Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Phát triển công nghiệp nông thôn ở đồng bằng sông cửu long theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (453.16 KB, 51 trang )

Luận văn Kinh Tế - Chính Trị

GVHD:Ngô Đức Hồng

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I:CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ
LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN.

1.1. ĐẶC ĐIỂM VÀ SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG
NGHIỆP NÔNG THÔN TRONG LỊCH SỬ.
1.1.1. Công nghiệp nông thôn.
Ở nước ta, công nghiệp nông thôn mới được nghiên cứu từ những năm
đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX và đến hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung
Ương Đảng khóa VII (tháng 6-1993) thuật ngữ “công nghiệp nông thôn” đã được
chính thức đưa vào văn kiện của Đảng.
Hiện nay, phát triển công nghiệp nông thôn đã trở thành mối quan tâm
chung của các nước đang phát triển trên thế giới và cả nước ta. Nhưng do được
tiếp cận nhiều gốc độ khác nhau nên có nhiều cách hiểu khác nhau về công
nghiệp nông thôn, theo đó, mỗi nước có cách thức phát triển công nghiệp nông
thôn riêng cho mình, và vì vậy, kết quả thu được giữa các nước cũng rất khác
nhau. Trên thực tế, các khái niệm công nghiệp nông thôn đã được đưa ra từ hai
cách tiếp cận cơ bản sau:
Cách tiếp cận thứ nhất: công nghiệp nông thôn được nghiên cứu dưới giác
ngộ kinh tế ngành. Tức là, đặt công nghiệp nông thôn phát triển theo chiều dọc
của ngành kinh tế công nghiệp và theo đó công nghiệp nông thôn được xác định
chỉ là một bộ phận của kinh tế công nghiệp. với cách tiếp cận này, công nghiệp
nông thôn được xem như là một tổng thể bao gồm nhiều bộ phận thuộc nhiều
ngành công nghiệp khác nhau. Do mỗi ngành công nghiệp có đặc điểm riêng, có
mối quan hệ khép kín và kết cấu chặt chẽ cho nên mỗi bộ phận khác nhau của
công nghiệp nông thôn và phát triển theo quy hoạch và kế hoạch riêng của từng
ngành công nghiệp cụ thể.


Cách tiếp cận thứ hai:công nghiệp nông thôn được tiếp cận dưới sự giác
ngộ kinh tế theo lãnh thổ. Theo cách tiếp cận này, công nghiệp nông thôn được
xem là một bộ phận của kinh tế lãnh thổ, gồm nhiều ngành công nghiệp khác

SVTH: Kiên Phân

7


Luận văn Kinh Tế - Chính Trị

GVHD:Ngô Đức Hồng

nhau và được phát triển trong các mối quan hệ kinh tế - xã hội khép kín trên
phạm vi địa bàn nông thôn nhất định, điều đó có nghĩ là, việc phát triển công
nghiệp nông thôn phải xuất phát từ những nhu cầu cần thiết đối với phát triển
kinh tế xã hội nông thôn và chỉ chủ yếu dựa vào các nguồn lực có sẵn tại địa
phương. Tuy nhiên, do xuất phát từ những khía cạnh khác nhau của kinh tế lãnh
thổ nên cũng đã có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm công nghiệp nông
thôn. Cụ thể có mấy loại như sau:
Loại quan niệm thứ nhất: coi công nghiệp nông thôn là những cơ sở công
nghiệp đóng trên địa bàn nông thôn, trong đó bao gồm cả dịch vụ và thương mại,
bất kẻ do ai quản lý. Công nghiệp nông thôn đồng nghĩa với những ngành phi
công nghiệp. Quan niệm này không thực tế vì: một là, có một số cơ sở công
nghiệp tuy đóng trên địa bàn nông thôn nhưng không gắn bó với sự phát triển của
nông nghiệp và nông thôn; hai là,dịch vụ, thương mại tuy có vai trò quan trọng
trong kết cấu kinh tế nông nghiệp nhưng không phải là những ngành sản xuất. Do
vậy, công nghiệp nông thôn không thể bao gồm tòan bộ những cơ sở công nghiệp
đóng trên địa bàn nông thôn và cũng không thể bao gồm những ngành phi sản
xuất.

Loại quan niệm thứ hai: coi công nghiệp nông thôn là bộ phận công
nghiệp phục vụ nông thôn. Quan niệm này quá rộng vì có quá nhiều xí nghiệp
phục vụ nông thôn rất đắt lực nhưng lại đóng ở địa bàn thành phố.
Lọai quan niệm thứ ba: coi công nghiệp nông thôn là bộ phận công nghiệp
của nông thôn do địa phương quản lý và chỉ bảo gồm tiểu thủ công nghiệp. Quan
niệm này quá hẹp, vì: các cơ sở công nghiệp đóng trên đại bàn nông thôn không
do địa phương quản lý, nhưng lại phát triển gắn bó với kinh tế - xã hội nông thôn,
lại không được liệt vào công nghiệp nông thôn chỉ bao gồm tiểu, thủ công nghiệp
thì không thể nào đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp nông thôn.
Tóm lại: công nghiệp nông thôn là một bộ phận của kết cấu ngành công
nghiệp, đựợc điều hành và phát triển ở nông thôn, bao gồm các cơ sở công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tồn tại dưới nhiều hình thức, thuộc nhiều ngành

SVTH: Kiên Phân

8


Luận văn Kinh Tế - Chính Trị

GVHD:Ngô Đức Hồng

khác nhau, nhưng gắn bó mật thiết với sản xuất nông nghiệp và kinh tế - xã hội
nông thôn do đại phương quản lý về mặt nhà nước.
1.1.2. phát triển công nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện
đại hóa.
Phát triển công nghiệp nông thôn là nhầm tạo lập những cơ sở vật chất kỹ thuật và những tiền đề kinh tế - xã hội dựa trên những thành tựu cách mạng
khoa học – công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ sau thu hoạch,
công nghệ chế biến và bảo quản nông sản,… để chuyển dịch cơ cấu sản xuất

nông nghiệp và cơ cấu kinh tế - xã hội nông thôn trên địa bàn theo hướng cong
nghiệp hóa, hiện đạim hóa.
Phát triển công nghiệp nông thôn không chỉ đơn thuần là phát triển về số
lượng cơ sở công nghiệp mà cò phải chú trọng đến viêc tạo ra một cơ cấu công
nghiệp cho phép khai thác và sử dụng có hiệu quả những tiềm năng, lợi thế hiện
có trong nông thôn, đồng thời có dủ điều kiện tham gia vào quá trình hợp tác,
phân công lao động trong và ngoài nước.
Công nghiệp nông thôn sẽ được phát triển trên cơ sở vừa chú trọng áp
dụng đến việc tận dụng và hiện đại hóa công nghệ truyền thống: không chỉ từng
bước đi vào cơ giới hóa, tự động hóa, tin học hóa mà còn kết hợp sử dụng đồng
thời các thành tựu trên nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau nhầm thích nghi với
những biến đổi nhanh chống của thị trường, đảm bảo sản xuất kinh doanh đạt
hiểu quả cao.
Quá trình phát triển công nghiệp nông thôn không chỉ là quá trình phát
triển lực lượng sản xuất mà còn là quá trình xác lập, cũng cố và phát triển quan
hệ sản xuất một cách phù hợp với tính chất, trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất. Thực chất của vấn đề này là phát triển công nghiệp nông thôn trong tiến
trình phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị
trường, có sự quản lý của nhà nước, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ
đạo và cùng với kinh tế hợp tác tạo thành nền tảng cho sự phát triển mạnh mẻ của
công nghiệp nông thôn. Đó chính là huy động mọi tiềm lực kinh tế, khoa học-kỹ
thuật và công nghệ hiện có trong các thành phần kinh tế vào phát triển công

