Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Luận văn tốt nghiệp: "ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI HẬU GIANG"

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 133 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
----–&—----



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
HẬU GIANG





Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Cô Châu Thị Lệ Duyên Nguyễn Minh Nhựt
MSSV: 4043543
Lớp: QTKD DL & DV K30




Cần Thơ, 2008
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DU LỊCH SINH THÁI HẬU GIANG
GVHD: Cô Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Minh Nhựt
-ii-

LỜI CẢM TẠ


šš™˜››

Qua 4 năm học tập tích lũy kiến thức trên ghế giảng đường và trải qua 4
tháng làm luận văn, nay em đã có được kết quả mong đợi là hoàn thành bài
luận văn thể hiện vốn kiến thức của mình. Có được như vậy là nhờ sự
giảng dạy tận tụy của quý thầy cô khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh đặc
biệt là sự giúp đỡ nhiệt tình của cô Châu Thị Lệ Duyên và các bạn sinh
viên ở các Khoá 30, 31, 32, 33 đã tạo điều kiện tốt nhất cho em hoàn thành
đề tài tốt nghiệp của mình. Để đáp lại lòng ưu ái đó, em xin dâng đến các
thầy cô lòng biết ơn chân thành sâu sắc nhất.
Một lần nữa em xin cám ơn quý thầy cô ở trường đã giảng dạy và
truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng em. Bốn năm trôi qua với
biết bao công sức và tình cảm, bầu nhiệt huyết mà thầy cô đã dành trọn cho
chúng em với hy vọng đào tạo ra những nhân tài cho đất nước. Để không
phụ lòng dạy dỗ của quý thầy cô, chúng em xin hứa sẽ vận dụng những bài
học đó để rèn luyện bản thân hơn nữa cố gắng phấn đấu trở thành những
công dân hữu ích cho đất nước.
Đồng thời em xin dâng vô vàng lời cảm ơn chân thành của mình đến
cha, mẹ, cô, chú, cậu, dì trong gia đình đã nuôi nấng và dạy dỗ với bao
công sức để em có được kết quả tốt như ngày hôm nay.
Cuối cùng em xin chúc sức khỏe Ban giám hiệu, quý thầy cô, gia đình,
bạn bè…
Trân trọng kính chào.
Cần Thơ, ngày 09 tháng 5 năm 2008
Sinh viên thực hiện


Nguyễn Minh Nhựt



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DU LỊCH SINH THÁI HẬU GIANG
GVHD: Cô Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Minh Nhựt
-iii-

LỜI CAM ĐOAN
šš™˜››

Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số
liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không
trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào.




Ngày 09 tháng 05 năm 2008
Sinh viên thực hiện




Nguyễn Minh Nhựt

















LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DU LỊCH SINH THÁI HẬU GIANG
GVHD: Cô Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Minh Nhựt
-iv-

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
šš™˜››
@ .........................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................

.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................

C ầ n Thơ, ngày … tháng… năm 2008
Giáo viên hướng dẫn
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DU LỊCH SINH THÁI HẬU GIANG
GVHD: Cô Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Minh Nhựt
-v-

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
šš™˜››
@ .........................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................

.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................

C ầ n Thơ, ngày … tháng… năm 2008
Giáo viên phản biện
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DU LỊCH SINH THÁI HẬU GIANG
GVHD: Cô Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Minh Nhựt
-vi-
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 ................................................................................................................. 1
GIỚI THIỆU ............................................................................................................... 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................................................... 1
1.1.1. Sự cần thiết nghiêu cứu đề tài: ..................................................................... 1
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn: ...................................................................... 2
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: .............................................................................. 3
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát: ..................................................................... 3
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể: ......................................................................... 3
1.3.CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU: ............ 3
1.3.1.Các giả thuyết cần kiểm định: ....................................................................... 3
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................... 4
1.4. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI: ............................ 4
1.4.1. Phạm vi nghiên cứu: .................................................................................... 4
1.4.2. Đối tượng nghiên cứu: ................................................................................. 5
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI: ............................... 5
CHƯƠNG 2 ................................................................................................................. 6
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 6

2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN: ................................................................................... 6
2.1.1.Các khái niệm cơ bản về du lịch: .................................................................. 6
2.1.2. Du lịch sinh thái bền vững: .......................................................................... 9
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: .................................................................... 10
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu: .................................................................... 10
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu: .................................................................. 10
2.2.3. Mô hình tổng thể đề tài nghiên cứu: ........................................................... 17
CHƯƠNG 3 ............................................................................................................... 18
ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HẬU
GIANG ...................................................................................................................... 18
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ CƠ SỞ VẬT CHẤT HẠ TẦNG: ........................ 18
3.1.1. Điều kiện tự nhiên: .................................................................................... 18
3.1.2. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật: ......................................................................... 21
3.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI:.................................................................... 23
3.2.1. Điều kiện kinh tế xã hội ............................................................................. 23
3.2.2. Nguồn nhân lực ......................................................................................... 25
3.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH: ....................................................... 25
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DU LỊCH SINH THÁI HẬU GIANG
GVHD: Cô Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Minh Nhựt
-vii-
3.3.1. Khách du lịch: ........................................................................................... 25
3.3.2. Doanh thu và GDP du lịch. ........................................................................ 26
3.3.3. Đầu tư phát triển du lịch ............................................................................ 28
3.3.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ................................................................... 30
3.4. TÀI NGUYÊN DU LỊCH: ................................................................................ 33
3.4.1. Du lịch sinh thái, miệt vườn. ...................................................................... 33
3.4.2. Các di tích lịch sử văn hoá. ........................................................................ 37
3.4.3. Nghề thủ công truyền thống. ...................................................................... 41
3.4.4. Lễ hội. ....................................................................................................... 42
3.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG: ...................................................................................... 42

