Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

SINH THÁI MÔI TRƯỜNG DỆT MAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (397.75 KB, 53 trang )

Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Công nghệ May & TKTT

LỜI NÓI ĐẦU
Hòa nhập vào xu thế chung của thế giới, Việt Nam đã tiến hành công
cuộc đổi mới với phương châm đa phương hoá, đa dạng hoá trong quan hệ
kinh tế, từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới. Sau hơn 10 năm đổi mới,
nền công nghiệp của Việt Nam đã phát triển với tốc độ mạnh mẽ. Trong sự
phát triển mạnh mẽ đó, từ một nước nông nghiệp đi lên Công nghiệp hóa –
Hiện đại hóa, ngành công nghiệp sản xuất hàng may mặc là một trong những
ngành công nghiệp phát triển nhanhnhaats với nhiều sản phẩm phong phú và
đa dạng.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng về sản lượng sản xuất và chất lượng
sản phẩm, ngành sản xuất may mặc cũng nhanh chóng gây tác động và ảnh
hưởng xấu đến môi trường, đặc biệt là gây ô nhiễm môi trường không khí và
chất thải rắn.
Một giải pháp giải quyết các vấn đề ô nhiễm moi trường hiệu quả và phù
hợp hiện nay đó là Sản xuất sạch hơn. Sản xuất sạch hơn được biết đến như
một tiếp cận giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn thông qua việc sử dụng nguyên
nhiên vật liệu và năng lượng có hiệu quả hơn. Việc áp dụng sản xuất sạch hơn
đã chứng minh trên thực không chỉ giúp các doanh nghiệp cắt giảm chi phí
sản xuất, mà còn đóng góp vào việc cải thiện hiện trạng môi trường, qua đó
giảm bớt chi phí xử lý môi trường. Sản xuất sạch hơn là giải pháp nhằm cải
thiện môi trường, mang lại hiệu quả kinh tế cho các doanh nghiệp, nâng cao
năng lực cạnh tranh của sản phẩm.
Việc thực hiện chiến lược Sản xuất sạch hơn sẽ giúp cho các doanh
nghiệp có nững thông tin đáng tin cậy để quyết định đầu tư hiệu quả, đồng
thời là cơ sở để các doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản lí chất lượng, điều
kiện làm việc và môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001.


SVTT: Lê Thị Ngọc Mai

1


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Công nghệ May & TKTT

Hơn nữa, trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO, thì các sản phẩm
của Việt Nam buộc phải đáp ứng được các yêu cầu ngày càng khắt khe hơn
của thị trường thế giới. Vì thế, việc triển khai hoạt động Sản xuất sach hơn là
đòi hỏi tất yếu với nước ta hiện nay, đặc biệt là trong ngành công nghiệp sản
xuất hàng may mặc. Chính vì vậy, đề tài “Nghiên cứu áp dụng Sản xuất cho
công ty may” được thực hiện với mục đích giải quyết vấn đề ô nhiễm môi
trường của công ty theo hướng chủ động ngăn ngừa chất thải tại nguồn, góp
phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.
Hà Nội, ngày 5 tháng 12 năm 2017
Sinh viên thực hiện
Mai
Lê Thị Ngọc Mai

SVTT: Lê Thị Ngọc Mai

2


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Công nghệ May & TKTT


ĐỀ TÀI: ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
MAY BẮC GIANG
I. Tổng quan về Sản xuất sạch hơn
1. Giới thiệu về Sản xuất sạch hơn
Kể từ khi khái niệm “Sản xuất sạch hơn” (UNEP) lần đầu tiên được giới
thiệu vào nước ta năm 1995, đến nay khái niệm này đã được nhiều người biết
đến hơn. Việc hiểu và nắm rõ phương pháp luận này là yếu tố then chốt đảm
bảo cho công tác triển khai thực hiện Sản xuất sạch hơn tại địa phương hay tại
doanh nghiệp. Yêu cầu quảng bá rộng rãi khái niệm hay phương pháp luận
này cũng là một trong những mục tiêu quan trọng trong Chiến lược Sản xuất
sạch hơn trong Công nghiệp đến năm 2020.
2. Khái niệm Sản xuất sạch hơn
* UNEP định nghĩa Sản xuất sạch hơn là:
Việc áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường
vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất sinh
thái và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường.


Đối với quá trình sản xuất: sản xuất sạch hơn bao gồm bảo toàn nguyên
liệu và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại và giảm lượng và tính
độc hại của tất cả các chất thải ngay tại nguồn thải.



Đối với sản phẩm: sản xuất sạch hơn bao gồm việc giảm các ảnh hưởng
tiêu cực trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm, từ khâu thiết kế đến thải bỏ.




Đối với dịch vụ:sản xuất sạch hơn đưa các yếu tố về môi trường vào
trong thiết kế và phát triển các dịch vụ.
Mục tiêu của sản xuất sạch hơn là tránh ô nhiễm bằng cách sử dụng tài

nguyên, nguyên vật liệu và năng lượng một cách có hiệu quả nhất. Điều này
có nghĩa là thay vì bị thải bỏ sẽ có thêm một tỷ lệ nguyên vật liệu nữa được
chuyển vào thành phẩm. Để đạt được điều này cần phải phân tích một cách

SVTT: Lê Thị Ngọc Mai

3


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Công nghệ May & TKTT

chi tiết và hệ thống trình tự vận hành cũng như thiết bị sản xuất hay yêu cầu
một Đánh giá về sản xuất sạch hơn.
Các khái niệm tương tự với sản xuất sạch hơn là:


Giảm thiểu chất thải;



Phòng ngừa ô nhiễm;




Năng suất xanh.

