Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

tieu tai chinh thực trạng huy đồng và sử dụng vốn trong các doanh nghiệp nhà nước ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.34 KB, 15 trang )

TiÓu luËn tµi chÝnh tiÒn tÖ

A. Lời mở đầu
Trong hơn một thập kỷ qua, nền kinh tế đất nước đã có sự phát triển mạnh
mẽ, thể hiện qua những biến đổi to lớn trên nhiều lĩnh vực, tốc độ phát triển kinh
tế luôn giữ ở mức cao, đời sống của người dân dần được cải thiện rõ rệt. Sự phát
triển này có được là do đóng góp của nhiều các thành phần kinh tế, trong đó nổi
bật là khu vực doanh nghiệp Nhà nước, hiện tại khu vực này đang chiếm tỷ trọng
khá lớn trong tổng sản phẩm quốc nội và giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong việc
điều tiết nền kinh tế.
Với vị trí quan trong, nên các doanh nghiệp Nhà nước tất nhiên được
hưởng nhiều lợi thế trong sản xuất và kinh doanh trên thị trường nhưng không vì
thế mà các doanh nghiệp này không gặp phải những khó khăn, trở ngại và một
trong những khó khăn đầu tiên mà họ gặp phải là vấn đề vốn, đây cũng là điểm
chung mà hầu hết doanh nghiệp phải đối mặt. Vì vậy với đề tài: “Thực trạng huy
đồng và sử dụng vốn trong các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam hiện nay”,
em hy vọng sẽ phân tích tìm hiểu rõ hơn về thực trạng vốn trong các doanh
nghiệp Nhà nước đồng thời đưa ra một số giải pháp kiến nghị để phần náo khắc
phục được tình trạng này.
Với sự hiểu biết còn hạn chế, và thời gian chuẩn bị không nhiều nên bài
viết của em không tránh khỏi những sai sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến
của thầy, cô giúp cho bài tiểu luân của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân
thành cảm ơn.


TiÓu luËn tµi chÝnh tiÒn tÖ

B. Nội dung
I. Vai trò của vốn đối với doanh nghiệp Nhà nước:
1. Khái quát chung về vốn:
Từ trước đến nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về vốn, mỗi quan điểm


đều có cách tiếp cận riêng. Nhưng có thể nói với thực chất chính là biểu hiện bằng
tiền, là giá trị tài sản mà doanh nghiệp đang nắm giữ. Trong nền kinh tế thị
trường, vốn được quan niệm là toàn bộ giá trị ứng ra ban đầu trong các quá trình
sản xuất tiếp theo của doanh nghiệp. Như vậy, vốn là yếu tố không thể thiếu của
hoạt động sản xuất kinh doanh, là điều kiện đầu tiên để tiến đến hoạt động kinh
doanh.
2. Phân loại vốn:
Cách phân loại vốn phổ biến hiện nay là theo phương thức chu chuyển của
vốn. Theo cách này người ta chia vốn thành: vốn cố định (VCĐ) và vốn lưu động
(VLĐ): VCĐ là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về tài sản cố định. Nó
luân chuyển dần dần, từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. VCĐ
đóng vai trò quan trọng trong sản xuất kinh doanh, đặc biệt là với các doanh
nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực sản xuất.
VLĐ của doanh nghiệp là số tiền ứng trước về tài sản lưu động nhằm đảm
bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên,
liên tục.
3. Vai trò của vốn với các doanh nghiệp Nhà nước:
Như chúng ta đã biết bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh dù ở quy mô
nào cũng cần phải có một lượng vốn nhất định, nó là cơ sở cho sự ra đời của các
doanh nghiệp.
3.1. Về mặt pháp lý:


TiÓu luËn tµi chÝnh tiÒn tÖ
Pháp luật quy định: khi muốn thành lập một doanh nghiệp thì điều kiện đầu
tiên và bắt buộc là doanh nghiệp đó phải có một lượng vốn nhất định, lượng vốn
này được quy định tùy vào từng loại hình doanh nghiệp Nhà nước. Khi đó địa vị
pháp lý của doanh nghiệp mới được xác lập có nghĩa là doanh nghiệp được công
nhận sự tồn tại. Như vậy vốn là điều kiện tiên quyết đảm bảo sự tồn tàI tư cách
pháp nhân của doanh nghiệp trước pháp luật.