CHƯƠNG 4 ............................................................................................................... 44
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI SẢN PHẨM
DU LỊCH SINH THÁI HẬU GIANG ...................................................................... 44
4.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ DU KHÁCH : ......................................................... 44
4.1.1. Giới tính: ................................................................................................... 44
4.1.2. Độ tuổi: ..................................................................................................... 44
4.1.3. Nơi cư trú của du khách: ............................................................................ 45
4.1.4. Thu nhập của du khách: ............................................................................. 46
4.1.5. Mục đích chính đi du lịch của du khách: .................................................... 47
4.1.6. Nghề Nghiệp : ........................................................................................... 48
4.1.7. Phương tiện du khách đến du lịch tại Hậu Giang : ...................................... 49
4.1.8. Thời điểm du lịch của du khách: ................................................................ 50
4.1.9. Phương tiện thông tin biết đến du lịch : ...................................................... 51
4.1.10. Thói quen đi du lịch của du khách:........................................................... 51
4.2. XÁC ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ QUAN TRỌNG TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ THAM
QUAN DU LỊCH SINH THÁI CỦA DU KHÁCH ĐẾN HẬU GIANG: .................. 53
4.2.1. Nhân tố về cơ sở lưu trú: ............................................................................ 54
4.2.2. Nhân tố về sự hưởng thụ ............................................................................ 55
4.2.3. Nhân tố về sự chi tiêu ................................................................................ 55
4.3. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI CÁC YẾU
TỐ CẤU THÀNH NÊN SẢN PHẨM DU LỊCH SINH THÁI Ở HẬU GIANG: ...... 56
4.3.1. Về khách sạn, nhà nghỉ: ............................................................................. 57
4.3.2. Về quà lưu niệm: ....................................................................................... 58
4.3.3. Về món ăn: ................................................................................................ 59
4.3.4. Về phục vụ của nhân viên: ......................................................................... 60
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DU LỊCH SINH THÁI HẬU GIANG
GVHD: Cô Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Minh Nhựt
-viii-
4.3.5. Về sự an toàn: ............................................................................................ 60
4.3.6. Về sức hấp dẫn của các điểm du lịch: ......................................................... 61

4.3.7. Về hoạt động vui chơi giải trí tại điểm: ...................................................... 62
4.3.8. Về môi trường tự nhiên: ............................................................................. 63
4.4. KHẢ NĂNG CHI TIÊU CỦA DU KHÁCH: .................................................... 64
4.4.1. Chi phí vận chuyển trung bình/khách: ........................................................ 64
4.4.2. Chi phí ăn uống trung bình/khách .............................................................. 65
4.4.3. Chi phí lưu trú trung bình/khách: .............................................................. 66
4.4.4. Chi phí mua quà lưu niệm: ......................................................................... 66
4.4.5. Chi phí vé vào cổng và hướng dẫn viên hay nhân viên phục vụ: ................. 67
4.4.6. Chi phí du hành của du khách: ................................................................... 68
4.5. ĐÁNH GIÁ SỰ THỎA MÃN VỀ CHI PHÍ CỦA DU KHÁCH ....................... 71
4.5.1. Đối với khách địa phương .......................................................................... 72
4.5.1. Đối với khách trong nước .......................................................................... 73
4.8. PHẢN ỨNG CỦA DU KHÁCH....................................................................... 73
CHƯƠNG 5 ............................................................................................................... 75
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở HẬU GIANG .................... 75
5.1. TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN ...................................................................... 75
5.1.1. Tồn tại ....................................................................................................... 75
5.1.2. Nguyên nhân ............................................................................................. 75
5.2. CƠ SỞ ĐƯA RA GIẢI PHÁP .......................................................................... 77
5.2.1. Quan điểm, định hướng phát triển của ngành du lịch tỉnh Hậu Giang ......... 77
5.2.2. Những đánh giá, quan điểm, nhận xét của du khách ................................... 83
5.3. MA TRẬN SWOT ........................................................................................... 87
5.3.1. Điểm mạnh ................................................................................................ 87
5.3.2. Điểm yếu ................................................................................................... 88
5.3.3. Cơ hội........................................................................................................ 89
5.3.4. Thách thức: ................................................................................................ 90
5.3.5. Ma trận phân tích SWOT ........................................................................... 91
5.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ PHÁT TRIỂN
DU LỊCH SINH THÁI Ở TỈNH HẬU GIANG (dựa trên ma trận SWOT) : .............. 93
CHƯƠNG 6 .............................................................................................................. 104

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................. 104
6.1. KẾT LUẬN .................................................................................................... 104
6.2. KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 105
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DU LỊCH SINH THÁI HẬU GIANG
GVHD: Cô Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Minh Nhựt
-ix-

DANH MỤC BIỂU BẢNG
šš™˜››

Bảng 3.1: CÁC CHỈ TIÊU VỀ KINH TẾ CỦA TỈNH HẬU GIANG .......................... 24
Bảng 3.2: SỐ LƯỢNG DU KHÁCH ĐẾN HẬU GIANG TỪ 2001 ĐẾN 2007 ........... 26
Bảng 3.3: CHỈ TIÊU GDP QUA CÁC NĂM TỪ 2001 ĐẾN 2005 .............................. 28
Bảng 4.1: NƠI CƯ TRÚ CỦA DU KHÁCH ............................................................... 46
Bảng 4.2: THU NHẬP CỦA KHÁCH DU LỊCH ........................................................ 47
Bảng 4.3: BIỂU BẢNG NGHỀ NGHIỆP CỦA DU KHÁCH ...................................... 49
Bảng 4.4:.NGƯỜI ĐI CÙNG DU KHÁCH ................................................................. 52
Bảng 4.5: BẢNG TÍNH ĐIỂM CÁC NHÂN TỐ QUAN TRỌNG CỦA DU KHÁCH
KHI THAM QUAN DU LỊCH SINH THÁI TẠI HẬU GIANG.................................. 54
Bảng 4.6: BẢNG TÍNH ĐIỂM TRUNG BÌNH VỀ SỰ HÀI LÒNG CỦA DU
KHÁCH ĐỐI VỚI DLST HẬU GIANG ..................................................................... 57
Bảng 4.7: SỰ PHỤ THUỘC CỦA MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ SỰ ĐA DẠNG CỦA
KHÁCH SẠN, NHÀ NGHỈ VỚI ĐỘ TUỔI ................................................................ 58
Bảng 4.8: SỰ PHỤ THUỘC CỦA MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ QUÀ LƯU NIỆM
VÀO NHÓM KHÁCH ................................................................................................ 58
Bảng 4.9: SỰ PHỤ THUỘC CỦA MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ MÓN ĂN VỚI ĐỘ
TUỔI .......................................................................................................................... 59
Bảng 4.10: SỰ PHỤ THUỘC CỦA MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ PHỤC VỤ CỦA
NHÂN VIÊN VÀO NHÓM KHÁCH ......................................................................... 60
Bảng 4.11: SỰ PHỤ THUỘC CỦA MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ SỰ AN TOÀN VÀO

