Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Đánh giá tính tương tự của dấu hiệu được sử dụng làm nhãn hiệu – một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1008.6 KB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TRƯƠNG THỊ MINH HIỀN

ĐÁNH GIÁ TÍNH TƯƠNG TỰ CỦA DẤU HIỆU
ĐƯỢC SỬ DỤNG LÀM NHÃN HIỆU - MỘT SỐ VẤN
ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số: 60380103

Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Lê Hồng

HÀ NỘI - NĂM 2016


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐÁNH GIÁ
TÍNH TƯƠNG TỰ CỦA DẤU HIỆU ĐƯỢC SỬ DỤNG LÀM NHÃN
HIỆU ............................................................................................................. 5
1.1. Khái quát về nhãn hiệu và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn
hiệu ................................................................................................................ 5
1.2. Các dấu hiệu được sử dụng làm nhãn hiệu ............................................... 8
1.2.1. Khái quát về dấu hiệu được sử dụng làm nhãn hiệu .............................. 8
1.2.2. Phân loại dấu hiệu được sử dụng làm nhãn hiệu ................................. 13


1.3. Khái niệm tính tương tự của các dấu hiệu được sử dụng làm nhãn hiệu. 18
1.4. Khái niệm đánh giá tính tương tự của các dấu hiệu được sử dụng làm
nhãn hiệu ...................................................................................................... 21
1.5. Nguyên tắc cơ bản trong việc đánh giá tính tương tự của dấu hiệu được
sử dụng làm nhãn hiệu.................................................................................. 23
1.5.1. Đánh giá tính tương tự phải xem xét trong mối liên hệ với tổng thể dấu
hiệu .............................................................................................................. 24
1.5.2. Đánh giá tính tương tự phải xem xét dưới góc độ nhận thức của người
tiêu dùng trung bình ..................................................................................... 26
1.5.3. Đánh giá tính tương tự cần xem xét đến mức độ quan tâm của khách
hàng khi lựa chọn sản phẩm, dịch vụ ............................................................ 29
1.6. Cách thức đánh giá tính tương tự của dấu hiệu được sử dụng làm nhãn
hiệu .............................................................................................................. 30
1.6.1. Xác định thành phần có tính phân biệt và thành phần chủ đạo trong dấu
hiệu .............................................................................................................. 30
1.6.2. Đánh giá sự tương tự của các yếu tố cấu thành ................................... 30
1.6.3. Đánh giá sự tương tự về mặt tổng thể của dấu hiệu............................. 35
1.7. Ý nghĩa của việc đánh giá tính tương tự của dấu hiệu được sử dụng làm
nhãn hiệu ...................................................................................................... 37
1.7.1. Ý nghĩa trong việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
..................................................................................................................... 37
1.7.2. Ý nghĩa trong việc thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn
hiệu, xác định yếu tố xâm phạm nhãn hiệu ................................................... 38


1.7.3. Ý nghĩa đối với nhận thức của các cá nhân, tổ chức trong quá trình tạo
ra nhãn hiệu mới........................................................................................... 38
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TÍNH TƯƠNG TỰ CỦA DẤU HIỆU ĐƯỢC
SỬ DỤNG LÀM NHÃN HIỆU THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ
THỰC TIỄN ĐÁNH GIÁ TÍNH TƯƠNG TỰ CỦA DẤU HIỆU ĐƯỢC

SỬ DỤNG LÀM NHÃN HIỆU TẠI VIỆT NAM ..................................... 40
2.1. Hệ thống quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về đánh giá tính
tương tự của dấu hiệu được sử dụng làm nhãn hiệu ...................................... 40
2.2. Các nguyên tắc đánh giá tính tương tự của dấu hiệu được sử dụng làm
nhãn hiệu theo pháp luật Việt Nam............................................................... 45
2.2.1. Đánh giá tính tương tự giữa các dấu hiệu được xem xét trên tất cả các
khía cạnh về thị giác, thính giác, ý nghĩa của từng thành tố độc lập trong mối
liên hệ với tổng thể dấu hiệu......................................................................... 45
2.2.2. Khả năng nhầm lẫn của người tiêu dùng là tiêu chí quyết định trong
việc đánh giá tính tương tự của dấu hiệu sử dụng làm nhãn hiệu .................. 47
2.2.3. Cần ưu tiên đánh giá sự tương tự giữa các thành phần chủ yếu (yếu tố
mạnh hay thành phần mạnh) của dấu hiệu .................................................... 49
2.3. Cách thức đánh giá tính tương tự của dấu hiệu được sử dụng làm nhãn
hiệu theo pháp luật Việt Nam ....................................................................... 51
2.4. Thực tiễn đánh giá tính tương tự của dấu hiệu được sử dụng làm nhãn
hiệu tại Việt Nam ......................................................................................... 61
2.4.1. Cách thức đánh giá tính tương tự trong quá trình xác lập quyền ......... 63
2.4.2. Cách thức đánh giá tính tương tự trong quá trình thực thi quyền ........ 69
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT SỞ
HỮU TRÍ TUỆ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ
TÍNH TƯƠNG TỰ CỦA DẤU HIỆU ĐƯỢC SỬ DỤNG LÀM NHÃN
HIỆU ........................................................................................................... 79
3.1. Định hướng phát triển hoạt động đánh giá tính tương tự của dấu hiệu
được sử dụng làm nhãn hiệu ......................................................................... 79
3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam về đánh
giá tính tương tự của dấu hiệu được sử dụng làm nhãn hiệu ......................... 81
3.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đánh giá tính tương
tự của dấu hiệu được sử dụng làm nhãn hiệu tại Việt Nam ........................... 85



3.3.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tiến hành đánh giá tương tự của
dấu hiệu được sử dụng làm nhãn hiệu........................................................... 85
3.3.2. Xây dựng cơ chế đối thoại trực tiếp giữa Cục Sở hữu trí tuệ, Thanh tra
Bộ KH&CN hoặc Tòa án với chủ thể đăng ký và các tổ chức sở hữu đại diện
sở hữu công nghiệp ...................................................................................... 87
3.3.3. Công khai kết quả thẩm định nội dung và Quyết định từ chối cấp văn
bằng bảo hộ trên Thư viện số về Sở hữu công nghiệp (IP Lib) ..................... 88
3.3.4. Điều chỉnh cơ chế xem xét lại các kết luận đánh giá tính tương tự tại
Cục Sở hữu trí tuệ ........................................................................................ 89
3.3.5.Tăng cường trang thiết bị và hệ thống cơ sở dữ liệu ............................ 89
KẾT LUẬN ................................................................................................. 90


