Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Benh tuyen vu trên gia súc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.66 KB, 25 trang )

Mục lục
Mục lục..........................................................................................................................1
Đặt vấn đề.....................................................................................................................4
Một số đặc điểm cấu tạo sinh lý của tuyến vú...........................................................5
A. Bệnh viêm vú ở bò..................................................................................................5
1. Viêm vú thể thanh dịch (Mastitis serosa).........................................................7
1.2. Triệu chứng...................................................................................................7
1.3. Điều trị...........................................................................................................8
2. Viêm vú thể Fibrin (Mastitis fibrinosa)............................................................9
2.1. Nguyên nhân.................................................................................................9
2.2. Triệu chứng...................................................................................................9
2.3. Điều trị.........................................................................................................10
3. Viêm vú thể áp xe (Abscessus uberi)...............................................................10
3.1. Nguyên nhân...............................................................................................10
3.2. Triệu chứng.................................................................................................10
3.3. Điều trị.........................................................................................................10
4. Viêm vú thể Cata (Mastitis catarhalis)...........................................................11
4.1. Nguyên nhân:..............................................................................................11
4.2. Triệu chứng:................................................................................................12
4.3. Điều trị.........................................................................................................12
5. Viêm vú có mủ...................................................................................................12
5.1. Viêm Cata có mủ:........................................................................................12
5.2. Viêm vú có mủ.............................................................................................13
5.3. Điều trị.........................................................................................................14
6. Viêm vú có máu.................................................................................................14
6.1. Nguyên nhân...............................................................................................14
6.2. Triệu chứng:................................................................................................14
1


6.3. Chuẩn đoán:................................................................................................14


6.4. Điều trị.........................................................................................................15
B. Các biến chứng của bệnh viêm vú......................................................................15
1. Teo bầu vú..........................................................................................................15
2. Viêm vú hóa cứng (Induratio uberi).................................................................15
3. Viêm vú hoại tử (Gangraenosa uberi)..............................................................15
C. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐOÁN VIÊM VÚ:..................................16
1. Phát hiện sữa viêm bằng giấy chỉ thị màu:......................................................16
2. Phương pháp thử cồn:.......................................................................................17
3. Phương pháp thử nghiệm Blue Methylen (Blue Methylen Test):..................17
4. Phát hiện sữa viêm bằng thuốc thử CMT (California Mastitis Test)...........17
D. Các biện pháp kiểm soát bệnh viêm vú ở bò sữa..............................................20
1. Bệnh viêm vú do lây nhiễm...............................................................................20
2. Bệnh viêm vú do môi trường.............................................................................21
E. Bệnh viêm vú ở lợn nái........................................................................................22
1. Nguyên nhân......................................................................................................22
2. Triệu chứng........................................................................................................22
3. Phòng bệnh........................................................................................................23
4. Điều trị...............................................................................................................23
F. Bệnh viêm vú ở dê................................................................................................23
1. Nguyên nhân gây viêm vú................................................................................23
2. Phòng bệnh..........................................................................................................24
3. Điều trị.................................................................................................................24
3.1. Điều trị tại chỗ:..............................................................................................24
3.2. Điều trị toàn thân:.........................................................................................24
Tài liệu tham khảo.....................................................................................................25

2


3



Đặt vấn đề
Cùng với sự phát triển của ngành chăn nuôi, nhất là trong chăn nuôi bò sữa thì
bệnh viêm vú đang nổi lên như một trong những nguyên nhân gây thiệt hại lớn bởi
nhiều hậu quả mà nó mang lại như:
Tỷ lệ bò cái cho sữa mắc bệnh viêm vú chiếm khoảng 60%.
Bệnh làm giảm khả năng tiết sữa (từ 10 – 30%) và chất lượng sữa.
Gây một số biến chứng hoặc tổn thương trực tiếp trên bầu vú (nang tuyến vú,
ống dẫn sữa, thậm chí có thể gây teo bầu vú), ảnh hướng đến chu kỳ sinh sản tiếp
theo.
Bê con đang bú sữa mẹ sẽ kém phát triển, tỉ lệ bệnh và chết cao.
Thiệt hại về kinh tế là khá lớn, thậm chí phải loại thải.
Tiểu luận bệnh viêm vú dưới đây sẽ giúp có một cái nhìn tổng quát về bệnh
cũng như giới thiệu một số cách điều trị, phòng bệnh.

4


Một số đặc điểm cấu tạo sinh lý của tuyến vú.
Tuyến vú của động vật có vú có những đặc điểm sinh lý riêng biệt và hoạt động
đặc trưng cho loài, phù hợp với điều kiện sinh đẻ và nuôi con bằng sữa. Nhiệm vụ chủ
yếu của tuyến vú là tiết sữa, bao gồm chức năng: sinh sữa và thải sữa. Sau khi đẻ,
tuyến vú tiết sữa một thời gian gọi là thời kỳ tiết sữa. Ở bò trung bình 300 ngày, lợn
60 ngày. Gia súc ngừng tiết sữa đến thời kỳ sinh đẻ lần sau gọi là thời kỳ cạn sữa.
Tuyến vú có hình chùm nho phức tạp và có nguồn gốc từ da. Ở động vật, con
đực hay con cái đều có tuyến vú. Vị trí, số lượng của tuyến vú ở mỗi loại động vật
khác nhau sẽ khác nhau: có loài tuyến vú ở ngực, có loài lại ở vùng bẹn, có loài có
nhiều hoặc chỉ có 1-2 đôi vú. Tuyến vú có hai phần: bao tuyến và hệ thống dẫn. Bao
tuyến do các tế bào biểu mô phân tiết tạo thành, là nơi sản sinh ra sữa. Các bao tuyến

giống như những túi nhỏ và những ống dẫn nhỏ trực tiếp thông với xoang bao tuyến.
Ống dẫn sữa đầu tiên là các ống dẫn nhỏ, sau đó tập hợp thành các ống dẫn trung
bình, ống dẫn lớn và cuối cùng là bể sữa ở đáy tuyến vú.
Bể sữa là một xoang rỗng, có thể tích tương đối lớn để chứa sữa từ các ống dẫn
sữa đổ về. Bể sữa được thông ra ngoài qua các ống dẫn ở đầu núm vú. Bao tuyến và
các ống dẫn sữa nhỏ có các tế bào biểu mô bao bọc bên ngoài, những tế bào biểu mô
đó co bóp để sữa trong bao tuyến thải ra, ống dẫn sữa và bể sữa có các sợi cơ trơn bao
bọc xung quanh, các sợi cơ này co bóp để giúp cho quá trình thải sữa. Còn ở đầu núm
vú có một cơ vòng rõ rệt, giữ vai trò thắt chặc đầu vú khi không có quá trình thải sữa.
Gia súc còn non thì tuyến vú của con đực và con cái đều giống nhau. Khi gia
súc cái sinh trưởng và phát dục thì các mô liên kết và mô mỡ của tuyến vú tăng dần
làm thể tích tuyến vú to dần lên. Đến giai đoạn thành thục về tính, các ống dẫn sinh
trưởng nhanh và phát triển nhiều nhánh nhỏ phức tạp, đồng thời thể tích đầu vú và
bầu vú cũng to dần lên. Trong mỗi một chu kỳ động dục, các tế bào nhũ nang và các
ống dẫn cũng được phát triển, sau động dục chúng được hơi co nhỏ lại. Vì vậy, qua
mỗi chu kỳ sinh dục, tuyến vú lại được tiếp tục phát triển tăng lên.
Khi gia súc có thai, tuyến vú phát triển nhanh chóng. Số lượng ống dẫn được
tăng lên, tận cùng mỗi ống dẫn hình thành và phát triển bao tuyến. Sau đó bao tuyến
phát triển dần dần hình thành các xoang tiết. Thể tích ống dẫn và bao tuyến không
ngừng tăng lên, hệ thống thần kinh, mạch quản trong bầu vú cũng được tăng lên rõ
rệt. Cuối thời kỳ có thai, mô tiết của bao tuyến có chức năng phân tiết, tuyến vú đã bắt
đầu sinh sản và thải sữa, khi sinh đẻ thì bao tiết đã tiết sữa. Sau khi sinh đẻ xong thì
tuyến vú hoạt động mạnh và xuất hiện trạng thái tiết sữa đầu. Hết thời kỳ tiết sữa, thể
tích bao tuyến và ống dẫn dần dần thu nhỏ lại và xoang tiết cũng mất dần.
A. Bệnh viêm vú ở bò
Viêm vú là loại bệnh gặp trên tất cả các gia súc nhưng phổ biến nhất là ở bò
sữa. Bệnh viêm vú có thể xuất hiện ở trong tất cả các thời gian, khi bò đang cho sữa
5



