Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

DE THI THU THPT QG 2018 LAN 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.13 KB, 3 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG THPT LÊ LỢI – TÂN KỲ

ĐỀ KHẢO SÁT THPT QUỐC GIA NĂM 2017 - 2018
Môn: HÓA HỌC - Lần 1
Thời gian làm bài: 50 phút;
(40 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 232

Họ, tên thí sinh:..................................................................... Số báo danh: .............................
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S =
32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn=65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137.
Câu 1: Phát biểu không đúng là:
A. Sắt có trong hemoglobin (huyết cầu tố) của máu.
B. Trong tự nhiên, các kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng hợp chất.
C. Phèn chua được dùng để làm trong nước.
D. Nước chứa nhiều HCO3- là nước cứng tạm thời.
Câu 2: Peptit X và peptit Y có tổng số liên kết peptit bằng 8. Thủy phân hoàn toàn X cũng như Y đều được Gly và Val. Đốt
cháy hoàn toàn hỗn hợp E chứa X và Y có tỉ lệ mol tương ứng 1:3 cần dùng 22,176 lit O 2 (đktc). Sản phẩm cháy gồm CO2,
H2O và N2. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH) 2 dư thấy khối lượng bình tăng 46,48 gam; khí thoát
ra khỏi bình có thể tích 2,464 lit (đktc). Thuỷ phân hoàn toàn hỗn hợp E thu được a mol Gly và b mol Val. Tỉ lệ a:b là
A. 1:2.
B. 2:3.
C. 1:1.
D. 2:1.
Câu 3: Cho rắn X gồm Al, Zn và Fe vào dung dịch CuCl 2. Sau khi phản ứng xong được hỗn hợp rắn Y và dung dịch Z. Thêm
dung dịch NaOH dư vào dung dịch Z thấy xuất hiện kết tủa T. Vậy rắn Y có thể gồm:
A. Zn, Cu.
B. Fe, Cu.
C. Al, Zn, Fe, Cu.
D. Zn, Fe, Cu.


2+
+
Câu 4: Dung dịch E chứa các ion: Ca , Na , HCO3 , Cl trong đó số mol của Cl gấp đôi số mol của ion Na +. Cho một nửa
dung dịch E phản ứng với dung dịch NaOH dư, thu được 4 gam kết tủa. Cho một nửa dung dịch E còn lại phản ứng với dung
dịch Ca(OH)2 dư, thu được 5 gam kết tủa. Mặt khác, nếu đun sôi đến cạn dung dịch E thì thu được m gam chất rắn khan. Giá
trị của m là
A. 11,84.
B. 7,52.
C. 7,09.
D. 8,79.
Câu 5: Nung nóng một ống chứa 36,1 gam hỗn hợp gồm MgO, CuO, ZnO và Fe 2O3 rồi dẫn hỗn hợp khí X gồm CO và H2 dư
đi qua đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 28,1 gam chất rắn. Tổng thể khí X (đktc) đã tham gia phản ứng là:
A. 8,4 lít.
B. 22,4 lít.
C. 5,6 lít.
D. 11,2 lít.
Câu 6: Cho Zn tới dư vào dung dịch gồm HCl ; 0,05 mol NaNO 3 và 0,10 mol KNO3. Sau khi kết thúc các phản ứng thu được
dung dịch X chứa m gam muối; 0,125 mol hỗn hợp khí Y gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu trong không
khí. Tỉ khối của Y so với H2 là 12,2. Giá trị gần nhất của m là:
A. 50.
B. 64.
C. 58.
D. 61.
Câu 7: Cặp chất nào sau đây được dùng để điều chế vinylaxetat bằng phản ứng trực tiếp:
A. CH3COOH và C2H5OH
B. CH3COOH và C2H2.
C. C2H3COOH và CH3OH
D. CH3COOH và C2H3OH
Câu 8: Metylamin không phản ứng với:
A. dung dịch HCl.