SVTH: Kiên Phân

9


Luận văn Kinh Tế - Chính Trị


GVHD:Ngô Đức Hồng

nghiệp nông thôn, nhầm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh.
1.1.3. Sự hình thành và phát triển của công nghiệp nông thôn trong lịch sử.
1.1.3.1. sự hình thành công nghiệp nông thôn trong lịch sử phát triển kinh tế xã hội của thế giới.
Công nông thôn là kết quả của sự phát triển lực lượng sản xuất và phân lao
động xã hội ngay trên địa bàn nông thôn. Tiền thân của công nghiệp mà trước hết
là công nghiệp nông thôn là những hoạt động thủ công của nông dân nhầm sản
xuất ra những sản phẩm cần thiết, trước hết là công cụ sản xuất, và sau đó là các
vật phẩm tiêu dùng khác để phục vụ nhu cầu sản xuất và đời sống cho bản thân
và gia đình họ. Mặc dù là những hoạt động sản xuất phụ của nông dân nhưng do
được chuyên môn hóa theo sự phân công nhất định nên năng suất và chất lượng
sản phẩm ngày càng tăng lên, số lượng sản phẩm làm ra không những đáp ứng đủ
nhu cầu tiêu dùng mà còn có dư thừa ngày càng nhiều để đem trao đổi lấy những
sản phẩm tiêu dùng khác. Việc trao đổi những sản phẩm thừa lúc đầu chỉ là ngẫu
nhiên, nhưng dần dần nó trở thành hoạt động có ý thức, do đó các hoạt động sản
xuất thủ công nghiệp ngày càng trở thành hoạt động sản xuất chủ yếu của một số
thành viên trong gia đình nông dân.
Kể từ khi ra đời của những công cụ bằng kim loại, đặc biệt là công cụ bằng
sắt, con người đã có khả năng sản xuất được nhiều tư liệu hơn số tư liệu cần thiết
cho sinh hoạt của họ, nhờ đó nền sản xuất nhằm để trao đổi mua bán từng bước
ra đời và phát triển, đồng thời các hoạt động thủ công nghiệp cũng dần dần tách
khỏi nông nghiệp. Ph Anghen đã viết: “của cải tăng lên nhanh chóng, nhưng với
tư cách là của cải của các nhân; Nghề dệt, chế tạo động cơ khí và những nghề thủ
công khác càng tách khỏi nhau, đữ làm cho sản phẩm của chúng ngày càng nhiều
có nhiều loại và ngày càng thêm hoàn hảo về mặt nghệ thuật; Bây giờ, ngoài ngủ
cốc các loại đồ hoa quả của nông nghiệp còn cung cấp cả dầu thực vật và rượu
vang mà người ta học được cách làm. Một hoạt động nhiều mặt như thế không
thể chỉ cho một cá nhân tiến hành được nữa, sự phân công lớn thứ hai đã diễn ra:

thủ công đã tách khỏi nông nghiệp. vì nền sản xuất đã bị tách ra thành hai ngành
chính nông nghiệp và thủ công nghiệp, nên đã ra đời nền sản xuất trực tiếp nhằm

SVTH: Kiên Phân

10


Luận văn Kinh Tế - Chính Trị

GVHD:Ngô Đức Hồng

trao đổi đó là nền sản xuất hàng hóa”. Kinh tế hàng hóa ra đời đã tạo động lực
thúc đẩy các hoạt động sản xuất của những người thợ thủ công phát triển mạnh
mẻ, từ đó nhiều hộ nông dân đã trở thành hộ sản xuất thủ công nghiệp chuyên
sản xuất một mặt hàng nhất định. Chính vì vậy, “công nghiệp chế biến tách khỏi
công nghiệp khai thác và mỗi ngành công nghiệp đó lại chia ra thành nhiều loại
nhỏ và phân loại nhỏ, chính sản xuất ra dưới hình thức hàng hóa những sản phẩm
đặc biệt và đem trao đổi với tất cả các ngành sản xuất khác”. Điều này có nghĩa
là, một hệ thống kết cấu công nghiệp gồm nhiều ngành nghề sản xuất khác nhau
trên các địa bàn nông thôn đã nhanh chóng hình thành và phát triển lớn mạnh
ngay sau khi thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp. Tuy nhiên, sự phát triển
nhanh trong các ngành nghề sản xuất thủ công nghiệp đã khiến cho việc tiêu thụ
sản phẩm cũng như việc cung ứng nguyên liệu ngày càng trở nên khó khăn.
Chính vì thế mà tầng lớp thương nhân ra đời với nhiệm vụ vhủ yếu là đảm nhận
việc tiêu thụ sản phẩm và cung ứng nguyên liệu cho các hộ sản xuất thủ công
nghiệp trên khắp các địa bàn nông thôn. Sự phát triển mạnh mẻ của các hoạt
động sản xuất thủ công nghiệp và thương nghiệp đã tạo ra sự thay đổi căn bản
trong kết cấu kinh tế xã hội nông thôn. Nếu như trong nông thôn trước kia chỉ có
trồng trọt và chăn nuôi thì bây giờ bao gồm cả thủ công nghiệp và dịch vụ,

thương mại với tỷ trọng ngày càng lớn; Xã hội nông thôn không chỉ bao gồm
những hộ nông dân mà còn có những hộ chủ công nghiệp và thương nghiệp nữa.
như vậy, sự ra đời của công nghiệp nông thôn là kết quả phát triển của lực lượng
sản xuất và phân công lao động xã hội.
1.1.3.2. Sự hình thành công nghiệp nông thôn trong tiến trình phát triển kinh tế
xã hội ở Việt Nam.
Công nghiệp nông thôn ở nước ta cũng được hình thành trên cơ sở phát
triển lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội trên địa bàn nông thôn,
nhưng có đặc thù là: phát triển gắn liền với lịch sử phát triển làng xã, lịch sử
dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Nhiều ngành nghề như nghề làm gốm,
nghề mộc, nghề dệt, nghề làm giấy, nấu rượu, làm nón, thủ công mỹ nghệ, trang
sức….đã xuất hiện rất sớm và gắn liền với đời sống của nhân dân ta từ khi dựng
nước đến nay.

SVTH: Kiên Phân

11


Luận văn Kinh Tế - Chính Trị

GVHD:Ngô Đức Hồng

Vào thời Pháp thuộc, do có sự xâm nhập hàng hóa từ nước ngoài vào, nên
nhiều ngành nghề ở nước ta đã bị suy giảm. Tuy nhiên vẫn còn một số ngành
nghề tồn tại và phát triển đi lên được. hơn nữa, một số ngành nghề mới đã xuất
hiện để đáp ứng nhu cầu đa dạng về hàng tiêu dùng cho xã hội. chính vì thế mà
ngàng nghề ở nông thôn nước ta vẫn còn phát triển liên tục. Theo tài liệu điều tra
của học giả người Pháp P.Gourou, năm 1935, ở đồng bằng Bắc Bộ đã có 108
bghề thủ công khác nhau tập trung thành các làng nghề. Ở Hà Bắc cũ, có hàng

trăm làng nghề cổ truyền, tong đó có hơn 40 làng nghề có quy mô cả làng. Ở tỉnh
Hải Hưng cũ có 36 làng nghề thủ công quy mô cả xã.
Trong thời kỳ bao cấp, các hoạt động sản xuất, tiể thủ công nghiệp ở các
vùng nông thôn tuy chỉ xem là nghề phụ trong hợp tác xã nông nghiệp và ít được
quan tâm đầu tư, nhưng nó vẫn tồn tại, phát triển và có vai trò lớn trong phát
triển kinh tế xã hội nông thôn. Đến 1981, ở tinh Thái Bình, đã có 271 hợp tác xã
tiểu thủ công nghiệp trong nông nghiệp, sử dụng trên 40.000 lao động và đã đóng
góp 45,83% giá trị tổng sản lượng toàn ngành tiểu thủ công nghiệp của tỉnh.
Trong ba năm (1986-1988) các huyện trung du và đồng bằng thuộc tỉnh Hà Bắc
củ đã thu hút được 10.600 lao động vào các ngành nghề phi nông nghiệp trong
nông thôn, gấp 6,3 lần số lao động được điều đi vùng kinh tế mới trong 8 năm
(1979-1987) mà nhà nước không phải đầu tư gì cả. Đến năm 1988, ở Hà Bắc đã
có tới 16 làng nghề có doanh thu lớn tới 18 tỷ đồng mỗi làng, đó là: Phong khê
(sản xuất giấy), Đông xuất (sản xuất cày bừa), Đại Bái (sản xuất đồ đồng), Vân
Hà (sản xuất rượu), Đình Bảng (sản xuất đồ mộc)… thu nhập từ các hoạt động
sản xuất phi nông nghiệp ở các làng nghề vừa nêu đã chiếm một tỷ trọng lớn
trong tổng thu nhập của dư cư nông thôn và đã trở thành nguồn thu nhập chủ yếu.
Dù đã trãi qua bao nhiêu thang trầm, sóng gió trong lịch sử, nhưng những
ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn nước ta vẫn luôn được duy trì và
phát triển. Nó vẫn là một phương tiện mưu sinh và là cơ sở trọng yếu để nâng cao
đời sống của một bộ phận ngày càng lớn dân cư nông thôn. Điều đó có nghiã là
công nghiệp ở nông thôn nước ta là một thực thể luôn tồn tại. Chính vì vậy, Hội
nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa VII của Đảng ta khẳng định:

