Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

tieuluan kth ve gioi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (378.99 KB, 11 trang )

MỞ ĐẦU
Trong xã hội hiện nay, nền kinh tế của toàn cầu luôn phát triển song song với việc
phát triển của xã hội loài người. Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người gia
đình có vai trò rất quan trọng, vì nó không những là tế bào sống của xã hội, mà
trong nền kinh tế gia đình còn là đơn vị sản xuất ( chí ít cũng là một quy mô nhỏ,
một nhóm những người lao động trong xã hội) và là một đơn vị hay một chủ thể
tiêu dùng rất cơ bản với những nhu cầu phong phú, đa dạng nhưng cũng rất đơn
giản nhằm đảm bảo cho cuộc sống của từng thành viên trong mỗi gia đình nhỏ của
xa hội lớn ở xung quanh.
Hiện tại Việt Nam đang cùng các nước khác cân bằng sự bất bình đẳng trong vị trí
xã hội cho cả 2 giới nam và nữ. Nhưng tư xưa đến nay, ở Việt Nam, việc quyết định
hay làm chủ mọi chuyện từ các chức vụ cao cấp trong 1 công ty hay chuyện gia
đình đều do nam giới quyết định do xã hội ta còn nhiều người có quan niệm “ trọng
nam khinh nữ”, mọi chuyện đàn ông đều là nhất. Để khắc phục chuyện này Việt
Nam cũng đang cân bằng cả 2 giới nên dần dần việc kinh tế hộ do phụ nữ làm chủ
hay đứng đầu đang dần được phát triển và phổ biến hơn nhưng đi kèm theo vẫn
nhiều khó khăn khi phụ nữ làm chủ hay đứng đầu. Trước xu thế quốc tế hóa nền
kinh tế đang diễn ra nhanh chóng hiện nay và luôn có những biến động thay đổi,
phải nhận rõ được thực trạng và những khó khăn trong việc khi mô hình kinh tế hộ
gia đình do phụ nữ làm chủ/ đứng đầu. Từ đó, tiểu luận em nghiên cứu ngoài những
đặc điểm của kinh tế hộ do phụ nữ làm chủ/ đứng đầu ở Việt Nam, em còn từ thực
trạng đang có mà mạnh dạn đưa ra 1 số chính sách giải pháp giúp phụ nữ tự tin hơn
và bớt khó khăn khi kinh tế nông hộ do phụ nữ Việt Nam làm chủ/ đứng đầu - đó
cũng chính là mục tiêu của bài tiểu luận. Sau phần mở đầu, tiểu luận của em gồm 3
phần chính:
-

Phần I: Một số lý thuyết liên quan đến tiểu luận
Phần II: Các đặc điểm của kinh tế hộ do phụ nữ làm chủ/ đứng đầu ở Việt
Nam và thực trạng hiện nay ( đặc biệt là kinh tế nông hộ) và một số chính


-

sách giải pháp những khó khăn mà thực trạng hiện tại đang còn gặp phải.
Phần III: Kết luận.
PHẦN I

1


MỘT SỐ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN TIỂU LUẬN
1. Khái niệm về hộ gia đình và các đặc điểm về hộ gia đình.
 Khái niệm
 “Hộ gia đình là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự mà các
thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt
động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc
một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy
định là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực
này” - Điều 106, Bộ luật Dân sự.
 Liên Hiệp quốc: “Hộ là những người cùng chung sống dưới
một mái nhà, cùng dùng chung ngân quỹ”.
 Tổng cục Thống kê đưa ra khái niệm hộ gia đình đã được hiểu
như sau: Hộ gia đình bao gồm những người có quan hệ hôn
nhân hay ruột thịt hoặc nuôi dưỡng có quỹ thu chi chung. Mỗi
hộ gia đình có sổ đăng ký hộ khẩu ghi rõ số nhân khẩu, người
chủ hộ và quan hệ của những thành viên với chủ hộ.
 Gia đình chỉ được xem là hộ gia đình khi các thành viên gia
đình có cùng chung một cơ sở kinh tế.
 Đặc điểm
 Hộ gia đình phải có từ hai thành viên trở lên;
 Khái niệm hộ gia đình thường xuất hiện ở các lĩnh vực liên

