Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

ĐỀ ÁN THÀNH LẬP TRƯỜNG MÂM NON CƠ SỞ 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.01 KB, 32 trang )

CÔNG TY CP TƯ VẤN VÀ ĐÀO TẠO BẦU TRỜI CAO
------------***------------

ĐỀ ÁN THÀNH LẬP
TRƯỜNG MẦM NON CLC ONG XINH – CƠ SỞ
2
Địa điểm: ..................................................

Đà Nẵng - 2018

1


ĐỀ ÁN THÀNH LẬP
TRƯỜNG MẦM NON CLC ONG XINH – CƠ SỞ 2
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ ÁN
TÊN TRƯỜNG: Trường Mầm non ONG XINH – cơ sở 2.
ĐỊA ĐIỂM: .............................
I. Giới thiệu sơ bộ về dự án
1. Căn cứ pháp lý và tính cấp thiết của dự án
1.1.

Cơ sở pháp lý để xây dựng đề án

- Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005 của Quốc hộ. Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục;
- Luật bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Bảo vệ, chăm sóc và Giáo dục trẻ em;
- Nghị quyết số 90/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày 21 tháng 08 năm 1997 về
phương hướng, chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa;


- Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 07 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình GNMN;
- Các văn bản của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: Quyết định số 04/VBHNBGDĐT ngày 24/12/2015 về Ban hành Điều lệ trường mầm non;Thông tư số
13/2015/TT-BGDĐT ngày 30/06/2015 Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động trường
mầm non tư thục; Thông tư số 48/2011/TT-BGDĐT ngày 25/10/2011 về Quy định chế
độ làm việc đối với Giáo viên mầm non; Thông tư 25/2014TT-BGDĐT ngày 07/08/2014
Ban hành quy định về Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục, quy trình, chu kỳ kiểm
định chất lượng giáo dục trường Mầm non;
- Thông tư số 13/2015/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động trường Mầm non tư thục;

2


- Quyết định số 2159/QĐ-UBND ngày 31 tháng 03 năm 2010 của UBND thành
phố Đà Nẵng phê duyệt quy hoạch phát triển ngành GD&ĐT thành phố Đà Nẵng đến
năm 2020.
1.2.

Tình hình Giáo dục mầm non (gọi tắt là GDMN) của quận Hải Châu,

thành phố Đà Nẵng
- Trong 10 năm qua, cùng với đà tăng trưởng của kinh tế- xã hội, sự nghiệp GDMN
của quận Hải Châu đã có bước chuyển về nhiều mặt. Mạng lưới trường, lớp trên địa bàn
quận được quy hoạch, sắp xếp hợp lý theo hướng đa dạng hóa và xã hội hóa giáo dục,
phù hợp với khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn. Ngành học mầm non
dù gặp nhiều khó khăn song vẫn tiếp tục duy trì và phát triển. Các tiêu chí về phát triển
số lượng, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo đều được chú trọng.
- Công tác đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và thiết bị trường học đã được quan tâm
đầu tư trong những năm vừa qua thông qua các chương trình đổi mới và chương trình

mục tiêu. Tuy nhiên, so với yêu cầu thực tế, nhiều đơn vị trường học vẫn còn thiếu các
phòng bộ môn, thiếu trang thiết bị dùng chung, diện tích đất của một số trường nằm ở
khu vực trung tâm không thể mở rộng được.
Với thực trạng đó, việc đầu tư xây dựng một trường mầm non là công việc vừa cấp
thiết vừa mang tính lâu dài cần được sự quan tâm của các cấp chính quyền, các ban
ngành, các doanh nghiệp và quần chúng nhân dân.
1.3.

Sự cần thiết đầu tư xây dựng trường mầm non trên địa bàn phường

Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng
Dân số trung bình của thành phố Đà Nẵng năm 2015 là 1,029,000 người, tốc độ tăng
dân số bình quân 3.26/năm. Trong đó, dân số có độ tuổi từ 0-2 tuổi khảng 36,316 người
chiếm 4.2 %; từ 3-5 tuổi là 36,182 người chiếm 4.1%. Theo số liệu thống kê năm 2015,
toàn thành phố có trên 35,000 trẻ theo học nhà trẻ và mẫu giáo. Số lượng các trường
mầm non trên địa bàn quận là 44 trường, trong đó có 16 trường công lập và 28 trường tư
thục với tổng số với tổng số trẻ đang theo học là 13,597 cháu. Theo khảo sát trên địa
3


