Tải bản đầy đủ (.docx) (82 trang)

Luận văn tốt nghiệp Đánh giá nồng độ khí Radon tự nhiên trong nhà ở tại thành phố Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (469.19 KB, 82 trang )

MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU.............................................................3
1.1. Tổng quan về radon................................................................................3
1.2. Tình hình nghiên cứu radon trong và ngoài nước..................................7
1.3. Tình hình nghiên cứu kiến thức, thái độ của người dân về khí radon
nhà ở trong và ngoài nước...........................................................................12
1.4. Giới thiệu địa điểm nghiên cứu............................................................13
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............15
2.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................15
2.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................15
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..........................................................20
3.1. Kết quả đo lường nồng độ radon trong nhà ở.......................................20
3.2. Một số yếu tố liên quan đến nồng độ radon trong nhà....................23
3.3. Kiến thức và thái độ của người dân......................................................26
Chương 4 BÀN LUẬN..................................................................................36
4.1. Nồng độ radon tự nhiên trong nhà ở tại Thành phố Huế......................36
4.2. Kiến thức và thái độ của người dân về khí radon tự nhiên trong nhà ở...42
KẾT LUẬN....................................................................................................46
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT

CDC

: Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh;
(The Centers for Disease Control)



EPA

: Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ;
(Environmental Protection Agency)

ICRP

: Ủy ban Quốc tế về Bảo vệ Phóng xạ;
(International Commission on Radiological Protection)

Po

: Poloni;

Rn

: Radon;

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam;

Th

: Thori;

U

: Urani;


UNSCEAR : Ủy ban Khoa học Liên Hiệp Quốc về ảnh hưởng của nguyên tử;
(United Nations Scientific Committee on the Effects of
Atomic Radiation)
WHO

: Tổ chức Y tế Thế giới.
(World Health Organization)


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Hằng ngày, con người dành khoảng 75% thời gian của họ ở trong nhà. Vì
vậy, đối với nhiều người, những rủi ro đối với sức khỏe do tiếp xúc với không
khí ô nhiễm trong nhà có thể cao hơn so với ngoài trời. Theo Cơ quan Bảo vệ
Môi trường Mỹ, mức độ ô nhiễm không khí trong nhà thường cao gấp 2 đến 5
lần so với ngoài trời [18]. Các chất gây ô nhiễm không khí trong nhà bao gồm
khói, khí gas, bụi và không thể không kể đến tác nhân vô cùng nguy hiểm đó
chính là khí radon.
Radon là loại khí phóng xạ không màu, không mùi, không vị, được sinh
ra từ phân rã hạt nhân Uranium trong tự nhiên và có mặt ở hầu hết các nơi
trong vỏ trái đất, được thoát lên từ đất, đá đi vào trong không khí bằng con
đường khuyếch tán, đối lưu. Đây là loại khí nặng nhất trong số các nguyên tố
ở thể khí nên radon thường tập trung ở lớp không khí sát mặt đất, vì thế radon
tồn tại với nồng độ cao tại các khu vực hầm mỏ, trong nhà ở, các phòng kín
như: phòng ngủ, phòng làm việc, đặc biệt là phòng điều hòa nhiệt độ không
được lưu thông không khí tốt; và trong các loại vật liệu xây dựng [4].
Trong tự nhiên, radon có trong đất đá, xỉ than, bãi thải vật liệu xây dựng,

kể cả bùn. Khí radon bám vào các hạt bụi nhỏ, xâm nhập vào người qua
đường hô hấp hoặc thấm qua da, qua các vết thương. Đây là loại khí được các
tổ chức quốc tế như Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Hoa Kỳ,
Tổ chức Phổi Hoa Kỳ xếp vào danh mục chất gây ung thư ảnh hưởng đến sức
khỏe con người [9].


2

Radon là nguyên nhân thứ hai dẫn đến ung thư phổi sau hút thuốc lá,
theo một báo cáo mới đây của Viện hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ.
Trong số các bệnh ung thư, ung thư phổi được xem là bệnh nguy hiểm nhất
với số trường hợp tử vong do bệnh này gây ra thuộc vào hàng cao nhất so với
các bệnh ung thư khác [10].
Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ ước tính có khoảng 21.000 ca tử vong
do ung thư phổi mỗi năm do tiếp xúc với radon tại Hoa Kỳ [16]. Radon được
xếp là nguyên nhân hàng đầu của bệnh ung thư phổi ở người không hút thuốc
và nguyên nhân thứ hai trong số những người hút thuốc [14].
Tuy nhiên, khí radon vẫn còn là một chủ đề khá mới mẻ. Không phải ai
cũng có được kiến thức đúng về radon, tác hại của nó để có các biện pháp dự
phòng mối nguy hiểm này ngay trong căn nhà của chúng ta.
Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
“Đánh giá nồng độ khí radon tự nhiên trong nhà ở tại một số phường của
thành phố Huế” với mục tiêu:
1. Đánh giá nồng độ khí radon tự nhiên trong nhà ở tại thành phố Huế;
2. Đánh giá kiến thức và thái độ của người dân về khí radon tự nhiên
trong nhà ở tại địa điểm nghiên cứu.


