Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.82 KB, 20 trang )

Soạn câu hỏi ôn tập

VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX-1945
1. Tại sao nói giai ndoạn văn học giao thời 1900-1932 có vai trò đặc biệt quan trọng
trong tiến trình HĐH VHVN
TL : Từ 1900-1932 : giai đoạn giao thời
Tìm hiểu như thế nào là HDH VH
HDH là thoát khỏi phạm trù thẫm mỹ trung đại theo mỹ học hiện đại, thực chất là
tây phương hóa , mà cốt lõi là ý thức cá nhân đc nhìn nhận
HDH là làm cho nền văn học hiện đại theo kịp các nền VH tiên tiến trên thế giới.
-

Bắt đầu có sự Bắt đầu có sự hiện đại hóa – “phá cách”
+ Văn học yêu nước: các nhà nho có tư tưởng canh tân: Phan Bội Châu, Phan
Chu Trinh
+ Tiểu thuyết: Thầy La-za-rô Phiền (Nguyễn Trọng Quản)
Hồ Biểu Chánh
Tố Tâm Hoàng Ngọc Phách
+ Kịch
Chén thuốc độc Vũ Đình Long
+ Thơ:
Tản Đà, Trần Quang Khải, Nguyễn Ái Quốc
+ Dịch:
Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh
Vai trò quan trọng của văn học giai đoạn giao thời.
Từ bối cảnh LSXHVN đầu thế kỷ XX
+ Chế độ thực dân phong kiến
+ 2 cuộc khai thác thuộc địa
+ Quá trình đô thị hóa = xuất hiện tầng lớp thị dân
+ sự phát triển của báo chí
+ Hán học suy tàn, xuất hiện chữ quốc ngữ


+ ảnh hưởng tân tư
+ văn học trở thành hàng hóa
Dẫn đến
a. Thay đổi gốc rễ môi trường văn học
b. Hoàn thành và xác lập hệ thống thể loại mới có nguồn gốc phương Tây
+ thơ – văn – phú – lục
+ Tiểu thuyết – thơ – kịch
c. Tạo nền móng, tiền đề cho giai đoạn kết tinh về sau
d. Tạo màng lọc và đặc biệt giúp có cái nhìn đối sánh để điềm tĩnh và chắc
chắn hơn khi lý giải những vấn đề của có tính chất lịch sử văn học, văn học
đương đại.


2. Đoạn cuối của TP cha con nghĩa nặng của Hồ Biểu Chánh đc xây dựng như một vở
kịch 2 màn với những hình ảnh đan chéo, có thắt có mở,dựa trên những mâu
thuẫn xung đột gây cấn . cái kết như vậy tạo nên giá trị về mặt nội dung và nghệ
thuật ntn?
TL :
Văn chương từ xưa đến nay ngợi ca rất nhiều về tình mẫu tử mà rất ít những tác
phẩm viết về tình phụ tử. Với những trang viết vô cùng cảm động, nhà tiêu thuyết
Hồ Biểu Chánh đã phần nào bổ khuyết vào khoảng trống đó của văn học. Cha con
nghĩa nặng đã diễn tả thành công tình nghĩa cha con, một trong những tình cảm
thiêng liêng cao quí nhất của con người.
Hồ Biểu Chánh có một vị trí đặc biệt trong nền văn xuôi quốc ngữ Việt Nam trong
những năm đầu thể ki XX. Nếu ở Bắc Bộ Hoàng Ngọc Phách nổi tiếng với tiểu
thuyết Tô Tám thì ở Nam Bộ Hồ Biểu Chánh được bạn đọc đón nhận nồng nhiệt
bởi sức sáng tạo dồi dào, phong phú với hàng loạt những tiểu thuyết có khuynh
hướng tư tưởng trong sáng, tốt đẹp (đề cao cái thiện, cổ vũ cho sự cao quý của
đạo lí hình dân truyền thống: Quý trọng sự thủy chung, lòng bao dung, ca ngợi sự
trung thực, thằng ngay, dám hi sinh vì tín nghĩa,...). Phải đặt mình vào tác phẩm

của Hồ Biểu Chánh như Cha con nghĩa nặng vào nền văn xuôi nước nhà hồi đẩu
thế kỉ mới có thể cảm nhận một cách đầy đủ những phẩm chất nghệ thuật của
một ngòi bút tiểu thuyết giản dị, mộc mạc trong cách kể chuyện, ít gây-bất ngờ
đột ngột nhưng khá cuốn hút. Hệ thống ngôn ngữ từ vựng cũng như các tình tiết
về không gian, thời gian và nhân vật gần với đời thường, rất quen thuộc với người
dân Nam Bộ.
Tinh cha con được tác giả đặt trong một tình huống nghệ thuật giàu kịch tính.
Mâu thuẫn giữa tình cha thương con và hạnh phúc của con, giữa hạnh phúc của
con và tình con thương cha đã bật lên lời ngợi ca: "cha con nghĩa nặng".
Cuộc chạy đuổi của hai cha con thật căng thắng. Người con vì muốn đuổi kịp cha
nên đã chạy thật nhanh. Người cha một mặt vì tưởng có người đuổi bắt, mặt khác
không muốn vì mình để liên lụy đến con nên càng chạy nhanh hơn. Người cha
chạy vì muốn để lại phía sau sự bình yên cho các con. Người con chạy vì muốn tới
kịp phía trước để giữ cha lại, lo cho tuổi già của cha. Hai-người chạy một cách vội
vã, gấp gáp và họ đã gặp nhau trong tình thương yêu giành cho người mà họ yêu
thương nhất.


Khi người cha định tự tử thì đứa con cũng vừa lao tới. Chi tiết này thể hiện kịch
tĩnh ở độ căng thẳng nhất. Người con chí chậm một chút thôi là vĩnh viễn mất
cha. Người cha chi nhanh thêm chút thôi là không bao giờ còn có cơ hội gặp lại
con. Tiếng gọi của đứa con yêu dấu đã kéo người cha khói bàn tay của tử thần.
Giây phút cha con gặp nhau thật vô cùng cảm động: "Trần Văn Sửu giật mình,
tháo dầu trở vô, rồi dậy mà ngó. Thằng Tí chạy riết lợi nắm tay cha nó, dòm sát
vào mặt mà nhìn, rồi ôm cổ cha mà nói: "cha ơi , cha chạy đi đâu vậy ". Lúc ấy,
Trần Văn Sửu mất trí khôn, hết nghị lực, máu trong tìm cháy thình thịch, nưỏc
trong con mắt tuôn ròng ròng, đứng xui xị xui lơ, không nói được một tiếng chi
hết. Cha con ôm nhau mà khóc một hồi rồi mới buông ra”. Đặt tình cha con vào
ranh giới của sự sống và cái chết, sự gặp gỡ và chia li vĩnh viễn, tác giả đã khiến
người đọc vô cùng hồi hộp và cũng vô cùng hạnh phúc để rồi từ đó nhận ra tình

cha con là thứ tình cảm thiêng liêng và cao quý.
Cuộc trò chuyện cảm động giữa hai cha con một mặt thể hiện tấm lòng thương
yêu con của anh Sửu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu cha của thẳng Tí. Người
cha vì hạnh phúc cùa con mà nhất quyết hi sinh cuộc sống riêng, muốn vĩnh viễn
xạ con. Người con vì thương cha, lo cho tuổi già và sự an nguy của cha mà chạy
theo tìm cha bằng được để mời cha trở về. Khi cha nhất định đi, Tí đã quyết theo
cha vì "đi theo đặng làm mà nuôi cha, chìmg nào cha chết rồi con vể". Cuộc đối
thoại giằng co đầy mâu thuẫn và xục động, tô đậm mối quan hệ máu mú ruột rà
đáng quý: Cha quên mình chỉ nghĩ đến tương lai hạnh phúc cùa con. Ngược lại.
con hoàn toàn chỉ nghĩ đến cuộc sống an vui thanh thản lúc tuổi già cùa cha. Quả
thật đây là một bài ca cảm động về tình nghĩa cha con: cha hiền, con hiếu.
Cha con nghĩa nặng của Hồ Biểu Chánh đã được viết cách đây bảy thập kỉ. Từ
ngữ, câu văn có thể cũ nhưng tình nghĩa cha con mà ông ngợi ca trong những
trang viết của mình luôn luôn lấp lánh vẻ đẹp mà con người thời đại nào cũng
thấy cần thiết.
3. Phân tích những biểu hiện của quá trình HDH VH giai đoạn 1900-1945 qua các
sang tác văn học giai đoạn này
4. So sánh hình tượng gái quê trong thơ hàn mặc tử và nguyễn bính qua 2 bài thơ
nụ cười gái quê và mưa xuân người hàng xóm
5. Cái mới trong thơ tình yêu của Xuân Diệu