B. H2(xúc tác Ni, to).
C. O2(to).
D. dung dịch H2SO4.
Câu 9: Cho hỗn hợp 2 amino axit no chứa một chức –COOH và một chức –NH 2 tác dụng với 110 ml dung dịch HCl 2M, thu
được dung dịch X. Để tác dụng hết với các chất trong X cần dùng 140 ml dung dịch KOH 3M. Tổng số mol hai amino axit là
A. 0,2.
B. 0,4.
C. 0,3.
D. 0,1.
Câu 10: Phát biểu nào dưới đây không đúng:
A. Ăn mòn hóa học phát sinh dòng điện.
B. Bản chất của ăn mòn kim loại là quá trình oxi hóa - khử.
C. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử.
D. Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử.
Câu 11: Cho 0,01 mol một este tác dụng vừa đủ với 100 mL dung dịch NaOH 0,2M, đun nóng. Sản phẩm tạo thành gồm một
ancol và một muối có số mol bằng nhau và bằng số mol este. Mặt khác, xà phòng hoá hoàn toàn 1,29 gam este đó bằng
một lượng vừa đủ 60 mL dung dịch KOH 0,25M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 1,665 gam muối khan. Công thức
của este đó là
A. C4H8(COO)2C2H4.
B. CH2(COO)2C4H6.
C. C4H8COOC3H6.
D. C2H4(COO)2C4H8.
Câu 12: Cho từ từ 200 ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H 2SO4 0,5M vào 300 ml dung dịch Na 2CO3 1M thu được V lít khí
(ở đktc). Giá trị của V là:
A. 3,36.
B. 1,68.
C. 2,24.
D. 4,48.
Câu 13: Hỗn hợp X gồm metyl fomat, glucozơ và fructozơ. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 5,824 lít O 2 (đktc). Giá
trị của m là:

A. 3,9.
B. 11,7.
C. 15,6.
D. 7,8.

Trang 1/3 - Mã đề thi 232


Câu 14: Cho các phát biểu sau:
(1) Glucozo được gọi là đường nho do có nhiều trong quả nho chín.
(2) Chất béo là dieste của glixerol với axit béo.
(3) Phân tử amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
(4) Ở nhiệt độ thường, triolein ở trạng thái rắn.
(5) Trong mật ong chứa nhiều fructozo.
(6) Tinh bột là một trong những lương thực cơ bản của con người.
Số phát biểu sai là:
A. 1.
B. 4.
C. 3.
D. 2.
Câu 15: Cho biết có bao nhiêu dẫn xuất benzen có công thức phân tử C 8H10O tác dụng được với Na nhưng không tác dụng
được với NaOH:
A. 4.
B. 5.
C. 3.
D. 2.
Câu 16: Để loại bỏ khí CO2 có lẫn trong hỗn hợp CO ta dẫn hỗn hợp khí qua:
A. dung dịch NaCl.
B. dung dịch HCl.
C. dung dịch Ca(OH)2.