3


Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. TỔNG QUAN VỀ RADON
1.1.1. Giới thiệu về radon
Radon là nguyên tố phóng xạ thứ năm được phát hiện vào năm 1900 bởi
nhà hóa học Friedrich Ernest Dorn, sau urani, thori, radi và poloni. Radon có
kí hiệu là Rn, là một nguyên tố hóa học thuộc nhóm VIIIA, chu kì 6, có số thứ
tự là 86 và thuộc nhóm khí trơ trong bảng tuần hoàn hóa học. Radon có khối
lượng riêng 9,73 kg/m3 tức nặng hơn không khí khoảng 8 lần (ở 0 0C, 1atm,
không khí có khối lượng riêng là 1,293 kg/m 3) và là một trong những khí
nặng nhất ở nhiệt độ phòng. Radon không màu, không mùi nên chỉ có thể phát
hiện bằng các thiết bị ghi các tia phóng xạ do radon phát ra [15].
Radon có 36 đồng vị với số khối từ 193 đến 228, với 3 đồng vị quan
trọng đó là Rn222 (còn gọi là radon, thuộc chuỗi phân rã U238), Rn220 (còn gọi là
thoron, thuộc chuỗi phân rã Th 232) và Rn219 (còn gọi là actinon, thuộc chuỗi
phân rã U235). Đối với khoa học, radon được hiểu là đồng vị Rn 222 bởi vì radon
xuất hiện nhiều nhất ở dạng đồng vị này. So với thoron-220 và radon-219, độ
nguy hiểm phóng xạ của khí radon-222 rất cao do chu kỳ bán huỷ bởi phân rã
phóng xạ là 3,8 ngày; trong khi đó chu kỳ bán huỷ của thoron-220 là 55 giây
và của radon-219 là 4 giây [1].


4

1.1.2. Nguồn gốc của radon
1.1.2.1. Quá trình di chuyển của radon trong đất đá
Trong đất đá, radon chuyển động như một chất khí thông thường và tuân

theo cơ chế khuếch tán. Do có sự vận động của vỏ trái đất, sự tỏa nhiệt do
phóng xạ trong đất đá,… nên trong lòng đất còn tồn tại các dòng khí lưu
chuyển trong đất đá với tốc độ chậm, đi từ dưới lên trên mặt đất. Các dòng
nước ngầm, các vị trí đứt gãy,… là những yếu tố rất thuận lợi để phân tán khí
phóng xạ trong đất đá đi xa nguồn phát sinh. Nồng độ radon trong đất dao
động trong khoảng 500 đến 2.000Bq/m3; nơi có quặng phóng xạ hoặc đất đá
giàu chất phóng xạ, giá trị này cao từ 2.000 đến 10.000Bq/m 3, đôi khi đến
hàng trăm nghìn Bq/m3 [3].
1.1.2.2. Quá trình di cư của radon trong không khí
Nguồn cung cấp khí phóng xạ trong không khí chủ yếu là do khí phóng
xạ trong đất đá đưa vào bằng con đường khuếch tán và đối lưu. Trong không
khí, sự phân tán của khí phóng xạ phụ thuộc vào tốc độ và hướng gió. Nồng
độ của khí phóng xạ cũng thấp hơn rất nhiều so với trong đất đá, trung bình từ
10 đến 50Bq/m3 [3].
1.1.2.3. Quá trình di cư của radon trong nước
Qua hàng loạt cuộc thử nghiệm, các nhà khoa học đã đi đến kết luận có
khí radon trong nước. Trong nước, nồng độ khí phóng xạ hòa tan phụ thuộc
vào nguồn phóng xạ trong đất đá (môi trường nước chảy qua) và phụ thuộc
vào dạng tồn tại (nước ngầm hay trên mặt). Nhiệt độ cũng có ảnh hưởng
nhiều đến sự hòa tan của radon trong nước. Bình thường, nồng độ radon trong
nước dao động rất mạnh, từ 50 đến 1.000Bq/m 3 (đối với nước trên mặt); các
khu vực có nguồn phóng xạ hoặc nước nóng, có thể từ 1.000 đến 4.000Bq/m 3,
đặc biệt có thể đến hàng trăm nghìn Bq/m3 [3].


5

1.1.3. Radon với sức khỏe con người
Tác động có hại của các nguồn phóng xạ bên ngoài cơ thể phụ thuộc vào
khả năng đâm xuyên của nó. Các chất phóng xạ như khí radon có trong khí