TL
Với nhiều người nói chung và với những người yêu thơ nói riêng thì có lẽ không ai
là không biết đến cái tên Xuân Diệu. Được mệnh danh là “ông hoàng thơ tình“,
Xuân Diệu là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới.
Ông mang ngọn gió rạo rực, thiết tha, nồng cháy, khao khát yêu thương đến cho
thi ca. Trong tập thơ thơ, thơ ông là “vườn mơn trớn”; là “cuộc sống đầy mơn
mởn”; là “mây đưa và gió lượn”, ca ngợi tình yêu bằng muôn sắc điệu, âm thanh,
hương vị. Còn trong gửi hương cho gió, thơ ông lại pha lẫn với chút ngậm ngùi và

cay đắng!
Nhà thơ Xuân Diệu, tên thật là Ngô Xuân Diệu (2/2/1916 – 18/12/1985). Quê ở
Tuy Phước, tỉnh Bình Định cũ, nơi cha là Ngô Xuân Thọ vào dạy học và kết duyên
với mẹ là Nguyễn Thị Hiệp. Xuân Diệu sau học ở Hà Nội, 1938-1940 ông và Huy
Cận ở gác 40 Hàng Than, tốt nghiệp kỹ sư canh nông năm 1943. Ông có khoảng
450 bài thơ và nhiều bút ký, tiểu luận, phê bình văn học.
Nhắc tới Xuân Diệu là nhắc tới “xuân” và “yêu”. Như đã tự chọn cho mình một
tôn chỉ là sống để yêu và phụng sự cho tình yêu ngay từ buổi đầu bước chân vào
làng thơ, ông đã phụng sự bằng cả trái tim yêu nồng cháy, bằng cuộc sống say mê
và bằng việc hăm hở viết nên những áng thơ tình đầy cảm xúc. Nhiều nhà thơ đã
viết vè tình yêu, nhưng chưa ai viết về tình yêu với tất cả cung bậc sôi nổi, rạo rực
như XD. Với ông, làm sao sống được mà không yêu, và yêu là khát vọng hòa
quyện cả tâm hồn và thể xác. Con người và vật thể nào trong thơ XD hiện lên đều
đẹp và say đắm như người tình trẻ.
Xưa nay tình yêu nam nữ vốn luôn hiện hữu với rất nhiều cung bậc: Lãng mạn,
mơ mộng, thiêng liêng, cao thượng, phàm tục, nhục thể, bi đát, đắm đuối, si mê,
lỗi lầm… như một nhận thức tất yếu về đời sống, thơ Xuân Diệu cũng cắt nghĩa về
tình yêu trên nhiều phương diện. Trước hết, đối với thi sĩ yêu là nguồn sống:
Làm sao sống được mà không yêu
Không nhớ, không thương một kẻ nào?
(Bài ca tuổi nhỏ)
Quả thật, cuộc sống đúng như thi sĩ quan niệm: “Đời không ân ái đời vô vị/ Kiếp
sống không yêu kiếp sống thừa”. Cuộc sống thiếu tình yêu không phải là sống mà
chỉ là sự tồn tại đơn điệu, vô nghĩa, nhạt nhẽo.
Hơn ai hết Xuân Diệu thấu hiểu sâu sắc tình yêu cần thiết cho cuộc sống con
người đến nhường nào, con người chỉ có thể sống có ý nghĩa trong sự gắn bó với
tình yêu. Và có lẽ thế nên suốt cuộc đời mình, thi sĩ đã luôn trong tâm thế đi tìm
những cung bậc cảm xúc tình yêu, và thơ là nơi ông gửi gắm bao cung bậc của



con tim luôn tha thiết yêu đương đến si mê, cuồng nhiệt. Con người ấy đã nhận
kiếp trước ông đã yêu và kiếp này vẫn tiếp tục yêu, ngọn lửa tình yêu dường như
bất tận trong ông: Tôi đã yêu từ khi chưa có tuổi/ Lúc chưa sinh vơ vẩn giữa luân
hồi/ Tôi sẽ yêu khi đã hết tuổi rồi/ Không xương xóc chỉ huyền hồ bóng dáng. (Đa
tình)
Yêu giản dị chỉ là như vậy, yêu như hít thở khí trời để sống, có duyên thì tình yêu
tự đến, tình yêu nằm ngoài những toan tính, sắp đặt… đối với Xuân Diệu khởi đầu
cho một tình yêu đích thực là tiếng tơ lòng rung động chân thành, đánh thức
miền yêu nơi sâu thẳm nhất trong tâm hồn con người. Trong thơ của ông người
đọc có thể thấy rõ sự phát hiện tinh tế diễn biến tâm lý của tâm hồn mới chớm
yêu thương, và ông cho rằng khi yêu tâm hồn trở nên dễ xúc động, tinh tế, lãng
mạn đến vô cùng: Bâng khuâng chân tiếc dậm lên vàng/ Tôi sợ đường trăng tiếng
dậy vang/ Ngơ ngác hoa duyên còn núp lá/ Và làm sai nhỡ nhịp trăng đang.
(Trăng) Khí trời quanh tôi làm bằng tơ/ Khí trời quanh tôi làm bằng thơ (Nhị hồ)
Vì quan niệm yêu là nguồn sống nên hầu hết các bài thơ tình của Xuân Diệu như
Hôn cái nhìn, Biển, Bóng đêm biếc, Bài thơ tuổi nhỏ, Vì sao, Yêu… đều cho thấy
những cảm xúc trong ông luôn được đẩy đến tận cùng. Thi sĩ yêu cuộc sống đến
cuống quýt “muốn ôm, muốn riết, muốn say…” (Vội vàng), và bởi thế nên ông
như đắm chìm trong cõi yêu đương nồng nàn, cháy bỏng. Chính thi sĩ đã thừa
nhận: Tôi khờ khạo lắm, ngu ngơ quá/ Chỉ biết yêu thôi, chẳng hiểu gì (Vì sao?). Ở
đây, có thể coi sự “khờ khạo, ngu ngơ” của thi sĩ như một giá trị, một lối ứng xử
văn hóa trong tình yêu. Nó chính là biểu hiện của những gì thanh khiết, chân
thành, trong sáng, vô tư, phi vụ lợi của tình yêu đích thực. Sự thừa nhận “chỉ biết
yêu thôi” đồng thời cũng cho chúng ta thấy một minh triết yêu trong thơ tình
Xuân Diệu: Yêu chính là phải biết sống hết mình cho người mình yêu, yêu là sự
dấn thân và tận hiến vì nhau và cho nhau.
Xuân Diệu cho chúng ta thấy một khát vọng về yêu như vậy:
Anh thèm muốn vô biên và tuyệt đích/ Em biết không? Anh tìm kiếm em hoài…
Yêu tha thiết thế vẫn còn chưa đủ/ Phải nói yêu, trăm bận đến ngàn lần (Phải
nói );

Em là em, anh vẫn cứ là anh/ Có thể nào qua Vạn lí trường thành/ Của hai vũ trụ
chứa đầy bí mật (…) Ôi mắt người yêu, ôi vực thẳm!/ Ôi trời xa vừng trán của
người yêu/ Ta thấy gì đâu sau sắc yêu kiều (Xa cách)


