Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Xác định một số mầm bệnh trên cá chình bông (anguilla marmorata) nuôi trong bể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.12 MB, 36 trang )

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 Giới thiệu
Với điều kiện thuận lợi, nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, và mạng lưới
sông ngòi dày đặc, đường bờ biển dài. Chính những yếu tố đó đã giúp cho Việt
Nam trở thành một trong những nước có ngành thủy sản phát triển, góp phần
thúc đẩy sự phát triển của kinh tế nước nhà mà nổi bậc nhất là khu vực Đồng
Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Theo thống kê sản lượng nuôi trồng thủy sản
năm 2010 đạt trên 2,8 triệu tấn, tăng hơn 160 tấn so với năm 2009 (9%)
(www.gso.gov.vn).
ĐBSCL có hệ thống sông ngòi chằn chịt, khí hậu ấm áp với chiều dài
đường bờ biển là 109 km2 và diện tích mặt nước là 960472 ha, cùng với việc ứng
dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, thâm canh hóa, đa dạng các đối tượng nuôi
đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi và nâng cao hiệu quả trong nuôi trồng thủy
sản ở khu vực này. Bên cạnh các đối tượng chủ lực như cá tra, cá basa, điêu
hồng, một số đối tượng mới đã được người dân đưa vào mô hình ao nuôi và thâm
canh hóa như cá lóc, rô đồng, thác lác, bống tượng, sặc rằn, chình, được nuôi
ngày càng phổ biển góp phần tăng thu nhập cho người nuôi. Trong đó cá chình
được đánh giá là đối tượng nuôi có nhiều tiềm năng phát triển.
Cá chình là thủy động vật có thân hình thon dài, hình trụ ở phần trước và
dần dần ép lại dọc theo đuôi, đầu cá thường dài và nhọn. Cá chình là loài cá có
tính thích ứng rộng với độ mặn, cá có thể sống được ở nước mặn, nước lợ, nước
ngọt và có thể nuôi thâm canh trong ao đất, lồng bè (Nguyễn Chung, 2008). Bên
cạnh đó, thịt cá chình thơm ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, hiện tại giá cá chình
trên thị trường dao động từ 280-350 ngàn/kg. Tuy giá cá chình cao như vậy
nhưng được rất nhiều người ưa chuộng, không chỉ trong nước người dân ở các
nước khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Indonesia đều rất ưa chuộng cá
chình. Vì vậy cá chình không những tiêu thụ được trong nước mà còn có thể xuất
khẩu (trang tin Dânviệt.vn, số ra ngày 15/5/2011)
Trên thế giới hiện nay, có 4 nước phát triển nghề nuôi cá chình mạnh nhất:
Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc. Còn ở nước ta nghề nuôi cá chình


có thể nói mới chỉ là những bước khởi đầu và, mang tính chất tự phát. Quy mô
nuôi chủ yếu là hộ gia đình và hình thức nuôi bằng lồng vẫn đang chiếm ưu thế,
một số tỉnh ở miền Nam có nghề nuôi cá chình phát triển như: Cà Mau, Bạc
Liêu, An Giang, Đồng Tháp và một số tỉnh ở miền Trung: Bình Định, Phú Yên,
Quảng Trị, Ninh Thuận.
1


Các công trình nghiên cứu về cá chình ở ngoài nước rất nhiều, các tác giả
không chỉ nghiên cứu sâu về hình thái, phân loài, phân bố mà còn nghiên cứu về
bệnh xuất hiện trên cá chình, một số tác giả tiêu biểu như: Evert and Olga, 1993;
Gousset B., 1990; Dou S., T. Seikai and K. Tsukamoto, 2000; Amoro C., Biosca
E.G., 1996. Còn ở trong nước do cá chình là đối tượng mới được chọn nuôi trong
những năm gần đây nên các nghiên cứu ở nước ta về cá chình tính cho tới nay
mới chỉ cung cấp những số liệu về thành phần loài, phân bố, chưa có công trình
nào nghiên cứu sâu về cá chình. Những năm gần đây, do nhu cầu tiêu thụ của cá
chình và nhu cầu nuôi cá chình tự phát ở nhiều tỉnh, một số tác giả đã biên soạn
một số tài liệu hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá chình như: Ngô Trọng Lư, 1997; Ngô
Trọng Lư và Thái Bá Hồ, 2003; Nguyễn Chung, 2008. Các tài liệu này chủ yếu
cũng dựa vào kỹ thuật nuôi cá chình được giới thiệu trong các tài liệu Trung
Quốc, Đài Loan, Nhật Bản (www.mekongfish.net.vn). Do đó để có định hướng
cho sự phát triển đối tượng này hiệu quả và bền vững hơn thì vấn đề quản lý,
chăm sóc sức khỏe cá, thông tin kỹ thuật cũng cần được quan tâm nghiên cứu
nhiều hơn. Tuy nhiên, song song với việc phát triển nghề nuôi cá chình đã phát
sinh các vấn đề cấp thiết như dịch bệnh, con giống, thức ăn, quản lý ao. Xuất
phát từ thực tế nói trên đề tài “Xác định một số mầm bệnh trên cá chình bông
(Anguilla marmorata) nuôi trong bể” được thực hiện.
1.2 Mục tiêu của đề tài
Kiểm tra nguyên nhân gây ra bệnh trên cá chình bông nuôi trong bể, tạo cơ
sở khoa học để đưa ra các biện pháp quản lý sức khỏe cá chình tốt hơn.

1.3 Nội dung của đề tài
-

Xác định vi khuẩn tổng cộng trong môi trường nước bể nuôi.
-

-

Xác định mầm bệnh, định danh vi khuẩn, ký sinh trùng trên
cá chình nuôi trong bể.

Thực hiện kháng sinh đồ các chủng vi khuẩn phân lập được.

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2


2.1 Một vài đặc điểm sinh học của cá chình
2.1.1 Phân loại và phân bố
Vị trí phân loại cá chình
Theo hệ thống phân loại của Nguyễn Hữu Phụng (2001) trích bởi Nguyễn
Thị Bích Vân (2009) cá chình bông thuộc.
Lớp: Oteichthyes
Phân lớp: Acfinopterygii
Bộ: Anguilliformes
Họ: Anguillidae
Giống: Anguilla
Loài: Anguilla marmorata
Theo các nghiên cứu ở Việt Nam cá chình giống Anguilla chỉ có 4 loài phổ

biến nhất ở nước ta: cá chình hoa: A. marmorata (Quoy and Gaimard, 1824); cá
chình mun: A. bicorlo pacifica (Schmidt, 1928), cá chình nhọn: A. borneensis
(Popta, 1924), cá chình Nhật Bản: A. japonica (Tem and Schmidt, 1846).
Trong đó cá chình hoa: A. marmorata (Quoy and Gaimard, 1824) còn được
gọi là cá chình bông có tên tiếng anh là Giant mottled eel. Cá có màu xám tro ở
mặt lưng, vàng nhạt ở mặt bụng, vây lưng màu sẫm. Rìa vây lưng, vây hậu môn,
cùng với vây đuôi có màu đen. Ở Viêt Nam cá chình bông phân bố nhiều ở đầm
Châu Trúc (Bình Định), sông Bồ, sông Hương và đầm Cầu Hai tỉnh Thừa Thiên
Huế, huyện Ddarkrong tỉnh Quảng Trị,.....trên thế giới phân bố ở Nhật Bản, Triết
Giang (Trung Quốc), Indonesia, Australia, Borneo (Indonesia).
Cá chình mun: A. bicorlo pacifica (Schmidt, 1928) còn được gọi là cá chình
nhốt , cá có màu xám ở lưng, màu trắng ngã vàng ở phía bụng và nhạt dần đi từ
hàm tới hậu môn. Ranh giới giữa hai màu phía lưng và phía bụng rõ ràng. Ở
nước ta cá chình mun phân bố ở: xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, xã Bố Đỏ
huyện A Lưới, huyện Phú Lộc, huyện Nam Đông (Thừa Thiên Thuế), đầm Trâu
Trúc (Bình Định), sông Trà Khúc (Quang Ngãi)...trên thế giới phân bố ở
Australia, Borneo (Indonesia), Phillippine, Sumatra (Indonesia).
Cá chình nhọn: A. borneensis (Popta, 1924), cá có màu xám tro ở mặt lưng,
vàng nhạt ở mặt bụng, không có vân chấm hoa, vây lưng và vây hậu môn có màu
đen sẫm nhưng phía trước vây hậu môn màu sáng. Thường xuất hiện nhiều ở
vùng Borneo, Sumata (Indonesia), ở Việt Nam cá có ở vùng đầm Châu Trúc Bình Định.

3


Cá chình Nhật Bản: A. japonica (Tem and Schmidt, 1846) có tên tiếng anh
là Japanese eel. Cá có màu nâu ánh xanh, vây lưng lùi về phía sau và liên tục với
vây đuôi và vây hậu môn, chiều dài thân gấp từ 16 - 18,5 lần chiều cao thân, 9 10 lần chiều dài đầu. Chiều dài đầu gấp 10 - 11 lần đường kính mắt, 7 - 8 lần
khoảng cách giữa hai ổ mắt. Trên thế giới phân bố nhiều ở Nhật Bản, Trung
Quốc, ở Việt Nam vào năm 1935, ở Thanh Trì (sông Hồng) bắt được vài cá thể

cá chình Nhật Bản, ở vịnh Bắc Bộ và các vùng viên biển cũng có nhưng rất ít.

