Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

KHẢO SÁT SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA TRỌNG LƯỢNG TRỨNG ĐẾN CÁC CHỈ TIÊU ẤP NỞ CỦA TRỨNG GÀ LƯƠNG PHƯỢNG TẠI TRẠI CHĂN NUÔI GÀ XÃ PHƯỚC HỘI HUYỆN ĐẤT ĐỎ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA TRỌNG LƯỢNG
TRỨNG ĐẾN CÁC CHỈ TIÊU ẤP NỞ CỦA TRỨNG
GÀ LƯƠNG PHƯỢNG TẠI TRẠI CHĂN NUÔI
GÀ XÃ PHƯỚC HỘI HUYỆN ĐẤT ĐỎ
TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU

Khoa :

CHĂN NUÔI THÚ Y

Ngành:

Công Nghệ Sản Xuất Thức Ăn Chăn Nuôi

SVTH:

Đinh Thị Trang

Khóa:

2008-2012

TP. Hồ Chí Minh, tháng 08/2012



KHẢO SÁT SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA TRỌNG LƯỢNG
TRỨNG ĐẾN CÁC CHỈ TIÊU ẤP NỞ CỦA TRỨNG
GÀ LƯƠNG PHƯỢNG TẠI TRẠI CHĂN NUÔI
GÀ XÃ PHƯỚC HỘI HUYỆN ĐẤT ĐỎ
TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU
Tác giả
Đinh Thị Trang
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành
Thức Ăn Chăn Nuôi

Giáo viên hướng dẫn
ThS. Bùi Thị Kim Phụng

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực tập: Đinh Thị Trang
Tên khóa luận tốt nghiệp: “ KHẢO SÁT SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA TRỌNG
LƯỢNG TRỨNG ĐẾN CÁC CHỈ TIÊU ẤP NỞ CỦA TRỨNG GÀ LƯƠNG
PHƯỢNG TẠI TRẠI CHĂN NUÔI GÀ XÃ PHƯỚC HỘI HUYỆN ĐẤT ĐỎ
TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU”.
Đã hoàn thành khóa luận theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến
nhận xét, đóng góp của Hội Đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa Chăn Nuôi Thú Y,
ngày ......... tháng ......... năm .........

Giáo viên hướng dẫn

Th.S Bùi Thị Kim Phụng


ii


LỜI CẢM ƠN
THÀNH KÍNH TRI ÂN
Cha, Mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng, luôn luôn động viên và nâng đỡ con lúc
gặp khó khăn, luôn chỉ dạy con trên đường đời những điều nên và không nên để con
vững bước đi lên và có ngày hôm nay.
XIN GỞI LỜI BIẾT ƠN
Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM.
Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi-Thú Y, Bộ môn Chăn Nuôi Chuyên Khoa.
Cùng toàn thể Quý Thầy Cô khoa Chăn Nuôi - Thú Y Trường Đại Học Nông
Lâm TP. HCM.
Đã tận tình giảng dạy và truyền đạt cho chúng em những tri thức, những kinh
nghiệm quý báu trong suốt thời gian ngồi trên ghế nhà trường.
THÀNH KÍNH GHI ƠN
Th.S Bùi Thị Kim Phụng đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và chỉ bảo cho em
trong suốt thời gian thực hiện đề tài, hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN
Trung Tâm Khuyến Nông Khuyến Ngư Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Ban lãnh đạo Trại gà giống xã Phước Hội – Huyện Đất Đỏ - Tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu.
Toàn thể Cô, Chú, Anh, Chị công nhân viên tại trại gà đã nhiệt tình giúp đỡ ,
truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm và nhất là tạo điều kiện thuân lợi cho em thực
hiện đề tài trong suốt thời gian thực tập tại trại gà.
CHÂN THÀNH CẢM ƠN ĐẾN
Toàn thể các bạn lớp DH08TA thân yêu và những người bạn yêu quý đã
thương yêu, chia sẻ và giúp đỡ em trong suốt thời gian qua.