bàn phường, ngoài trường mầm non công lập, thì các trường mầm non, nhóm lớp độc lập
tư thục trong phường cũng chỉ thu nhận được khoản 7,060 cháu. Như vậy, hơn 50% số
cháu trong độ tuổi đi học phải ở nhà hoặc phải di chuyên học ở địa bàn khác. Và cứ thế
hằng năm, đến năm học mới, phụ huynh phải vất vả trong việc tìm trường cho con.
Theo như tình hình chiêu sinh giai đoạn gần đây tại trường Mầm non ONG XINH –
cơ sở 1, nhu cầu phụ huynh đưa trẻ đến học đã vượt quy mô của cơ sở. Trên tinh thần
đó, chúng tôi tha thiết được tham gia xã hội hóa, đầu tư xây dựng Trường Mầm non
ONG XINH – cơ sở 2 với mong muốn góp một phần vào công cuộc giáo dục, tạo điều
kiện và đáp ứng nhu cầu gởi con đi học của quý phụ huynh trên địa bàn quận Hải Châu
nói chung cũng như phường Hòa Cường Bắc nói riêng. Ngoài ra, tạo thêm công ăn việc

làm cho người lao động, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục cho con em người dân
trên địa bàn.
2. Mục tiêu đề án
2.1.

Mục tiêu tổng quát

Dự án sẽ góp phần thực hiện có hiệu quả đề án xã hội hóa giáo dục của bậc học giáo
dục mầm non của thành phố nói chung và quận Hải Châu nói riêng; nâng cao chất lượng
giáo dục trẻ mầm non; đảm bảo hầu hết trẻ em trong lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo được đến
lớp, được thụ hưởng môi trường giáo dục an toàn, chất lượng, nhằm chuẩn bị tốt về mặt
thể chất, nhận thức, ngôn ngữ....tạo nền tảng vững chắc cho trẻ trước khi vào bậc học
phổ thông.
2.2.

Mục tiêu cụ thể

- Xây dựng Trường Mầm non ONG XINH – cơ sở 2 có quy mô nuôi dạy khoản 180
trẻ, được trang bị đầy đủ các trang thiết bị giáo dục, chăm sóc nuôi dưỡng hiện đại nhằm
đảm bảo các điều kiện phục vụ tốt cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ; xây dựng các
phòng chức năng và khu vui chơi, sinh hoạt, luyện tập phát triển thể chất.

4


- Trẻ được phát triển toàn diện về các lĩnh vực: thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình
cảm-xã hội, thẩm mỹ; hình thành nhân cách đầu tiên của trẻ, đồng thời chuẩn bị tốt các
kỹ năng, tâm thế cho trẻ trước khi bước vào bậc học phổ thông.
- Dự án cũng hướng đến đối tượng các gia đình có con nhỏ từ 12 tháng đến 05 tuổi
trên địa bàn thành phố có yêu cầu cao về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.


5


CHƯƠNG II:
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Địa điểm xây dựng trường
Trường Mầm non ONG XINH - cơ sở 2 được xây dựng trên 02 lô đất tại địa chỉ số
....................
Với tổng diện tích sử dụng là 356.8 m2, trong đó bao gồm:
- Diện tích xây dựng: 226.8 m2
- Diện tích sân chơi: 130 m2
Vị trí xây dựng trường nằm trong khu dân cư, giao thông thuận lợi cho việc đưa đón
trẻ của phụ huynh, môi trường cảnh quan sư phạm xanh – sạch – đẹp, trang bị phù hợp
với đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ mầm non. Trường được thiết kế xây dựng với đầy
đủ các cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cần thiết đảm bảo theo tiêu chuẩn qui định về tổ chức
và hoạt động của trường mầm non, đáp ứng tốt nhu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ.
 KHỐI NHÀ TRẺ (thu nhận trẻ từ 12 tháng tuổi đến dưới 36 tháng tuổi)
Khối nhà trẻ

Số lớp

12 – 24 tháng

1

24 – 36 tháng

2


Tổng cộng

3

Số trẻ

Diện tích phòng

Diện tích

(m2)

toilet (m2)

