Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Hình ảnh Hoa trong ca dao dân ca

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.8 KB, 22 trang )

I.

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Ca dao là khúc hát tâm tình của người dân quê Việt Nam được lưu truyền qua bao
năm tháng, bồi đắp tâm hồn ta từ những ngày thơ bé qua lời ru êm đềm của bà, của mẹ.
Ca dao tỏa rạng, ngát thơm như bông sen trong đầm, ngào ngạt và dung di ̣như bông lúa
ngoài đồng mà quen thuộc như lũy tre bao bọc thôn xóm, thanh mát như nước giếng ao
làng. Ca dao ăn sâu bén rễ vào dòng chảy văn học nước nhà tự bao đời, xuất hiện với sư
mệnh vô cùng to lớn: là tiếng nói của người Việt, truyền tải tâm tư, tình cảm của nhân
dân lao động. Tìm về với ca dao là tìm về với cội nguồn dân tộc, được tắm trong nguồn
mạch tươi mát của quê hương Việt. Trong việc đi về với nguồn cội ấy, chúng ta không thể
nào bỏ qua việc tìm hiểu nghệ thuật thơ ca dân gian. Thế giới nghê ̣ thuật đã góp phần
quan trọng vào thành công chung của ca dao. Thế giới nghệ thuật trong ca dao rất phong
phú, đa dạng nhờ nghệ thuật ẩn dụ và việc xây dựng hệ thống biểu tượng nghệ thuật.
Trong hệ thống biểu tượng nghệ thuật nổi bật nhóm hệ biểu tượng hoa.
Nghiên cưu về biểu tượng là lĩnh vực đã và đang nhận được sự quan tâm của các
nhà khoa học thuộc nhiều ngành nghiên cưu khác nhau. Trải qua thời gian, thế giới các
biểu tượng nói chung đã khẳng định một vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của
con người. Các biểu tượng góp phần làm nên những đường nét cơ bản nhất một nền văn
hóa. Đó là một thế giới có sưc hấp dẫn đặc biệt do nó quy tụ nhiều tính chất dường như
đối lập nhau: vừa hiển hiện, vừa tiềm ẩn; vừa bộc lộ, vừa che giấu; vừa rõ ràng, vừa
mông lung… Sự tác động, các mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng và thế giới con
người, những ý nghĩa hàm ẩn mà biểu tượng khơi gợi ra như một quy ước thẩm mỹ của
cộng đồng… là những vấn đề háp dẫn mà người ta vẫn mong muốn có thể lý giải được
nhờ vào những nỗ lực của tư duy logic.
Hệ thống biểu tượng nghệ thuật trong ca dao đang thu hút và nhận được khá nhiều
sự chú ý của các nhà nghiên cưu. Ngày càng có nhiều hơn những khám phá, phát hiện
mới, độc đáo từ thế giới biểu tượng. Các tín hiệu thẩm mỹ này đang dần dần được đánh


giá đúng với những giá trị vốn có của chúng.

1


Trong thế giới cảm nhận của con người, hình ảnh hoa mang nhiều giá trị biểu
trưng. Trong ca dao cổ truyền người Việt, hình ảnh hoa cũng mang đậm những hương vị,
sắc màu, giá trị mới. Quá trình dịch chuyển từ thế giới sự vật trở thành thế giới cảm nhận
của con người qua biểu trưng hoa trong ca dao là kết quả của cả một quá trình quan sát,
trải nghiệm, tích lũy… để có được những cơ sở nhất định. Hình ảnh “hoa” có giá trị biểu
trưng cao và rất phong phú: biểu trưng cho cái đẹp, cho phẩm chất, cho sưc sống, sự
trắng trong, tình yêu và hạnh phúc của người phụ nữ . Trong tiếng Việt, số lượng nghĩa
phái sinh của từ “hoa” khá lớn. Trong văn chương, hình ảnh "hoa" càng đem đến cho
người thưởng lãm những sắc màu mới, hương vị mới, tình cảm mới, cảm giác mới...
Việc nghiên cưu biểu tượng trong ca dao đã được nhiều nhà khoa học quan tâm và
dày công nghiên cưu. Các công trình của Vũ Ngọc Phan, Bùi Công Hùng, Hà Công Tài,
Nguyễn Xuân Kính, Nguyễn Phương Châm, Nguyễn Thị Ngân Hoa, Triều Nguyên, Phạm
Thu Yến, Trương Thi ̣Nhàn , Đặng Văn Lung,... đều khẳng định sự tồn tại phổ biến của
các biểu tượng, giá trị thẩm mĩ, chưc năng quan trọng của chúng trong ca dao. Một số
biểu tượng đã được đề cập khá chi tiết trong các bài viết, bài nghiên cưu chuyên sâu. Một
số bài viết trên tạp chí cũng đề cập tới một số biểu tượng.
2. Mục đích

Mục đích của bài viết này là khảo nghiệm một cách có hệ thống , đầy đủ và khách
quan về nhóm biểu tượng hoa – một trong những biểu tượng tiêu biểu nhất trong ca dao
người Việt, từ đó thấy được vẻ đẹp của những bông hoa trong ca dao. Khám phá vẻ đẹp
tâm hồn của con người Việt Nam , thấu hiểu những tâm tư, tình cảm của người nông dân
Việt Nam. Đồng thời, trau dồi thêm vốn hiểu biết của cá nhân nói riêng và của bạn đọc
nói chung, làm tư liệu bổ ích cho việc nghiên cưu sự giàu đẹp của ca dao Việt. Từ đó có
cái nhìn tổng quan về kho tàng trí tuệ của nhân dân thông qua việc đi sâu vào một lát cắt

của ca dao, thấy được sự gần gũi của hình ảnh hoa với đời sống văn hóa tinh thần của
người dân lao động.
Với việc lựa chọn và phân tích nhóm biểu tượng hoa trong ca dao, bài viết muốn
đóng góp một cách hiểu và cái nhìn về tài năng , trí tuệ, tâm hồn cao đẹp , tinh tế của con