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong nền kinh tế thị trường với sự tự do cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp, việc khiến người tiêu dùng có thể biết, nhớ đến và lựa chọn những
hàng hóa, dịch vụ do mình cung cấp là một trong những mục đích hàng đầu
mà hầu hết các nhà sản xuất hàng hóa/cung cấp dịch vụ hướng tới. Nhãn hiệu
lúc này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh và danh tiếng
của các cá nhân, tổ chức cung cấp hàng hóa, dịch vụ đối với người tiêu dùng.
Vì vậy, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu là một trong
những nhu cầu tất yếu đối với sự hoạt động và phát triển của doanh nghiệp,
góp phần tạo lợi thế cạnh tranh cũng như đem lại những bảo đảm pháp lý cho
chủ sở hữu nhãn hiệu.
Đánh giá tính tương tự của dấu hiệu được sử dụng làm nhãn hiệu là một
trong những hoạt động cơ bản và thiết yếu trong quá trình xác lập cũng như
thực thi quyền, có ý nghĩa quan trọng trong việc kết luận khả năng bảo hộ làm

nhãn hiệu của dấu hiệu hoặc xác định hành vi nào đó có xâm phạm quyền với
nhãn hiệu của chủ thể quyền hay không. Tuy nhiên, do hệ thống pháp luật về
vấn đề này vẫn còn khá chung chung nên trên thực tế hoạt động đánh giá tính
tương tự của dấu hiệu được sử dụng làm nhãn hiệu của các cơ quan có thẩm
quyền vẫn chứa đựng không ít những bất cập, thiếu thống nhất, ảnh hưởng
không nhỏ đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có liên quan, cản
trở hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các cá nhân, tổ chức.
Trước tình hình thực tế như trên, tác giả nhận thấy rằng việc nghiên cứu
đề tài “Đánh giá tính tương tự của dấu hiệu được sử dụng làm nhãn hiệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” là vô cùng cần thiết. Qua đề tài, tác giả
mong muốn có cơ hội nghiên cứu một cách có hệ thống và chuyên sâu những
vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn, từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn
thiện các quy định của pháp luật hiện hành nhằm phù hợp với thông lệ quốc


2

tế. Đồng thời, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động đánh giá tính tương tự
của dấu hiệu được sử dụng làm nhãn hiệu trong thực tiễn để bảo vệ một cách
có hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể quyền nhưng vẫn đảm bảo
nguyên tắc cân bằng với lợi ích của xã hội.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Mặc dù đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học, Luận văn,
Luận án nghiên cứu về các vấn đề bảo hộ và thực thi quyền sở hữu công
nghiệp đối với nhãn hiệu, tuy nhiên cho đến nay các công trình nghiên cứu
chuyên sâu các nội dung liên quan đến hoạt động đánh giá tính tương tự của
dấu hiệu được sử dụng làm nhãn hiệu trong quá trình bảo hộ và thực thi vẫn
còn rất hạn chế. Nội dung nghiên cứu thường được thể hiện một cách rải rác,
thông qua các bài nghiên cứu như “Một số ý kiến về tính tương tự của nhãn
hiệu hàng hoá” của tác giả Minh Thủy trong Tạp chí Toà án nhân dân số
8/2003, “Đánh giá sự tương tự có khả năng gây nhầm lẫn giữa các nhãn

hiệu” của tác giả Lê Hoài Dương trong Tạp chí Toà án nhân dân số 2/2004,
hoặc được đề cập một cách khái quát trong Luận văn Thạc sĩ “Xác định khả
năng phân biệt của nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam” của tác
giả Đỗ Thị Hồng năm 2008 và một số công trình nghiên cứu khác. Tuy nhiên,
nhìn chung các công trình nghiên cứu này mới chỉ tiếp cận dưới góc độ khái
quát ở một số vấn đề cơ bản liên quan đến tính tương tự của nhãn hiệu, trong
khi chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu vấn đề này dưới góc độ lý
luận cũng như thực tiễn một cách cụ thể, toàn diện và mang tính hệ thống.
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Luận văn tập trung làm sáng tỏ các vấn đề lý luận cơ bản về đánh giá
tính tương tự của dấu hiệu được sử dụng làm nhãn hiệu dựa trên việc xây
dựng và làm rõ các khái niệm, nguyên tắc cơ bản và cách thức đánh giá tính
tương tự của dấu hiệu được sử dụng làm nhãn hiệu là các nhãn hiệu thông
thường và tập trung chủ yếu trong hoạt động xác lập quyền. Các nội dung liên
quan đến so sánh và đánh giá với các đối tượng khác như nhãn hiệu đã được


3

thừa nhận và sử dụng rộng rãi, nhãn hiệu nổi tiếng, tên thương mại, chỉ dẫn
địa lý, kiểu dáng công nghiệp và các chỉ dẫn thương mại khácsẽ không được
đề cập trong phạm vi nghiên cứu này. Đồng thời, các nội dung nghiên cứu
trong Luận văn được xem xét trong bối cảnh hàng hóa, dịch vụ mang dấu hiệu
với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đối chứng là trùng hoặc rất tương tự
nhau.
Ngoài ra, trong Luận văn, tác giả đã nghiên cứu hệ thống các quy định
hiện hành của pháp luật Việt Nam liên quan đến đánh giá tính tương tự của
dấu hiệu sử dụng làm nhãn hiệu, đưa ra một số nhận xét về thực tiễn hoạt
động đánh giá tính tương tự của dấu hiệu được sử dụng làm nhãn hiệu của các
cơ quan chức năng trong quá trình xác lập quyền cũng như quá trình thực thi

tại Việt Nam. Từ đó, đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và
nâng cao hiệu quả hoạt động đánh giá tính tương tự của dấu hiệu được sử
dụng làm nhãn hiệu trên thực tế tại Việt Nam.
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là trên cơ sở nghiên cứu các quy
định của pháp luật Việt Nam và pháp luật thế giới về đánh giá tính tương tự
của dấu hiệu được sử dụng làm nhãn hiệu để hệ thống hóa thành những vấn
đề mang tính lý luận về dấu hiệu được sử dụng làm nhãn hiệu, về tính tương
tự của dấu hiệu được sử dụng làm nhãn hiệu cũng như các nguyên tắc đánh
giá, cách thức đánh giá tính tương tự của dấu hiệu được sử dụng làm nhãn
hiệu, từ đó chỉ ra những điểm còn tồn tại và đề xuất một số kiến nghị hoàn
thiện đối với vấn đề liên quan.
Thông qua đề tài, tác giả mong muốn các chủ thể tiến hành hoạt động
đánh giá, đặc biệt các cơ quan bảo hộ và thực thi có thể nhận thức, xác định
và áp dụng các tiêu chí đánh giá tính tương tự của dấu hiệu được sử dụng làm
nhãn hiệu một cách rõ ràng, cụ thể để các kết luận đánh giá được nhất quán,
phù hợp với thực tiễn.


4

5. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Luận văn được hoàn thành trên cơ sở nền tảng lý luận là các nguyên tác
và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà
nước và pháp luật, những quan điểm, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước về sở hữu công nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong quá trình thực hiện Luận văn, tác giả có kết hợp sử dụng các
phương pháp nghiên cứu như phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp
tổng hợp, phân tích và so sánh các quy định của pháp luật Việt Nam với các
quy định của điều ước quốc tế và pháp luật của các quốc gia phát triển, cũng

như hướng dẫn của các tổ chức quốc tế chuyên về sở hữu trí tuệ. Đồng thời,
Luận văn kết hợp phân tích các vụ việc cụ thể trên thực tiễn để đánh giá, làm
rõ các vấn đề liên quan đến hoạt động đánh giá tính tương tự của các dấu hiệu
được sử dụng làm nhãn hiệu.
6. Bố cục của Luận văn
Kết cấu của Luận văn được xây dựng phù hợp với mục đích, nhiệm vụ
và phạm vi nghiên cứu đề tài. Ngoài phần mở đầu, kết luận, Luận văn gồm 3
chương, cụ thể:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về đánh giá tính tương tự của
dấu hiệu được sử dụng làm nhãn hiệu.
Chương 2: Đánh giá tính tương tự của dấu hiệu được sử dụng làm nhãn
hiệu theo pháp luật Việt Nam và thực tiễn đánh giá tính tương tự của dấu hiệu
được sử dụng làm nhãn hiệu tại Việt Nam.
Chương 3: Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật sở hữu trí tuệ và nâng
cao hiệu quả hoạt động đánh giá tính tương tự của dấu hiệu được sử dụng làm
nhãn hiệu.