3.2. Về mặt kinh tế:
Trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn là một trong những yếu tố
quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Vốn không những dùng
cho việc mua sắm máy móc, trang thiết bị công nghệ để phục vụ cho sản xuất mà
còn đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra một cách liên tục. Vốn còn là yếu
tố quan trọng quyết định năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và vị
thế của doanh nghiệp trên thị trường. Ngoài ra, vốn cũng là yếu tố quyết định đến
việc mở rộng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp , có vốn thì các doanh
nghiệp mới có thể mở rộng hoạt động sản xuất, thâm nhập thị trường mới, từ đó
mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.
Với tầm quan trọng to lớn của vốn như vậy, đến nay đòi hỏi các doanh
nghiệp Nhà nước cần phải có những biện pháp hữu hiệu để có thể huy động đủ
nguồn vốn giúp cho doanh nghiệp mình phát triển có hiệu quả.
II. Thực trạng huy động vốn và sử dụng vốn trong các doanh nghiệp Nhà
nước ở Việt Nam hiện nay:
1. Đánh giá chung về doanh nghiệp Nhà nước:
Trong thời kỳ bao cấp, kế hoạch hoá tập trung, các doanh nghiệp Nhà nước
tồn tại dưới hình thức các xí nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước. Các doanh nghiệp
Nhà nước trong nền kế toán chỉ huy không có quyền tự quyết mà phải sản xuất
kinh doanh theo các chỉ tiêu, định mức mà Nhà nước đã quy định sẵn. Thích ứng
với cơ chế này, vốn có xí nghiệp đều do ngân sách Nhà nước cấp, chính vì thế các


TiÓu luËn tµi chÝnh tiÒn tÖ
doanh nghiệp hoàn toàn thụ động, không tự khai thác và huy động vốn để đảm
bảo vốn kinh doanh, dẫn đến tình trạng các xí nghiệp không quan tâm đén việc
bảo tòan và phát triển vốn.
Kể từ khi chuyển dịch từ nền kinh tế kế hoạch hoá sang nền kinh tế thị
trường có sự điều tiết của Nhà nước. Dưới cơ chế mới, các doanh nghiệp Nhà
nước được quyền tự chủ hơn trong sản xuất kinh doanh. Từ đây vốn trở thành

một vấn đề sống còn và các doanh nghiệp phải có trách nhiệm lớn hơn trong
những quyết định của mình để mang lại hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, phát
huy tốt lượng vốn sắn có đồng thời phải biết huy động lượng vốn từ bên ngoài.
Trong thời gian cuối thập kỷ 90 của thế kỷ trước, các doanh nghiệp Nhà
nước được hình thành trên quy mô lớn. Tính đến năm 1990 cả nước có 12.080
doanh nghiệp Nhà nước. Các doanh nghiệp trong thời kỳ này nhìn chung đều có
quy mô khiêm tốn, vốn ít, công nghệ lạc hậu. Sự dàn trải của các doanh nghiệp
Nhà nước làm cho nguồn vốn của Nhà nước không thể tập trung cho các ngành
trọng điểm dẫn đến sự thiếu hụt vốn thường xuyên, hiệu quả sử dụng vốn thấp.
Đứng trước thực trạng trên, từ năm 1990 chính phủ đã ban hành nhiều
chính sách như nghị định 338/HĐBT, quyết định 315/HĐBT… nhằm sắp xếp và
tổ chức lại các doanh nghiệp Nhà nước. Qua nhiều lần sắp xếp, sát nhập và giải
thể, tính đến năm 2005 còn khoảng 4.722 doanh nghiệp Nhà nước, hệ thống cơ
cấu được điều chỉnh một bước quan trọng và chỉ tập trung ở những ngành, lĩnh
vực then chốt và trên các địa bàn quan trọng. Các doanh nghiệp Nhà nước đã
nâng cao dần trình độ tích tụ và tập trung vốn, tăng quy mô và hoạt động kinh
doanh có hiệu quả hơn. Mặc dù vậy, hiện nay doanh nghiệp Nhà nước đang đứng
trước thực trạng yếu kém về nhiều mặt: sức cạnh tranh còn quá yếu kém, quy mô
nhỏ bé dàn trải , thiếu vốn nghiêm trọng, lãi suất kinh doanh bình quân thấp hơn
lãi suất ngân hàng, hiệu quả sút kém. Hầu hết các doanh nghiệp Nhà nước đang
trong tình trạng đói vốn trầm trọng. Hiện nay có tới 6% doanh nghiệp Nhà nước
không đủ vốn pháp định theo quy định của Nhà nước.