GIỚI TÍNH ................................................................................................................. 61
Bảng 4.12: SỰ PHỤ THUỘC CỦA MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ SỨC HẤP DẪN
CỦA CÁC ĐIỂM DU LỊCH VỚI ĐỘ TUỔI ............................................................... 62
Bảng 4.13: SỰ PHỤ THUỘC CỦA MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ HOẠT ĐỘNG VUI
CHƠI GIẢI TRÍ TẠI ĐIỂM DU LỊCH VỚI ĐỘ TUỔI .............................................. 62
Bảng 4.14: SỰ PHỤ THUỘC CỦA MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ MÔI TRƯỜNG TỰ
NHIÊN VỚI ĐỘ TUỔI ............................................................................................... 63
Bảng 4.15: KHOẢNG CÁCH VÙNG DU LỊCH ......................................................... 64
Bảng 4.16: CHI PHÍ VẬN CHUYỂN TRUNG BÌNH ................................................. 64
Bảng 4.17: CHI PHÍ ĂN UỐNG TRUNG BÌNH......................................................... 65
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DU LỊCH SINH THÁI HẬU GIANG
GVHD: Cô Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Minh Nhựt
-x-
Bảng 4.18: CHI PHÍ LƯU TRÚ TRUNG BÌNH ......................................................... 66
Bảng 4.19: CHI PHÍ MUA QUÀ LƯU NIỆM TRUNG BÌNH .................................... 67
Bảng 4.20: CHI PHÍ VÉ VÀO CỔNG VÀ HDV, NHÂN VIÊN PHỤC VỤ ................ 68
Bảng 4.21: CHI PHÍ DU HÀNH CỦA DU KHÁCH ................................................... 68
Bảng 4.22: MỨC ĐỘ THỎA MÃN CỦA KHÁCH DU LỊCH .................................... 71
Bảng 4.23: MỨC ĐỘ THỎA MÃN CỦA KHÁCH ĐỊA PHƯƠNG ............................ 72
Bảng 4.24: MỨC ĐỘ THỎA MÃN CỦA KHÁCH TRONG NƯỚC .......................... 73
Bảng 5.1: CHIẾN LƯỢC ƯU TIÊN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM – THỊ
TRƯỜNG CỦA DU LỊCH HẬU GIANG. .................................................................. 81
Bảng 5.2: BẢNG TÍNH ĐIỂM TRUNG BÌNH VỀ MỨC ĐỘ HẤP DẪN CỦA DU
KHÁCH ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN ................................................. 84
Bảng 5.3: BẢNG TÍNH ĐIỂM TRUNG BÌNH VỀ MỨC ĐỘ HẤP DẪN CỦA DU
KHÁCH ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ..................................................... 85
Bảng 5.4: KIẾN NGHỊ ĐÓNG GÓP CỦA DU KHÁCH ............................................. 86
Bảng 5.5: MA TRẬN SWOT VỀ DU LỊCH SINH THÁI HẬU GIANG ..................... 92

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DU LỊCH SINH THÁI HẬU GIANG

GVHD: Cô Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Minh Nhựt
-xi-

DANH MỤC HÌNH
šš™˜››

Hình 2.1: TIẾN TRÌNH PHÂN TÍCH NHÂN TỐ ....................................................... 14
Hình 2.2: SƠ ĐỒ MA TRẬN PHÂN TÍCH SWOT .................................................... 16
Hình 2.3: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ....................................................... 17
Hình 3.1: DOANH THU TỪ DU LỊCH HẬU GIANG ................................................ 27
Hình 3.2: NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ CHO DU LỊCH.................................................... 29
Hình 4.1: BIỂU ĐỒ GIỚI TÍNH CỦA DU KHÁCH ................................................... 44
Hình 4.2: BIỂU ĐỒ ĐỘ TUỔI CỦA DU KHÁCH ..................................................... 45
Hình 4.3: BIỂU ĐỒ MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐI DU LỊCH CỦA DU KHÁCH ............... 48
Hình 4.4: BIỂU ĐỒ PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN CỦA DU KHÁCH ..................... 49
Hình 4.5: BIỂU ĐỒ THỜI ĐIỂM ĐI DU LỊCH .......................................................... 50
Hình 4.6: BIỂU ĐỒ PHƯƠNG TIỆN THÔNG TIN BIẾT ĐẾN DU LỊCH ................. 51
Hình 4.7: BIỂU ĐỒ THỜI GIAN LƯU TRÚ CỦA DU KHÁCH ................................ 53
Hình 4.8: CHI TIÊU TRUNG BÌNH TRÊN ĐẦU NGƯỜI (đvt :đồng) ....................... 69
Hình 4.9: TẦN SỐ DU KHÁCH THEO VÙNG .......................................................... 69
Hình 4.10: CƠ CẤU CHI PHÍ DU HÀNH THEO VÙNG ........................................... 70
Hình 4.11: BIỂU ĐỐ QUAY TRỞ LẠI CỦA DU KHÁCH ........................................ 74
Hình 5.1: MÔ HÌNH LIÊN KẾT CỦA DU LỊCH SINH THÁI HẬU GIANG ............. 96