quyển, nước uống, thức ăn và đồ dùng sinh hoạt xâm nhập vào cơ thể qua
đường hô hấp, tiêu hoá và các vết thương. Tuy nhiên, bức xạ của radon là bức
xạ alpha có khả năng đâm xuyên yếu, lớp da lành có thể chắn lại hoàn toàn
nên thực tế ít gây hại.
Một thực tế đáng quan tâm là khi hít thở phải bụi hay khí có phóng xạ thì
tác hại lớn hơn nhiều so với sự xâm nhập các bức xạ đó qua đường tiêu hoá vì
hệ hô hấp có diện tích tiếp xúc với chất phóng xạ lớn hơn và chất phóng xạ
được hấp thụ nhanh hơn so với các bộ phận khác của hệ tiêu hoá [7].
Cụ thể là radon sau khi thoát ra từ các vật liệu xây dựng, đất đá và những
khoáng vật khác, chúng phân rã phóng xạ thành chuỗi các đồng vị phóng xạ
con cháu mà nguy hiểm nhất là polonium-218. Polonium phân rã alpha với
chu kỳ bán huỷ 3,05 phút; đủ cho một vài chu trình thở trong hệ hô hấp của
người. Polonium-218 bay cùng các hạt bụi có kích thước cỡ vài nanomet và
micromet tạo thành các hạt sol khí phóng xạ. Các sol khí phóng xạ này có
kích thước cỡ vài chục micromet nên có thể được hít vào qua đường thở và tai
hại hơn, chúng có thể bị lưu giữ tại phế nang. Tại phế nang, polonium-218
phân rã alpha phát ra các hạt nhân hêli - hạt alpha. Các hạt alpha này có năng
lượng rất cao sẽ bắn phá nhân tế bào phế nang, gây ra các sai hỏng nhiễm sắc
thể, tác động tiêu cực đến cơ chế phân chia tế bào, có thể phá vỡ các phân tử
protein trong tế bào phế nang. Kết quả là xác suất gây ung thư phổi do radon
rất cao. Như vậy, việc xác định hàm lượng sol khí phóng xạ gây ra bởi radon
(tức là xác định radon) có ý nghĩa rất quan trọng với mục đích giám sát, cảnh


6

báo nguy cơ ung thư phổi trong đời sống cộng đồng, trong nhà ở và đặc biệt
trong phòng ngủ, phòng làm việc [1].
Hàng năm trung bình mỗi người chúng ta nhận một liều bức xạ từ các
nguồn phóng xạ tự nhiên khoảng 2mSv. Theo các nghiên cứu ICRP mức liều

này có thể gây ra 80 trường hợp tử vong do ung thư trong số 1.000.000 người.
UNSCEAR năm 2000 đã thống kê và cho thấy đóng góp của radon vào liều
chiếu bức xạ cho con người gây ra bởi các bức xạ tự nhiên lên tới 50% [8].
Đóng góp lớn nhất vào liều chiếu radon là nồng độ radon trong nhà ở
(chiếm tới 95%). Đặc biệt, hàm lượng radon phụ thuộc rất lớn vào vật liệu.
Những vật liệu xây dựng có nguồn gốc granite sẽ cho hàm lượng radon cao
nhất, các vật liệu gốm sét, gạch xỉ than cũng là vật liệu chứa nhiều radon. Các
khoáng sản có nguồn gốc trầm tích như ilmenhite, rutile, zircon, monazite rất
giàu phóng xạ cũng là các nguồn phát radon.
Hàm lượng radon trong không khí còn tuỳ thuộc vào mức độ thông gió.
Như vậy, phòng ngủ hay phòng làm việc gắn điều hoà nhiệt độ mà không
thông gió thì có nguy cơ ô nhiễm radon rất lớn. Khả năng bị phơi nhiễm
radon cũng tuỳ thuộc thời gian có mặt tại không gian sinh hoạt, làm việc hoặc
nghỉ ngơi [1].
1.1.4. Các yêu cầu về an toàn bức xạ đối với radon
1.1.4.1. Đơn vị đo lường radon
Đơn vị đo thường dùng của nồng độ radon là Becquerel/mét khối
(Bq/m3), ở Mỹ hay dùng đơn vị pico-Curie/lít (pCi/L). Hệ số chuyển đổi:
1pCi/L = 37Bq/m3.


7

1.1.4.2. Việt Nam
Việt Nam đã công bố tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7889:2008 đối với
nồng độ khí radon tự nhiên trong nhà vào năm 2008. Tiêu chuẩn là cơ sở
để đánh giá mức độ ô nhiễm khí phóng xạ radon trong nhà sau khi đo đạc,
qua đó có thể đánh giá và đưa ra giải pháp. Theo TCVN 7889:2008, mức
khuyến cáo nồng độ khí radon trong nhà ở là 200Bq/m 3 và mức phấn đấu
là 60 Bq/m 3 [2].

1.1.4.3. Thế giới
Nhiều nước trên thế giới đã xác định nồng độ giới hạn của radon trong
nhà ở. Một khi nồng độ radon trong nhà cao hơn giá trị này thì cần phải áp
dụng các biện pháp giảm thiểu radon để làm giảm nồng độ radon tới dưới giá
trị giới hạn.
Trong số các nước có hoạt động nghiên cứu liên quan đến radon, có hơn
một phần ba các nước có đưa ra mức hành động đối với radon, đa số nằm
trong khoảng từ 200 – 400Bq/m 3 đối với nhà có sẵn và 200Bq/m 3 đối với nhà
xây mới. Trong đó, một số ít nước yêu cầu bắt buộc mức hành động đối với
nhà xây mới là Mỹ, Nauy, Phần Lan và Đan Mạch. Đức và Mỹ là 2 quốc gia
hiện có mức hành động thấp nhất là 100 và 148Bq/m3 [32].
Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường của Mỹ, mức cho phép khí radon
trong nhà ở là <4pCi/L, tương đương 0,148Bq/L hay 148Bq/m3 [17].
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU RADON TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
1.2.1. Tình hình nghiên cứu radon trên thế giới
1.2.1.1. Các nghiên cứu radon ở châu Âu
Thế kỷ 16, các công nhân trong các hầm mỏ có tỷ lệ tử vong do các
bệnh liên quan đến hô hấp gia tăng, cụ thể là tại các mỏ bạc ở Đức,