Tình yêu trong thơ Xuân Diệu là tình yêu của con người sống giữa đời thường chứ
không phải tình yêu đạo đức trong sách vở của một “ông hoàng” nào đó. Đó là
thứ tình yêu dám bộc lộ những khát vọng thành thực đến cháy lòng. Do đó triết lý
yêu trong thơ tình Xuân Diệu bên cạnh việc luận giải vấn đề yêu là hướng đến sự
hòa hợp tâm hồn thì còn khẳng định một chân giá trị đầy tính nhân bản: yêu là
khao khát được hòa hợp với thân xác người mình yêu. Nhiều bài thơ, câu thơ của
Xuân Diệu đã bộc lộ khát vọng trên một cách say mê, đắm đuối:
Hãy sát đôi đầu ! Hãy kề đôi ngực ! Hãy trộn nhau đôi mái tóc ngắn dài ! Những
cánh tay ! hãy cuốn riết đôi vai ! Hãy dâng cả tình yêu lên sóng mắt ! Hãy khăng
khít những cặp môi gắn chặt (Xa cách). Chúng ta đau, thôi em tới đây mà ! Mơn
man nào, em đừng khóc đôi ta/ Thế, riết thế, hãy vòng tay chặt nữa/ Cho em hút
những chút hồn đã rữa/ Cho em chuyền hơi độc rất tê ngon (Sầu). Hãy tuôn âu
yếm, lùa mơn trớn/ Sóng mắt, lời môi, nhiều - thật nhiều (Vô biên). Em phải nói,
phải nói, và phải nói/ Bằng lời riêng nơi cuối mắt, đầu mày/ Bằng nét buồn bằng
vẻ thẹn , chiều say/ Bằng đầu ngả, bằng miệng cười, tay riết (Phải nói).
Hai nhà thơ Nguyễn Bính và Xuân Diệu, họ đều là các nhà thơ trong phong trào
Thơ mới nhưng rất khác nhau trong tư tưởng sáng tác
Tương tư thức mấy đêm rồi,
Biết cho ai, hỏi ai người biết cho!
Bao giờ bến mới gặp đò?
Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau?
Nhà em có một giàn giầu,
Nhà anh có một hàng cau liên phòng.
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào

NB
Anh nhớ tiếng. Anh nhớ hình
Anh nhớ ảnh Anh nhớ em, anh nhớ lắm! Em ơi!
Anh nhớ anh của ngày tháng xa khợi,
Nhớ đôi môi đang cười ở phương trời
Nhớ đôi mắt đang nhìn anh đăm đắm.


Em! Xích lại! Và đưa tay anh nắm!
Xuân Diệu – Tương tư chiều
Điểm giống nhau giữa hai đoạn thơ là Cùng viết về một đề tài rất thơ mới: tương tư –
một trạng thái tình cảm thường xuất hiện khi người ta đang yêu và thể hiện Nội dung
cảm xúc: nói lên nỗi nhớ da diết, mãnh liệt của chủ thể trữ tình – những chàng trai đa
tình, sống hết mình cho tình yêu.
Nhưng XD vẫn chứng tỏ được cái mới mẻ của mình qua cách thể hiện nỗi nhớ rất hiện
đại và cởi mở. Cùng thể hiện nỗi nhớ da diết trong tình yêu nhưng nỗi nhớ trong đoạn
thơ của Nguyễn Bính mang nặng nỗi niềm trăn trở, băn khoăn. Tình cảm được thể hiện
một cách tế nhị, kín đáo, chủ yếu là tỏ tình, ướm hỏi với bao khát khao, mong ước. Đây
là nỗi tương tư một phía, vào thời điểm mới bắt đầu của một tình yêu mang đậm màu
sắc truyền thống.Trạng thái tương tư được thể hiện trong đoạn thơ của Xuân Diệu sôi
nổi, mãnh liệt, dâng trào. Tác giả công khai thể hiện nỗi nhớ cháy bỏng, da diết và khát
khao được gần gũi, sẻ chia với người mình yêu. Đây là trạng thái tương tư của một tình
yêu rất "hiện đại".
Đến đây ta đã thật sự hiểu được vì sao Hoài Thanh đã gọi Xuân Diệu là “nhà thơ mới
nhất trong các nhà thơ mới”. Với Xuân Diệu thơ tình có cách diễn đạt khác hẳn các nhà
thơ cùng thời và trước đó. Thi sĩ là người đầu tiên dám diễn đạt tình yêu theo đúng
nghĩa tình yêu. Là người được lựa chọn để giương cao hơn nữa ngọn cờ Thơ mới, Xuân
Diệu đã không phụ công sức của những người mở đầu, khai phá, mau chóng trở thành
đại biểu ưu tú nhất của một thời đại thơ ca.
6. Vẻ đẹp trong truyện ngắn Thạch Lam

Với nhà văn Thạch Lam (1910-1942), vẻ đẹp là môt cái gì chỉ hiên ra mong manh
thấp thoáng nên dễ bị bỏ qua. Ông viết: "Cái đẹp man mác khắp vũ trụ, len lỏi khắp
hang cùng ngõ hẻm, tiềm tàng ở mọi vât tầm thường...". Cái đẹp trong văn Thạch
Lam là cái đẹp cổ điển: đẹp và buồn.
Không phải nhà văn tiền chiến nào cũng thích nói đến cái đẹp. Đọc các truyên ngắn
truyên dài của Nguyễn Công Hoan hay cả loạt phóng sự và tiểu thuyết phóng sự của
Vũ Trọng Phụng, người ta thấy cái đẹp hầu như vắng măt. Có vẻ nó giống như m ôt
thứ hàng xa xỉ, không dây dưa gì đến cuôc đời nhếch nhác này, và để được chân


thành trong câu chuyên, tác giả ngầm bảo ta rằng, tốt hơn hết là không nên nhắc tới
nó làm gì
Ở môt ngòi bút như Thạch Lam thì tình hình hoàn toàn ngược lại. Từ những bài báo
nhỏ đến những truyên ngắn cô đọng, viết văn với Thạch Lam đồng nghĩa với vi êc săn
sóc tới cái đẹp, và nhắc nhở về sự có măt của nó với mọi người. Ông nói tới vẻ đẹp
trong thiên nhiên: buổi trưa vắng vẻ ở môt làng quê hay ban mai yên ả ở m ôt xóm
nhỏ trung du (Dưới bóng hoàng lan, Nắng trong vườn). Ông nói tới vẻ đẹp hồn hâu
trong xúc đông đơn sơ của môt thanh niên lần đầu làm cha, hoăc cái cảm giác lạ
lùng của mấy em nhỏ trong môt ngày chớm rét (Đứa con đầu lòng, Gió đầu mùa).
Đối với những con người khiêm nhường mà cuôc sống bị đè năng bởi những lo toan
hàng ngày, Thạch Lam biết tìm ra những nét tính cách cao quý, nó là nhân tố làm cho
người ta tồn tại và nhờ vây, lại toát lên môt vẻ đẹp riêng (Nhà mẹ Lê, Tối ba mươi).
Môt nét quán xuyến trong cách nhìn đời của Thạch Lam: tác giả luôn luôn mách
thầm với chúng ta rằng vẻ đẹp là môt cái gì chỉ hiên ra mong manh thấp thoáng nên
dễ bị bỏ qua. Ông viết trong Theo dòng: "Cái đẹp man mác khắp vũ trụ, len lỏi khắp
hang cùng ngõ hẻm, tiềm tàng ở mọi vât tầm thường. Công viêc của nhà văn là phải
hiểu cái đẹp chính ở chỗ mà không ai ngờ, tìm cái đẹp kín đáo bị che lấp trong sự
vât, cho người khác môt bài học trông nhìn và thưởng thức".
có lẽ đăc tính đáng nhớ nhất của cái đẹp trong văn Thạch Lam ấy là nó thường được
miêu tả với môt nỗi buồn sâu xa. Cảm giác chính còn lại trong người đọc sau khi đọc