hay giai đoạn đã cạn sữa. Thông thường bệnh viêm vú hay xuất hiện vào thời gian sau
đẻ vài ba tuần. Ở những bò cao sản thì bệnh viêm vú xuất hiện nhiều hơn bò có sản
lượng sữa kém.
Khi tuyến vú bị viêm, sữa bị biến đổi nhiều về đặc tính hóa học và lý học, sản
lượng và chất lượng sữa đều giảm thấp. Qua nghiên cứu cho thấy rằng, một bò sữa bị
viêm vú thì sản lượng sữa giảm từ 10-30%. Nếu bò bị viêm vú thể tiềm tàng ( không
có triệu chứng điển hình cục bộ hay toàn thân) thì lượng sữa giảm trung bình 10%.
Với đàn bò cái đang cho sữa,thường có tới 5% bò bị viêm vú thể tiềm tàng. Khi bị
bệnh, các tế bào nhũ nang bị tổn thương. Nếu viêm nặng thì khả năng tiết sữa sẽ mất
hoàn toàn và lá vú sẽ teo lại.
Bệnh viêm vú có thể do nhiều nguyên nhân, điều kiện gây ra. Nó có thể là do
tác động của nhiệt độ và hóa chất dẫn đến. Nguyên nhân chủ yếu là do các trường hợp
gây nên tuyến vú bị sây sát, bị tổn thương và hiện tượng tuyến vú bị nhiễm khuẩn.
Hai nguyên nhân này có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Khi khai thác sữa bằng
máy, dùng áp lực máy quá cao, tần số hút của máy quá nhanh hay khi vắt sữa bằng tay
mà kỹ thuật không đảm bảo đều gây ra tình trạng bầu vú bị tổn thương, bị sây sát tạo
điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn từ ngoại cảnh xâm nhập vào tuyến vú. Nhiều công
trình nghiên cứu của các nhà khoa học đã tìm ra những loại vi khuẩn gây bệnh viêm
vú, nhưng trong đó chủ yếu nhất là liên cầu trùng 86%, tụ cầu trùng 5,4%, trực trùng
sinh mủ 2,7%, E.coli 1,2%, các loại vi khuẩn khác 4,7%. Tất cả các loại vi khuẩn xâm
nhập vào tuyến vú có thể qua nhiều đường khác nhau: qua lỗ đầu vú, qua những vết
thương, chỗ sây sát, chỗ nứt nẻ trên da hoặc qua đường máu.
Mặc khác, viêm vú còn có thể kế phát từ một số bệnh như bệnh ở tử cung, bệnh
ở dạ dày và ruột, một số bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao, xạ khuẩn hoặc bệnh lở
mồm long móng và một số bệnh khác gây ra.
Cùng một loại vi khuẩn gây bệnh nhưng với sức đề kháng của cơ thể gia súc và
của tuyến vú khác nhau thì có thể gây ra những dạng viêm vú khác nhau. Ngược lại,
một số loại vi khuẩn cùng tác động vào tuyến vú cũng có thể gây ra những triệu
chứng giống nhau. Mặt khác, tính mẫn cảm của cơ thể và của tuyến vú với từng loại
vi khuẩn gây bệnh viêm vú và những điều kiện ngoại cảnh có nhiều mối liên quan với

nhau. Khi bầu vú quá to, đầu vú quá dài dễ bị sây sát bởi hai chân sau. Lỗ đầu vú quá
to, lượng sữa cao dễ gây tình trạng rò sữa liên tục tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm
nhập vào tuyến vú. Hoặc trong thời gian cạn sữa, tác dụng sát trùng của sữa bị giảm
nên làm cho tuyến vú dễ bị viêm nhiễm. Bệnh viêm vú thường được thể hiện dưới
nhiều hình thức, nhiều trạng thái bệnh lý khác nhau. Phụ thuộc vào sức đề kháng của
cơ thể, mức độ nhiễm khuẩn và thời gian xảy ra bệnh mà những đặc điểm lâm sàng
khác nhau.
Nhiều tác giả đã phân chia quá trình bệnh lý ở tuyến vú ra làm các thể như sau:
6


Viêm vú thể thanh dịch
Viêm vú thể Cata, bao gồm:
Viêm Cata bể sữa và ống dẫn sữa
Viêm Cata nang sữa
Viêm vú thể Fibrin
Viêm vú thể có mủ, bao gồm:
Viêm thể Cata mủ
Viêm thể áp xe
Viêm thể Phlegmon
Viêm vú thể có máu
Viêm vú biến chứng, bao gồm:
Teo tuyến vú
Viêm vú hóa cứng
Viêm vú hoại tử
Ngoài ra, còn có dạng viêm vú thể đặc biệt do bệnh sốt lở mồm long móng, do
Actinomycosis, do Tuberculosis gây ra. Quá trình xuất hiện thể viêm vú không phải
ổn định, nó có thể dễ dàng và nhanh chóng chuyển từ thể viêm này sang thể viêm
khác.
1. Viêm vú thể thanh dịch (Mastitis serosa)

Là loại bệnh mà dịch rỉ viêm, nước vàng được thải nhiều ở dưới da và những tế
bào trung gian. Bệnh thường xuất hiện nhiều vào thời gian 1-2 tuần đầu sau khi sinh
đẻ xong.
1.1.

Nguyên nhân

Do quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc, phương pháp khai thác sữa không đúng kỹ
thuật làm cho các loại vi khuẩn chủ yếu như liên cầu trùng, tụ cầu trùng, E.coli được
xâm nhập vào tuyến vú qua da bị sây sát hay lỗ đầu vú. Mặt khác, viêm vú thể thanh
dịch còn có thể kế phát từ một số bệnh: sát nhau, viêm nội mạc tử cung hóa mủ, tử
cung hồi phục không hoàn toàn, bại liệt sau khi đẻ, sốt sữa, nhiễm độc từ thức ăn,
nước uống và một số bệnh khác v.v... Trường hợp này vi khuẩn, độc tố của vi khuẩn
được xâm nhập vào tuyến vú qua đường máu
1.2.

Triệu chứng
7


Đặc điểm của thể viêm này là tuyến vú bị sung huyết, dịch rỉ viêm được thải
nhiều ở dưới da, tế bào trung gian và những tổ chức liên kết. Viêm vú thể thanh dịch
thường xuất hiện trước tiên ở một lá vú, thỉnh thoảng ở một nữa bầu vú, ít khi xảy ra
trên toàn bộ bầu vú cùng một lúc. Nước vàng thải xuất ra và thấm vào các nang sữa,
quá trình lưu thông máu và bạch huyết đến các tế bào tuyến vú bị trở ngại. Lá vú bị
viêm lớn lên về thể tích và bị sung huyết, có khi đầu vú cũng bị sưng to lên, khi sờ
vào lá vú có cảm giác nóng, lúc đầu con vật không thấy đau, về sau nếu ấn mạnh tay
con vật có phản ứng đau.
Sự biến đổi của sữa bằng mắt thường lúc đầu thấy rõ, về sau khi bệnh đã phát
triển lan đến các bộ phận tiết sữa thì sữa trở nên loãng hơn, trong sữa lẫn nhiều lợn

cợn các loại biểu mô và bạch cầu, lượng sữa lá vú bị viêm giảm xuống rõ, các lá vú
khác có khi cũng hơi giảm một ít.
Với cơ thể nói chung, con vật biểu hiện trạng thái đau nhẹ, ăn uống giảm, thân
nhiệt tăng, ủ rủ mệt nhọc. Viêm vú thể thanh dịch có thể khỏi sau 5-7 ngày nếu nuôi
dưỡng chăm sóc tốt và điều trị kịp thời. Ngược lại, thể viêm này cũng dễ dàng và
nhanh chóng chuyển qua những thể viêm khác nặng hơn như: viêm thể Cata, thể
Phlegmon, đặc biệt có thể trở nên dạng viêm hóa cứng.
1.3.

