Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Tình hình đàm phán hiệp định thương mại tự do trung quốc nhật bản hàn quốc (cjk fta) 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.57 KB, 18 trang )

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
------***------

TIỂU LUẬN
MÔN: NGOẠI GIAO KINH TẾ
Đề tài:
TÌNH HÌNH ĐÀM PHÁN HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO
TRUNG QUỐC - NHẬT BẢN - HÀN QUỐC (CJK FTA) 2017

Giảng viên

: PGS.TS. Nguyễn Văn

Lịch
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thanh Cát Anh
Lớp

: KT41C

Mã sinh viên

: KT41C-072-1418


Hà Nội, tháng 12 năm 2017

1


MỤC LỤC


I. Mục đích đàm phán.....................................................................................1
1. Phương diện kinh tế.................................................................................1
2. Phương diện chính trị..............................................................................2
II. Tình hình đàm phán CJK FTA trong năm 2017.....................................3
1. Bối cảnh đàm phán 2017.........................................................................3
1.1. Tình hình kinh tế.................................................................................3
1.2. Tình hình chính trị...............................................................................3
2. Diễn biến các vòng đàm phán trong năm 2017.....................................4
2.1. Vòng đàm phán thứ 11........................................................................4
2.2. Vòng đàm phán thứ 12........................................................................4
3. Kết quả và tồn đọng.................................................................................5
3.1. Kết quả................................................................................................5
3.2. Tồn đọng..............................................................................................5
3.2.1. Vấn đề nhượng bộ thương mại.....................................................5
3.2.2. Vấn đề chính trị, lịch sử và tranh chấp lãnh thổ giữa các bên của
hiệp định.................................................................................................8
4. Triển vọng.................................................................................................9
III. Tác động đến Việt Nam..........................................................................10
1. Tích cực...................................................................................................10
2. Tiêu cực...................................................................................................10
PHỤ LỤC.......................................................................................................12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................14


I. Mục đích đàm phán
Hiệp định Thương mại tự do Trung Quốc – Nhật Bản – Hàn Quốc được
kỳ vọng mang lại những lợi ích to lớn trên cả phương diện kinh tế và chính trị
cho cả ba quốc gia tham gia đàm phán. Cả ba bên đã dành gần 10 năm để thực
hiện các nghiên cứu chung về tính khả thi cũng như tiềm năng kinh tế, chính
trị mà thoả thuận ba bên này có thể mang lại.

1. Phương diện kinh tế
Nhiều nghiên cứu dựa trên mô phỏng các mô hình cân bằng tổng thể
(CGE), đã chỉ ra lợi ích kinh tế của CJK FTA. Các mô hình mô phỏng khác
nhau cho thấy CJK FTA sẽ làm tăng GDP của cả ba nước tham gia. Cụ thể,
GDP của Trung Quốc sẽ tăng trong khoảng từ 0,03 đến 1,54 điểm phần trăm,
GDP của Hàn Quốc sẽ tăng trong khoảng từ 0,95 đến 5,1 điểm phần trăm và
GDP của Nhật Bản sẽ tăng trong khoảng từ 0,03 đến 1,24 điểm phần trăm 1.
Kết luận đơn giản được rút ra từ những kết quả mô phỏng này là cả ba nước
sẽ được hưởng lợi từ CJK FTA một cách riêng lẽ cũng như tập thể.2
Ba bên cũng tin tưởng rằng việc xây dựng Hiệp định thương mại tự do
Trung Quốc - Nhật Bản - Hàn Quốc (CJK FTA) sẽ góp phần phát huy hiệu
quả sự liên kết giữa các ngành công nghiệp của ba nước. Cụ thể, Trung Quốc
bị chi phối bởi các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, trong khi Nhật
Bản và Hàn Quốc có thế mạnh ở các ngành công nghiệp sử dụng nhiều công
nghệ (Bảng 1.).
CJK FTA cũng sẽ góp phần khai thác và cải thiện tiềm năng đầu tư
thương mại nội khối, thúc đẩy quá trình hội nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị
khu vực, tạo ra một thị trường khu vực rộng lớn hơn, phù hợp với lợi ích
chung của ba nước cũng như sự thịnh vượng và phát triển của các địa phương.
Nếu Hiệp định thương mại tự do Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc
thành công, nó sẽ là hiệp định tự do thương mại lớn thứ 3 của thế giới, chỉ sau
Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) và Liên minh Châu Âu (EU),
1 Scott, Jeffrey and Ben Goodrich, Economic Integration in Northeast Asia, Challenges of Reconciliation
and Reform in Korea, 2001.
2 Srinivasa Madhur, China-Japan-Korea FTA: A Dual Track Approach to a Trilateral Agreement, Journal of
Economic Integration, 2013.