2


người Việt Nam, đồng thời mong muốn góp phần bồi đắp tình yêu đối với văn học dân
gian nói chung , ca dao nói riêng trong lòng bạn đọc, nhất là những bạn đọc trẻ tuổi.
3. Phương pháp nghiên cứu

Phục vụ cho mục tiêu nghiên cưu và triển khai các nội dung bài viết, người viết sử
dụng những phương pháp nghiên cưu sau:
- Phương pháp thống kê, phân loại: tìm hiểu số lượng biểu tượng và phân loại các
dạng thưc biểu hiện của biểu tượng hoa.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: so sánh việc sử dụng các biểu tượng khác nhau
để hiểu sâu sắc hơn về nguồn gốc và đặc trưng của hệ biểu tượng này trong ca dao.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: để có cái nhìn rõ nét hơn về các dạng thưc
cũng như ý nghĩa biểu đạt của biểu tượng hoa trong ca dao.

3


II.

NỘI DUNG

1. Cơ sở lí thuyết


Biểu tượng là một yếu tố quan trọng trong thi pháp văn học dân gian nói chung và
ca dao nói riêng. Đó là một hình tượng nhưng được tạo nên bằng ngôn ngữ và có tính ẩn
dụ và khả năng biểu cảm cao.
1.1.

Biểu tượng

Biểu tượng (symbole: Tiếng Pháp; Symbol: Tiếng Anh). Nói như Georges thì biểu
tượng “tiết lộ mà che dấu, và che dấu mà tiết lộ” nên khó có thể đưa ra một khái niệm
thống nhất về biểu tượng.
Biểu tượng là “hình ảnh tượng trưng, là hình ảnh của nhận thưc, cao hơn cảm giác,
cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc khi tác dụng của sự vật vào giác quan
đã chấm dưt.” (Từ điền tiếng Việt – GS Hoàng Phê Chủ biên ),
Theo từ điển tâm lí học (Vũ Dũng – Nxb KHXH – 2000), biểu tượng là “hình ảnh
các vật thể, cảnh tượng và sự kiện xuất hiện trên cơ sở nhớ lại hay tưởng tượng. Khác với
tri giác, biểu tượng có thể mang tính khái quát. Nếu tri giác chỉ liên quan đến hiện tại, thì
biểu tượng liên quan đến quá khư và tương lai.”
Theo Nguyễn Thị Ngọc Điệp (Văn học dân gian những công trình nghiên cứu. Bùi
Mạnh Nhị chủ biên – Nxb Giáo Dục – 2003), biểu tượng là “một sự vật mang tính chất
thông điệp được dùng để chỉ ra một cái ở ben ngoài nó, theo một quan hệ ước lệ giữa sự
vật trong thông điệp và sự vật ở bên ngoài”. Biểu tượng là “cái nhìn thấy được mang một
kí hiệu dẫn ta đến cái không nhìn thấy được”.
Như vậy, biểu tượng là cái trung gian, cầu nối giữa cái có thể tri giác và cái không
thể tri giác, là cách biểu hiện những thư trừu tượng bằng cái cụ thể. Từ xa xưa, biểu
tượng được dùng để chỉ một vật được cắt làm đôi nên mọi biểu tượng đều chưa đựng dấu
hiệu bị đập vỡ. Về sau, biểu tượng được hiểu như là những hình ảnh tượng trưng, được cả
một cộng đồng (hoặc rộng hơn) cùng chấp nhận và sử dụng phổ biến trong thời gian lâu
dài.

4



Biểu tượng nghệ thuật bao gồm mọi dạng thưc hình ảnh và có thể được tạo nên từ
những loại hình nghệ thuật khác nhau, cũng có nghĩa được hình thành bởi các chất liệu
khác nhau. Trong văn học, chất liệu đó là ngôn ngữ.
1.2.

Biểu tượng trong ca dao

Nếu xét về mặt kí hiệu học, biểu tượng ca dao chính là những kí hiệu thì nhìn từ
khía cạnh tu từ học, biểu tượng ca dao là những hình ảnh ẩn dụ. tượng trưng. Từ ngữ
trong ca dao có thể được dùng để biểu thị một đối tượng, ý nghĩa khác ngoài nội dung
ngữ nghĩa thông thường của nó. Trong ca dao, biểu tượng chủ yếu được tạo nên bởi các
biện pháp tu từ và những hình ảnh này xuất hiện nhiều lần đến mưc khi không ở trong
văn cảnh cụ thể vẫn khiến người ta cảm nhận ý nghĩa biểu trưng của nó.
Biểu tượng cũng được coi như một loại công thưc truyền thống trong ca dao. Theo
A. Đauy: “Về thực chất, cần phải đưa vào các khái niệm công thưc tất cả những gì
thường được lặp lại, công thưc bao hàm khái niệm về tính tiêu biểu, điển hình đối với thể
loại”. Theo Bùi Mạnh Nhị. “công thưc folklore có thể là một từ, một nhóm từ, một dòng
thơ hoặc nhóm dòng thơ. Có công thưc không gian, thời gian. Có công thưc mẫu đề, biểu
tượng”.
Như vậy, biểu tượng nghệ thuật trong ca dao là những kí hiệu ngôn ngữ được lặp
đi lặp lại nhiều lần, có khả năng biểu hiện những ý nghĩa sâu xa. Biểu tượng ca dao là
những hình ảnh đã được dân gian chọn lọc trong sử dụng và được thử thách qua nhiều
năm tháng, thể hiện đậm nét những đặc trưng truyền thống của folklore. Con cò, con
bống, hạt mưa, ngọn đèn không tắt, tấm gương mờ… là những biểu tượng quen thuộc
trong ca dao. Qua thực tế khảo sát, có thể tập hợp biểu tượng thành những nhóm khác
nhau, mỗi nhóm bao gồm các biểu tượng có liên hệ gần gũi với nhau (do được tạo thành
từ cùng một loại sự vật, hiện tượng). Các biểu tượng cùng nhóm được phân biệt bằng
những khía cạnh, sắc thái, quan hệ khác nhau ở cái biểu đạt, dẫn đến sự khác nhau trong