SVTH: Kiên Phân

12


Luận văn Kinh Tế - Chính Trị


GVHD:Ngô Đức Hồng

Phải phát triển công nghiệp nong thôn và xem đó là một nội dung quan trọng của
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp. nông thôn nước ta.
1.1.4. Đặc điểm của công nghiệp nông thôn.
1.1.4.1. công nghiệp nông thôn luôn phát triển gắn bó với kinh tế - xã hội nông
thôn, trước hết là sản xuất nông tnghiệp và ngành nghề truyền thống.
Điều này được thể hiện rã trong tác động qua lại giữa nông nghiệp và
công nghiệp trong tiến trình lịch sử phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, trong đó
mỗi bước chuyển của nông nghiệp từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hang
hóa điều có tác dụng đẩy công nghiệp nông thôn phát triển vì: “Nông nghiệp
ngày càng đi vào lưu thông hàng hóa thì dân cư nông thôn lại càng đòi hỏi những
sản phẩm của ngành công nghiệp chế bíến cần thiết cho sự tiêu dùng cá nhân của
họ và yêu cầu về tư liệu sản xuất tăng lên”; hơn nữa nó còn đảm bảo về nguyên
liệu, lương thực và cung cấp lao động để công nghiệp nông thôn phát triển ổn
định, bền vững. Ngược lại, mỗi bước phát triển của công nghiệp trên địa bàn
nông thôn đã có tác dụng làm cho năng suất lao động trong nông nghiệp tăng lên
nhanh chóng, nguồn lương thực, thực phẩm nuôi sống con người được sản xuất
ra ngày càng nhiều, chất lượng ngày càng cao, chủng lọai cũng phong phú. Mỗi
bước phát triển giữa chất và lượng trong mối quan hệ giữa công nghiệp và nông
nghiệp cũng đồng thời là bước chuyển của nền kinh tế xã hội nông thôn từ kinh
tế hang hóa với năng suất chất lượng ngày càng cao, trong đó kinh tế công
nghiệp chiếm tỷ trọng ngày càng lớn cả về mặt giá trị lẫn mặt lao động.
V.I.Lênin đã vạch rõ là: “tùy theo sự sụp đỗ của nền kinh tế tự nhiên mà các quá
trình chế biến nguyên liệu lần lượt làm nảy ra nhiều ngành nghề riêng biệt; sự
hình thành ra giai cấp tư sản nông nghiệp và giai cấp vô sản nông nghiệp đã làm
tăng thêm nhu cầu về sản phẩm các nghề thủ công nhỏ của nông thôn và đồng
thời cung cấp cho các nghề đó sức lao động tự do và tiền nhàn rỗi”. Chính vì vậy,
ngay từ khi mới ra đời, công nghiệp nông thôn đã là một bộ phận kinh tế quan

trọng cấu thành nền kinh tế nông thôn.
1.1.4.2.

cộng nghiệp nông thôn thường mang nặng tính chất địa phương, có

quy mô nhỏ và vừa, vốn ít, trang thiết bị lạc hậu, thiếu thong tin, tính cạnh tanh
kém.

SVTH: Kiên Phân

13


Luận văn Kinh Tế - Chính Trị

GVHD:Ngô Đức Hồng

Công nghịêp nông thôn phát triển chủ yếu dựa vào nguồn nguyên liệu và
lao động tại địa phương hoặc là dựa vào thế mạnh của địa phương về một trong
hai yếu tố đó. Bởi vì đây là ưu thế lớn nhất đảm baeo cho công nghiệp nông thôn
tồn tại và phát triển được trong môi trương cạnh tranh ngày càng gay gắt với
công nghiệp đô thị. Chính vì sự ra đời và phát triển trên cơ sơ những thế mạnh có
tính đặt thù của từng địa phương cụ thể nên các ngành nghề của công nghiệp
nông thôn thường được mang tính chất địa phương. Công nghiệp nông thôn bao
gồm những cơ sở công nghiệp nhỏ và vừa, nhưng lại không hòan tòan giống với
những cơ sở công nghiệp nhỏ và vừa ở đô thị. Tuy nhiên, do đóng ở nông thôn
nên công nghiệp nông thôn thường ít có điều kiện tiếp cận hệ thống dịch vụ, tư
vấn, thong tin, khoa học, kỹ thuật thương mại,…hiện có, cho nên họat động của
các cơ sở công nghiệp nông thôn thường kém linh họat và kém hiệu quả hơn so
với các cơ sở công nghiệp nhỏ và vừa ở đô thị.

1.1.4.3. Công nghiệp nông thôn có sự phát triển phong phú và đa dạng về
ngành nghề, sản phẩm, hình thức tổ chức và vị trí địa lí.
Công nghịêp nông thôn đã được biểu hiện dưới hình thức tổ chức sản xuất
như: sản xuất vật liệu xây dựng, thủ công mỹ nghệ, sản xuất theo hộ gia đình, các
lọai xí nghiệp,… Tùy theo sự phát triển về kết cấu hạ tầng mà các cơ sở về công
nghiệp nông thôn có thể ra đời và phát triển tập trung ở các thị trấn, thị tứ hoặc ở
các làng quê tạo thành nhiều cụm công nghiệp tổng hợp hay các làng nghề ngay
trên các địa phương nông thôn hoặc được phân bố rộng rãi trên các địa bàn.
1.1.5. Những điều kiện cơ bản của sự hình thành và phát triển của công
nghiệp nông thôn.
Đó là sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội
trên các địa bàn nông thôn phát triển đến mức độ nhất định. Bên cạnh đó sản xuất
tự cấp, tự túc trên địa bàn nông thôn được thay thế bằng sản xuất hàng hóa và sản
phẩm hàng hóa trở thành mục tiêu, động lực chính đối với họat động sản xuất của
đông dân cư nông thôn. Ngòai ra, sự ra đời của công nghiệp nông thôn còn do có
sự tác động mạnh mẽ từ phía Nhà Nước. Vì vậy, công nghiệp trên các địa bàn
nông thôn mới ra đời và phát triển với tư cách là ngành sản xuất độc lập và trơ
thành một bộ phận trong kết cấu kinh tế- -xã hội nông thôn.

SVTH: Kiên Phân

14


Luận văn Kinh Tế - Chính Trị

GVHD:Ngô Đức Hồng

1.2. SỰ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN Ở MỘT SỐ NƯỚC,
VÙNG LÃNH THỔ TRÊN THẾ GIỚI VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM CÓ Ý

NGHĨA ĐỐI VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.
1.2.1. những mô hình phát triển công nghiệp nông thôn ở một số nước và
vùng lãnh thổ trên thế giới.
Công nghiệp nông thôn ở nước ta và vùng lãnh thổ trên thế giới cũng có
đầy đủ những đặc điểm về cơ sở vật chất trang thiết bị,… Tuy nhiên, trình độ
phát triển cao hay thấp, quy mô phát triển đến đâu,….là tùy thuộc vào điều kiện
của mỗi nước và vùng lãnh thổ.
1.2.1.1. Mô hình phát triển công nghiệp nông thôn theo kiểu phân bố lại
ngành công nghiệp chung vào cả địa bàn nông thôn nhầm giảm áp lực về các
vấn đề xã hội ở các đô thị lớn
Điển hình của mô hình này là Hàn Quốc. mô hình nay được thực hiện dựa
trên xem quan điểm công nghiệp nông thôn là một bộ phận của ngành công
nghiệp và nó chỉ được triển khai khi sự phát triển ở các đô thị đã ở mức quá tải,
đồng thời sự đối lập giữa thành thị và nông thôn cũng đẫ đến mức gay gắt. Trên
thực tế thì đây chỉ là biện pháp nhầm khắc phục hậu quả của công nghiệp hóa
theo kiểu cổ điển mà các nước phương Tây đã đi qua. Lực lượng xây dựng công
nghiệp nông thôn theo mô hình này chủ yếu do các doanh nghiệp đã có kinh
nghiệm đảm nhận.
Phát triển công nghiệp nông thôn theo mô hình này có những ưu điểm và
nhược điểm sau:
Về ưu điểm:
Có thể phát triển những xí nghiệp có công suất máy móc thiết bị lớn, hiện
đại ngay trên địa bàn nông thôn. Bởi vì trước khi xây dựng xí nghiệp người ta đã
xác định được thị trường đầu vào và đầu ra của sản phẩm một cách chắc chắn.
Hơn nữa những người đứng ra thành lập xí nghiệp thường là những doanh nghiệp
đã có nhiều kinh nghiệm và có vốn liếng.
Về nhược điểm:
Tuy cơ cấu kinh tế nông thôn có sự chuyển dịch theo hướng tỷ lệ nông
nghiệp giảm xuống, tỷ lệ công nghiệp và dịch vụ tăng lên, nhưng sự chuyển dịch