15

32

15

30

10

15

32

10


10

Vị trí
Tầng 1
Tầng 1

45

 KHỐI MẪU GIÁO (Thu nhận trẻ từ 3 tuổi đến 5 tuổi)
Khối mẫu giáo
MG bé (3-4
tuổi)
MG nhỡ (4-5

Diện tích phòng

Diện tích

(m2)

toilet (m2)

20

40

10

Tầng 1


20

38

10

Tầng 2

Số lớp

Số trẻ

1
1

6

Vị trí


tuổi)
Tổng cộng

2

40

7



CHƯƠNG III:
NHIỆM VỤ
1. Nhà trường:
- Tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ mời ba tháng
tuổi đến sáu tuổi theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo ban hành;
- Huy động trẻ em lứa tuổi mầm non đến trường; tổ chức giáo dục hòa nhập cho trẻ
em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật; thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho
trẻ em năm tuổi. Hằng năm, tự kiểm tra theo tiêu chuẩn quy định về phổ cập giáo dục
mầm non cho trẻ em năm tuổi, báo cáo cấp có thẩm quyền bằng văn bản;
- Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc
và giáo dục trẻ em;
- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật;
- Xây dựng cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn hóa, hiện đại hóa hoặc theo yêu cầu tối
thiểu đối với vùng đặc biệt khó khăn;
- Phối hợp với gia đình trẻ em, tổ chức và cá nhân để thực hiện hoạt động nuôi
dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em;
- Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ em tham gia các hoạt
động xã hội trong cộng đồng;
- Thực hiện kiểm định chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em theo
quy định;
- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
2. Hiệu trưởng
2.1.

Sơ lược lý lịch

Hiệu trưởng nhà trường: Nguyễn Thị A
Sinh ngày: .......... Quê quán: Thăng Bình, Quảng Nam.
Thường Trú............., Khuê Trung, Cẩm Lệ.

 Trình độ bằng cấp:
STT

Thời gian

Chương trình đào tạo
8

Nơi đào tạo


 Kinh nghiệm làm việc:
Thời gian

2.2.

Chức danh, chức vụ, đơn vị công tác

Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng:

- Hiệu trưởng nhà trường là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động
và chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường;
- Sau mỗi năm học, mỗi nhiệm kỳ công tác, Hiệu trưởng nhà tường được cán bộ,
giáo viên trong trường và các cấp có thẩm quyền đánh giá về công tác quản lý các hoạt
động và chất lượng giáo dục của nhà trường theo quy định;
- Hiệu trưởng nhà trường có trình độ đào tạo và các điều kiện khác theo quy định
của pháp luật;
- Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế
hoạch giáo dục từng năm học, báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng
trường và các cấp có thẩm quyền;

- Điều hành các hoạt động của nhà trường, thành lập và cử tổ trưởng các tổ chuyên
môn, tổ hành chính quản trị, thành lập hội đồng trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó. Đề
xuất các thành viên Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định;
- Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường;
- Tiếp cận trẻ em, quản lý trẻ em và các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục
trẻ em của nhà trường, quyết định khen thưởng, phê duyệt kết quả đánh giá trẻ theo các
nội dung nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em do Bộ giáo dục và Đào tạo quy định;
9


- Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý; tham gia các
hoạt động giáo dục 2 giờ trong một tuần; được hưởng các chế độ phụ cấp và các chính
sách ưu đãi theo quy định;
- Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã
hội trong nhà trường hoạt động nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ;
- Thực hiện xã hôi hóa giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng;
- Đề xuất với lãnh đạo nhà trường, phối hợp với các lực lượng xã hội trong địa bàn
nhằm huy động mọi nguồn lực phục vụ cho việc chăm sóc, giáo dục trẻ của nhà trường.
Hiệu trưởng theo dõi, quản lý giáo viên và chịu trách nhiệm trước lãnh đạo nhà trường
về mọi vấn đề liên quan đến nhân sự, giáo viên – nhân viên.
3. Phó Hiệu trưởng:
 Trình độ bằng cấp:
STT

Thời gian

Chương trình đào tạo

Nơi đào tạo


1
 Kinh nghiệm làm việc:
Thời gian
07/2014 đến 07/2017
07/2017 đến nay

Chức danh, chức vụ, đơn vị công tác
Giáo viên Trường Mầm non ONG XINH
Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non ONG XINH