D. dung dịch H2O.
Câu 17: Hỗn hợp X chứa chất (C5H16O3N2) và chất (C4H12O4N2) tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng cho đến khi
phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi cô cạn thu được m gam hỗn hợp Y gồm 2 muối D và E ( M D < ME) và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp
Z gồm 2 amin no, đơn chức, đồng đẳng liên tiếp có tỉ khối so với H2 bằng 18,3. Khối lượng của muối E trong hỗn hợp Y là
A. 5,36 gam.
B. 3,18 gam.
C. 4,24 gam.
D. 8,04 gam.
Câu 18: Chất không thủy phân trong môi trường axit:
A. Xenlulozơ.
B. Saccarozơ.
C. Glucozơ.
D. Tinh bột.
Câu 19: Cho các phương trình hóa học sau (với hệ số tỉ lệ đã cho)
X (C4H6O4) + 2NaOH → Y + Z + T + H2O
T + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O → (NH4)2CO3 + 4Ag + 4NH4NO3
Z + HCl → CH2O2 + NaCl
Phát biểu nào sau đây đúng:
A. X có phản ứng tráng gương và làm mất màu nước brom.
B. X là hợp chất tạp chức, có 1 chức axit và 1 chức este trong phân tử.
C. Y có phân tử khối là 68.
D. T là axit fomic.
Câu 20: Cho hỗn hợp X gồm Fe2O3, ZnO, Cu tác dụng với dung dịch HCl (dư) thu được dung dịch Y và phần không tan Z.
Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH (loãng dư) thu được kết tủa gồm:
A. Fe(OH)3 và Zn(OH)2.
B. Fe(OH)2 va Cu(OH)2.
C. Fe(OH)2, Cu(OH)2 và Zn(OH)2.
D. Fe(OH)3.
Câu 21: Cho các chất : Al,AlCl3, Zn(OH)2, NH4HCO3, KHSO4, NaHS, Fe(NO3)2. Số chất vừa phản ứng với dung dịch NaOH
vừa phản ứng với dung dịch HCl là:

A. 4.
B. 3.
C. 6.
D. 5.
Câu 22: Có các phát biểu sau:
(1) Kim loại Cu khử được ion Fe2+ trong dung dịch.
(2) Thạch cao nung được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương, làm phấn viết bảng,...
(3) SO3 khi tác dụng với nước tạo thành 2 axit.
(4) Al(OH)3 vừa tác dụng được với dung dịch NaOH vừa tác dụng được với dung dịch HCl.
(5) CuSO4 khan được dùng để phát hiện dấu vết nước trong chất lỏng.
Số phát biểu đúng là:
A. 3.
B. 2.
C. 1.
D. 4.
Câu 23: Cho dãy các chất sau: CO 2, CO, SiO2, NaHCO3, NH4Cl. Số chất trong dãy tác dụng với dung dịch NaOH loãng ở
nhiệt độ thường là:
A. 2.
B. 5.
C. 3.
D. 4.
Câu 24: Polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là:
A. tơ nilon-6,6.
B. thủy tinh hữu cơ.
C. teflon.
D. poli(vinyl clorua).
Câu 25: Chất không tan trong nước:
A. Etylamin.
B. GLyxin.
C. Tristearin

D. Saccarozơ.
Câu 26: Số liên kết peptit trong phân tử Gly–Ala–Ala–Gly là:
A. 4.
B. 1.
C. 3.
D. 2.
Câu 27: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm các chất có công thức phân tử CH 2O, CH2O2, C2H2O2 đều có cấu tạo mạch hở
và có số mol bằng nhau thu được CO 2, H2O. Hấp thụ hết sản phẩm cháy bằng nước vôi trong dư, sau phản ứng thấy khối
lượng dung dịch giảm 17,0 gam so với khối lượng nước vôi trong ban đầu. Cho lượng hỗn hợp X như trên tác dụng với
lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được tối đa m gam Ag. Giá trị của m là:
A. 54,0.
B. 108,0.
C. 86,4.
D. 64,8.
Câu 28: Trong các loại phân bón hóa học sau, phân bón nào là phân bón kép:
A. Ca(H2PO4)2.
B. (NH4)2SO4.
C. KNO3.
D. KCl.

Trang 2/3 - Mã đề thi 232


Câu 29: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp rắn gồm Fe 3O4 (1,2x mol) và Cu (x mol) vào dung dịch HCl (vừa đủ), kết thúc phản ứng
chỉ thu được dung dịch X. Thêm dung dịch chứa 7,6 gam MgCl 2 vào X, được dung dịch Y. Điện phân dung dịch Y đến khi
nước bắt đầu điện phân ở anot thì ngừng điện phân, khi đó khối lượng dung dịch Y giảm 71,12 gam. Khối lượng muối khan
thu được khi cô cạn dung dịch Y là:
A. 68,24 gam.
B. 73,92 gam.
C. 60,64 gam.