cái được biểu đạt, hoặc được phân biệt bởi những kết cấu sóng hợp không giống nhau từ
một sự vật, hiện tượng trung tâm.
2. Ý nghĩa hình ảnh

5


Theo kết quả thống kê số lượng và tần số xuất hiện các loại hoa trong cuốn " Tổng
tập VHDG người Việt" (Tập ca dao gồm tập 15 và tập 16 quyển thượng, quyển hạ do
Nguyễn Xuân Kính chủ biên), Nxb. KHXH, H, 2002. Trong 11.001 lời ở 9 chủ đề lớn[7:
112], của Lê Thị Nguyệt (ĐH Sư phạm – ĐH Thái Nguyên) trong bài viết “Biểu tượng
hoa với vẻ đẹp người phụ nữ trong ca dao cổ truyền của người Việt” đăng trên Tạp chí
Khoa học & Công nghệ - Số 2(46) Tập 2/ Năm 2008 có tới 763/ 11.001 câu sử dụng danh
từ "hoa", "bông" và các loại hoa cụ thể (bằng 6,94%). Tần số trên chiếm một vị trí nhất
định trong tâm thưc, tư duy liên tưởng của người Việt. Hình ảnh "hoa" đi vào ca dao đã
trở thành một biểu tượng vô cùng phong phú, thể hiện một lối tư duy liên tưởng độc đáo,
giàu sưc sáng tạo của nhân dân. Như vậy, rõ ràng hoa là một hình ảnh được dùng ở mưc
độ phổ biến trong ca dao.
Khảo sát cuốn Kho tàng ca dao người Việt, Nguyễn Xuân Kính chủ biên, Nxb Văn
hóa Thông tin, Hà Nội, 1995 cho thấy hơn 50 lời ca nói về hoa hoặc lấy hoa làm hình ảnh
so sánh, đặc biệt lời tr.174 có 64 dòng đề cập đến 57 loài hoa. Hầu như tất cả các loài hoa
điển hình đều được đề cập, từ hoa đồng nội đến hoa rừng núi, từ hoa dại đến hoa trồng, từ
hoa cảnh đến hoa trái, từ hoa thật đến hoa tạo dáng như hoa đèn...
Theo TS. Nguyễn Thị Ngọc Điệp, nhóm biểu tượng hoa đã được hình thành với
nhiều biểu tượng: hoa, hoa đào, hoa hồng, hoa sen, hoa mai, hoa lý, hoa phù dung, hoa
búp, hoa nở, hoa thơm, hoa đang thì, hoa tàn, hoa thơm mất nhị, hoa rơi, hoa – người hái
hoa, hoa sen – hồ, hoa sen – bèo, hoa – bướm,… Tuy được xếp cùng một nhóm nhưng
các biểu tượng này mang những ý nghĩa không hoàn hoàn giống nhau.
- Hoa nhài: người con gái với cái đẹp, cái duyên kín đáo, thầm lặng.
- Hoa sen: người con gái đẹp đẽ, cao quý.

- Hoa phù dung: người con gái có sắc đẹp nhưng chóng phai tàn.
- Hoa búp: người con gái chưa có chồng.
- Hoa nở: người con gái đã có chồng.
- Hoa tàn: người con gái tàn tạ.
- Hoa thơm mất nhị: người con gái không còn thanh tân.

6


Trên cơ sở một nét nghĩa chung phổ biến là biểu thị cho người con gái, mỗi biểu
tượng lại thể hiện những nét nghĩa, những sắc thái ý nghĩa khác biệt nhau, không trùng
lắp, phục vụ đắc lực cho nhu cầu giãi bày tâm tư, tình cảm của dân gian ở nhiều khía
cạnh trong đời sống hàng ngày. Xuất phát từ những quan sát của dân gian về thế giới hoa
cỏ trong thiên nhiên, các biểu tượng trên đã được hình thành. Mỗi loài hoa với những tính
chất, đặc điểm không giống nhau, hay cùng một loài hoa nhưng ở các trạng thái khác
nhau … đã gợi cho dân gian những liên tưởng phong phú, đa đạng về đời sống con
người.
Về phẩm chất của hoa, tác giả dân gian chú ý đến màu sắc, hương thơm. Phần lớn,
các bài ca bắt đầu bằng cụm từ hoa thơm đều hàm ẩn phẩm chất, ngụ ý với người khôn:
Hoa thơm ai chẳng nâng niu
Người khôn ai chẳng kính yêu mọi bề
Hoa thơm ai nỡ bỏ rơi
Người khôn ai nỡ nặng lời với ai


Hoa biểu trưng cho tình yêu đôi lứa
Tình yêu là một đề tài đẹp, hấp dẫn đối với mọi thế hệ. Tình yêu làm cho cuộc đời