SVTH: Kiên Phân

15


Luận văn Kinh Tế - Chính Trị

GVHD:Ngô Đức Hồng

ấy do những tác động từ bên ngòai theo những động cơ lợi nhuận của các chủ
doanh nghiệp. Việc thành lập xí nghiệp ở nông thôn không phải bắt nguồn từ
những yêu cầu phát triển gắn bó với những sản phẩm nông nghiệp nói riêng và
với kinh tế xã hội nông thôn nói chung. Thực chất đó chỉ là biện pháp nhằm khai
thác nguồn lao động rẻ và nguồn tài nguyên sẵn có ở nông thôn để thu lợi nhuận
tối đa mà thôi.
1.2.1.2. phát triển công nghiệp nông thôn theo mô hình cơ cấu khép kín trên
một địa bàn lãnh thổ.
Điển hình của mô hình này là Trung Quốc. Mô hình phát triển công
nghiệp nông thôn này được hình thành theo quan điểm xem công nghiệp nông
thôn chỉ đơn thuần là một bộ phận của kinh tế lãnh thổ.
Phát triển công nghiệp nông thôn theo mô hình này có ưu điểm và nhược
điểm sau:
Về ưu điểm:
Công nghiệp nông thôn có khả năng phát triển với nhiệp độ cao, tạo ra
nhiều việc làm mới, tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho dân cư nông thôn,
hạn chế việc di dân ra thành phố.
Kích thích nông nghiệp phát triển mạnh để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu
cho công nghiệp nông thôn.
Thương nghiệp và dịch vụ cũng theo đó mà phát triển với tốc độ cao, thị
trường nông nghiệp phát triển với quy mô ngày càng lớn.

Đô thị hóa nông thôn sẽ được thực hiện với tốc độ ngày càng nhanh.
Về nhược điểm:
Chính vì công nghiệp nông thôn có khả năng phát triển với tốc độ cao nên
gây ra tình trạng căng thẳng về năng lượng, nguyên liệu, vốn, vật tư, máy móc,
thiết bị,…
Cơ cấu công nghiệp nông thôn phát triển chưa cân đối, trùng lắp với cơ
cấu công nghiệp ở đô thị, dẫn đến tình trạng sản xuất thừa không nơi tiêu thụ.
1.2.1.3. Phát triển công nghiệp nông thôn theo kiểu hỗn hợp từ sự kết hợp hai
mô hình trên.

SVTH: Kiên Phân

16


Luận văn Kinh Tế - Chính Trị

GVHD:Ngô Đức Hồng

Hiện nay đã có nhiều nước và vùng lãnh thổ đang phát triển trên thế giới
đi vào phát triển công nghiệp nông thôn theo mô hình này, trong đó có Đài Loan
là nơi thực hiện sớm và đạt được nhiều thành tựu đáng kể nhất.
Một là: tạo ra ngày càng nhiều việc lạm mới ngay trên địa bàn nông
thôn.Theo tính tóan tỷ lệ tăng việc làm ở khu vực nông thôn Đài Loan luôn luôn
cao hơn so với khu vực thành thị. Nhiều gia đình nông dân vừa làm nông nghiệp,
vừa làm công nghiệp, hoặc hòan tòan họat động phi nông nghiệp nhưng không
rời bỏ quê hương. Điều đó một mặt làm giảm sức ép của dân số đối với ruộng đất
và mặt khác hạn chế đến mức tối đa việc nông dân roiừ bỏ nông thôn vào thành
thị tìm kiếm việc làm.
Hai là: có thể tăng them thu nhập cho dân cư nông thôn và cải thiện điều

kiện sinh họat của họ, rút ngắn sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn.
Ba là: tạo ra sự phát triển bền vững giữ công nghiệp và nông nghiệp trên
địa bàn nông thôn.
Tuy nhiên, mô hình này cũng có những khó khăn nhất định. Để phát triển
công nghiệp nông thôn theo mô hình này cần phải tập trung một nguồn vốn lớn
để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, trước hết là giao thông, điện, nước, thong tin
liên lạc,…
1.2.2.những kinh nghiệm có ý nghĩa đối với phát triển công nghiệp nông
thôn ở đồng bằng sông Cửu Long.
Để kinh tế - xã hội nông thôn ở đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền
vững, thì việc phát triển công nghiệp nông thôn ở đồng bằng sông Cửu Long nhất
thiết phải vừa bám chắc vào các mục tiêu kinh tế - xã hội trên mỗi địa bàn nông
thôn, phải vừa phù hợp với mục tiêu phát triển công nghiệp của vùng lãnh thổ và
của cả nước. Đặc biệt trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay thì
việc phát triển công nghiệp nông thôn ở đồng bằng sông Cửu Long lại càng phải
bám sát việc thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của cả nước và
của cả công nghiệp, nông thôn trong vùng bằng cách thúc đẩy nông – lâm – ngư
nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long phát triển toàn diện, đồng thời tạo ra sự
chuyển dịch về cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng nông nghiệp hàng
hóa–công nghiệp – dịch vụ.

SVTH: Kiên Phân

17


Luận văn Kinh Tế - Chính Trị

GVHD:Ngô Đức Hồng


Để tạo ra sự phát triển bền vững cho công nghiệp nông thôn thì nhất thiết
phải có định hướng cụ thể về thị trường tiêu thụ sản phẩm và trang bị công nghệ
thích hợp. kinh nghiệm phát triển công nghiệp nông thôn đã chỉ ra rằng, ở đâu
công nghiệp nông thôn tìm được thị trường tiêu thụ ổn định thì ở đó công nghiệp
nông thôn sẽ phát triển vững chắc và ở đâu công nghiệp nông thôn có trang bị
phù hợp đáp ứng yêu cầu thị trường vè chất lượng, thẩm mỹ, giá cả hàng hóa thì
ở đó hoạt động của công nghiệp nông thôn đạt hiệu quả cao. Muốn vậy, đồng
bằng sông Cửu Long phải có hệ thống tư vấn, dịch vụ cùng với những biện pháp
thiết thực để hộ trợ cho sự ra đời và phát triển của công nghiệp nông thôn.
Để công nghiệp nông thôn ra đời và phát triển mạnh mẽ, đồng bằng sông
Cửu Long cần huy động, sử dụng từ nhiều nguồn vố khác nhau để phát triển kết
cấu hạ tầng, trước hết là giao thông, điện, nước và thông tin liên lạc. Tuy nhiên
trong điều kiện nguồn vốn có hạng và phải chung sống với lũ thì việc phát triển
kết cấu hạ tầng ở đồng bằng sông Cửu Long cần tiến hành có trọng tâm, trọng
điểm, trong đó nên ưu tiên trước hết những vùng có khối lượng nông sản hàng
hóa lớn cần phát triển mạnh công nghiệp chế biến và những vùng nghèo khó
nhất.
Cần phát huy mạnh mẽ vai trò của Nhà Nước và đẩy mạnh cải cách về thể
chế để tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho công nghiệp nông thôn phát
triển.
1.3. PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN LÀ MỘT BỨC THIẾT
ĐỐI VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG HIỆN NAY.
1.3.1. Phát triển công nghiệp nông thôn là giải pháp hữu hiệu giúp nông
dân đồng bằng sông Cửu Long thoát khỏi đói nghèo vương lên văn minh
hiện đại.
Những năm qua, bằng nổ lực của mình, đồng bằng sông Cửu Long đã có bước
phát triển đáng kể tạo ra 30% GDP cho cả nước và trên 1,3 tỷ USD xuất khẩu
mỗi năm. Trong đó, đóng góp lớn nhất của đồng bằng sông Cửu Long là sản xuất
ra 50% sản lượng lúa gạo của cả nước, chẳng những góp phần bảo đảm an ninh
lương thực quốc gia mà còn xuất khẩu hơn 3 triệu tấn gạo/năm. Về công nghiệp