8

Bohemia và các nước Đông Âu. Mãi đến thế kỷ 19, người ta mới chứng
minh được rằng, tử vong do các căn bệnh hô hấp ở các thợ mỏ thực ra là
căn bệnh ung thư phổi [31].
Một báo cáo chung năm 2006 cho 27 nước châu Âu có mức radon trung
bình là 55 Bq/m3 và 8% trong 18.000 ca tử vong liên quan đến radon [12].
Châu Âu cũng xuất bản một cẩm nang hướng dẫn nhằm mục tiêu mở rộng
cách tiếp cận trong đánh giá ảnh hưởng sức khỏe do phơi nhiễm radon trong
nhà theo các cẩm nang hướng dẫn của WHO [24].

Tây Ban Nha: Một nghiên cứu tại Romania và Tây Ban Nha cho 2 vùng
Stei và Torrelodones. Tại Stei, nghiên cứu khảo sát 280 nhà khu vực dân cư
gần mỏ Uranium cũ. Tại Torrelodones, khảo sát 91 nhà gần khu khai thác đá
granite. Kết quả khảo sát tại 2 vùng cho thấy Stei có nồng độ là 2.650 Bq/m 3
và Torrelodones là 366 Bq/m3 [26].
Hy Lạp: Nghiên cứu đo nồng độ radon trong nhà đã được thực hiện
trong 28 ngôi nhà thấp tầng và 30 căn hộ tại khu vực Patras từ tháng 11/1996
đến tháng 11/ 1997. Kết quả nồng độ radon trung bình hàng năm đo được là
41 Bq/m3 tại các ngôi nhà, 28 Bq/m3 tại các căn hộ và nồng độ trung bình
chung cho tất cả là 38 Bq/m3 [23].
1.2.1.2. Tình hình nghiên cứu radon ở Mỹ
Kết quả khảo sát của EPA năm 2013 cho thấy nồng độ khí radon
trong nhà trung bình tại Mỹ khoảng 1,3pCi/L (tương đương 48,1Bq/m 3) và
các ngôi nhà có nồng độ radon ở mức cao đã được tìm thấy trong tất cả
các bang [14]. Mức cao nhất của radon có xu hướng tập trung ở phía Bắc
nước Mỹ với nồng độ radon trong nhà trung bình cao hơn 4,0pCi/L (tương
đương 148Bq/m 3) [11].
Một nghiên cứu đánh giá nồng độ radon trong nhà của 866.735 ngôi nhà


9

tại tiểu bang Pennsylvania (Mỹ) giai đoạn 1987 – 2013 cho kết quả: thành phố
Axemann có nồng độ radon trong nhà trung bình là 365Bq/m 3, dao động từ
167 – 679Bq/m3; thành phố Stockton có nồng độ radon trong nhà trung bình
là 93Bq/m3, dao động từ 52 – 178Bq/m3 [20].
1.2.1.3. Tình hình nghiên cứu radon ở châu Á
Nhật Bản: Năm 2005, Viện khoa học công nghệ Nhật Bản đã nghiên cứu
đánh giá những rủi ro đối với dân cư Nhật do phơi nhiễm radon ở các nồng độ
khác nhau và các khoảng thời gian khác nhau trong cuộc đời dựa vào mô hình

của EPA. Nồng độ radon trong nhà khảo sát tại Nhật là 25 – 600Bq/m 3.
Nghiên cứu kết luận rằng rủi ro ung thư phổi do phơi nhiễm radon trong nhà
tăng theo sự gia tăng nồng độ và thời gian phơi nhiễm [19].
Trung Quốc: Đã có các nghiên cứu về radon trong nhà. Trong một năm
thực hiện, nồng độ radon trong nhà trung bình đo được là 2,3pCi/L (tương
đương 85,1Bq/m3), trong đó 20% cao hơn 4pCi/L (148Bq/m 3). Nồng độ radon
có xu hướng cao hơn ở những tầng trệt của những nhà cao tầng [22].
Ấn Độ: Một cuộc khảo sát nồng độ radon trong nhà ở tại 300 ngôi nhà ở
hai thành phố Lucknow và Kanpur miền Bắc Ấn. Nồng độ radon trung bình
trong phòng khách đo được ở 2 thành phố lần lượt là là 34 ± 8Bq/m 3 và 40 ±
10Bq/m3 và kết quả tìm ra nhiều các yếu tố liên quan đến nồng độ khí radon
như độ tuổi ngôi nhà, số tầng ngôi nhà, hệ thống thông khí… [21].
Thái Lan: Năm 2005, Thái Lan đã tiến hành đo nồng độ radon trong nhà
tại 3 quận Pha Wiang (Khon Kean), Saraphi (ChiangMai) và NaMhom (Song
Khla) với các nồng độ trung bình lần lượt là 21 ± 7Bq/m 3; 21 ± 6Bq/m3; 52 ±
17Bq/m3 [34].
Gần đây nhất, năm 2014, một cuộc đo lường khảo sát nồng độ radon
trong nhà đã được thực hiện tại 248 ngôi nhà của 2 quận Chaiya và Tha