với tổng dân số là 1.5 tỷ người, chiếm 70% GDP của châu Á3, 90% GDP khu
vực Bắc Á và 20% GDP toàn cầu 4. Năm 2017, tổng GDP ba nước được ước

tính vào khoảng 18.134 tỷ USD5.
2. Phương diện chính trị
CJK FTA có thể tạo ra một kênh để giảm căng thẳng chính trị leo thang
những năm vừa qua ở khu vực Đông Bắc Á và do đó có thể giúp mang lại sự
hòa giải lịch sử rất cần thiết giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Thêm vào đó, CJK FTA cũng sẽ thúc đẩy sự hội nhập của các nền kinh tế
châu Á mà Trung Quốc sẽ là nước dẫn dắt quá trình này. Bằng việc thúc đẩy
CJK FTA, Trung Quốc có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông qua Hiệp
định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và Khu vực Thương mại Tự
do Châu Á-Thái Bình Dương (FTAAP)6. Là nhà lãnh đạo của tiến trình hội
nhập, Trung Quốc cuối cùng sẽ trở thành người sắp xếp trật tự kinh tế thế giới
và đạt được một vị thế trong nền kinh tế thế giới phù hợp với sức mạnh kinh
tế của nó7.
Đối với Hàn Quốc, CJK FTA là kênh giao tiếp với hai nước láng giềng
hùng mạnh, trên phương diện bình đẳng và tạo dấu ấn quan trọng hơn trong
chính sách đối ngoại. Nhiều chuyên gia Hàn Quốc tin rằng Seoul có thể giữ
vai trò trung gian giữa Trung Quốc và Nhật Bản và vì vậy tránh được nguy cơ
dính líu đến cuộc tranh chấp khu vực này.8
CJK FTA có khả năng mở rộng thành một hiệp định tự do thương mại
khu vực lớn hơn, có thể là hiệp định tự do thương mại Đông Á, hoặc sẽ mang
đến các hiệp định song phương khác giữa một trong ba nước này với một
nước ngoài khu vực9 .
3 Hu Wenxi, Consensus outweighs divergence on China-Japan-Korea Free Trade Area, China Today, 2012,

4 Chengliang Xue, China-Japan-Korea Free Trade Agreement: A road to Asian econommic integration,
International Affairs Review, 2017,
5 Theo Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) tính toán, GDP của Trung Quốc năm 2017: 11,795 tỷ USD; Hàn Quốc:
1,498 tỷ USD; Nhật Bản: 4,841 tỷ USD,
6 Alexandra Sakaki and Gudrun Wacker, China – Japan - South Korea, German Institute for International
and Security Affairs, 2017.

7 Chengliang Xue, China-Japan-Korea Free Trade Agreement: A road to Asian econommic integration,
International Affairs Review, 2017,
8 Alexandra Sakaki and Gudrun Wacker, China – Japan - South Korea, German Institute for International
and Security Affairs, 2017.
9 Anh Hyunhdo, Lee Changiae and Lee Hongshik, Analysis of a China-Japan-Korea Free Trade Area, on
Korea Economic Institute of America, 2012,


II. Tình hình đàm phán CJK FTA trong năm 2017
1. Bối cảnh đàm phán 2017
1.1. Tình hình kinh tế
Theo báo cáo của Liên hợp quốc về Tình hình và Triển vọng kinh tế thế
giới , kinh tế toàn cầu vẫn còn trong giai đoạn tăng trưởng chậm kéo dài với
sự suy giảm trong thương mại quốc tế. Năm 2016 đánh dấu mức tăng mức
tăng chậm nhất trong GDP và thương mại toàn cầu kể từ cuộc Đại khủng
hoảng 2009. Căng thẳng về địa chính trị vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến triển
vọng kinh tế ở một số khu vực.
10

Trong khi đó, Đông Á và Nam Á tiếp tục là hai khu vực phát triển năng
động nhất của thế giới. Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng ổn định, chủ yếu nhờ
vào tiêu dùng ở khu vực tư nhân tăng. Đầu tư cố định, đặc biệt trong lĩnh vực
cơ sở hạ tầng, đóng góp lớn vào sự tăng trưởng chung. Nền kinh tế được đánh
giá sẽ tăng trưởng ở mức 6.5% trong năm 2017 với nhu cầu nội địa ổn định và
các biện pháp tài khoá phù hợp.
Kinh tế Hàn Quốc cũng cải thiện tương đối với mức tăng trưởng 2.8%
năm 2016 do nhu cầu nội địa tăng mạnh. Xuất khẩu vẫn tăng chậm do đầu tư
toàn cầu và khả năng cạnh tranh trên nước ngoài giảm. Đầu tư trong lĩnh vực
xây dựng tiếp tục được kỳ vọng là động lực chính của sự tăng trưởng trong
năm 2017.