Về cơ bản, các khái niệm này đều giống với sản xuất sạch hơn; đều cùng có ý
tưởng cơ sở là làm cho các doanh nghiệp hiệu quả hơn và ít ô nhiễm hơn.
3. Sản xuất sạch hơn và kiểm soát ô nhiễm
Sản xuất sạch hơn không giống như xử lý cuối đường ống, ví dụ như xử
lý khí thải, nước thải hay bã thải rắn. Các hệ thống xử lý cuối đường ống làm
giảm tải lượng ô nhiễm nhưng không tái sử dụng được phần nguyên vật liệu
đã mất đi. Do đó, xử lý cuối đường ống luôn luôn làm tăng chi phí sản xuất.
Trong khi đó, sản xuất sạch hơn mang lại các lợi ích kinh tế song song với
giảm tải lượng ô nhiễm. Sản xuất sạch hơn đồng nghĩa với giảm thiểu chất
thải và phòng ngừa ô nhiễm. Sản xuất sạch hơn cũng là một bước hữu ích cho
hệ thống quản lý môi trường như ISO14000.
4. Các giải pháp về sản xuất sạch hơn
Các giải pháp sản xuất sạch hơn không chỉ đơn thuần là thay đổi thiết bị,
mà còn là các thay đổi trong vận hành và quản lý của một doanh nghiệp. Các
giải pháp sản xuất sạch hơn có thể được chia thành các nhóm sau:


Giảm chất thải tại nguồn;



Tuần hoàn



Cải tiến sản phẩm.

SVTT: Lê Thị Ngọc Mai


4


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Giảm chất thải tại nguồn

Quản lý nội vi

Kiểm soát quá trình tốt hơn

Khoa Công nghệ May & TKTT

Tuần hoàn

Cải tiến sản phẩm

Tận thu, tái sử dụng tại chỗ

Tạo ra sản phẩm phụ

Thay đổi sản phẩm

Thay đổi bao bì

Thay đổi nguyên liệu

Cải tiến thiết bị


Công nghệ sản xuất mới

4.1.Giảm chất thải tại nguồn
Về cơ bản, ý tưởng của sản xuất sạch hơn là tìm hiểu tận gốc của ô
nhiễm.
4.1.1.Quản lý nội vi
Là một loại giải pháp đơn giản nhất của sản xuất sạch hơn. Quản lý nội
vi không đòi hỏi chi phí đầu tư và có thể dược thực hiện ngay sau khi xác
định được các giải pháp. Các ví dụ của quản lý nội vi có thể là khắc phục các
điểm rò rỉ, đóng van nước hay tắt thiết bị khi không sử dụng dể tránh tổn thất.
Mặc dù quản lý nội vi là đơn giản nhưng vẫn cần có sự quan tâm của ban lãnh
đạo cũng như việc đào tạo nhân viên.
4.1.2.Kiểm soát quá trình
Tốt hơn để đảm bảo các điều kiện sản xuất được tối ưu hoá về mặt tiêu
thụ nguyên liệu, sản xuất và phát sinh chất thải. Các thông số của quá trình
SVTT: Lê Thị Ngọc Mai

5


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Công nghệ May & TKTT

sản xuất như nhiệt độ, thời gian, áp suất, pH, tốc độ... cần được giám sát và
duy trì càng gần với điều kiện tối ưu càng tốt. Cũng như với quản lý nội vi,
việc kiểm soát quá trình tốt hơn đòi hỏi các quan tâm của ban lãnh đạo cũng
như việc giám sát ngày một hoàn chỉnh hơn.
4.1.3.Thay đổi nguyên liệu
Là việc thay thế các nguyên liệu đang sử dụng bằng các nguyên liệu

khác thân thiện với môi trường hơn. Thay đổi nguyên liệu còn có thể là việc
mua nguyên liệu có chất lượng tốt hơn để đạt được hiệu suất sử dụng cao hơn.
Thông thường lượng nguyên liệu sử dụng, chất lượng của nguyên liệu và sản
phẩm có mối quan hệ trực tiếp với nhau.
4.1.4.Cải tiến thiết bị
Là việc thay đổi thiết bị đã có để nguyên liệu tổn thất ít hơn. Việc cải
tiến thiết bị có thể là điều chỉnh tốc độ máy, là tối ưu kích thước kho chứa, là
việc bảo ôn bề mặt nóng/lạnh, hoặc thiết kế cải thiện các bộ phận cần thiết
trong thiết bị. Một ví dụ của mạ điện là lắp đặt cẩu vớt để thu hồi phần rơi vãi
từ các chi tiết được mạ.
4.1.5.Công nghệ sản xuất mới
Là việc lắp đặt các thiết bị hiện dại và có hiệu quả hơn, ví dụ như lắp đặt
nồi hơi hiệu suất cao hơn hay lắp đặt máy nhuộm Jet sử dụng dung tỷ thấp
hơn. Giải pháp này yêu cầu chi phí đầu tư cao hơn các giải pháp sản xuất sạch
khác, do đó cần phải được nghiên cứu cẩn thận. Mặc dù vậy, tiềm năng tiết
kiệm và cải thiện chất lượng có thể cao hơn so với các giải pháp khác.
4.2.Tuần hoàn
Có thể tuần hoàn các loại dòng thải không thể tránh được trong khu vực
sản xuất hoặc bán ra như một loại sản phẩm phụ.
4.2.1Tận thu và tái sử dụng tại chỗ
Là việc thu thập "chất thải" và sử dụng lại cho quá trình sản xuất. Một ví
dụ đơn giản của giải pháp này là sử dụng lại nước giặt từ một quá trình cho
quá trình giặt khác.
SVTT: Lê Thị Ngọc Mai