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DU LỊCH SINH THÁI HẬU GIANG
GVHD: Cô Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Minh Nhựt
-xii-

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
šš™˜››


- DLST: Du lịch sinh thái.
- LLVT : Lực lượng vũ trang.
- HDV : Hướng dẫn viên.
- VCGT : Vui chơi giải trí.
- QL : Quốc lộ.
- TP : Thành phố.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DU LỊCH SINH THÁI HẬU GIANG
GVHD: Cô Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Nguyễn Minh Nhựt
-xiii-
TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỀ TÀI
šš™˜››
Ngày này, du lịch trở nên rất phổ biến và phát triển rộng rãi ở nhiều
nước trên thế giới. Đảng và Nhà nước Việt Nam ta cũng đã xác định và phấn
đấu để ngành Du lịch Việt Nam trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của cả
nước. Với mục tiêu đó đã làm thúc đẩy việc phát triển du lịch ở các tỉnh thành
trong cả nước, trong đó có Hậu Giang.
Hậu giang là tỉnh mới được chia tách từ Cần Thơ cũ vào năm 2004. Do
đó, nền kinh tế còn rất yếu, mọi hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông, bưu chính,
viễn thông,… còn yếu kém. Song, Hậu Giang cũng được thiên nhiên ban tặng
nhiều tài nguyên thiên nhiên quý giá, cùng với những giá trị nhân văn, di tích
lịch sử, văn hóa của vùng đất nơi đây cũng đã tạo nên những yếu tố hấp dẫn,
thu hút mọi du khách gần xa, đặc biệt là những du khách thích gắn bó với cuộc
sống cảnh vật thiên nhiên, sông nước miệt vườn…
Do đó, đề tài nghiên cứu về du lịch sinh thái Hậu Giang là rất cần thiết.
Trong đề tài này, em đã phân tích và đánh giá hiện trạng phát triển của du lịch
sinh thái của tỉnh Hậu Giang. Bố cục đề tài được trình cụ thể qua 6 chương :
- Chương 1 : Giới thiệu.
- Chương 2 : Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.
- Chương 3 : Đánh giá điều kiện và tiềm năng phát triển du lịch Hậu

Giang.
- Chương 4 : Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với sản phẩm
du lịch sinh thái Hậu Giang.
- Chương 5 : Giải pháp phát triển du lịch sinh thái Hậu Giang.
- Chương 6 : Kết luận và kiến nghị.
Do hạn chế về năng lực và thời gian nên thiếu sót là không tránh khỏi.
Tuy nhiên, đề tài cũng đã đạt được một số kết quả nhất định. Đề tài đã tìm
hiểu thực trạng về tiềm năng phát triển du lịch sinh thái Hậu Giang là rất lớn.
Nhưng, hiện tại du khách địa phương và trong nước chưa hài lòng với du lịch
sinh thái nơi đây. Bên cạnh đó, em cũng đã đề xuất một số giải pháp khắc phục
nhằm phát triển du lịch sinh thái Hậu Giang và một số kiến nghị để phát triển
du lịch Hậu Giang hơn nữa trong tương lai.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DU LỊCH SINH THÁI HẬU GIANG


GVHD: Cô Châu Thị Lệ Duyên -1- SVTH: Nguyễn Minh Nhựt

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Sự cần thiết nghiêu cứu đề tài:
Ngày nay, du lịch đã trở nên phổ biến ở khắp nơi trên thế giới. Ngành dịch
vụ du lịch này ra đời đã giúp cho con người dễ dàng hơn trong việc nghỉ ngơi,
thư giãn, dưỡng bệnh, giao lưu văn hóa lịch sử, chiêm ngưỡng những thắng cảnh
đó đây trong phạm vi của một quốc gia và cả trên thế giới. Bên cạnh đó, du lịch
được xem là ngành công nghiệp không khói, nó góp phần đáng kể vào tốc độ
tăng trưởng GDP của những quốc gia định hướng phát triển du lịch. Có thể nói
khai thác và phát triển du lịch một cách hợp lý và tương xứng với tiềm năng của
mỗi quốc gia là điều quan trọng để giúp đất nước phát triển lớn mạnh.
Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta cũng đã từng bước chuyển dịch cơ cấu

nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong đó, du lịch
cũng được xem là ngành then chốt để phát triển đất nước trong tình hình hiện
nay. Do đó, việc đánh giá, xác định rõ tài nguyên du lịch từng vùng, từng khu
vực trong nước là điều hết sức quan trọng, để từ đó có những định hướng, kế
hoạch khai thác phát triển du lịch một cách hợp lý theo hướng du lịch bền vững.
Với vị trí nằm ở tiểu vùng Tây sông Hậu thuộc châu thổ sông Mê Kông,
Hậu Giang - một tỉnh mới được tách ra từ Cần Thơ cũ – là nơi được thiên nhiên
ban tặng với hệ thống sông ngòi chằng chịt, những vườn cây ăn trái trĩu quả,
những cánh đồng lúa mênh mông xanh ngát tạo nên bầu không khí trong lành
mát mẽ cùng với những khu bảo tồn thiên nhiên và những di tích truyền thống
lịch sử đã tạo cho tài nguyên du lịch Hậu Giang thêm phong phú và đa dạng.
Những yếu tố tự nhiên thuận lợi này là điều kiện tốt cho Hậu Giang phát triển các
loại hình Du lịch sinh thái tỉnh nhà – Loại hình du lịch đang được ưa chuộng trên
thế giới.
Xuất phát từ những yếu tố nêu trên, nên em đã quyết định thực hiện đề tài
“ Đánh giá thực trạng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái Hậu Giang”. Thông
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DU LỊCH SINH THÁI HẬU GIANG