10

Chana thuộc tỉnh Surat Thani, Thái Lan. Đây là khu vực được xác định có
uranium khá cao trong đất. Kết quả nồng độ radon trong nhà ở huyện Chaiya
và Tha Chana là 26 ± 2 và 30 ± 2Bq/m3. Nồng độ radon thấp nhất ở cả 2 quận
là 4 Bq/m3, nồng độ radon cao nhất là 159 Bq/m3 tại Tha Chana và 88 Bq/m3
tại Chaiya. Chỉ có 2 ngôi nhà (chiếm 1%) có nồng độ radon vượt quá mức
hành động (148Bq/m3) theo khuyến cáo của EPA. Phần lớn các ngôi nhà được
khảo sát có nồng độ radon dưới mức hành động, được tiếp cận với luồng
không khí vào ban ngày thông qua cửa sổ, hệ thống thông gió [29].

1.2.2. Tình hình nghiên cứu radon của WHO
Năm 2007, WHO đã có cuộc khảo sát nồng độ radon các nước trên thế
giới, lấy 26 nước châu Âu làm đại diện. Kết quả báo cáo nồng độ radon trung
bình của thế giới là 64,3Bq/m3 [32].
Năm 2010, UNSCEAR đã công bố kết quả khảo sát nồng radon trung
bình trong nhà của một số nước trên thế giới [30].

Bảng 1.1. Nồng độ radon trong nhà ở từ các cuộc điều tra tại một số quốc gia
ngoài châu Âu (2010)
Nồng độ khí radon

Giá trị lớn nhất

trung bình (Bq/m3)

(Bq/m3)

Úc

11

420

Nhật

16

310

Canada


34

1.720

Argentina

35

211

Trung Quốc

44

596

Mỹ

46



Quốc gia


11

Hàn Quốc


53

1.350

Ấn Độ

57

210

Bảng 1.2. Nồng độ radon trong nhà ở từ các cuộc điều tra
tại một số quốc gia thuộc châu Âu (2010)
Nồng độ khí radon

Giá trị lớn nhất

trung bình (Bq/m3)

(Bq/m3)

Anh

20

17.000

Đức

49


> 10.000

Croatia

68

751

Bỉ

69

4.500

Thụy Sĩ

77

29.705

Pháp

89

4.964

Tây Ban Nha

90


15.400

Áo

97

8.325

Luxembourg

115

2.776

Quốc gia

Cộng hòa Séc
140
1.2.3. Tình hình nghiên cứu radon tại Việt Nam

25.000

Radon là vấn đề được quan tâm từ rất lâu trên thế giới và có nhiều công
trình nghiên cứu liên quan đến ảnh hưởng của nó lên sức khỏe cộng đồng.
Tuy nhiên ở nước ta, các công trình nghiên cứu về radon ít được biết đến và
còn đang ở bước khởi đầu trong quá trình nghiên cứu.


12


- Chương trình Điều tra địa chất 54 đô thị từ năm 1992 đến 2002:
Chương trình đã đo nồng độ radon trong không khí ngoài trời và nhà ở cho 54
đô thị trên cả nước [4].
Bảng 1.3. Nồng độ radon trong nhà tại một số đô thị ở Việt Nam
Số điểm vượt mức giới
Đô thị

Radon trong

Số điểm

hạn cho phép theo

nhà (Bq/m3)

khảo sát

EPA
(148 Bq/m3)

Thái Nguyên

7,6

20

0

Hà Đông


27,5

24

0

Vinh

37,7

50

0

Hà Nội

38,9

98

1

Hà Giang

45,9

82

0


Đà Nẵng

48,8

121

2

Thanh Hóa

63,4

60

3

Sơn La

70,3

50

0

Cao Bằng

76,0

90


0

Điện Biên

89,5

59

2

Đồng Hới

92,0

39

3

- Công trình nghiên cứu radon ở Hà Nội: Nghiên cứu được thực hiện bởi
nhóm chuyên gia của Viện Khoa học và Kỹ Thuật Hạt nhân, đo nồng độ
radon trong nhà và ngoài trời. Kết quả khảo sát nồng độ khí radon trong nhà
tại 40 căn phòng ở Hà Nội cho thấy nồng độ radon thấp nhất đo được là 7,2
Bq/m3, nơi cao nhất là 138Bq/m3 và trung bình là 38,3Bq/m3 [39].