5

CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐÁNH GIÁ TÍNH TƯƠNG
TỰ CỦA DẤU HIỆU ĐƯỢC SỬ DỤNG LÀM NHÃN HIỆU
1.1. Khái quát về nhãn hiệu và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
đối với nhãn hiệu
Nhãn hiệu xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử loài người. Từ thời kỳ Hy
Lạp và La Mã cổ đại đến thời kỳ trung đại, cùng với sự phát triển mạnh mẽ
của hoạt động lưu thông hàng hóa, con người sử dụng nhãn hiệu như dấu hiệu
để chứng minh nguồn gốc của sản phẩm được đem trao đổi. Điều này được
chứng minh khi các nhà khảo cổ học tiến hành khai quật ở nhiều nơi trên thế

giới và đã phát hiện thấy trên các hiện vật thu được là các bình gốm sứ có rất
nhiều dấu hiệu của các nhà sản xuất, chủ yếu là các chủ sở hữu các xưởng sản
xuất thủ công để đánh dấu sản phẩm của họ. Các ký hiệu sử dụng trên hàng
hóa trong các thời kỳ này có nhiều đặc điểm tương tự với nhãn hiệu ngày nay,
tuy nhiên, lúc này hệ thống quyền tài sản đối với nhãn hiệu chưa được hình
thành. Trải qua quá trình biến đổi không ngừng trong các tiến trình lịch sử, từ
những dấu hiệu ở dạng đơn giản, sơ khai, đến nay nhãn hiệu được thể hiện
dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng khác nhau và trở thành một loại tài
sản vô hình quan trọng đối với chủ sở hữu.
Thuật ngữ “nhãn hiệu” lần đầu tiên được đề cập đến trong văn bản pháp
luật quốc tế là Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp 1883, tuy nhiên
Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ
TRIPS là điều ước quốc tế đầu tiên đưa ra khái niệm về nhãn hiệu, theo đó tại
Khoản 1 Điều 15 của Hiệp định, nhãn hiệu có thể là “bất kỳ một dấu hiệu
hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ
của một doanh nghiệp với hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp
khác”. Các quy định về khái niệm nhãn hiệu theo pháp luật nhãn hiệu của
nhiều quốc gia trên thế giới cũng đều dựa trên quan điểm tiếp cận của Hiệp
định TRIPS và đều được hiểu một cách chung nhất là những dấu hiệu dùng để


6

phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của của các cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh
doanh khác nhau. Nghĩa là nhãn hiệu phải là những dấu hiệu có chứa đựng
thông tin mang lại cho người tiêu dùng những ấn tượng nhất định để giúp họ
nhận ra những loại sản phẩm, dịch vụ có chất lượng hoặc đã từng quen dùng.
Có thể thấy, định nghĩa này thể hiện một cách khái quát nhất về bản chất của
nhãn hiệu - làm cơ sở cho việc đánh giá khả năng được bảo hộ nhãn hiệu của
các dấu hiệu yêu cầu đăng ký, đồng thời khẳng định chức năng chính của

nhãn hiệu là giúp người tiêu dùng phân biệt các sản phẩm, dịch vụ của các
chủ thể kinh doanh khác nhau và nhận biết được nguồn gốc của những sản
phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu đó. Nếu người tiêu dùng nhầm lẫn về nguồn
gốc của sản phẩm, dịch vụ dẫn đến việc mua/chọn nhầm sản phẩm, dịch vụ,
khi đó chức năng phân biệt của nhãn hiệu sẽ bị mất đi. Như nhà nghiên cứu
Jenkins đã nói:
“Nhãn hiệu đóng vai trò là một phương tiện xác định, với bốn mục tiêu
cơ bản: Thứ nhất, nhãn hiệu là công cụ đánh dấu những hàng hóa mang
chung một nhãn hiệu là xuất phát từ cùng một nguồn sản xuất. Thứ hai,
nhãn hiệu đem lại cho người tiêu dùng sự đảm bảo về chất lượng hàng
hóa bởi vì khi đã trở nên phổ biến, được nhiều người mua, chất lượng
và giá trị của loại hàng hóa mang nhãn hiệu đó đã được khẳng định trên
thị trường. Thứ ba, nhãn hiệu cho phép nhà sản xuất phân biệt hàng hóa
của họ với các đối thủ cạnh tranh khác. Thứ tư, nhãn hiệu giúp thúc đẩy
sự phát triển hàng hóa.”1
Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp không còn là việc riêng của các
doanh nghiệp, mà trở thành cuộc chiến thương mại giữa các quốc gia2. Trước
đây, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thường được hiểu theo nghĩa hẹp, chỉ
bao gồm nội dung xác lập và duy trì quyền sở hữu công nghiệp cho các chủ
1

2

Xem thêm />
Nguyễn Văn Luật (2005), Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa ở Việt
Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, tr.39


7


thể quyền. Tuy nhiên kể từ khi Hiệp định TRIPS ra đời, khái niệm về bảo hộ
quyền sở hữu công nghiệp đã được tiếp cận lại theo nghĩa rộng hơn3, theo đó,
bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp không chỉ giới hạn ở việc xác lập quyền mà
còn bao gồm cả nội dung ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi xâm phạm
quyền của chủ thể trên thực tế, như vậy mới có thể đảm bảo được trọn vẹn
quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể quyền. Là một đối tượng của quyền sở
hữu công nghiệp, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu cũng
được hiểu tương tự như bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nói chung, nghĩa là
cũng bao gồm hai nội dung chính là việc xác lập và duy trì quyền sở hữu công
nghiệp cho chủ sở hữu cùng với các biện pháp, cách thức để ngăn chặn và xử
lý các hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu nhãn
hiệu.
Đánh giá tính tương tự của dấu hiệu được sử dụng làm nhãn hiệu có
mối liên hệ mật thiết với hoạt động bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với
nhãn hiệu. Cụ thể, trong quá trình xác lập quyền, một trong các điều kiện để
được bảo hộ là dấu hiệu phải có khả năng phân biệt và tiêu chí quan trọng để
đáp ứng điều kiện về tính phân biệt là dấu hiệu không được trùng hoặc tương
tự đến mức gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu đối chứng. Vì vậy đánh giá khả
năng bảo hộ nói chung và đánh giá tính tương tự giữa dấu hiệu yêu cầu đăng
ký và nhãn hiệu đối chứng nói riêng là nội dung mang tính then chốt. Trong
khi đó, đối với quá trình thực thi quyền, một trong các điều kiện để xác định
yếu tố xâm phạm là dấu hiệu bị nghi ngờ phải trùng hoặc tương tự đến mức
gây nhầm lẫn giữa với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ, nói cách khác đánh
giá tính tương tự giữa dấu hiệu bị nghi ngờ và nhãn hiệu bảo hộ là một trong
những nội dung quan trọng để xác định yếu tố xâm phạm.