nhiều trang sách, từ Gió đầu mùa đến Sợi tóc, là môt cu ôc đời mờ mờ xám xám. Hãy
nhớ lại Cô hàng xén, thiên truyên bao quát gần hết cu ôc đời của môt con người.
Những phiên chợ quê nhiều mầu sắc, thoáng qua rất nhanh, cùng với những năm
tháng tuổi trẻ, ấp ủ nhiều hy vọng của người con gái chăm chỉ và giàu tình thương gia
đình. Rồi cái khía cạnh người ta nhớ hơn cả khi nghĩ tới Tâm, ấy là con đường từ chợ
về nhà vắng vẻ, cùng những lo âu đè năng tâm hồn cô trong cuôc sống hàng ngày.
Ngòi bút Thạch Lam thường tỏ ra có sự nhạy cảm lạ lùng với những gì đã an bài ho ăc
những nếp sống đã trở thành mòn mỏi. Môt buổi tối phố huyên, nhà cửa như thiếp
dần đi trong ánh sáng những ngọn đèn dầu leo lét. Những điêu hát xẩm vẳng lên
trong môt xóm nghèo. Mấy bức tranh dân gian mầu sắc đạm bạc. Cảnh tết sơ sài ở
môt xóm nhỏ ngoại thành... Thạch Lam bằng lòng chấp nhân cuôc sống như nó đang
có, nhưng vẫn không thôi tự nhủ lẽ ra nó phải khác kia, làm sao nó lại chỉ như chúng
ta đang thấy! Môt cảm giác bao trùm còn lại: Đời đẹp và buồn. Và nhờ gắn với cái
buồn, cái thực, mà vẻ đẹp trong văn Thạch Lam lại có được sự sống riêng. Nó trở nên


bền chắc. Nó không lẫn đi giữa những vẻ đẹp nhạt nhèo mà những cây bút tầm
thường mang ra để an ủi bạn đọc. Cái thuở thanh bình xa vắng tác giả Gió đầu mùa
hay nói tới giờ đã qua đi từ lâu, song sống trong tấp nâp ồn ào, các thế hê đến sau
vẫn có thể tìm thấy ở cái vẻ đẹp cổ điển mà Thạch Lam hay nói tới m ôt sự đồng cảm.
Cổ điển ở đây đồng nghĩa với sống mãi.
có lẽ đăc tính đáng nhớ nhất của cái đẹp trong văn Thạch Lam ấy là nó thường được
miêu tả với môt nỗi buồn sâu xa. Cảm giác chính còn lại trong người đọc sau khi đọc
nhiều trang sách, từ Gió đầu mùa đến Sợi tóc, là môt cu ôc đời mờ mờ xám xám. Hãy
nhớ lại Cô hàng xén, thiên truyên bao quát gần hết cu ôc đời của môt con người.
Những phiên chợ quê nhiều mầu sắc, thoáng qua rất nhanh, cùng với những năm
tháng tuổi trẻ, ấp ủ nhiều hy vọng của người con gái chăm chỉ và giàu tình thương gia
đình. Rồi cái khía cạnh người ta nhớ hơn cả khi nghĩ tới Tâm, ấy là con đường từ chợ
về nhà vắng vẻ, cùng những lo âu đè năng tâm hồn cô trong cuôc sống hàng ngày.
Ngòi bút Thạch Lam thường tỏ ra có sự nhạy cảm lạ lùng với những gì đã an bài ho ăc

những nếp sống đã trở thành mòn mỏi. Môt buổi tối phố huyên, nhà cửa như thiếp
dần đi trong ánh sáng những ngọn đèn dầu leo lét. Những điêu hát xẩm vẳng lên
trong môt xóm nghèo. Mấy bức tranh dân gian mầu sắc đạm bạc. Cảnh tết sơ sài ở
môt xóm nhỏ ngoại thành... Thạch Lam bằng lòng chấp nhân cuôc sống như nó đang
có, nhưng vẫn không thôi tự nhủ lẽ ra nó phải khác kia, làm sao nó lại chỉ như chúng
ta đang thấy! Môt cảm giác bao trùm còn lại: Đời đẹp và buồn. Và nhờ gắn với cái
buồn, cái thực, mà vẻ đẹp trong văn Thạch Lam lại có được sự sống riêng. Nó trở nên
bền chắc. Nó không lẫn đi giữa những vẻ đẹp nhạt nhèo mà những cây bút tầm
thường mang ra để an ủi bạn đọc. Cái thuở thanh bình xa vắng tác giả Gió đầu mùa
hay nói tới giờ đã qua đi từ lâu, song sống trong tấp nâp ồn ào, các thế hê đến sau
vẫn có thể tìm thấy ở cái vẻ đẹp cổ điển mà Thạch Lam hay nói tới m ôt sự đồng cảm.
Cổ điển ở đây đồng nghĩa với sống mãi.
Trong truyện, Thạch Lam đã xây dựng được một thế giới hình ảnh vừa chân thực,
sinh động lại vừa vô cùng gợi cảm bởi chính vẻ đẹp của nó.
+ Quan niệm của Thạch Lam: "Cái đẹp man mác khắp vũ trụ, len lỏi khắp hang cùng
ngõ hẻm, tiềm tàng ở mọi vật bình thường".
+ Không gian được lựa chọn trong tác phẩm: Một phố huyện nghèo nơi tiếp giáp
giữa thành thị và thôn quê song dưới ngòi bút Thạch Lam dường như tính chất làng
đã nhiều hơn tính chất phố.


Nguyễn Tuân đã nhận xét về ngôn ngữ văn chương Thạch Lam rất sâu sắc “Thạch
Lam đã làm cho tiếng Việt gọn ghẽ đi, co duỗi thêm, mềm mại và tươi tắn hơn. Thạch
Lam có đem sinh sắc vào tiếng ta. Và theo tôi nghĩ, đứng bên cái tiêu chuẩn thái độ
tư tưởng nó là tiêu chuẩn chung cho các thể, các ngành văn nghệ thì đây là cái chuẩn
trong những tiêu chuẩn quan trọng nếu không là duy nhất”. Thạch Lam đã mang tới
những đóng góp không nhỏ trong quá trình hiện đại hóa văn học trên phương diện
ngôn ngữ và mang dấu ấn rất riêng của cây bút lãng mạn, giàu xúc cảm và tài hoa.
7. Phân tích nhân vật điển hình hóa của vũ trọng phụng qua nhân vạt nghi hách và
xuân tóc đỏ

Vũ Trọng Phụng là một nhà văn hiện thực xuất sắc của thời kì 1930 - 1945, ông
mất năm 27 tuổi nhưng đã để lại 17 tác phẩm lớn: Vỡ đê, Giông tố. Số đỏ...
Vũ Trọng Phụng đã xây dựng thành công hai nhân vật điển hình là Xuân tóc đó và
Nghị Hách. Nghị Hách từ một cái nền đã dùng thủ đoạn lừa đảo và nhiều âm mưu
thâm độc trở thành một tên tư bản giàu có, độc ác, cơ hội về chính trị, vô đạo
đức. Trong các nhân vật như Nghị Lại (Bước đường cùng), Nghị Quế (Tắt đèn) thì
Nghị Hách có bề dày cá tính rõ rệt hơn. "Xuân tóc đỏ" là một điển hình sắc sảo và
Số đỏ là một tác phẩm lớn của dòng văn học hiện thực.
Nhân vật Xuân tóc đỏ được hình thành trước hết là trong môi trường bụi đời. Vốn
là đứa trẻ không cha không mẹ, ở với bác bị đuổi vì thói xấu vô đạo đức và Xuân
trở thành kẻ lang thang bụi đời: Thằng Xuân lấy đầu hè, xó cửa làm nhà, lấy sấu ở
các phố, cá hồ Hoàn Kiếm làm cơm. Nó đã bán phá xa, bán nhật trình, làm chạy
hiệu rạp hát, bán cao đơn hoàn tán trên xe lửa, và vài ba nghề tiếu xảo khác nữa.
Ánh nắng mặt trời làm tóc nó đỏ như tóc Tây. Cảnh ngộ đó tạo nên một đứa hoàn
toàn vô giáo dục tuy nó tinh quái lắm, thạo đời lắm.
Môi trường bụi đời làm cho Xuân bị lưu manh hóa, biểu hiện ở những hành động
xấu, cách tán tỉnh cô hàng mía, thái độ của Xuân với cô đầm, lối nói năng vô văn
hóa: "Mẹ kiếp", "Nước mẹ gì". Môi trường bụi đời là sản phẩm của chế độ thực
dân phong kiến, Xuân tóc đỏ là một đứa vô học, không hề được tiếp nhận ảnh
hưởng tốt của giáo dục gia đình, nhà trường. Xuân tóc đỏ lại là kẻ gặp nhiều cơ
may. Vào lúc Xuân tóc đỏ bị bắt vì hành vi xấu, nó lại được bà Phó Đoan giải thoát
và được chuyển về môi trường những kẻ giàu có. Hai lối sống khác biệt nhưng
không đối lập nhau. Những người giàu có này thường có nhiều dục vọng, chạy
theo thời cuộc, sống đối phó, nhiều thủ đoạn. Xuân tóc đó đã tạo được chỗ đứng
trong gia đình của ông bà Văn Minh (Xuân tóc đỏ nhanh trí, khôn vặt, nhiều mánh
lới). .