 Nhiệm vụ và quyền hạn:
- Phó Hiệu trưởng là người giúp việc cho Hiệu trưởng, chịu trách nhiệm trước Hiệu
trưởng và trước pháp luật;
- Phó Hiệu trưởng có trình độ đào tạo và các điều kiện khác theo quy đinh của pháp
luật;
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Hiệu trưởng;
 Chịu trách nhiệm điều hành công việc do Hiệu trưởng phân công;
 Cùng Hiệu trưởng điều hành hoạt động của nhà trường, nhà trẻ; thay mặt Hiệu
trưởng điều hành công việc khi được Hiệu trưởng ủy quyền;
10


 Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý; tham gia các
hoạt động giáo dục 4 giờ trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách
ưu đãi theo quy định.
4. Tổ chuyên môn
- Tổ chuyên môn bao gồm giáo viên, người làm công tác thiết bị giáo dục và cấp
dưỡng, Tổ chuyên môn có Tổ trưởng và Tổ phó.
- Nhiệm vụ của tổ chuyên môn gồm:
 Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực

hiện chương trình, kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em và các hoạt động
giáo dục khác;
 Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu
quả công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và quản lý sử dụng tài liệu, đồ dùng, đồ
chơi thiết bị giáo dục của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường, nhà trẻ;
 Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm
non;
 Đề xuất khen thưởng kỷ luật giáo viên.
- Tổ chuyên môn sinh hoạt định kỳ ít nhất hai tuần một lần.
5. Tổ văn phòng
- Tổ văn phòng gồm các nhân viên làm công tác y tế trường học, kế toán và nhân
viên khác;
- Nhiệm vụ của tổ văn phòng gồm:
 Xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ theo tuần, tháng, năm nhằm phục vụ cho
việc thực hiện các hoạt động của nhà trường, nhà trẻ, về chăm sóc,dinh dưỡng;
 Giúp Hiệu trưởng quản lý tài chính, tài sản, lưu trữ hồ sơ của nhà trường;
 Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu
quả công việc của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường, nhà trẻ;
 Tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên.
- Tổ văn phòng sinh hoạt định kỳ ít nhất hai tuần một lần.
6. Hoạt động của Đoàn thể
-

Các Đoàn viên của Trường Mầm non ONG XINH – cơ sở 2 thuộc tổ chức công

đoàn Trường Mầm non ONG XINH – cơ sở 1.
11


-


Nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị theo sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng địa

phương.
-

Thành lập Bn đại diện cha mẹ học sinh, phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong

việc xây dựng điều kện và tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, tạo được hiệu quả
tốt trong việc tuyên truyền về nội dung và hiệu quả giáo dục mầm non.
7. Thực hiện xã hội hóa
- Nhà trường làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục mầm non, vận động sự tham gia
của cộng đồng vào hoạt động giáo dục và chăm sóc trẻ;
- Phối hợp với các đoàn thể địa phương và các bậc phụ huynh trong công tác tuyên
truyền về vị trí, vai trò của mầm non. Phổ biến kiến thức khoa học về nuôi dạy trẻ cho
các bậc cha mẹ trong trường và của cộng đồng.
- Làm tốt công tác phối hợp giữa ba lực lượng giáo dục là Nhà trường – Gia đình và
Xã hội nhằm đạt thành tích cao trong phong trào giáo dục mầm non.

12


CHƯƠNG IV:
CHƯƠNG TRÌNH VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ
1. Chương trình giáo dục, kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục
- Nhà trường tổ chức chăm sóc sức khỏe, nuôi dưỡng vào giáo dục trẻ theo đúng
chương trình GDMN do Bộ GD&ĐT quy định (thực hiện theo thông tư 17/2009/TTBGDĐT ngày 25/7/2009 đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT).
- Thời gian biểu của trẻ :
Mùa hè