3

Điều 3, 4 Phụ lục của Hiệp định TRIPS đã quy định rõ “Thuật ngữ bảo hộ phải gồm các vấn đề
ảnh hưởng đến khả năng đạt được, việc đạt được, phạm vi, việc duy trì hiệu lực và việc thực thi

quyền SHTT cũng như các vấn đề ảnh hưởng đến việc sử dụng quyền SHTT được quy định trong
Hiệp định”


8

1.2. Các dấu hiệu được sử dụng làm nhãn hiệu
1.2.1. Khái quát về dấu hiệu được sử dụng làm nhãn hiệu
Theo định nghĩa của từ điển thì “dấu hiệu là dấu để cho biết, chứng tỏ
điều gì”4, nghĩa là, thông qua dấu hiệu con người có thể nhận thức được sự
vật, hiện tượng nào đó trong thế giới khách quan.
Thông qua một số định nghĩa mang tính quốc tế về nhãn hiệu hiện nay,
chẳng hạn theo Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), nhãn hiệu là “dấu
hiệu dùng để phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp hoặc thương
mại hoặc của một nhóm các doanh nghiệp đó”; hoặc theo quy định của Hiệp
định TRIPS, “bất kỳ một dấu hiệu hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào có khả năng
phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hóa hoặc
dịch vụ của các doanh nghiệp khác, đều có thể làm nhãn hiệu hàng hóa”. Như
vậy, có thể thấy hiện nay, các điều ước quốc tế và phần lớn pháp luật quốc gia
trên thế giới đều chỉ tiếp cận “dấu hiệu” dưới góc độ là “bản chất” và là một
trong những đặc điểm của nhãn hiệu. Việc sử dụng thuật ngữ “dấu hiệu” là
tiền đề cơ bản cho những áp dụng giải thích về nhãn hiệu5.
Tuy nhiên, xem xét vấn đề ở góc độ ngược lại, có những dấu hiệu mặc
dù bản thân nó có thể được sử dụng làm nhãn hiệu trong thương mại, nhưng
chưa chắc sẽ được chấp nhận bảo hộ theo pháp luật về nhãn hiệu. Có quan
điểm cho rằng dấu hiệu là những nhãn hiệu “giả định”, có khả năng được bảo
hộ làm nhãn hiệu hoặc không, bất kể đã được sử dụng hay sẽ được sử dụng6.
Theo Hội đồng khiếu nại của Liên minh Châu Âu, khái niệm dấu hiệu “được
hiểu như một thuật ngữ rất rộng, mở và chung chung, bao gồm tất cả các loại


4

Trung tâm ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam - Bộ Giáo dục và Đào tạo (1999), Đại Từ điển Tiếng
Việt, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, tr.525
5

Vương Thanh Thúy (2011), Dấu hiệu mang chức năng trong pháp luật về nhãn hiệu - Quy định
của pháp luật và thực tiễn áp dụng tại Hoa Kỳ, Châu Âu và Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học,
Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, tr.30
6

Jeremy Phillips (2003), Trademark Law - A Practical Anatomy, Oxford University Press, pg.6


9

nhãn hiệu có thể nhận thức được”7. Qua quá trình nghiên cứu, tác giả thấy
rằng chưa có một khái niệm cụ thể về dấu hiệu được sử dụng làm nhãn hiệu
trên góc độ pháp lý lẫn góc độ khoa học.
Về mặt nguyên tắc, bất kỳ một dấu hiệu hoặc tổ hợp các dấu hiệu dùng
để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các chủ thể khác nhau đều có thể được
dùng làm nhãn hiệu. Do đó, pháp luật nhãn hiệu các nước thường không đưa
ra một danh sách đầy đủ hay giới hạn các dấu hiệu nào được sử dụng làm
nhãn hiệu. Dựa trên cách tiếp cận này có thể khái quát những đặc trưng cơ
bản của dấu hiệu được sử dụng làm nhãn hiệu như sau:
Thứ nhất, về bản chất, dấu hiệu được sử dụng làm nhãn hiệu là một
hoặc tập hợp các thông tin chỉ dẫn, nhằm cung cấp cho người tiêu dùng những
thông tin cơ bản giúp người tiêu dùng có thể phân biệt được các hàng hóa,
dịch vụ của các chủ thể sản xuất, kinh doanh khác nhau. Những thông tin này
là sự thể hiện ra bên ngoài của dấu hiệu và là một trong những căn cứ để giúp

người tiêu dùng nhận biết hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp trong số rất
nhiều những hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác để đưa ra quyết định lựa
chọn và sử dụng hàng hóa, dịch vụ.
Thứ hai, các thông tin trong dấu hiệu được sử dụng làm nhãn hiệu phải
được thể hiện dưới dạng hình thức nhất định mà con người có thể cảm nhận
được bằng một trong các giác quan hoặc kết hợp của nhiều giác quan khác
nhau, chẳng hạn dưới dạng hữu hình như từ ngữ, chữ cái, chữ số, hình học,
màu sắc hoặc dưới dạng vô hình như âm thanh, mùi vị, v.v. Đây là một trong
những đặc trưng cơ bản của dấu hiệu được sử dụng làm nhãn hiệu. Bởi lẽ mục
đích và chức năng của nhãn hiệu là để chỉ dẫn nguồn gốc thương mại hàng
hóa, dịch vụ và người tiêu dùng chỉ có thể nhận biết được dấu hiệu trên hàng
hóa, dịch vụ thông qua các giác quan của mình, do đó, nếu người tiêu dùng
không nhận biết hoặc không có khả năng “tri giác” được các thông tin trong
7

Lionel Bently, Brad Sherman (2004), Intellectual Property Law - Second Edition, Oxford
University Press, pg.791


10

dấu hiệu thì sẽ không thể nhận thức được những chỉ dẫn chứa đựng trong các
thông tin đó. Ngoài ra, yêu cầu này còn để đảm bảo khả năng vận hành của hệ
thống đăng ký đối với nhãn hiệu và cơ quan đăng ký có thể dễ dàng tiến hành
tra cứu khi xem xét đánh giá khả năng bảo hộ của dấu hiệu. Tuy nhiên, việc
các thông tin trong dấu hiệu tồn tại dưới những hình thức nào để được chấp
nhận bảo hộ làm nhãn hiệu sẽ phụ thuộc theo quy định pháp luật của từng
quốc gia. Mỗi quốc gia khác nhau sẽ quy định về điều kiện đối với hình thức
thể hiện của dấu hiệu khác nhau, phụ thuộc vào các đặc điểm kinh tế - xã hội
cũng như mức độ phát triển khoa học kỹ thuật của từng nước. Ví dụ, pháp luật

nhiều nước chỉ đồng ý bảo hộ làm nhãn hiệu cho những dấu hiệu nhìn thấy
được, trong khi đó nhiều quốc gia có trình độ phát triển chấp nhận bảo hộ cho
cả những dấu hiệu không nhìn thấy được, mà chỉ cảm nhận bằng thính giác
như âm thanh hay bằng khứu giác, vị giác như dấu hiệu mùi vị, v.v.
Thứ ba, mục đích sử dụng các dấu hiệu làm nhãn hiệu là để người tiêu
dùng có thể phân biệt hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, tổ chức này với hàng
hóa, dịch vụ của cá nhân, tổ chức khác. Đây là đặc trưng thể hiện bản sắc
riêng của chủ thể kinh doanh khi đưa sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của mình ra
thị trường, tránh sự nhầm lẫn của người tiêu dùng trong quá trình lưu thông
thương mại.
Tóm lại, có thể hiểu một cách khái quát, dấu hiệu được sử dụng làm
nhãn hiệu là một hoặc tập hợp các thông tin chỉ dẫn được thể hiện dưới
những hình thức nhất định mà con người có thể cảm nhận được bằng một hay
nhiều giác quan khác nhau dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của doanh
nghiệp này với doanh nghiệp khác.
Dấu hiệu được sử dụng làm nhãn hiệu có thể được chia thành nhiều cấp
độ khác nhau, cụ thể:
- Cấp độ thứ nhất là toàn bộ các dấu hiệu được sử dụng làm nhãn hiệu
nói chung bao gồm mọi loại dấu hiệu được thể hiện ở bất kì hình thức nào có
thể cảm nhận được bằng các giác quan của con người, được các chủ thể kinh