quan đến nông nghiệp và nông thôn.
 Hộ gia đình phải có tài sản chung và thông thường tài sản
chung này là tài sản có giá trị lớn và là tư liệu sản xuất của hộ
gia đình.
 Các thành viên của hộ gia đình phải có quan hệ gia đình với
nhau.
2. Hộ gia đình như 1 đơn vị kinh tê
 “Sản xuất hộ gia đình” là quá trình sản xuất hàng hóa và dịch vụ được
thực hiện bởi các thành viên trong gia đình để phục vụ cho tiêu dùng
của chính họ.
 Hàng hóa và dịch vụ được sản xuất và sử dụng bởi chính gia đình có
thể bao gồm chỗ ở, thức ăn, giặt là và chăm sóc trẻ, chăm sóc người
già....

2


 Quá trình sản xuất hộ gia đình có liên quan đến chuyển đổi hàng hóa
trung gian (sản phầm từ siêu thị, đồ điện...) thành những sản phẩm
tiêu dùng cuối cùng (đồ ăn, quần áo).
 Hộ gia đình sử dụng vốn của họ (thiết bị nấu ăn, bàn, ghế, phòng ăn...)
và sức lao động của chính họ (đi mua sắm, nấu ăn, giặt là...)
3. Khái niệm về kinh tê hộ
 “Kinh tế hộ” là hoạt động kinh tế chung của hộ gia đình; thường được
gọi là “khu vực hộ gia đình” để phân biệt với các khu vực khác: doanh
nghiệp, chính phủ và nước ngoài.
 Hai dạng giao dịch chủ yếu giữa hộ và thị trường là bán thời gian lao
động bởi hộ và bán hàng hóa, dịch vụ bởi thị trường.
 Dạng phổ biến nhất của kinh tế hộ là “kinh tế nông hộ”: sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp hoặc thủy sản.

4. Đặc trưng cơ bản của kinh tê nông hộ
 Thứ nhất, đất đai: Người nông dân với ruộng đất chính là một yếu tố
hơn hẳn các yếu tố sản xuất khác vì giá trị của nó; nó là nguồn đảm
bảo lâu dài đời sống
 Thứ hai, lao động: Sự tín nhiệm đối với lao động của gia đình là một
đặc tính kinh tế nổi bật của người nông dân. Người “lao động gia
đình” là cơ sở của các nông trại, là yếu tố phân biệt chúng với các xí
nghiệp tư bản.
 Thứ ba, tiền vốn và sự tiêu dùng: Người ta cho rằng: “người nông
dân làm công việc của gia đình chứ không phải làm công việc kinh
doanh thuần túy”.
5. Khái niệm và đặc điểm của kinh tê nông hộ
 Khái niệm: Kinh tế nông hộ ở Việt Nam được hiểu đơn giản là kinh tế
hộ gia đình trong sản xuất nông nghiệp hàng ngày.
 Đặc điểm:
 Cách thức tổ chức riêng, trong phạm vi gia đình. Các thành
viên trong hộ cùng có chung sở hữu các tài sản cùng như kết
quả kinh doanh;
 Tồn tại chủ yếu ở nông thôn, hoạt động trong lĩnh vực nông
lâm ngư nghiệp; một bộ phận khác có hoạt động phi nông
nghiệp ở mức độ khác nhau.
 Chủ hộ là người sở hữu nhưng cũng là người lao động trực
tiếp; tùy điều kiện cụ thể họ có thể thuê thêm lao động;

3


 Quy mô sản xuất của kinh tế hộ thường nhỏ, vốn đầu tư ít; sản
xuất còn mang nặng tính tự cung tự cấp, hướng tới đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng trực tiếp của hộ là chủ yếu.