đẹp hơn, cuộc sống ý nghĩa hơn đối với mỗi người. Hoa chính là tình yêu lưa đôi mà con
người tìm kiếm:

Vì hoa nên phải tìm hoa
Vì tình nên phải vào ra với tình
Hoa đổi màu tượng trưng cho sự thay đổi ngang trái trong tình yêu:
Hoa cúc vàng nở ra hoa cúc trắng
Em có chồng rồi trả yếm cho anh
Hoa cúc vàng nở ra hoa cúc xanh
Yếm em em mặc, yếm gì anh anh đòi
Hoa là những tác nhân liên quan đến tình yêu để người ta phải quan tâm, chăm
chút:
7


Yêu cây mới nhớ đến hoa
Yêu dì thằng đỏ mua quà nó ăn
Hoa còn được hóa thân là người đang yêu:
Vì chàng hờ hững hoa tàn héo khô
Vì ai cho bướm nguôi hoa
Cho tằm nguôi kén cho ta nguôi mình
Khi tình yêu gắn với ẩn dụ hoa nở chính là thời điểm đẹp nhất, viên mãn nhất mà
những đôi lưa yêu nhau mong đợi:
Ước gì nụ nở nên hoa
Để ta đi lại một nhà vui chung
Biểu trưng “nụ nở nên hoa” chính là tình yêu đi đến hôn nhân, nên vợ nên chồng.


Hoa biểu trưng cho vẻ đẹp và tuổi xuân của người con gái
Nếu làm một phép so sánh để tìm sự tương đồng giữa đời cây và đời người phụ

nữ, có lẽ dễ dàng tìm thấy điểm chung giữa giai đoạn cây nở hoa và thời con gái, thời
gian đẹp nhất, sung mãn nhất song cũng ngắn ngủi nhất. Trong kho tàng ca dao người

Việt, không ít câu ca dao xuất hiện sự so sánh này:
- Mẹ ơi cấm đoán con chi
Con như hoa nở một thì mà thôi

- Đàn bà như cánh hoa tươi?
Nở ra chỉ được một thời mà thôi

8


Tuy nhiên, “một thời” ấy lại là khoảng thời gian đẹp nhất, hấp dẫn nhất khiến trái tim bao
chàng trai phải xao xuyến:
Hoa thơm hoa ở trên cành
Đôi mắt em lúng liếng, dạ anh say lừ đừ
Trong ca dao, mô hình so sánh “Em như …. “Thân em/ thiếp như…” khá phổ
biến. Sau lời “em” tự ví von ấy thường là những nghịch cảnh để người con gái phải than
thở:
- Thân thiếp như cánh hoa tàn,
Đang tươi đang tốt thiếp trao cho chàng.
Bây giờ nhụy rữa, hoa tàn,
Vườn xuân nó kém, sao chàng lại chê?

- Thân em như cánh hoa trôi
Sóng dập gió dồi biết tấp vào đâu?

- Em như cây quế giữa rừng
Thơm tho ai biết, ngát lừng ai hay

- Em như hoa thơm mà mọc góc rừng
Thơm cay ai biết, ngát lừng ai hay


9


Như vậy, nét biểu trưng của hoa chính là cái đẹp phải được biết đến, ghi nhận, dâng hiến
thì cái đẹp mới thực sự có ý nghĩa đối với cuộc đời.


Hoa biểu trưng cho phẩm hạnh của con người
Khi ngợi ca bàn tay khéo léo, đảm đang của người con gái, hoa được ví với chất

lượng sản phẩm mà họ tạo ra:
Bát cơm em nấu như hoa
Bát canh em nấu như là mật ong
Hoa còn biểu trưng cho vẻ đẹp hình thưc và phẩm hạnh, biết đạo nghĩa ở đời và chính
những người như thế mới được coi trọng:
- Vợ anh như trúc như thông
Như hoa mới nở như rồng mới thêu

- Hoa thơm ai chẳng muốn đeo,
Người khôn ai chẳng nâng niu bên mình

- Hoa thơm ai chẳng nâng niu,
Người khôn ai chẳng kính yêu một bề
Biểu tượng cho sự thuỷ chung, lòng tự hào, tính kiên trinh; cho nhân cách sáng ngời của
người phụ nữ dù trong hoàn cảnh nào cũng không thay đổi:
Hoa sen mọc bãi cát lầm,
Tuy rằng lấm láp cũng mầm hoa sen

10



Hay :
Hoa thơm càng héo càng thơm
Em giòn, rách áo đói cơm càng giòn
Như vậy, dù được chuyển nghĩa bằng hình thưc ẩn dụ hay so sánh thì những
người, vật, gắn với hoa đều đẹp, đáng quý, đáng trân trọng.


Hoa biểu trưng cho sự giữ gìn
Có lẽ hoa là thực thể vốn mỏng manh yếu đuối chỉ tồn tại trong một thời gian

ngắn, càng ngắn hơn khi gặp điều kiện không thuận lợi nên con người khi chơi hoa đã có
ý thưc giữ gìn vẻ đẹp của hoa. Khi hoa biểu trưng cho vẻ đẹp thì đồng thời ý nghĩa biểu
trưng sự nâng niu, giữ gìn cũng xuất hiện khá nhiều trong ca dao.
Vườn có chủ giữ gìn cây có chạ?
Hoa có rào ngăn đón bướm ong vô
Bướm, ong là tác nhân giúp cho quá trình thụ phấn để tiếp cho đời hoa là đời quả.
Có ong, bướm, bông hoa càng trở nên đẹp hơn, ý nghĩa hơn cho cuộc sống. Nhưng bướm,
ong cũng là những kẻ hút mật, lấy đi cái tinh túy nhất, đẹp đẽ nhất của hoa, khiến hoa
chóng tàn phai:
Vườn xuân hoa nở đầy giàn
Ngăn con bướm lại kẻo tàn nhị hoa
Một trong những cách để hoa có thể kéo dài vẻ đẹp chính là kĩ thuật chơi hoa. Để
hoa có thể làm đẹp cho đời thì người thụ hưởng phải giữ gìn, nâng niu. Từ hiện thực cuộc
sống ấy, người ta nhắc nhở nhau:
Biết nhau xin nhớ lời nhau
Chơi hoa phải nhớ giữ màu cho hoa
11