6


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội


Khoa Công nghệ May & TKTT

4.2.2Tạo ra các sản phẩm phụ
Là việc thu thập (và xử lý) "các dòng thải" dể có thể trở thành một sản
phẩm mới hoặc bán ra cho các cơ sở sản xuất khác. Lượng men bia dư thừa
có thể được sử dụng làm thức ăn cho lợn, cho cá hay làm các chất độn thực
phẩm.
4.3.Thay đổi sản phẩm
4.3.1.Cải thiện chất lượng sản phẩm
Để làm giảm ô nhiễm cũng là một ý tưởng cơ bản của sản xuất sạch hơn.
4.3.2.Đổi mới sản phẩm
Là việc xem xét lại sản phẩm và các yêu cầu đối với sản phẩm đó. Nếu
có thể thay một cái nắp dậy kim loại đã được sơn bằng một cái nắp dậy bằng
nhựa cho một số sản phẩm nhất định thì dã tránh được các vấn dề về môi
trường cũng như các chi phí để sơn hoàn thiện nắp dậy dó. Cải thiện thiết kế
sản phẩm có thể đem lại tiết kiệm về tiêu thụ nguyên liệu và lượng hoá chất
độc hại sử dụng.
4.3.3.Cải tiến bao gói
Có thể là quan trọng. Vấn đề cơ bản là giảm thiểu bao bì sử dụng, đồng
thời bảo vệ được sản phẩm. Một ví dụ trong nhóm giải pháp này là sử dụng
bìa cac-tông cũ thay cho các loại xốp để bảo vệ các vật dễ vỡ.
5. Lợi ích của Sản xuất sạch hơn
Sản xuất sạch hơn có ý nghĩa đối với tất cả các cơ sở công nghiệp, lớn
hay bé, tiêu thụ nguyên liệu, năng lượng, nước nhiều hay ít. Đến nay, hầu hết
các doanh nghiệp đều có tiềm năng giảm lượng nguyên nhiên liệu tiêu thụ từ
10-15%!
Tại sao vậy? Các doanh nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn là doanh
nghiệp đã giảm thiểu các tổn thất nguyên vật liệu và sản phẩm, do đó có thể
đạt sản lượng cao hơn, chất lượng ổn định, tổng thu nhập kinh tế cũng như
tính cạnh tranh cao hơn.

SVTT: Lê Thị Ngọc Mai

7


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Công nghệ May & TKTT

5.1.Giảm nguyên liệu và năng lượng sử dụng
Do giá thành ngày một tăng của các nguyên liệu sử dụng cũng như hiện
trạng ngày càng khan hiếm nước, không một doanh nghiệp nào có thể chấp
nhận việc thải bỏ các tài nguyên này dưới dạng chất thải. Nước và năng lượng
là đặc biệt quan trọng, đặc biệt với các doanh nghiệp sử dụng với khối lượng
lớn
Các lợi ích của sản xuất sạch hơn:








Cải thiện hiệu suất sản xuất;
Sử dụng nguyên liệu, nước, năng lượng có hiệu quả hơn;
Tái sử dụng phần bán thành phẩm có giá trị;
Giảm ô nhiễm;
Giảm chi phí xử lý và thải bỏ các chất thải rắn, nước thải, khí thải;
Tạo nên hình ảnh về mình tốt hơn;

Cải thiện sức khoẻ nghề nghiệp và và an toàn

5.2.Tiếp cận tài chính dễ dàng hơn
Các cơ quan tài chính ngày một nhận thức rõ sự nghiêm trọng của việc
huỷ hoại môi trường và hiện đang nghiên cứu các dự thảo dự án mở rộng hoặc
hiện đại hoá mà trong đó các khoản vay đều được nhìn nhận từ góc độ môi
trường. Các kế hoạch hành động về sản xuất sạch hơn sẽ đem lại hình ảnh
môi trường có lợi về doanh nghiệp của bạn tới các nhà cho vay, do đó sẽ tạo
điều kiện tiếp cận dễ dàng hơn với các nguồn hỗ trợ tài chính.
5.3.Các cơ hội thị trường mới và được cải thiện
Việc nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về các vấn đề môi trường
đã dẫn đến sự bùng nổ nhu cầu về sản phẩm xanh trên thị trường quốc tế.
Chính vì vậy, khi bạn đã có những nỗ lực nhận thức về sản xuất sạch hơn, bạn
sẽ có thể mở ra đựoc nhiều cơ hội thị trường mới và sản xuất ra các sản phẩm
có chất lượng cao hơn và có thể bán ra với giá cao hơn.
Các doanh nghiệp thực hiện sản xuất sạch hơn sẽ đáp ứng các tiêu chuẩn
môi trường, ví dụ như ISO14001, hoặc các yêu cầu của thị trường như nhãn
sinh thái.
SVTT: Lê Thị Ngọc Mai

8


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Công nghệ May & TKTT

Thực hiện đánh giá sản xuất sạch hơn sẽ giúp cho việc thực hiện hệ
thống quản lý môi trường như ISO 14001 dễ dàng hơn.
5.4.Tạo nên hình ảnh công ty tốt hơn

Sản xuất sạch hơn phản ánh và cải thiện hình ảnh chung về doanh nghiệp
của bạn. Không cần phải nhắc lại, một công ty với hình ảnh "xanh" sẽ được cả
xã hội và các cơ quan hữu quan chấp nhận dễ dàng hơn.
5.5.Môi trường làm việc tốt hơn
Việc nhận thức ra tầm quan trọng của một môi trường làm việc sạch và
an toàn đang ngày một gia tăng trong số các công nhân. Bằng cách đảm bảo
các điều kiện làm việc thích hợp thông qua thực hành sản xuất sạch hơn, bạn
có thể làm tăng ý thức của các cán bộ, đồng thời xây dựng ý thức kiểm soát
chất thải. Các hoạt động như vậy sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn đạt được
khả năng cạnh tranh.
5.6.Tuân thủ luật môi trường tốt hơn
Các tiêu chuẩn môi trường về phát thải các chất thải (lỏng, rắn, khí) đang
trở nên nagỳ một chặt chẽ hơn. Để đáp ứng được các tiêu này thường yêu cầu
việc lắp đặt các hệ thống kiểm soát ô nhiễm phức tạp và đắt tiền. Sản xuất
sạch hơn hỗ trợ cho việc xử lý các dòng thải, và do đó doanh nghiệp sẽ tuân
thủ các tiêu chuẩn thải một cách dễ dàng, đơn giản và rẻ tiền hơn. Sản xuất
sạch hơn dẫn dến việc giảm chất thải, giảm lượng phát thải và thậm chí giảm
cả độc tố theo qui luật vòng tròn.
6. Đánh giá Sản xuất sạch hơn
Đánh giá Sản xuất sạch hơn là các hoạt động được tiến hành nhằm xác
định các khả năng có thể mang lại hiệu quả cho cơ sở sản xuất; được thực
hiện bởi bản thân doanh nghiệp hoặc do cơ quan tư vấn hỗ trợ. Việc đánh giá
SXSH thường tập trung vào trả lời các câu hỏi:


Các chất thải và phát thải ở đâu sinh ra ?



Các chất thải và phát thải phát sinh do nguyên nhân nào?


SVTT: Lê Thị Ngọc Mai

9


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Công nghệ May & TKTT

Giảm thiểu và loại bỏ các chất thải và phát thải trong doanh nghiệp như



thế nào?
Đánh giá sản xuất sạch hơn là một tiếp cận có hệ thống để kiểm tra quá
trình sản xuất hiện tại và xác định các cơ hội cải thiện quá trình đó hoặc sản
phẩm.
Quá trình đánh giá SXSH được chia thành sáu bước là:
1. Khởi động;
2. Phân tích các công đoạn sản xuất;
3. Phát triển các cơ hội SXSH;
4. Lựa chọn các giải pháp SXSH;
5. Thực hiện các giải pháp SXSH;
6. Duy trì SXSH.
Sáu bước này phân ra thành 18 nhiệm vụ, cụ thể như sau:

SVTT: Lê Thị Ngọc Mai

10



Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

SVTT: Lê Thị Ngọc Mai

Khoa Công nghệ May & TKTT

11


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Công nghệ May & TKTT

Thực hiện SXSH là một hành trình chứ không phải là điểm đến, khi
những đánh giá SXSH này kết thúc, đánh giá khác tiếp theo được bắt đầu để
cải thiện hiện trạng tốt hơn nữa hoặc tiếp tục với cơ hội khác được lựa chọn.
Nói tóm lại SXSH không quy định giới hạn, vì vậy SXSH yêu cầu sự cải tiến
lên tục từ phía người áp dụng, đây cũng là yêu cầu của SXSH.
7.

Các trở ngại khi thực hiện Sản xuất sạch hơn

7.1.Những điều suy diễn về sản xuất sạch hơn
Có rất nhiều điều suy diễn về sản xuất sạch hơn. Tất cả những suy diễn
sau là sai:


Sản xuất sạch hơn chỉ thích hợp với các doanh nghiệp lớn;




Sản xuất sạch hơn đòi hỏi đầu tư lớn;



Sản xuất sạch hơn yêu cầu công nghệ hiện đại;



Sản xuất sạch hơn có tiềm năng hạn chế.

7.2.Các suy nghĩ cản trở sản xuất sạch hơn
Sản xuất sạch hơn sẽ cải thiện cho doanh nghiệp của bạn. Tuy nhiên sự
cải thiện này yêu cầu một số thay đổi và có rất nhiều suy nghĩ cản trở sự thay
đổi này:


Sợ bị xem là ngớ ngẩn;



Sợ làm ảnh hưởng đến phương thức truyền thống;



Sợ làm một mình;




Sợ bị chỉ trích;



Sợ bị lợi dụng;



Sợ mắc phải lỗi.

7.3.Các suy nghĩ sau đã được minh chứng là sẽ "dập tắt"mọi ý tưởng mới
Đừng bao giờ chấp nhận các câu trả lời sau:


Để nghĩ sau đã;



Chúng tôi đã thử rồi;



Bây giờ không phải lúc;



Anh/chị không hiểu được vấn đề của chúng tôi;

SVTT: Lê Thị Ngọc Mai


12


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Công nghệ May & TKTT



Hãy nói với ông X, đây không phải là việc của tôi;



Lý thuyết thì có vẻ hay đấy nhưng sẽ không thực hiện được trong thực
tế;



Mô hình sản xuất của chúng tôi quá lớn hoặc quá nhỏ;



Nó sẽ không làm được với sản xuất của chúng tôi;



Nó không phù hợp với kế hoạch của chúng tôi.

SVTT: Lê Thị Ngọc Mai


13


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Công nghệ May & TKTT

II. Giới tiệu chung về ngành dệt may Việt nam
1. Tổng quan ngành may mặc Việt Nam:
Từ xa xưa, phụ nữ Việt Nam đã quen thuộc với thêu thùa may vá, phát
triển hơn nữa là những cửa hàng may đo theo ý thích của khách hàng. Sau
một thời gian dài may đo chiếm ưu thế, cùng với sự phát triển của khoa học kĩ
thuật, ngành may sẵn ra đời.
Ở Việt Nam quá trình phát triển của may sẵn-một bộ phận trong ngành
dệt may bắt đầu phát triển từ năm 1954. Đến nay, ngành công nghiệp này đã
phát triển qua 4 giai đoạn:
• 1954 – 1975: Đây là giai đoạn đầu tiên, được coi như là tiền đề của ngành
may sẵn. Các sản phẩm may sẵn chủ yếu phục vụ cho công cuộc kháng
chiến cứu nước của dân tộc: quần áo, balô, cờ… đều gửi ra tiền tuyến, còn
nhu cầu trong dân chúng chưa nhiều, chủ yếu là tự may vá.
• 1976 – 1990: Thời kì xây dựng hoà bình và hợp tác toàn diện với các nước
xã hội chủ nghĩa. Ngành dệt may Việt Nam phát triển nhanh chóng về năng
lực sản xuất. Các doanh nghiệp may mặc Nhà nước được thành lập. Các
sản phẩm may sẵn phục vụ nhu cầu trong nước và cung cấp cho các nước
xã hội chủ nghĩa Đông Âu theo các chỉ tiêu đã định sẵn. Nhìn chung thời kì
này chỉ là 1 bước đệm để may sẵn xâm nhập sâu hẳn vào đời sống.
• 1991 – 1999: Thời kì Việt Nam bắt đầu mở cửa kinh tế, sản xuất kinh
doanh theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngành may sẵn
bắt đầu hội nhập nhanh chóng, các sản phẩm không chỉ phục vụ nhu cầu