A

B

C

D

Hình 2.1: Một số hình ảnh cá chình ở Việt Nam. (A) Cá chình bông (A.
marmorata), (B) Cá chình Nhật Bản (A. japonica), (C) Cá chình mun (A. bicorlo
pacifica), (D) Cá chình nhọn (A. borneensis).
Chú ý: Hình được lấy từ trang Google.com

2.1.2 Môi trường
Nhiệt độ

4


Cá chình là loài có tốc độ tăng trưởng nhanh trong điều kiện khí hậu nhiệt
đới với nhiệt độ thích hợp từ 23-28oC. Biên độ dao động nhiệt độ nước trong
ngày thay đổi đột ngột 3-5oC có thể làm cá bị chết do sốc nhiệt (Bùi Quan Tề,
2002).
Cá chình là loài cá có phạm vi thích nhiệt rộng. Nhiệt độ từ 1 - 38oC cá đều
có thể sống được, nhưng trên 12oC cá mới bắt đầu bắt mồi. Theo Lin (1991)
(trích dẫn bởi Chu Văn Công, 2005) cá chình chỉ sinh trưởng và phát triển bình
thường khi nhiệt độ dao động trong khoảng 13 - 30oC. Nhiệt dộ cực thuận cho
sự phát triển của cá chình khoảng 25-27oC, ngưỡng dưới nhiệt độ của cá chình là

1-2oC và ngưỡng trên nhiệt độ là 38oC.
Theo Ngô Trọng Lư (2002), hàm lượng oxy hoà tan trong nước yêu cầu
trên 2 ppm, 5 ppm là thích hợp cho sinh trưởng, nếu vượt quá 12 ppm sẽ có ảnh
hưởng không tốt, cá dễ sinh ra bệnh bọt khí.
Ánh sáng
Cá sợ ánh sáng mạnh và thích bóng tối nên ban ngày chui rúc ẩn mình trong
hang, dưới đáy sông, suối, ao đầm nước ngọt nơi có ánh sáng yếu, tối bò ra săn
mồi và di chuyển đi nơi khác. Giai đoạn cá bột thân trong suốt, với ánh sáng yếu
có tính hướng quang và tùy theo sự tăng trưởng lớn lên của cá, tính hướng quang
cũng giảm dần và mất đi. Cá bột hoạt động nhiều về đêm, ban ngày nằm dưới
đáy và tối thì ngoi lên theo chiều thẳng đứng trôi nổi tìm thức ăn (Nguyễn
Chung, 2008).
pH
Nguồn nước có chất lượng tốt, thích hợp cho nuôi thủy sản là không có
mầm bệnh hay các hóa chất độc hại và đảm bảo pH từ 7-8. Nếu nước có pH quá
thấp hay quá cao đều không thể dùng để nuôi cá chính được vì khi pH tăng thì
tính độc của NH3 tăng, ngược lại khi pH giảm làm cho tính độc của H 2S tăng.
Hai loại khí này đều gây độc cho cá. Giá trị pH từ 6,5-9 là thích hợp cho đối
tượng các thủy sản (Trương Quốc Phú, 2006).
Độ mặn
Ngô Trọng Lư (2002), cho rằng cá chình là loài có tính thích ứng rộng với
độ mặn và có thể sống được ở nước ngọt, lợ, mặn. Cá chình là loài rộng muối và
chúng có khả năng thích ứng rất tốt với sự thay đổi độ mặn đột ngột nhờ có cơ
quan điều hòa áp suất thẩm thấu (Lin, 1991 được trích dẫn bởi Chu Văn Công,
2005).
Oxy

5



Lượng tiêu hao oxy của cá chình lớn hơn các loài sống đáy khác mặc dù da
cá, bong bóng, khoang miệng, ruột và vây cá đều có chức năng hô hấp phụ
nhưng cá không sử dụng khi còn ở trong nước. Cá thích nơi có dòng chảy và tùy
loài mà thích với dòng chảy mạnh hay nhẹ. Khi hàm lượng oxy trong nước dưới
4 mg/l thì cá nổi đầu. Sau khi ăn no lượng tiêu hao oxy cũng tăng gấp đôi, cá
càng lớn tiêu hao oxy càng nhiều. Lượng tiêu hao oxy còn tùy thuộc vào nhiệt độ
nước và trọng lượng cá (Nguyễn Chung, 2008).
Đạm
Nitrogen trong nước tồn tại dưới 4 dạng chính : NH3, NH4+, NO2-, NO3- .
Trong đó, NH3 và nitrite là yếu tố nguy hiểm gây độc đối với động vật thủy sản.
Lượng NO2- cho phép đối với các ao nuôi từ 0,01 - 1,7 ppm và với NH 3 là dưới
0,2 ppm (Trương Quốc Phú, 2006).
Đạm NH4+ trong nước rất cần thiết cho sự phát triển của động thực vật thủy
sinh tạo nguồn thức ăn tự nhiên trong thủy vực. Hàm lượng thích hợp trong
khoảng 0,2 - 2 ppm (Nguyễn Văn Thường, 2006).
NO3- trong thủy vực là dạng đạm được thực vật hấp thu dễ nhất và không
độc đối với thủy sinh vật, hàm lượng NO3- thích hợp cho các ao nuôi giao động
từ 0,1 - 1 ppm.
2.1.3 Đặc điểm hình thái
Theo Nguyễn Chung (2008) mô tả cá chình là thủy động vật có thân hình
thon dài, hình trụ ở phần trước và dần dần ép lại dọc theo đuôi. Đầu cá thường
dài và nhọn. Miệng ở phía trước rộng và to, há hốc và kết thúc gần rìa của mắt.
Hàm dưới vượt xa hơn hàm trên, răng hàm trên và hàm dưới mở rộng vào trong
và không phân chia rõ ràng. Lỗ mang nhỏ nằm ở phía dưới góc vây ngực.
Mắt phát triển hoàn chỉnh, khá nhỏ ở những con cái và con chưa trưởng
thành, lớn hơn ở những con đực trưởng thành. Gờ thịt ở cả môi trên và môi dưới
phát triển hoàn hảo. Mũi hình tròn có 2 lỗ, lỗ mũi đằng trước hình ống ở gần rìa
đầu của mõm trước và nằm ở phía trước miệng, lỗ mũi đằng sau là 1 dạng mở
đơn giản nằm từ trước tới giữa mắt. Vây lưng và vây hậu môn tiếp tục kéo dài tới
vây đuôi, vây lưng bắt đầu sau vây ngực và nằm trước hay trên hậu môn, vây

ngực phát triển tốt.
Vẩy cá rất nhỏ hình oval bao lấy da và dấu dưới da, sắp sếp như 1 chiếc vỏ
đang, các đường bên hong hoàn chỉnh. Cá chình sống ngoài tự nhiên thân có màu
khác nhau từ màu hơi vàng xanh tới màu nâu hay đen, lốm đốm hay có vẻ bề
ngoài như cẩm thạch, lưng màu đen tro và bụng màu trắng nhạt. Da cá chình có

6


biểu bì với chức năng làm giảm bớt lực cản của nước, giúp tăng tốc độ khi săn
mồi hoặc chạy trốn kẻ thù.
2.1.4 Tập tính cư trú
Theo Nguyễn Chung (2008) ghi nhận cá chình là loài cá có tính thích ứng
rộng với độ mặn, cá có thể sống được ở nước mặn, nước lợ, nước ngọt. Cá thích
bóng tối, sợ ánh sáng nên ban ngày chui rúc trong hang, dưới đáy ao, nơi có ánh
sáng yếu, tối bò ra kiếm mồi, di chuyển đi nơi khác.
Da và ruột cá có khả năng hô hấp, dưới 15oC chỉ cần giữ cho da cá ẩm ướt
là có thể sống được khá lâu. Trời mưa cá hoạt động rất khỏe bò trườn khắp ao.
Cá chình là loài cá có phạm vi thích nhiệt rộng. Nhiệt độ từ 1 - 38oC cá đều
có thể sống được, nhưng trên 12oC cá mới bắt đầu mồi. Nhiệt độ sinh trưởng là
13 - 30oC thích hợp nhất là 25 - 27oC. Hàm lượng oxy hòa tan trong nước yêu
cầu phải trên 2 mg/1, 5 mg/l là thích hợp cho sinh trưởng, vượt quá 12 mg/l dễ
sinh ra bệnh bọt khí.
Ngoài mang là cơ quan hô hấp chính thì cá chình còn có các cơ quan hô hấp
phụ như: da cá, bong bóng, khoang miệng, ruột, giúp cho cá chình có thể sống
lâu trên cạn. Khi nhiệt độ trong nước dưới 15oC cá chình dùng da (da phải ẩm
ướt) để duy trì sự sống.
2.1.5 Tập tính ăn và sinh trưởng
Theo Ngô Trọng Lư và Thái Bá Hồ (2003), dạ dày của cá chình có dạng
hình túi lớn hình chữ Y, thành dạ dày rất dày, ruột ngắn, đoạn cuối ruột gần như