Vốn quen nghề rao thuốc nên có một số kiến thức vặt về y học. Xuân được cụ cố
khen là biết nhiều về y lí và nhân đó Văn Minh giới thiệu Xuân tóc đỏ là sinh viên

trường thuốc và từ đó nghiễm nhiên trở thành quan Đốc.
Xuân nói năng linh hoạt, được bà Phó Đoan suy tôn là nhà hùng biện, biết chơi
quần vợt, được đăng kí là danh thủ. Và đến lúc Xuân tóc đỏ có thể tự giới thiệu
mình một cách hãnh diện củamột kẻ không hiểu mình, hiểu người: "Mc sử Xuân,
nguyên sinh viên trường thuốc, giáo sư quần vợt, giám đốc hiệu Âu hóa phụ nữ
tân tiến". Xuân dùng thủ đoạn gạt người giỏi để cuối cùng được thi đấu với danh
thủ Xiêm La. Và sau trận đánh, Xuân đã vì nghĩalớn mà chịu thua và dám tự xưng
là anh hùng cứu quốc.
Xuân khéo léo tự giấu mình và được Tuyết yêu. Tuyết là cô gái ham danh vọng, cả
tin và có phần dễ dãi trong chuyện tình cảm. Một số người biết bản chất của Xuân
nhưng vẫn phải chấp nhận, ông bà Văn Minh luôn đề cao Xuân tóc đỏ trước mọi
người, bà Phó Đoan cho Xuân là người có học, ông Phán "mọc sừng" cho Xuân là
người đứngđắn. Sự ngu độn của nó được người ta cho là nhũn nhặn, là sự khiêm
tốn, nên nó càng được yêu mến hơn.
Tính cách của Xuân phát triển phức tạp, mang nhiều nét lố bịch, hài hước, ở Xuân
có những mặt ổn định không hề thay đổi đó là bản chất vô văn hóa của nhân vật.
Tuy nhiên Xuân cũng là một nhân vật nhạy cảm, luôn tìm cách đối phó với hoàn
cảnh, có lúc không ngại nói ra cái thân phận thấp hèn của mình một cách thách
thức: "Tôi thì danh giá quái gì. Hạ lưu. Ma cà bông. Nhặt banh quần. Không đứng
đắn". Có lúc Xuân tóc đỏ kiêu ngạo, hóm hỉnh một cách lố bịch. Xuân tóc đỏ càng
kiêu ngạo làm bộ tịch bao nhiêu thì lại được thiên hạ kính trọng.
Nhân vật Xuân tóc đỏ trở thành một nhân vật lố bịch. Kết hợp trong nó nhiều thứ
rởm, hợm mình nhất là khi Xuân nói năng trước quần chúng: "Hỡi quần chúng, mi
không hiểu gì, mi oán ta. Ta vẫn yêu quý mimặc lòng mi chẳng rõ lòng ta. Thôi giải
tán đi". Mọi người hô: "Xuân tóc đỏ vạn tuế, sự đại bại vạn tuế".
Dùng thủ đoạn để tiến thân, Xuân tóc đỏ đã có một vị trí nhất định trong xã hội,
nhưng vẫn là một nhân vật hài hước, mang nhiều tính chất xảo quyệt, thủ đoạn.


Về nghệ thuật miêu tả, Xuân tóc đỏ là một nhân vật có tính cách sinh động, được

miêu tả tổng hợp từ những người cùng loại và không rõ nguyên mẫu trực tiếp.
Xuân tóc đỏ là một nhân vật điển hình, nhân vật mang tính tiêu biểu cho nhiều
người cùng loại trong xã hội cũ, dùng thủ đoạn lừa đảo để tiến thân. Nhân vật
Xuân không bị bóc trần bản chất xấu xa vì nó phát triển theo quy luật của xã hội,
một xã hội không dựa trên những quan hệ chân thực giữa con người, mà mang
nặng tính chất đối phó lừa đảo lẫn nhau. Do đó nhân vật Xuân cũng phản ánh
không khí xã hội. Xuân là một nhân vật sinh động, gây ấn tượng chân thực, có
nhiều chi tiết sinh động tạo ra tính cách có một sức hấp dẫn riêng. Nhân vật Xuân
tóc đỏ được miêu tả kết hợp giữa tính chân thực với những yếu tố phóng đại, hài
hước. Nhân vật Xuân được dựng lên với nhiều yếu tố tự nhiên, nhiều cơ may và
cả những yếu tố tưởng như không hợp lí nhưng nhìn chung là hợp với lý luật và
tính cách. Xuân tóc đỏ là một nhân vật thành công, góp phần phản ánh được bộ
mặt của bọn thực dân phong kiến xây dựng xây dựng trên một quan hệ có tính
chất đối phó, lừa dối. Ý nghĩa của nhân vật ít nhiều vượt ra khỏi khuôn khổ của xã
hội đương thời.Nhắc đến Xuân tóc đỏ là nhắc đến một tính cách, một loại người
mà hình như đây đó trong cuộc sống hôm nay vẫn còn thấp thoáng bóng dáng
nhân vật
Vũ Trọng Phụng là nhà văn Việt Nam đầu tiên đã phanh phui «thú tính» nơi con
người, kể cả những người được coi là «hiền lành, chân thật». Trong khi những tác
giả hiện thực cùng thời mới chỉ phân chia xã hội thành hai lớp lang tốt và xấu, đề
cao cái tốt và hạ bệ cái xấu.
Vũ Trọng Phụng đi trước thời đại, bước lên trên lối phân tích luân lý giáo khoa đó,
ông tả chân một xã hội hai mặt với những con người hai mặt, dùng đối thoại và
độc thoại nội tâm của các nhân vật, như một phương pháp thám hiểm vùng tiềm
thức của con người, ở thời điểm những năm 30 của thế kỷ trước.
8. Phân tích bút pháp được VTP sử dụng để khắc họa nhân vật trào phúng trong tiểu
thuyết số đỏ
Từ lâu nhiều người đã kể Số đỏ của Vũ Trọng Phụng vào hàng những tác phẩm xuất sắc
nhất của thể loại trào phúng trong văn xuôi Việt Nam. Với Số đỏ, người đọc được cười
từ đầu đến cuối, cười một cách hả hê. Nhưng cũng với Số đỏ người đọc phải phẫn uất

mà kêu lên: Trời! Cái xã hội gì mà giả dối, bịp bợm đến thế, bất nhân, bạc ác đến thế!


Nhắc đến Vũ Trọng Phụng, người ta không chỉ nhớ đến một “ông vua phóng sự đất Bắc"
mà còn nhớ đến một cây bút trào phúng độc đáo. Ông còn có tài sở trường xây dựng
kiểu nhân vật đám đông. Sự kết hợp tài tình giữa chất trào phúng và sở trường xây dựng
nhân vật kiểu đám đông này đã đem đến cho ta một tác phẩm được coi là kiệt tác của
văn xuôi Việt Nam trước 1945. Mỗi chương trong tác phẩm là một màn hài kịch và
chương XV với tên gọi Hạnh phúc của một tang gia là một màn tiêu biểu.

Chất trào phúng trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia tạo bởi sự phát huy hiệu
quả của hàng loạt các yếu tố trào phúng: mâu thuẫn trào phúng, những chân dung trào
phúng. Những lời văn, giọng điệu trào phúng. Không có chỉ tiết nào không hướng tới
mục đích bóc trần sự lố lăng trong tang gia tràn trề hạnh phúc này.

