Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Thi pháp văn học dân gian

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.38 KB, 9 trang )

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ca dao là thể loại văn học dân gian được các nhà nghiên cứu để tâm
đến nhiều bởi giá trị nhiều mặt của nó. Có thể nói, mảnh đất ca dao rộng lớn
và sâu sắc nhiều mặt vẫn là khoảng đất rộng rãi và hấp dẫn, đôi khi bí ẩn cho
nhưng ai quan tâm, yêu thích vẻ đẹp ca dao. Vũ Ngọc Phan trong cuốn “Tục
ngữ ca dao dân ca Việt Nam”. Nxb Khoa học xã hội, 1978, đã “coi đó là
tiếng tơ đàn muôn điệu của tâm hồn quần chúng”.
Trong ca dao, hình ảnh quê hương đất nước hiện lên với tất cả vẻ đẹp
mộc mac, gần gụi và thân thương nhất. Đó là con đường mềm mại, quanh
co, một vẻ đẹp rất Việt Nam như:
“Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh, nước biếc như tranh hoạ đồ”
Nơi ải Bắc xa xôi là:
“Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh”
Huế đẹp mộng mơ có:
“Núi Truồi ai đắp mà cao
Sông Hương ai bới, ai đào mà sâu”
Và có cảnh hồ Tây, nơi kinh thành Thăng Long văn vật với nét vẽ độc đáo,,
nên thơ, rất đỗi thân thuộc và gần gũi:
“Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói toả ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây hồ”(*)
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Giải đáp những địa danh và làm sáng tỏ những ý trong bài ca
dao trên(*)
- Về địa danh Trấn Vũ.
Hiện nay có sự tranh cãi về địa danh này.
Ý kiến thứ nhất cho rằng: Trấn Vũ là chùa Trấn Quốc trên đảo cá
Vàng, thuộc đường Cổ Ngư (hiện nay là đường Thanh Niên)


Ý kiến khác lại cho rằng: Trấn Vũ là đền Quán Thánh. Đền này nằm ở
đầu đường Cổ Ngư, nhiều người gọi là đền Quán Thánh rồi suy nhầm ra là
đền này thờ ông Quan Công. Tuy nhiên, Đền Quán Thánh chỉ là cái tên nhân
dân thường gọi, thực ra tên đền là Trấn Vũ Quán, trong Trấn Vũ Quán thờ
đức thánh Huyền Thiên Trấn Vũ
Song Trấn Vũ ở đây chỉ có thể là chùa Trấn Quốc, chứ không thể là
đền Quán Thánh như ý kiến thứ hai. Bởi lẽ đền Quán Thánh là đền thờ theo
Đạo giáo, mà chuông là một vật đặc trưng của Phật giáo. Như vậy có thể kết
luận “Tiếng chuông Trấn Vũ” là tiếng chuông vọng ra từ chùa Trấn Quốc
- “canh gà Thọ Xương”
Canh gà ở đây là tiếng gà gáy báo canh ( canh một, canh hai…, canh
năm), đây là một cách tính thời gian ban đêm của người xưa.
Thọ Xương, theo Wikipedia Tiếng Việt, hiện nay có hai nơi là xã Thọ
Xương, một là ở thị xã Bắc Giang, một ở Thọ Xuân – Thanh Hoá. Thọ
Xương trong bài ca dao này là một địa danh cũ của Thăng Long (Hà Nội).
Cho đến đời Nguyễn vẫn còn huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà
Nội. Hiện nay còn lại một di tích có dấu tích của huyện Thọ Xương xưa,
chính là Văn Chỉ Thọ Xương, ngõ 222 Bạch Mai.
- “Nhịp chày Yên Thái”
Làng Bưởi – Yên Thái – Hà Nội có nghề làm giấy dó. Nhịp chày ở
trong bài ca dao này là nhịp chày giã bột giấy từ Yên Thái vọng ra. Khu vực
xung quanh hồ Tây dọc theo phố Thuỵ Khuê ngày nay, trước đây là mấy
làng làm giấy dó, đó là các làng: Hồ Khẩu, Kẻ Bưởi, Đông Xã, An Thọ,
Yên Thái.
2. Phân tích bài ca dao
“Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói toả ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”
Không giống như tình trạng khuyết danh của phần lớn các sáng tác