SVTH: Kiên Phân

18


Luận văn Kinh Tế - Chính Trị

GVHD:Ngô Đức Hồng

và tiểu thủ công nghiệp, với lực lượng lao động gần 30 vạn người, 8,5 vạn cơ sở
sản xuất, vùng ĐBSCL đã tạo ra một khối lượng sản phẩm lớn và đa dạng như:
Điện thương phẩm, gạo, tôm cá đông lạnh, đường, rượu, bia nước giải khát, vải,
quần áo may sẵn, vật liệu xây dựng, sản phẩm cơ khí nông nghiệp... Những sản
phẩm này không những cho tiêu dùng nội địa mà còn cho xuất khẩu; đồng thời
hỗ trợ có hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp, cho các hoạt động sản xuất kinh
doanh khác, góp phần đắc lực cho việc nâng cao chất lượng của cuộc sống theo
hướng hiện đại, văn minh.

1.3.2. Phát triển công nghiệp nông thôn là “chìa khóa” đẩy nhanh tốc độ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở đồng bằng sông Cửu
Long hiện nay.
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp ở đồng bằng sông
Cửu Long đã được triển khai từ rất sớm thông qua sự hợp tác giữa Nhá Nước và
nông dân nhằm xây dựng cơ sở vật chất và trang bị máy móc, thiết bị, công cụ,
hóa chất, phân bón, áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật mới,…vào tất cả
các khâu của quá trình sản xuất, từ khâu chuẩn bị đến khâu thu hoạch, bảo quản,
chế biến.
Đến nay đồng bằng sông Cửu Long đã xây dựng được hệ thống thủy nông
phục vụ tưới cho khoảng 95% diện tích lúa đông xuân, 90.4% diện tích lúa hè

thu, 85,6% diện tích lúa mùa và chủ động tiêu úng trong muà lũ đã thực hiện cơ
giới hóa dược khoảng 80% ở khâu làm đất (nhiều tỉnh như An Giang, Đồng
Tháp, Kiêng Giang đã đạt trên 80%), 90 ở khâu ra hạt, các loại phân bón, thuốc
trừ sâu, hóa chất tăng trưởng, giống mới,…cũng được nông dân áp dụng vào sản
xuất.
Viện lúa ĐBSCL đã nghiên cứu và triển khai vào sản xuất nhiều máy
móc, công cụ phục vụ sản xuất. Viện đã thiết kế và chế tạo máy bóc bẹ tách hạt
bắp công suất 1,5 T hạt sạch/giờ; sau khi mua máy mẫu, một số cơ sở sản xuất
tỉnh Đồng Nai đã tự sản xuất trên 50 chiếc theo đặt hàng của nông dân. Trên cơ
sở kết quả nghiên cứu thí nghiệm nông học về sạ lúa theo hàng thay sạ lan mang
SVTH: Kiên Phân

19


Luận văn Kinh Tế - Chính Trị

GVHD:Ngô Đức Hồng

lại nhiều lợi ích cho nông dân (so với sạ lan, 1 ha sạ hàng giảm được 1-1,5 tạ
thóc giống, gần bằng tiền mua máy nếu dùng máy kéo tay, lại tăng năng suất 5-7
tạ thóc, giảm chuột phá, nuôi cá chóng lớn...), Viện cải tiến mẫu máy của IRRI
và đã sản xuất cung cấp hàng trăm máy cho các địa phương; có nơi tự sản xuất
được máy như: Nông trường Sông Hậu. Khi kỹ thuật sạ hàng được phổ cập thay
dần phương pháp sạ lan (tập quán hiện đang thực hiện trên 3 triệu hecta gieo
trồng ở ĐBSCL), nhu cầu về máy sạ hàng sẽ trở nên rất lớn, vì một ngày sạ bằng
máy kéo tay được có 0,6-1,0 ha, sạ bằng máy tự hành được 2-3 ha.
Tuy nhiên, do đồng bằng sông Cửu Long có những thuận lợi và khó khăn
riêng nên việc phát triển công nghiệp nông thôn đòi hỏi phải có những nổ lực
vượt bậc của mỗi địa phương với những bước đi thận trọng phù hợp với điều

kiện cụ thể từng nơi, từng lúc. Đồng thời cần phải có sự trợ giúp hữu hiệu về
nhiều mặt của Nhà nước và các ngành các cấp.

SVTH: Kiên Phân

20


Luận văn Kinh Tế - Chính Trị

GVHD:Ngô Đức Hồng

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
NÔNG THÔN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG – NGUYÊN
NHÂN VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT.
2.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN Ở
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.
2.1.1. Đặc điểm về sự ra đời và phát triển công nghiệp nông thôn ở đồng
bằng sông Cửu Long.
Trong tổng thể phát triển công nghiệp Việt Nam nói chung và đồng bằng
sông Cửu Long nói riêng, công nghiệp nông thôn đã dần trở thành một thực thể
cấu thành nền kinh tế ở nông thôn nước ta. Ở những vùng khác nhau có những
đặc điểm khác nhau, trong đó có ba khu vực có tiềm năng lớn và có sự khác biệt
tương đối đặc trưng là vùng đồng bsừng sông Hồng, Đông Nam Bộ và đồng bằng
sông Cửu Long. Sự khác biệt đó tồn tại cả về điểm xuất phát, về trình độ phát
triển hiện nay cũng như về tốc độ phát triển, đổi mới và thẩm chí cả về xu hướng
phát triển.
Về động thái phát triển của công nghiệp nông thôn, trong thời gian từ năm
1986-1996, công nghiệp nông thôn có sự phát triển không liên tục. Đến năm
1997, lực lượng lao động trong công nghiệp nông thôn chiếm 7,7% tổng số người

có việc làm thường xuyên ở nông thôn trong vùng, thấp hơn so với lao động công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn đồng bằng sông Hồng là 0,03% và chỉ
gần bằng ½ so với Đông Nam Bộ (15,49%), nhưng lại cao hơn so với mức trung
bình cả nước là 0,84%. Điều này cho thấy công nghiệp nông thôn ở đồng bằng
sông Cửu Long chưa phát triển mạnh như đồng vùng bằng sông Hồng và Đông
Nam Bộ.
Công nghiệp nông thôn ở đồng bằng sông Cửu Long chỉ mới tập trung
phát triển mạnh ở các thị trấn, thị tứ và ở những nơi khác thì lại kém phát triển
hơn, mặc dù cũng có những thuận lợi về kết cấu hạ tầng nhưng đối với công
nghiệp nông thôn ở đồng bằng sông Hồng thì lại khác hẳn, nó vừa phát triển
mạnh ở các thị trấn đồng thời cũng phát triển mạnh ngay trong các làng, đặc biệt
là ở những nơi có truyền thống về sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
SVTH: Kiên Phân

21


Luận văn Kinh Tế - Chính Trị

GVHD:Ngô Đức Hồng

Công nghiệp nông thôn ở đồng bằng sông Cửu Long ra đời và phát triển
dưới sự tác động mạnh mẽ của cơ chế thị trường nên dù là sản xuất của hộ gia
đình cũng được cơ giới hóa lao động ở mức đọ cần thiết. Tính chất sản xuất hàng
hóa của công nghiêp nông thôn ở đồng bằng sông Cửu Long được thể hiện rõ tất
cả mọi hoạt động của các cơ sở đều hướng mạnh vào thị trường, đặc biệt là thị
trường xuất khẩu do chịu sự tác động mạnh mẽ của các quy luật thị trường. Tuy
vậy, vẫn có nhiều cơ sở công nghiệp nong thôn bước đầu làm ăn có hiệu quả, sản
phẩm được thị trường tính nhiệm, đã thâm nhập vào thị trường của một số nước
trên thế giới và đã trở thành tấm gương cho những cơ sở công nghiệp nông thôn

khác.