11

doanh sử dụng với mục đích phân biệt hàng hóa, dịch vụ của họ với hàng hóa,
dịch vụ của các chủ thể khác. Ví dụ: các dấu hiệu cảm nhận bằng thị giác như
dấu hiệu chữ, dấu hiệu hình; các dấu hiệu cảm nhận bằng thính giác như dấu
hiệu âm thanh; dấu hiệu cảm nhận bằng khứu giác như dấu hiệu mùi, v.v..
- Cấp độ thứ hai là những dấu hiệu có khả năng đạt được chức năng
phân biệt của nhãn hiệu. Mục đích của việc sử dụng dấu hiệu làm nhãn hiệu là

nhằm thực hiện chức năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể khác
nhau, tuy nhiên, chỉ có một bộ phận trong số những dấu hiệu sử dụng làm
nhãn hiệu nói chung mới có khả năng đạt được chức năng này. Ví dụ: trong số
những dấu hiệu hình mà câc chủ thể kinh doanh sử dụng để gắn lên hàng hóa,
dịch vụ của mình thì những hình vẽ thông thường, mang tính chất mô tả hàng
hóa, dịch vụ được xem là không có khả năng đạt được chức năng phân biệt
của nhãn hiệu.
Các dấu hiệu này được xác định dựa trên sự phân biệt của người tiêu
dùng trên ba khía cạnh: phân biệt về mặt biểu tượng, đặt cơ sở trên độ khác
biệt của bản thân nhãn hiệu ở khía cạnh cấu trúc, phát âm, phong cách thể
hiện, ngữ nghĩa, v.v.; phân biệt về mặt lý tính, đặt cơ sở trên mức độ cảm
nhận về sự khác biệt hoặc sự ưu trội về chất lượng của sản phẩm mang nhãn
hiệu so với mục đích tiêu dùng hoặc/và so với các sản phẩm mang nhãn hiệu
cạnh tranh; phân biệt về mặt cảm tính dựa trên những liên tưởng về nhãn hiệu
còn đọng lại được trong ký ức của khách hàng8. Về căn bản, các đánh giá và
kết luận của cơ quan đăng ký đối với khả năng phân biệt của một dấu hiệu cụ
thể chủ yếu bao hàm sự phân tích về mặt biểu tượng, tuy nhiên, trong thực tế
thông qua hoạt động truyền thông và tiếp thị của doanh nghiệp, cũng như
thông qua chuỗi hành vi chú ý, nhận xét, so sánh, đánh giá, tiêu dùng… của
khách hàng, sự phân biệt về mặt lý tính và phân biệt về mặt cảm tính đối với
dấu hiệu đều có thể phát sinh, khi đó những dấu hiệu này vẫn có khả năng đạt
8

Xem thêm Đào Minh Đức (2003), “Khả năng phân biệt của nhãn hiệu”, Tạp chí Khoa học pháp lý
tại địa chỉ />

12

được chức năng làm nhãn hiệu, dù dấu hiệu có được đăng ký hay được pháp
luật chấp nhận bảo hộ hay không. - Cấp độ thứ ba là những dấu hiệu được

pháp luật chấp nhận bảo hộ là nhãn hiệu. Trong số những dấu hiệu có khả
năng đạt được chức năng làm nhãn hiệu, thì chỉ có một phần trong số các dấu
hiệu đó được pháp luật thừa nhận để bảo hộ và các dấu hiệu này phải đáp ứng
được những điều kiện nhất định quy định khác nhau phụ thuộc vào hệ thống
pháp luật về nhãn hiệu của từng quốc gia. Nói cách khác, một dấu hiệu chỉ có
thể được chấp nhận bảo hộ làm nhãn hiệu nếu đáp ứng được các điều kiện bảo
hộ theo luật định. Ví dụ: theo pháp luật nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam
quy định chỉ có những dấu hiệu nhìn thấy được mới có thể được pháp luật bảo
hộ9, nghĩa là những dấu hiệu không nhìn thấy được như âm thanh, mùi vị mặc
dù có khả năng đạt được chức năng phân biệt của nhãn hiệu cũng sẽ không
được pháp luật Việt Nam chấp nhận bảo hộ làm nhãn hiệu.
Ngoài ra, để được chấp nhận bảo hộ làm nhãn hiệu, các dấu hiệu phải
đáp ứng điều kiện chung của nhãn hiệu là đảm bảo khả năng phân biệt. Thông
thường dấu hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một
hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp
thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ, không trái với trật tự công, đồng
thời không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc thương mại của
hàng hóa, dịch vụ… Một số dấu hiệu tuy khả năng phân biệt từ các đặc điểm
cơ bản vốn có của nhãn hiệu không cao, nhưng qua thực tiễn lâu dài sử dụng
được người tiêu dùng thừa nhận và đạt được khả năng phân biệt, chỉ dẫn
nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ nên cũng có thể coi là có khả năng phân biệt.
Trên thực tế không ít trường hợp các cá nhân, tổ chức với ý đồ xấu đã
tạo ra những dấu hiệu gần giống với những nhãn hiệu nổi tiếng để cố tình tạo
sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Vì vậy, mặc dù lúc này, dấu hiệu được sử
dụng làm nhãn hiệu đã được thiết lập nhưng do dấu hiệu thiếu vắng chức
9

Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009)



13

năng phân biệt và nhận biết nên sẽ không được công nhận dưới góc độ pháp
lý.
- Cấp độ thứ tư là những dấu hiệu mặc dù có khả năng được chấp nhận
bảo hộ nhưng vẫn bị loại trừ. Dấu hiệu ở cấp độ này có thể là những dấu hiệu
mà theo quy định của pháp luật sẽ bị loại trừ một cách tuyệt đối trong quá
trình thẩm định đơn đăng ký bảo hộ làm nhãn hiệu để đảm bảo lợi ích cộng
đồng, an ninh, chủ quyền quốc gia, uy tín, danh tiếng của các tổ chức xã hội,
cơ quan nhà nước cũng như những chuẩn mực đạo đức chung của xã hội10,
như dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với quốc kỳ, quốc
huy các nước, tên các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tên thật, biệt hiệu
của lãnh tụ, danh nhân, v.v..
Ngoài ra, dấu hiệu bị loại trừ bảo hộ còn có thể là những dấu hiệu mặc
dù được pháp luật cho phép xuất hiện trong nhãn hiệu nhưng bị loại trừ khỏi
phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu (không bảo hộ riêng), vì không chủ thể nào
được sử dụng độc quyền các dấu hiệu đó, thông thường đó là các dấu hiệu
mang tính mô tả hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc những biểu tượng,
biểu trưng, quy ước đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết
đến, v.v.. Các dấu hiệu này được coi là những “giới hạn” của chủ thể quyền
để đảm bảo nguyên tắc cân bằng lợi ích trong sở hữu trí tuệ.
1.2.2. Phân loại dấu hiệu được sử dụng làm nhãn hiệu
Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của xã hội, đặc biệt với sự hiện
đại của công nghệ và các phương tiện truyền thông hiện nay, các nhà sản xuất
hàng hóa, cung cấp dịch vụ ngày càng tìm ra nhiều loại dấu hiệu khác nhau
sao cho có thể phát huy tối đa tính độc đáo, sáng tạo, mới lạ nhằm tạo nên sự
khác biệt cho các sản phẩm, dịch vụ của mình.