Để dàn dựng màn hài kịch, nhà văn trước hết đã phát hiện ra mâu thuẫn trào phúng.
Mâu thuẫn trào phúng trong chương truyện này được gợi ra trước hết là cái tên của nó:
Hạnh phúc của một tang gia. Tang gia và hạnh phúc là cặp từ ngữ đối nhau. Nói đến tang
gia là nói đến một gia đình vừa có người thân mất. Theo quy luật tâm lí thông thường
hẳn tang gia phải bao trùm cái không khí khi đau, sầu thương não nề bởi mỗi khi một
ngọn nến đời tắt đi là để lại bao đau thương cho người sống. Vậy mà trong tang gia của
một gia đình được xem là danh giá nhất Hà thành, trước cái chết của một người ông,
người cha (cụ tổ) chẳng đứa con nào của cụ sầu não, tiếc thương cả. Trái lại, cái chết ấy
như đã đem đến một nguồn hạnh phúc to lớn không nén nổi cứ tuôn ra, trào ra.
Mâu thuẫn trào phúng không chỉ thể hiện ở tâm trạng mong cụ tổ chóng chết hay ở
không khí chuẩn bị tang lễ mà còn thể hiện rõ nét ở hình thức tổ chức : đám tang. Có thể
nói âm điệu bi thương lẽ ra phải có ở một đám tang đã bị thay thế bằng âm điệu náo
nức phấn khởi. Nhà văn đã nêu lên một giả định có ý châm biếm chua chát: Thật là một
đám ma to tát có thể làm cho người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung
sướng, nếu không gật gù cái đầu. Quả là ở thời buổi nhố nhăng này người ta đã quen

sống trong sự lừa dối, rất thích lừa dối và thật sự hài lòng khi bị lừa dối.

Trong màn hài kịch này còn có một chi tiết đặc sắc nữa tô đậm mâu thuẫ: trào phúng
đã nói. Đó là khi cụ tổ chết, người ta quan tâm việc mai táng cái xác chết ấy thì ít mà lo


lắng bàn bạc việc chôn cái xác sống của cô Tuyết cùng cái tiếng hư hỏng của cô thì nhiều.
Đám tang bị trì hoãn là vì thế. Người ta còn bận thu xếp cho êm ả chuyện cô tiểu thư bị
hư hỏng, còn bận bịu tiếng xấu xa có thể làm tổn hại đến danh giá tang gia.
Trong khi quan tâm tô đậm mâu thuẫn trào phúng, Vũ Trọng Phụng còn đồng thời vẽ
lên nhiều bức chân dung trào phúng đặc sắc.
Trước hết là cụ cố Hồng với câu nói cửa miệng: Biết rồi, khổ lắm, nói mãi. Xưa nay cụ
chỉ mới chỉ được diễn trò già yếu ở nhà, giờ cụ được ra mắt trước đám đông: Cụ cố
Hồng đã nhắm nghiền mắt lại mơ màng đến lúc cụ mặc đồ xô gai, lụ khụ chống gậy, vừa
ho khạc vừa khóc mếu để cho thiên hạ phải chỉ trỏ: úi giời ơi, con trai lớn đã già đến thế
kia kìa.
Tuyết thì sung sướng được mặc bộ y phục Ngây thơ - cái áo dài voan với cái tráp trầu
cau và thuốc lá mời khách, trên mặt lại hơi có một vẻbuồn lãng mạn rất đúng mốt
Còn ông Phán mọc sừng chân dung ông hiện lên cũng không kém phần nực cười. Ông
là kẻ vớ bở nhờ cái chết của cụ Tổ. Có vẻ như nhờ thế mà ông bộc lộ niềm đau xót của
mình một cách ồn ào hơn ai hết: Ông oặt người đi và khóc Hứt!....hứt... Nhưng mỉa mai
thay khi ông Phán dúi vào tay Xuân tờ bạc năm đồng. Màn kịch của ông Phán đã bị lột
trần.
Đây cũng là dịp may hiếm có để tiệm may Âu hóa và ông Typn lăng xê những mốt thời
trang, ban cho những ai có tang đương đau đớn những mốt mới tiệm ông, bởi thế đó
cũng được coi là vì kẻ chết chút ít hạnh phúc ở đời.
Cậu Tú Tân thì mừng quá, bởi cậu đang điên người lên vì đã sẵn sàng mấy cái máy ảnh
mãi mà không được dùng đến.
Còn Xuân Tóc Đỏ càng vênh váo vì nhờ hắn mà cụ Tổ lăn đùng ra chết. Hạnh phúc lan
tràn cả ra ngoài gia đình, người chết làm bao người khác được thơm lây: Hai viên cảnh

sát Min Đơ và Min Toa đang thất nghiệp bỗng được thuê giữ trật tự.... Bạn bè cụ cố
Hồng có điều kiện khoe khoang sự oai vệ của mình...
Một trong những nét đặc sắc của ngòi bút trào phúng Vũ Trọng Phụng là sự thể hiện
nhân vật đám đông. Tác giả lùi ống kính thật xa quay toàn cảnh đám tang với điệp khúc
đám cứ đi... Có khi tác giả lại quay cận cảnh để vạch trần bản chất nhố nhăng giả tạo của
đám tang này. Vũ Trọng Phụng đã thể hiện ngôn ngữ trào phúng khi miêu tả một số kiểu
râu ria của các cụ: Có cụ râu lún phún rầm rậm, có vị râu hung hung, lại có vị râu loăn


xoăn... Các cụ ấy đã thực sự cảm đông vì làn da trắng nơi ngực và cánh tay cô Tuyết. Đến
đưa ma cụ tổ phần đông là trai thanh gái lịch đất Hà thành ngàn năm văn hiến, đến với
đám tang cốt để chim nhau, hò hẹn nhau.... nói với nhau đủ chuyện hàng ngày, từ
chuyện mình đến chuyện người, nào là “con bé nhà ai kháu thế... cái thằng bạc tình bỏ
mẹ... gớm cái ngực đầm quá đi mất"... Bởi vậy đám ma đông là thế, ồn ào náo nhiệt là
thế.

Nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng còn hiện ra ở giọng địệu trong chương
truyện. Nhà văn sử dụng giọng kể dửng dưng, giễu cợt, thậm chí bằng những lời ác khẩu.
Luôn luôn có sự khập khiễng giữa sự vật được nói tới giọng điệu câu văn: Ông già hơn
tám mươi tuổi phải chết một cách bình tĩnh. Bầy con cháu chí hiếu chỉ nóng ruột chôn
cho chóng cái xác chết cụ tổ. Điệp khúc : cứ đi tiếng khóc cũng nhại lại đầy sự châm
biếm: Hứt!... Hứt!... Hứt!.
Tất cả những thành công đó chỉ có được ở một cây bút trào phúng bậc thầy. Qua
những trang văn của Vũ Trọng Phụng cả một xã hội nhố nhăng thị thành hiện lên chân
thực sinh động. Nhà văn đã bóc trần bản chất xấu xa, thói lừa bịp rởm đời chạy theo lối
sông đua đòi Tây hoá của hàng loạt người. Ngòi bút châm biếm của Vũ Trọng Phụng có
sức mạnh ghê gớm bắt nguồn từ chính sự phẫn uất của ông trước xã hội thực dân
phong kiến - xã hội mà ông gọi là chó đểu
Qua việc miêu tả người, dựng cảnh, sử dụng các chi tiết nghệ thuật biếm họa, chân
dung, ngôn ngữ hài hước, nét đặc biệt của cây bút trào phúng bậc thầy thể hiện rõ. Nó