TiÓu luËn tµi chÝnh tiÒn tÖ
2. Thực trạng huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh
nghiệp Nhà nước ở Việt Nam hiện nay.
2.1 Thực trạng huy động vốn trong các doanh nghiệp Nhà nước.
Trong những năm gần đây vốn của các doanh nghiệp Nhà nước đang có xu
hướng tăng lên. Tổng nguồn vốn kinh doanh của khu vực doanh nghiệp Nhà nước

năm 1996 là khoảng 67.000 tỷ đồng, đến năm 1998 là khoảng gần 100.000 tỷ
đồng và hiện nay là khoảng 190.000 tỷ đồng. Tuy nhiên tốc độ tăng vốn bình
quân chỉ đạt xấp xỉ 15% thấp hơn nhiều so với con số 29% của giai đoạn 19911994. Hơn thế nữa quy mô vốn còn nhỏ bé và dàn trải. Năm 1994 vốn bình quân
trong một doanh nghiệp chỉ đạt khoảng 33 tỷ đồng, năm 1996 tăng lên khoảng 11
tỷ đồng, năm 1998 tăng lên khoảng 18 tỷ đồng và hiện nay là khoảng 22 tỷ đồng.
Như vậy, tốc độ tăng bình quân hàng năm từ năm 1996 đến nay là khoảng 19%
giảm mạnh so với tốc độ tăng bình quân là 52% của giai đoạn 1994-1998. Có thể
nói tổng vốn trong các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay còn quá nhỏ bé không
tương xứng với tầm vóc của mình.
Quy mô vốn của các doanh nghiệp Nhà nước đã nhỏ lại không tập trung
mà dàn trải, manh mún. Lượng vốn phân bổ trong từng doanh nghiệp rất nhỏ và
không đều, có những doanh nghiệp vốn chỉ 1 tỷ đồng phần lớn các doanh nghiệp
Nhà nước có vốn từ 3-10 tỷ đồng. Trong khi đó, chỉ có một số doanh nghiệp có
số vốn rất lớn như Tổng công ty xăng dầu Việt Nam, Tổng công ty bưu chính
viễn thông, Tổng công ty điện lực Việt Nam…
Quy mô vốn đã nhỏ bé dàn trải, cơ cấu vốn kinh doanh lại có nhiều bất
cập, các doanh nghiệp Nhà nước phải đối mặt với việc thiếu vốn lưu động. Đáng
buồn hơn là gần một nửa vốn lưu động là vật tư ứ đọng, kém phẩm chất, công nợ
khó đòi. Vốn cố định lại chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số vốn làm cho đồng vốn bị ứ
đọng và quay vòng chậm. Thêm vào đó vốn cố định của các doanh nghiệp Nhà
nước phận lớn là tài sản cố định, máy móc cũ, lạc hậu, hiệu quả sử dụng thấp.