2.1.2. Thực trạng công nghiệp nông thôn ở đồng bằng sông Cửu Long.
2.1.2.1. về cơ cấu ngành nghề sản xuất của công nghiệp nông thôn ở đồng
bằng sông Cửu Long.
Tình hình thực tế về cơ cấu ngành nghề sản xuất của công nghiệp nông
thôn ở đồng bằng sông Cửu Long được thể hiện cụ thể qua sự vận động phát triển
của từng nhóm ngành nghề như sau:
Nhóm ngành nghề chế biến nông, lâm, thủy, hải sản.
Hướng hoạt động chủ yếu của công nghiệp nông thôn trong nhóm ngành
nghề chế biến nông, lâm, thủy, hải sản ở đồng bằng sông Cửu Long những năm
qua là đi vào chế biến lương thực, thực phẩm. Do đó đã góp phần nâng cao tỷ
trọng công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm trong giá trị tổng sản lượng
công nghiệp cuat từng địa phương trong vùng lên từ 40%-60%. Đó là hướng phát
triển phù hợp với những tiềm năng thế mạnh cơ bản, lâu dài của vùng đồng bằng
sông Cửu Long.
Hiện nay, hoạt động chế biến lương thực, thực phẩm mạnh nhất ở nông
tôn đồng bằng sông Cửu long chủ yếu là xay xác lúa gạo, kế đến là đông lạnh
thủy, hải sản, sản xuất đường, ép dầu dừa, chế biến nước mắm và các loại tôm cá
khô, một số loại rau quả đông lạnh, đóng hợp.
Về xay xác lúa gạo:

SVTH: Kiên Phân

22


Luận văn Kinh Tế - Chính Trị

GVHD:Ngô Đức Hồng


Xay xác lúa gạo đã trở thành một ngành sản xuất phát triển rộng khắp ở
các vùng nông thôn và chiếm một tỷ trọng cao trong tổng số cơ sở sản xuất công
nghiệp nông thôn hiện có ở đồng bằng sông Cửu Long. Mỗi tỉnh trong vùng đồng
bằng sông Cửu Long đều có hàng ngàn cơ sở xay sác lúa gạo với năng lực xay
sác từ vài triệu tấn/năm trở lên. Ví dụ như ở An Giang có khoảng 1.000 cơ sở xay
xác có khả năng xay sác 2 triệu tấn/năm; còn số cơ sở xay xác lúa gạo trên địa
bàn huyện của tỉnh Vĩnh Long hiện cũng chiếm đến 80,17% số cơ sở với 70,51%
lực lượng lao động trong nhóm chế biến nông, lâm, thủy, hải sản.
Đến năm 1997, toàn vùng có khả năng xay xác đạt khoảng 8 triệu tấn
gạo/năm, chiếm 61,5% năng lực xay sác cả nước, trong đó quốc doanh 2 triệu
tấn, số còn lại là của tư nhân.
Hệ thống các cơ sở say xác lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long được
phân chia làm hai nhóm rõ rệt: một nhóm chuyên gia trong xay xác lúa gạo cho
các gia đình nông dân và cho các, thương lái (sản xuất ra gạo thô), được phân bổ
rộng khắp từ những vùng ven đô thị cho đến những vùng sâu, vùng xa; một nhóm
khác chuyên chế biến ra gạo thương phẩm để tiêu thụ trên thị trường trong và
ngoài nước, được phát triển tập trung ở những nơi có điều kiện giao thông thủy
bộ thuận lợi.
Về chế biến thủy, hải sản đông lạnh:
Hầu như tỉnh nào trong vùng đồng bằng sông Cửu long cũng có nhà máy
đông lạng thủy sản trên đà phát triển sôi động. ở tỉnh Cà Mau, năm 1988 mới chỉ
có 3 nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh với công suất nhỏ, nhưng đến nay đã
có 11 nhà máy và đã nâng năng lực chế biến lên 20 ngàn tấn/năm. ở An Giang có
hai nhà máy với công suất thực tế 14 tấn/ngày và đã nâng sản lượng thủy sản
đông lạnh từ 784 tấn năm 1990 lên 4.264 tấn năm 1994, trong đó 84,5% là đông
lạnh cá ba sa nuôi lồng trên sông tại địa phương. An Giang dự kiến tăng sản
lượng thủy sản đông lạnh lên từ 16 đến 25 ngàn tấn vào năm 2010. Bến tre có 4
nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh với công suất 6.300 tấn/năm, trong đó có
nhà máy có đủ điều kiện để chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu sang thị

trường châu Âu. Ở Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Long An cũng có nhà máy
thủy sản đông lạnh. Đến nay vùng đồng bằng sông Cửu Long đã có 46 nhà máy

SVTH: Kiên Phân

23


Luận văn Kinh Tế - Chính Trị

GVHD:Ngô Đức Hồng

chế biến đông lạnh thủy sản với công suất khoảng 250 tấn/ngày và năm 1998 các
nhà máy này đã xuất khẩu được 473,75 triệu USD chiếm 55,18% tổng giá trị xuất
khẩu thủy sản cả nước.
Về chế biến nước mắm:
Sản xuất nước mắm cũng đang là thế mạnh truyền thống của công nghiệp
nông thôn ở đồng bằng sông Cửu Long. Do sẵn có nguồn nguyên liệu dồi dào và
có đường giao thông thủy, bộ thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên liệu và tiêu
thụ sản phẩm nên tất cả các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đều có nhiều cơ sở
chế biến nước mắm. Tỉnh có năg lực chế biến nước mắm lớn nhất vùng là Kiên
Giang (năm 1995 đạt 16 triệu lít), kế đến là Tiền Giang (năm 1995 đạt 9,56 triệu
lít). Những tỉnh còn lại, năm 1995 cũng đạt từ 0,5 - 4 triệu lít nước mắm. Nhờ đó
toàn vùng đạt 45,7 triệu lít nước mắm, chiếm 33,0% tổng lượng nước mắm toàn
quốc.
Về chế biến mía đường:
Bất kỳ tỉnh nào trong vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng đều có nhà
máy chế biến mía đường. Đại bộ phận các cơ sở chế biến đường đang họat động
ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long hiện nay hầu hết là của tư nhân và hộ gia
đình, được phân bổ ở những vùng có nguồn nguyên liệu dồi dào, có giao thong

thủy bộ thuận lợi. Ví dụ: ở Bến Tre có hơn 1.380 cơ sở chế biến đường trong đó
có 912 cở sở ép mía và 474 cơ sở kết tinh đường với công suất bình quân 10 tấn
mía cây/ngày. Ở Long An, ngòai nhà máy đường Hiệp Hòa của Nhà nước có
công suất 1.500 tấn mía/ngày, còn có 128 cơ sở ép mía và 400 cối kết tinh đường
với công suất khỏang 4.000 tấn mía/ngày. Ở xã Tân Lộc, huyện Thốt Nốt (Cần
Thơ) từ năm 1990 đến 1991 đã có 53 lò đường, 315 cới kết tinh đường với công
suất 5-6 tấn/cối, 30 lò nấu rượu cồn, sử dụng nhiều lao động trong xã, sản xuất ra
3.000 tấn đường mỗi năm.
Các tỉnh đồng bằng song Cửu Long đã xây dựng 9 nhà máy đường ở 7
tỉnh (Long An, Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bến Tre, Cần Thơ, Cà Mau)
với công suất 13.250 tấn mía/ngày.
Về chế biến rau quả:

SVTH: Kiên Phân

24


Luận văn Kinh Tế - Chính Trị

GVHD:Ngô Đức Hồng

Điểm nổi bật của các cơ sở công nghiệp nông thôn chế biến rau quả hiện
có ở đồng bằng sông Cửu Long là phát triển gắn liền với vùng nguyên liệu sản
xuất nhiều loại mặt hàng và hướng về xuất khẩu. Ví dụ: Xí nghiệp liên hiệp xuất
khẩu rau quả Tiền Giang được xây dựng trên bờ Kênh Xáng, nơi tiếp giáp với
Quốc lộ 1 thuộc xã Long Định (huyện Châu Thành, Tiền Giang). Những năm
qua, xí nghiệp đã đầu tư phát triển vùng dứa nguyên liệu gồm hai nông trường
với diện tích gần 2.000 ha, mỗi năm cung cấp gần 15.000 tấn dứa nguyên liệu
cho nhà máy. Ngòai ra, xung quanh hai nông trường còn có hàng ngàn ha dứa

khác. Đi đôi với chế biến các sản phẩm từ dứa, xí nghiệp đã vươn lên chế biến
các sản phẩm từ trái cây được trồng trên 30 ngàn ha vườn chuyên canh ở khắp
Tiền Giang. Do đó năm 1996, xí nghiệp liên hiệp xuất khẩu rau quả Tiền Giang
đã xuất được 3.584,7 tấn sản phẩm, gồm 1.681 tấn dứa đóng hộp các lọai, 891
tấn chôm chôm đóng hộp, chế biến 989,9 tấn chuối, 20 tấn dưa hấu, ngoìa ra còn
nhận gia công đông lạnh 116 tấn nghêu, tôm. Những năm tới, xí nghiệp sẽ đi vào
sản xuất thêm các lọai rau quả cô đặc.những tỉnh còn lại trong vùng như An
Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long cũng đều chú ý xây dựng nhà máy chế biến rau
quả xuất khẩu đi kèm với đầu tư phát triển vùng nguyên liệu. Các mặt hàng đang
được các tỉnh chú ý gồm các sản phẩm từ nắm rôm, từ rau đậu, từ các lọai trái
cây.
Về các ngành nghề chế biến thực phẩm khác:
Những ngành nghề còn lại như ép dừa dầu, làm bột, làm bánh phòng tôm,
bánh đa, trứng vịt muối, chế biến các lọai mắm cá, cá khô… Ở các vùng nông
thôn đồng bằng song Cửu Long cũng đã có những phát triển nhất định.
Trong số những ngành nghề vừa nêu trên thì ngành ép dầu dừa đã có sự
phát triển khá ở các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Tiền Giang, Vĩnh Long, nơi có diện
tích trồng dừa tập trung lớn nhất vùng. Những ngành nghề còn lại là ngành nghề
truyền thống nên chỉ phát triển mạnh ở những nơi có truyền thống nghề và
thường được tổ chức sản xuất ở quy mô hộ gia đình theo làng nghề.
Nhóm nhành nghề sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất những tư liệu
sản xuất và dụng cụ gia đình.

SVTH: Kiên Phân

25


Luận văn Kinh Tế - Chính Trị


GVHD:Ngô Đức Hồng

Trong những năm qua, nhóm ngành nghề này ở các vùng nông thôn đồng
bằng sông Cửu Long đã có bước phát triển đáng kể. Kết quả điều tra lao động
việc làm năm 1996 cho thấy đã có 2.19% tổng số lao động ở đồng bằng sông
Cửu Long họat động trong ngành may mặc, còn số lao động họat đông trong các
ngành: Dệt là 0.5%, sản xuất vật liệu xây dựng 0.1%, sản xuất các sản phẩm từ
da là 0.1%.
Ở khắp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long hầu như tỉnh nào cũng đều có
cơ sở sản xuất gạch ngói, nhưng số lượng nhiều hay ít, quy mô lớn hay nhỏ là tùy
thuộc vào nguồn nguyên liệu tại chỗ và kinh nghiệp truyền thống sản xuất của
từng địa phương. Ví dụ ở tỉnh Vĩnh Long trong số 3.673 cơ sở sản xuất ngòai
khu vực Nhà nước, thì đã có đến 1.542 cơ sở sản xuất gạch ngói, chiến đến
41.85% tổng số cơ sở. Ở An Giang có 200 cơ sở sản xuất gạch ngói, trong khi đó
ở Đồng Tháp lại chỉ có 14 cơ sở, còn ở Tiền Giang cơ sở sản xuất gạch ngói rất
ít. Với những máy móc thiết bị hiện có, hàng năm đồng bằng sông Cửu Long sản
xuất được khỏang 716.3 triệu viên gạch và 65.5 triệu viên ngói, chiếm trên dưới
10% tổng gạch ngói tòan quốc. Do đó có khả năng đáp ứng một phần đáng kể
nhu cầu xây dựng trong vùng.
2.1.2.2. Về quy mô sản xuất:
Về quy mô sản xuất của các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn dưới
gốc độ vốn đầu tư thì đã có đến 96.5% tổng số cơ sở công nghiệp nông thôn chỉ
có mức vốn đầu tư từ 500 triệu đồng trở xuống (trong đó 55.4% số cơ sở có vốn
dưới 100 triệu đồng, 31.1% số cơ sở có mức vốn từ 100-250 triệu đồng) trong
khi đó 3.145 số cơ sở có mức vốn trên 500 triệu đồng.
Quy mô sản xuất của các công nghiệp nông thôn ở đồng bằng sông Cửu
Long theo thành phần kinh tế thì 92.1% số doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn
nông thôn có mức vốn từ 500 triệu đồng/cơ sở trở lên, trong khi đó số cơ sở sản
xuất ngòai khu vực Nhà nước có mức vốn tương đương chỉ chiếm 4.5% trên tổng
số cơ sở công nghiệp nông thôn ngòai khu vực Nhà nứơc.

Kết quả điều tra gần đây về ngành nghề nông nghiệp nông thôn ở nước ta
của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn cho thấy roc thực trạng trên của
công nghiệp nông thôn ở đồng bằng sông Cửu Long. Cụ thể:

SVTH: Kiên Phân

26


Luận văn Kinh Tế - Chính Trị

GVHD:Ngô Đức Hồng

Cơ sở chuyên

Hộ chuyên

Chế biến

Công nghiệp

Chế biến

nông lâm,

và xây

nông lâm,

thủy sản


dựng

thủy sản

(%)

(%)

(%)

10.23

32.69

50.43

55.07

31.80

15.38

38.46

27.54

22.73

9.62


11.11

13.04

22.73

36.54

-

4.35

10.23

3.85

-

-

1.14

-

-

-

-


1.92

-

-

1.14

-

-

-

Công nghiệp
Và xây dựng
(%)

Không quá
2
người
Từ 3 đến 5
người
Từ 6
đến 10
người
Từ 11
đến 20
người

Từ 21
đến 50
người
Từ 51
dến 100
người
Từ 101
đến 150
người
Trên 200
người

Cơ cấu hộ và cơ sở chia theo quy mô lao động sử dụng thường xuyên
năm 1997

SVTH: Kiên Phân

27


Luận văn Kinh Tế - Chính Trị

GVHD:Ngô Đức Hồng

2.1.2.3. Về trang bị công nghệ.
Trang bị công nghệ trong các cơ sở công nghiệp nông thôn ở đồng bằng
sông Cửu Long nhìn chung là không đồng đều, đại bộ phận còn lạc hậu. Thể hiện
ở tỷ trọng các khâu công việc do máy đạm nhiệm để sản xuất ra sản phẩm và
mức đầu tư máy móc thiết bị cho một chỗ làm việc thấp. số cơ sở có mức đầu tư
máy móc thiết bị từ 10 triệu đồng trở xuống cho một chỗ làm việc chiếm 30,6%

tổng số cơ sở (trong đó, số cơ sở có mức đầu tư từ 1 triệu đồng trở xuống chiếm
4,8%; từ 1-2 triệu đồng chiếm 5,4%; từ trên 2 đến 5 triệu đồng chiếm 15,6%; từ
trên 5 triệu đến 10 triệu đồng chiếm 4,8%) và từ trên 10 triệu đồng cho một chỗ
làm việc chiếm 69,4%. Kết quả điều tra trình độ công nghệ của công nghiệp trên
địa bàn tỉnh Vĩnh Long cũng cho thấy mức đầu tư về máy móc thiết bị trên một
chỗ làm việc phổ biến khỏang 15 triệu đồng. Trong đó, mức đầu tư bình quân
trên một chỗ làm việc trong các doanh nghiệp Nhà nước là 38,65 triệu đồng;
Trong các cơ sở công nghiệp tư nhân, các thể ở thị xã là 15,89 triệu đồng, còn ở
các huyện thì nơi có mức bình quân thấp nhất là 4,37 triệu và nơi mức bình quân
cao nhất là 22 triệu đồng.
Tuy những máy móc công tác mà công nghiệp nông thôn ở đồng bằng
song Cửu Long đang sử dụng là do trong lúc sản xúât nhưng không phải lọai nào
cũng lạc hậu. Trên thực tế, các xí nghiệp chế tạo máy ở Việt Nam đã từng bước
đưa ra thị trường những lọai máy móc tiên tiến phục vụ phát triển công nghiệp
nông thôn. Ví dụ như xí nghiệp liên hiệp máy mai Sincô thuộc sở công nghiệp
thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra thị trường nhiều lọai máy xay xác, máy đánh
bóng gạo và thiết bị phân lọai gạo không thua các lọai máy tương tự của các
nước trong khu vực.
2.1.2.4. Về lao động và nguồn vốn trong các cơ sở công nghiệp nông thôn ở
đồng bằng song Cửu Long.
Về lực lượng lao động:
Lực lượng lao động trong các cơ sở công nghiệp nông thôn ở đồng bằng
sông Cửu Long hiện đang nằm trong số 7,7% tổng số người có việc làm thường
xuyên ở nông thôn. Trình độ các mặc của đội ngủ này cũng nằm trong tình trạng
chung của lực lượng lao động nông thôn ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay.