như một làn roi quất mạnh vào xã hội thượng lưu tiểu tư sản thành thị hết sức lố lăng,
đồi bại, nổi bật là sự giả dối. Đám tang của cụ cổ là cuộc hành quân đi xuống mồ của xã
hội chó đểu này. Đồng thời lại tôn vinh một cây bút trào phúng bậc thầy của văn học Việt
Nam trước năm 1945 - Vũ Trọng Phụng
9. Phân tích truyện ngắn đời thừa để làm sáng tỏ tính chất mới mẻ, nhân đạo của
Nam Cao khi viết về tầg lớp tri thức tiểu tư sản của XHVN trong những năm đầu
TKXX
Nam Cao (1917 – 1951) là một nhà văn hiện thực lớn có tư tưởng nhân đạo sâu sắc,
mới mẻ và phong phú. Là một nhà văn kiêm giáo khổ trườngtư, ông am hiểu khá tường
tận cuộc sống của tầng lớp trí thức tiểu tư sản nghèo. Vì vậy, viết về tầng lớp này, ông đã
khám phá ra nhiều tấn bi kịch tinh thần có tầm cỡ thời đại. Một trong những bi kịch đó


là người trí thức khao khát làm một sự nghiệp tinh thần cao cả để nâng cao ý nghĩa giá
trị sự sống của con người nhưng kết cục bị cuộc sống tàn nhẫn đẩy vào kiếp “Đời thừa”
coi trọng và muốn sống theo nguyên tắc tình thường, nhưng chính mình lại vi phạm lẽ
sống cao đẹp đó. Nhân vật Hộ trong tác phẩm “Đời thừa” (1943) được Nam Cao miêu tả
một cách chân thực, cảm động là hiện thân của hai tấn bi kịch nói trên.
Để làm sáng tỏ tấn bi kịch tinh thần của người trí thức ngheo qua nhân vật Hộ, trước hết
chúng ta phải tìm hiểu thế nào là bi kịch? Hiểu theo nghĩa thông thường bi kịch là nỗi
đau khổ dai dẵng không có cách gì giải thoát được. Nhưng theo từ điển văn học thì "Bi
kịch chỉ xảy ra khi có sự xung đột giữa khát vọng, hoài bão, lý tưởng của cá nhân với thực
tại. Thực tại chưa đủ điều kiện cho phép cá nhân thực hiện lý tưởng của mình nên rơi
vào thất bại, thậm chí là dẫn đến cái chết thảm thương".
Hiểu như định nghĩa nói trên, chúng ta thấy nhà văn Hộ mang trong mình hai tấn bi kịch
tinh thần lớn.
Bi kịch trong sự nghiệp: Vỡ mộng

Bi kịch thứ nhất là bi kịch trong sự nghiệp: Vỡ mộng. Hộ là nhân vật chính của tác phẩm
Đời thừa (1943). Hộ ít nhiều mang hình bóng tác giả. Đó là một nhà văn luôn luôn ấp ủ

hoài bão về một sự nghiệp tinh thần cao cả. Đấy là sự nghiệp văn chương nghệ thuật. Vì
lý tưởng nghệ thuật, Hộ có thể hy sinh tất cả "Đói rét không nghĩa lý gì đối với một gã trẻ
tuổi say mê lý tưởng. Lòng hắn đẹp. Đầu hắn mang một hoài bão lớn. Hắn chỉ lo vun
trồng cho tài năng của hắn ngày một thêm nẩy nở... Đối với hắn lúc ấy nghệ thuật là tất
cả, ngoài nghệ thuật không còn gì đáng phải quan tâm nữa" Hộ khao khát vinh quang.
"Hắn băn khoăn nghĩ đến một tác phẩm sẽ làm mờ hết các tác phẩm khác cùng ra một
thời", một tác phẩm thật có giá trị.
- Theo Hộ, một tác phẩm có giá trị "phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ,
vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bằng...Nó
làm cho người gần người hơn... Một tác phẩm thật giá trị phải là một tác phẩm chung
cho cả loài người ". Hộ phản đối loại văn chương rập khuôn máy móc và đề cao vai trò
sáng tạo của người nghệ sĩ: "Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm
theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu,
biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo ra những gì chưa có".


Những ý nghĩ ấy không phải là ý nghĩ của một kể hám danh; mà chỉ chứng tỏ Hộ là người
có lương tâm nghề nghiệp, có hoài bão lớn lao, có khát vọng cao cả, Hộ muốn khẳng
định cá nhân mình trước cuộc đời; muốn cống hiến tài năng tận độ cho xã hội; không
bằng lòng với cuộc sống tầm thường vô danh vô nghĩa lý. Những cái hoài bão cao đẹp:
Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi song bằng nghề văn chương mà Hộ quyết đạt tới với tất cả ý chí
nghị lực, tài năng và niềm say trẻ đó, bỗng chốc tàn tành thành mây khói, chỉ vì một lực
cản hết sức tầm thường mà thực ra là rất ghê gớm
nghiệt ngã. Đó là những "Lo lắng tủn mủn về vật chất, những bận rộn tệp nhẹp vô nghĩa
lý của đời sống hàng ngày" không phải của Hộ, mà là của vợ con, những người mà Hộ
hết lòng yêu thương và có trách nhiệm phải đảm đương gánh vác.
Trên hành trình đến chân trời tương lai của sự nghiệp, một ngày kia Hộ gặp Từ, một cô
gái dịu dàng đoan trang thuỳ mị, thuỷ chung, xinh đẹp, chịu thương, chịu khó đang rơi
vào cảnh khốn cùng. Là con người giàu lòng nhân hậu, Hộ sẵn sàng chìa bàn tay mềm

mại của mình ra cứu vớt, dìu dắt cuộc đời Từ ra khỏi chốn bơ vơ. Từ khi Hộ ghép cuộc
đời Từ vào cuộc đời hắn, hắn có cả một gánh nặng vật chất gia đình phải chăm lo. Vì vậy,
Hộ không thể khinh thường đồng tiền như trước đây nữa. Trái lại, hắn phải ra sức kiếm
tiền. Vốn là một nghệ sĩ chân chính, có lương tâm nghề nghiệp, giàu lòng tự trọng, từng
nuôi hoài bão viết những cuốn sách giật giải thưởng Nô ben, Hộ muốn viết một cách cẩn
thận. Ấy nhưng vì phải có nhiều tiền để nuôi sống vợ con, Hộ "Phải cho in những cuốn
sách viết vội vàng. Hắn phải viết những bài báo để người ta đọc rồi quyên ngay sau lúc
đọc". Mỗi lần đọc lại những đoạn văn ấy, "hắn lại đỏ mặt lên, cau mày, nghiến răng và
mắng mình như một thằng khốn nạn". Nghĩa là, vì sự thúc bách của cuộc sống đói
nghèo, Hộ không thể sáng tạo những điều mới lạ mà phải viết vội, viết ẩu, viết cẩu thả.
"Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương. Nhưng sự cẩu thả trong văn
chương thì thật là đê tiện". Đây là nỗi đau đớn nhục nhã nhất đối với một nhà văn chân
chính, giàu lương tâm như Hộ. Như vậy, điều đau đớn của nhà văn Hộ là không phải
không được viết, mà chính là cứ phải viết những thứ văn không xứng đáng với một cây
bút chân chính, giàu sáng tạo và tài năng như anh. Tấn bi kịch tinh thần đau đớn của nhà
văn Hộ, một trí thức nghèo trong xã hội cũ là ở chỗ đó. "Còn gì đau đớn hơn cho một kẻ
vẫn khát khao làm một cái gì để nâng cao giá trị đời sống của mình, mà kết cục chẳng
làm được cái gì? chỉ những lo cơm áo mà đủ mệt?". Hộ luôn luôn trăn trở dày vò lương
tâm và cảm thấy chán chường vô hạn. Vì thấy đời mình như thế là đã bỏ đi "Thôi thế là


hết! Ta đã hỏng! Ta đã hỏng đứt đi rồi! Ta chẳng đem một chút mới lạ gì đến văn
chương" thế nghĩa là hắn là một kẻ vô ích; một người thừa - "Một kẻ bất lương".