hơi cong. Bong bóng tương đối nhỏ, có một ngăn. Gan to bằng 1,5 lần trọng
lượng cơ thể. Cá ăn mạnh ở nhiệt độ nước 25 - 27 oC, mùa xuân khi nhiệt độ lên
khoảng 10oC trở lên thì cá bắt đầu ăn mồi.
Cá chình là loại cá ăn tạp, trong tự nhiên thức ăn của cá là tôm, cá con,
động vật đáy nhỏ và côn trùng thủy sinh. Khi còn nhỏ thức ăn chính của cá là
động vật phù du, giun ít tơ. Lượng mồi ăn hằng ngày chiếm 10 - 12% trọng
lượng cơ thể. Cá có thể cho ăn bằng thức ăn tổng hợp gồm bắp, cám gạo, bột cá,
vitamim, các chất vô cơ. Sau 2 năm nuôi, cá đạt kích cỡ 50 - 200g. Nếu thức ăn
tốt sau 1 năm nuôi kể từ lúc vớt ngoài tự nhiên có thể đạt cỡ 4 - 6 con/kg.
Cá sinh trưởng chậm, nhất là cỡ từ 300g trở nên tốc độ sinh trưởng chỉ bằng
1/10 tốc độ sinh trưởng của giai đoạn cá có trọng lượng 70 - 100g. Khi còn nhỏ
tốc độ sinh trưởng của cá trong đàn tương đương nhau, nhưng khi đạt chiều dài
hơn 40 cm con đực lớn chậm hơn con cái.
2.1.6 Tập tính sinh sản

7


Cá chình là loài cá di cư, cá mẹ đẻ ở biển sâu, cá con sau khi nở trôi dạt vào
bờ biển, cửa sông, vùng nước ngọt kiếm mồi và lớn lên. Khi trưởng thành, cá lại
di cư ra biển sâu để đẻ trứng, tuổi thành thục của cá cái là 4 - 5 tuổi, cá đực 3 - 4
tuổi. Một con cá cái có thể đẻ khoảng 7 - 13 triệu trứng, trứng cá trôi nổi (có kích
thước khoảng 1mm) trong nước sau khoảng 10 ngày thì nở, cá bột mới nở có
chiều dài thân 6 mm có xu hướng bơi dần lên tầng trên. Cá con mới lớn có hình
lá liễu, sau 1 năm mới trôi dạt vào cửa sông. Trải qua nhiều biến thái hình thành
cá chình hương màu trắng, cá ngược dòng sắc tố đen tăng dần thành màu đen.
Việc sinh sản nhân tạo cá chình đến nay chưa có nước nào nghiên cứu thành
công. Tất cả cá giống đều dựa vào việc khai thác từ tự nhiên ngoài cửa sông hoặc
ven biển. Ở nước ta cá chình phân bố nhiều từ Quảng Bình vào đến Bình Ðịnh,
đặc biệt là vùng hồ Châu Trúc ở Bình Ðịnh có cá chình phân bố, hàng năm cung

cấp một lượng cá giống quý cho nhân dân trong vùng để nuôi (Ngô Trong Lư và
Thái Bá Hồ, 2003).
2.2 Một số bệnh thường xuất hiện trên cá chình
2.2.1 Bệnh do ký sinh trùng
Bệnh sán lá đơn chủ
Trên cá chình ở Đại Tây Dương có tới 63 loài sán lá ký sinh, trong khi đó
trên cá chình Thái Bình Dương chỉ có 29 loài sán lá ký sinh. Sán lá đơn chủ
Pseudodactylogyrus bini, P. anguillae được xem là những mầm bệnh nguy hiểm
của cá chình, đặc biệt là cá chình ở Thái Bình Dương. Hai loài ký sinh trùng này
không gây bệnh trên cá chình sống ngoài tự nhiên. Ở cá chình nuôi, loài
Pseudodactylogyrus spp ký sinh trên mang, điều kiện thích hợp sẽ lây nhiễm và
gây bệnh nghiêm trọng. Tuy nhiên, có thể sử dụng thuốc để phòng trị ký sinh
trùng này (www.mekongfish.net.vn).
Dactylogyrus (sán 16 móc), thường ký sinh trên da và mang nhưng chủ yếu
là ở mang. Khi bị ký sinh, da và mang cá tiết ra nhiều dịch nhờn ảnh hưởng đến
hô hấp của cá. Tổ chức da và mang bị viêm loét tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm
và một số sinh vật xâm nhập gây bệnh. Để phòng bệnh ta phải vệ sinh bể thật kỹ,
cho ăn đầy đủ giúp cá khỏe mạnh mau lớn vượt qua giai đoạn nhiễm bệnh. Khi
cá bị bệnh tắm cá bằng nước muối 3% trong 5 - 15 phút hay dùng formol 150 200 ppm tắm cá trong 30 - 60 phút. Sử dụng KMnO4 với liều lượng 0.5 - 1mg/l
hoặc H2O2 100 - 150 mg/L. Thay nước cho cá và xử lý hóa chất một lần nữa nếu
cá chưa hết bệnh (Nguyễn Chung, 2008).
Bệnh trùng bánh xe

8


Thường gây bệnh trên cá là các loài thuộc giống Trichodina, bệnh phát triển
quanh năm nhưng bùng phát mạnh và gây thành dịch vào mùa mưa làm cá chết
hàng loạt. Theo Ruangpan (1988) có 60 loài Trichodina ký sinh trên cá, tỷ lệ
nhiễm 90 - 100% gây hại cho cá mọi lứa tuổi nhất là cá hương và cá giống. Cá

mắc bệnh thì có các dấu hiệu sau màu sắc cá nhợt nhạt, thân cá có nhiều nhớt
màu trắng đục, đuôi, vây bị xơ mòn, bơi lội không định hướng, thân cọ vào cây
cỏ, thành bể như bị ngứa, thường ký sinh ở da, mang, mũi (trích bởi Woo, 2006).
Để cá không bị mắc bệnh ta cần giữ môi trường nước sạch, tăng cường sức
đề kháng bằng cách tăng cường vitamin C. Trị bệnh, tắm cá bằng nước muối 3%
trong 15 phút hay CuSO4 3 - 5 ppm trong 10 - 15 phút hoặc phun thẳng xuống ao
0,5 - 0,7 ppm (Nguyễn Chung, 2008).
Bệnh do nhóm Myxobolus sp
Bệnh được tìm thấy trên cá chình châu Âu (Anguilla anguilla), và trên cá
chình Nhật Bản (Anguilla japonica). Khi bị nhiễm Myxobolus sp cá bơi lội
không bình thường, di hình, công đuôi, kém ăn, dần dần cá chết. Phụ thuộc vào
mức độ nhiễm và vị trí ký sinh trùng của bào nang, mang cá bị nhiễm nặng có
nhiều đốm trắng, hoại tử, hoạt động hô hấp bất thường. Trường hợp nhiễm bên
trong thành ruột thì khả năng nhiễm sẽ thay đổi do tính lan truyền theo chiều
rộng. Đặc biệt trong giai đoạn cá giống lớp biểu mô dưới da và mang bị nhiễm
nặng làm cho cơ thể cá bị giảm cân, bơi tấp mé bờ, màu sắc cá trở nên đen hơn
(Woo, 2006)
Bệnh do sán lá đơn chủ Gyrodactylus sp
Sán lá đơn chủ Gyrodactylus sp được tìm thấy trên nhiều loài cá chình như
Anguilla japonica, Anguilla anguilla, Anguilla marmorata. Sán lá đơn chủ
Gyrodactylus sp ký sinh trên da và mang với số lượng nhiều làm cho tổ chức ký
sinh tiết ra một chất dịch trắng. Cá ít hoạt động hoặc hoạt động không bình
thường, một số cá nằm ở đáy ao, bể, một số nổi lên mặt nước đớp không khí. Cá
bị nhiễm Gyrodactylus khả năng bắt mồi giảm, hô hấp khó khăn và gầy yếu
(Nguyễn Chung, 2008).
Bệnh do nhóm giun tròn (Nematoda)
Giun ký sinh chủ yếu ở cá chình và một số loài cá nước ngọt, ký sinh dưới
da, vẩy, gan…của nhiều loài cá nước ngọt với tỷ lệ nhiễm khá cao, có khi lên tới
80 - 90%. Cường độ nhiễm 30 - 40 trùng/cá. Cá càng lớn tỷ lệ nhiễm và cường
độ nhiễm càng cao. Khi bị nhiễm bệnh cá có màu sắc da nhợt nhạt, di chuyển

chậm, giảm sinh trưởng. Phòng bệnh chủ yếu là tiêu diệt ký chủ trung gian hoặc
cắt đứt vòng đời (Woo, 2006).