Mùa đông

Nội dung

6h45-8h00

7h00-8h30

Đón trẻ, ăn sáng, thể dục sáng

8h00-8h30

8h30-9h00

Hoạt động học/ Chơi-tập

8h30-9h10

9h00-9h40

Chơi, hoạt động ở các góc

9h10-10h00

9h40-10h20

Chơi và hoạt động ngoài trời

10h00-11h10


10h20-11h40

Vệ sinh, ăn trưa

11h10-14h00

11h40-14h00

Ngủ trưa

14h00-14h40

14h00-14h40

Vệ sinh, ăn phụ

14h40-15h40

14h40-15h40

Chơi và hoạt động theo ý thích

15h40-17h00

15h40-17h00

Chơi, trả trẻ

2. Thiết bị đồ dùng, đồ chơi và tài liệu phục vụ chương trình giáo dục mầm non
- Thiết bị, đồ dùng, đồ chơi và tài liệu hướng dẫn được sử dụng theo Thông tư số

02/2010/TT-BGDĐT ngày 11/02/2010 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo về việc
ban hành Danh mục đồ dùng – đồ chơi – thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho GDMN.
- Nhà trường có trách nhiệm trang bị thiết bị, đồ dùng, đồ chơi và tài liệu phục vụ
chương trình giáo dục mầm non; khuyến khích giáo viên sử dụng tài liệu, thiết bị hiện
đại hiện đại để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
3. Hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em
- Việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ được tiến hành thông qua các hoạt
động theo quy định của chường trình giáo dục mầm non;
- Hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ bao gồm: chăm sóc dinh dưỡng,
chăm sóc giấc ngủ, chăm sóc vệ sinh, chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn;
13


- Hoạt động giáo dục trẻ bao gồm: hoạt động vui chơi, hoạt động học, hoạt động lao
động, hoạt động ngày hội, lễ.
- Việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ còn thông qua hoạt động tuyên truyền
phổ biến kiến thức khoa học về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em cho các cha mẹ
trẻ và cộng đồng.
4. Đánh giá kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ
- Kiểm tra định kỳ sức khỏe của trẻ: 2 lần trên một năm học;
- Theo dõi biểu đồ tăng trưởng của trẻ em: tổ chức cân trẻ một tháng ít nhất 2 lần.
- Đánh giá sự phát triển của trẻ em thực hiện theo quy định về chuẩn phát triển của
trẻ em theo độ tuổi do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

14


CHƯƠNG V:
CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ TRANG THIẾT BỊ
1. Cơ sở vật chất:

Về cơ sở vật chất phục vụ việc dạy học: Trường Mầm non CLC ONG XINH có 05
phòng học, mỗi phòng có diện tích bình quân 30 m2.
- Số phòng được xây dựng kiên cố: 05 phòng
- Sơn vôi màu sáng: 05 phòng
- Phòng có cửa thông thoáng: 05 phòng
- Nền nhà lát gỗ: 05 phòng
- Chất lượng phòng học: đảm bảo vệ sinh học đường, đủ ánh sáng, thoáng mát về
mùa hè, ấm áp về mùa đông, có đủ hệ thống giá kệ theo tiêu chuẩn, phù hợp với từng độ
tuổi của trẻ, có đủ đồ dùng dạy học - đồ chơi cho trẻ được vui chơi, trải nghiệm và học
tập có hiệu quả nhằm phát huy tính tích cực và sự hứng thú của trẻ.
- Hành lang tầng 2 có diện tích rộng ............ có bố trí lan can bảo vệ đảm bảo anh
toàn cho trẻ với chiều cao lớn hơn 1m, sử dụng các thanh đứng với khoảng cách giữa hai
thanh không lớn hơn 0,1 m.
- Văn phòng được tổ chức thành 2 khu vực:
 Phòng Phó Hiệu trưởng: diện tích 11 m2;
 Sảnh tiếp tân: là khu vực để tiếp đón phụ huynh, được bố trí ở vị trí thoáng mát,
rộng rãi, dễ làm việc.
- Bếp ăn: có diện tích 30 m2 đảm bảo theo quy định bao gồm khu vực sơ chế, khu
vực chế biến, khu vực nấu và khu vực chia thức ăn cho các nhóm lớp. Khu vực bếp luôn
được giữ gìn gọn gàng, sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh. Được trang bị đầy đủ các phương tiện
phục vụ chế biến và chia thức ăn đúng quy chuẩn, có giá, tủ, có hệ thống dẫn nước sạch,
bồn rửa tay.
- Sân chơi: diện tích 130 m2 bao gồm sân chơi ngoài trời và khu vực chơi trong nhà
được trang bị nhiều loại đồ chơi có kích thước phù hợp và đảm bảo an toàn cho trẻ sử
dụng.
- Phòng vệ sinh: khu vực vệ sinh của các lớp được thiết kế khép kín với diện tích
tối thiểu 10 m2. Trong mỗi phòng vệ sinh được lắp đặt 02 - 03 xí bệt, 02 lavabo. Phòng
15