10


Nguyễn Kiều Oanh (2014), Những dấu hiệu không được bảo hộ là nhãn hiệu theo quy định của
pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ Luật học,
Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội


14

Xét trên phương diện tình trạng bảo hộ, dấu hiệu được sử dụng làm
nhãn hiệu bao gồm những dấu hiệu đã được cơ quan đăng ký chấp nhận bảo
hộ làm nhãn hiệu và những dấu hiệu chưa/không được pháp luật bảo hộ. Các
dấu hiệu chưa/không được bảo hộ có thể là (i) dấu hiệu do các cá nhân tổ
chức thiết kế, sáng tạo ra nhưng chưa tiến hành các thủ tục yêu cầu bảo hộ tại
cơ quan đăng ký; (ii) dấu hiệu do các cá nhân, tổ chức yêu cầu đăng ký bảo hộ
thể hiện trên Tờ khai đăng ký hoặc (iii) các dấu hiệu nghi ngờ có chứa yếu tố
xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu của các chủ thể khác.
Xét trên phương diện hình thức, dấu hiệu được sử dụng làm nhãn hiệu
có hình thức thể hiện phong phú và đa dạng, có thể được cảm nhận bằng
nhiều giác quan khác nhau, không chỉ bằng thị giác mà còn mở rộng sang
thính giác, vị giác, khứu giác và thậm chí xúc giác. Nhãn hiệu có thể được tạo
thành từ các dấu hiệu truyền thống là các chữ, chữ số, dấu hiệu hình, màu sắc
hoặc kết hợp của chúng. Đồng thời, phạm vi bảo hộ nhãn hiệu đã được mở
rộng sang các loại dấu hiệu “hiện đại” như dấu hiệu âm thanh, hình biến đổi
theo góc nhìn (hologram), mùi vị,... Việc phân loại dấu hiệu được sử dụng
làm nhãn hiệu có ý nghĩa quan trọng trong lý luận và thực tiễn, đặc biệt đối
với việc đánh giá khả năng bảo hộ làm nhãn hiệu của dấu hiệu, giúp cho việc
lựa chọn tiêu chí và cách thức đánh giá tính tương tự giữa các dấu hiệu một
cách phù hợp.
- Dấu hiệu chữ (dấu hiệu chữ cái, chữ số, từ ngữ): bao gồm những
dấu hiệu là sự kết hợp của các chữ cái, các từ hoặc cụm từ có thể tự tạo hoặc
có nghĩa, các câu, cũng như sự kết hợp giữa chúng. Trong dấu hiệu này bao

gồm cả các dấu hiệu chứa các chữ số hoặc là sự kết hợp của chữ cái với chữ
số. Dấu hiệu chữ khiến cho người tiêu dùng dễ cảm nhận và dễ đem lại ấn
tượng trong tâm thức người tiêu dùng, đồng thời việc tạo ra một dấu hiệu chữ
làm nhãn hiệu sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn so với các loại dấu hiệu khác.
Vì vậy, việc sử dụng các dấu hiệu chữ làm nhãn hiệu đang chiếm ưu thế và
phổ biến hơn so với các loại dấu hiệu khác trên thế giới.


15

Theo hình thức thể hiện, dấu hiệu chữ có thể được phân làm hai loại:
+ Dấu hiệu chữ ở dạng tiêu chuẩn, không mang yếu tố thể hiện đồ họa
mà chỉ tập trung vào yếu tố ngữ nghĩa, phát âm của dấu hiệu.
+ Dấu hiệu chữ thể hiện dưới dạng cách điệu: các thành phần trong dấu
hiệu được thiết kế đặc biệt, không phải là kiểu chữ thông thường, có chứa yếu
tố đồ họa dưới dạng hình họa độc đáo hoặc có kiểu chữ, kích thước đặc biệt.
- Dấu hiệu hình: là các dấu hiệu bao gồm các yếu tố hình vẽ, hình ảnh,
yếu tố đồ họa có khả năng tác động đến cảm nhận thị giác của người tiêu
dùng thông qua cách trình bày, sắp xếp bố cục mỹ thuật, sự kết hợp màu sắc
giữa các chi tiết, yếu tố hình ảnh đó. Các loại dấu hiệu hình phổ biến thường
được sử dụng làm nhãn hiệu là các hình thiết kế độc đáo, bản vẽ, biểu tượng,
hình ảnh hai chiều của sản phẩm hoặc bao bì sản phẩm.
Ngoài dấu hiệu hình là các hình ảnh không gian hai chiều, còn có các
dấu hiệu hình thể hiện dưới dạng hình khối được hình thành dựa trên cơ sở
kết hợp các yếu tố đường nét, hình ảnh, màu sắc trên không gian ba chiều.
Những dấu hiệu này có thể là hình dáng thực sự của sản phẩm hoặc hình dáng
của bao bì đóng gói. Khi hình dáng của sản phẩm được bảo hộ dưới dạng
nhãn hiệu hình khối, pháp luật đòi hỏi những yêu cầu khắt khe hơn về khả
năng phân biệt so với các loại nhãn hiệu khác. Nếu dấu hiệu chỉ là hình dạng
thông thường của sản phẩm và không có khả năng phân biệt với sản phẩm

cùng loại, thì sẽ không được chấp nhận bảo hộ làm nhãn hiệu, trừ trường hợp
các dấu hiệu này đã được người tiêu dùng biết đến một cách rộng rãi và nhờ
đó dấu hiệu đã đạt được khả năng phân biệt đối với hàng hóa, dịch vụ liên
quan.
Một loại dấu hiệu hình hiện đại mới được áp dụng đăng ký tại một số
rất ít quốc gia trên thế giới là dấu hiệu hình biến đổi theo góc nhìn
(hologram). Tuy nhiên, do đặc tính của loại dấu hiệu này là hình ảnh sẽ thay
đổi phụ thuộc vào các góc nhìn khác nhau nên cần có phương thức lưu trữ đặc