D. 54,80 gam.
Câu 30: Cho m gam bột Fe vào 200ml dung dịch hỗn hợp A chứa H 2SO4 1M, Fe(NO3)3 0,5M và CuSO4 0,25M. Khuấy đều
cho đến khi phản ứng kết thúc thoát ra khí NO và 0,75m gam hỗn hợp chất rắn. Giá trị của m là
A. 33,6.
B. 56.
C. 43,2.
D. 32.
Câu 31: Số đồng phân cấu tạo thuộc loại amin bậc 1 có công thức phân tử C3H9N là:
A. 3.
B. 1.
C. 4.
D. 2.
2+


+
Câu 32: Một dung dịch X chứa 0,01 mol Ba , 0,01 mol NO3 , a mol OH , b mol Na . Để trung hòa lượng dung dịch X này
cần dùng 400 ml dung dịch HCl có pH = 1. Khối lượng chất rắn thu được sau khi cô cạn dung dịch X nói trên là:
A. 1,68 gam.
B. 3,36 gam.
C. 2,56 gam.
D. 3,42 gam.
Câu 33: Este nào sau đây khi tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng, thu được hỗn hợp sản phẩm gồm CH 3COONa và
CH3CHO ?
A. HCOOCH=CH2.
B. CH3COOCH=CH2.
C. CH3COOCH=CHCH3.
D. CH2=CHCOOCH3.
Câu 34: Sục từ từ đến dư CO2 vào một cốc đựng dung dịch Ca(OH)2. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị. Nếu sục
0,85 mol CO2 vào dung dịch thì lượng kết tủa thu được là:

nCaCO3

a
nCO2
0

0,3

1,0

A. 40 gam.
B. 45 gam.
C. 55 gam.
D. 35 gam.
Câu 35: Chất không có khả năng làm xanh quỳ tím là:
A. kali hiđroxit.
B. amoniac.
C. lysin.
D. anilin.
Câu 36: Kim loại nào sau đây không phản ứng với dung dịch CuSO4?
A. Al.
B. Fe.
C. Zn.
D. Ag.
Câu 37: Hòa tan hỗn hợp A gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4, Fe(OH)2, Fe(OH)3, FeCO3 trong dung dịch HCl dư thu được 1,344
lít (đktc) hỗn hợp khí có tỉ khối so với He bằng 5,75 và dung dịch chứa m gam muối. Mặt khác hòa tan hoàn toàn hỗn hợp
rắn A trong dung dịch HNO3 dư thu được dung dịch X chứa 48,4 gam muối và 2,24 lít khí gồm 2 khí, trong đó có một khí
hóa nâu trong không khí. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây:
A. 27
B. 28

C. 29
D. 30
Câu 38: Trộn bột kim loại X với bột sắt oxit (gọi là hỗn hợp tecmit) để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm dùng để hàn đường
ray tàu hỏa. Kim loại X là:
A. Al.
B. Ag.
C. Fe.
D. Cu.
Câu 39: Chất X (có M = 60 và chứa C, H, O) phản ứng được với Na, NaOH và NaHCO 3. Tên gọi của X là :
A. ancol propilic
B. axit fomic.
C. axit axetic.
D. metyl fomat.
Câu 40: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho kim loại Fe nguyên chất vào dung dịch CuSO4.
(2) Cho lá kim loại Al nguyên chất vào dung dịch HNO3 đặc, nguội.
(3) Đốt dây kim loại Mg nguyên chất trong khí Cl2.
(4) Cho lá hợp kim Fe – Cu vào dung dịch H2SO4 loãng.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng ăn mòn kim loại là
A. 1.
B. 4.
C. 2.
D. 3.
--------------------------------------------------------- HẾT ----------

Trang 3/3 - Mã đề thi 232




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×