9


2.2.2 Bệnh do vi khuẩn
Bệnh đốm đỏ
Bệnh đốm đỏ (red spot disease) hay còn được gọi “Sekiten-byo” do vi
khuẩn Pseudomonas spp gây nên, bệnh này được phát hiện đầu tiên trên cá
chình Nhật Bản (Anguilla japonica) còn được gọi là “Winter disease syndrome”,
vào khoảng năm 1981 bệnh này cũng được tìm thấy ở Scotland trên cá chình
Châu Âu. Đây là vi khuẩn Gram -, có hình que, di động, phát triển trên môi
trường đơn giản và thiếu khí. Cần cẩn thận khi tiếp xúc với vi khuẩn này vì nó có
thể gây bệnh cho người (Inglis et al, 1993).
Cá mắc bệnh thường xuất hiện xuất huyết từng đốm đỏ trên da, xung quanh
miệng, nắp mang và phía mặt bụng, cơ thể bị tuột nhớt, Pseudomonas spp xâm
nhập vô cơ thể qua các tổn thương ở mang và da. Bệnh thường xuất hiện khi cá
bị stress và điều kiện quản lý không phù hợp. Ta có thể phòng bệnh bằng cách
cung cấp nguồn nước tốt, giảm mật độ nuôi hoặc tấm KMnO4 (Từ Thanh Dung,
2011).
Bệnh do nhóm vi khuẩn Streptococcosis
Trên cá chình Nhật Bản và cá hồi vân ở các nước Australia, Israel, Italy,
thường xuất hiện một loại bệnh do vi khuẩn thuộc nhóm Streptococcosis là tác
nhân chính gây ra và bệnh này còn được gọi với cái tên “pop-eye”. Đây là loài
vi khuẩn Gram + , không sinh bào tử, hình cầu hoặc oval, không di động, phát
triển tốt trong môi trường máu và TSA. Nó phát triển tốt nhất ở nhiệt độ từ 25 30oC trong vòng 24 - 36 giờ (Austin and Austin, 1993).
Cá bị bệnh thường có các biểu hiện như mắt cá bị xuất huyết, lồi, thân sẫm
màu, bơi lội không định hướng, các cơ quan như thận, gan, lá lách bị viêm, sưng,
xoang bụng có dịch. Môi trường nuôi không thuận lợi, thời tiết nóng, lạnh bắt

thường đều không tốt cho cá giống và cá trưởng thành, cá dễ mắt bệnh này nhất
là cá dưới 5 tháng tuổi. Vì thế ta phải quản lý môi trường nuôi thật tốt, xử lý môi
trường bằng hóa chất diệt khuẩn. Trị bệnh dùng kháng sinh Penicilin V, Bactrim
Navet Estc (Nguyễn Chung, 2008).
Bệnh do vi khuẩn Edwardsiella tarda
Bệnh do vi khuẩn Edwardsiella tarda là một trong những mối đe dọa
nghiêm trọng đối với nghề nuôi trồng thủy sản ở Nhật Bản (còn có tên gọi là
Paracolabacterium anguillimortiferum). Bệnh gây thiệt hại lớn đối với nghề
nuôi cá chình ở Nhật và Đài Loan. Đối với cá chình ở Nhật Bản thì bệnh thường
xuất hiện vào mùa hè, còn ở Đài Loan thì bệnh thường xảy ra vào khoảng nhiệt
độ 10 – 18oC. Đây là loài vi khuẩn có dạng hình que, Gram -, không sinh bào tử,
10


hiếu khí, phát triển trên môi trường TSA sau 48 giờ ở nhiệt độ 28oC. Khi vi
khuẩn xâm nhập vào cơ thể, cá sẽ xuất hiện các vết thương nhỏ trên da (phía mặt
lưng), da bị mất sắc tố. Bên trong cơ của cá xuất hiện các khối u rỗng, kèm theo
các tổn thương trên và dưới lớp biểu bì, khi ấn vào sẽ phát ra khí có mùa hôi, các
vết thương này sẽ gây ra hoại tử các vùng xung quanh. Đối với con người vi
khuẩn có khả năng gây bệnh vì thế ta phải thận trọng khi tiếp xúc với nó (Noga,
2010).
Chất lượng nước trong môi trường nuôi xấu, nuôi với mật độ dày cùng với
nhiệt độ cao (30oC) sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên
bệnh cũng xuất hiện khi nhiệt độ nước thấp hơn và dao động bất thường. Vì thế
ta phải cải tiến chất lượng nước, giảm mật độ nuôi, khi cá bệnh có thể sử dụng
oxytetracycline trộn vào thức ăn để trị cho cá. Ở Nhật và Đài Loan có sử dụng
vaccine để phòng bệnh cho cá. Nhưng vaccine này chưa được bán ra ngoài thị
trường (Từ Thanh Dung, 2011).
Bệnh do vi khuẩn Aeromonads
Nhóm vi khuẩn chủ yếu gây bệnh thuộc giống Aeromonads gồm có 3 loài

A. hydrophila, A. caviae, A. sobria. Đây là loại vi khuẩn có mặt trong môi trường
nước, đặt biệt khi trong nước có nhiều chất hữu cơ, khi cá bị sốc do môi trường,
hoặc bị tổn thương vi khuẩn sẽ xâm nhập và gây bệnh cho cá. Đây là vi khuẩn
Gram -, có khuẩn lạc tròn, màu vàng nhạt, nhiêt độ thích hợp từ 28 - 30 oC
(Austin and Austin, 1993).
Khi cá mắc bệnh có dấu hiệu xuất huyết khắp trên da cá tập trung ở gốc
vây, miệng và hậu môn, da bụng sẫm màu, cá mất nhớt, nội tạng xung huyết,
xoang bụng chứa dịch, mắt lồi, mờ đục và sưng phù. Để giúp cá phòng bệnh ta
có thể tiêu diệt các tác nhân cơ hội như ký sinh trùng, tránh làm xây xát cá, tránh
làm ô nhiễm môi trường nuôi, thường xuyên bổ sung Vitamin C để tăng sức đề
kháng cho cá. Khi cá bị bệnh có thể xử lý bằng thuốc kháng sinh như
oxytetracycline (2 - 4g/kg thức ăn), doxycycline (0,5 - 1g/kg thức ăn) (Nguyễn
Chung, 2008).
Bệnh trắng đuôi
Vi khuẩn Flavobacterium columnare là vi khuẩn Gram -, gây bệnh nghiêm
trọng trên cá hồi, cá chình Châu Âu, cá chình Nhật Bản. Vi khuẩn này có khuẩn
lạc dạng rễ, que dài, không phát triển trên môi trường chung TSA và NA mà chỉ
phát triển trên môi trường đặc trưng Cytophaga agar (CA), phát triển tốt ở nhiệt
độ 20 – 25oC, có khuẩn lạc màu vàng. Các tổn thương ban đầu thường là những
chấm nhỏ màu trắng trên vây đuôi và lây lan dần về phía đầu. Vây đuôi và vây
hậu môn bị ăn mòn nghiêm trọng. Khi bệnh tiến triển mạnh, da thường có nhiều
11


vết loét màu xám trắng. Mang cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, các tia mang bị
hoại tử hoặc tưa rách, cá giảm ăn. Bên cạnh đó cá bị nhiễm độc tố do vi khuẩn
gây ra (Inglis et al, 1993).
Nguyên nhân dẫn đến cá bị nhiễm khuẩn Flavobacterium columnare
thường là do cá bị stress, nhiệt độ nước, nuôi ở mật độ cao, cá bị tổn thương, trầy
sướt, môi trường nước bị ô nhiễm (hàm lượng oxy ít, hàm lượng NH3 cao). Ta có

thể sử dụng BKC (Benzalkonium chloride) 0,3 - 0,6 ml/m3, muối ăn,
oxytetracycline 50 - 75 mg/kg/ngày để trị bệnh cho cá. Ở Mỹ và Châu Âu đã sử
dụng vaccine trên cá hồi và cá nheo Mỹ (Từ Thanh Dung, 2011).
2.3 Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong thủy sản
Kháng sinh là các chất hữu cơ có cấu tạo hóa học phức tạp, có nguồn gốc
sinh học (do xạ khuẩn, vi khuẩn và nấm sinh ra) hay do con người tổng hợp nên,
có tác động một cách chuyên biệt trên một giai đoạn chính yếu của sự biến
dưỡng của các vi khuẩn (tác nhân kháng khuẩn), của các nấm (tác nhân kháng
nấm), của các virus (tác nhân kháng virus). Thuốc kháng sinh tác động bằng cơ
chế như ức chế sự tổng hợp thành tế bào của vi khuẩn (ức chế sự tổng hợp
peptidoglycan), ức chế sự tổng hợp cần cho vi khuẩn, ức chế sự tổng hợp hay ức
chế chức năng của acid nucleic và ức chế chức năng màng tế bào vi khuẩn (Lê
Thị Kim Liên, 2008).
Với nỗ lực tăng nhanh sản lượng thuỷ sản và kim ngạch xuất khẩu, các
nước đang phát triển rất chú trọng tới nuôi trồng thuỷ sản đặc biệt là Việt Nam.
Ðể đạt được sản lượng và lợi nhuận cao nhất, nhiều người dân hiện đang áp dụng
các phương thức nuôi thâm canh. Cùng với sự phát triển trên, một tất yếu của sản
xuất là nhiều loại thuốc và hóa chất đã được sử dụng nhằm nhiều mục đích như
xử lý nước và các chất lắng đọng, tăng cường năng suất sinh học tự nhiên, thành
phần trong thức ăn, kích thích sinh trưởng, quản lý sức khỏe (Dương Võ Mỹ
Hạnh, 2008)
Khi bệnh xảy ra trong ao, người dân thường sử dụng các sản phẩm thuốc
thú y thủy sản chứa kháng sinh hoặc kháng sinh nguyên liệu để điều trị cho cá.
Tuy nhiên, theo Lý Thị Phú Nhân (2010) việc sử dụng kháng sinh còn tùy tiện,
không đúng về liều lượng và liệu trình điều trị. Người dân thường dùng kháng
sinh liều thấp để phòng bệnh cho cá. Vì vậy hiệu quả điều trị kháng sinh ngày
càng giảm và hình thành khả năng kháng thuốc cho vi khuẩn.
Với sự phát triển nhanh chóng của nuôi thâm canh cá da trơn ở ĐBSCL dẫn
đến việc sử dụng quá nhiều loại kháng sinh trong phòng và trị bệnh vi khuẩn.
Việc sử dụng hóa chất và kháng sinh không đúng qui định, không kiểm soát có