13

- Nghiên cứu xây dựng bản đồ nồng độ khí radon trong nhà khu vực Thủ
Dầu Một – Hà Quang Hải (2011): Đề tài thực hiện ở 117 hộ. Nồng độ radon
trong nhà trung bình cả năm (21,56Bq/m3) nằm trong mức cho phép theo

TCVN 7889:2008 (<200Bq/m3) cũng như mức khuyến cáo của EPA
(<148Bq/m3). Nồng độ radon có sự phân biệt theo các kiểu phòng khác nhau:
cao nhất là ở các nhà kho (22,8Bq/m3); tiếp đến là phòng ngủ (23,36Bq/m3),
nhà bếp (21,83Bq/m3), các phòng khác (21,42Bq/m3) và cuối cùng phòng
khách (18,8Bq/m3). Giải pháp đơn giản để giảm nồng độ khí radon trong nhà
là các hộ gia đình gia tăng thời gian mở cửa sổ và cửa chính nhằm tăng độ
thông thoáng cho ngôi nhà, đặc biệt là đối với các phòng ngủ [6].
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ CỦA NGƯỜI
DÂN VỀ KHÍ RADON NHÀ Ở TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
1.3.1. Tình hình nghiên cứu kiến thức, thái độ của người dân về khí
radon trong nhà ở trên thế giới
Năm 2006, Pakistan đã có một khảo sát trên toàn quốc với 7.000 người
từ các trình độ học vấn khác nhau. Kết quả cho thấy chỉ có 30,4% người dân
đã từng nghe nói về radon (chủ yếu là người có trình độ học vấn cao), trong
đó chỉ có khoảng 8,4% có kiến thức tốt; còn lại 69,6% người dân chưa bao
giờ được nghe về radon [25].
Một nghiên cứu đánh giá mức độ nhận thức về khí radon trong nhà ở của
87 người dân ở Ghana (Châu Phi) năm 2011 cho kết quả là chỉ có 17,2% có
kiến thức về radon [35].
Mỹ cũng đã có cuộc khảo sát với kết quả là có mối liên hệ giữa thu nhập
cá nhân, trình độ học vấn với kiến thức; cụ thể là các cá nhân thu nhập thấp và
trình độ học vấn thấp có tỷ lệ hiểu biết về khí radon thấp hơn nhiều so với
những người thu nhập cao và trình độ học vấn cao [13].


14

1.3.2. Tình hình nghiên cứu kiến thức, thái độ của người dân về khí
radon trong nhà ở của WHO
Năm 2009, WHO đã có một cuộc khảo sát về nhận thức của người dân

về khí radon. Khoảng 67% người dân trả lời đã từng nghe nói về radon trước
đó; 83,5% công nhận radon nguy hiểm đến sức khỏe; 33% đối tượng có hiểu
biết tốt và 70% có thái độ tốt, sẵn sàng có các hành động để dự phòng tác hại
của khí radon trong nhà [33].
1.3.2. Tình hình nghiên cứu kiến thức, thái độ của người dân về khí
radon trong nhà ở tại Việt Nam
Cho đến thời điểm hiện tại, chúng tôi chưa tìm thấy tài liệu nghiên cứu
về kiến thức, thái độ của người dân về khí radon trong nhà ở tại Việt Nam.
1.4. GIỚI THIỆU ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
1.4.1. Vị trí địa lý
Thành phố Huế nằm ở toạ độ địa lý 16-16,8 0 vĩ Bắc và 107,8-108,20
kinh Đông. Phía Bắc và phía Tây giáp thị xã Hương Trà, phía Nam giáp thị
xã Hương Thuỷ, phía Đông giáp thị xã Hương Thuỷ và huyện Phú Vang; tọa
lạc hai bên bờ hạ lưu sông Hương, về phía Bắc đèo Hải Vân, cách Đà Nẵng
101 km, cách biển Thuận An 14 km. Diện tích tự nhiên 71,68 km2.
Nằm tựa lưng vào dãy núi Trường Sơn, khu vực thành phố Huế là đồng
bằng thuộc vùng hạ lưu sông Hương và sông Bồ, có độ cao trung bình khoảng
3 – 4 m so với mực nước biển và thường bị ngập lụt khi đầu nguồn của sông
Hương (trên Dãy Trường Sơn) xảy ra mưa vừa và lớn. Khu vực đồng bằng
này tương đối bằng phẳng, tuy trong đó có xen kẽ một số đồi, núi thấp như
núi Ngự Bình, Vọng Cảnh... [38].


15

1.4.2. Đặc điểm địa chất
Đầu đại Cổ sinh (cách đây 600 triệu năm), vùng đất Thừa Thiên Huế là
một bộ phận của địa máng Trường Sơn. Trải qua những biến động địa chất
vùng phía tây được nâng cao thành lục địa. Cuối kỷ Đê-vôn, vận động tạo núi
Hecxini tạo miền núi uốn nếp đi kèm hiện tượng phun trào, xâm nhập magma

hình thành những khối granite làm nền móng vững chắc và ổn định [36].
Các vận động kiến tạo đã làm đứt gãy cấu trúc vỏ Trái đất, tạo nên đới
đứt gãy Huế - Sơn Trà thuộc hệ đứt gãy Quy Nhơn – A Lưới – Thà Khẹt (1
trong 4 hệ đứt gãy lớn của Việt Nam) [5].