TiÓu luËn tµi chÝnh tiÒn tÖ
Hiện nay vốn thực tế hoạt động của khu vực doanh nghiệp Nhà nước chỉ đạt 80%
và vốn lưu động chỉ có 50% được huy động vào kinh doanh.
Thực tế hiện nay vốn ngân sách và vốn tự có của doanh nghiệp Nhà nước
chưa được một nửa mức vốn lưu động cần thiết. Để duy trì sản xuất kinh doanh
doanh nghiệp phải huy động vốn từ bên ngoài tuy nhiên việc huy động vốn từ bên
ngoàI chưa được hiệu quả như mong muốn điều này cũng phần nào phản ánh sự

trông chờ ỷ lại vào nguồn vốn ngân sách của Nhà nước.
Tình hình huy động vốn của các doanh nghiệp Nhà nước không được sáng
sủa cho lắm. Vậy còn hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp này ra sao.
2.2 Tình hình sử dụng vốn trong các doanh nghiệp Nhà nước:
Nhìn chung từ sau khi đổi mới nền kinh tế đến nay, hiệu quả sản xuất kinh
doanh nói chung, hiệu quả sử dụng vốn nói riêng của các doanh nghiệp Nhà nước
tăng lên. Điều này được thể hiện qua việc nếu như năm 1998 số doanh nghiệp
Nhà nước thực sự có hiệu quả chỉ chiếm khoảng 40% số bị thua lỗ chiếm tới 20%
và số còn lại ở trong tình trạng bấp bênh thì đến năm 2003 trong 4.800 doanh
nghiệp Nhà nước có tới 77,2% doanh nghiệp kinh doanh có lãi, số doanh nghiệp
bị thua lỗ giảm xuống còn 13,3%. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng vốn trong các
doanh nghiệp này tăng vẫn còn ở mức thấp. Nhiều doanh nghiệp chưa bảo toàn
được vốn, tình trạng thua lỗ xảy ra trong nhiều doanh nghiệp.
Doanh nghiệp Nhà nước là trụ cột của nền kinh tế, vậy nhưng họ hiện tại
lại là những con nợ lớn nhất. Tính đến năm 2004 sau đợt tổng kiểm kê tài sản và
xác định lại giá trị tài sản doanh nghiệp Nhà nước, thì kết quả thu được là số nợ
phải thu của các doanh nghiệp cao gấp 1,43 lần số vốn kinh doanh. Số nợ phải
thu đã tới 96.775 tỷ đồng bằng 23% tổng doanh thu. Đa phần các khoản nợ này là
nợ qúa hạn và khó có khả năng thanh toán. Còn tổng số nợ phải trả là 204.225 tỷ
đồng, các khoản nợ phải trả chủ yếu là vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng
(chiếm khoảng 76% nợ phải trả), các khoản còn lại là chiếm dụng từ các khoản


TiÓu luËn tµi chÝnh tiÒn tÖ
phải nộp ngân sách, chiếm dụng vốn của các doanh nghiệp khác, vay cán bộ công
nhân viên trong doanh nghiệp.
Số tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn phần lớn nằm trong các khoản nợ
phải thu chiếm 35,5% tổng giá trị tài sản. Điều này chứng minh rằng, việc đầu tư
dài hạn vào cơ sở vật chất kỹ thuật, hình thành tài sản cố định của các doanh
nghiệp còn thấp. Hậu quả là họ còn phải ôm một khối lượng giá trị vật tư hàng