12


thể làm tác động đến môi trường, hệ sinh thái của khu vực hoặc để lại dư lượng
trong sản phẩm thủy sản và dẫn đến hiện tượng kháng kháng sinh trong các loài
vi khuẩn gây bệnh trên cá (Dung và ctv., 2009).
Những năm gần đây, nhà nước và các cơ quan chức năng ngành thủy sản
Việt Nam đã đưa ra và thường xuyên có rà soát, bổ sung các qui định tương đối
chặt chẽ về việc sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản nhằm bảo đảm
được an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng, ổn định và phát triển xuất
khẩu, bảo đảm phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững. Tuy nhiên việc chấp
hành các quy định của nhà nước là chưa được triệt để vì thỉnh thoảng vẫn còn lô
hàng thủy sản Việt Nam bị nước nhập khẩu phát hiện nhiễm kháng sinh cấm
hoặc vượt quá giới hạn đối với những kháng sinh cho phép sử dụng có giới hạn
(Nguyễn Chính, 2005).
Cụ thể như tình hình sử dụng thuốc kháng sinh ở khu vực Châu Đốc, Châu
Phú, Thốt Nốt cho thấy có tổng số 21 loài kháng sinh thường được người dân sử
dụng, trong đó có các loài được sử dụng nhiều nhất là Flofenicol (tần suất xuất
hiện 95%), kế đến là doxycylin (90%), erofloxacine (85%), amoxcilline (70%).
Ngoài ra các chất như kanamycine, cefalexcin, colistin, cũng thường được người
dân sử dụng (Ngô Minh Dung, 2007).
Bên cạnh đó, trong ương cá tra người dân cũng dùng thuốc hay hóa chất với
nhiều chủng loại khác nhau. Cụ thể, qua khảo sát tại Cao Lãnh và Hồng Ngự
Tỉnh Đồng Tháp ghi nhận được có tổng cộng gồm 155 loại, với 132 loại thuộc
vùng Hồng Ngự (85,2%) và 66 loại (42,6%) thuộc vùng Cao Lãnh bao gồm 5
nhóm. Trong đó, cơ cấu các nhóm thuốc không đồng đều, tỷ lệ thuốc kháng sinh
nguyên liệu và thuốc có nguồn gốc kháng sinh chiếm đa số với 23 loại kháng
sinh là nguyên liệu gốc và 27 loại có chứa thành phần phối chế chuyên dùng như
kháng sinh. Kết quả này cho thấy tỷ lệ thuốc kháng sinh chiếm số lượng lớn

(40,65%) trong cơ cấu thuốc. Số hóa chất được dùng là 16 loại (10,3%), chế
phẩm sinh học là 7 loại (4,52%), vitamin và premix có số lượng 4 loại (3,23%)
và nhóm một số chất còn lại với 5 loại (2,58%). Ngoài ra, có nhiều loại thuốc
được dùng có tên gọi không rõ ràng (12% hộ nuôi), 6 loại đã được quy định giới
hạn sử dụng tối đa: ampicillin, tetracillin, oxytetracillin, amoxicillin, cloxacillin,
sulfonamide; 1 loại bị cấm hoàn toàn: chloramphenicol đều có xuất hiện trong
danh mục sử dụng ở vùng Hồng Ngự. Mức độ đầu tư cho khoảng chi phí thuốc
và hóa chất phòng trị bệnh khá cao, đa phần các hộ đều không nhớ hết những
loại đã sử dụng và số lần phải dùng để điều trị trong năm, ước lượng chiếm từ 8 31% (trung bình 15,7%) tổng chi phí vụ ương (Nguyễn Ngọc Hải, 2004).

13


Ngoài ra, từ kết quả khảo sát của Nguyễn Chính (2005) ở An Giang và Cần
Thơ, cho thấy có 394 loại thuốc, hóa chất do 75 nhà sản xuất được kinh doanh
trong khu vực. Trong đó có 16% sản phẩm kháng sinh phối trộn từ 3 kháng sinh
trở lên, vi phạm quy định về phối trộn kháng sinh: theo quyết định 07/2005 của
Bộ Thủy Sản. Thuốc hóa chất nguyên liệu được bán lẻ công khai mà không cần
toa nhãn cho người sử dụng. Đối với nhóm kháng sinh, các nhà sản xuất đưa ra
những khuyến cáo chưa tưng thủ đúng quy định cũng như thời gian ngưng sử
dụng trước khi thu hoạch. Bên cạnh đó, việc người nuôi chủ yếu dựa vào kinh
nghiệm và tự pha trộn, không nhận thức được tính kết hợp hay đối kháng của
thuốc cũng như hậu quả và những vấn đề liên quan đến sức khỏe con người, vật
nuôi và an toàn vệ sinh thực phẩm của việc sử dụng thuốc (Nguyễn Thị Phương
Nga, 2004).
Như vậy với sự phát triển nhanh chóng của nghề nuôi trồng thủy sản dẫn
đến tình hình sử dụng thuốc kháng sinh và hóa chất cũng gia tăng. Việc người
dân thường xuyên tự ý sử dụng thuốc kháng sinh sẽ làm tăng khả năng kháng
thuốc đối vi khuẩn gây bệnh trên tôm, cá. Sử dụng thuốc kháng sinh không theo
nguyên tắc sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trong như tồn lưu thuốc kháng sinh trong

sản phẩm thủy sản, môi trường, .. gây hiệu quả nghiêm trọng đến sức khỏe con
người, tôn kém trong việc điều trị bệnh do vi khuẩn kháng lại thuốc, dẫn đến khó
điều trị bệnh về sau. Vì thế để hạn chế các tác hại trên ta phải sử dụng thuốc
kháng sinh hợp lý, đúng lúc, đúng bệnh, đúng liều lượng.

CHƯƠNG 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
14


3.1 Thời gian thực hiện đề tài
Từ tháng 8/2012 đến tháng 5/2012
3.2 Địa điểm thu mẫu và nghiên cứu
Đề tài sẽ tiến hành thu mẫu ở 2 địa điểm: trại cá thủy sản - khoa Thủy Sản trường đại học Cần Thơ; huyện Thới Lai - quận Ô Môn - thành phố Cần Thơ và
sau đó sẽ phân tích mẫu tại bộ môn Sinh Học và Bệnh thủy sản của Khoa Thủy
sản, trường Đại học Cần Thơ.
3.3 Vật liệu nghiên cứu
3.3.1 Dụng cụ: chủ yếu dùng trong nghiên cứu này là tủ sấy, tủ ấm, tủ lạnh, tủ
cấy, máy Autoclave, bộ tiểu phẫu, lame, lamen, kính hiển vi, kính nhìn nổi, ống
nhỏ giọt nhựa, khay nhựa, đĩa Petri, cốc thủy tinh, giấy vệ sinh, viết lông dầu,
viết chì, bình xịt cồn, ống nghiệm, que cấy, đèn cồn, bật lửa, micropipet, hộp đầu
col, cân điện tử, chai thủy tinh, que trãi thủy tinh, pipet (1ml, 5ml), hộp đựng
mẫu nước, thùng giữ lạnh, găng tay và các vật liệu khác.
3.3.2 Hóa chất và môi trường
Hóa chất: nước muối sinh lý 0.85%, nước cất, cồn tuyệt đối, cồn 70%, bộ hóa
chất nhuộm Gram, dung dịch H2O2, que thử oxidase, parafin, glucose, bộ kít API
20E (BIOMÉRIEUX).
Môi trường: tryptic soy agar (TSA), Nutrient agar (NA), oxidation-fermentation
(OF), Pseudomonas aeromonas selective agar base (GSP), Mueller hinton agar
(MHA), Brain heart infusion broth (BHIB).