GVHD: Cô Châu Thị Lệ Duyên -2- SVTH: Nguyễn Minh Nhựt

qua đề tài này, em hi vọng chúng ta có thể thấy rõ được hiện trạng của du lịch
Hậu Giang cùng với những tiềm năng của nó, để từ đó làm cơ sở đề ra những giải
pháp phát triển du lịch sinh thái Hậu Giang góp phần vào sự phát triển chung của
nền kinh tế Hậu Giang.
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn:
Căn cứ khoa học: Ngày nay, du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói
riêng trên thế giới rất phát triển, số lượng người đi du lịch trên thế giới ngày càng
tăng. Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hiệp quốc (UNWTO) cho biết tổng số
khách du lịch quốc tế đến các nước trong năm 2007 đã đạt con số kỷ lục 898

triệu lượt người, cao hơn nhiều so với dự tính ban đầu và tăng 6% so với năm
2006. Trong lượng tăng lên này so với 2006 thì châu Á-Thái Bình Dương tiếp
nhận 17 triệu lượt người. Lượng khách Quốc tế đến Việt Nam cũng tăng 16%
trong năm 2007 so với năm 2006. Trong xu hướng tới, lượng khách đến Châu Á
cũng như Việt Nam sẽ tăng mạnh vì lợi thế của việc chính trị ổn định, tài nguyên
du lịch được quan tâm và phát triển đúng mức.
Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam thời kỳ 2001 – 2010 và tầm nhìn
đến năm 2020 đã xác định “Phát triển du lịch bền vững, theo định hướng du lịch
sinh thái và du lịch văn hóa - lịch sử, đảm bảo sự tăng trưởng liên tục, góp phần
tích cực trong việc giữ gìn, bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội, bản sắc văn
hóa dân tộc, xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, chất lượng cao, có khả năng
cạnh tranh trong khu vực và thế giới”. Với chiến lược này, Vùng du lịch Nam
Trung bộ và Nam bộ: các sản phẩm du lịch đặc thù của vùng là du lịch tham
quan, nghỉ dưỡng biển và núi, du lịch sông nước, du lịch sinh thái đồng bằng
sông Cửu Long.
Do đó, việc nghiên cứu để phát triển du lịch sinh thái Hậu Giang là thiết
yếu cần thực hiện.
Căn cứ thực tiễn: Hậu Giang là tỉnh mới được chia tách từ Cần Thơ cũ
vào năm 2004, nên nền kinh tế còn yếu kém nhiều mặt như cơ sở vật chất hạ
tầng, giao thông, viễn thông …còn thiếu thốn. Bên cạnh những yếu kém đó thì
Hậu Giang cũng có những ưu điểm như vị trí, địa hình sông nước thuận lợi, có
nhiều tài nguyên du lịch thiên nhiên như khu bảo tồn thiên nhiên, vườn sinh thái,
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DU LỊCH SINH THÁI HẬU GIANG


GVHD: Cô Châu Thị Lệ Duyên -3- SVTH: Nguyễn Minh Nhựt

di tích lịch sử văn hóa… Những yếu tố tự nhiên này tạo sự thuận lợi cho việc
phát triển mô hình du lịch sinh thái của tỉnh Hậu Giang. Việc phát triển mô hình
du lịch sinh thái còn nhằm mục đích xóa đói giảm nghèo cho các huyện, xã còn

nghèo ở tỉnh Hậu Giang.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát:
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là phân tích, đánh giá tiềm năng, thực
trạng du lịch sinh thái và mức độ thoả mãn của du khách đối với du lịch sinh thái
tỉnh Hậu Giang, từ đó phát hiện ra những cơ hội, thách thức của vùng và đưa ra
những giải pháp, phương hướng phát triển hợp lý nhằm đem lại hiệu quả kinh tế
cao hơn.
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể:
(1). Đánh giá điều kiện và tiềm năng phát triển du lịch Hậu Giang.
(2). Đánh giá mức độ thoả mãn của du khách đối với du lịch sinh thái tỉnh
Hậu Giang.
(3). Xác định nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của sản
phẩm du lịch sinh thái tỉnh Hậu Giang.
(4). Xác định cơ hội, thách thức, điểm mạnh yếu của tỉnh Hậu Giang, từ đó
đề xuất các giải pháp và phương hướng phát triển du lịch sinh thái ở Hậu Giang.
1.3.CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU:
1.3.1.Các giả thuyết cần kiểm định:
- Giả thuyết 1: Yếu tố cơ sở lưu trú là nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến sự lựa
chọn du lịch sinh thái ở Hậu Giang của khách du lịch.
Ä Giả thuyết trên được kiểm định bằng phương pháp phân tích nhân tố.
- Giả thuyết 2: Du khách hài lòng về chất lượng dịch vụ du lịch sinh thái tại
Hậu Giang.
Ä Giả thuyết này được kiểm định bằng phương pháp phân tích tần số, phân
tích bảng chéo, Willingness To Pay (WTP).
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DU LỊCH SINH THÁI HẬU GIANG