iii



TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát sự ảnh hưởng của trọng lượng trứng đến các chỉ tiêu ấp nở
của trứng gà Lương Phượng tại trại chăn nuôi gà xã Phước Hội – huyện Đất Đỏ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” được tiến hành tại trại gà giống xã Phước Hội, thời gian từ
01/02/2012 đến 01/06/2012.
Số liệu được ghi nhận trên trứng của đàn gà Lương Phượng, đàn gà có nguồn
gốc từ Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương thuộc Viện Chăn nuôi với số
lượng 5600 con gà mái và 700 con gà giống.
Bố trí thí nghiệm
Trứng được chia làm 3 lô theo trọng lượng trứng:
Lô 1: Trứng có trọng lượng < 55 g.
Lô 2: Trứng có trọng lượng từ 55- 60 g.
Lô 3: Trứng có trọng lượng > 60 g.
Kết quả một số chỉ tiêu ấp nở được ghi nhận như sau:
Chỉ số hình dạng tính chung cho cả 3 lô trứng là 0,77 đạt tiêu chuẩn trứng
giống (0,74 – 0,85).
Tỷ lệ đẻ trung bình là: 57,26 %.
Tỷ lệ chọn ấp trung bình là: 89,96 %.
Tỷ lệ trứng có phôi cao nhất là ở những trứng có trọng lượng > 60 g (97,87
%), thấp nhất ở những trứng có trọng lượng < 55 g (97,71 %).
Tỷ lệ trứng chết phôi cao nhất là ở những trứng có trọng lượng > 60 g (2,32
%), thấp nhất ở những trứng có trọng lượng 55-60 g (1,87 %).
Tỷ lệ trứng sát cao nhất là ở những trứng có trọng lượng > 60 g (7,37 %),
thấp nhất ở những trứng có trọng lượng 55 – 60 g (5,24 %).
Tỷ lệ ấp nở cao nhất là ở những trứng có trọng lượng từ 55 – 60 g (93,9 %),
thấp nhất ở những trứng có trọng lượng > 60 g (91,6 %).
Trọng lượng gà con trung bình: Lô 1(34,99 g), Lô 2(38,6 g), Lô 3(42,2 g).
Giá gà con là: 5.735 đồng/ con.
Tỷ lệ gà loại 2: lô 1(1,56 %), lô 2(1,74 %), lô 3(1,82 %)


iv


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM TẠ ............................................................................................................. ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iv
MỤC LỤC ...................................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................x
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ ................................................................................. xi
DANH SÁCH CÁC HÌNH ...................................................................................... xii
Chương 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................1
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU ................................................................................2
1.2.1. Mục đích: ..........................................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu: ............................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN ............................................................................................3
2.1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TRẠI GÀ GIỐNG XÃ PHƯỚC HỘI ...................3
2.1.1. Giới thiệu tổng quát...........................................................................................3
2.1.2. Nguồn gốc con giống và chu chuyển đàn .........................................................4
2.1.3. Chuồng trại ........................................................................................................5
2.1.4. Thức ăn ..............................................................................................................6
2.1.5. Chăm sóc và quản lý .........................................................................................8
2.1.6. Quy trình vệ sinh thú y ....................................................................................11
2.2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ SINH LÍ CỦA GIA CẦM MÁI SINH SẢN .......14
2.2.1. Buồng trứng.....................................................................................................15
2.2.2. Ống dẫn trứng..................................................................................................16
2.3. SƠ LƯỢC THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ CẤU TẠO TRỨNG GÀ .............18

2.3.1. Thành phần hóa học ........................................................................................18
2.3.2. Cấu tạo ............................................................................................................18
2.4. QUI TRÌNH ẤP TRỨNG ..................................................................................20

v


2.4.1. Nhận trứng.......................................................................................................20
2.4.2. Sát trùng trứng.................................................................................................20
2.4.3. Bảo quản trứng ................................................................................................21
2.4.4. Đưa trứng vào máy ấp .....................................................................................21
2.4.5. Soi trứng ..........................................................................................................21
2.4.6. Gà nở ...............................................................................................................22
2.4.7. Nhiệt độ máy ấp qua từng giai đoạn ...............................................................23
2.4.8. Đảo trứng.........................................................................................................24
2.4.9. Sự thông thoáng ..............................................................................................24
2.5. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHÔI QUA CÁC NGÀY ẤP .....................................25
2.6. NHỮNG NGUYÊN NHÂN VÀ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ ẤP NỞ
...................................................................................................................................30
2.6.1. Chất lượng đàn gà giống và trạng thái của quả trứng .....................................30
2.6.2. Tỉ lệ trống mái ................................................................................................30
2.6.3. Ảnh hưởng của gia cầm trống ........................................................................31
2.6.4. Chất lượng và tuổi của gia cầm mái................................................................31
2.6.5. Ảnh hưởng của chuồng trại, thu nhặt vận chuyển và bảo quản trứng. ..........31
2.6.6. Ảnh hưởng của chế độ ấp ................................................................................31
2.7. MỘT SỐ BIỂU HIỆN ĐẶC TRƯNG CỦA PHÔI DO ẢNH HƯỞNG CỦA
CHẾ ĐỘ ẤP ..............................................................................................................31
2.7.1. Trường hợp nhiệt độ ấp quá cao .....................................................................31
2.7.2. Trường hợp nhiệt độ thấp ................................................................................32
2.7.3. Trường hợp ẩm độ cao ....................................................................................32

2.7.4. Trường hợp ẩm độ thấp ...................................................................................33
2.7.5. Ảnh hưởng do thiếu thông thoáng...................................................................33
2.7.6. Ảnh hưởng do thiếu đảo trứng ........................................................................33
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM .................................35
3.1. NỘI DUNG THÍ NGHIỆM ...............................................................................35
3.1.1. Nội dung thí nghiệm........................................................................................35