Trong khi đó, Nhật Bản tiếp tục chứng kiến kinh tế tăng trưởng chậm ở
mức 0.5% năm 2016, dự kiến đạt 0.9% năm 2017. Tăng trưởng chủ yếu đến
từ sự gia tăng tiêu dùng của hộ gia đình và đầu tư của chính phủ nhờ vào các
biện pháp nới lỏng tài chính và tiền tệ bổ sung được đưa ra vào năm 2016.
1.2. Tình hình chính trị
Các vòng đàm phán CJK FTA trong năm 2017 diễn ra trong bối cảnh làn
sóng bảo hộ thương mại và chống lại chủ nghĩa toàn cầu trỗi dậy mạnh mẽ,
sau một loạt các sự kiện như nước Anh rời khỏi Liên minh Châu Âu (EU), Mỹ
rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dươnng (TPP – hiện nay là Hiệp
định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương – CPTPP) cùng
với nhiều biện pháp phòng vệ thương mại của các nước. Bên cạnh đó, Trung
10 United Nation, World Economic Situation and Prospect 2017, 2017, />

Quốc tiến hành các biện pháp trả đũa kinh tế đối với Hàn Quốc do căng thẳng
giữa hai nước liên quan đến việc Hàn Quốc cho phép Mỹ triển khai Hệ thống
phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) tại nước này11.
2. Diễn biến các vòng đàm phán trong năm 2017
Tính đến cuối năm 2017, CJK FTA đã trải qua 12 vòng đàm phán kể từ
vòng đàm phán đầu tiên vào năm 2013 12. Trung bình, mỗi năm diễn ra 2 cuộc
gặp giữa các đại diện cấp cao ba nước để thảo luận về các vấn đề chính như
Thương mại hàng hoá, Đầu tư, Thương mại dịch vụ, Chính sách cạnh tranh,
Sở hữu trí tuệ và một số lĩnh vực khác.
2.1. Vòng đàm phán thứ 11
Vòng đàm phán thứ 11 diễn ra tại Bắc Kinh từ ngày 9-11/1/2017. Cuộc gặp
của các đại diện cấp cao này có sự tham gia của Thứ trưởng Bộ Thương mại
Trung Quốc - ông Wang Shouwen, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản – ông
Keiichi Katakami và Trợ lý Bộ trưởng thương mại và Trưởng Đại diện Thương
lượng về các FTA, Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng của Hàn Quốc
– ông Lee Sang-Jin. Trong cuộc gặp này, các bên thảo luận về các nội dung
chính bao gồm Thương mại hàng hoá, Thương mại dịch vụ, Đầu tư và một số

lĩnh vực khác.
2.2. Vòng đàm phán thứ 12
Vòng đàm phán thứ 12 diễn ra tại Tokyo, Nhật Bản, từ ngày 1013/4/2017. Vòng đàm phán này có sự tham gia của Thứ trưởng Bộ Thương
mại Trung Quốc - ông Wang Shouwen, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản –
ông Keiichi Katakami và Trợ lý Bộ trưởng thương mại và Trưởng Đại diện
Thương lượng về các FTAs, Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng của
Hàn Quốc – ông Lee Sang-Jin. Trong cuộc gặp này, các bên thảo luận về các
nội dung chính bao gồm Thương mại dịch vụ, Viễn thông, Dịch vụ tài chính,
Con người (Natural person), Đầu tư, Chính sách cạnh tranh, Sở hữu trí tuệ,
Thương mại điện tử và tiến hành trao đổi chính sách toàn diện và chi tiết về
các biện pháp quản lý liên quan đến thương mại dịch vụ13.
11 Trung tâm WTO, Hàn Quốc- Trung Quốc - Nhật Bản đàm phán hiệp định thương mại, 2017,

12 Ministry of Foreign Affairs of Japan, Free Trade Agreement (FTA) and Economic Partnership Agreement
(EPA), 2017,
13 China FTA Network, 12th round of negotiation of China-Japan-South Korea FTA held in Tokyo Japan,
2017,


3. Kết quả và tồn đọng
3.1. Kết quả
Các vấn đề hàng đầu được thảo luận trong khuôn khổ vòng đàm phán
thứ 11 và 12 bao gồm thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư và
các lĩnh vực khác. Nhìn chung, sau 12 vòng đàm phán, CJK FTA vẫn chưa đạt
được tiến bộ rõ rệt nào. Thêm vào đó, các bên vẫn chưa thống nhất một thời
điểm cụ thể để kết thúc cuộc đàm phán, vì vậy, các vòng đàm phán được kỳ
vọng sẽ tiếp tục trong thời gian tới.
3.2. Tồn đọng
Quá trình đàm phán sẽ kéo dài và thậm chí có thể lên đến 10 năm do còn
nhiều vấn đề tồn đọng mà các bên chưa thể thống nhất liên quan đến các