Điều trị

Trường hợp viêm vú thể thanh dịch cấp tính nói riêng, các thể viêm khác nói
chung cần thiết phải tiến hành một số việc như sau:
Phải phát hiện sớm, ngay từ lúc gia súc mới biểu hiện một số trạng thái bệnh lý
thì điều trị mới có kết quả và rút ngắn được thời gian điều trị.
Quá trình tiến triển của bệnh thường dẫn đến sự thay đổi cấu tạo tổ chức tuyến
vú, cho nên cần phải xác định những nguyên nhân gây ra bệnh và những đặc điểm của
thể viêm.
Cách ly gia súc ốm, có chế độ nuôi dưỡng chăm sóc và khai thác sữa riêng,
thay đổi khẩu phần ăn uống để giảm quá trình tiết sữa.
Để giảm áp lực trong bầu vú, cần phải tăng số lần vắt sữa trong ngày, xoa bóp
nhẹ nhàng và cẩn thận tuyến vú, mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 10-15 phút, đồng thời
giảm thức ăn tinh, thức ăn nhiều nhựa, nhiều nước.
Điều trị bằng thuốc với bệnh viêm vú thể thanh dịch có thể dùng Norsulfanol 68g cho gia súc lớn uống 2 lần trong một ngày, uống trong 3-4 ngày.
Đề phòng bệnh tiến triển sang các thể viêm nặng hơn có thể dùng dung dịch
Norsulfanol natri 10% 100-150ml tiêm tĩnh mạch, xoa khắp tuyến vú một số loại
thuốc như Ichthyol, dầu long não, cao tiêu viêm (hỗn hợp Mastitis) và các loại dầu
nóng khác: chườm nóng, chườm lạnh, chiếu đèn hồng ngoại.
8



Trường hợp nếu sữa đã thay đổi về phẩm chất, có thể dùng thuốc kháng sinh
bơm trực tiếp vào lá vú viêm qua lỗ tiết sữa. Trước khi bơm thuốc cần chú ý: vắt hết
sữa trong lá vú, sát trùng kỹ kim thông vú và đầu vú, lựa chọn loại kim thông vú phù
hợp với độ lớn của lỗ tiết sữa. Nếu con vật có triệu chứng toàn thân rõ cần kết hợp
kháng sinh tiêm bắp.
Trợ sức, trợ lực, tăng sức đề kháng cho vật bằng glucoz, cafein, gluconat canxi,
clorua canxi, vitamin B1...
2. Viêm vú thể Fibrin (Mastitis fibrinosa)
Viêm vú thể Fibrin là loại viêm mà các tế bào tổ chức liên kết ở nang sữa và
ống dẫn sữa chứa rất nhiều Fibrin
2.1.

Nguyên nhân

Viêm vú thể Fibrin thường do kế phát từ những thể viêm thanh dịch hay viêm
Cata. Mặt khác bệnh còn có thể kế phát từ những trường hợp viêm phúc mạc do chấn
thương mạnh, viêm tử cung tích mủ cấp tính sau khi đẻ và một số bệnh khác mà mức
độ nhiễm độc nặng.
2.2.

Triệu chứng

Thể viêm này thường xuất hiện ở một lá vú, thỉnh thoảng ở 2 lá vú, rất ít khi
gặp ở cả 4 lá vú. Thời gian đầu của bệnh, trong lá vú chứa nhiều nước vàng,
fibrinogen và những tế bào chết. Fibrinogen dưới tác dụng men của tế bào bị tổn
thương mà biến thành Fibrin. Về sau Fibrin bao phủ kín niêm mạc ống dẫn và nang
sữa, vì thế cấu trúc của nang sữa bị thay đổi, những tế bào tuyến của nang sữa bị phá
hủy một phần hay toàn bộ. Trong nang sữa, ngoài Fibrin còn chứa nhiều đám tế bào
thâm nhiễm và những tế bào biểu mô phân giải. Viêm thể Fibrin thường dẫn đến tình

trạng làm co khép các tế bào tuyến sữa cho nên sự lưu thông huyết quản, lâm ba quản
và trao đổi chất ở tế bào bị ảnh hưởng rất lớn. Những triệu chứng thể hiện lâm sàng
chủ yếu là thân nhiệt lên cao, có thể tới 40-41 0C, con vật mệt mỏi, đau đớn, ăn uống
kém và có khi ngừng nhai lại. Thỉnh thoảng nhu động dạ cỏ giảm, chứng bụng đầy
hơi, rối loạn chức năng sinh lý hệ tiêu hóa. Sản lượng sữa giảm xuống nhiều và có khi
tuyến vú ngừng tiết sữa. Lá vú viêm sưng to lên, khi sờ tay vào có cảm giác nóng hơn,
cứng hơn bình thường, còn vật tỏ ra đau đớn hơn.
Khi xoa bóp vào lá vú viêm cảm giác có tiếng lạo xạo. Dưới lá vú nổi lên nhiều
hạch bạch huyết. Từ lá vú viêm có thể vắt ra được một ít dịch đặc màu vàng chứa đầy
mảnh vụn Fibrin và những cục casein đông vón. Thể viêm này thường chuyển thành
thể viêm Fibrin mủ và xuất hiện đến một nửa bầu vú.
Thỉnh thoảng thể viêm Fibrin kéo dài và nặng cũng có thể chuyển thành thể
viêm hoại thư, mủ được di căn đến các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể.
9


2.3.

Điều trị

Để con vật nơi yên tĩnh, thay đổi khẩu phần ăn, giảm loại thức ăn tinh, nhiều
nhựa, nhiều nước và tăng loại thức ăn xanh.
Tăng số lần vắt sữa trong ngày và xoa bóp cẩn thận bầu vú. Dùng các loại
kháng sinh bơm trực tiếp vào lá vú viêm, đồng thời dùng kháng sinh tiêm bắp cho vật.
Tăng sức đề kháng và thể lực cho vật bằng dinh dưỡng, chăm sóc tốt hơn, dùng dung
dịch glucoz, cafein, vitamin B1 và Gluconat canxi.
3. Viêm vú thể áp xe (Abscessus uberi)
Viêm vú thể áp xe là thể viêm mà bên trong tuyến sữa có nhiều bọc mủ to nhỏ
khác nhau, ở những vị trí khác nhau và có khi nhiều bọc mủ nhỏ họp lại thành bọc mủ
lớn.

3.1.

Nguyên nhân

Thể viêm này chủ yếu do lá vú bị nhiễm khuẩn Streptococcus, Staphylococcus
pyogenes và trực khuẩn đường ruột. Bọc áp xe được hình thành khi tuyến vú bị tổn
thương mạnh hoặc bị nhiễm khuẩn đường máu. Thường viêm thể áp xe xuất hiện sau
thể viêm Cata mủ, thể Fibrin mức độ nặng, thời gian lâu và các ống dẫn sữa bị tắc
nghẽn.
3.2.

Triệu chứng

Trong tuyến vú có thể xuất hiện một hay nhiều bọc áp xe lớn nhỏ khác nhau.
Những bọc áp xe đó thường nằm sát dưới da hay ở sâu trong lá vú. Một số trường hợp
đặc biệt, tất cả lá vú chứa đầy mủ bên trong. Bọc mủ lớn nằm sát dưới da làm nhiệt độ
cục bộ lá vú lên cao, lượng sữa giảm xuống rõ rệt, phẩm chất sữa cũng thay đổi nhiều.
Dần dần bọc mủ phát triển to và nổi rõ lên dưới da, sau đó bọc mủ có thể tạo thành lỗ
dò tự vỡ ra và mủ được thoát ra ngoài. Trường hợp bọc mủ ở sâu trong lá vú làm cho
thân nhiệt lên cao, gia súc đi lại khó khăn và có thể kế phát đến lá vú khác. Trường
hợp những bọc áp xe xuất hiện một nửa bầu vú, thể tích bầu vú lớn lên rất nhiều, sốt
cao, khi sờ nắn lá vú có cảm giác da rất căng. Nếu lỗ dò của bọc mủ ở sâu thông với
ống dẫn sữa thì sữa, mủ và máu lẫn lộn với nhau thải ra ngoài.
Trường hợp có nhiều bọc áp xe ở sâu hay nông trong 1-2 lá vú thì các triệu
chứng cục bộ và toàn thân biểu hiện nặng hơn. Những hạch bạch huyết nổi rõ, sưng to
và có thể tuyến sữa ngừng tiết sữa hoàn toàn. Trong sữa vắt được chứa đầy mủ, máu
và những cục casein đông vó to nhỏ khác nhau. Nếu trong vú có nhiều bọc áp xe lớn
thì dẫn đến tình trạng huyết nhiễm trùng, huyết nhiễm mủ và mủ được di căn đến
phổi, gan cũng như các cơ quan nội tạng khác.
3.3.