GVHD: Cô Châu Thị Lệ Duyên -4- SVTH: Nguyễn Minh Nhựt


1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu: là những câu hỏi chính mà chúng ta sẽ trả lời
được sau khi nghiên cứu.
Gồm có 3 câu hỏi sau:
1) Hiện trạng du lịch Hậu Giang phát triển như thế nào?
2) Các yếu tố về lưu trú, chi phí, các điều kiện kinh tế xã hội của du khách
có ảnh hưởng đến nhu cầu đi du lịch của du khách như thế nào?
3) Các nhân tố nào ảnh hưởng đến sự sẵn sàng chi trả của du khách?
1.4. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:
1.4.1. Phạm vi nghiên cứu:
1.4.1.1. Giới hạn không gian:
Phạm vi nghiên cứu là trên toàn địa bàn tỉnh Hậu Giang nhưng vì thời
gian, môi trường và kinh phí có hạn nên em chỉ nghiên cứu ở những vùng, khu
du lịch sinh thái được du khách viếng thăm nhiều nhất như Khu du lịch sinh thái
Tây Đô, làng du lịch sinh thái Tầm Vu, khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc
Hoàng.
1.4.1.2. Giới hạn về thời gian:
+ Số liệu thứ cấp: phân tích số liệu từ năm 2004 đến 2007.
+ Số liệu sơ cấp: số liệu được thu thập 01.4.2008 đến 20.4.2008
1.4.1.3. Giới hạn về nội dung:
Đề tài này được nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng cũng như tiềm năng
phát triển du lịch của Hậu Giang. Từ đó, đề ra những giải pháp phát triển hợp lý
cho các loại hình du lịch sinh thái của Hậu Giang. Tuy nhiên, do lượng khách
quốc tế đến đây rất ít và hầu như loại du khách này đến vào những dịp lễ, tết nên
việc thu thập mẫu phỏng vấn từ khách quốc tế trong thời gian nghiên cứu đề tài
là rất khó nên đề tài này em chỉ nghiên cứu khách du lịch nội địa và địa phương.
Bên cạnh đó, do thời gian hạn chế nên đề tài này chỉ nghiên cứu ở góc độ từ
khách du lịch, chứ không có sự so sánh, phân tích với các đối thủ cũng như các
mô hình du lịch sinh thái ở các tỉnh bạn.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DU LỊCH SINH THÁI HẬU GIANG



GVHD: Cô Châu Thị Lệ Duyên -5- SVTH: Nguyễn Minh Nhựt

1.4.2. Đối tượng nghiên cứu:
- Sự thỏa mãn của du khách về du lịch sinh thái tỉnh Hậu Giang.
- Khách nội địa đã và đang đi du lịch sinh thái tỉnh Hậu Giang.
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI:
Ä Sở du lịch Cần Thơ – Tiềm năng phát triển du lịch Đồng Bằng
Sông Cửu Long và cơ hội đầu tư. Tài liệu đã chỉ ra những tiềm năng và những
giải pháp chung mà du lịch các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long cần tận dung và
phát huy.
Ä Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang – Hội thảo “ Phát triển du lịch
sinh thái – Văn hóa các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long”. Tài liệu cũng đưa
ra những thông tin về thế mạnh cùng với cách quản lý việc phát triển du lịch sinh
thái ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Ä Sở thương mại du lịch Hậu Giang – Báo cáo tổng hợp về Quy
hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch tỉnh Hậu Giang đến năm 2020. Tài
liệu trình bày về thực trạng và những giải pháp chung cho sự phát triển của
ngành du lịch tỉnh Hậu Giang.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DU LỊCH SINH THÁI HẬU GIANG


GVHD: Cô Châu Thị Lệ Duyên -6- SVTH: Nguyễn Minh Nhựt

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN:
2.1.1.Các khái niệm cơ bản về du lịch:
Theo Luật Du Lịch của Việt Nam ban hành ngày 01.01.2006, ta có các định

nghĩa về du lịch như sau:
1. Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài
nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu,
giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.
2. Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp
đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến
+ Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường
trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
+ Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường
trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.
3. Du khách (Excursionist): Là người từ nơi khác đến nhằm thẩm nhận tại
chỗ những giá trị vật chất, tinh thần hữu hình hay vô hình của thiên nhiên và của
cộng đồng xã hội. Về phương diện kinh tế, du khách là người sử dụng dịch vụ
của các doanh nghiệp du lịch như lữ hành, lưu trú, ăn uống,…
4. Khách tham quan (Visitor): Là người đến với mục đích nâng cao nhận
thức tại chỗ có kèm theo việc tiêu thụ những giá trị tinh thần, vật chất hay dịch
vụ, song không lưu lại qua đêm tại một cơ sở lưu trú nào của ngành du lịch.
5. Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch
sử - văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn
khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình
thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DU LỊCH SINH THÁI HẬU GIANG


GVHD: Cô Châu Thị Lệ Duyên -7- SVTH: Nguyễn Minh Nhựt

6. Tham quan là hoạt động của khách du lịch trong ngày tới thăm nơi có tài
nguyên du lịch với mục đích tìm hiểu, thưởng thức những giá trị của tài nguyên
du lịch.

7. Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên
du lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa
dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường.
8. Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham
quan của khách du lịch.
9. Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung
cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường
thuỷ, đường hàng không.
10. Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu
của khách du lịch trong chuyến đi du lịch.
11. Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu
trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm
đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.
12. Cơ sở lưu trú du lịch là cơ sở cho thuê buồng, giường và cung cấp các
dịch vụ khác phục vụ khách lưu trú, trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch
chủ yếu.
13. Xúc tiến du lịch là hoạt động tuyên truyền, quảng bá, vận động nhằm
tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội phát triển du lịch.
14. Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện
tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai.
15. Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc
văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững.
16. Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hoá dân tộc
với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá
truyền thống.
17. Môi trường du lịch là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội nhân
văn nơi diễn ra các hoạt động du lịch.