nhượng bộ trong thương mại cũng như vấn đề lịch sử và tranh chấp lãnh thổ.14
3.2.1. Vấn đề nhượng bộ thương mại
i. Thương mại hàng hoá
Cả ba quốc gia có lợi thế cạnh tranh trong các lĩnh vực khác nhau. Hầu
hết các nghiên cứu cho thấy CJK FTA sẽ gây áp lực lên ngành nông nghiệp và
thủy sản ở Nhật Bản và Hàn Quốc nhưng cũng thúc đẩy sự phát triển của
phân khúc công nghệ cao trong các lĩnh vực sản xuất của hai nước này. Tương
tự, hiệp định này có thể sẽ mang lại lợi ích cho ngành nông nghiệp cũng như
các ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động của Trung Quốc, đồng thời gây
sức ép cạnh tranh lên một số ngành sản xuất dựa vào công nghệ.
Nông nghiệp là thách thức nghiêm trọng nhất trong các cuộc đàm phán
của CJK FTA. Cụ thể, gạo và sữa là hai sản phẩm được bảo hộ mạnh mẽ ở
Nhật Bản và Hàn Quốc. Ngoài những áp lực cạnh tranh thị trường, Nhật Bản
và Hàn Quốc cũng lo sợ vấn đề về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến
công nghệ và giống cây trồng nông nghiệp, đảm bảo an toàn thực phẩm và
kiểm dịch thực vật đối với các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc. Hai quốc
gia này vốn có chính sách nhằm bảo hộ ngành nông nghiệp nội địa. Nếu cả
hai vẫn khăng khăng không mở cửa thị trường nông sản thì các sản phẩm
14 Hu Wenxi, Consensus outweighs divergence on China-Japan-Korea Free Trade Area, China Today, 2012



nông nghiệp của Trung Quốc sẽ không có được những lợi thế so sánh thật sự.
Nông nghiệp sẽ là sự cản trở lớn cho sự thành lập CJKFTA nếu cả ba nước
không đạt được sự đồng thuận trong vấn đề này.
Công nghiệp ô tô cũng là một trong những ngành nhạy cảm của ba bên
đàm phán. Trung Quốc, Nhật bản và Hàn Quốc có mức độ phát triển và khả
năng cạnh tranh khác nhau trong ngành ô tô đặc biệt đối với việc sản xuất ô tô
chở khách và phụ tùng ô tô. Với các quy định về thuế quan trong CJK FTA,
ngành ô tô Trung Quốc có thể chịu ảnh hưởng lớn do ô tô và các phụ tùng ô tô

nhập khẩu từ Nhật Bản sẽ tăng và kéo dài tình trạng nhập siêu trong ngành ô
tô của Trung Quốc.
Đồng thời, những bất đối xứng trong lợi ích dẫn đến sự xuất hiện của các
nhóm vận động hành lang chống lại các hiệp định thương mại và đầu tư ở mỗi
quốc gia, và điều này đặt ra một thách thức lớn trong việc đàm phán hiệp định
ba bên. Cụ thể, cả Nhật Bản và Hàn Quốc đều chịu áp lực từ các nhóm vận
động của ngành nông nghiệp trong nước. Tương tự, một số lĩnh vực sản xuất
sử dụng nhiều công nghệ ở Trung Quốc cũng sẽ phản đối CJK FTA khi các
ngành này trở nên cạnh hơn với nhiều đối thủ từ Nhật Bản và Hàn Quốc.
Bên cạnh đó, Nhật Bản vẫn chưa công nhận Trung Quốc là một nền kinh
tế thị trường nhằm chống lại việc nhập khẩu hàng hoá Trung Quốc tăng mạnh
khi CJK FTA thành hiện thực15. Trung Quốc cũng miễn cưỡng đồng ý với
hành động này của Nhật Bản. Do đó, bất kể các lợi ích kinh tế vĩ mô tổng thể
của CJK FTA, việc hiện thực hoá nó có thể phụ thuộc vào việc giải quyết
nhiều vấn đề kỹ thuật cũng như việc quản lý các nhóm vận động trong nước.
ii. Thương mại dịch vụ
Mỗi bên đàm phán có nhóm ngành dịch vụ nhạy cảm khác nhau. Đối với
Trung Quốc, các ngành dịch vụ nhạy cảm bao gồm tài chính, viễn thông, máy
tính, xây dựng, phát thanh truyền hình và xuất bản và các dịch vụ giải trí nghe
nhìn. Trong khi đó, các ngành dịch vụ ưu tiên hàng đầu của Nhật Bản bao gồm
phát thanh truyền hình, giáo dục công cộng cung cấp bởi các tổ chức tư nhân, y
tế và chăm sóc sức khoẻ, vũ trụ và các dịch vụ liên quan đến năng lượng. Hàn
Quốc cho rằng, trong quá trình tự do hóa các ngành dịch vụ, cần cân nhắc đến
các lĩnh vực dịch vụ nhạy cảm như y tế và chăm sóc sức khoẻ, xã hội, môi
trường, năng lượng, phát thanh truyền hình và xuất bản và giáo dục.
15 Srinivasa Madhur, China-Japan-Korea FTA: A Dual Track Approach to a Trilateral Agreement, Journal
of Economic Integration, Phnom Penh, Cambodia, 2013.


