Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

TỔNG hợp câu hỏi ôn tập LUẬT HÌNH sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (33.4 KB, 2 trang )

TỔNG HỢP CÂU HỎI ÔN TẬP LUẬT HÌNH
SỰ
1. Điều 65 BLHS 2015 quy định, người được hưởng án treo vị phạm nghĩa vụ theo quy định
của Luật THA hình sự từ 2 lần trở lên, thì Tòa án có thể buộc họ phải chấp hành hình phạt tù
cùa bản án cho hưởng án treo. Vậy luật mới quy định theo hướng bất lợi hơn đối với người
phạm tội.
2. Người phạm tội khi đã chấp hành được một phần hai mức phạt tù và có đủ điều kiện theo
quy định tại khoản 1 Điều 66 BLHS 2015 thì có thể được tha tù trước thời hạn.
3. Trong CTTP vật chất bắt buộc phải có các dấu hiệu, gồm hành vi, hậu quả và mối quan hệ
nhân quả giữa hành và hậu quả.
4. Khi người đại diện theo pháp luật nhân danh pháp nhân thương mại thực hiện hành vi
phạm tội, thì pháp nhân đó phải chịu trách nhiệm hình sự.
5. Trong quá trình xét xử pháp nhân thương mại phạm tội, khi nhận thấy cần thiết thì Tòa án
có thể cấm pháp nhận đó hành nghề trong một số lĩnh vực nhất định.
6. Trường hợp pháp nhân thương mại phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm
nhẹ, thì Tòa án có thể áp dụng hình phạt cảnh cáo đối với pháp nhân.
7. Quá trình truy cứu TNHS, đối tượng vật chất mà hành vi phạm tội tác động đến phải tịch
thu tiêu hủy hoặc sung quỹ nhà nước.
8. Mọi công cụ, phương tiện mà người phạm tội sử dụng để thực hiện tội phạm phải tịch thu
tiêu hủy hoặc sung quỹ nhà nước.
9.

Chủ thể tội phạm quy định tại Điều 123, 124 BLHS là chủ thể thường.

10. Trong tình huống Cảnh sát giao thông ra tín hiệu yêu cầu người vi phạm Luật Giao thông
dừng phương tiện để kiểm tra, người vi phạm không dừng và tăng tốc bỏ chạy, lập tức người
cảnh sát ấy dùng chân đạp người vi phạm té ngã xuống đường. Trường hợp này nếu người vi
phạm bị thương tích với tỉ lệ tổn thương cơ thể từ 31% trở lên, thì người Cảnh sát giao thông
phải chịu TNHS.
11. Mọi trường hợp người phạm tội thực hiện tội phạm trong tình trạng say rượu phải chịu
TNHS.


12. Mọi trường hợp người phạm tội thực hiện tội phạm quy định tại Điều 202 BLHS trong tình
trạng say rượu, thì tính trạng say rượu đó được xem là tình tiết tăng nặng định khung.
13. Trong trường hợp không xác định được ngày, tháng sinh của người phạm tội thì xác định
ngày, tháng sinh là ngày 01/01 của năm sinh.
14. Một người gây thiệt hại cho xã hội trong tình trạng bị cưỡng bức về tinh thần thì không phải


chịu TNHS.
15. Người thực hành nào có hành vi vượt quá phạm vi thảo thuận của những người đồng, thì
phải chịu trách nhiệm độc lập về sự vượt quá của mình.
16. Một người bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân nên gây
thương tích cho người có hành vi trái pháp luật đó thì phải chịu TNHS.
17. Một người bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân nên gây
thương tích cho người có hành vi trái pháp luật đó mà tỉ lệ thương tật dưới 31%, thì không phải
chịu TNHS.
18. Người phạm tội chuẩn bị phạm tội rất nghiêm trong trở lên, thì phải chịu TNHS về tội mà họ
định thực hiện.
19. Do có mâu thuẫn nên A lê kế hoạch giết B để trả thù. Sau khi chuẩn bị dao nhọn, A đi đến
nhà để giết B. Nhưng do trời tối, A nhầm tưởng C (em ruột của B) là B, nên A đã dùng dao nhọn
đạm C chết. Trường hợp này, A chỉ chịu trách nhiệm hình sự đối với cái chết của C với lỗi vô ý.
20. Thời điểm tội phạm hoàn thành là thời điểm hành vi nguy hiểm gây ra hậu quả nguy hại cho
xã hội.
21. Mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội “trộm cắp tài sản”.
22. Đồng phạm là trường hợp có từ hai người trở lên cố ý thực hiện một tội phạm.
23. Chỉ xem là đồng phạm có tổ chức khi trong vụ phạm tội có đầy đủ người tổ chức, người
thực hành, người giúp sức và người xúi giục.
24. Chỉ xem là đồng phạm khi những người cùng cố ý thực hiện tội phạm có cùng mục đích
phạm tội.
25. Trong đồng phạm có thể có người phạm tội với lỗi vô ý.
26. Khi biết B đang cướp tài sản của người khác, lập tức A thực hiện hành vi che giấu tội phạm

cho B, thì A được xem là đồng phạm với B về tội cướp tài sản.
27. Người đủ 14t đến dưới 16t cho dù chuẩn bị phạm tội đặc biệt nghiêm trọng đi nữa, thì họ
vẫn không phải chịu TNHS.
28. Người đủ 14t đến dưới 16t phạm tội chưa đạt cho dù đối với tội ít nghiêm trọng vẫn phải
chịu trách nhiệm hình sự.
29. Người thực hiện tội phạm theo mệnh lệnh của cấp trên không phải chịu TNHS.
30. Đối với tội phạm có quy định mục dích là dấu hiệu bắt buộc, thì thời điểm tội phạm hoàn
thành là thời điềm người phạm tội đạt được mục đích đặt ra trước khi phạm tội.



×