dân gian, bài ca dao này xác định được tác giả cụ thể. Đây là một bài thơ của
Dương Khuê, một tác giả đời Nguyễn. Sáng tác theo phong cách dân gian,
ngay sau khi ra đời nó đã được đông đảo quần chúng thuộc, được dân gian
hoá và người ta đã chấp nhận nó như một tác phẩm dân gian: ca dao
Bài ca dao mang màu sắc của một bài thơ cổ điển, đẹp như một bức
tranh thuỷ mặc.
Trong ca dao, thiên nhiên có mối quan hệ chặt chẽ trong việc bộc lộ
tình cảm của nhân vật trữ tình. Bài ca dao này thuộc bộ phận ca dao có yếu
tố miêu tả trực tiếp thiên nhiên. Ở đây, thiên nhiên được miêu tả trong
những chi tiết gần gũi, quen thuộc với cuộc sống của người dân. Người ta tả
gió, trăng, sông, nước, cây cối…Lối miêu tả gây ấn tượng gợi lên một không
gian với đặc trưng của miền đất kinh kì. Cảnh vật của hồ Tây được miêu tả
thật nên thơ: hình ảnh, màu sắc, đường nét, âm thanh hài hoà, sống động, rõ
nét pha chút mơ hồ, mờ ảo của màn sương đêm. Từ góc nhìn cận cảnh của
tác giả, từng khóm trúc với những cành vươn rộng, uốn cong xuống, la đà
sát mặt nước, sát mặt đất, đu đưa trước làn gió nhẹ. Từ láy tượng hình “la
đà” - một nét vẽ thoáng, gợi cảm và ấn tượng. “la đà” là sà xuống thấp và
đưa đi, đưa lại theo chiều ngang một cách nhẹ nhàng. Đặt vào trong văn
cảnh cụ thể của bài ca dao, nó là một tính ngữ đầy sức gợi, được tác giả sử
dụng tinh tế.
Có thể dễ dàng nhận thấy ngay câu đầu tiên của bài, tác giả đã sử
dụng một mô típ quen thuộc trong ca dao: mô típ “gió đưa”. Những ai yêu
ca dao đã quá quên thuộc với những câu ca như:
“Gió đưa cây cải về trời
Rau răm ở lại chịu đời đắng cay”
“Gió đưa tờ giấy lên mây
Gió đưa cô ấy lại đây ăn trầu”
Hay: “Gió đưa cây cửu lý hương,
Từ xa cha mẹ thất thường bữa ăn.
Sầu riêng cơm chẳng muốn ăn,

Đã bưng lấy bát, lại dằn lấy mâm”
(Ca dao)
…….
“Gió đưa” ở những câu ca dao vừa kể trên được nói đến như một sự
việc, một cái cớ để nhằm bộc lộ tình cảm của nhân vật trữ tình, tuyệt nhiên
không phải là tả cảnh. Nhưng “Gió đưa cành trúc la đà” lại là một câu tả
cảnh thể hiện những quan sát tinh tế của tác giả, điều này hiếm thấy thấy ở
những câu ca dao cùng sử dụng mô típ “gió đưa”. “Cành trúc la đà” - một
chuyển động nhẹ nhàng, êm ái, là sự kết hợp hài hoà, ý vị của thiên nhiên:
cành trúc và gió. Tác giả đã khéo lấy cái vô hình (gió) làm đòn bẩy để tả cái
hữu hình (cành trúc). Cơn gió nhẹ nhàng, mơn man đưa đẩy cành trúc mềm
mại, tạo nên một bức tranh thi vị. Câu ca dao đầu tiên trong cái nhìn cận
cảnh của tác giả đã phác hoạ nên một bức tranh phong cảnh với tất cả vẻ yên
bình, êm ả và thơ mộng vốn có của nơi kinh kì cổ xưa.
Thời gian được nói đến trong bài ca dao này là khoảng thời gian nửa
đêm về sáng. Trong không gian đêm tối ấy, thị giác bị hạn chế, tác giả bằng
sự tinh nhạy của mình, đã hướng thính giác đón âm thanh từ xa vọng lại:
“Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương”
Câu ca dao ngắt nhịp 4/4 tạo hai vế tiểu đối: “Tiếng chuông Trấn Vũ”
đối với “canh gà Thọ Xương” cân xứng, hoà hợp như chính âm thanh tiếng
chuông chùa Trấn Vũ với tiếng gà gáy sang canh từ làng Thọ Xương vọng
tới, hoà hợp như sự hoà hợp của thiên nhiên (gió và trúc). Với nghệ thuật tả
cảnh hết sức tinh tế, tác giả sử dụng thủ pháp của Đường thi, dùng âm thanh
để phác hoạ nên bức tranh phong cảnh. Trong thơ xưa, ta đã từng biết đến
những câu thơ miêu tả âm thanh tinh diệu như:
“Tịch mịch u trai lý
Chung tiêu thính vũ thanh
Tiêu tao kinh khách trẩm
Điểm tích sổ tàn canh…”
(Thính vũ - Nguyễn Trãi)

hay: “Nguyệt lạc, ô đề, sương mãn thiên
Giang phong ngư hoả đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự
Dạ bán trung thanh đáo khách thuyền”
(Phong Kiều dạ bạc – Trương Kế)
Thủ pháp miêu tả âm thanh từ trong Đường thi được tác giả sử dụng
tinh tế nhưng không dập khuôn. Trong cảm hứng về thiên nhiên, đất nước,
con người một cách sâu lắng, tác giả đã diễn tả trọn vẹn một tiếng chuông
ngân dài trong màn sương đêm như hơi thở. Đặt trong khung cảnh thiên

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×