16

biệt, việc thể hiện trên loại giấy thông thường sẽ không hiển thị được sự thay
đổi của hình ảnh.
- Dấu hiệu màu sắc: là dấu hiệu bao gồm những màu sắc đơn lẻ hoặc
sự kết hợp giữa chúng, màu sắc lúc này là các thành tố chính và độc lập cấu
thành nên dấu hiệu, chứ không phải là một phương thức thể hiện các yếu tố
của dấu hiệu. Ngày càng nhiều doanh nghiệp sử dụng những thành tố màu sắc
độc lập hay kết hợp các màu sắc đó như là các dấu hiệu đặc trưng cho các sản
phẩm và bao bì sản phẩm của mình, các tài liệu ấn phẩm quảng cáo hay các
vật dụng trong cửa hàng bán và trưng bày sản phẩm (ví dụ: đồ nội thất và
trang trí, bảng hiệu,…). Trong các giao dịch thương mại hiện đại ngày nay,
màu sắc đang dần trở thành một phương tiện quan trọng để người tiêu dùng
nhận diện và phân biệt sản phẩm, dịch vụ của các nhà sản xuất khác nhau.
Điều này có thể giải thích cho việc ngày càng gia tăng số lượng các đơn đăng
ký nhãn hiệu cho các dấu hiệu màu sắc hiện nay trên thế giới. Tuy nhiên, dưới
góc độ khả năng bảo hộ, pháp luật nhiều nước không công nhận bảo hộ làm
nhãn hiệu cho các dấu hiệu chỉ là các màu sắc đơn thuần hoặc là sự kết hợp
giữa các mảng màu sắc với nhau, mà không kết hợp với các yếu tố hình hoặc
chữ khác, trừ khi các dấu hiệu này đã đạt được khả năng phân biệt đối với sản

phẩm, dịch vụ liên quan thông qua quá trình sử dụng và được người tiêu dùng
biết đến rộng rãi. Việc hạn chế bảo hộ đối với các dấu hiệu này là do người
tiêu dùng trung bình chỉ có khả năng ghi nhớ một giới hạn số lượng màu sắc
nhất định và việc bảo hộ độc quyền đối với những dấu hiệu màu sắc sẽ dẫn
đến tình trạng “cạn kiệt” hệ thống màu sắc sẵn có, ảnh hưởng đến lợi ích
chung của các chủ thể khác.
- Dấu hiệu âm thanh: Trong số những dấu hiệu đặc biệt dùng để phân
biệt hàng hoá và dịch vụ, dấu hiệu là âm thanh chiếm giữ một vị trí chủ yếu11.
Dấu hiệu âm thanh chỉ ra và phân biệt một sản phẩm hoặc dịch vụ thông qua
11

Nguyễn Thị Quế Anh (2010), “Phân loại nhãn hiệu theo hình thức của nhãn hiệu”, Tạp chí Khoa
học ĐHQGHN, Luật học 26, tr.99-107


17

âm thanh thay vì thông qua hình ảnh. Các âm thanh có thể được sử dụng làm
nhãn hiệu có thể chuyển biên, hiển thị dưới dạng nốt nhạc hoặc không thể ghi
lại bằng nốt nhạc. Đa phần các điều ước quốc tế liên quan đến sở hữu trí tuệ
hiện nay, như Hiệp định TRIPS hay Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình
Dương (TPP) đều có quy định về việc dấu hiệu âm thanh, là một trong các
loại dấu hiệu có khả năng được bảo hộ làm nhãn hiệu. Các quốc gia có trình
độ phát triển cao về công nghệ hiện nay như Hoa Kỳ, Anh, Đức, Nhật Bản,
v.v.. đã đưa ra các quy định về đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu đối với các dấu
hiệu âm thanh. Ví dụ: bốn nốt nhạc lên xuống trầm bổng của hãng dược phẩm
HISAMITSU Nhật Bản, tiếng gầm của sư tử mở đầu phim của hãng MGM
(Metro - Goldwin - Mayer) Hoa Kỳ, tiếng chuông điện thoại mặc định của
hãng điện thoại NOKIA Phần Lan.
- Dấu hiệu mùi vị: là những dấu hiệu khiến người tiêu dùng trở nên

quen thuộc với việc nhận biết hàng hoá qua mùi, vị của nó. Ví dụ: mùi hương
kẹo cao su cho sản phẩm dầu cắt kim loại thuộc nhóm 04 theo GCNĐKNH số
2560618 do Cơ quan đăng ký Hoa Kỳ cấp hoặc vị cam thảo đối với các sản
phẩm văn phòng phẩm thuộc nhóm 16 theo GCNĐKNH số 625971 do Cơ
quan đăng ký Benelux cấp.12
- Dấu hiệu cảm nhận bằng xúc giác: những dấu hiệu chỉ có thể cảm
nhận được thông qua tiếp xúc trực tiếp với bề mặt của sản phẩm để nhận biết
hàng hóa. Ví dụ: đường vân trên vỏ chai Coca-cola thiết kế năm 1915 giúp
người tiêu dùng có thể nhận biết sản phẩm trong bóng đêm.
- Dấu hiệu kết hợp: là dấu hiệu được tạo bởi sự kết hợp của hai hay
nhiều loại dấu hiệu khác nhau tạo nên một chỉnh thể thống nhất, liên kết với
nhau về kết cấu và/hoặc nội dung. Về mặt lý thuyết, bất kì yếu tố nào có thể
cảm nhận được các giác quan con người đều có thể kết hợp với nhau để sử
dụng làm nhãn hiệu. Tuy nhiên, để được chấp nhận bảo hộ làm nhãn hiệu,
12

WIPO (2006), New Types of Marks, Standing Committee On The Law Of Trademarks, Industrial
Designs And Geographical Indications, Document prepared by the Secretariat


18

pháp luật nhãn hiệu hầu hết các quốc gia trên thế giới chỉ chấp nhận bảo hộ
những dấu hiệu kết hợp tạo bởi các yếu tố nhìn thấy được, kết hợp cả dấu hiệu
chữ và dấu hiệu hình thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Ngay cả đối với
những quốc gia chấp nhận bảo hộ những dấu hiệu không nhìn thấy được, thì
mỗi loại dấu hiệu cũng sẽ phải tiến hành đăng ký với tư cách là những đối
tượng đăng ký độc lập.
1.3. Khái niệm tính tương tự của các dấu hiệu được sử dụng làm
nhãn hiệu

Theo từ điển, “tương tự” là “giống như thế, ở mặt, phương diện được
nói đến”13. Từ định nghĩa này có thể hiểu, hai sự vật, hiện tượng cụ thể được
coi là tương tự khi chúng có những điểm giống nhau ở một hoặc một số khía
cạnh nhất định.
Việc xác định tính “giống nhau” cần dựa trên xem xét mức độ tương
đồng giữa hai sự vật, hiện tượng. Các đối tượng càng có nhiều điểm tương
đồng thì mức độ “giống nhau” giữa hai đối tượng càng lớn và ngược lại. Tuy
nhiên cần lưu ý rằng, khi nói đến sự tương đồng giữa hai sự vật, hiện tượng
không có nghĩa giữa chúng hoàn toàn giống nhau, bởi theo như một câu nói
nổi tiếng về triết học thì “trên thế giới không tồn tại hai chiếc lá hoàn toàn
như nhau”. Trong khi đó, “những mặt, phương diện được nói đến” chính là
những khía cạnh được xem xét khi đánh giá sự tương đồng, thường gắn liền
với các thuộc tính, đặc điểm của sự vật hiện tượng, bao gồm: thuộc tính bên
ngoài của sự vật, hiện tượng có thể phát hiện bằng các giác quan như hình
thái, màu sắc, phương thức vận động, chức năng,…; hoặc các thuộc tính
không thể có được nhờ tri giác bằng giác quan, mà phải thông qua tư duy liên
tưởng để diễn tả những thuộc tính trừu tượng như phẩm chất, quy luật, v.v.
của sự vật, hiện tượng.
13

Trung tâm ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam - Bộ Giáo dục và Đào tạo (1999), Đại Từ điển Tiếng
Việt, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, tr.1769