3.4 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp được trích từ “Tài liệu thực tập giáo trình bệnh học thủy
sản”.
3.4.1 Phương pháp thu mẫu
Thu mẫu cá chình phải còn sống. Thu ngẫu nhiên cá chình bệnh và cá chình
khỏe, số lượng bể 12, số lượng mẫu từ 4 - 5 con/bể.
Chú ý:phương pháp nuôi ở 2 địa điểm thu mẫu.
Tại trại cá: gồm 6 bể (thể tích lần lượt mỗi bể 2m3), 3 bể cá nhỏ mật độ 200
con/bể, 3 bể cá lớn mật độ 40 con/bể. Cho ăn thức ăn nhân tạo và nước được lọc
bằng hệ thống lọc tuần hoàn.

15


Tại Thới Lai: có 2 nghiệm thức: một nghiệm thức là thức ăn, một nghiệm
thức là mật độ. Bể đất lót bạt thể tích 0,7 m3/bể , hệ thống lọc tuần hoàn 2 tuần
thay nước 1 lần, cho cá ăn 2 lần/ngày
3.4.2 Tính vi khuẩn tổng cộng trong nước
Cách thu và bảo quản mẫu nước
Ghi các thông tin lên chai: thời gian, địa điểm, ký hiệu bể khi thu mẫu.
Cách thu mẫu
Thu mẫu nước là phải thu mẫu sao cho mẫu có tính đại diện cho khối nước
cần kiểm tra. Tùy theo kích thước và hình dạng bể, khi thu mẫu ta chọn vài địa
điểm khác nhau trong bể: góc bể, đáy bể, giữa bể, nơi cấp và thoát nước (độ sâu
cách mặt nước 20 - 30 cm). Mỗi chỗ thu 100 ml cho vào chung 1 chai đã tuyệt
trùng, trộn đều.
Cách bảo quản và vận chuyển
Chai mẫu nước phải cần giữ lạnh 4 - 5 oC bằng nước đá trong thời gian vận
chuyển về phòng thí nghiệm và được phân tích ngay trong ngày khoảng 3 - 5h
sau khi thu mẫu.

Phương pháp phân tích mẫu
Lắc trộn đều mẫu nước khoảng 5 - 7 giây. Dùng pipet lấy 1ml nước mẫu
cho vào ống nghiệm chứa 9ml NaCl 0,85% thứ nhất (nồng độ 10-1, 10-2, 10-3 ..).
Mỗi chuyển mẫu qua ống nghiệm mới cần lắc đều và thay đầu col. Sau đó dùng
pipet vô trùng lấy 0,1 ml mẫu nước ở mỗi nồng độ pha loãng cho vào đĩa môi
trường NA hoặc TSA và lập lại 2 lần. Dùng que trãi thủy tinh vô trùng trãi đều
dung dịch trên bề mặt môi trường và đánh dấu độ pha loãng trên đĩa. Ủ mẫu
nước ở 18 - 24h, ở nhiệt độ 30oC và đọc kết quả.
Cách tính và ghi nhận kết quả
Sau 18 - 24h đếm số khuẩn lạc trên đĩa. Chọn các đĩa có số khuẩn lạc trong
khoảng 20 - 200 khuẩn lạc/đĩa để đếm. Nếu số khuẩn lạc quá nhiều thì chia đĩa ra
làm 4 phần, đếm số khuẩn lạc trên cùng 1 phần rồi nhân cho 4 thì được tổng số
khuẩn lạc trên 1 đĩa.
Công thức tính
CFU/ml = số khuẩn lạc x độ pha loãng x10
3.4.3 Phân tích ký sinh trùng
Thao tác kiểm tra các cơ quan bên ngoài của cá

16


Đặt cá lên khay và quan sát các dấu hiệu bên ngoài. Ghi nhận tình trạng
màu sắc ở bên ngoài cơ thể cá.
Da: Dùng lame cạo nhẹ lớp nhớt trên thân cá từ nắp mang đến đuôi, phần
bụng nếu được. Đậy lamen lại và dùng ống hút nhỏ vào 1 ít nước muối sinh lý
để tiêu bản không bị khô, quan sát dưới vật kính 10X.
Mang: Dùng nhíp nâng và dùng kéo cắt rời nắp mang. Cắt rời 4 cung mang
ra, cho vào đĩa petri chứa nước muối sinh lý, quan sát dưới kính nhìn nổi xem có
ký sinh trùng lớn không, sau đó cắt 1 cung mang ra và dùng lamen cạo lớp nhớt
trên 2 mặt của cung mang. Ép tiêu bản bằng lamen, dùng ống hút nhỏ 1 ít nước

muối sinh lý để tiêu bản không bị khô và quan sát dưới kính hiển vi ở vật kính
10X và 40X để tìm nhóm ký sinh trùng nhỏ.
Thao tác kiểm tra các cơ quan bên trong của cá
Đặt cá nằm lên khay, tiến hành mổ cá như sau: để cá trong khay ngửa bụng
cá lên trên và dùng kéo nhọn chọc nhẹ vào da bụng mềm ở phía sau lỗ hậu môn
cắt một đường ngang vừa phải, tiếp tục cắt vòng qua lỗ hậu môn, cắt tiếp đường
dọc theo cơ thể tới phần dưới mang.
Chú ý: Thận trọng khi đưa kéo cắt, tránh làm thủng các cơn quan bên trong.
Kiểm tra ký sinh trùng
Túi mật: Cẩn thận tách túi mật ra khỏi cơ quan gan, dạ dày. Dùng ống tiêm
hút và nhỏ một giọt dịch mật lên lame rồi đậy lại bằng lamen, nếu túi mật quá
nhỏ thì ta để cả túi lên lame rồi dùng kim mủi dáo kéo ra cho dịch mật chảy ra
sau đó dùng lamen đậy lại, quan sát ký sinh trùng ở vật kính 10 - 40X.
Ruột: Phết mẫu nhớt ruột: cắt đoạn ruột sau, đặc lên lame, mổ và cạo mặt
trong ruột bằng lamen, rồi đậy lamen lại làm tiêu bản. Quan sát ở vật kính 10X,
40X. Mổ hết ruột để tìm ký sinh trùng kích thước lớn: đưa phần ruột đã mổ vào
đĩa petri chứa nước muối sinh lý, khuấy nhẹ nhẹ rồi đặc đĩa vào quan sát ký sinh
trùng dưới kính nhìn nổi. Để phần ruột đã mổ vào đĩa petri chứa nước muối sinh
lý. Khuấy thật mạnh cho các chất trong ruột hòa tan với nước muối. Sau đó nhỏ
lên lame và quan sát tìm ký sinh trùng.
Gan: sau khi mổ thì quan sát xem trong gan có bào nang, sán hay không,
nếu có thi ta lấy bào nang, sán để lên lame và quan sát dưới kính hiển vi.
Thận: cắt thận trên và thận dưới ra bỏ vào một hộp lồng đựng nước muối
sinh lý. Quan sát dưới kính soi nổi tìm giun tròn hay bào nang khác. Cắt một
mẫu thận nhỏ đặt lên giấy thấm để giấy hút phần máu dính trên thận, sau đó phết
mẫu thận lên lame sạch và quan sát dưới kính hiển vi quang học.

17



Phương pháp xác định mức độ nhiễm
Mức độ nhiễm ký sinh trùng được đặc trưng bằng hai đại lượng là tỉ lệ cảm
nhiễm và cường độ nhiễm sau:

Số mẫu nhiễm KST
Tỉ lệ nhiễm =

Tổng số mẫu đã kiễm tra

x 100

Đối với ngoại ký sinh trùng có kích thước lớn, có thể nhìn thấy bằng mắt
thường và cường độ bắt gặp không lớn lắm như trùng mỏ neo, rận cá, đĩa cá thì
đếm toàn bộ ký sinh trùng trên một cơ thể cá.
Số trùng
Cường độ nhiễm =

Con cá

Đối với nội ký sinh trùng có kích thước lớn, nhìn thấy bằng mắt thường và
cường độ bắt gặp cũng cao như giun tròn, sán song chủ thì đếm ký sinh trùng
trên một cơ quan hoặc trên bộ phận cơ quan như gan, ruột, dạ dày, mật.
Số trùng
Cường độ nhiễm =

Cơ quan

Đối với ký sinh trùng nhỏ, chỉ nhìn thấy bằng dụng cụ quang học thì đếm số
trùng có trên một lame, nếu số trùng quá nhiều thì đếm số trùng trong một thị
trường.