Hoặc những lúc không như ý, người ta trách cư:
Anh chơi hoa mà chẳng biết hoa
Anh hái không đúng lúc để vườn ba chóng tàn
Như vậy, nói đến hoa cũng là nói đến một thái độ trân trọng, giữ gìn, làm đẹp cho
hoa. Hoa ở đây không gì khác vẫn là con người, quan hệ, ưng xử giữa người với người.


Hoa biểu trưng cho giá trị con người
Xuất phát từ thực tế hoa vốn đáng quý, đẹp đẽ mà hoa trở thành biểu trưng cho giá

trị của con người. Ý nghĩa biểu trưng giá trị này được biểu hiện từ nhiều phương diện
khác nhau. Có khi là giá trị sưc khỏe, vẻ đẹp:
Trai ba mươi tuổi như hoa
Gái ba mươi tuổi về già mà thôi
Có khi hoa là sự đánh giá tình cảm:
Tình duyên ta lại với ta
Cành vàng cây bạc nở ra hoa vàng
Có khi là đánh giá về không gian, điều kiện hay địa vị mà trong đó con người sống và tồn
tại:
Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa
“Vườn hoa” ở đây được đặt trong mối tương quan với “giếng” là những ẩn dụ để chỉ điều
kiện sống. Nếu “giếng” sâu, tối tăm thì “vườn hoa” chính là nơi đẹp đẽ, vui vẻ, đầy đủ
điều kiện sống và được trân trọng, yêu thương.


Hoa biểu trưng cho những giai đoạn của đời người
12



Ý nghĩa biểu trưng này được xây dựng từ đặc điểm của giai đoạn phát triển trong
đời hoa. Tìm hiểu trong ca dao, chúng ta bắt gặp nhiều cụm từ như: hoa búp (hoa nụ), hoa
nở, hoa tàn, hoa thơm mất nhụy, hoa gãy cành, hoa thơm mất tuyết, hoa rơi… Một thế
giới hoa với nhiều màu sắc, nhiều hình thưc ấy là những cảnh ngộ của cuộc đời người
con gái (phụ nữ). Với mỗi trạng thái, hoa lại mang một ý nghĩa biểu trưng riêng: đọt
bông, búp bông là khi người con gái mới đến thì, đẹp tươi, xuân sắc:
Trách lòng cha mẹ vụng toan
Bông búp chẳng bán để tàn ai mua
Hoa nở là khi người con gái đã lập gia đình:
Anh đến tìm hoa thì hoa đã nở
Anh đến bến đò thì đò đã sang sông
Hoa rơi biểu trưng cho người phụ nữ kém may mắn:
Ra đường thấy cánh hoa rơi
Đưa tay nâng lấy cũ người mới ta
Hoa tàn là khi nhan sắc người phụ nữ đã tàn phai:
Vì ai cho thiếp võ vàng
Vì ai cho thiếp hoa tàn nhị rơi
Bao nhiêu cảnh ngộ là bấy nhiêu những tâm tình, nỗi lòng trắc ẩn dành cho đối tượng trữ
tình được nói đến qua hình ảnh của hoa.
Từ những đặc điểm chung của hoa, người ta căn cư thêm các đặc điểm riêng biệt
của từng loài hoa để gắn với những tình, cảnh cụ thể. Biểu trưng của từng loài hoa
thường được xuất phát từ đặc điểm hiện thực của hoa như: dáng cây, màu sắc hoa, sắc lá,
thời gian nở hoa, môi trường sống của hoa... Xuất phát từ thời gian hoa nở:
13


Trăm hoa đua nở mùa xuân
Cớ sao cúc phải muộn màng vào thu
Xuất phát từ môi trường sống để tìm giá trị phẩm chất của hoa:

Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng, lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
Hoặc xuất phát từ hương sắc của hoa:
Đào kia chưa thắm đã phai
Thoang thoảng hoa nhài mà lại thơm lâu
Với thế giới hoa trong ca dao, vẻ đẹp của mỗi loài hoa thường được biểu trưng cho một
vẻ đẹp riêng của người con gái. Bông cúc “muộn màng về thu” thường có vẻ đẹp kín đáo,
có đôi chút thâm trầm của người thích chiêm nghiệm; bông hồng rực rỡ làm đắm say lòng
người; bông nhài với mùi hương nhẹ nhàng lại mang một vẻ đẹp tinh tế, kín đáo…
Mỗi biểu tượng nhiều khi không chỉ có một nghĩa. Trong quá trình sử dụng, dân
gian không ngừng mở rộng đối tượng nhận thưc qua các biểu tượng, vì thế, các tín hiệu
thẩm mỹ này thường mang tính đa nghĩa.
Hoa nhài là loài hoa có vẻ đẹp và hương thơm dịu dàng được ví với những mối
tình bền chặt, những cuộc hôn nhân hạnh phúc:
Đôi ta lấm tấm hoa nhài
Chồng đây vợ đấy kém ai trên đời
Có khi lại được ví như nụ cười duyên dáng của cô gái:
Em là con gái út nhất nhà
Lời ăn tiếng nói thật là khoan thai
14