Điều trị
10


Để có kết luận chính xác khi chẩn đoán cần phải theo dõi các biến chứng cục
bộ, toàn thân và thành phần của sữa. Nếu nghi ngờ có thể chọc dò. Trường hợp chỉ có
một bọc mủ ở nông mà điều trị kịp thời thì lượng sữa ít bị ảnh hưởng. Nếu bọc mủ to,
để lâu không điều trị thì một phần tuyến sữa sẽ mất khả năng sinh sữa. Nếu trong
tuyến vú có nhiều bọc mủ thì tổ chức liên kết của lá vú này tăng sinh, các ống dẫn sữa
bị tắc, tổ chức tuyến vú và các tế bào nhũ nang bị teo lại, cơ năng tuyến vú không
được phục hồi.
Viêm vú thể áp xe trong quá trình điều trị không nên xoa bóp tuyến vú. Thời
gian đầu của quá trình viêm nên chườm nóng bằng túi nước nóng hay sử dụng biện
pháp áp paraphin ấm lên da lá vú. Mặt khác có thể dùng dung dịch Glyxerin iot, cồn
long não,cao Mastitis, Ichthyol... xoa khắp trên lá vú viêm. Với bọc mủ phải điều trị
kịp thời để tránh hiện tượng hình thành lỗ dò qua da. Khi mổ bọc mủ cần phải chọn vị
trí thích hợp để mủ và sữa thải ra ngoài dễ dàng và tránh được các mạch quản. Sau khi
chích vỡ bọc áp xe, dùng các loại thuốc sát trùng để rửa sạch bọc mủ, nạo hết các tổ
chức chết và đặt dẫn lưu. Đối với bọc áp xe ở sâu trong lá vú, dùng kim tiêm loại to
chọc thẳng vào để hút sữa, mủ và máu ra ngoài. Nếu mủ và sữa quá đặc, hút khó khăn
có thể dùng dung dịch Bicarbonat natri 5% 20-50ml cho tan cục mủ rồi hút ra ngoài.
Sau khi đã chích vỡ bọc mủ áp xe hay hút hết máu, mủ và sữa ra ngoài, dùng các loại
kháng sinh tiêm thẳng vào bọc. Đối với những bọc mủ nằm sát bể sữa thì sử dụng
dung dịch Rivanol 0,1% để rửa sạch, sau đó tiêm dung dịch iot 0,2% hoặc dung dịch
Ichthyol 5% hoặc Sulfamid 5% hoặc Penicilin.
4. Viêm vú thể Cata (Mastitis catarhalis)
Viêm vú thể Cata là loại viêm vú chủ yếu làm tổn thương những tế bào biểu mô
niêm mạc ở bể sữa, ống dẫn sữa và tế bào tuyến ở nang sữa. Những tế bào thượng bì
bị biến dạng và bị tróc ra, chỗ viêm có dịch thẩm xuất và xuất hiện nhiều tế bào bạch

cầu.
Tùy thuộc vào mức độ của quá trình bệnh lý, thể viêm này có thể xuất hiện
dưới hai dạng khác nhau:
- Viêm Cata bể sữa và ống dẫn sữa
- Viêm Cata nang sữa
4.1.

Nguyên nhân:

Viêm Cata bể sữa và ống dẫn sữa chủ yếu do Staphylococci, Streptococci, hoặc
E.coli xâm nhập vào, do cơ vòng bầu vú khép không kín sữa rỉ ra ngoài, vi trùng theo
đó xâm nhập vào bể sữa đến các tuyến vú gây viêm. Cũng có thể do bầu vú bị viêm
gây ra, nền chuồng đất độn chuồng, tay người vắt hoặc khăn lau bầu vú bẩn. Loại
viêm Cata nang sữa chủ yếu do loại viêm bể sữa và ống dẫn sữa, những tế bào tổ chức
liên kết xung quanh dẫn đến. Thể viêm này thường chỉ xuất hiện 1-2 lá vú riêng biệt,
thỉnh thoảng viêm cả trên 4 lá vú.
11


4.2.

Triệu chứng:

Loại viêm Cata bể sữa và ống dẫn sữa thường xuất hiện và thời gian 2 – 3 tuần
sau khi đẻ và 1 – 2 tuần trước khi cạn sữa, ít khi gặp ở giai đoạn cho sữa bình thường.
Trường hợp nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể chuyển thành viêm mãn tính hay
viêm ẩn tính. Lúc đầu sữa loãng lợn cợn hoặc sữa vón, đôi khi sữa vón làm tắc đầu vú
do phủ màng trên niêm mạc đường tiết sữa tiết ra. Nếu vắt tiếp tục lâu ngày sữa trở lại
bình thường nhưng lượng sữa giảm. Khi xoa bóp lá vú có cảm giác hơi nóng, thỉnh
thoảng có thể sờ được cục sữa đông. Phản ứng của cơ thể khi sờ nắn lá vú nói chung

rất yếu ớt, có khi không biểu hiện.
Viêm Cata bể sữa và ống dẫn có thể làm cho các tổ chức liên kết biến đổi thành
những hình nang trứng
Loại viêm Cata nang sữa: loại viêm này có đặc điểm ở trong các nang sữa có
rất nhiều dịch rỉ viêm. Các tế bào biểu mô bị phình to ra và thoái hóa,về sau nó phân
hủy và bong ra ngoài. Dưới tác dụng dịch rỉ viêm ngày càng nhiều, nó có thể làm cho
các nang sữa bị vỡ ra. Số lượng bạch cầu và lâm ba cầu trong sữa tăng cao. Cơ thể nói
chung bình thường, không có triệu chứng đặc hiệu
4.3.

Điều trị

Ngăn ngừa quá trình viêm phát triển và viêm lan đến các lá vú bình thường
bằng cách: Tăng số lần vắt sữa trong ngày để sữa không đọng lại trong bể sữa làm tắc
lỗ đầu vú, tăng cường xoa bóp tuyến vú cẩn thận, cứ 2-3 giờ nên vắt sữa một lần, khi
vắt sữa thì nên xoa bóp lá vú từ 10-15 phút
Trường hợp vắt sữa khó khăn thì vì lá vú chứa quá nhiều cục sữa đông thì dùng
dung dịch Bicarbonat natri 1-2% 40-50ml bơm trực tiếp lá vú qua lỗ đầu vú bằng kim
thông vú, sau đó xoa bóp nhẹ nhàng lá vú và vắt sữa ra ngoài. Mặt khác, trước khi vắt
sữa 1-2 phút có thể dùng Pituitrin hay Oxytoxin 4-6ml tiêm dưới da.
Bơm trực tiếp vào lá vú các dung dịch Rivanol 0,1-0,2%, Furacilin 1/5000,
Streptocid 1%, Norsulfanol natri 2% với liều lượng 100-250ml tùy thuộc vào thể tích
lá vú. Ngoài ra có thể dùng các loại kháng sinh Penicilin, Streptomycin, Teramycin...
bơm vào lá vú
Ngoài ra còn có thể kết hợp dùng các loại kháng sinh tiêm bắp và các thuốc trợ
sức, trợ lực và tăng cương sức đề kháng cho con vật.
5. Viêm vú có mủ
Có hai thể loại: Viêm Cata có mủ và viêm vú có mủ.
5.1.


Viêm Cata có mủ:

Đặc trưng thể này là các vi trùng gây mủ tạo ra từ những ổ viêm lan tràn trong
bể sữa, ống tiết sữa, tuyến vú, làm cho mủ và dịch thẩm xuất chảy xuống ống dẫn vào
bể sữa.
12


5.1.1. Nguyên nhân
Do kế phát viêm Cata, do vi trùng đa số là liên cầu trùng. Ngoài ra còn có tụ
cầu trùng, E.coli và các vi trùng gây mủ khác. Bệnh có tính lây lan khi nuôi nhốt
chung bò bị viêm với bò khỏe.
5.1.2. Triệu chứng
Có hai thể cấp tình và mãn tính.
 Cấp tính
Thùy vú bệnh sưng, nóng, đỏ, đau, lượng sữa giảm và ngưng hẳn. sữa loãng
màu hồng nhạt do sung huyết và xuất huyết tuyến sữa. Trong sữa có những lợn cợn
của cục sữa vón có dịch mủ. Con vật có triệu chứng toàn thân: sốt 41-41 oC, mạch
nhanh, ủ rũ, kém ăn.
 Mãn tính
Thú bệnh qua các thời kì cấp tính sau 3-4 ngày bệnh trở thành mãn tính. Các
triệu chứng trên giảm dần, bầu vú giảm hiện tượng sưng đỏ, giảm đau. Nhưng lượng
sữa vân ít, loãng nhớt, màu vàng nhạt hoặc vàng.
5.1.3. Chuẩn đoán
Ngoài chuẩn đoán triệu chứng lâm sang và biến đổi chất lượng sữa.Chuẩn đoán
vi khuẩn học có tính quyết định. Nếu kiểm tra dưới kính hiển vi thấy nhiều liên cầu
trùng, tụ cầu trùng hoặc các vi trùng khác thì có thể xác định là viêm Cata có mủ.
Chuỗi vi trùng dài hay ngắn tùy thuộc vào thời kì mắc bệnh: Bệnh cấp tình thì chuỗi
ngắn, mãn tính thì chuỗi dài.
5.1.4. Tiên lượng

Tiên lượng tốt nếu bệnh cấp tính xảy ra ở cuối chu kì vắt sữa lại được điều trị
kịp thời, nếu bệnh chuyển sang thể mãn tính thì tiên lượng xấu do các tuyến sữa bị
teo, tổ chức liên kết tăng lên lượng sữa khó trở lại bình thường, có khi thùy vú mắc
bệnh chữa khỏi nhưng lần đẻ sau tái phát.
5.2.