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DU LỊCH SINH THÁI HẬU GIANG



GVHD: Cô Châu Thị Lệ Duyên -8- SVTH: Nguyễn Minh Nhựt

+ Định nghĩa “Du lịch sinh thái” (DLST)
- Theo Luật Du Lịch “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên
nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm
phát triển bền vững”
- “DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa gắn
với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững,
có sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương” (Nguyễn Đình Hòe)
- “DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa,
gắn với giáo dục và môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển
bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương” (hội thảo về “xây
dựng chiến lược phát triển DLST ở Việt Nam” năm 1999)
- Theo định nghĩa của Hiệp hội Du lịch sinh thái Hoa Kỳ năm 1998 thì
“DLST là du lịch có mục đích với các khu tự nhiên, hiểu biết về lịch sử văn hóa
và lịch sử tự nhiên của môi trường, không làm biến đổi tình trạng của hệ sinh
thái, đồng thời ta có cơ hội để phát triển kinh tế, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên
nhiên và lợi ích tài chính cho cộng đồng địa phương”
- Còn theo định nghĩa của Hiệp hội Du lịch sinh thái thế giới “DLST là
du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên là nơi bảo tồn môi trường và cải
thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương”
Ä Tóm lại, cho dù DLST nói theo một định nghĩa nào đi chăng nữa thì nó
cũng phải hội đủ 2 yếu tố:
(1) Sự quan tâm tới thiên nhiên và môi trường
(2) Trách nhiệm với xã hội và cộng đồng
“Tài nguyên du lịch sinh thái là các yếu tố cơ bản để hình thành các điểm,
các tuyến hoặc các khu du lịch sinh thái; bao gồm các cảnh quan thiên nhiên,
các di tích lịch sử, giá trị nhân văn, các công trình sáng tạo của nhân loại có thể
được sử dụng nhằm thỏa mãn cho nhu cầu về du lịch sinh thái”.

“Miệt vườn là một dạng đặc biệt của hệ sinh thái nông nghiệp, bao gồm
các khu chuyên canh trồng cây ăn trái, hoa, cá cảnh cùng với “văn minh miệt
vườn” và cảnh quan vườn tạo nên một dạng tài nguyên du lịch sinh thái đặc sắc
có lực hấp dẫn rất lớn đối với việc tham quan du lịch của du khách”
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DU LỊCH SINH THÁI HẬU GIANG


GVHD: Cô Châu Thị Lệ Duyên -9- SVTH: Nguyễn Minh Nhựt

Ä Du lịch sinh thái miệt vườn là một dạng của du lịch sinh thái dựa vào
nền văn minh miệt vườn. Những hình ảnh được đa số mọi người nhắc đến khi nói
đến hình ảnh miệt vườn là chim trong vườn, những bông hoa đang nở, những
miếng trầu đỏ rực như tình cảm láng giềng với nhau, những bụi chuối sau hè,….
2.1.2. Du lịch sinh thái bền vững:
2.1.2.1. Khái niệm:
“Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và
vùng du lịch mà vẫn đảm bảo những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ
du lịch tương lai.” (Theo Hội đồng du lịch và lữ hành quốc tế - WTTC)
“Du lịch sinh thái bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch
nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong
khi đó vẫn quan tâm tới việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên và phát
triển du lịch trong tương lai”
2.1.2.2. Các nguyên tắc của DLST bền vững:
+ DLST nên khởi đầu với sự giúp đỡ của các thông tin cơ bản nhưng đa
dạng của cộng đồng và cộng đồng nên duy trì việc kiểm soát sự phát triển du
lịch.
+ Sử dụng và bảo vệ tài nguyên một cách bền vững: bao gồm cả tài nguyên
thiên nhiên, xã hội, văn hóa. Việc sử dụng bền vững tài nguyên là nền tảng cơ
bản nhất của việc phát triển DLST bền vững.
+ Chương trình giáo dục và huấn luyện để cải thiện, quản lý di sản và các

tài nguyên thiên nhiên nên được thành lập. Giảm tiêu thụ, giảm chất thải một
cách triệt để nhằm nâng cao chất lượng môi trường.
+ Duy trì tính đa dạng về tự nhiên, văn hóa,… (chủng loài thực vật, động
vật, bản sắc văn hóa dân tộc,…)
+ Lồng ghép các chiến lược phát triển du lịch của địa phương với Quốc gia.
+ Phải hỗ trợ kinh tế địa phương tránh gây thiệt hại cho các hệ sinh thái ở đây.
+ Phải thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương. Điều này không chỉ
đem lại lợi ích cho cộng đồng, cho môi trường sinh thái mà còn nhằm tăng cường
khả năng đáp ứng các thị hiếu của du khách.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DU LỊCH SINH THÁI HẬU GIANG


GVHD: Cô Châu Thị Lệ Duyên -10- SVTH: Nguyễn Minh Nhựt

+ Phải biết tư vấn các nhóm quyền lợi và công chúng. Tư vấn giữa công
nghiệp du lịch và cộng đồng địa phương, các tổ chức và cơ quan nhằm đảm bảo
cho sự hợp tác lâu dài cũng như giải quyết các xung đột có thể nảy sinh.
+ Đào tạo cán bộ, nhân viên phục vụ trong hoạt động kinh doanh du lịch
nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu:
2.2.1.1. Dữ liệu thứ cấp:
Thu thập qua internet, sách, báo, tạp chí chuyên ngành về du lịch, sách niên
giám thống kê, nguồn thông tin từ Sở thương mại du lịch Hậu Giang.
2.2.1.2. Dữ liệu sơ cấp:
Thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp các nhóm đối tượng phỏng vấn
tại các điểm, các khu du lịch sinh thái:
a) Đối tượng phỏng vấn:
Bao gồm khách du lịch nội địa và địa phương đến tham qua các điểm du
lịch Hậu Giang.