Các nước có cách tiếp cận khác nhau đối với thương mại dịch vụ. Nhật

Bản và Hàn Quốc cho rằng để tự do hoá thương mại dịch vụ, các biện pháp
phân biệt đối xử ảnh hưởng đến lĩnh vực dịch vụ phải được xoá bỏ, nếu không
phải được đưa vào danh sách bảo lưu, bằng việc tăng cường tính minh bạch
đối với các biện pháp hiện có và đảm bảo khả năng dự báo pháp lý. Trong khi
đó, Trung Quốc chỉ ra rằng sử dụng cách tiếp cận GATS16 làm khuôn mẫu cho
CJK FTA sẽ thuận tiện hơn vì đây sẽ là nền tảng chung để tự do hoá hơn nữa
trong các lĩnh vực dịch vụ, do ba nước có sự khác biệt về cơ cấu kinh tế, trình
độ phát triển và hệ thống giám sát thương mại dịch vụ.
iii.

Đầu tư

Mặc dù Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc nhìn chung khuyến khích
các nhà đầu tư nước ngoài và có những nỗ lực để thúc đẩy tự do hoá và thuận
lợi hoá đầu tư, các nhà đầu tư ở ba nước vẫn phải đối mặt với nhiều trở ngại
liên quan đến tỷ lệ sở hữu nước ngoài của một công ty, chuyển ngoại tệ, thủ
tục xin thị thực, hợp đồng chuyển giao công nghệ, thanh lý doanh nghiệp
cũng như các yêu cầu về hiệu quả hoạt động.
Khi mỗi quốc gia đều có quyền điều chỉnh định hướng và dòng chảy đầu
tư nước ngoài vào lãnh thổ của họ, các bên có những đề nghị khác nhau đối
với các điều khoản về đầu tư trong CJK FTA. Trung Quốc nhấn mạnh rằng
thúc đẩy và tự do hóa đầu tư phụ thuộc nhiều vào nhu cầu cụ thể của từng
quốc gia, trạng thái vững mạnh về kinh tế và pháp lý cũng như các chiến lược
phát triển của riêng của mỗi quốc gia. Vì vậy, Trung Quốc cho rằng phạm vi
và quy mô của chương đầu tư phải phù hợp với TRIMs 17, bao gồm các cách
tiếp cận có thể áp dụng cho các cuộc đàm phán.
Tuy nhiên, Nhật Bản nhấn mạnh rằng ba nước nên kết luận càng sớm
càng tốt thoả thuận đầu tư ba bên đang đàm phán với những nội dung ít tham
vọng hơn chương đầu tư của CJK FTA và sau đó các bên nên bắt đầu đàm
phán các điều khoản cho chương đầu tư của CJK FTA với tự do hóa đầu tư

cao, dựa trên thỏa thuận đầu tư ba bên.
iv. Các vấn đề khác
Các vấn đề khác bao gồm rào cản kỹ thuật đối với thương mại, vệ sinh
và kiểm dịch thực vật, sở hữu trí tuệ, tính minh bạch, chính sách cạnh tranh,
16 General Agreement on Trade in Services - Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ.
17Agreement on Trade-Related Investment Measures - Hiệp định về các Biện pháp Đầu tư liên quan đến
Thương mại.


cơ chế xử lý tranh chấp, hợp tác công nghiệp, an toàn cho người tiêu dùng,
thương mại điện tử, nguồn năng lượng và khoáng sản, nghề cá, thực phẩm,
mua sắm chính phủ và môi trường đều là các vấn đề được khuyến nghị để ba
bên đàm phán18.
3.2.2. Vấn đề chính trị, lịch sử và tranh chấp lãnh thổ giữa các bên của hiệp
định
Vấn đề lịch sử và tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa ba nước có tác
động lớn đến tiến trình đàm phán hiệp định tự do thương mại ba bên. Quan hệ
Trung-Nhật bị chi phối bởi các tranh chấp lãnh thổ và hàng hải trên trên quần
đảo Diaoyu/Senkaku không người ở Biển Hoa Đông. Các cuộc tranh luận về
sách giáo khoa lịch sử của Nhật Bản cùng với việc Thủ tướng Abe đề xuất sửa
đổi Điều 9 Hiến pháp nhằm cho phép Nhật Bản duy trì lực lượng vũ trang
cũng phần nào ảnh hưởng mối quan hệ song phương Trung - Nhật. Bên cạnh
đó, Trung Quốc cũng xem Nhật Bản là một mối đe doạ an ninh khi nước này
là đồng minh lớn nhất của Mỹ tại Châu Á.
Hiện tại, Hàn Quốc cũng có những tranh chấp trên các đảo đá Dokdo với
Nhật Bản. Cùng với Trung Quốc, Hàn Quốc cũng cáo buộc Nhật Bản đã
không nhìn nhận các tội ác của nước này trong Thế chiến thứ 2 cũng như
không bày tỏ sự hối lỗi phù hợp. Ngược lại, Nhật Bản luôn viện dẫn rằng các
đời thủ tướng nước này đều xin lỗi chân thành và viện trợ kinh tế và phát triển
lớn cho các nước láng giềng trong tiến trình bình thường hoá quan hệ.