Viêm vú có mủ

Đặc trưng của thể này là thùy vú có nhiều bọc mủ to nhỏ khác nhau, có khi bọc
mủ nhỏ hợp thành bọc mủ lớn.
5.2.1. Nguyên nhân
Thường tái phát viêm Cata có mủ, khi đường tiết sữa bị tắc thì bọc mủ hình
thành.
5.2.2. Triệu chứng
Khó phát hiện khi bọc mủ nhỏ, sâu, nếu có triệu chứng lâm sang thì thấy sưng,
nóng, đỏ, đau, sờ thấy bùng nhùng bên trong.
13


Nếu bọc mủ cạn thì thấy rõ, nếu có bọc mủ thì thấy trên bề mặt thùy vú có
nhiều chỗ phồng lên, lượng sữa giảm, chất lượng sữa thay đổi. Sữa tiết ra có mủ khi
tuyến vú bị nhiễm mủ, nếu bọc mủ to thì bầu vú vỡ mủ, vật có triệu chứng toàn thân:
sốt, kém ăn. ủ rũ.
Hạch lâm ba bầu vú bị sưng to, vật đi lại khó khăn.
5.2.3. Chuẩn đoán
Dựa vào triệu chứng cục bộ và sựu thay đổi thành phần sữa, xử lí bọc mủ kịp
thời nếu không sẽ dẫn đến huyết nhiễm mủ.
5.3.

Điều trị


Điều trị kịp thời và phải thải trừ hết vi khuẩn ra khỏi tuyến vú. Tăng số lần vắt
sữa, ban ngày cứ 2-3 giờ vắt sữa một lần, buổi tối 6 giờ vắt một lần.
Dùng các dung dịch Rivanol 1/2000, thuốc tím 1/300 đến 1/500 hoặc dung dịch
Sulfamid 2% với liều lượng 200-250ml bơm trực tiếp vài tuyến vú thông qua lỗ đầu
vú. Trước khi bơm thuốc phải vắt kiệt sữa, sau mỗi lần bơm phải xoa bóp nhẹ nhàng
tuyến vú. Mặt khác có thể dùng dung dịch Sulfathiazol natri 5% 50ml hoặc các loại
thuốc kháng sinh bơm trực tiếp vào lá vú viêm. Đối với thể viêm này không được
chườm nóng bầu vú trong quá trình điều trị, vì sẽ tăng cường lưu thông huyết quản
tạo điều kiện thuận lợi đưa vi khuẩn xâm nhập đến các cơ quan khác trong cơ thể.
6. Viêm vú có máu
Đặc trưng của bệnh là các tổ chức ống tiết tụ máu và xuất huyết sữa màu hồng
nhạt hoặc đỏ như do xuất huyết trong tuyến sữa.
6.1.

Nguyên nhân

Do kế phát viêm cấp tính hoặc viêm Cata, nhưng cũng có thể là triệu chứng
nhiễm trùng toàn thân
6.2.

Triệu chứng:

Thường ở thể cấp tính ảnh hưởng một hoặc cả tuyến vú, vật sốt 40-41 oC, ủ rũ,
kém hoặc bỏ ăn. Bầu vú bị bệnh sưng to rõ rệt, có đám tụ huyết đỏ sẫm, vật đau đớn
khi ấn tay vào hay khi vắt sữa.
Sữa loãng có màu hồng hoặc đỏ như máu, có những mảnh sữa vón lại.
6.3.

Chuẩn đoán:


Dựa vào sự biến đổi.
Dựa vào viêm cục bộ và triệu chứng toàn thân.
Theo nhận định của Nguyễn Hữu Ninh (1994) thì bệnh tiến triển nhanh, biến
chứng thường gặp là nhiễm trùng máu và vật bệnh sẽ chết sau 7-9 ngày.
14


6.4.

Điều trị

Trường hợp chỉ viêm cục bộ, chưa xuất hiện những tình trạng kế phát khác, nếu
điều trị kịp thời sẽ khỏi bệnh sau 7-10 ngày. Viêm vú có thể xuất huyết, cần phải để
nơi yên tĩnh, không được chăn thả và vận động để tránh chảy máu nhiều. Hạn chế con
vật uống nước, giảm các loại thức ăn có tác dụng tăng tiết sữa. Tăng cường số lần vắt
sữa trong ngày để tránh các cục máu ứ đọng lại trong nang sữa. Khi vắt sữa không
được xoa bóp bầu vú. Nếu trong bể sữa tích nhiều cục máu, có thể bơm vào lá vú
200ml dung dịch nước muối 1% để làm tan những cục máu hoặc dùng Novocain
0,5% 80-100ml bơm trực tiếp vào lá vú. Trường hợp cần thiết khi tuyến vú có dấu
hiệu nhiễm khuẩn thì dùng các loại kháng sinh bơm trược tiếp vào lá vú. Ngoài ra sử
dụng các loại thuốc để tăng sức đề kháng, trợ sức, trợ lực cho con vật.
B. Các biến chứng của bệnh viêm vú
1. Teo bầu vú
Trong các thể bệnh viêm vú, qua một quá trình phát triển bệnh lý, thường dẫn
đến hiện tượng: Phần lớn các tế bào nhũ nang bị tổn thương, cơ năng tiết sữa không
thể phục hồi trở lại được vì thế thể tích lá vú viêm thường bị nhỏ hơn nhiều so với
bình thường. Có thể các tuyến vú không có hiện tượng sơ cứng rõ rệt nhưng khả năng
tiết sữa của chúng bị giảm hoặc mất hẳn hoàn toàn. Hiện tượng này gây tình trạng làm
cho lá vú bị teo lại. Mặt khác, các lá vú bình thường phải tiết sữa bù cho lá vú bị teo,

do đó chúng có thể phát triển mạnh hơn.
2. Viêm vú hóa cứng (Induratio uberi)
Đặc điểm loại viêm này là các tổ chức liên kết của tuyến sữa tăng sinh và trở
nên rắn, cứng, còn các tế bào nhũ nang bị teo. Thể viêm này thường là biến chứng từ
những dạng viêm vú ở mức độ nặng. Những triệu chứng lâm sàng đặc hiệu của lá vú
bệnh dần mất đi. Khi sờ nắn lá vú có cảm giác cứng rõ, lá vú không nóng và con vật
không có biểu hiện đau. Ấn tay mạnh vào tuyến vú có thể phát hiện được những cục
rắn to nhỏ khác nhau ở 1-2 lá vú hay ở cả bầu vú. Khi vắt sữa lá vú bệnh, thể tích của
nó không giảm hay giảm không đáng kể. Khi đã cạn sữa, thùy vú bệnh cũng to hơn
nhiều so với thùy vú bình thường. Thể viêm vú hóa cứng thương điều trị không có kết
quả.
3. Viêm vú hoại tử (Gangraenosa uberi)
Đặc điểm của thể viêm này là các tổ chức của tuyến vú bị hoại tử và phân giải.
Loại này chủ yếu do các vi khuẩn gây hoại tử xâm nhập vào tuyến vú qua đường tiết
sữa, qua vết thương hoặc mạch máu. Thời kỳ đầu của bệnh, trên mặt da tuyến vú có
những đám màu hồng tím, sờ vào có cảm giác cứng, con vật biểu hiện đau. Sau đó tế
bào tổ chức bị phân giải và gây ra những nốt hoại tử. Từ đó, mủ lẫn với những mảnh
tổ chức nhỏ được thải ra ngoài, có khi mủ được đóng lại thành vảy trên mặt da của nốt
15


loét. Toàn bộ thùy vú bệnh sưng to lên, hạch lâm ba cũng sưng to. Khi ấn tay vào thùy
vú, dịch màu hồng nhạt chảy ra ngoài, con vật đau nên có phản ứng mạnh, cũng có
khi sữa bị phân giải thành chất lỏng màu hồng nhạt, nhớt và có mùi hôi thối.
Viêm vú hoại tử thường có triệu chứng toàn thân rõ như sốt cao, bỏ ăn, có khi
vật đi ỉa chảy. Nếu bị huyết nhiễm trùng và huyết nhiễm mủ thì con vật có thể chết
sau 7-9 ngày bị bệnh. Nếu điều trị kịp thời và tích cực thì trong một số trường hợp
thuận lợi, bệnh có thể khỏi nhưng thường dẫn đến hiện tượng tuyến sữa mất hẳn cơ
năng tiết sữa.
Với thể viêm này có thể can thiệp bằng các phương pháp sau:

Để tránh lây lan nên tiến hành cách ly vật ốm và tiêu độc khử trùng chuồng trại.
Thụt trực tiếp vào thùy vú dung dịch: thuốc tím 0,1-0,2%, dung dịch oxy già 1%. Sau
đó thải hết sữa, dịch viêm, thuốc sát trùng ra hết hoàn toàn và dùng các loại kháng
sinh bơm vào lá vú. Trong quá trình điều trị không được xoa bầu vú để tránh bệnh lan
rộng. Đối với những nốt loét, những chỗ bị hoại tử thì xử lí bằng phương pháp ngoại
khoa: Rửa sạch bằng các loại thuốc sát trùng, dùng các loại kháng sinh dạng bột hay
dạng mỡ để rắc hay bôi lên vết thương.
Với thể bệnh này, ngoài việc điều trị cục bộ, cần thiết phải đề phòng hiện tượng
bại huyết và huyết nhiễm mủ toàn thân. Dùng kháng sinh tiêm bắp với liều cao. Tăng
sức đề kháng, trợ lực, trợ sức cho con vật bằng dung dịch glucoz, gluconat canxi,
clorua canxi, vitamin B1,... tăng cường dinh dưỡng, quản lý và chăm sóc con vật.
C. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐOÁN VIÊM VÚ:
1. Phát hiện sữa viêm bằng giấy chỉ thị màu:
Giấy chỉ thị màu được sử dụng nhằm để xác định 1 hay nhiều lá vú bị viêm, xác
định được vị trí cần điều trị. Đây là một phương pháp đơn giản cho người sử dụng
nhất là người chăn nuôi ít kinh nghiệm dựa trên nguyên tắc thay đổi độ pH của sữa bò
bị viêm. Hiện nay trên thị trường có nhiều công ty sản xuất giấy chỉ thị màu dùng cho
chẩn đoán bệnh viêm vú. Một loại giấy chỉ màu tương đối phổ biến là giấy chỉ thị
màu có tên Bovivet (công ty Kruuse), là loại giấy thấm gồm 4 ngăn để xét nghiệm 4
lá vú. Giấy được tẩm bromothymol, nitragine và đổi màu như sau:
 pH từ 6.0 –7.6: màu xanh bromothymol phân giải thành màu vàng sang xanh
 pH từ 6.4 –6.8: màu nitragine phân giải thành màu vàng sang xanh lục
(Sữa bình thường có độ pH từ 6,5 – 6,7)
Chú ý trong kết quả thử sữa:
 Các trường hợp sữa bị thay đổi do sinh lý sẽ bị sai lệch. Bò khỏe mạnh cũng có
thể thay đổi pH trong sữa theo giai đoạn tiết sữa.
 Sữa đầu có tính acid hơn.
 Cuối giai đoạn cho sữa thì độ pH của sữa bò cao hơn hay bằng 6,8.
16



 Viêm vú do Streptococcus agalactiae sẽ làm cho sữa chua do chuyển hóa đường
lactoza thành acid lactic (sẽ có phản ứng âm tính giả).
Thao tác thử nghiệm:
 Bóp bỏ vài tia sữa đầu; sau đó, cho tia sữa lên ô giấy thử. Tiếp tục thực hiện
cho các núm vú khác.
 Kết quả được đọc sau 1 –2 phút:
 Bò khỏe: giấy thử có màu vàng lục (pH 6,5 – 6,7).
 Bò bệnh: giấy thử chuyển từ màu vàng lục sang màu xanh (Ph gần
bằng 7). Nguyên nhân do lượng đường lactose giảm đi song song với
lượng muối kiềm tăng lên trong sữa.
 Sự tăng pH trong sữa là dấu hiệu của bệnh viêm vú.
2. Phương pháp thử cồn:
Phương pháp này dựa vào nguyên tắc chất đạm trong môi trường acid sẽ bị tủa bởi
cồn. Cồn được sử dụng là cồn 70-75 độ. Tỷ lệ cồn và sữa: 1:1
 Tiến hành: cho 2ml sữa vào 2ml cồn 70 độ chứa trong ống nghiệm, quan sát
trên thành ống nghiệm.
 Kết quả: Dung dịch đồng nhất là âm tính (không viêm vú); có mảng bám lợn
cợn trên thành ống nghiệm có thể bị viêm vú.
3. Phương pháp thử nghiệm Blue Methylen (Blue Methylen Test):
Phần lớn các vi sinh vật gây ô nhiễm sữa khi phát triển làm thay đổi hiệu thế
oxy hoá khử. Nếu cho chất màu vào sữa chất màu sẽ thay đổi, tuỳ theo thời gian đổi
màu có thể ước tính độ nhiễm vi sinh của sữa.
Dung dịch Blue Methylen pha như sau: Blue Methylen 5ml, nước cất vừa đủ
100cc tạo dung dịch Blue Methylen, ống nghiệm sấy tiệt trùng có nút đậy, Pipete
10ml và 1ml.Tiến hành thử: thử nghiệm trong điều kiện vô trùng, cho vào ống nghiệm
10ml sữa, Blue Methylene 1ml. Nút ống lại cẩn thận, lắc nhẹ cho dung dịch trộn đều
sau đó để vào tủ ấm 37oC. Sau mổi giờ lắc nhẹ 1 lần và xác định độ mất màu trong
thời gian như sau: lúc vừa cho vào tủ ấm, sau 10 phút, sau 1 giờ, sau 3 giờ.
 Nếu mất màu trước 15 phút: sữa nhiễm vi sinh rất nhiều.

 Nếu mất màu sau 15 phút đến 1 giờ: sữa bị nhiễm nặng.
 Nếu mất màu sau 1 giờ đến 3 giờ: sữa bị nhiễm nhẹ.
 Nếu mất màu sau hơn 3 giờ: sữa được coi như đạt tiêu chuẩn.
4. Phát hiện sữa viêm bằng thuốc thử CMT (California Mastitis Test)
Nguyên tắc của phướng pháp này là nhằm phát hiện bệnh viêm vú qua số
lượng tế bào bạch cầu trong 1 ml sữa. Tỷ lệ xét nghiệm: 1-1 (giữa dung dịch CMT và
sữa).
 Thao tác:
17


Sau khi vắt sữa rửa sạch núm vú, lấy sữa trên từng lá vú cho vào đĩa Pétri hay
cốc đựng, lấy 2ml lượng vừa đủ để xét nghiệm. Bơm 2ml thuốc thử CMT vào đĩa
Pétri có chứa 2ml sữa. Xoay tròn đĩa, đặt đĩa Pétri trên nơi hơi tối để quan sát, đọc kết
quả ngay dựa trên sự đóng vón và thay đổi màu sắc của hổn hợp.
Thành phần hoá chất thuốc thử gồm: chất màu đỏ xẩm bromocrésol 1/10.000 và
dung dịch teepol10%. Sự đông vón phụ thuộc vào mật độ các tế bào bạch cầu trong
sữa với các mức độ đo lường tình trạng viêm nhiễm
 Kết quả:
 Bò mạnh khoẻ: dưới 300.000 tế bào/ ml
 Bò bị nhiễm: trên 800.000 tế bào/ ml
Bảng 6. Số lượng tế bào bạch cầu trong sữa
(theo tài liệu của Jean-paul larpent -1975)
Kết Quả
Lượng tế bào bạch cầu/1ml
1/ Đặc như tròng trắng trứng (+++)
5.000.000 tế bào/1ml
2/ Đóng vón cục ở đáy ống nghiệm (++)
800.000 tế bào/ml
3/ Độ đặc quánh ít, không tan (+)