16

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nhà ở và khí radon trong nhà ở tại thành phố Huế.
- Chủ hộ/đại diện gia đình ở những ngôi nhà được chọn vào mẫu
nhiên cứu.
2.1.2. Thời gian nghiên cứu
- Thời gian: Từ tháng 7 năm 2015 đến tháng 4 năm 2016.
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu
Nhà ở và khí radon trong nhà ở tại một số phường của thành phố Huế.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Đề tài được thiết kế theo phương pháp điều tra cắt ngang
2.2.2. Cỡ mẫu
Sử dụng công thức tính cỡ mẫu cho điều tra ngang:

Trong đó:
- p: Tỷ lệ nhà ở đạt tiêu chuẩn nồng độ khí radon trong nhà.



17

Do chưa tìm thấy nghiên cứu nào tại Việt Nam cho kết quả tỷ lệ nhà ở
đạt tiêu chuẩn nồng độ khí radon trong nhà nên trong đề tài này, chúng tôi cho
p=0,50
- : Độ tin cậy. Với độ tin cậy 95%, Z = 1,96.
- : Sai số mong muốn, trong đề tài này chúng tôi chọn e = 0,07.

Thay vào công thức trên:

Làm tròn thành 200.
Vậy, cỡ mẫu nghiên cứu của đề tài là 200.
2.2.3. Cách chọn mẫu
Bước 1: Lập danh sách 27 phường thuộc thành phố Huế theo thứ tự
alphabet, dùng bảng số ngẫu nhiên để chọn 2 phường Bắc sông Hương và 2
phường Nam sông Hương.
Kết quả 4 phường được chọn ngẫu nhiên là: Phú Bình, Tây Lộc, Trường
An và An Tây.
Bước 2: Tại mỗi phường đã chọn, lập danh sách các đường phố theo thứ
tự alphabet. Dùng bảng số ngẫu nhiên để chọn 2 đường.
Bước 3: Tại mỗi đường phố, lập danh sách các chủ hộ theo thứ tự
alphabet trên một bảng, dùng bảng số ngẫu nhiên chọn 25 hộ. Nếu đường phố
nào không có đủ số hộ để chọn thì quay lại bước 2, chọn thêm đường phố để
bổ sung.


18

Tại mỗi nhà, chọn chủ hộ hoặc người trưởng thành trên 18 tuổi có đủ khả
năng trả lời câu hỏi để phỏng vấn.

2.2.4. Nội dung và biến số nghiên cứu
2.2.4.1. Đặc điểm cấu trúc của ngôi nhà
- Số tầng của ngôi nhà: Nhà trệt, nhà từ 2 tầng trở lên.
- Tuổi của ngôi nhà: Từ 5 năm trở xuống và trên 5 năm.
- Vật liệu sàn nhà: Đá/gạch men, các loại vật liệu khác.
- Vật liệu ốp tường: Đá/gạch men, các loại vật liệu khác.
- Vật liệu lát cầu thang: Đá/gạch men, các loại vật liệu khác.
- Hệ thống thông khí: Có và không có.
- Quạt trần: Có và không có.
2.2.4.2. Đo lường nồng độ radon trong nhà ở
- Thiết bị đo lường nồng độ radon
Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng thiết bị đo phóng xạ Radiation Alert
Inspector USB. Đây là một thiết bị được sản xuất tại Mỹ, được tối ưu hóa, sử
dụng đơn giản, nhằm phát hiện nhanh phóng xạ ở lượng thấp. Thiết bị đo
lường được các bức xạ alpha, beta, gamma và tia X.
- Kỹ thuật đo
+ Vị trí đo cách cửa sổ, cửa ra vào ít nhất 90cm, cách tường ít nhất 30cm.
+ Đầu đo phải đặt cách sàn ít nhất 50cm và cách các vật khác ít nhất 10cm.
+ Giữ yên máy khi đo.
+ Không đo gần các luồng không khí trong nhà: các thiết bị sinh nhiệt,
quạt, điều hòa không khí, cửa sổ đang mở….


19

+ Tránh đo gần các vị trí phát nhiệt như bếp, ánh nắng mặt trời chiếu trực
tiếp.
+ Tránh các vị trí có độ ẩm cao.
+ Không đo ở khu bếp, nhà vệ sinh, phòng tắm.
+ Không tiến hành khi thời tiết bất thường (Bão, gió mạnh, áp thấp) [2].

- Đánh giá nồng độ khí radon trong nhà ở
+ Theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7889:2008: mức khuyến cáo đối với
nồng độ khí radon trong nhà ở là <200 Bq/m3 [2].
+ Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA): mức cho phép khí radon
trong nhà ở là <4 pCi/L, tương đương 148 Bq/m3 [17].
- Một số yếu tố liên quan đến nồng độ khí radon trong nhà ở
Lấy giá trị trung vị của nồng độ radon trong 200 nhà ở để làm điểm cắt
và xem đây là biến phụ thuộc. Biến độc lập là các biến mô tả đặc điểm cấu
trúc của ngôi nhà.
2.2.4.3. Đánh giá kiến thức, thái độ của đối tượng được phỏng vấn về tác
hại của khí radon trong nhà ở
- Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng được chọn để phỏng vấn
+ Giới: nam và nữ.
+ Tuổi: chia thành 7 nhóm: 20-29; 30-39; 40-49; 50-59; 60-69; 70-79;
80-89.
+ Học vấn, chia thành 8 nhóm: Mù chữ, chưa tốt nghiệp tiểu học, tiểu
học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung cấp, cao đẳng/đại học và sau
đại học.