Miệng em cười như cánh hoa nhài
Như nụ hoa qué như tai hoa hồng
Ước gì anh được là chồng
Để em lam vợ tơ hồng trời xe
Biểu tượng hoa sen chỉ người con gái đẹp:
- Búp hoa sen lai láng giữa hồ,

Giơ tay muốn bẻ sợ trong chùa có sư
- Có sư thì mặc có sư,
Giơ tay anh bẻ có hư anh đền.
Nhưng cũng được dùng để biểu thị những con người cao quý nói chung:
Hoa sen sao khéo giữ màu,
Nắng nồng không nhạt, mưa dầu không phai.
Có lúc lại tượng trưng cho bản sắc, khí tiết của người lao động:
- Hoa hồng trông thật mĩ miều
Khoe hương buổi sáng, buổi chiều còn đâu
- Đào kia chưa thắm đã phai
Thoang thoảng hoa nhai càng được thơm lâu
Hay trở thành biểu tượng về triết lý nhân sinh của người Việt:
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Hoa sen còn biểu trưng cho bản lĩnh kiên cường, sưc sống mãnh liệt. gan góc
trước sự thách thưc của tạo hóa, cuộc đời. Một cái đẹp bền lâu, một sưc sống mãnh liệt
bất chấp sự khắc nghiệt của thiên nhiên:
Hoa sen hoa khéo giữ màu
Nắng hồng không nhạt, mưa dầu không phai
15


Mỗi biểu tượng trong ca dao lại có nhiều biến thể khác nhau. Trong từng văn cảnh
cụ thể, cấu trúc ngôn ngữ của biểu tượng có thể biến đổi nhưng ý nghĩa biểu đạt thì
không đổi, mà chỉ được bổ sung bằng các nét nghĩa phụ làm phong phú thêm cho nét
nghĩa cơ bản:
- Biểu tượng hoa tàn vốn là hình ảnh biểu trưng cho người phụ nữ không còn xuân
sắc hoặc người phụ nữ không còn thanh tân,… có các biến thể: hoa úa, hoa xàu nhị úa,

hoa gãy cành …
- Biểu tượng hoa thơm mất nhị có các biến thể: hoa thơm mất tuyết, hoa đã hết
nhụy…
- Biểu tượng hoa - bướm có các biến thể: bướm chờ hoa, bướm say hoa, bướm
lượn vườn hoa, bướm chào hoa, bướm phụ bạc hoa …
Nhờ vào các biến thể này, biểu tượng không bị khô cưng, sáo mòn mà luôn được
biến đổi một cách linh hoạt. Nói cách khác, ở mỗi biểu tượng vừa có những yếu tố bất
biến, vừa có những yếu tố khả biến. Các yếu tố bất biến khiến biểu tượng mang giá trị
của công thưc. Các yếu tố khả biến đem lại cho biểu tượng sự tươi mới và đa dạng. Công
thưc biểu tượng tồn tại được là nhờ vào sự kết hợp chặt chẽ giữa hai yếu tố này.
Giữa sự vật và ý nghĩa thẩm mỹ của nó luôn có một mối quan hệ nhất định. Bản
thân sự vật tự nó chưa mang ý nghĩa biểu tượng. Ý nghĩa này chỉ có khi con người khoác
lên cho nó dựa trên những mối liên hệ mật thiết với tên gọi, hình dáng, thuộc tính, phẩm
chất nào đó của sự vật. Điều này cũng có nghĩa là ở một sự vật có thể tồn tại nhiều khía
cạnh, phương diện có khả năng khơi gợi những liên tưởng thơ ca. Khi xây dựng biểu
tượng, nghệ nhân dân gian đã qua sự chọn lựa, sàng lọc từ sự vật một hoặc một số khả
năng gợi liên tưởng nào đó, tạo ra cho sự vật những ý nghĩa mới. Những nét nghĩa này
được sử dụng nhiều lần, được tập thể công nhận và trở thành nghĩa biểu tượng. Khi ấy,
người ta hiểu ý nghĩa của biểu tượng theo một thư phản xạ được xây dựng bằng thói
quen, bằng quy ước văn hóa của cộng đồng. Muốn hiểu được đầy đủ, trọn vẹn ý nghĩa
của biểu tượng, cần có vốn sống, vốn văn hóa, vì mỗi biểu tượng đều có một tầng nền
lịch sử - xã hội - văn hóa riêng của nó.

16


Như vậy, biểu tượng ca dao không phải là cái biểu đạt cũng không phải là cái được
biểu đạt. Thực chất biểu tượng là mối quan hệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt. Mối
quan hệ này được tạo thành bằng các liên tưởng thơ ca. Các liên tưởng thơ ca làm nhiệm
vụ bắc cầu, gắn kết cái biểu đạt và cái được biểu đạt lại với nhau thành một thể thống

