàn vẹn, bảo mật và xác thực nguồn gốc dữ liệu sử dụng hai mào
đầu mở rộng tùy chọn là mào đầu Xác thực - AH và mào đầu Mã hóa ESP có thể được sử
dụng chung hay riêng để hỗ trợ nhiều chức năng bảo mật.
* Nguyên tắc hoạt động của các giao thức bảo mật trong địa chỉ IPv6:
- Nguyên tắc hoạt động của AH: AH là một IPSec header cung cấp xác thực gói
tin và kiểm tra tính toàn vẹn. AH cho phép xác thực và kiểm tra tính toàn vẹn dữ liệu
của các gói tin IP truyền giữa 2 hệ thống. Nó là phương tiện để kiểm tra xem dữ liệu
có bị thay đổi trong khi truyền hay không.
- Nguyên tắc hoạt động của ESP: ESP Header cung cấp mã hóa bảo mật và toàn
vẹn dữ liệu trên mỗi điểm kết nối IPv6. ESP là một giao thức an toàn cho phép mật mã


9

dữ liệu, xác thực nguồn gốc dữ liệu, kiểm tra tính toàn vẹn của dữ liệu. Khác với AH,
ESP cung cấp khả năng bí mật của thông tin thông qua việc mã hóa gói tin ở lớp IP, tất
cả các lưu lượng ESP đều được mã hóa giữa 2 hệ thống, do đó xu hướng sử dụng ESP
nhiều hơn AH trong tương lai để làm tăng tính an toàn cho dữ liệu.
Bảng 2.2. So sánh giữa AH và ESP

Tính bảo mật
Giao thức IP lớp 3
Toàn vẹn dữ liệu
Xác thực dữ liệu
Mã hóa dữ liệu
Chống tấn công phát lại
Hoạt động với NAT

Hoạt động với PAT
Bảo vệ gói tin IP
Chỉ bảo vệ dữ liệu

AH
51


Không

Không
Không

Không

ESP
50





Không
Không


- IKE: Giao thức IKE sẽ có chức năng trao đổi key giữa các thiết bị tham gia
VPN và trao đổi chính sách an ninh giữa các thiết bị. Nếu không có giao thức này thì
người quản trị phải cấu hình thủ công, và những chính sách an ninh trên những thiết bị
này được gọi là SA (Security Associate).

IKE gồm 2 Phases (IKE Phases 1 và IKE Phases 2) và 4 modes (Main mode,
Aggressive mode, Quick mode, New Group mode).

Hình 2.2. Hai giai đoạn tạo phiên làm việc IKE

IKE Modes:
- Main mode (thuộc giai đoạn I): xác nhận và bảo vệ tính đồng nhất của các bên
có liên quan trong qua trình giao dịch, 6 thông điệp được trao đổi.


10

Hình 2.3. Chế độ chính Main-mode
- Aggressive Mode (thuộc giai đoạn I): về bản chất giống Main mode, chỉ khác

nhau thay vì main mode có 6 thông điệp thì chết độ này chỉ có 3 thông điệp được
trao đổi.

Hình 2.4. Chế độ linh hoạt – Aggressive mode

- Quick Mode (thuộc giai đoạn II): nó dùng để thỏa thuận SA cho các dịch vụ
bảo mật IP Sec. Ngoài ra, Quick mode cũng có thể phát sinh khóa chính mới. Nếu
chính sách của Perfect Forward Secrecy (PFS) được thỏa thuận trong giai đoạn I, một
sự thay đổi hoàn toàn Diffie-Hellman key được khởi tạo.


11

Hình 2.5. Chế độ nhanh – Quick mode


- New Group Mode (thực hiện sau giai đoạn I, nhưng không thuộc giai đoạn II):
được dùng để thỏa thuận một private group mới nhằm tạo điều kiện trao đổi DiffieHellman key được dễ dàng.

Hình 2.6. Chế độ nhóm mới – New group mode

2.3. Kết luận chƣơng
Chương 2 đề cập đến công nghệ đường hầm, khái niệm và cách thức triển khai
công nghệ này. Mặc dù không phải là một công nghệ mới nhưng việc nghiên cứu và
ứng dụng trực tiếp công nghệ này cho việc bảo mật dòng dữ liệu truyền hình hội nghị
là rất cần thiết. Sử dụng địa chỉ IPv6 có tích hợp công nghệ bảo mật IPsec cho việc
truyền tải gói tin đi trên hạ tầng mạng IP hỗ trợ mạnh mẽ đến việc đảm bảo an toàn
bảo mật dữ liệu và cũng thúc đẩy việc sử dụng công nghệ mới, thúc đẩy việc thay thế
dần công nghệ IPv4 bằng công nghệ IPv6 với nhiều ưu điểm khắc phục tốt những hạn
chế và nhược điểm của công nghệ IPv4.