400.000 tế bào/ml
4/ Độ đặc quánh rất ít, tan (+,-)
200.000 tế bào/ml
5/ Tốt, không quánh (-)
< 200.000tế bào/ml
Sữa có vấn đề sẽ có lượng tế bào bạch cầu trên 300.000/1mlsữa
Dù theo các tác giả nào để thử, khi đọc kết quả cần các chú ý như sau:
 Kết quả âm tính hay nghi ngờ khi thử CMT thì phải xem xét và cân nhắc cẩn
thận. Kết quả âm tính cũng không có nghĩa hoàn toàn là không có bệnh
 Đây là phương pháp đọc kết quả có tính chủ quan người đọc và bị ảnh hưởng
bởi nhiều yếu tố khác.
 Khi để kết quả khá lâu có thể sẽ thấy âm tính giả vì gen trong đĩa bị biến mất.
 Sử dụng sữa mới vắt cho kết quả chính xác hơn sữa bảo quản hơn 24 giờ
 Chú ý dụng cụ chứa sữa để thử và yếu tố nhiễm khuẩn bên ngoài gây acid hóa
sẽ làm kết quả âm tính.
 Hàm lượng chất béo trong sữa cao ảnh hưởng đến sự chuyển màu đỏ
bromocresol. Theo Daniel &ctv chứng minh kết quả CMT còn tùy thuộc vào
đàn gia súc đang có hàm lượng chất béo cao hay thấp, từ đó sẽ gây phản ứng
dương tính hay âm tính
 Số lượng tế bào có thay đổi và dao động nhiều trong chu kỳ cho sữa, thời gian
vắt sữa, trạng thái sức khỏe bầu vú và tùy loại vi khuẩn gây bệnh.
Bảng 7. Số bạch cầu theo kết quả thử CMT
(theo Schneider &ctv –1966)
Kết quả

Bệnh lý
18


Điểm

Tình trạng
Độ chắc bình thường, màu
xám
Gen nhẹ biến mất sau khi lắc
Màu xám hơi tím
Gen nhẹ vẫn còn có sợi và
hạt lổn nhổn; màu xám tím
Đặt tức khắc, đám lầy nhầy ở
đĩa hay đáy cốc
Gen đặc, quánh như lòng
trắng trứng, màu tím xẩm

Giá trị

Dấu

Biển hiện

0

0

1

+/-

2

+


3

++

Viêm vú tiềm ẩn

2700

+++

Viêm vú tiềm ẩn,
chuẩn bị có triệu
chứng

8100

4

Không bệnh

Số tế
bào
bạch
cầu
100

Nghi ngờ và có
300
nhiễm mầm bệnh yếu
Viêm vú tiềm ẩn (cận

900
lâm sàng)

Trong khi vắt sữa ở bò khỏe, theo nhiều tài liệu sự chênh lệch lượng tế bào của
buổi vắt sáng và chiều là không nhiều. Tuy nhiên, lượng tế bào có biến động trong khi
vắt sữa. Theo Morbihan cho kết quả bạch cầu thải ra trong thời gian đang vắt sữa như
sau: Giai đoạn mới bắt đầu vắt sữa: ở bò khỏe số lượng tế bào tăng lên do có nhiều tế
bào biểu mô xuất hiện.
 Giai đoạn giữa thời gian vắt: lượng tế bào bạch cầu ổn định biến động dưới
300.000 tế bào/ml sữa
 Giai đoạn cuối vắt sữa: ở bò khỏe số lượng tế bào tăng lên do có nhiều tế bào
xuất hiện, số lượng tăng từ 300.000 đến trên 800.000 tế bào/ml sữa.
 Bò cái cao tuổi sẽ có mật độ tế bào trong sữa cao hơn bò non. Đây cũng là yếu
tố có liên quan đến viêm vú kinh niên, tiềm ẩn hay bệnh tích nhiễm trùng của
cơ thể
 Núm vú bị chấn thương sẽ cho lượng tế bào cao hơn nhiều; mặc dù thú không
mắc bệnh.

19


D. Các biện pháp kiểm soát bệnh viêm vú ở bò sữa
Nguyên nhân gây bệnh viêm vú được chia làm 2 nhóm: nhóm do truyền nhiễm
và nhóm do môi trường. Vì vậy để kiểm soát, hạn chế được bệnh viêm vú người ta
thường tiến hành 2 nhóm biện pháp: biện pháp đối với nhóm do lây nhiễm và biện
pháp đối với nhóm do môi trường.
1. Bệnh viêm vú do lây nhiễm
Trong các trường hợp bệnh viêm vú do lây nhiễm, thì thủ phạm chính là vi
khuẩn Streptococcus agalactiae và Staphylococcus aureus. Đối với trường hợp bệnh
viêm vú do Streptococcus agalactiae thì việc đều trị bằng kháng sinh kết hợp với việc

nhúng đầu vú, xử lý bò trong thời gian cạn sữa là có hiệu quả. Nếu chửa trị tốt, đúng
lộ trình thì bò sẽ khỏi bệnh hoàn toàn và khó bị dạng mãn tính. Đối với nhóm
Staphyloccus aureus thì việc điều trị bằng kháng sinh trong thời gian đang vắt sữa
không có hiệu quả và thường chuyển sang dạng mãn tính và thường bị loại thải. Một
20


số nhóm vi khuẩn khác thì dễ dàng điều trị với kháng sinh và kết hợp với biện pháp
nhúng đầu núm vú vào thuốc sát trùng.
Để phòng ngừa bệnh viêm vú do lây nhiễm cần tiến hành các biện pháp sau:
• Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình vắt sữa
• Xử lý kháng sinh cho tất cả bò sữa trong giai đoạn cạn sữa: dùng pomate
Mamifort secado bơm vào bầu vú bò cạn sữa
• Luôn luôn áp dụng biện pháp nhúng đầu vú vào thuốc sát trùng trước và sau
khi vắt sữa.
• Cách ly bò bệnh và tuân thủ thứ tự vắt sữa (bò bệnh vắt sau cùng)
• Bò bệnh mãn tính phải được loại thải nếu trong thời gian cạn sữa không chửa
trị khỏi.
• Vệ sinh chuồng trại, nơi vắt sữa sạch sẽ và định kỳ sát trùng.
2. Bệnh viêm vú do môi trường
Như đã trình bày ở phần trên , có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm vú từ
môi trường. Vì vậy, để kiểm soát và hạn chế được bệnh viêm vú ở bò sữa cần chú y
các vấn đề sau:
• Làm mát chuồng trại: tạọ một bầu tiểu khí hậu chuồng nuôi phù hợp với bò
sữa để hạn chế stress nhiệt. Đặc điểm khí hậu của Việt Nam là nóng ẩm vì vậy khi bố
trí hệ thống làm mát phải chú ý đến độ ẩm không khí. Không nhất thiết phải bố trí hệ
thống phun sương nếu độ ẩm của không khí tăng cao.
• Hạn chế các loại côn trùng truyền bệnh: áp dụng các biện pháp ngăn ngừa côn
trùng truyền bệnh từ con bệnh sang con khỏe đặc biệt là các lòai ruồi, ve, mòng.
Nhiều nơi áp dụng biện pháp nuôi chung cò với bò sữa để diệt ve mong, ruồi.

• Hạn chế các loại stress tác động trên bò sữa : nhiều nơi áp dụng biện pháp mở
nhạc êm dịu cho bò sữa cũng làm tăng sản lượng sữa. Bò sữa cần phải được chăm sóc
nhẹ nhàng và không thường xuyên thay đổi người chăm sóc. Mật độ nuôi phù hợp,
nếu phát hiện trong đàn có bò hung dữ thì phải nhốt riêng hoặc phân đàn khác.
• Chuồng trại: bố trí đầy đủ diện tích cho bò. Chuồng phải bố trí sau cho có ánh
sáng mặt trời vào để góp phần tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh Chuồng trại luôn khô
ráo sạch sẽ và định kỳ sát trùng. Khuyến cáo nên sử dụng các lọai thuốc sát trùng thế
hệ mới như CID 20 (hiện nay đang được sử dụng phổ biến trên nhiều nước).
• Sân vận động (sân chơi): bò cần có sân vận động sạch sẽ, mát và thường
xuyên được sát trùng. Nếu bố trí được bãi chăn thả cho bò cũng rất tốt. Tại nhiều
nước nhiệt đới, khí hậu ban ngày nóng, các chủ trại bò sữa thường cho bò ra đồng cỏ
21