SVTH: Kiên Phân

28



Luận văn Kinh Tế - Chính Trị

GVHD:Ngô Đức Hồng

Chủ yếu là trình độ học vấn trung học và trung học cơ sở, hơn 90% chưa qua đào
tạo chuyên môn nghiệp vụ. Chính vì vậy, phần lớn các cở sở công nghiệp nông
thôn trong hầu hết trong các nhóm ngành nghề phải tự đào tạo nghề cho đội ngủ
lao động của mình ở mức cần thiết. Điều này thể hiện rõ qua bảng số liệu dưới
đây.

Cơ sở chuyên

Hộ chuyên

Chế biến

Công

Chế biến

Công

nông,

nghiệp

nông,

nghiệp


lâm,

và xây

lâm,

và xây

thủy sản

dựng

thủy sản

dựng

(%)

(%)

(%)

(%)

28.76

19.09

34.44


16.07

52.68

30.73

35.56

36.16

15.81

36.18

22.78

34.38

2.75

14.00

7.22

13.39

89.44

59.27


71.11

53.13

- Tỷ lệ công nhân kỷ thuật

10.32

39.82

28.33

46.42

Trong đó: thợ giỏi

4.95

19.82

10.00

14.29

0.12

-

0.28


-

0.12

0.91

0.28

0.45

1. Trình độ học vấn
- Tỷ lệ chưa tốt nghiệp
trung học
- Tỷ lệ tốt nghiệp trung học
- Tỷ lệ tốt nghiệp trung học
cở sở
- Tỷ lệ tốt nghiệp trung học
phổ thông
2. Trình độ chuyên môn
- Tỷ lệ không có chuyên
môn kỷ thuật

- Tỷ lệ tốt nghiệp trung học
chuyên nghiệp
- Tỷ lệ tốt nghiệp cao đẳng,
đại học, trên đại học

Trình độ các mặc của đội ngủ lao động trong công nghiệp nông thôn ở
đồng bằng sông Cửu Long (năm 1997)

SVTH: Kiên Phân

29


Luận văn Kinh Tế - Chính Trị

GVHD:Ngô Đức Hồng

Kết quả nghiên cứu của một số công trình khoa học cho thấy sự ra đời của
công nghiệp nông thôn ở đồng bằng sông Cửu Long cũng nằm trong tình trạng
chung của cả nước là: Chủ yếu dựa vào nguồn vốn tự có và vốn vay không lãi
của bạn bè, họ hàng để đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất.
Như vậy, sự ra đời của các cơ sở công nghiệp nông thôn chủ yếu dựa vào
khả năng tích lũy của người chủ cơ sở công nghiệp nông thôn, trong khi đó ngân
hàng và quỷ tín dụng nhân dân là người có khả năng cung cấp nguồn tài chính
lớn cho phát triển công nghiệp nông thôn nhưng lại không giúp được gì đáng kể
cho sự ra đời của các cơ sở công nghiệp nông thôn ở đồng bằng sông Cửu Long.
Khảo sát mới đây cũng cho thấy vốn tự có của các cơ sở công nghiệp nông thôn
ở đồng bằng sông Cửu Long chiếm từ 70% trở lên. Tỉ lệ vốn vai trong tổng số
nguồn vốn họat động chỉ đạt đến 21,85% đối với cơ sở chế biến nông, lâm, thủy
sản và 12,65% đối với cơ sở công nghiệp và xây dựng; Còn tỉ lệ vốn vai trong
tổng nguồn vốn của hộ chuyên chế biến nông, lâm, thủy sản là 28,4% và của hộ
công nghiệp và xây dựng là 26%. Vài năm gần đây, vai trò của ngân hang trong
việc cung cấp vốn cho công nghiệp nông thôn họat động đã được nâng lên rỏ rệt.
Đảm bảo cung cấp từ trên 60 – 90% tổng số vốn vay của các cơ sở và hộ công
nghiệp nông thôn. Bảng dưới đây sẽ cho ta thấy tình hành vừa nêu.

Cơ sở chuyên


Hộ chuyên

Chế biến

Công

Chế biến

nông,

nghiệp

nông,

lâm, thủy

và xây

lâm, thủy

sản

dựng

sản

1.000đ

212.042


184.720

23.121

19.256

1.000đ

138.040

130.182

16.439

13.584

- Vốn lưu động bình quân 1.000đ

73.990

54.538

6.628

5.672

46.333

23.375


6.563

5.000

Đơn
vị tính

1. Vốn sản xuất bình quân
trên một cơ sở và hộ

Công
nghiệp và
xây dựng

Trong đó:
- Vốn cố định bình quân

2. Mức vốn vai bình
quân của một cơ sở và hộ

SVTH: Kiên Phân

30


Luận văn Kinh Tế - Chính Trị

GVHD:Ngô Đức Hồng

3. Cơ cấu nguồn vốn


%

100

100

100

- Vay từ ngân hang

62.49

73.26

71.43

90.000

-

26.74

1.90

-

-

-


9.52

-

- Vay tư nhân

37.51

-

14.29

10.00

- Vay từ các nguồn khác

-

-

2.86

-

- Vay từ các chương trình
Nhà nước
- Vay từ chương trình hộ
trợ của nước ngoài


100

Tình hình về nguồn vốn của công nghiệp nông thôn ở đồng bằng sông Cửu
Long (năm 1997)
2.1.2.5. Năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh của các cơ sở công nghiệp
nông thôn ở đồng bằng sông Cửu Long. Về cung ứng các yếu tố “đầu vào” và
tiêu thụ sản phẩm trong các cơ sở công nghiệp nông thôn ở đồng bằng sông Cửu
Long.
Hiện tại, vì cung ứng các yếu tố đầu vào và tiêu thụ sản phẩm trong các cơ
sở công nghiệp nông thôn ơ đồng bằng sông Cửu Long được thực hiện chủ yếu
qua các mối liên hệ cá nhân. Do đó đã có 7,45% số cơ sở, 7,27% số hộ chuyên,
12,41% số hộ kiêm gặp khó khăn trong việc cung ứng vật tư, nguyên liệu. Trong
đó, nguyên nhân nổi bạc nhất là phải mua bán nguyên liệu giá cao và trong tổng
số gặp khó khăn thì đã có 47,62% số cơ sở, 73,17% số hộ chuyên và 94,29% số
hộ kiêm đã gặp khó khăn này. Riêng đối với tiêu thụ sản phẩm thì đã có hơn ¾ số
cơ sở và hộ công nghiệp nông thôn tiêu thụ sản phẩm trong tỉnh trong khi đó chỉ
khỏang ¼ là số cơ sở và hộ tiêu thụ sản phẩm ngoài tỉnh. Để tiêu thụ nhanh sản
phẩm sản xuất ra, các cơ sở công nghiệp nông thôn đã bắt đầu áp dụng các hình
thức quảng cáo. Hiện tại, các cơ sở công nghiệp nông thôn ở đồng bằng sông
Cửu Long (và chung cho công nghiệp nông thôn cả nước) chủ yếu sử dụng
phương thức thanh tóan bằng tiền mặt khi nhận các yếu tố đầu vào cũng như khi
bán các sản phẩm.

SVTH: Kiên Phân

31


×