Trong khi đó, quan hệ chính trị giữa Trung Quốc và Hàn Quốc hiện tại
chủ yếu bị chi phối bởi quan hệ của từng nước với Bắc Triều Tiên và Mỹ.
Việc Trung Quốc luôn giữa thái độ trung lập và kêu gọi các bên kiềm chế đối
với các vụ thử tên lửa hạt nhân của Bắc Triều Tiên là một trong những nguyên
nhân khiến Hàn Quốc quyết định lắp đặt THAAD của Mỹ, một động thái làm
xấu đi quan hệ Trung-Hàn.
Như vậy, giải quyết cả hai thách thức này sẽ không chỉ phức tạp mà còn
là một quá trình kéo dài, mặc dù đã có những cuộc đàm phán gần đây của ba
nước. Thực tế cho thấy, cả ba nước đã mất gần một thập kỷ để thực hiện các
Dự án Nghiên cứu chung ba bên trên các hầu hết lĩnh vực để chắc chắn rằng
CJK FTA sẽ mang lại lợi ích kinh tế cụ thể và có thể đo lường được cho cả ba
nước. Vì vậy, các bên đàm phán có thể sẽ cần một thời gian khá dài nữa để
18 Joint Study Report for an FTA among China, Japan and Korea, Ministry of Foreign Affairs of Japan,
2011,


định đoạt tương lai của CJK FTA.
4. Triển vọng
Cả ba nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đều có những lợi ích kinh
tế và ý chí chính trị khác nhau khi theo đuổi CJK FTA. Trung Quốc ngày càng
nỗ lực để đẩy nhanh tiến độ đàm phán hiệp định ba bên này 19, đặc biệt từ sau
khi TPP được hình thành vào năm 2015 bởi các quy định cơ bản về thương
mại và đầu tư trong khu vực sẽ được hình thành mà không có sự tham gia của
Trung Quốc. Mặc dù Mỹ đã chính thức rút khỏi TPP, Trung Quốc vẫn sẽ tiếp
tục theo đuổi các hiệp định thương mại tự do lớn. Chủ tịch Tập Cận Bình đã
nhấn mạnh trong các diễn đàn kinh tế lớn rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục các
cam kết đối với toàn cầu hoá, thương mại tự do cũng như các hiệp định khu
vực tương ứng.
Tình hình thế giới thay đổi có xu hướng làm mối quan hệ Nhật - Hàn trở
nên tốt đẹp hơn. Cụ thể, cả hai quốc gia đều hài lòng với sự can thiệp của Mỹ

vào khu vực Châu Á. Bên cạnh đó, vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên đòi
hỏi sự hợp tác chặt chẽ hơn của Nhật Bản và Hàn Quốc. Do đó, CJK FTA sẽ
tiếp tục là một trong các kênh giao tiếp hữu hiệu giữa các cấp lãnh đạo ở hai
nước này.
Những bất đối xứng trong hiệu ứng của FTA ba bên chỉ là tự nhiên, vì ba
quốc gia khác nhau về các yếu tố đầu vào, các giai đoạn phát triển kinh tế và
trình độ phát triển công nghệ. Giảm thiểu các tác động bất lợi và tối đa hoá
các tác động có lợi là trọng tâm của đàm phán thương mại và đầu tư, dù là
thông qua các hiệp định khu vực hay đa phương.
Tóm lại, nếu 3 quốc gia có thể học hỏi từ lịch sử hội nhập Châu Âu và
tìm cách đạt được các mục tiêu kinh tế và chính trị thì họ có thể xây dựng
niềm tin chính trị lẫn nhau trên cơ sở các quan hệ kinh tế phụ thuộc lẫn nhau.
Niềm tin này có thể đạt được nếu Trung Quốc sẵn sàng chia sẻ với Nhật Bản
vai trò dẫn dắt hội nhập kinh tế của Đông Á và nhượng bộ một số lợi ích kinh
tế trong các cuộc đàm phán. Với những nhượng bộ này, Trung Quốc có thể
thuyết phục Nhật Bản thừa nhận sự tồn tại của các tranh chấp lãnh thổ và
ngăn chặn những tranh chấp này trước những lợi ích kinh tế lớn hơn. Tương
tự, Hàn Quốc cũng là một quốc gia ủng hộ chủ nghĩa khu vực Đông Á có thể
bị thuyết phục bởi những lợi ích kinh tế và chính trị chiến lược để tạm thời bỏ
19 Bnews, Đàm phán Trung-Nhật-Hàn lần thứ 12 về FTA, 2017,