b) Phương pháp chọn mẫu: Dựa vào việc phân loại đối tượng phỏng vấn ở
phần trên, đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng theo từng
đối tượng khách.
c/ Cỡ mẫu: do số mẫu có ý nghĩa là từ 30 mẫu trở lên, nên để số liệu tương
đối chính xác nên em chọn số mẫu là 60 mẫu.
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu:
2.2.2.1. Đối với mục tiêu thứ nhất là đánh giá điều kiện và tiềm năng phát
triển du lịch sinh thái Hậu Giang, ta sẽ áp dụng phương pháp thu thập số liệu thứ
cấp từ nhiều nguồn sách báo, tạp chí chuyên ngành du lịch trong đó chủ yếu là
thông tin từ Sở thương mại du lịch Hậu Giang. Sau đó dùng phần mềm Excel để
phân tích và diễn giải từ số liệu thu thập được.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DU LỊCH SINH THÁI HẬU GIANG


GVHD: Cô Châu Thị Lệ Duyên -11- SVTH: Nguyễn Minh Nhựt

2.2.2.2. Đối với mục tiêu thứ hai là đánh giá mức độ thỏa mãn của du
khách đối với du lịch sinh thái tỉnh Hậu Giang, ta sẽ áp dụng các phương pháp
phân tích tần số, bảng chéo; và phương pháp Willingness To Pay.
a) Phương pháp phân tích tần số (frequency distribution)
* Bảng phân phối tần số (frequency table)
Ý nghĩa: bảng phân phối tần số là bảng tóm tắt các dữ liệu được sắp xếp
thành từng tổ khác nhau.
Để lập một bảng phân phối tần số trước hết là phải sắp xếp dữ liệu theo một
thứ tự nào đó – tăng dần hoặc giảm dần. Sau đó thực hiện các bước sau:
Ÿ Bước 1: Xác định số tổ của dãy số phân phối (number of classes)
Số tổ (m) = [(2)x số quan sát(n)]
0,3333

Chú ý: số tổ chỉ nhận giá trị nguyên dương

Ÿ Bước 2: Xác định khoảng cách tổ (k) (class interval)
m
K
Xmin-Xmax
=
Trong đó X
max
là lượng biến lớn nhất của dãy số phân phối
X
min
là lượng biến nhỏ nhất của dãy số phân phối
Ÿ Bước 3: Xác định giới hạn trên và giới hạn dưới của mỗi tổ (class
boundaries)
Một cách tổng quát: giới hạn dưới của tổ đầu tiên sẽ là lượng biến nhỏ
nhất của dãy số phân phối, sau đó lấy giới hạn dưới công với khoảng cách tổ (k)
sẽ được giá trị của giới hạn trên, lần lượt như vậy cho đến tổ cuối cùng. Giới hạn
trên của tổ cuối cùng là lượng biến lớn nhất của dãy số phân phối.
Ÿ Bước 4: Xác định tần số của mỗi tổ (frequency)
Xác định tần số của mỗi tổ bằng cách đếm số quan sát roi vào giới hạn của
tổ đó. Cuối cùng, trình bày kết quả trên biểu bảng và sơ đồ
b) Phương pháp phân tích bảng chéo (Cross – Tabulation)
Cross – Tabulation là một kỹ thuật thống kê mô tả hai hay ba biến cùng lúc
và bảng kết quả phản ánh sự kết hợp hai hay nhiều biến có số lượng hạn chế trong
phân loại hoặc trong giá trị phân biệt. Mô tả dữ liệu bằng Cross – Tabulation được
sử dụng rất rộng rãi trong nghiên cứu Marketing thương mại bởi vì:
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DU LỊCH SINH THÁI HẬU GIANG


GVHD: Cô Châu Thị Lệ Duyên -12- SVTH: Nguyễn Minh Nhựt


(1) Phân tích Cross – Tabulation và kết quả của nó có thể được giải thích và
hiểu một cách dễ dàng đối với những nhà quản lý không có chuyên môn thống kê.
(2) Sự rõ ràng trong việc giải thích cung cấp một sự kết hợp chặt chẽ
giữa kết quả nghiên cứu và quyết định trong quản lý.
(3) Chuỗi phân tích Cross – Tabulation cung cấp những kết luận sâu hơn
trong các trường hợp phức tạp.
(4) Cross – Tabulation có thể làm giảm bớt các vấn đề của các ô.
(5) Phân tích Cross – Tabulation tiến hành đơn giản.
* Phân tích Cross – Tabulation 2 biến: còn được gọi là bảng tiếp liên
(contigency table), mỗi ô trong bảng chứa đựng sự kết hợp phân loại của hai biến.
c) Phương pháp Willingness To Pay (WTP):




Trong đó:
Mức độ thỏa mãn của khách hàng (B) (Benefits) chính là sự thỏa mãn về
mặt lợi ích, đó là sự chênh lệch giữa giá trị mà khách hàng thu được (độ ưa thích
của khách hàng đối với các điểm du lịch...) với mức thực chi của khách hàng (đó
là phần chi phí mà khách du lịch đã chi tại điểm này).
Mức độ thỏa mãn của khách hàng (C) (Cost) chính là sự thỏa mãn về mặt
chi phí của du khách, đó chính là sự chênh lệch giữa mức chi phí mà du khách
hàng sẵn sàng chi trả (Willing to Pay – WTP) với mức thực chi của du khách.
Đây chính là mức độ thỏa mãn thật sự của du khách.
2.2.2.3. Đối với mục tiêu thứ ba là xác định các nhân tố quan trọng ảnh
hưởng tới chất lượng dịch vụ của sản phẩm du lịch sinh thái ở tỉnh Hậu Giang, ta
áp dụng phương pháp phân tích nhân tố.
a) Phương pháp phân tích nhân tố:
* Khái niệm:
Phân tích nhân tố được sử dụng để rút gọn và tóm tắt dữ liệu. Trong nghiên

cứu Marketing, có thể có rất nhiều biến để nghiên cứu, hầu hết chúng có quan hệ
Mức độ thỏa mãn
của khách hàng (B)
Giá trị khách hàng
thu được
Thực chi
=

Mức độ thỏa mãn
của khách hàng (C)
Thực chi
Mức chi phí khách
hàng sẵn sàng chi trả
(WTP)
= –

×