vệ sinh được xây dựng liền kề với phòng sinh hoạt chung, thuận tiện cho sử dụng, dễ
quan sát.
- Tại tầng 1 được bố trí 1 nhà vệ sinh chung với diện tích 5 m2 dùng cho giáo viên
và nhân viên trong trường.
- Khu vực để xe: tận dụng khoảng đất trống xây dựng cạnh vỉa hè là nơi để xe cho
nhân viên.
2. Trang thiết bị
Trang thiết bị đồ dùng đồ chơi theo thông tư 02/2010/TT-BGDĐT ngày 11/02/2010.
Danh mục đồ dùng – đồ chơi – thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non và
Thông tư 34/2013/TT-BGDĐT ngày 17/09/2013 Sửa đổi bổ sung một số thiết bị quy
định tại Danh mục đồ dùng – đồ chơi – thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm
non.
3. Kế hoạch sửa chữa, nâng cấp thường xuyên cơ sở vật chất, bổ sung trang
thiết bị đồ dùng, đồ chơi
Hằng năm, theo quy định và đột xuất nhà trường tiến hành rà soát, kiểm tra và phát
hiện kịp thời các trường hợp hư hỏng cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị đồ dùng, đồ
chơi đảm bảo phục vụ tốt cho các hoạt động diễn ra trong nhà trường.

16


CHƯƠNG VI:
TỔ CHỨC BỘ MÁY HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ TRƯỜNG
Nhà trường thực hiện đầy đủ cấu trúc bộ máy nhân sự. Công tác tổ chức phân công,
phân nhiệm vụ cho đội ngũ CBQL-GV-NV được nhà trường thực hiện hợp lý theo đúng
chuyên môn đào tạo, năng lực của từng cá nhân và nhu cầu công việc của nhà trường
theo quy định Điều lệ trường Mầm non.
Tổng số CBQL-GV-NV: 44 người, trong đó:
Bộ phận


Tổng số

TĐ văn hóa

TĐ chuyên
môn

Ghi chú
Trong đó:

Cán bộ quản lý

2

12/12

ĐH,CĐ

- Hiệu trưởng: 1
- Hiệu phó: 1

Giáo viên
Kế toán, thủ
quỹ

14

12/12

ĐH, CĐ, TC


1

12/12


Giấy chứng

Cấp dưỡng

nhận Bồi

2

dưỡng vệ sinh
ATTP

Y tế

1

Tổng cộng

20

CĐ điều

12/12

dưỡng


17

Nhân sự luân chuyển
giữa cơ sở 1 và cơ sở 2.


CHƯƠNG VII:
KẾ HOẠCH NGUỒN VỐN
1. Nguồn tài chính
- Các khoản thu hợp pháp bao gồm: học phí, lệ phí
2. Phần thu
NỘI DUNG THU

Thành tiền

- Tiền ăn (bao gồm ăn sáng, phụ sáng, ăn chính, phụ 1,140,360,000
chiều):
43,000 đồng/ngày/trẻ x 26 ngày x 12 tháng x 85 trẻ
- Phụ thu tiền ăn tối (60 trẻ)

187,200,000

10,000 đồng/ngày/trẻ x 26 ngày x 12 tháng x 60 trẻ
- Học phí trung bình:

2,040,000,000

2,000,000 đồng/trẻ/tháng x 12 tháng x 85 trẻ
- Thu tiền đồ dùng, đồ chơi đầu năm (tính theo tháng 83,000,000

nhập học) trung bình:
1,000,000 đồng/trẻ/năm x 83 trẻ
Tổng cộng thu

3,450,560,000

3. Nội dung chi
NỘI DUNG CHI

Thành tiền

- Chi tiền lương và các khoản đóng BHXH, BHYT cho 960,000,000
giáo viên, nhân viên
Trung bình: 4 triệu đồng x 20 người x 12 tháng
- Kinh phí về khẩu phần ăn của trẻ theo mức phụ 1,140,360,000
huynh đóng
43,000 đồng/ngày/trẻ x 26 ngày x 12 tháng x 85 trẻ
- Chi kinh phí ăn tối của trẻ theo mức phụ huynh đóng
10,000 đồng/ngày/trẻ x 26 ngày x 12 tháng x 60 trẻ
18