19

Đồng thời, các sự vật, hiện tượng có tính chất đa chiều, có nhiều thuộc
tính, trong các hệ quy chiếu khác nhau thường biểu hiện ra các thuộc tính
khác nhau. Hệ quy chiếu có thể hiểu theo nghĩa rộng là góc độ nhìn nhận về
sự vật, hiện tượng. Khi sự vật, hiện tượng cùng được đặt trong một hệ quy

chiếu nhất định thì một hay một số thuộc tính nào đó của sự vật sẽ nổi trội
hơn, trở thành tâm điểm tri nhận của con người. Nếu không đặt trong cùng hệ
quy chiếu thì khó có thể xác định được sự tương tự giữa hai sự vật, hiện tượng
cụ thể vốn khác biệt, dẫn đến tình trạng “khập khiễng” khi so sánh.
Đối với dấu hiệu được sử dụng làm nhãn hiệu, kết luận về tính tương tự
giữa các dấu hiệu có thể khác nhau trong từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên,
trong mọi trường hợp, việc xác định tính tương tự giữa các dấu hiệu cần dựa
trên những yếu tố sau để so sánh:
Thứ nhất, phải xác định được các yếu tố có cùng một hệ quy chiếu,
chẳng hạn cùng nhìn thấy được, cùng ở dạng hai chiều hoặc cùng ở dạng ba
chiều,… hoặc thuộc những hệ quy chiếu khác nhau nhưng có mối liên quan
và có sự liên kết với nhau, chẳng hạn nếu đánh giá trên phương diện hình học
không gian thì các yếu tố ở dạng hai chiều và yếu tố ở dạng ba chiều thuộc hai
hệ quy chiếu khác nhau nhưng các hệ quy chiếu này có mối liên hệ dựa trên
sự liên kết giữa hình học phẳng và hình học không gian ba chiều.
Thứ hai, phải xác định được yếu tố định tính, yếu tố định lượng trong
dấu hiệu. Yếu tố định tính trong dấu hiệu là những yếu tố chỉ xem xét về mặt
tính chất hoặc biến đối tính chất mà không xét về mặt số lượng, như: các yếu
tố có tính phân biệt, yếu tố không có tính phân biệt, yếu tố có tính chủ đạo,
yếu tố không có tính chủ đạo, v.v.. Trong khi đó, yếu tố định lượng trong dấu
hiệu là những yếu tố có thể xác định được về mặt số lượng như số lượng chữ
cái, số lượng hình ảnh, số lượng âm tiết, v.v..
Mỗi dấu hiệu được sử dụng làm nhãn hiệu khác nhau đều cấu thành
bởi nhiều yếu tố khác nhau và mỗi yếu tố đều có sự độc lập nhất định về
tương quan vị trí, ý nghĩa hoặc phong cách thể hiện so với các yếu tố khác.


20

Tính tương tự giữa các dấu hiệu được sử dụng làm nhãn hiệu chỉ được xác

định thông qua trực tiếp so sánh, đánh giá những điểm giống và khác nhau
giữa các dấu hiệu dựa trên các yếu tố định tính và yếu tố định lượng của các
dấu hiệu để tìm những điểm tương đồng giữa các yếu tố đó. Nếu kết hợp của
những điểm tương đồng giữa các yếu tố định tính và định lượng trong dấu
hiệu, đủ dẫn đến việc người tiêu dùng không dễ dàng phân biệt các dấu hiệu
với nhau thì các dấu hiệu được coi là tương tự.
Ngoài ra, khái niệm tương tự của dấu hiệu được giải thích trong mối
quan hệ với khả năng gây nhầm lẫn14. Tính tương tự của các dấu hiệu được sử
dụng làm nhãn hiệu là một trong những điều kiện dẫn đến khả năng nhầm lẫn
của người tiêu dùng vì lúc này chức năng phân biệt nguồn gốc thương mại sản
phẩm, dịch vụ của dấu hiệu mất đi, dẫn đến việc người tiêu dùng có thể không
mua được sản phẩm mà họ mong muốn. Nói cách khác, các dấu hiệu tương tự
với nhau không thể cùng được sử dụng làm nhãn hiệu cho các sản phẩm, dịch
vụ trùng hoặc tương tự nhau vì sự tương tự này khiến người tiêu dùng lầm
tưởng rằng chúng được sản xuất/cung cấp bởi một chủ thể hoặc nhiều chủ thể
có mối liên hệ về kinh tế với nhau (công ty mẹ-con, cùng tập đoàn, được cấp
li-xăng, nhượng quyền thương mại hoặc là chi nhánh…).
Như vậy, một cách khái quát, tính tương tự của các dấu hiệu được sử
dụng làm nhãn hiệu được hiểu là sự tương đồng giữa những yếu tố định tính
và yếu tố định lượng của dấu hiệu với với nhãn hiệu đối chứng, được đặt
trong cùng hệ quy chiếu hoặc các hệ quy chiếu có liên quan, và sự tương
đồng này khiến người tiêu dùng không dễ dàng phân biệt được nguồn gốc
thương mại của các sản phẩm, dịch vụ.

14

Đặng Thị Thu Huyền (2004), Pháp luật về nhãn hiệu hàng hóa theo quy định của Việt Nam và
Cộng hòa Pháp, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, tr.20



21

1.4. Khái niệm đánh giá tính tương tự của các dấu hiệu được sử
dụng làm nhãn hiệu
Đánh giá tính tương tự của dấu hiệu được sử dụng làm nhãn hiệu là
hoạt động được tiến hành bởi nhiều chủ thể khác nhau phụ thuộc vào các mục
đích khác nhau của việc đánh giá, có thể là chính chủ sở hữu nhãn hiệu tự
mình hoặc thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp tiến
hành đánh giá trước khi đăng ký nhãn hiệu hoặc khi đưa ra ý kiến phản đối
kết quả từ chối bảo hộ của cơ quan đăng ký; là cơ quan đăng ký nhãn hiệu khi
tiến hành đánh giá khả năng bảo hộ của dấu hiệu yêu cầu đăng ký nhãn hiệu
trong quá trình xác lập quyền; hoặc có thể bất kỳ cơ quan, tổ chức nào ngoài
cơ quan đăng ký trong hoạt động thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với
nhãn hiệu.
Đánh giá tính tương tự của dấu hiệu được sử dụng làm nhãn hiệu không
phải là hoạt động đánh giá một cách cơ học theo công thức hoặc mang tính
chủ quan mà là sự đánh giá mang tính khoa học, hợp lý dựa trên bản chất của
dấu hiệu, các quy định của pháp luật và các yếu tố thực tế.
Thứ nhất, việc đánh giá tính tương tự của dấu hiệu phải phù hợp với
bản chất của dấu hiệu. Mỗi loại thông tin trong dấu hiệu sẽ có những đặc
điểm, đặc trưng riêng và có tác động khác nhau đến cảm nhận thị giác, thính
giác hay nhận thức của người tiêu dùng. Như tác giả đã trình bày, các thông
tin trong dấu hiệu được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, có thể nhìn
thấy được hoặc không nhìn thấy được, thậm chí đối với những thông tin ở
dạng hữu hình thì cũng có nhiều loại như: có thể phát âm được hoặc không
thể phát âm được, có nghĩa hoặc không có nghĩa, thể hiện trên mặt phẳng
hoặc trong không gian ba chiều,... Vì vậy, việc đánh giá tính tương tự giữa
các dấu hiệu phải được tiến hành phù hợp với những đặc điểm của các thông
tin thể hiện trong dấu hiệu đó. Ví dụ: đối với những dấu hiệu chỉ thể hiện
thông tin là các hình ảnh, hình học mà không có thông tin ở dạng từ ngữ thì

khi đánh giá tính tương tự giữa các dấu hiệu thì khía cạnh về cách thức phát


×