Số trùng
Cường độ nhiễm =
3.4.4 Phân lập và định danh vi khuẩn

Phân lập, nuôi cấy

18

Lame/thị trường


Khử trùng mặt ngoài cơ thể cá bằng cồn 70%. Sau khi mổ cá, khử trùng cơ
quan, dùng dao mổ tiệt trùng rạch một đường trên thận, tỳ tạng, gan hay vết
thương. Đặt que cấy vào nơi vừa rạch, xoay nhẹ để lấy mẫu bệnh phẩm và cấy
trên đĩa agar.
Ủ các đĩa môi trường này trong tủ ấm ở nhiệt độ 28 - 30oC. Sau 18 - 24 giờ,
quan sát và ghi nhận kết quả phân lập.
Tách ròng vi khuẩn
Mẻ cấy ròng (thuần) là mẻ cấy trong đó chỉ có một loài hoặc một chủng vi
sinh vật duy nhất sống mà thôi. Thao tác tách ròng mẻ cấy vi khuẩn cần được
thực hiện nếu sau khi phân lập vi khuẩn phát triển trên môi trường nhân tạo với
nhiều loại khuẩn lạc khác nhau. Tách ròng vi khuẩn bằng cách dùng que cấy nhặt
từng loại khuẩn lạc từ trên đĩa có chứa nhiều loại vi khuẩn cấy vào các đĩa agar
mới.
Xác định đặc điểm hình thái vi khuẩn
Sau khi ủ vi khuẩn 24 - 48 giờ (ở 28 - 30oC), ta tiến hành quan sát hình
dạng, màu sắc của khuẩn lạc. Quan sát khả năng di động, hình dạng và kích
thước vi khuẩn sau khi nhuộm Gram.
Quan sát hình dạng khuẩn lạc
Một khuẩn lạc do nhiều tế bào vi khuẩn hợp thành và có đặc điểm hình thái

khác nhau tùy theo từng loài vi khuẩn. Khuẩn lạc có thể có các hình dạng, bề nổi,
rìa hay lõm..
Quan sát màu sắc khuẩn lạc
Trên môi trường phân lập tổng quát (trypticase Soy Agar (TSA), nutrient
Agar (NA) thì khuẩn lạc có thể có màu trắng đục, trắng ngà, kem, vàng kem,
xám. Môi trường phân lập chuyên biệt (TCBS Agar, aeromonas agar,
pseudomonas agar,...) khuẩn lạc thường có màu vàng hay xanh, một ít có màu
đen.
Quan sát tính di động
Nhỏ 1 giọt nước muối sinh lý lên lame, tiệt trùng que cấy, lấy một ít vi
khuẩn trải đều lên giọt nước. Đậy lamen lại, quan sát ở vật kính 100X (có giọt
dầu).
Nhuộm Gram
Quan sát hình dạng và kích thước của vi khuẩn

19


Nhỏ 1 giọt nước cất lên lame. Tiệt trùng que cấy, lấy 1 ít vi khuần trải đều
lên giọt nước. Để khô tự nhiên, hơ lướt lame trên ngọn lửa đèn cồn để cố định vi
khuẩn.
Các bước nhuộm Gram
Nhỏ dung dịch Crystal violet (dd1) lên lame, để yên 1 phút. Sau đó rửa lại
bằng nước cất cho hết màu tím rồi vẩy cho ráo nước. Nhỏ dung dịch Iodine (dd2)
lên lame, để yên 1 phút. Tẩy màu bằng aceton (dd3): nhỏ từ từ aceton lên lame
cho đến khi giọt nuớc trên lame không còn màu tím. Nhỏ dung dịch Safranin
(dd4) lên lame, để 2 phút. Sau đó rửa lại bằng nước cất và vẩy cho khô nước, để
lame mẫu khô ở nhiệt độ phòng. Sau đó quan sát tiêu bản nhuộm ở vật kính
100X có 1 giọt dầu soi kính.
Xác định đặc điểm sinh lý, sinh hóa của vi khuẩn

Kiểm tra tính ròng của vi khuẩn
Kiểm tra các khuẩn lạc trên đĩa cấy có cùng nằm trên đường cấy, đồng nhất
về màu sắc và hình dạng. Quan sát tiêu bản vi khuẩn nhuộm Gram, xem các tế
bào vi khuẩn có đồng nhất về kích thước, hình dạng, màu sắc (màu tím/hồng).
Định danh vi khuẩn
Sau khi khuẩn lạc đã thuần. Tiến hành kiểm tra một số chỉ tiêu sinh lý, sinh
hóa cơ bản và sử dụng bộ kit API 20E định danh vi khuẩn.


Phản ứng Oxidase

Dùng que cấy tiệt trùng nhặt một khuẩn lạc cho tiếp xúc trên que thử
oxidase. Quan sát que thử trong 30 giây và ghi nhận sự thay đổi màu sắc.
 Phản ứng Catalase
Nhỏ 1 giọt dung dịch 3% H2O2 lên lame. Dùng que cấy tiệt trùng lấy 1 ít vi
khuẩn cho vào dung dịch 3 % H2O2.
 Khả năng lên men và oxy hóa đường glucose (O-F test)
Chuẩn bị 2 ống nghiệm chứa môi trường O-F đã tiệt trùng. Dùng que cấy
tiệt trùng lấy 1 ít vi khuẩn trên đĩa agar và cấy thẳng vào 2 ống nghiệm chứa môi
trường O/F (cấy thẳng đứng tới đáy ống nghiệm), sau đó phủ 0,5 - 1ml dầu
paraffin tiệt trùng vào 1 ống nghiệm tạo điều kiện yếm khí trong ống nghiệm
(kiểm tra khả năng lên men glucose: F), ống còn lại sẽ kiểm tra tính hiếu khí của
vi khuẩn (khả năng oxy hóa: O) và ủ trong tủ ấm 28 - 30oC. Đọc kết quả sau 24 48 giờ (có thể kiểm tra kết quả trong vòng 7 ngày).


Cách định danh vi khuẩn (sử dụng bộ kit API 20E)
20


Chuẩn bị

Cho một ít nước cất vào khuôn nhựa của bộ kit để giữ ẩm trong suốt quá
trình ủ trong tủ ấm. Đặt bộ kit API 20E vào khuôn nhựa. Ký hiệu vào bộ kit.
Pha dung dịch vi khuẩn
Dùng que cấy tiệt trùng lấy một ít khuẩn lạc cho vào 5ml nước muối sinh lý
đã tiệt trùng, lắc đều.
Thực hiện
Dùng pipet tiệt trùng hút dung dịch vi khuẩn cho vào đầy các ô CIT, VP,
GEL. Cho vi khuẩn vào đầy các ô ADH, LDC, ODC, H2S và URE cho thêm
parafin tiệt trùng để tạo điều kiện yếm khí. Hút dung dịch vi khuẩn cho vào các ô
còn lại. Đậy nắp khay lại và ủ trong tủ ấm 28oC.
3.4.5 Làm kháng sinh đồ
Dùng que cấy tiệt trùng lấy vi khuẩn cho vào ống nghiệm chứa 5 ml nước
muối sinh lý tuyệt trùng, lắc đều. So sánh màu vi khuẩn với ống chuẩn
McFarland 0,5. Dùng pipet tuyệt trùng hút vi khuẩn trong ống nghiệm cho 5 - 10
giọt lên đĩa agar hoặc dùng que bông tuyệt trùng đưa vào ống nghiệm chứa vi
khuẩn. Tiệt trùng que trãi thủy tinh bằng cồn 95%, hơ qua đèn cồn. Trãi vi khuẩn
trên đĩa agar bằng que trãi thủy tinh hoặc dùng que bông nhúng vi khuẩn để trãi
đều vi khuẩn trên agar, để khoảng 1 phút. Sau đó dán các đĩa kháng sinh vào đĩa
agar ở những vị trí đã xác định từ trước. Ủ trong tủ ấm ở nhiệt độ 28 - 30 oC. Đọc
kết quả sau 24h
Kết quả
Sau 24h, xuất hiện các vòng tròn không có vi khuẩn phát triển (vòng vô
trùng) ở mỗi đĩa kháng sinh, đo đường kính của vòng vô trùng xác định tính
nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh.
3.4.6 Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm Exel để xử lý số liệu.

21



CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Kết quả các yếu tố môi trường
Để có thêm cơ sở khoa học, đánh giá khách quan về tình trạng sức khỏe của
cá chình nuôi trong bể, đề tài này có ghi lại 1 số kết quả theo dõi chỉ tiêu môi
trường từ 2 đề tài của Hồ Thị Hoàng Uyên (2011) và Nguyễn Bùi Đạt Thành
(2011). Các yếu tố môi trường được thể hiện rõ ở bảng Phụ lục 6, 7
Nhiệt độ
Ở trại khoa thủy sản trong suốt quá trình thí nghiệm nhiệt độ dao động
trong khoảng 26,4-27,6oC (Phụ lục 6), nhiệt độ buổi sáng thấp hơn nhiệt độ buổi
chiều nhưng sự chênh lệch nhiệt độ giữa sáng và chiều là không lớn (khoảng
1oC). Như vậy nhiệt độ và khoảng dao động nhiệt độ trong suốt quá trình thí
nghiệm ở trại cá khoa thủy sản là thích hợp cho sinh trưởng và phát triển bình
thường của cá. Còn ở huyện Thới Lai thì nhiệt độ dao động từ 27-30oC (Phụ lục
7) vẫn nằm trong khoảng nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của cá, với cá
chình từ 25-34oC (trung tâm khuyến ngư tỉnh Bạc Liêu).
pH
Qua kết quả biến động các yếu tố môi trường ở (Phụ lục 6) cho thấy, giá trị
pH trong suốt quá trình thí nghiệm ở trại khoa thủy sản dao động 7,8-8,1 là rất
thích hợp cho sự phát triển và sinh trưởng bình thường của cá chình trong thí
nghiệm. Còn ở huyện Thới Lai theo kết quả thống kê từ bảng (Phụ lục 7), ta thấy
giá trị pH trung bình buổi sáng trong các bể vào khoảng 7,63 và buổi chiều 7,80
với khoảng dao động giữa sáng và chiều là rất nhỏ, với giá trị pH trung bình
khoảng 7,7. Điều kiện pH vẫn nằm trong khoảng thuận lợi cho phát triển sinh vật
cũng như là cá chình.
TAN
Qua bảng (Phụ lục 7) ta thấy các giá trị của TAN ở các bể tại huyện Thới
Lai dao động từ 0,09-0,16 ppm, cao nhất là ở mật độ 60 con/m3 với hàm lượng là
0,16 ppm. Như vậy, kết quả thí nghiệm vẫn đảm bảo yêu cầu về độ đạm trong
môi trường ao nuôi cho tăng trưởng của cá. Còn ở trại khoa thủy sản, ta thấy các

giá trị của TAN dao động trong khoảng 0-0,1 ppm (Phụ lục 6). Vậy hàm lượng
TAN vẫn nằm trong giới hạn cho phép để cá sinh trưởng và phát triển tốt.