12

CHƢƠNG 3: MÔ PHỎNG THỬ NGHIỆM CÔNG NGHỆ ĐƢỜNG
HẦM IPV6 ỨNG DỤNG CHO TRUYỀN HÌNH HỘI NGHỊ QUÂN SỰ
3.1. Phần mềm mô phỏng
3.1.1. Phần mềm GNS3
GNS3 là 1 chương trình giả lập mạng có giao diện đồ họa cho phép giả lập các loại
router Cisco sử dụng IOS (hệ điều hành của router) thật và có thể kết nối vào hệ thống
mạng thật và sử dụng như thiết bị thật.

Hình 3.1. Giao diện của phần mềm GNS3

3.1.2. Phần mềm tạo máy ảo VMware
VMware Workstation Pro là phần mềm máy ảo cung cấp các tính năng cạnh

hàng đầu và hiệu suất cao.


13

Hình 3.2. Giao diện của phần mềm VMware

3.1.3. Phần mềm bắt gói tin Wireshark
Wireshark, hay còn gọi là Ethereal, là 1 trong những ứng dụng phân tích dữ liệu
hệ thống mạng, với khả năng theo dõi, giám sát các gói tin theo thời gian thực, hiển thị
chính xác báo cáo cho người dùng qua giao diện khá đơn giản và thân thiện.

Hình 3.3. Giao diện phần mềm Wireshark

3.1.4. Phần mềm Polycom PVX
Polycom PVX, công nghệ hội nghị trực tuyến trên màn hình máy tính tốt nhất
chưa từng có trước đây với phần mềm ứng dụng được cung cấp bởi một ngành công
nghệ hàng đầu.


14

Hình 3.4. Minh họa cuộc gọi thông qua phần mềm PVX

3.2. Mô hình thử nghiệm
3.2.1. Xây dựng mô hình thử nghiệm trên GNS3
Hai mô hình thử nghiệm sử dụng IPv4 và IPv6. Các mô hình thử nghiệm được xây
dựng trên phần mềm GNS3 kết hợp với các phần mềm hỗ trợ thực hiện các kết nối ảo.

Hình 3.5. Sơ đồ kết nối thử nghiệm đƣờng hầm IPv4 trên GNS3



15

Hình 3.6. Sơ đồ kết nối thử nghiệm đƣờng hầm IPv6 qua mạng IPv4 trên GNS3

3.2.2. Cấu hình các thiết bị trong mô hình
- Cấu hình địa chỉ các Interface.
- Cấu hình các giao thức định tuyến (OSPF, RIP).
- Cấu hình IPSec – Tunnel trên thiết bị định tuyến Router.
- Cấu hình card mạng Loopback trên máy tính và card mạng ảo VMnet cho
máy ảo.
- Cài đặt/cấu hình phần mềm cuộc gọi Polycom PVX.

3.2.3. Các bước thực hiện mô phỏng
- Cấu hình và cài đặt máy ảo VMware.
- Kiểm tra kết nối giữa máy thật và máy ảo bằng cách ping thử.

Hình 3.7. Ping kiểm tra kết nối IPv4


16

Hình 3.8. Ping kiểm tra kết nối IPv6

- Khởi động phần mềm Polycom PVX thực hiện cuộc gọi sau khi mạng kết nối
đã thông.

Hình 3.9. Kết nối cuộc gọi thành công


- Sử dụng phần mềm Wireshark bắt và phân tích gói tin.

3.3. Kết quả thử nghiệm
Phần mềm Polycom PVX không hỗ trợ địa chỉ IPv6 nên việc thử nghiệm mô
hình mới đạt kết quả tốt đối với cấu hình giao thức IPSec và đường hầm Tunnel IPv4.
Việc thử nghiệm địa chỉ IPv6 kết hợp với công nghệ đường hầm thực hiện tốt trên hệ
thống truyền hình hội nghị quân sự bao gồm các thiết bị chuyên dụng do hãng
Polycom cung cấp (có hỗ trợ công nghệ IPv6). Trong luận văn này, đối với mô hình
thử nghiệm IPv6 tôi sử dụng giao thức ICMP, gửi các thông điệp truy vấn để kiểm tra
kết nối của mô hình.


