Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.01 KB, 2 trang )
Điều trị thử nghiệm thành công bệnh tiểu đường
To | Trung | Nhỏ
[ 2007/05/29 14:31 | by admin ]
Các nhà khoa học Pháp và Đức đã điều trị thành công bệnh tiểu đường loại 1 ở
chuột bằng một loại vắc-xin được sản xuất từ thành phần sinh học trong chính cơ
thể của chúng. Thành công này mở ra cơ hội sử dụng liệu pháp miễn dịch để điều
trị các bệnh tự miễn ở con người.
Vắc xin này bao gồm những cấu trúc kháng nguyên của tuyến tụy của chuột đã được biến
đổi. Đó cũng chính là những cấu trúc mà hệ miễn dịch của chuột đã tấn công một cách
sai lầm trong trường hợp chuột bị bệnh tiểu đường loại 1, một căn bệnh phát sinh từ sự
rối loạn tự miễn (autoimmune disorder) – tức bệnh tự miễn.
Bệnh tự miễn xảy ra khi hệ miễn dịch không còn khả năng phân biệt cấu trúc nào “của
ta” (tức thuộc về cơ thể) và cấu trúc nào “không phải của ta” (tức những tác nhân từ bên
ngoài xâm nhập vào cơ thể) như trong bệnh tiểu đường loại 1.
Khi xảy ra sự rối loạn miễn dịch nghiêm trọng này, hệ miễn dịch, thay vì bảo vệ, lại để
cho các kháng thể tấn công chính các thành phần của cơ thể. Cụ thể là những tế bào
lympho T của hệ miễn dịch sẽ phá hủy những tế bào tụy tạng, cơ quan sản xuất ra insulin,
một chất nội tiết thiết yếu để kiểm soát lượng đường trong cơ thể.
Kết quả nghiên cứu cho thấy kháng nguyên đã được biến đổi của chuột có tác dụng giúp
chúng chống lại bệnh tự miễn. Khi chuột được tiêm vắc-xin này, hệ miễn dịch của chúng
sẽ không tấn công chính cơ thể của chúng nữa, giúp khôi phục chức năng bình thường
của hệ miễn dịch.
Dù chưa biết rõ về nguyên nhân và cách thức hoạt động của cơ chế tác động này, nhóm
nghiên cứu đã chứng minh được rằng tác dụng bảo vệ của vắc-xin nói trên xuất phát từ
việc kích hoạt thành công những tế bào áp chế (suppressor cells) của hệ miễn dịch.
Những tế bào áp chế này chỉ ngăn cản hoạt động của những tế bào T nào đang tấn công
những bộ phận của cơ thể, chứ không hề ảnh hưởng đến những tế bào T đang chống lại
những tác nhân bên ngoài xâm nhập vào cơ thể, như vi rút hay vi khuẩn. Nhờ đó, hệ miễn
dịch khôi phục được khả năng nhận biết các cấu trúc sinh học của cơ thể và dung nạp
những cấu trúc đó chứ không tấn công.
Tiến sĩ Rötzschke giải thích: “Đó là lý do vì sao những tế bào áp chế đã trở thành một