trong nước mà đã bắt đầu xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Mỹ,
EU, Nhật, Canada. Trong giai đoạn này, doanh nghiệp dệt may Việt Nam
Vinatex được thành lập (4/1995). Doanh nghiệp may mặc lớn nhất lúc bấy
giờ, bao gồm 60 doanh nghiệp thành viên. Quyết định thành lập Vinatex
nằm trong chiến lược phát triển dệt may Việt Nam trong đó có may sẵn.
Các sản phẩm may sẵn bắt đầu khẳng định vị thế trên các thị trường lớn.

SVTT: Lê Thị Ngọc Mai

14


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Công nghệ May & TKTT

• 1999 đến nay: Quá trình hội nhập sâu rộng Việt Nam vào thị trường quốc
tế, chúng ta tham gia khu vực mậu dịch tự do các nước ASEAN, các diễn
đàn hợp tác kinh tế khu vực và thế giới. Đặc biệt 11/2006 Việt Nam gia
nhập WTO, thị trường thế giới hoàn toàn mở rộng với Việt Nam. Đồng thời
thị trường nước ta cũng họp tác mở để thu hút các doanh nghiệp nước ngoài
vào đầu tư. Ngành may sẵn đã có những phát triển đột phá. Nhiều doanh
nghiệp Việt Nam đã có uy tín trên thị trường quốc tế, được nhiều khách
hàng trong nước và ngoài nước biết đền như Việt Tiến, Nhà Bè, Phương
Đông, May Sài Gòn, May Thành Công, May An Phước…
Mỗi năm ngành may sẵn sản xuất gần 2 tỷ sản phẩm, 65% số này phục
vụ xuất khẩu, số còn lại là phục vụ thị trường nội địa. Vinatex vẫn là tập đoàn
đứng đầu về các sản phẩm may sẵn (40% tổng sản phẩm). Thị trường trong
nước không phải là thị trường mà các doanh nghiệp may mặc hướng tới
nhiều. Các sản phẩm may sẵn chủ yếu là áo sơ mi, quần âu, quần Jeans,

comple… với ba thị trường chủ yếu là Mỹ, EU và Nhật Bản.
Tuy may sẵn có nhiều cơ hội để tiếp tục khẳng định vị thế của mình trên
thị trường trong nước và quốc tế nhưng cũng có nhiều khó khăn đang nổi
cộm.
Đầu tiên phải kể đến nguồn nguyên liệu khi khoảng 70% nguyên liệu vải nhập
từ nước ngoài, nguồn vải trong nước đáp ứng không đủ và chất lượng không
cao.
Đối với thị trường trong nước, mối đe doạ của hàng Trung Quốc nhập
lậu, hàng Trung Quốc giá rẻ, hàng may sẵn từ các nước khác trong khu vực,
dòng sản phẩm cao cấp từ Châu Âu… là rất lớn.
Xuất khẩu cần phải qua nhiều khâu trung gian, 70% sản phẩm xuất khẩu
vào EU qua các nước trung gian phân phối như Hồng Kông, Đài Loan. Điều
này làm tăng chi phí cho hoạt động xuất khẩu, bên cạnh đó, vấn đề thương
hiệu cũng không được đảm bảo.
SVTT: Lê Thị Ngọc Mai

15


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Công nghệ May & TKTT

Một số thị trường lớn của ngành may sẵn chưa thực sự mở cửa đối với
hàng Việt Nam. Trong đó, có thể kể đến Quota, Mỹ thì có cơ chế giám sát gắt
gao, chế độ luật pháp phức tạp, luôn đe doạ đến sản phẩm xuất khẩu của may
sắn nước ta. Việc Mỹ kiện Việt Nam trong việc bán phá giá 1 số sản phẩm là
một minh hoạ cụ thể cho khó khăn này.
Tuy nhiên, năm 2007 vừa qua ngành may sẵn Việt Nam cũng đã đạt
được những thành quả nhất định, năm 2007 tăng 12,6% so với năm 2006.

Chỉ tiêu kế hoạch năm 2008 của ngành may sẵn:
• Quần áo may sẵn 1591 triệu sản phẩm tăng 16,6%.
• VN trong năm vừa qua đã đạt được vị trí thứ 10 trong 56 nước xuất khẩu
hàng dệt may, trong những năm tới chúng ta sẽ tiến tới một vị trí cao hơn
nữa.
2. Giới thiệu chung về Công ty cổ phần may Bắc Giang
2.1. Khái quát chung về công ty cổ phần may Bắc Giang
-

Tên gọi: Công ty cổ phần may Bắc Giang

-

Tên giao dịch: Bac Giang gament joint stock company – Bagco

-

Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần

-

Cơ quan chủ quản: Tổng giám đốc công ty Dệt may Việt Nam

-

Địa chỉ: Đường Giàp Hải, Phố Kế, thành phố Bắc Giang

-

Sdt: 0240 854 645


-

Số tài khoản: 345896004001

-

Tổng số lao động: Trên 700 công nhân

2.2. Quá trình hình thành và phát triến của công ty cổ phần may Bắc
Giang
Công ty cổ phần may Bắc Giang thuộc tổng công ty May Việt Nam.
Sản phẩm chủ yếu là áo sơ mi cao cấp, áo jacket, quần jéan, quần âu các loại.
Tổng số vốn kinh doanh tới chục tỷ đồng, năng lực sản xuất hàng năm trên 7
triệu sơ mi quy đổi.
SVTT: Lê Thị Ngọc Mai