187,200,000


- Chi phí bồi dưỡng, nâng cao trình độ giảng dạy cho 50,000,000
giáo viên
- Chi phí quản lý hành chính (mua sắm tài sản, các 60,000,000
trang thiết bị, đồ dùng dạy học, sửa chữa thường
xuyên cơ sở vật chất, trang trí, môi trường,...)
5 triệu đồng/tháng x 12 tháng

- Chi phí tuyển sinh, truyền thông, trao học bổng

100,000,000

- Chi phí đồng phục, ba lô

25,000,000

- Trích khấu hao tài sản cố định

80,000,000

- Chi phí điện nước sinh hoạt, ga

72,000,000

Tổng cộng chi phí

2,674,560,000

4. Hiệu quả:
Hiệu quả = Tổng thu – Tổng chi = 3,450,560,000 - 2,674,560,000
= 776,000,000 (đồng/năm)
Bảy trăm bảy mươi sáu triệu đồng chẵn.

19


CHƯƠNG VIII:
TIỂU CHUẨN XÂY DỰNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT

1. Quy mô – công suất
- Diện tích lô đất: 356.8 m2;
- Diện tích sân chơi: 130 m2
- Tổng diện tích sàn 404 m2,
2. Qui hoạch tổng thể mặt bằng
- Nhà trường là một thể thống nhất, các khu vực chức năng được liên kết chặt chẽ với
nhau để thuận tiện cho việc sử dụng.
- Nhà trường đảm bảo được các yếu tố khác nhau như hướng gió thuận lợi cho các
phòng học, sự yên tĩnh, việc vận chuyển các đồ dùng học tập và thức ăn cho các nhóm
lớp thuận tiện nhất và đặc biệt là đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh khi ở trường.
3. Giải pháp kiến trúc
- Nhà trường được xây dựng kết hợp hài hòa giữa hình khối và màu sắc, hình thành
một môi trường sinh hoạt vui chơi phù hợp với lứa tuổi học sinh, phục vụ cho nhu cầu
sinh hoạt của học sinh trong mọi điều kiện thời tiết, khí hậu, hướng gió và ánh sáng được
chú ý.
- Giải pháp chống nóng bằng tường xây gạch lỗ dày, thiết kế đảm bảo giảm thiểu bức
xạ nhiệt, chống nóng về mùa hè và đủ ánh sáng vào mùa đông, ngoài ra ưu tiên giải pháp
thông gió tự nhiên cho toàn bộ khu lớp học.
- Thân nhà kết cấu chịu lực là khung bê tông cốt thép đổ tại chỗ, chịu tải trọng đứng
và ngang;
- Tường xây có tính chất ngăn che;
4. Giải pháp kỹ thuật
- Thiết bị trong lớp học gồm có máy điều hòa không khí, máy nước nóng, ti vi,... đảm
bảo đủ công suất phục vụ nhu cầu học tập, giải trí và vệ sinh.
- Giải pháp cấp điện: Công trình được lấy nguồn điện từ trạm biến thế hiện có gần
khu đất.
- Giải pháp cấp nước: Công trình được cấp nước theo quy hoạch của cơ quan quản lý
môi trường.

20



- Giải pháp thoát nước: Nước thải sinh hoạt được xử lý cục bộ trong khu đất bằng hệ
thống tự hoại nước trước khi thoát vào hệ thống thoát nước chung của khu vực.

21


CHƯƠNG IX:
HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI
1. Hiệu quả kinh tế
Dự án đầu tư trường mầm non ONG XINH – cơ sở 2 được lập có hiệu quả về mặt
kinh tế cho chủ đầu tư dự án và tăng thu cho ngân sách của địa phương nơi dự án
thực hiện, điều này thể hiện qua các chỉ tiêu đánh giá tài chính của dự án.
2. Hiệu quả xã hội
Dự án đi vào hoạt động sẽ mang lại hiệu quả tích cực cho xã hội, cụ thể:
- Thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục mầm non của thành phố Đà Nẵng nói chung và quận Hải Châu nói riêng.
- Tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động;
- Tạo cơ hội cho các trẻ được thụ hưởng một môi trường giáo dục an toàn, có điều
kiện phát triển toàn diện, phù hợp với đặt điểm lứa tuổi.
Những hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội mà dự án đem lại cho thấy việc đầu tư
xây dựng trường Mầm non ONG XINH – cơ sở 2 là hoàn toàn phù hợp và cần
thiết.