Ý 3. Bi kịch của Hộ trong gia đình: Bi kịch tình thương
Những bi kịch tinh thần của nhà văn Hộ không chỉ có thế. Từ nỗi đau vò xé dai dẳng vì
phải sống kiếp Đời thừa, Hộ còn lâm vào một tấn bi kịch tinh thần thứ hai cũng đau đớn.
Thậm chí có phần đau đớn hơn. Đó là bi kịch của một con người coi tình thương là lẽ
sống, là nguyên tắc cao nhất, đã hy sinh tất cả vì tình thương, nhưng chính mình lại dày
đạp lên lẽ sống thiêng liêng của mình. Nhà văn Hộ chỉ có thể giải thoát khỏi tình trạng

đau khổ, phải sống kiếp Đời thừa, nếu anh thoát ly vợ con, từ chối mọi trách nhiệm gia
đình; nghĩa là Hộ phải tự gỡ bỏ những sợi dây ràng buộc tình thương. Bên tai Hộ, lúc này
bổng vang lên tiếng nói hùng hồn, đầy kích lệ, nhưng lại sặc mùi phát xít của một nhà
triêt học nào đó "Phải biết tàn nhẫn để sống cho mạnh mẽ!". Tuy nhiên, mặc dù đau đớn
bế tắc, mong muốn được giải thoát, nhưng với bản tính nhân hậu, Hộ không chấp nhận
sự tàn nhẫn, vứt bỏ tình thương: "Hắn có thể hy sinh tình yêu, thứ tình yêu vị kỷ đi;
nhưng hắn lại không thể bỏ lòng thương; có lẽ hắn nhu nhược, hèn nhát, tầm thường,
nhưng hắn vẫn còn được là người". Như vậy, với Hộ, tình thương là trên hết, là tiêu
chuẩn quan trọng nhất để xác định tư cách làm người; Không có tình thương, con người
chỉ là "Một tứ quái vật bị khiến bởi lòng tự ái..." Thật là một quan niệm chứa đựng một ý
nghĩa nhân bản sâu sắc. Vì thế, Hộ đã sẵn sàng hy sinh lý tưởng nghệ thuật, để lo toan
cứu vớt cuộc sống gia đình. Đây là một sự hy sinh vô cùng lớn lao đối với Hộ. Trở về với
tình thương vợ con, Hộ hy vọng rằng sàu một vài năm bỏ phí kiếm tiền, để cho vợ con có
một cái vốn nho nhỏ làm ăn thì anh lại có thể trở về với con đường sự nghiệp của mình.
Nhưng cuộc sống cơm áo ngày càng khó khăn:
Điều đó đã làm cho giấc mộng văn chương của Hộ một lần nữa tan tành thành mây khói.
Nhưng nhiều lúc giấc mộng ấy lại được khơi dậy trong con người Hộ, làm cho anh luôn
luôn chứa chất tâm sự u uất đau khổ khôn nguôi. Để giải thoát khỏi cơn đau khổ, bế tắc
hiện tại, Hộ, người nghệ sĩ nghèo khổ bất đắc chí ấy đã tìm đến sự giải uất, giải sầu trong
men bia, men rượu. Nhưng bia, rượu cũng chẳng làm vơi đi được mà trái lại chỉ càng
nung nấu thêm nỗi sầu uốt không nguôi của anh như lửa đổ thêm dầu, làm cho anh càng
trượt dài trên con đường tha hoá nhân cách. Trong cơn say, Hộ càng thấm thía nỗi khổ
sở đắng cay của mình. Và Hộ đã trút tất cả vào vợ con, người mà anh tưởng là nguyên
nhân của cảnh bế tắc đời mình hiện tại. Và con người đầy tình thương, đã hy sinh tất cả


vì tình thương và trách nhiệm đối với người thân đó, đã hơn một lần đối xử thật phũ
phàng, thô bạo như một tên vô lại đối với vợ con. "Cả con mẹ nữa ... cũng đáng vật một
nhát cho chết cả". Và Hộ đã "đánh cả Từ, đuổi Từ đi, rồi mới đóng cửa lại và đi ngủ". Và
khi vi phạm vào lẽ sống nhân đạo thì Hộ biết ăn năn, sám hối. "Khi tỉnh rượu, lúc tàn

canh", nhớ đến hành vi khốn nạn của mình, Hộ giật mình, mình lại dày vò khổ đau. Hộ
ân hận, khổ đau vì đã xúc phạm, đã gây ra nỗi đau khổ nặng nề cho vợ anh, người vợ mà
anh hết lòng thương yêu; người vợ "đã khổ cả một đời người, người vợ rất ngoan, rất
phục tùng, rất tận tâm đối với anh". Khi lại gần người vợ đang bế con nằm ngủ một cách
mỏi mệt trên võng, nhận ra dáng người thật khó nhọc và khổ não với khuôn mặt xanh
xao có cạnh, đôi mắt thâm quầng, cùng "làn da mỏng và xanh trong, xanh lọc", "Cái bàn
tay lủng củng rặt những xương!", "nước mắt hắn bật ra như nước một quả chanh mà
người ta bóp mạnh. Và hắn khóc ... ôi chao! Hắn khóc. Hắn khóc nức nở, khóc như thể
không ra tiếng khóc". Lời nói nghẹn ngào vì đẫm nước mắt của Hộ là lời tự xỉ vả đau
đớn: "Anh ... chỉ là ... một thằng .. khốn nạn!" Lời xỉ vả ấy có ý nghĩa như những cái tát
nẩy lửa tát thẳng vào chính tần hồn Hộ, người đang tự chà đạp không thương tiếc vào
đạo lý làm người thiêng liêng của mình. Nếu như cái bi kịch thứ nhất, không thực hiện
được hoài bão, cứ phải sống vô vị như một người thừa, tuy đau đớn, nhưng còn có lý do
để an ủi, vì đã hy sinh cho lẽ sống tình thương, thì bi kịch thứ hai này, đối với Hộ không
có gì có thể an ủi biện hộ để có thể nguôi quên. Vì thế nó càng trở nên chua chát, đau
đớn vô cùng. Tiếng khóc nức nở và những giọt nước mắt chảy dài cuối tác phẩm của Hộ
đã nói lên một cách thấm thía điều đó:
Tình thương còn một chút này
Chẳng cầm cho vững, lại dày cho tan
Như vậy, với tư cách là một nghệ sĩ, muốn sống cho có hoài bão, luôn luôn sáng tạo và
cống hiến tài năng tận cùng cho xã hội, thì vì cơm áo hàng ngày mà Hộ phải bán rẻ lương
tâm và ngòi bút của mình để phải sống cuộc sống Đời thừa; còn với tư cách là một con
người, Hộ muốn sống vì lẽ sống tình thương, thì cũng vì cuộc sống quẫn bách mà đã tự
mình phản bội lại lẽ sống của mình để trở thành kẻ "khốn nạn". Điều đó đã trở thành tấn
bi kịch tinh thần đau đớn vò xé trái tim Hộ đến ứa máu. Qua đây, Nam Cao muốn đặt ra
một vấn đề có ý nghĩa muôn đời: "Số phận của nghệ thuật chân chính là lý tưởng nhân
đạo cao cả trước thử thách nghiệt ngã của cái đói, của "miếng ăn", của gánh nặng áo
cơm hàng ngày. Cả nghệ thuật chân chính, cả lý tưởng nhân đạo cao cả có nguy cơ "chết
mòn" trước sự tấn công dai dẳng và quyết liệt của những cái vặt vãnh hàng ngày" (Trần
Đăng Xuyền). Với ý nghĩa đó, Đời thừa đã vút lên tiếng kêu khẩn thiết, hãy "nhân đạo



hoá hoàn cảnh" để con người được sống nhân đạo, để cho nghệ thuật chân chính được
nảy nở và đơm hoá kết trái trên mảnh đất cuộc sống giàu đẹp và văn minh.
Kết luận: Từ việc phát hiện ra hai tấn bi kịch tinh thần của người trí thức nghèo nói trên,
Nam Cao đã lập được một bản cáo trạng đanh thép đối với xã hội đương thời - một xã
hội đã tước đoạt giá trị, ý nghĩa của cuộc sống, phá hoại những nhân cách, tài năng con
người. Tác phẩm làm khơi dậy trong trái tim người đọc niềm khát vọng vươn tới cái
thiện, cái đẹp và làm cho người đọc biết sám hối trước những tha hoá xấu xa của mình.
Đó chính là giá trị nhân văn sâu sắc, độc đáo mới mẻ của Đời thừa. Với giá trị độc đáo
đó, Đời thừa mãi mãi còn nói thẳng được với tâm hồn các thế hệ mai sau.



×