hoá tồn kho, ứ đọng, kém phẩm chất ước tính lên tới 1.600 tỷ đồng.
Ngoài ra do sử dụng vốn kém hiệu quả khiến tình trạng thiếu vốn càng
trầm trọng, thiếu vốn đầu tư nên máy móc thiết bị lạc hậu của các doanh nghiệp
không được cải tiến, nâng cấp dần đến năng suất lao động thấp, chất lượng mẫu
mã sản phẩm chưa đáp ứng tiêu chuẩn. Vốn thiếu còn khiến công tác nghiên cứu,
triển khai cũng bị hạn chế.
Hiện nay nhiều doanh nghiệp Nhà nước làm ăn yếu kém, thua lỗ với những
khoản nợ rất lớn như: Công ty đường Biên Hoà lỗ 120 tỷ đồng; Công ty xuất
nhập khẩu thuỷ sản lỗ 13,2 tỷ đồng; Công ty xi măng Hoàng Mai lỗ 432 tỷ đồng,
nợ phải trả là 647 tỷ đồng; Công ty xi măng Tam Điệp nợ phải trả 163 tỷ đồng.
Hiệu quả sử dụng vốn kém còn có nguyên nhân do nhiều ngành, địa
phương đầu tư theo phong trào, ... Bên cạnh đó còn có các nguyên nhân khác như
đầu tư thiếu quy hoạch, lao động dôi dư nhiều, chi phí tiêu hao nguyên vật liệu
cao, chi phí tiền lương và quản lý cao trong khi trình độ nghiệp vụ còn hạn chế.
Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Nhà nước kém còn thể hiện ở chỗ
khu vực này đóng góp 38% GDP trong khi khu vực kinh tế dân doanh đóng góp
42%. Con số này cho thấy doanh nghiệp Nhà nước vẫn chưa chứng tỏ được vai
trò đầu tầu, chủ lực, có vị trí quan trọng trong nền kinh tế.
3. Kết quả đã đạt được và những tồn tại.
3.1 Những kết quả đã đạt được


TiÓu luËn tµi chÝnh tiÒn tÖ
Từ khi đổi mới nền kinh tế đến nay tình hình huy động vốn và sử dụng vốn
trong các doanh nghiệp Nhà nước đã đạt được những kết quả nhất định như sau:
Một là, giảm khoảng 70% số doanh nghiệp Nhà nước từ 12.080 doanh
nghiệp Nhà nước vào đầu năm 1990 xuống còn 4.722 doanh nghiệp hiện nay.
Hầu hết các doanh nghiệp có quy mô quá nhỏ, kinh doanh không hiệu quả, không
có khả năng tồn tại trong nền kinh tế thị trường đều tự giải thể hoặc sát nhập vào
doanh nghiệp lớn và làm ăn có hiệu quả hơn. Điều này góp phần tăng sự tích tụ

tập trung vốn, tăng quy mô doanh nghiệp.
Hai là, sau một thời gian chuyển đổi nền kinh tế hiện nay có doanh nghiệp
Nhà nước đã dần thích nghi với cơ chế mới và đạt được những kết quả to lớn
góp phần quan trọng trong việc phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Tỷ
trọng trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) do các doanh nghiệp Nhà nước tạo ra
tăng từ 36,5% năm 1991 lên 38% năm 2005.
Ba là, tính đến thời điểm hiện nay chúng ta đã cổ phần hóa được hơn 800
doanh nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp sau cổ phần hoá đều hoạt động có hiệu
quả cao hơn trước như ở Công ty Vinatex. 16/17 doanh nghiệp thành viên sau khi
cổ phần hoá không đơn vị nào cổ tức tăng dưới 12%/năm. Cổ phần hoá đã buộc
các doanh nghiệp phải tìm con đường đi lên và làm cho doanh nghiệp Nhà nước
bình đẳng với các doanh nghiệp tư nhân.
Bốn là, hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung, hiệu quả sử dụng vốn nói
riêng tăng lên rõ rệt. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn Nhà nước tăng từ 6,8% năm 1993
lên 14,5% năm 2005.
Trên đây là những kết quả khả quan mà những doanh nghiệp Nhà nước đã
đạt được. Bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại nhất định trong hệ thống các doanh
nghiệp Nhà nước.
3.2 Những tồn tại