22


CHƯƠNG X:
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Qua phân tích và đánh giá các tiêu chí, cho thấy việc xã hội hóa giáo dục, đầu tư
xây dựng trường Mầm non ONG XINH – cơ sở 2 là cần thiết đối với nhu cầu của
người dân trên địa bàn quận. Trường sẽ tiếp dục duy trì, đảm bảo và phát triển
chất lượng nuôi dạy trẻ cũng như về cơ sở vật chất đáp ứng các tiêu chuẩn của
giáo dục mầm non hiện nay.
Trên cơ sở đó, kính đề nghị Quý lãnh đạo xem xét và hỗ trợ để trường sớm được
công nhận thành lập.
Trân trọng cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày

tháng

năm 2018

TRƯỜNG MẦM NON ONG XINH
HIỆU TRƯỞNG

Nguyễn Thị A

1. Sự cần thiết xây dựng đề án
2. Cơ sở pháp lý
23


Đề án được xây dựng dựa trên những Văn bản Pháp lý chính sau đây:
1. Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày 15/06/2004 và Nghị định số
71/2011/NĐ-CP ngày 22/08/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;
2. Luật Giáo dục 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục ngày
25/11/2009 và Nghị định số 75/NĐ-CP ngày 02/8/2008 của Chính phủ Quy định chi tiết

và hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục;
3. Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ban hành ngày 18/04/2005 của Chính phủ về đẩy
mạnh các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao;
4. Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25/05/2006 của Chính phủ về: “Khuyến khích
phát triển các cơ sở cung ứng ngoài công lập”;
5. Chiến lược phát triển Giáo dục 2011-2020 ban hành kèm theo Quyết định số
711/QĐ-TTg ngày 13/06/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
7. Các văn bản của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: Quyết định số 04/VBHNBGDĐT ngày 24/12/2015 về Ban hành Điều lệ trường mầm non;Thông tư số
13/2015/TT-BGDĐT ngày 30/06/2015 Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động trường
mầm non tư thục; Thông tư số 48/2011/TT-BGDĐT ngày 25/10/2011 về Quy định chế
độ làm việc đối với Giáo viên mầm non; Thông tư 25/2014TT-BGDĐT ngày 07/08/2014
Ban hành quy định về Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục, quy trình, chu kỳ kiểm
định chất lượng giáo dục trường Mầm non;
8. Kế hoạch phát triển giáo dục quận Hải Châu giai đoạn 2010-2020.

24


CHƯƠNG II
QUY MÔ PHÁT TRIỂN VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Quy mô phát triển
1.1 Số lượng nhóm – lớp, học sinh
a. Lớp nhà trẻ chia theo độ tuổi
Độ tuổi

Số nhóm

Số trẻ

12-18 th


1

10

18-24 th

1

10

Tổng Cộng

2

20

Lớp

Số lớp

Số trẻ

Mẫu giáo 24-36 tháng

1

10

Mẫu giáo 3-4 tuổi


1

10

Mẫu giáo 4-5 tuổi

1

10

Tổng cộng

3

30

b. Lớp mẫu giáo chia theo độ tuổi

2. Chương trình CSGD trẻ
3. Về cơ cấu tổ chức:
a) Hiệu trưởng và phó Hiệu trường:
b) Giáo viên Mầm non:
- Giáo viên Nhà trẻ:

06 người (bình quân 3 giáo viên/lớp)

- Giáo viên Mẫu giáo:

09 người (bình quân 3 giáo viên/lớp)


- Trình độ giáo viên:
+ Giáo viên Mầm non: 12/15 đạt trình độ chuẩn trong đó trên chuẩn 3/15 người
(ĐH) tỉ lệ 20%.
c) Nhân viên: 04 người, các nhân viên của trường đều có trình độ đào tạo phù hợp
với vị trí việc làm tương ứng, đáp ứng các yêu cầu của công việc được giao. Trong đó:
25


×