16


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Công nghệ May & TKTT

Nhiệm vụ của công ty là sản xuất những sản phẩm may mặc phục vụ
nhu cầu của con người ở trong nước hoặc xuất khẩu ra nước ngoài. Thị trường
xuất khẩu gồm một số nước như : Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng
Kông...Hệ thống mạng lưới tiêu thụ gồm nhiều đại lý ở các tỉnh và thành phố
khắp trong nước.
Trụ sở của Công ty cổ phần may Bắc Giang được đặt tại Đường Giáp

Hải, Phố Kế, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. Đây là vị trí thuận lợi
cho việc cung cấp cũng như vận chuyển nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm
cũng như nắm bắt kịp thời về các thông tin kinh tế thị trường tạo đà cho sự
phát triển bền vững của công ty.
Năm 1988 công ty cổ phần may Bắc Giang ngày nay được hình thành
với một số vốn nhỏ cùng một dãy nhà cấp 4 đã xuống cấp, một khu đất chưa
xây dựng và gần 200 công nhân chưa có tay nghề, ít hiểu biết về nghành may.
Chính thức ngày 23/02/1990 Bộ Trưởng Bộ Công Nghiệp Nhẹ ra quyết
định số 102/CNN- TCLD về việc tổ chức phân xưởng may thành “ tư nghiệp
sản xuất và dịch vụ may dĩnh kế ”. Bởi phân xưởng may đang hoạt động trên
địa bàn xã Dĩnh Kế Tỉnh Bắc Giang. Tổng mức vốn kinh doanh dược giao là
1.265 triệu đồng, trong đó:
-

Vốn cố định là: 975 triệu đồng
Vốn lưu động là: 278 triệu đồng
Vốn khác là: 112 triệu đồng (12 triệu nằm trong vốn được giao, 100 triệu
vốn đóng góp của công ty )
Những lớp học may và đào tạo cán bộ quản lý cấp tốc được mở và từ

đó cho tới nay với sự năng động có thể nói vượt bậc của mình đã hình thành
nên công ty cổ phần may Bắc Giang đã có một cơ ngơi nhiều tỷ đồng với
nhiều phân xưởng, xí nghiệp cùng một đội ngũ công nhân viên lành nghề.
Trong vài năm gần đây có sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường may mặc, do
vậy muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp may phải có sự đầu tư
SVTT: Lê Thị Ngọc Mai

17



Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Công nghệ May & TKTT

lớn về trang thiết bị sản xuất hiện đại với việc nâng cao trình độ tay nghề cho
đội ngũ cán bộ cũng như công nhân lao động.
Với phương châm “ đầu tư lớn cho chiến lược con người ” để thực hiện
mục tiêu tăng tốc của ngành dệt may, năm 2002 công ty cổ phần may Bắc
Giang đã cử tiếp hai cán bộ trẻ học tập trung lớp đào tạo quản lý doanh
nghiệp, hai cán bộ đi học tại chức Anh văn, 8 cán bộ, công nhân học các
trường như: Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Đại học Bách Khoa, Đại học Luật…
Ngoài ra, còn có 4 cán bộ chủ chốt học lớp cao cấp lý luận, 3 cán bộ kỹ thuật
học năm thứ 3 Đại học Mỹ Thuật Thời Trang, cùng 26 cán bộ công nhân có
trình độ Đại học và trung cấp kỹ thuật giúp công ty cơ bản đáp ứng về nhu
cầu kỹ thuật trong cơ chế thị trường đầy khó khăn.
Nâng cao tay nghề thôi chưa đủ mà điều kiện quan trọng là yếu tố sức
khoẻ của người công nhân có được nâng cao. Thì lao động mới có năng suất
và chất lượng.
Công ty cổ phần may Bắc Giang là một trong những lá cờ đầu hàng
may mặc của thành phố. Có chỗ đứng quan trọng trong Ngành Dệt May Việt
Nam và đang có xu thế phát triển hơn nữa.
Dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Giám Đốc và ban cố vấn, kết quả sản
xuất kinh doanh của công ty đã tăng nhanh qua các năm.
2.3. Chức năng và nhiệm vụ của công ty cổ phần may Bắc Giang với hoạt
động sản xuất kinh doanh.
Ngành nghế kinh doanh của công ty cổ phần may Bắc Giang là chuyên
sản xuất các sản phẩm chủ yếu trong ngành may mặc như áo sơmi. áo jacket,
quần jeams……
Xây dựng các mục tiêu kế hoạch nhiệm vụ sản xuất kinh doanh do nhà
nứơc đề ra, sản xuất kinh doanh đúng nghành nghề đã được đăng ký, đảm bảo


SVTT: Lê Thị Ngọc Mai

18


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Công nghệ May & TKTT

hoạt động đúng mục đích thành lập doanh nghiệp như đã quy định ở phạm vi
kinh doanh.
Tuân thủ các chính sách, chế độ pháp luật của nhà nước về quản lý kinh
tế tài chính, quản lý quá trình thực hiện sản xuất và phải thực hiện nghiêm
chỉnh các hợp đồng công ty đã ký kết với các bạn hàng trong và ngoài nước.
Quản lý và sử dụng các nguồn vốn nhằm đảm bảo sản xuất kinh doanh
có lãi.
Nghiên cứu và thực hiện có hiệu quả các biện pháp nâng cao sản xuất
và chất lượng sản phẩm do công ty sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao sức
cạnh tranh và mở rộng thị trường trong và ngoài nước.
Chịu sự kiểm tra và thanh tra của các cơ quan nhà nước, các tổ chức có
thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Thực hiện các quy định của nhà nước về bảo vệ môi trường sinh thái,
điều kiện làm việc và an toàn cho công nhân, phòng cháy và các quy định có
liên quan đến công ty.
Thực hiện các quy định, luật pháp của nhà nước về chế độ bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh trật tự.
2.4. Công tác tổ chức quản lý của Công ty cổ phần may Bắc Giang.
Công ty cổ phần may Bắc Giang tổ chức quản lý theo kiểu “ tham mưu
trực tuyến ”. Có nghĩa là các phòng ban tham mưu cho giám đốc đốc theo