 Quá trình sản xuất chủ yếu dựa vào lao động thủ công và công
cụ truyền thống; do đó năng suất lao động thấp;
 Trình độ quản lý và chuyên môn nghiệp vụ của chủ hộ hạn chế,
chủ yếu là theo kinh nghiệm từ đời trước truyền lại cho đời
sau.

PHẦN II
CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA KINH TẾ HỘ DO PHỤ NỮ LÀM CHỦ/
ĐỨNG ĐẦU Ở VIỆT NAM VÀ THỰC TRẠNG HIỆN NAY (ĐẶC
BIỆT LÀ KINH TẾ NÔNG HỘ)
1. Các đặc điểm của kinh tê hộ do phụ nữ làm chủ/ đứng đầu ở Việt
Nam (đặc biệt là kinh tê nông hộ).
Phụ nữ luôn là người đóng vai trò then chốt trong gia đình về khả năng
sản xuất và tái sản xuất. Sự nghiệp cân bằng “trọng nam khinh nữ” giúp
phụ nữ đã đem lạicho xã hội nguồn nhân lực, tri thức dồi dào và ngày
càng phát triển. Đặc điểm của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn
được thể hiện như sau:
 Khi kinh tế hộ do phụ nữ làm chủ/ đứng đầu thì mọi quyền hành
và điều khiển các hoạt động từ sản xuất đến tài chính đều do
người phụ nữ quyết định.
 Trong lao động sản xuất kinh tế nông hộ: Phụ nữ là người làm ra
phần lớn lương thực, thực phẩm tiêu dùng cho gia đình.Đặc biệt
các hộ nghèo sinh sống chủ yếu dựa vào kết quả làm việc của phụ
nữ.
 Ngoài việc tham gia vào lao động sản xuất đóng góp thu nhập
cho gia đình, phụ nữ còn đảm nhận chức năng người vợ, người
mẹ. Họ phải làm hầu hết các công việc nội trợ, chăm sóc con cái,

4



các công việc này rất quan trọng đối với sự tồn tại, phát triển của
gia đình và xã hội.
 Trong sinh hoạt cộng đồng: phụ nữ tham gia hầu hết các hoạt
động cộng đồng tại làng xóm, thôn bản.
2. Thực trạng hiện nay
2.1. Thực trạng nền kinh tê và vai trò của kinh tê hộ gia đình
trong thời kì đổi mới và hiện nay.
Trong thời kỳ chiến tranh, hộ gia đình Việt Nam vừ cung cấp
nguồn lương thực, vừa là nguồn của cải vật chất cho cuộc chiến,
nhất là trong thời kì miền Nam chiến đấu và miền Bắc là hậu
phương thì chỉ với 5% quỹ đất canh tác mà các hộ gia đình kinh
tế vườn theo lối tự túc, tự cung còn lại là để sản xuất lương thực,
thực phẩm giúp miền Nam.
Sau chiến tranh kết thúc, với việc áp dụng chính sách đổi mới
năm 1986 cùng với “ Chỉ thị 100- năm 1981” hay “ Nghị quyết
10 năm 1988” , Việt Nam đã bắt đầu quá trình chuyển đổi từ nền
kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường. Việc
tham gia của chính phủ trong hoạt động kinh tế và việc làm đang
giảm sút đồng nghĩa với việc mở rộng dần những việc làm có thu
nhập hay tự làm chủ trong khối tư nhân, với sự lớn mạnh nhanh
chóng của các hộ gia đình với tư cách là các đơn vị kinh tế độc
lập. Việt Nam đang ngày càng hội nhập vào nền kinh tế thế giới,
và hoạt động xuất khẩu của đất nước trong các lĩnh vực nông
nghiệp và các ngành công nghiệp chế biến có thu hút nhiều lao
động đã đóng góp vào quá trình tăng trưởng kinh tế nhanh và bền
vững.
Hiện nay, Khu vực nhà nước hiện chiếm 40% GDP, và 60% còn
lại là của khu vực tư nhân mà đa phần là các hộ gia đình làm ăn
nhỏ lẻ ở Việt Nam. Khu vực nhà nước chiếm 10% tổng số công

ăn việc làm trong khi đó khu vực tư nhân chiếm 90%. Nông
nghiệp và doanh nghiệp hộ gia đình (kể cả khu vực không chính
thức) chiếm đa số trong khu vực tư nhân, cung cấp tới 89% tổng
số công ăn việc làm (khoảng 66% trong sản xuất nông nghiệp và
34% trong doanh nghiệp hộ gia đình) và 34% GDP. Khu vực tư

5


nhân “doanh nghiệp” nghĩa là các doanh nghiệp có đăng ký chỉ
chiếm 1% tổng số công ăn việc làm và 7% GDP.