nhất. Nền tảng của những liên tưởng này lại chính là các phạm trù tồn tại ở cái biểu đạt
và cái được biểu đạt.
Từ những bông hoa cụ thể trong đời sống cho đến những bông hoa biểu tượng
trong ca dao là cả một quá trình quan sát, trải nghiệm, tích lũy … lâu dài của dân gian.
Trong mối quan hệ với cuộc sống xã hội, mọi đối tượng không tồn tại độc lập mà luôn có
sự tương tác với thế giới xung quanh. Hoa trong ca dao cũng được đặt trong nhiều mối
quan hệ với các đơn vị từ vựng khác, nhờ đó mà nảy sinh các ý nghĩa biểu trưng khác
nhau:
- Hoa trong quan hệ với con người: hoa - người cầm, hoa - người lượm, hoa người đi đường, hoa - người trồng, hoa - người hái, hoa - người bán, hoa - người mua,
hoa - người tìm hoa, hoa - người đeo hoa …:
- Hoa thơm hoa ở trên cây
Đôi con mắt em lúng liếng, dạ anh say lừ đừ
- Hoa kia gió thổi lìa cành
Mẹ cha ép gả em đành chịu sao ?
- Hoa trong quan hệ với môi trường tự nhiên: hoa - đất, hoa - nơi trồng, hoa sương, hoa - nắng, hoa - mưa, hoa - trăng …
- Hoa trong quan hệ với vật chưa đựng: hoa - lá gói, hoa - chậu, hoa - bình …
- Hoa trong quan hệ với các bộ phận khác của cây: hoa - cây, hoa - cội, hoa - trái,
hoa - gai …
- Hoa với những giai đoạn sinh trưởng và héo tàn: hoa búp, hoa nở, hoa đang thì,
hoa tàn, hoa hết nhụy, hoa rơi …
- Hoa với ong, bướm: hoa - ong, hoa - bướm, …thể hiện sự kết giao tình yêu đôi
lưa:
17


Say em như bướm say hoa
Như ong say mật như ta say mình.
- Hoa thuộc các loài khác nhau: hoa lý - hoa sen, hoa lý - hoa đào, hoa lý, hoa lài hoa khoai…
Sự vật (bông hoa) ở đây đã được đặt trong nhiều mối dây liên hệ phưc tạp như
chính bản thân chúng khi tồn tại trong đời sống tự nhiên. Từ cách làm này, dân gian đã

tinh tế phát hiện ra những nét tương đồng giữa thế giới các loài hoa và thế giới con
người. Có thể khái quát thành một số phạm trù cơ bản đã làm nền tảng cho các mối liên
tưởng thơ ca hình thành nhóm biểu tượng hoa, đó là các phạm trù: màu sắc, hương vị,
trạng thái, môi trường sinh trưởng, giá trị sử dụng …
Cùng với các biểu tượng khác trong ca dao, nhóm biểu tượng hoa cũng mang giá
trị thẩm mỹ rõ rệt. Bên cạnh những lần xuất hiện với lớp nghĩa đen thuần túy, trong nhiều
trường hợp, các loài hoa còn được dân gian khoác cho lớp nghĩa biểu tượng. Trong các sự
vật được người xưa chọn làm biểu tượng cho người phụ nữ: chim, cá, hoa, trăng, liễu,
đào, con bống, bến nước… có lẽ hoa là sự vật được sử dụng phổ biến hơn cả. Với tư cách
là những mô –típ, những công thưc truyền thống trong văn bản văn học dân gian, các
biểu tượng hoa cũng có những tác động nhất định đến các thành tố khác của thi pháp ca
dao như: ngôn ngữ, đề tài, chủ đề, kết cấu, cấu tư, nhân vật … Một ví dụ nhỏ để qua đó
thấy được chưc năng của biểu tượng là lối trò chuyện bằng các biểu tượng hoa trong ca
dao. Qua các đơn vị ca dao được khảo sát, nhận thấy rằng dù là ở kết cấu đối thoại một
vế:
- Anh đừng ham bông quế, bỏ phế bông lài,
Mai sau quế rụng bông lài thơm lâu
- Hoa thơm, thơm lửng thơm lừng,
Dặn con ong kia đừng chơi nhởi,
Dặn con bướm đừng xôn xao
Hay ở kết cấu đối thoại hai vế:
- Chiều chiều bướm đậu vườn hoa,
18


Có cho bướm đậu hay lùa bướm đi?
- Bướm đậu ai dám lùa đi,
Vườn hoa thêm đẹp, người thì có đôi.
- Thôi thôi buông áo em ra
Để em đi bán kẻo hoa em tàn

- Hoa tàn vì bởi mẹ cha,
Khi búp không bán để tàn ai mua?
Nhóm biểu tượng hoa đã trở thành những tiểu đề tài để lưa đôi trò chuyện. Các
biểu tượng hoa là trung tâm, là hạt nhân, là mô-típ nền tảng hình thành nên bài ca dao,
gây cho người tiếp nhận những ấn tượng khó quên về một lối nói năng, diễn đạt kín đáo,
tao nhã, cô đọng, súc tích của dân gian.
Ở một số trường hợp khác, các biểu tượng hoa đóng vai trò là những mô-típ thành
tố hợp thành chỉnh thể ca dao:
- Dầu cho quá lứa
Em cũng chẳng hứa càn
Phải duyên em đổi lòng vàng
Không phải duyên kim cải, để hoa tàn nhụy phai
- Sen xa hồ, sen khô hồ cạn
Lựu xa đào, lựu ngả đào nghiêng.
Vàng cầm trên tay rớt xuống không phiền,
Phiền người bội nghĩa, biết mấy niên cho hết sầu.
Có thể nói lối trò chuyện bằng biểu tượng đã tạo nên một phong cách rất riêng cho
ca dao, trong đó, có phần đóng góp của các biểu tượng hoa. Với số lượng biểu tượng và
biến thể phong phú, nhóm tín hiệu thẩm mỹ dân gian này đã có điều kiện để tham gia vào
nhiều đơn vị ca dao trong quá trình sáng tác của người bình dân xưa.
19