TiÓu luËn tµi chÝnh tiÒn tÖ
Thứ nhất: quy mô vốn của các doanh nghiệp Nhà nước còn nhỏ bé và dàn
trải, đến nay vốn bình quân của các doanh nghiệp Nhà nước chỉ khoảng 22 tỷ
đồng, con số này quá nhỏ bé so với vai trò của doanh nghiệp Nhà nước và so với
các doanh nghiệp Nhà nước ở các nước trong khu vực. Số doanh nghiệp Nhà
nước có vốn dưới 5 tỷ đồng chiếm gần 60%, số doanh nghiệp có vốn trên 10 tỷ
đồng chỉ chiếm chưa tới 20%.
Thứ hai: Do thiếu vốn và sử dụng vốn kém hiệu quả nên việc đầu tư cho
trang thiết bị máy móc, công nghệ của các doanh nghiệp Nhà nước không được

thực hiện thường xuyên dẫn đến tình trạng cũ kỹ, lạc hậu. Hầu hết các doanh
nghiệp được trang bị máy móc thuộc nhiều thế hệ và đã lạc hậu hàng chục năm
so với thế giới. Điều này ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm, giá cả và hạn
chế năng lực cạnh tranh của sản phẩm được tạo ra.
Thứ ba: Hiện nay nợ của các doanh nghiệp Nhà nước là rất lớn. Tổng số
vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp Nhà nước hiện là 190.000 tỷ đồng thì tổng số
nợ phải thu và phải trả đã trên 300.000 tỷ đồng. Đa phần là nợ quá hạn và nợ khó
đòi. Tình hình này cũng khiến cho các Ngân hàng thương mại bị ảnh hưởng bởi
phải gánh một só nợ lớn gấp 1.4 lần vốn kinh doanh của các Ngân hàng. Đây
đang là vấn đề đau đầu đối với các nhà quản lý.
Thứ tư: Hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn
nói riêng của dn Nhà nước là rất thấp. Như đã nói ở trên, năm 2003 có tới 13,5%
doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ và khu vực doanh nghiệp Nhà nước chỉ đóng
góp có 38% GDP trong khi khu vực kinh tế dân doanh đóng góp 40%.
Tóm lại, trước mắt các doanh nghiệp Nhà nước còn nhiều vấn đề phải giải
quyết và các doanh nghiệp cần có những đường lối, chính sách thực sự có hiệu
quả để phát triển tương xứng với tầm với … là đầu tàu của nền kinh tế.
III. Giải pháp tạo vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn ở các
doanh nghiệp Nhà nước hiện nay.


TiÓu luËn tµi chÝnh tiÒn tÖ
1. Những giải pháp nhằm tạo vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước:
1.1 Doanh nghiệp nhà nước phải xây dựng kế hoạch cụ thể, rõ ràng:
Doanh nghiệp Nhà nước phải lập kế hoạch sản xuất kinh doanh một cách
tổng thể, trong đó kế hoạch huy động và sử dụng vốn phải chi thiết và cụ thể, đây
là một điều hết sức quan trọng với mọi doanh nghiệp. Khi đó các doanh nghiệp
mới có thể chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo ra hiệu quả sản
xuất và khả năng tài chính vững mạnh. Một kế hoạch cụ thể, có tính khả thi là cơ
sở để các doanh nghiệp có thể vay vốn từ bên ngoài.

1.2 Doanh nghiệp Nhà nước nên huy động vốn từ bản thân doanh nghiệp
hoặc qua phát hành cổ phiếu trái phiếu:
Các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay hoạt động chủ yếu bằng vốn tín
dụng, trong đó một phần nhỏ vốn vay quỹ hỗ trợ phát triển, còn 90% là vay vốn
các Ngân hàng thương mại trong và ngoài nước. Điều này sẽ dần thay đổi khi mà
các chính sách của Nhà nước đưa ra theo hướng ……… đẩy giữa doanh nghiệp
Nhà nước và cả doanh nghiệp ngoài quốc doanh và khi đó các doanh nghiệp Nhà
nước sẽ không còn được hưởng nhiều ưu tiên hơn trong vày vốn. Vì vậy ngay từ
bây giờ các doanh nghiệp nên chuyển hướng tìm nguồn vốn từ nhiều nguồn khác
nhau, như huy động vốn từ chính bản thân doanh nghiệp. Hiện nay hình thức này
đã được khá nhiều doanh nghiệp áp dụng và ngoài mục đích thu hút vốn thì sẽ
nâng cao năng suất và hiệu quả kinh doanh vì khi đó lợi ích của người lao động
sẽ gắn liền lợi ích của doanh nghiệp.
Với các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn có hiệu quả có thể phát hành cổ
phiếu, trái phiếu. Nhờ đó các doanh nghiệp sẽ huy động được các nguồn vốn
nhàm rỗi trong xã hội một cách nhanh chóng để phát triển sản xuất kinh doanh.
1.3 Doanh nghiệp Nhà nước nên thuê máy móc, thiết bị để giảm bớt tiền đầu
tư:


TiÓu luËn tµi chÝnh tiÒn tÖ
Đây là một hình thức khá mới mẻ ở nước ta, nhưng khi áp dụng cho các
doanh nghiệp Nhà nước nó tỏ ra có hiệu quả rất rõ rệt, với tình hình hiện nay, các
doanh nghiệp Nhà nước đang gặp nhiều khó khăn trong việc vay vốn để đổi mới
công nghệ vì nguồn vốn trung và dài hạn của các Ngân hàng có hạn, mặt khác
các doanh nghiệp Nhà nước thiếu những điều kiện nhất định về tài sản thế chấp,
cầm cố và bảo lãnh, cho nên thuê máy móc, thiết bị đã trở thành xu hướng của
nhiều doanh nghiệp.
2. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho các doanh
nghiệp Nhà nước:

2.1 Với vốn cố định:
Đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định: Trong thời đại KH-KT phát triển
không ngừng, tài sản cố định không thể tránh khỏi nguy cơ hao mòn vô hình. Do
đó, để có cơ sở cho việc tính toán khấu hao vốn đầy đủ doanh nghiệp cần phải
giảm thiểu sự chênh lệch giữa giá trị thực tế và giá trị trên sổ sách của tài sản.
Muốn vậy, doanh nghiệp phải có kế hoạch và biện pháp đánh giá và đánh giá lại
tài sản một cách thường xuyên, chính xác. Nhờ vậy mà doanh nghiệp xác định
được giá trị thực của tài sản cố định, từ đó xác định mức khấu hao hợp lý để thu
hòi vốn hoặc kịp thời xử lý những tài sản cố định bị mất giá để chống lại sự thất
thoát vốn.
Nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định: Các doanh nghiệp cần tận dụng
tối đa công suất của máy móc thiết bị, giảm thời gian tác nghiệp, hợp lý hoá dây
chuyền công nghệ, đảm bảo nghiêm ngặt chế độ bảo dưỡng máy móc thiết bị,
giảm thời gian tác nghiệp, hợp lý hoá dây chuyền công nghệ, đảm bảo nghiêm
ngặt chế độ bảo dưỡng máy móc thiết bị, áp dụng chế độ khuyến khích vật chất
và trách nhiệm đối với quản trị và sử dụng tài sản cố định.
Kiểm tra tài chính đối với hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp:
Sau mỗi kỳ kế hoạch, nhà quản trị phải tiến hành phân tích, đánh giá tình hình sử


TiÓu luËn tµi chÝnh tiÒn tÖ
dụng tài sản cố định thông qua các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn. Từ
đó, doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định đầu tư, điều chỉnh lại quy mô,
cơ cấu sản xuất cho phù hợp, khai thác được những tiềm năng sẵn có và khắc
phục những tồn tại trong quản lý.