20

+ Nghề nghiệp, chia thành 9 nhóm: Cán bộ - viên chức, công nhân,
nông dân, buôn bán/kinh doanh, nghề tự do, học sinh - sinh viên, hưu trí, ở
nhà và các nghề khác.
- Kiến thức về radon
+ Đã từng được biết về khí radon: Có biết và chưa biết.
+ Radon là chất gì, có 4 ý: Chất phóng xạ, chất khí thông thường, chất
khác và không biết.
+ Nguồn gốc của radon, có 8 ý: Đất, đá, khoáng sản, nước, gỗ, nhựa,

khác và không biết.
+ Trong nhà ở có khí radon không: Có, không và không biết.
+ Nơi nào trong nhà tập trung nhiều khí radon, có 9 ý: Tầng hầm/tầng
trệt, phòng khách, phòng ngủ, phòng ăn/nhà bếp, tầng lầu, ngoài hiên/sân nhà,
vườn, khác và không biết.
+ Ảnh hưởng của radon đến sức khỏe: Có, không và không biết.
+ Hiểu biết về tác hại của radon, có 7 ý: Ung thư phổi, ung thư máu,
ung thư da, viêm phổi, viêm da, khác và không biết.
+ Đường xâm nhập của radon vào cơ thể, có 6 ý: hô hấp; Tiêu hóa; tiếp
xúc qua da/niêm mạc hở, xây xước; tiếp xúc qua da/niêm mạc lành; khác và
không biết.
- Đánh giá kiến thức về khí radon trong nhà ở: Câu hỏi kiến thức được
đánh giá theo trọng số, với tổng số là 11 điểm; đạt kiến thức khi đối tượng đạt
2/3 tổng số điểm (7,33 điểm) trở lên; còn lại là chưa tốt (Phụ lục 4).


21

- Thái độ đối với khí radon trong nhà ở: Đánh giá theo thang điểm
Likert (rất không đồng ý, không đồng ý, bình thường, đồng ý và rất đồng ý)
+ Khí radon trong nhà ở nguy hiểm đối với sức khỏe.
+ Có thể dự phòng nhằm ngăn ngừa tác hại của khí Radon trong nhà ở.
+ Đồng ý cửa sổ trong nhà thường xuyên mở để thông khí.
+ Đồng ý nên bật máy điều hòa không khí hoặc máy quạt khi đang ở
trong phòng kín.
+ Đồng ý việc lắp đặt hệ thống thông gió trong nhà để thông khí và
đuổi khí độc.
Đánh giá thái độ: Dựa theo thang điểm Likert 5 mức độ. Tổng điểm tối
đa là 25 điểm. Thái độ tốt khi đạt được từ 2/3 tổng số điểm (16,67 điểm) trở
lên, còn lại là chưa tốt (Phụ lục 4).

- Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thái độ của người dân đối với
khí radon trong nhà ở
+ Biến phụ thuộc: kiến thức (đạt và không đạt); thái độ (đạt và không đạt).
+ Biến độc lập: giới, học vấn (≤trung học phổ thông và >trung học phổ
thông); nghề nghiệp (cán bộ-viên chức, học sinh – sinh viên và nghề khác).
2.2.5. Xử lý số liệu
Luận văn sử dụng phần mềm thống kê SPSS, test Chi – square để xử lý và
phân tích số liệu.


22

2.3. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được tiến hành khi đối tượng được thông báo rõ về mục đích
nghiên cứu, đồng ý tham gia phỏng vấn, cho phép được đo đạc trong nhà của đối
tượng và không ép buộc đối tượng.
Các điều tra viên tôn trọng sự lựa chọn của người cung cấp thông tin, những
hiểu biết và quan điểm của họ, không được khen chê trong quá trình điều tra.
Các thông tin thu thập tuyệt đối được giữ bí mật.

2.4. HẠN CHẾ NGHIÊN CỨU
Mặc dù chúng tôi đã cố gắng thực hiện luận văn một cách hoàn chỉnh nhất có
thể, song không thể tránh khỏi một số hạn chế:
- Do thời gian nghiên cứu có hạn và không thể mượn thiết bị lâu dài nên nồng
độ khí radon chỉ đo được tại một thời điểm, chưa khảo sát được tại nhiều thời điểm
khác nhau để cho kết quả khách quan hơn.
- Trong phương pháp nghiên cứu, đề tài còn thiếu sót một số biến khá quan
trọng như: diện tích nền nhà, chiều cao của ngôi nhà, nhà có lắp điều hòa hay
không. Chúng tôi sẽ rút kinh nghiệm để những lần nghiên cứu sau được tốt hơn và
hoàn thiện hơn.



×