22


N-NO2Hàm lượng N-NO2- (Phụ lục 6) ở các bể tại trại khoa thủy sản dao động từ
0,3-0,7 ppm, với nồng độ này thì hàm lượng N-NO2- vẫn nằm trong giới hạn cho
phép đảm bảo cho cá sinh trưởng và phát triển. Còn ở huyện Thới Lai qua bảng
(Phụ lục 7)cho ta thấy có sự chênh lệch hàm lượng NO2- ở các mật độ ương khác
nhau, tuy nhiên vẫn còn nằm ở giới hạn cho phép chưa vượt quá 0,5ppm và vẫn
phù hợp cho sự tăng trưởng của cá. Giá trị cao nhất 0,40 ppm ở ao ương mật độ
40 con/m3.
Oxy
Qua bảng (Phụ lục 7) thì ta thấy hàm lượng oxy trung bình trong bể nuôi ở
huyện Thới Lai là 4,4 ppm. Đối với cá chình thì lượng oxy trong nước lớn hơn
5ppm sẽ thích hợp hơn nhưng kết quả vẫn nằm trong khoảng có thể chấp nhận
được cho cá chình sinh trưởng và phát triển.
Từ các kết quả trên, cho ta thấy được các chỉ tiêu môi trường vẫn nằm trong
giới hạn cho phép, không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cá
chình.
4.2 Kết quả kiểm tra mật độ vi khuẩn tổng cộng trong nước
Kết quả kiểm tra mật độ vi khuẩn tổng cộng trong nước là một phần trong
việc đánh giá chất lượng nước, nó cho biết được mật độ vi khuẩn trong nước từ
đó có thể đánh giá khả năng phát sinh và lây lan dịch bệnh cho cá nuôi, giúp cho
hộ nuôi hạn chế được tác hại do vi khuẩn gây ra và có những giải pháp kip thời
để cải thiện môi trường nuôi. Vi sinh vật trong nước bao gồm các loài vi khuẩn,
tảo, nấm men, virus, nhưng chủ yếu là vi khuẩn. Vi khuẩn tổng cộng bao gồm
nhiều giống loài khác nhau, chúng vừa có lợi vừa có hại. Nhóm vi khuẩn có lợi
thì tham gia vào quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ, vô cơ làm sạch môi

trường nước. Nhóm vi khuẩn gây hại có khả năng gây bệnh cho các loài cá nuôi
như một số loài thuộc 2 giống Aeromonas spp. và Pseudomonas spp. luôn là tác
nhân gây ra những bệnh nguy hiểm cho các loài thủy sản nuôi. Tùy thuộc vào
thời gian nuôi, mật độ vi khuẩn trong hệ thống nuôi có thể đạt đến mật độ 104 107 CFU/ml (Rombaut et al., 2001).
Theo Anderson (1993) nước nuôi thủy sản được coi là sạch khi mật độ vi
khuẩn tổng cộng nhỏ hơn 103 CFU/ml, nếu mật độ vi khuẩn tổng cộng vượt 107
CFU/ml sẽ có hại cho tôm cá nuôi và môi trường nuôi trở nên bẩn. Mật độ vi
khuẩn tổng cộng trong nước nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn nghành của Bộ Thủy
Sản (số 28 TCN 101:1997) chấp nhận ở mức 106 CFU/ml (trích dẫn bởi Nguyễn
Mạnh Hùng, 2010)
23


Đề tài tiến hành thu mẫu nước ở 2 địa điểm là: trại cá khoa Thủy sản và
huyện Thới Lai. Mỗi địa điểm sẽ được thu 2 đợt, mỗi đợt thu là đại diện mẫu
nước cho giai đoạn đầu của vụ nuôi. Kết quả phân tích mật độ vi khuẩn được thể
hiện trong Bảng 4.1
Bảng 4.1 Kết quả mật độ vi khuẩn tổng cộng trong bể nuôi cá chình ở 2 địa điểm
Địa điểm
Trại cá
khoa Thủy
sản
Thới Lai

Thời
gian

Đợt/Sai
số


Bể

15/8/2011

Đợt 1

1
0,065x106

2
0,21 x106

3
0,213 x106

4
0,024 x106

5
0,14 x106

6
0,191 x106

16/2/2012

Đợt 2

0,068 x106


0,082 x106

0,044 x106

0,141 x106

0,093 x106

0,037 x106

15/8/2011
16/2/2012

Đợt 1
Đợt 2

0,391 x106
0,268 x106

0,035 x106
0,045 x106

0,093 x106
0,077 x106

0,141 x106
0,11 x106

0,065 x106
0,029 x106


0,061 x106
0,163 x106

Qua Bảng 4.1 cho thấy mật độ vi khuẩn tổng cộng tại các bể ở mỗi địa điểm
giao động trong khoảng (0,024 - 0,391x106 CFU/ml), với mật độ vi khuẩn tổng
cộng này so với tiêu chuẩn ngành của Bộ Thủy sản thì vẫn nằm trong mức độ
cho phép. Tuy nhiên theo nhận định của Anderson (1993) thì nước sạch có mật
độ vi khuẩn tổng cộng nhỏ hơn 103 CFU/ml và nếu mật độ vi khuẩn tổng cộng
vượt 107 CFU/ml sẽ có hại cho tôm cá nuôi. Theo đó có thể thấy rằng môi trường
nước tại các bể nuôi cá chình ở các địa điểm thu mẫu đã trở nên bẩn và có nguy
cơ gây hại cho cá nuôi. Điều này chứng tỏ việc quản lý môi trường nước tại các
bể nuôi chưa được thực hiện tốt. Tuy nhiên sự biến động ở 2 địa điểm thu mẫu
có sự khác nhau và được thể hiện chi tiết như sau
4.2.1 Mật độ vi khuẩn tổng cộng tại trại nuôi cá chình khoa Thủy Sản
Kết quả mật độ vi khuẩn tổng cộng của 2 đợt nuôi cá Chình tại trại Thủy
sản được thể hiện chi tiết trong Hình 4.1

24


Đợt 1

Đợt 2

Mật độ vi khuẩn (x 10^6
CFU/ml)

0,25
0,213


0,21

0,191

0,2
0,141

0,15
0,1

0,0650,068

0,14
0,093

0,082
0,044

0,05

0,037

0,024

0
1

2


3

4

5

6

Bể thu mẫu

Hình 4.1: Sự biến động mật độ vi khuẩn tổng cộng 2 đợt thu tại trại Thủy Sản - ĐH Cần
Thơ
Từ Hình 4.1 có thể thấy rằng, giữa các bể nuôi cá chình tại khoa Thủy sản
thì mật độ vi khuẩn tổng cộng giữa 2 đợt thu có sự khác biệt và không đều nhau.
Cụ thể như: ở đợt 1 mật độ vi khuẩn tổng cộng ở bể 3 là cao nhất 0,213x106
CFU/ml, tiếp đến là bể 2 và bể 6 có mật độ vi khuẩn lần lượt là 0,21x10 6
CFU/ml, 0,191x106 CFU/ml, bể 4 là bể có mật độ vi khuẩn thấp nhất 0,024x106
CFU/ml. Ở đợt 2 ta thấy sự biến động mật độ vi khuẩn tổng cộng giữa các bể
tương đối thấp, bể 4 có mật độ vi khuẩn tổng cộng cao nhất nhưng chỉ ở mức
0,141x106 CFU/ml, còn bể 6 thì thấp nhất với mật độ là 0, 037x10 6. Từ kết quả
trên, qua đó đã cho thấy được việc quản lý nguồn nước trong bể ở đợt 1 cần được
chú ý hơn.
4.2.2 Mật độ vi khuẩn tổng cộng tại huyện Thới Lai – Cần Thơ
So với sự biến động mật độ vi khuẩn tổng cộng của các bể nuôi cá chình ở
trại cá khoa Thủy sản thì tại huyện Thới Lai ở các bể nuôi cá chình có mật độ vi
khuẩn tổng cộng biến động ít hơn và được thể hiện chi tiết trong Hình 4.2

25



×