vào ban đêm. Tuy nhiên, khi chăn thả ngoài đồng cỏ, phải chú ý đến các tác nhân có
thể gây tổn thương trên bầu vú (như hàng rào, gốc cây, cành cây…).
• Bố trí ô bò nằm hợp lý : phải luôn khô ráo và sạch sẽ, số lượng ô bò nằm phải
đầy đủ, vật liệu lót ô nằm phải phù hợp với điều kiện chăn nuôi và kinh tế.
• Khẩu phần nuôi dưỡng phù hợp: khẩu phần phải đáp ứng đầy đủ các chất dinh
dưỡng cho bò sữa, khi thay đổi khẩu phần, lọai thức ăn phải thực hiện từ từ, sử dụng
nitơ phi protein với số lượng hợp lý (không quá 180g/con/ngày), tỷ lệ thức ăn tinh
trong khẩu phần không quá 40%. Đối với bò tơ, bò hậu bị khẩu phần ăn không sử
dụng nhiều thức ăn thô xanh họ đậu. Phải chú ý đến việc bổ sung vitamin E và
Selenium cao trong khẩu phần thức ăn để giúp cải thiện hệ thống miễn dịch của cơ
thể bò sữa từ đó cũng làm giảm tỉ lệ viêm vú. Thức ăn phải sạch sẽ không nhiễm vi
trùng, nấm mốc.
• Chăm sóc, vắt sữa: luôn luôn kiểm tra bầu vú đặc biệt là trong thời gian cạn
sữa (nhiều hộ chăn nuôi không thường xuyên kiểm tra bầu vú trong giai đoạn cạn
sữa), thực hiện đúng quy trình vắt sữa. Đặc biệt phải chú ý đến vệ sinh của người vắt
sữa. Người vắt sữa có trách nhiệm lau gia súc, dọn nơi vắt sữa, rửa dụng cụ vắt sữa và

rửa tay trước khi bắt đầu vắt sữa. Người vắt sữa phải khỏe mạnh không mang vi
trùng hay bệnh tật có khả năng truyền vi trùng hoặc lây lan sang gia súc. Người vắt
sữa phải có giấy phép hành nghề, và kiểm tra sức khoẻ định kỳ. Chú ý có ngăn sát
trùng ở cửa chuồng vì người vắt sữa có thể đi từ chuồng này qua chuồng khác hoặc
nhà này sang nhà khác.
E. Bệnh viêm vú ở lợn nái
1. Nguyên nhân
- Do công tác vệ sinh không đảm bảo, chuồng trại quá nóng, quá lạnh.
- Do lợn mẹ sát nhau, bị nhiễm trùng huyết do vi khuẩn Staphylococus hay
Streptococus
- Lợn con đẻ ra không bị bấm nanh, khi bú làm trầy xước da núm vú mẹ tạo
điều kiện cho vi trùng xâm nhập gây viêm
- Lợn mẹ ăn quá nhiều thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao làm lượng sữa
sản ra quá nhiều ứ đọng lại trong tuyến vú tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm
nhập sinh sôi nảy nở, phát triển mạnh về số lượng và độc lực.
- Lợn mẹ chỉ cho con bú một hàng vú, hàng vú còn lại sữa nhiều làm căng
tuyến sữa vi khuẩn xâm nhập phát triển gây viêm.
2. Triệu chứng
Sau khi lợn đẻ từ 2-3 ngày quan sát thấy núm vú sưng to, lợn mẹ giảm hay bỏ ăn, đầu
vú sưng to, sờ vào có cảm giác nóng và lợn có cảm giác đau, lợn mẹ sợ không cho
con bú, lợn mẹ sốt 40-410C. Từ lá vú viêm vắt được một hỗn hợp bao gồm mủ xanh
và những lợn cợn, lắc thấy vẩn đục và có mùi hôi. Nếu không điều trị kịp thời lá vú dễ
22


dàng chuyển sang trạng thái viêm hóa cứng và tổ chức liên kết tăng sinh mất khả năng
sản xuất sữa.
3. Phòng bệnh
- Giảm bớt chất lượng đạm và số lượng khẩu phần thức ăn trước khi lợn đẻ 12 ngày và sau khi đẻ 2-3 ngày.
- Trước khi lợn đẻ 2 ngày phải tắm rửa và lau sạch cho lợn mẹ. Sau khi đẻ

xong dùng khăn nhúng nước ấm lau sạch 2 hàng vú, bộ phận sinh dục bên
ngoài và 2 chi sau.
- Phải bấm răng nanh cho lợn con ngay sau khi đẻ.
- Phải theo dõi nhặt hết nhau thai không cho lợn mẹ ăn phải nhau thai.
- Phải cho lợn bú sữa đầu không muộn quá 2 giờ sau khi đẻ, cần cố định đầu
vú cho lợn con.
4. Điều trị
+ Rửa sạch đầu vú bị viêm bằng nước muối, chườm lạnh vào đầu vú để giảm quá
trình viêm sưng.
+ Xoa bóp nhẹ nhàng cẩn thận lá vú bị viêm, vắt kiệt sữa ở lá vú bị viêm , ngày vắt 23 lần không để sữa tích lại trong lá vú viêm.
+ Dùng MGSo4 20 – 30g hay Norsulfssol 6-8 cho lợn mẹ uống
+ Bôi lên da lá vú bị viêm các loại cao tiêu viêm như cao Mastitis, Ichtyol, Nazatox.
+ Trường hợp bệnh nặng điều trị bằng các biện pháp trên không hiệu quả thì phải
dùng kháng sinh như Penicilin kết hợp với Streptomycin hoặc các loại kháng sinh có
hoạt phổ rộng như Teramycin LA, Mastijec fort bơm vào lá vú bị viêm thông qua lỗ
đầu vú bằng kim thông vú sau khi đã vắt kiệt sữa đồng thời dùng Penicilin pha với
Novocain phong bế xung quanh lá vú bị viêm.
F. Bệnh viêm vú ở dê
Đây là loại bệnh phổ biến trên gia súc nói chung và trên dê nói riêng, dễ lây lan
và gây thiệt hại về kinh tế rất lớn vì nó làm giảm sản lượng sữa và chất lượng sữa.
Bệnh gây ra do vệ sinh chuồng trại, vệ sinh vắt sữa không tốt, tạo điều kiện cho các vi
khuẩn như liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, song cầu khuẩn hay trực khuẩn gây mủ hay
nấm Candida albicals xâm nhập vào bầu vú gây bệnh. Sữa là môi trường rất tốt cho
các loại vi khuẩn trên phát triển.
1. Nguyên nhân gây viêm vú
Do dê ăn nhiều thức ăn tinh (nhất là trong 4 ngày đầu sau khi đẻ) kèm theo bị
nhiễm bẩn và thương tích ở bầu vú. Do nhiễm vi khuẩn gây viêm vú qua thức ăn.
Bệnh viêm vú thường có 2 thể:
23



- Thể cấp tính: con vật kém ăn, đau đớn, bầu vú sưng nóng, rắn lại rồi mềm
nhũn, sữa vón cục thường có tia máu. Có trường hợp bầu vú thành ung nhọt thối loét
và teo. Con vật chết trong tình trạng sốt cao.
- Thể mãn tính: bầu vú cứng, đôi lúc trong sữa có tia máu có mùi vị lạ, con vật
không tỏ ra đau đớn, khó chịu.
2. Phòng bệnh
Mỗi lần vắt sữa phải vắt thật cạn không để sữa đọng ở bầu vú. Rửa sạch tay khi
vắt sữa, rửa đầu vú và đùi sau không để nhiễm bẩn bầu vú. Dê mới đẻ lót ổ bằng rơm
sạch. Trước và sau khi đẻ giảm bớt thức ăn tinh, cho ăn thức ăn tươi xanh và uống
nước ấm. Đầu mùa hè không cho dê đang cho con bú ăn quá nhiều cỏ non, ướt.
3. Điều trị
3.1. Điều trị tại chỗ:
- Massage bầu vú
- Nhúng iod vào núm vú
- Bơm vào bầu vú pomade như: Mastijet fort hay Super mastikort mỗi ống 1 lá
vú viêm liệu trình 1- 2 ngày. Có thể dùng kháng sinh bơm vào núm vú và dùng tay
vuốt thuốc lên trên.
- Sử dụng thuốc chống viêm: Bio – dexa : 1ml/10 – 25kgthể trọng, tiêm bắp
hoặc tĩnh mạch, liên tục 1 – 3 ngày.
- Giảm đau hạ sốt: Analgine + C : 1ml/10 – 25kg thể trọng
3.2. Điều trị toàn thân:
Thuốc kháng sinh có mẫn cảm cao như: Norfloxacin, Cephalexin,
Gentamycine. Tiêm bắp hay dưới da 1ml/10kg thể trọng, ngày 1 lần, liên tục 3 ngày.

24


Tài liệu tham khảo
1. Sách Sinh sản gia súc, NXB nông nghiệp.

2. Kiểm soát bệnh viêm vú trên bò sữa, Th.s Vương Ngọc Long
3. Cùng thông tin trên một số trang mạng.

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×