Biểu đồ diện tích đất nông nghiệp ( 1000 ha) phân theo
các đối tượng chủ yêu thời điểm năm 1/1/2011
Nguồn: Tổng hợp số liệu Tổng điều tra nông thôn, nông
nghiệp, thủy sản năm 2011 của Bộ Tài nguyên và môi
trường.
Nhận xét: Hộ gia đình sử dụng trên 1,4 triệu ha, chiếm trên một nửa (53,6%)
cho thấy hộ gia đình kinh doanh kinh tế nông hộ đóng góp 1 lượng lớn GDP
cho nước ta, cũng là nguồn thu nhập chính của nhiều nhân dân Việt Nam.
2.2.

Thực trạng vai trò của phụ nữ làm chủ/ đứng đầu trong kinh
tê hộ ở Việt Nam.
 Trên cả nước, thực hiện nghị quyết của Đảng và Chương
trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo, trong
những năm qua, Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam – một
cơ quan có nhiệm vụ hàng đầu của nhà nước về nâng cao
vị thế của người phụ nữ trong xã hội, đã đề ra chương
trình hành động thiết thực, vận động phụ nữ cả nước tham

gia tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo. Qua các
phong trào thi đua với sự tham gia chủ động tích cực của

6


chính bản thân các chị em phụ nữ như phong trào “Phụ nữ
giúp nhau phát triển kinh tế gia đình”, “Ngày tiết kiệm vì
phụ nữ nghèo”… với nội dung chủ yếu là vận động phụ
nữ tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trên tinh thần “ai có gì giúp
nấy, người khó ít giúp người khó nhiều”, với nội dung,
hình thức phù hợp đã thu hút đông đảo các chị em phụ nữ
tham gia, trở thành phong trào quần chúng rộng lớn trong
cả nước.
 Cùng với hoạt động giúp đỡ nhau trong sản xuất, phong
trào “Nhà tình thương” đã được các cấp Hội triển khai ở
tất cả các tỉnh, thành dưới nhiều hình thức: góp tiền, công
lao động, vật liệu xây dựng…Với sự chung tay của cộng
đồng và phụ nữ cả nước. Trong thực tế, phụ nữ Việt Nam
đang có mặt ở hầu hết các cơ quan quản lý hành chính, sự
nghiệp và doanh nghiệp. Phụ nữ chiếm 50,3% số người
làm công ăn lương và 32,4% các chủ doanh nghiệp.
 Trong khi các gia đình do phụ nữ làm chủ hộ ở Việt Nam
nói chung sung túc hơn các gia đình do nam giới làm chủ
hộ, vẫn có những nhóm gia đình nhỏ mà phụ nữ làm chủ
hộ lại rất nghèo và/hoặc có nguy cơ bị tổn thương cao.
Các số liệu nghiên cứu cho thấy vai trò và khả năng của
phụ nữ trong nền kinh tế cũng như trong gia đình. Phụ nữ
thường được nhìn nhận là có năng lực thấp kém hơn so
với nam giới, tuy nhiên những số liệu thống kế lại chứng

minh phụ nữ hoàn toàn có khả năng làm việc và tổ chức
không chỉ trong việc chăm sóc gia đình mà còn cả những
công việc làm ăn kinh tế hoặc những công việc khác ngoài
xã hội.
 Phụ nữ Việt Nam có truyền thống tham gia tích cực vào
các hoạt động lao động Boserup (1970) đã cho biết điều
này qua những phân tích của bà về các số liệu của các
cuộc tổng điều tra dân số những năm 1960. Số liệu về
những công việc có thu nhập cho thấy những bằng chứng