Tóm lại, hình ảnh “hoa” trong ca dao cho thấy tính đa nghĩa của ngôn ngữ nghệ
thuật và sự giàu đẹp của tiếng nói dân tộc. Hình ảnh "hoa" trong những cách biểu đạt
khác nhau của ca dao khiến người đọc được tiếp nhận, khám phá thêm những nét nghĩa
mới, tình cảm như được thăng hoa bởi ý tưởng sâu xa được gợi ra qua những từ ngữ, hình
ảnh rất đỗi quen thuộc, bình dị. “Hoa” dễ khiến lòng người xốn xang, xao xuyến và dậy
lên một niềm gợi nhớ, một mơ ước xa xôi hay một sự tha thiết yêu đời... Có thể nói, dù
kiêu sa, đài các hay hoang dại bên đường, tất cả các loài hoa đều là những gam màu tạo

nên bưc tranh đa sắc trong cuộc sống của chúng ta. Chính những điều đó đã khiến cho
hình tượng “hoa” đã gắn bó mật thiết với đời sống văn hoá của mỗi tộc người."Hoa" sẽ
mãi khoe sắc trong thi ca, "hoa" sẽ luôn toả hương trong ca dao qua những ý nghĩa biểu
trượng mà nó thể hiện. Nhưng điều đáng nói hơn là đằng sau những ý nghĩa biểu trượng
ấy là vẻ đẹp toàn diện cả về hình thưc và tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam được
khẳng định, ngợi ca. Ca dao cổ truyền cuốn hút chúng ta bởi sự sinh động phong phú của
thế giới biểu tượng, biểu tượng đã trở thành nét dấu ấn riêng của cộng đồng, mang đậm
bản sắc của cộng đồng. Hình tượng "hoa" khi đã trở thành biểu tượng để nói về con
người và nhất là người phụ nữ sẽ là mảnh đất màu mỡ để chúng ta tiếp tục khám phá
những bí ẩn còn tiềm tàng của muôn ngàn"hoa" đang toả hương ngát cho đời.

20


III.

KẾT LUẬN

Từ vườn hoa muôn sắc của cuộc đời, thế giới đa sắc đa hương của các loài hoa đã
đi vào trong ca dao người Việt với tất cả cung bậc cảm xúc của người nghệ sĩ. Con người,
bằng chính cảm quan nghệ thuật đã thổi vào thế giới tự nhiên hình ảnh của chính mình,
“người hóa” thế giới tự nhiên bằng những biểu tượng. Bởi hoa đẹp nên đi vào văn
chương, biểu tượng của con người gắn với hoa cũng đẹp. Hoa thơm, hoa quý nên biểu
tượng con người gắn với hoa cũng phải được trân trọng, giữ gìn. Từ những bông hoa cụ
thể trong đời sống đến những bông hoa mang nghĩa biểu trưng trong ca dao là kết quả của
cả một quá trình quan sát, trải nghiệm, tích lũy… suốt mấy ngàn năm của cha ông.
Truyền thống văn hóa dân tộc đã cho các loài hoa những ngôn ngữ riêng mang tính biểu
trưng cho thế giới của con người. Bởi vậy mỗi hình tượng, đặc biệt, hình tượng hoa trong
ca dao cổ truyền đều mang dấu ấn của truyền thống, văn hóa dân tộc.
Như vậy, hoa trong văn học dân gian trở thành hình ảnh biểu trưng cho vẻ đẹp

nhân văn của con người. Mỗi loài hoa có những giá trị biểu trưng khác nhau trở thành
biểu tượng con người Việt Nam. Hoa đi từ tâm thưc tín ngưỡng thiên sinh về con người
đến vẻ đẹp nhân sinh. Hoa trong tâm thưc dân gian biểu trưng cho vẻ đẹp cao sang quyền
quý của nhân vật anh hùng đến vẻ đẹp bản thể và vẻ đẹp tâm hồn của con người đời
thường. Hoa trở thành đấng tối thượng, mẹ hoa, người mẹ sinh sôi đến nhân vật thần
tượng. Hoa biểu tượng cho nhiều giá trị thẩm mỹ để rồi kết tinh thành biểu tượng khí
phách của dân tộc Việt Nam.
Với thực tế tồn tại của nhóm biểu tượng hoa trong ca dao, nhóm biểu tượng này
cần được khảo sát tỉ mỉ, toàn diện hơn nữa, để qua đó, người Việt Nam càng hiểu, càng
yêu hơn các biểu tượng đã làm nên cái hay, cái đẹp cho ca dao.

21


IV.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Mạnh Nhị (chủ biên), Văn học dân gian những công trình nghiên cứu,

Nxb Giáo Dục, 2003
2. Tổng tập văn học dân gian người Việt, tập 4, Nxb Khoa học Xã hội, Hà

Nội, 2004.
3. Nguyễn Xuân Kính (chủ biên), Kho tàng ca dao người Việt, 4 tập, Nxb Văn

hóa Thông tin, Hà Nội, 1995.
4. Nguyễn Xuân Kính, Thi pháp ca dao, Nxb ĐHQGHN, 2004.
5. Lê Thị Nguyệt (ĐH Sư phạm – ĐH Thái Nguyên), Biểu tượng hoa với vẻ


đẹp người phụ nữ trong ca dao cổ truyền của người Việt, Tạp chí Khoa học
& Công nghệ - Số 2(46) Tập 2/ Năm 2008
6. Đinh Hồng Hải (2015), Những biểu tượng đặc trưng trong văn hóa truyền

thống, Nxb Thế giới
7. Nguyễn Thùy Vân, Một số biểu tượng trong ca dao Việt Nam, Nxb KHXH,

2014.
8. Jean Chevalier gheerbrant (1997), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới,

Nxb Đà Nẵng, Trường viết văn Nguyễn Du.

22



×