qua các vấn đề lịch sử với Trung Quốc và Nhật Bản.
III. Tác động đến Việt Nam
1. Tích cực
Nếu chính thức được ký kết, CJK FTA chắc chắn sẽ giữ một vai trò quan
trọng trong khu vực trên cả phương diện kinh tế và chính trị 20. Một CJK FTA
hoàn thiện sẽ thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực Đông Á khi nó tạo nhiều điều
kiện thuận lợi cho tiến trình đàm phán RCEP và kết nối với Cộng đồng Kinh
tế ASEAN21.

Việt Nam gián tiếp hưởng lợi từ một CJK FTA thành công khi ba nước
Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc có thể đạt được các thoả thuận trong
thương mại hàng hoá thương mại dịch vụ, đầu tư và các lĩnh vực khác bởi
điều này đồng nghĩa với việc đàm phán RCEP sẽ gặp ít trở ngại hơn. RCEP sẽ
mang lại lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp trong khu vực nói chung và
Việt Nam nói riêng trong việc tiếp cận nguồn lực mới từ bên ngoài, tiến hành
các hoạt động thương mại thuận lợi hơn và góp phần tăng thêm sức hấp dẫn
của nền kinh tế.
Việt Nam có thể có nhiều lợi thế trong thương mại với Hàn Quốc và
Nhật Bản so với hầu hết các nước ASEAN khác. Cụ thể, bên cạnh các ưu đãi
thuộc ASEAN+3, Việt Nam còn được hưởng lợi từ FTA song phương với Hàn
Quốc và Nhật Bản (Bảng 2.). Các FTA giúp Việt Nam có thêm động lực cải
tiến và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế22.
2. Tiêu cực
Nền kinh tế Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng về lực
lượng lao động dồi dào và đồng thời là thị trường tiêu thụ rộng lớn. Tuy nhiên
Trung Quốc có lợi thế quy mô ở nhiều ngành công nghiệp sản xuẩt và chế
biến so với Việt Nam. Do đó, một CJK FTA thành công, với nhiều ưu đãi
dành cho Trung Quốc, có nguy cơ làm giảm xuất khẩu của Việt Nam vào các
20 Choi Bo-Young, Preferential Trade Agreements of China, Japan and Korea: Towards Deeper Integration,
KIEP Opinion, 2017.
21 Hank Lim, New Development and Challenges in Asia-Pacific Economic Integration: Perspective of
Major Economies, Japan External Trade Organization, 2017,
22 Việt Nam hiện xếp hạng 55 trên 137 quốc gia về năng lực cạnh tranh toàn cầu, theo xếp hạn của Diễn đàn
Kinh tế Thế giới (WEF) năm 2017. Với thứ hạng này, Việt Nam xếp trên một số nước ASEAN như
Philippines (56), Campuchia (94), Lào (98), nhưng xếp dưới Indonesia (36), Thái Lan (32), Malaysia (23),
Singapore (3), và hai nền kinh tế lớn của châu Á là Trung Quốc (27) và Ấn Độ (40).


thị thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc khi nền kinh tế Trung Quốc ngày càng

có nhiều lợi thế và sức cạnh tranh.
Thêm vào đó, dòng vốn đầu tư nước ngoài của Hàn Quốc và Nhật Bản
vào Việt Nam có thể giảm sút khi CJK FTA thành công. Các quy định về đầu
tư là một trong các trọng tâm đàm phán của CJK FTA, hứa hẹn những quy
định minh bạch, cụ thể và có lợi cho ba nước thành viên. Vì vậy, một khi môi
trường đầu tư đầy tiềm năng tại Trung Quốc trở nên dễ tiếp cận hơn đối với
các nhà đầu tư Hàn Quốc và Nhật Bản, Việt Nam sẽ khó có thể thu hút dòng
vốn từ các nước này nếu không có thêm nhiều ưu đãi.
Như vậy, dù là hiệp định thương mại tự do giữa ba nước Trung Quốc,
Nhật Bản và Hàn Quốc, CJK FTA có những tác động nhất định trên phương
diện kinh tế và chính trị đến Việt Nam nói riêng và đến các nước trong khu
vực nói chung. Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa để nâng cao năng lực cạnh tranh
của nền kinh tế, nắm bắt các lợi thế trong các FTA cũng như giữ vị thế chủ
động trước các xu hướng khu vực và toàn cầu.