7


khác về phân biệt giới: nam giới thường có xu hướng
chiếm ưu thế trong những công việc tạo thu nhập trong
các ngành nghề như đánh bắt hải sản, khai thác mỏ, khai
thác đá, điện, giao thông vận tải…Nữ giới chiếm đa số
trong các ngành công nghiệp nhẹ, y tế và công tác xã hội.
Nói cách khác, nam giới có mặt trong nhiều cơ cấu ngành
nghề hơn là nữ, một dấu hiệu chứng tỏ nam giới có nhiều
lựa chọn nghề nghiệp hơn phụ nữ.
Ví dụ riêng về kinh tê nông hộ, tại Thái Nguyên, 5 năm qua,
Nghị quyêt về thực hiện khâu đột phá “Hỗ trợ phụ nữ phát
triển kinh tê, tăng giàu, giảm nghèo, góp phần xây dựng nông
thôn mới” đã được Ban chấp hành Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh
Thái Nguyên phát động triển khai tích cực và đạt được nhiều
kêt quả nổi bật.
Nghị quyết đã đưa ra 4 chỉ tiêu cụ thể: 100% hộ nghèo do phụ
nữ làm chủ được hội giúp đỡ; mỗi năm, các nguồn vốn hỗ trợ
cho hội viên phụ nữ phát triển kinh tế tăng từ 10% trở lên; mỗi

cơ sở Hội xây dựng được ít nhất 1 mô hình phát triển kinh tế;
mỗi năm phối hợp với các ngành tư vấn, giới thiệu và tạo việc
làm cho trên 6000 lao động, đào tạo nghề cho ít nhất 1.500 lao
động nữ, trong đó có khoảng 70% có việc làm sau đào tạo.
Kết quả, sau 5 năm thực hiện, 3 tiêu chí đều đạt kết hoạch, 1 tiêu
chí vượt so với mục tiêu của Nghị quyết. Đến nay toàn tỉnh có
930 mô hình phát triển kinh tế được xây dựng từ sự hỗ trợ của tổ
chức hội phụ nữ. Không chỉ đóng vai trò hỗ trợ xây dựng mô
hình, tổ chức hội còn quan tâm phát triển thị trường, kết nối tiêu
thụ sản phẩm cho hội viên nhằm tạo điều kiện cho các mô hình
phát triển toàn diện, bền vững.Chính những mô hình hoạt động
hiệu quả này đã góp phần chung tay xây dựng nông thôn mới ở
từng địa phương, đóng góp vào kết quả chung của toàn tỉnh.

8


Hình ảnh trại lợn của chị A- hội viên làm chủ kinh tê nông hộ huyện Đại Từtỉnh Thái Nguyên

-

3. Những khó khăn khi phụ nữ làm chủ/ đứng đầu kinh tê hộ.
Thiếu kỹ năng và không được đào tạo, ít có khả năng tiếp cận với tín dụng.
Gánh nặng nhân đôi bởi trách nhiệm sống và chăm sóc gia đình, vai trò hạn
chế của họ trong việc ra quyết định và những hình thức khác nhau của tình

-

trạng bị phân biệt đối xử đã làm cản trở sự tiến bộ về mặt kinh tế của họ.
Ít thời gian nghỉ ngơi, giải trí, tham gia các hoạt động xã hội để tìm thêm mối


-

quan hệ.
Còn nhiều định kiến xoay quanh: “ trọng nam khinh nữ”, “đàn ông xây nhà,
đàn bà xây tổ ấm,..
4. Các chính sách giải pháp
 Mục tiêu phát triển của Việt Nam trong khuôn khổ các Mục
tiêu MDG ( Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ) nhận thấy

-

cần nâng cao sự tham gia của phụ nữ vào đời sống xã hội:
Tăng số lượng đại biểu nữ trong các cơ quan dân cử và chính quyền ở tất cả

