Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Bài tập Vật lý 11 Dòng điện không đổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (510.2 KB, 4 trang )

Có công mài sắt có ngày nên kim!

BÀI TẬP TỰ LUẬN
CHƯƠNG: DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI
Bài 1. Mắc một điện trở 10Ω vào hai cực của một nguồn điện có điện
trở trong 2Ω thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn là 8V.
a. Tính cường độ dòng điện chạy trong mạch và suất điện động của
nguồn điện.
b. Tính công suất mạch ngoài và công suất của nguồn điện khi đó.
Bài 2. Để bóng đèn loại 120V – 60W sáng bình thường ở HĐT 220
thì phải mắc nối tiếp một điện trở R có giá trị bao nhiêu?
Bài 3. Cho mạch điện như hình vẽ, trong đó nguồn điện có suất điện
động và điện trở trong là E = 6V, r = 1Ω, các điện trở mạch ngoài lần
lượt là R1 = 5Ω, R2 = 3Ω, R3 = 6Ω.
a. Tính cường độ dòng điện qua điện trở R2.
c. Tính hiệu suất của nguồn điện.
R2
R1
R3

E, r

Bài 4. Một nguồn điện có suất điện động E = 6V, điện trở trong r =
2Ω, mạch ngoài có điện trở R. Để công suất tiêu thụ ở mạch ngoài là
4W thì điện trở R phải có giá trị bao nhiêu?
1


Có công mài sắt có ngày nên kim!
Bài 5. Dùng một nguồn điện để thắp sáng lần lượt hai bóng đèn có
điện trở R1 = 2Ω và R2 = 8Ω, khi đó công suất tiêu thụ của hai bóng


đèn là như nhau. Tính điện trở trong của nguồn điện.
Bài 6. Một nguồn điện có suất điện động 12V, điện trở không đáng kể
được mắc với bóng đèn 6V – 12W qua một biến trở R.
a. Khi R = 5Ω. Tính công của nguồn điện sản sinh ra trong 15 phút.
b. Giá trị R để đèn sáng bình thường.
Bài 7. Một nguồn điện có suất điện động E = 6V, điện trở trong r =
2Ω, mạch ngoài có điện trở R. Để công suất tiêu thụ ở mạch ngoài đạt
giá trị lớn nhất thì điện trở R phải có giá trị bằng bao nhiêu?
Bài 8. Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ, trong đó nguồn điện có
suất điện động E = 12V và điện trở trong r = 1,1Ω; điện trở R1 =
0,1Ω, R2 thay đổi được. Tìm R2 để công suất tiêu thụ ở mạch ngoài là
lớn nhất. Tính công suất lớn nhất đó.
E, r

R1

R2

Bài 9. Cho một mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động E =
12V, điện trở trong
r = 2,5Ω, mạch ngoài gồm điện trở R1 = 0,5Ω mắc nối tiếp với một
điện trở R2. Tính R2 để công suất tiêu thụ ở mạch ngoài lớn nhất.
Bài 10. Cho mạch điện như hình vẽ.
Trong đó E = 24 V, r = 5 Ω
R1 = 6 Ω, R2 thay đổi được, R3 = 3 Ω.
1. Điều chỉnh để R2 = 12 Ω.
a. Tính RN
2



Có công mài sắt có ngày nên kim!
b. Tính cường độ dòng điện qua mạch và hiệu điện thế hai đầu mạch
ngoài.
c. Tính công suất tiêu thụ của mạch ngoài.
2. Tìm R2 để công suất tiêu thụ của mạch ngoài cực đại. Tính công
suất cực đại đó.
Bài 11. Trong mạch điện có sơ đồ như hình vẽ, hai pin có cùng suất
điện động E = 1,5V và điện trở trong 1Ω. Hai bóng đèn giống nhau
cùng có số ghi trên đèn là 3V – 0,75W. Cho rằngđiện trở của các đèn
không thay đổi.
a. Tính điện trở tương đương của mạch ngoài RN.
b. Tính suất điện động của bộ nguồn, điện trở trong của bộ nguồn,
cường độ dòng điện qua mạch chính.
c. Tính hiệu suất của bộ nguồn.

Bài 12.
Cho mạch điện như hình vẽ. Trong đó bộ nguồn
gồm ba nguồn giống nhau, mỗi nguồn có suất điện động
𝐸 = 6𝑉 và điện trở trong 𝑟 = 1Ω. Mạch ngoài gồm các
điện trở 𝑅1 = 3Ω, 𝑅2 = 𝑅3 = 6Ω. Tính:

E
,,

a. Suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn.
b. Cường độ dòng điện chạy trong mạch chính.
c. Công suất và hiệu suất của bộ nguồn.

𝑅2
𝑅1

𝑅3

3


Có công mài sắt có ngày nên kim!

4



×