PHỤ LỤC

Bảng 1. Chỉ số lợi thế so sánh giữa các ngành ở Trung Quốc, Nhật Bản và
Hàn Quốc, 2003.
Ngành

Trung Quốc

Nhật Bản

Hàn Quốc

Nông nghiệp


0,68

0,07

0,19

May mặc

2,97

0,28

1,37

Điện tử

1,45

1,58

2,04

Máy móc

1,28

1,35

1,10


Thép

0,08

1,26

1,36

Ô tô

0.18

2,12

1,14

Hoá chất

0,63

0,92

1,13

Nguồn: UN (2003)

Bảng 2. Thống kê các hiệp định thương mại của Trung Quốc, Nhật Bản,
Hàn Quốc, 2016
Đã ký kết và có hiệu lực


Đã ký nhưng chưa
Đã khởi động đàm
có hiệu lực
phán
Các hiệp định thương mại của Trung Quốc (Nguồn: Bộ Thương mại Trung
Quốc)
ASEAN
Úc
CJK FTA
Pakistan
RCEP
Chile
GCC
New Zealand
Na Uy
Singapore
Sri Lanka
Peru
Maldives
Hồng Kông
Georgia
Macao
Costa Rica
Iceland
Thuỵ Sỹ
Hàn Quốc


Các hiệp định thương mại của Nhật Bản (Nguồn: Bộ Ngoại giao Nhật
Bản)

Singapore
Mongolia
CJK FTA
Mexico
CPTPP
RCEP
Malaysia
Canada
Chile
Colombia
Thái Lan
Liên minh Châu Âu
Indonesia
(EU)
Brunei
Hội đồng Hợp tác
ASEAN
Vùng Vịnh (GCC)
Philippines
Hàn Quốc
Thuỵ Sỹ
Việt Nam
Ấn Độ
Peru
Úc
Các hiệp định thương mại của Hàn Quốc (Nguồn: Bộ Thương mại, Công
nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc)
Chile
Colombia
CJF FTA

Singapore
RCEP
EFTA
Trung Mỹ (Panama,
ASEAN
Costa Rica,
Ấn Độ
Guatemala, Honduras,
Liên minh Châu Âu (EU)
El Savador,
Peru
Nicaragua)
Mỹ
Ecuador
Thổ Nhĩ Kỳ
Nhật Bản
Úc
Mexico
Canada
Hội đồng Hợp tác
Trung Quốc
Vùng Vịnh (GCC)
New Zealand
Indonesia
Việt Nam


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I.

Tài liệu Tiếng Việt
1. Bnews, Đàm phán Trung-Nhật-Hàn lần thứ 12 về FTA, 2017,
/>2. Trung tâm WTO, Hàn Quốc - Trung Quốc - Nhật Bản đàm phán hiệp
định thương mại, 2017, />
II.

Tài liệu Tiếng Anh

1. Alexandra Sakaki and Gudrun Wacker, China – Japan - South Korea,
German Institute for International and Security Affairs, 2017.
2. Anh Hyunhdo, Lee Changiae and Lee Hongshik, Analysis of a ChinaJapan-Korea Free Trade Area, on Korea Economic Institute of
America, 2012,
/>3. Chengliang Xue, China-Japan-Korea Free Trade Agreement: A road to
Asian econommic integration, International Affairs Review, 2017,
/>4. China FTA Network, 12th round of negotiation of China-Japan-South
Korea FTA held in Tokyo Japan, 2017,
/>4740_1.html
5. Choi Bo-Young, Preferential Trade Agreements of China, Japan and
Korea: Towards Deeper Integration, KIEP Opinion, 2017.
6. Hank Lim, New Development and Challenges in Asia-Pacific
Economic Integration: Perspective of Major Economies, Japan
External Trade Organization, 2017,
/>

7. Hu Wenxi, Consensus outweighs divergence on China-Japan-Korea
Free Trade Area, China Today, 2012,
/>7340C0PQ/2?accountid=135225
8. International Monetary Fund, IMF Data Mapper, 2017,
/>9. Joint Study Report for an FTA among China, Japan and Korea,
Ministry of Foreign Affairs of Japan, 2011,

/>10. Ministry of Foreign Affairs of Japan, Free Trade Agreement (FTA) and
Economic Partnership Agreement (EPA), 2017,
/>11. Scott, Jeffrey and Ben Goodrich, Economic Integration in Northeast
Asia, Challenges of Reconciliation and Reform in Korea, 2001.
12. Srinivasa Madhur, China-Japan-Korea FTA: A Dual Track Approach
to a Trilateral Agreement, Journal of Economic Integration, 2013.
13. United Nation, World Economic Situation and Prospect 2017, 2017,
/>/publication/2017wesp_full_en.pdf



×