2.2 Đối với vốn lưu động:
Xác định chính xác vốn lưu động ở từng khâu luân chuyển: Đây là một
trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản trị vốn lưu động nhằm tiết
kiệm vốn lưu động sử dụng trong sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, thông qua việc

xác định vốn lưu động ở từng khâu để nắm được lượng vốn lưu động cần phải đi
vay, tránh ứ đọng.
Tổ chức khai thác tốt nguồn vốn lưu động phục vụ cho sản xuất kinh
doanh. Trước hết doanh nghiệp cần phải khai thác triệt để các nguồn vốn nội bộ
và các nguồn vốn có thể chiếm dụng một cách thường xuyên, sử dụng tiết kiệm
và có hiệu quả nhất nguồn vốn này. Nếu còn thiếu các doanh nghiệp Nhà nước
phải tìm đến các nguồn vốn khác từ bên ngoài nhưng cần phải cân nhắc, tính toán
lựa chọn phương thức huy động sao cho chi phí là thấp nhất.
Thường xuyên phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động: Tăng cường việc
kiểm tra tài chính đối với việc sử dụng vốn lưu động, thực hiện công việc này
thông qua phân tích một số chỉ tiêu như: Vòng quay vốn lưu động, sức sinh lợi
của vốn lưu động. Trên cơ sở đó biết được rõ tình hình sử dụng vốn lưu động
trong doanh nghiệp, phát hiện những vướng mắc và sửa đổi kịp thời nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn lưu động.


TiÓu luËn tµi chÝnh tiÒn tÖ

C. Kết luận
Hiện nay tình hình huy động và sử dụng vốn tại các doanh nghiệp Nhà
nước đac thu được những kết quả khả quan; lượng vốn huy động ngày càng tăng
cùng với việc quản lý tốt hơn nguồn vốn của mình, song vẫn còn đó những tồn tại
và thách thức phải vượt qua.
Khi cơ chế thị trường cộng với quá trình toàn cầu hoá đã tạo ra một môi
trường cạnh tranh khắc nghiệt thì để tồn tại mỗi doanh nghiệp phải tự tìm ra cho
mình con đường phát triển riêng, hoặc tiến lên hoặc là tụt hậu dẫn đến thất bại.
Doanh nghiệp Nhà nước cũng không tránh khỏi sự lựa chọn này. Vì thế, các
doanh nghiệp Nhà nước nếu muốn đứng vững và phát triển mạnh mẽ để tương
xứng với vai trò “xương sống” của nền kinh tế đất nước thì cần phải nhanh chóng
khắc phục mọi khó khăn, tồn tại trong quá trình sản xuất kinh doanh để mang lại

lợi ích không chỉ cho riêng các doanh nghiệp mà còn cho cả đất nước.


TiÓu luËn tµi chÝnh tiÒn tÖ
Mục lục
A.Lời nói đầu.....................................................................................................1
B. Nội dung.......................................................................................................2
I. Vai trò của vốn đối với doanh nghiệp nhà nước.............................................2
1. Khái quát chung về vốn.................................................................................2
2. Phân loại vốn.................................................................................................2
3. Vai trò của vốn với các doanh nghiệp nhà nước............................................2
II. Thực trạng huy động vốn và sử dụng vốn trong các doanh nghiệp nhà nước ở
Việt Nam hiện nay.............................................................................................3
1. Đánh giá chung về doanh nghiệp nhà nước..................................................3
2. Thực trạng huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp nhà
nước ở Việt Nam hiện nay.................................................................................5
2.1. Thực trạng huy động vốn trong các doanh nghiệp Nhà nước....................5
2.2. Tình hình sử dụng vốn trong các doanh nghiệp Nhà nước.........................6
3. Kết quả đã đạt được và những tồn tại............................................................7
3.1. Những kết quả đã đạt được.........................................................................7
3.2. Những tồn tại..............................................................................................8
III. Giải pháp tạo vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn ở các
doanh nghiệp Nhà nước hiện nay.....................................................................9
1. Những giải pháp nhằm tạo vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước.................9
2. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho các
doanh nghiệp Nhà nước...................................................................................11
C. Kết luận.......................................................................................................13

TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo trình môn Tài chính tiền tệ - trường Đại học QLKD Hà Nội

- Thời báo Kinh tế Sài Gòn số 12, 20, 47 năm 2004
- Thời báo Tài chính tiền tệ số 17, 20, 45 năm 2004


TiÓu luËn tµi chÝnh tiÒn tÖ
- WWW. VnEconomy. Com. Vn



×