từng chức năng, nhiệm vụ của mình giúp cho giám đốc ra quyết định có lợi
cho công ty.
a. Bộ máy quản lý của Công ty cổ phần may Bắc Giang
Ban Giám Đốc gồm 4 người:
Tổng Giám Đốc:

SVTT: Lê Thị Ngọc Mai

19


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Công nghệ May & TKTT

Lãnh đạo và quản lý tất cả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
và các quan hệ đối ngoại, chỉ đạo và thông qua chương trình kế hoạch hàng
tháng, hàng quý và trực tiếp phụ trách các phòng ban, các xí nghiệp trực
thuộc.
Phó tổng Giám Đốc Kinh Doanh:
Chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc, giúp tổng giám đổc trong công
tác tìm kiếm và thiết lập quan hệ với các bạn hàng, chịu trách nhiệm về chỉ
đạo, điều hành mặt hàng sản xuất kinh doanh của công ty.
Phó tổng Giám Đốc xuất nhập khẩu:
Chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về các hoạt động liên quan đến
xuất nhập khẩu vật tư, hàng hoá trong công ty, tổ chức triển khai các nghiệp
vụ xuất nhập khẩu như tham gia ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu.
Phó tổng Giám Đốc sản xuất:
Chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc trong việc điều hành sản xuất,
giám sát kỹ thuật.

Phòng tài chính kế toán:
Có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc thanh toán, quyết định tổng hợp,
trả lương cho cán bộ công nhân viên, tính toán hiệu quả sản xuất kinh doanh
trong các kỳ báo cáo quản lý và theo dõi tài sản của công ty cũng như quản lý
mọi mặt hoạt động của công ty trong lĩnh vực tài chính kế toán.
Phòng ISO
Có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002.
Phòng thời trang và kinh doanh nội địa:
Có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc nghiên cứu nhu cầu về thị trường
thời trang, nghiên cứu mẫu chào hàng FOB, xây dựng định mức tiêu hao
SVTT: Lê Thị Ngọc Mai

20


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Công nghệ May & TKTT

nghuyên phụ liệu cho từng mẫu chào hàng, quản lý các cửa hàng đại lý và cửa
hàng giới thiệu sản phẩm công ty.
Văn phòng tổng hợp:
Tham mưu cho ban Tổng Giám Đốc soạn thảo các văn bản, hợp đồng
về quản lý hành chính, quản lý nhân sự, tiền lương, bảo hiểm. Tổ chức hội
thảo, hội nghị tiếp khách.
Phòng kỹ thuật:
Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám Đốc việc tiếp nhận tài liệu kỹ thuật,
may mẫu, xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức nguyên phụ liệu, định mức
thời gian, đơn giá sản phẩm và kiểm tra chất lượng sản phẩm.

Các xí nghiệp sản xuất :
Mỗi xí nghiệp có
Giám đốc các xí nghiệp (Quản Đốc), có nhiệm vụ giám sát, đôn đốc
việc thực hiện sản xuất ở chính xí nghiệp mình.
Trưởng ban điện. Phụ trách quản lý về điện tiêu dùng và sản xuất tại
công ty.
Trưởng ban cơ. Phụ trách quản lý máy móc sản xuất cho toàn công ty.

SVTT: Lê Thị Ngọc Mai

21


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Công nghệ May & TKTT

SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY

Ban Giám Đốc

Phó GĐ KD

Phó GĐ XNK

P.

P.

Kế


ISO

P.KD
nội
địa

toán

Phó GĐ S.xuất

P.

P.

P. Kỹ

XNK

Tổng

thuật

hợp

XN

XN

XN


XN

XN

XN

XN

XN

XN

XN

1

2

4

6

8

9

giặt

thêu


bao

KT



4
b. Đặc điểm tổ chức sản xuất.

Tổ chức sản xuất của các loại hàng trong công ty cổ phần may Bắc
Giang là sản xuất phức tạp kiểu liên tục, loại hình sản xuất hàng loạt lớn, chu
kỳ sản xuất ngắn. Công ty được bố trí như sau:
Sáu xí nghiệp may từ 1 đến 9 được đặt tại trung tâm thành phố Bắc
Giang ( Xí nghiệp may 1, may 2, may 4, may 6, may 8, may 9 ). 3 xí nghiệp
phụ trợ bao gồm: 1 phân xưởng thêu và một phân xưởng mài , một phân
xưởng bao bì carton. 1 phòng dịch vụ đời sống.
Từng xí nghiệp may phụ trách những sản phẩm khác nhau như: xí
nghiệp may 2, xí nghiệp may 8 chuyên sản xuất áo sơmi nam, xí nghiệp may
1, xí nghiệp may 4, xí nghiệp may 6 chuyên sản xuất áo jacket, quần âu. Các
SVTT: Lê Thị Ngọc Mai