17

Hình 3.10. Kiểm tra cấu hình ISAKMP mô hình IPv4

Đối với mô hình IPv4, tiến hành cuộc gọi và bắt gói tin thu lại được kết quả tốt.
Dữ liệu đã được áp dụng giao thức bảo mật ESP sau khi sử dụng công nghệ đường
hầm và giao thức bảo mật IPsec.

Hình 3.11. Bắt gói tin cuộc gọi từ máy thật tới máy ảo IPv4


18

Hình 3.12. Kiểm tra hoạt động của IPSec mô hình IPv4

Đối với mô hình IPv6, kiểm tra cấu hình đường hầm và cấu hính ISAKMP trên
các router (hình 3.20, 3.21). Sau đó sử dụng lệnh ping (gói tin ICMP) để gửi gói tin từ
máy thật tới máy ảo.


Hình 3.13. Kiểm tra cấu hình ISAKMP mô hình IPv6

Quá trình truyền gói tin bằng cách sử dụng giao thức ICMPv6 được Wireshark
bắt lại với các thông số được thể hiện ở hình 3.22. Gói tin bao gồm địa chỉ nguồn là
2018::2/64 (request) gửi yêu cầu và địa chỉ đích là 2017::2 trả lời (reply).


19

Hình 3.14. Bắt gói tin truyền từ máy thật tới máy ảo mô hình IPv6

Kết quả thử nghiệm cho thấy cơ chế làm việc của đường hầm kết hợp với giao
thức bảo mật IPSec đem lại sự an toàn cao cho gói tin trong quá trình truyền nhận.
Đường hầm giống như một kênh riêng biệt và bí mật đối với hệ thống, giao thức bảo
mật IPSec hỗ trợ tối đa việc bảo mật gói tin. Mục đích của thử nghiệm này để hiểu rõ
cơ chế hoạt động của giao thức IPSec và công nghệ đường hầm, từ đó ứng dụng chúng
vào thực tế, thúc đẩy quá trình sử dụng công nghệ mới, công nghệ giao thức mạng thế
hệ 6 – IPv6.


20

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Luận văn đã nghiên cứu tổng quan về công nghệ đường hầm IPv6 ứng dụng cho
hệ thống truyền hình hội nghị quân sự, từ đó có thể hình thành xu hướng thiết kế các
thiết bị bảo mật dành riêng cho hệ thống truyền hình hội nghị quân sự.
Mục đích thực hiện luận văn này của tôi, vừa nghiên cứu để tích lũy thêm kinh
nghiệm trong công việc hiện tại, vừa muốn xây dựng một cuốn tài liệu về truyền hình
hội nghị để là tài liệu cơ sở cung cấp cho các cán bộ nhân viên kỹ thuật phụ trách về

mảng truyền hình trong các cơ quan, đơn vị quân sự.
Công nghệ truyền hình hội nghị không phải là một công nghệ mới mẻ xa lạ với
mọi người. Hiện nay nó được ứng dụng ở hầu hết các lĩnh vực với các ưu điểm tuyệt
vời, mà ưu điểm chính là nối liền khoảng cách. Với sự phát triển với tốc độ chóng mặt
của ngành Công nghệ thông tin nói chung và các công nghệ hình ảnh, âm thanh v.v.
nói riêng, các hãng sản xuất thiết bị chuyên dụng cho truyền hình hội nghị ngày càng
hoàn thiện sản phẩm của mình hơn.
Tuy nhiên yếu tố bảo mật luôn luôn là vấn đề đòi hỏi phải theo kịp với sự phát
triển của công nghệ. Việc thiết kế và sản xuất ra các thiết bị bảo mật chuyên dụng
dùng cho hệ thống truyền hình hội nghị cũng là vấn đề rất cấp thiết và thiết thực.
Hướng phát triển của đề tài này là việc nghiên cứu thiết kế bộ thiết bị có sử
dụng/tích hợp các công nghệ bảo mật của IPsec (ESP, AH …) để làm thiết bị bảo mật
đường truyền cho hệ thống truyền hình hội nghị quân sự, tương tự như cặp thiết bị mã
hóa/giải mã hóa đang được sử dụng hiện nay để chống các tấn công như nghe lén,
man-in-the-middle, ARP Spoofing v.v..



×