-

các cấp (quốc gia, tỉnh, huyện, xã).
Nâng cao sự tham gia của phụ nữ trong các tổ chức và lĩnh vực ở tất cả mọi

-

cấp lên từ 3-5% trong 10 năm tới.
 Thực thi các biện pháp chống phân biệt đối xử
Việc đảm bảo bình đẳng nam nữ được thực hiện thông qua các hoạt động lập
pháp – hành pháp – và tư pháp; thông qua các nguyên tắc tổ chức và hoạt

9



động của các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp mà mỗi cá
-

nhân là thành viên.
Những thành tựu to lớn thu được trong 20 năm đổi mới đã chứng tỏ công
cuộc đấu tranh bảo vệ quyền bình đẳng của phụ nữ thu được nhiều thắng lợi

quan trọng, trên mọi phương diện.
 Bảo đảm sự phát triển và tiên bộ đầy đủ của phụ nữ
- Để bảo đảm sự phát triển và tiến bộ đầy đủ của phụ nữ, từ năm 1995 đã thực
hiện Kế hoạch hành động quốc gia vì sự tiến bộ của Phụ nữ Việt Nam đến
năm 2000 và giai đoạn 2001-2010 phát triển thành chiến lược Quốc gia vì sự
tiến bộ của phụ nữ Việt Nam
 Kêt hợp giữa việc vay vốn tín dụng và thêm kiên thức khoa
học
- Với mục tiêu hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, những
năm qua, các cấp Hội Phụ nữ đã tạo điều kiện để hội viên, phụ nữ vay vốn ưu
đãi, phối hợp với các ngành chuyên môn tập huấn chuyển giao khoa học kỹ
thuật; đồng thời, tuyên truyền, giới thiệu những mô hình kinh tế, hiệu
quả, cách làm hay để hội viên phụ nữ tham quan, học tập.
- Những hội viên, phụ nữ có mô hình kinh tế mang lại hiệu quả đã có nhiều
hoạt động giúp đỡ, tạo điều kiện cho các hội viên phụ nữ khác về vốn, cây,
con giống, hướng dẫn cách làm để giúp họ phát triển kinh tế, vươn lên làm
giàu.

PHẦN III
KẾT LUẬN
Kinh tế hộ là 1 thành phần kinh tế không thể thiếu trong nền kinh tế của
Việt Nam nhưng kinh tế hộ do phụ nữ làm chủ/ đứng đầu lại càng hiếm hơn
so với trước đây nhưng hiện nay đã và đang phát triển, nhiều lên từng ngày.


10


Đối mặt với nhiều vấn đề về ra quyết định hay về kiểm soát tài chính khiến
cho phụ nữ rất khó khăn trong việc làm chủ 1 kinh tế hộ, nhất là kinh tế nông
hộ càng khó nhiều hơn. So với thành thị thì nông thôn vẫn mặc định bị ảnh
hưởng rất nhiều định kiến đã có từ xưa của xã hội khiến ohuj nữ nông thôn
khi làm chủ/ đứng đầu 1 kinh tế nông hộ mang gánh nặng cả 2 vai cả về kinh
tế- xã hội và trách nhiệm gia đình nhưng không vì thế mà họ từ bỏ việc làm
chủ của mình, nhiều phụ nữ đã dám đương đầu với nhiều thách thức để rồi
đổi lại được những thành công cho mình, ví dụ như tại tỉnh Cao Bằng, Thái
Nguyên, Hậu Giang đã có nhiều phụ nữ làm chủ đưa gia đình mình từ hộ
nghèo trở lên thoát nghèo hoặc thành công trở thành tỉ phú.
Tóm lại, trong bài tiểu luận này em đã tìm hiểu và nghiên cứu thực trạng
đặc điểm và vai trò của phụ nữ khi làm chủ/ đứng đầu 1 kinh tế hộ và đưa ra
một số biện pháp khắc phục khó khăn ở trên để có thể cân bằng bình đẳng
giới và có thể giúp phụ nữ nông thôn thoát nghèo- làm giàu nhiều hơn.

11



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×