22


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Công nghệ May & TKTT

xí nghiệp sản xuất được bố trí hợp lý. Trong mỗi xí nghiệp được phân ra

thành nhiều tổ sản xuất. Mỗi tổ tương ứng với một dây chuyền sản xuất. Do
vậy các máy may được xắp xếp một cách khoa học, phù hợp với công việc
chuyên môn hoá của từng bộ phận, tạo cho dây chuyền hoạt đông liên tục và
kịp thời.
Trong mỗi tổ sản xuất gồm có tổ trưởng , tổ phó và khoảng 100 công
nhân. Tổ trưởng có trách nhiệm quản lý sản xuất và thời gian quản lý, thời
gian làm việc của công nhân trong tổ mình.
Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.
Quy trình sản xuất sản phẩm của công ty là quy trình sản xuất phức tạp
kiểu liên tục, sản phẩm được trải qua nhiều giai đoạn sản xuất kế tiếp nhau.
Các mặt hàng công ty sản xuất có vố số kiểu cách, chủng loại khác nhau.
Nguyên vật liệu chính là vải được nhập về từ kho nguyên liệu. Vải được đưa
vào nhà cắt và cắt thành các bán thành phẩm, sau đó bán thành phẩm được
nhập kho vào nhà cắt và chuyển cho các tổ may ở bộ phận may trong xí
nghiệp, các tổ may tiến hành may và lắp ráp sản phẩm. Bước cuối cùng là
hoàn thành sản phẩm. Sản phẩm may xong được chuyển sang bộ phận là, sau
đó hàng được qua kiểm nghiệm, rồi được chuyển qua phân xưởng hoàn thành
để đóng gói và đóng kiện. Với những mặt hàng có yêu cầu giặt mài hoặc thêu
thì trước khi là và đóng gói phải trải qua giai đoạn mài hoặc thêu ở các phân
xưởng sản xuất kinh doanh phụ.

SVTT: Lê Thị Ngọc Mai

23


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Công nghệ May & TKTT


III. Nghiên cứu áp dụng Sản xuất sạch hơn tại Công ty cổ phần may Bắc
Giang
Chất thải chính là nguyên nhiên liệu đầu vào không được đặt đúng chỗ.
Việc thực hiện đánh giá Sản xuất sạch hơn tuân theo nguyên tắc cơ bản là mọi
nguyên nhiên liệu vào quy trình sản xuất, nếu không nằm lại trong sản phẩm
sẽ bị thải ra môi trường, dưới dạng này hoặc dạng khác. Việc triển khai đánh
giá Sản xuất sạch hơn một cách bài bản sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tìm được
đường đi cũng như dạng chuyển đổi của các loại nguyên liệu đó để tìm ra các
phương pháp giảm thiểu lượng sử dụng một cách hữu hiệu nhất, thậm chí có
thể tăng được năng suất và chất lượng của sản phẩm và tiết kiệm chi phí xử lý
môi trường. Việc áp dụng Sản xuất sạch hơn yêu cầu thời gian và nỗ lực của
các bộ phận trong toàn doanh nghiệp. Do đó sự cam kết và hỗ trợ mạnh mẽ
của Ban lãnh đạo doanh nghiệp sẽ là yếu tố quyết định cho thành công của
chương trình. Chúng tôi áp dụng Sản xuất sạch hơn lần lượt theo 6 bước bao
gồm 18 nhiệm vụ sau đây:
Bước 1: Khởi động
Bước 2: Phân tích các công đoạn
Bước 3: Đưa ra các cơ hội SXSH
Bước 4: Chọn các giải pháp SXSH
Bước 5: Thực hiện các giải pháp SXSH
Bước 6: Duy trì SXSH
 Bước 1: Khởi động
* Mục đích của bước này nhằm:
- Thành lập được nhóm đánh giá Sản xuất sạch hơn;
- Thu thập số liệu sản xuất làm cơ sở dữ liệu ban đầu;
- Nhận diện các giải pháp cải tiến đơn giản nhất, có hiệu quả và có thể thực
hiện ngay.
SVTT: Lê Thị Ngọc Mai

24



Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Công nghệ May & TKTT

 Nhiệm vụ 1: Thành lập nhóm đánh giá Sản xuất sạch hơn
Việc thành lập nhóm đánh giá Sản xuất sạch hơn là rất cần thiết khi triển
khai chương trình đánh giá Sản xuất sạch hơn. Các thành viên của nhóm nên
là cán bộ của doanh nghiệp, có thể có thêm hỗ trợ triển khai của chuyên gia
bên ngoài. Quy mô của nhóm sẽ phụ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp.
Với doanh nghiệp lớn, nhóm đánh giá Sản xuất sạch hơn nên bao gồm Đại
diện Ban Lãnh đạo và quản đốc/trưởng phòng của từng phòng ban và nhóm
triển khai phụ được thành lập tùy theo thời điểm. Với doanh nghiệp nhỏ hơn,
nhóm có thể chỉ gồm đại diện lãnh đạo và quản đốc phụ trách các công việc
sản xuất hàng ngày. Các thành viên trong nhóm phải được phép họp định kỳ,
trao đổi cởi mở, có tính sáng tạo, được phép xem xét, đánh giá lại quy trình
công nghệ và quản lý hiện tại cũng như đủ năng lực áp dụng triển khai các ý
tưởng sản xuất sạch hơn khả thi.
Phiếu công tác số 1. Các thông tin cơ bản
Tên và địa chỉ doanh nghiệp: Công ty cổ phần may Bắc Số ngày làm việc
Giang
trong năm: 300
Nhóm Sản xuất sạch hơn
Tên

Chức vụ - bộ phận

Vị trí trong nhóm


1

Nguyễn Hữu Phải

Giám đốc

Trưởng nhóm

2

Chu Xuân Dũng

Trưởng phòng kỹ thuật Thành viên

3

-

Quản đốc các phân
xưởng

Thành viên

4

-

Kế toán

Thành viên


5

-

Chuyên gia Sản xuất
sạch hơn

Thành viên

Thông tin sản xuất cơ bản của doanh nghiệp
Sản phẩm chính

Công suất thiết kế (sp/năm)

Áo sơ mi
Áo jacket
Quần jeans
SVTT: Lê Thị Ngọc Mai

25

Công suất thực (sp/năm)


×