vi


3.1.2. Thời gian và địa điểm......................................................................................35
3.2. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM .......................................................................35
3.2.1. Đối tượng thí nghiệm ......................................................................................35
3.2.2. Phương pháp bố trí ..........................................................................................35
3.2.3. Điều kiện thí nghiệm và cách tiến hành thí nghiệm ....................................36
3.3. CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI ..............................................................................37
3.3.1. Chỉ số hình dạng..............................................................................................37
3.3.3. Tỷ lệ trứng có phôi (%) ...................................................................................37
3.3.4. Tỷ lệ trứng chết phôi (%) ................................................................................38
3.3.5. Tỷ lệ trứng sát (%) ..........................................................................................38
3.3.6. Tỷ lệ ấp nở (%)................................................................................................38
3.3.7. Trọng lượng gà con (g) ...................................................................................38
3.3.8. Giá thành của 1 con gà giống ..........................................................................38
3.3.9. Mức độ hao hụt trọng lượng trứng sau khi ấp (%)..........................................38
3.3.10. Tỷ lệ gà loại 2 (%) .........................................................................................38
3.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ..................................................................38
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................39
4.1. CHỈ SỐ HÌNH DẠNG .......................................................................................39
4.2. TỶ LỆ ĐẺ VÀ TỶ LỆ CHỌN ẤP .....................................................................40
4.3. TỶ LỆ TRỨNG CÓ PHÔI VÀ TỶ LỆ TRỨNG CHẾT PHÔI .........................42

4.3.1. Tỷ lệ trứng có phôi: .........................................................................................42
4.3.2. Tỷ lệ trứng chết phôi .......................................................................................44
4.4. TỶ LỆ TRỨNG SÁT .........................................................................................47
4.5. TỶ LỆ ẤP NỞ ....................................................................................................48
4.6. TRỌNG LƯỢNG GÀ CON...............................................................................50
4.7. GIÁ THÀNH GÀ CON .....................................................................................52
4.8. MỨC ĐỘ HAO HỤT TRỌNG LƯỢNG TRỨNG SAU KHI ẤP ....................54
4.9. TỶ LỆ GÀ LOẠI 2 ............................................................................................55

vii


Chương 5 ...................................................................................................................58
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................................58
5.1. KẾT LUẬN: .......................................................................................................58
5.2. ĐỀ NGHỊ: ..........................................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................60
PHỤ LỤC ..................................................................................................................62

viii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
LP: Lương Phượng
TSTK: Tham số thống kê
TL: Tỷ lệ
CSHD: Chỉ số hình dạng
TLĐ: Tỷ lệ đẻ
TLTCP: Tỷ lệ trứng có phôi
TLTCHP: Tỷ lệ trứng chết phôi

TLTS: Tỷ lệ trứng sát
TLAN: Tỷ lệ ấp nở
TLG: Trọng lượng gà con 1 ngày tuổi
MĐHH: Mức độ hao hụt trọng lượng trứng sau khi ấp
TLGL2: Tỷ lệ gà loại 2
SD: Độ lệch chuẩn
CV: Hệ số biến dị

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Bảng chu chuyển đàn ..................................................................................5
Bảng 2.2 Công thức thức ăn cho gà bố mẹ qua các tuần tuổi ....................................6
Bảng 2.3 Khối lượng cơ thể và lượng thức ăn hàng ngày/ con (Gà hậu bị) ...............7
Bảng 2.4 Lượng thức ăn cho gà đẻ trứng ...................................................................8
Bảng 2.5 Qui trình tiêm phòng ................................................................................11
Bảng 2.6 Thành phần hóa học của trứng ..................................................................18
Bảng 3.1 Bố trí thí nghiệm .......................................................................................36
Bảng 4.1 Chỉ số hình dạng của trứng .......................................................................39
Bảng 4.2 Tỷ lệ đẻ và tỷ lệ trứng chọn ấp (%) ...........................................................41
Bảng 4.3.1 Tỷ lệ trứng có phôi (%) ..........................................................................43
Bảng 4.3.2 Tỷ lệ trứng chết phôi (%) .......................................................................45
Bảng 4.4 Tỷ lệ trứng sát (%) ....................................................................................47
Bảng 4.5 Tỷ lệ ấp nở (%) ..........................................................................................49
Bảng 4.6 Trọng lượng gà con lúc 1 ngày tuổi (g) ....................................................51
Bảng 4.7.1 Tổng chi phí trong quá trình nuôi: .........................................................52
Bảng 4.7.2 Tổng doanh thu trong quá trình nuôi......................................................53
Bảng 4.7.3 Tổng số gà con thu được trong quá trình khai thác:..............................53
Bảng 4.8 Mức độ hao hụt trọng lượng trứng sau khi ấp (%)....................................54

Bảng 4.8 Tỷ lệ gà loại 2 (%) .....................................................................................56

x


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 Chỉ số hình dạng ....................................................................................40
Biểu đồ 4.2 Tỷ lệ đẻ .................................................................................................42
Biểu đồ 4.3.1 Tỷ lệ trứng có phôi .............................................................................44
Biểu đồ 4.3.2 Tỷ lệ trứng chết phôi ..........................................................................46
Biểu đồ 4.4 Tỷ lệ trứng sát. .......................................................................................48
Biểu đồ 4.5 Tỷ lệ ấp nở. ............................................................................................50
Biểu đồ 4.6 Trọng lượng gà con lúc 1 ngày tuổi ......................................................52
Biểu đồ 4.7 Mức độ hao hụt trọng lượng trứng sau khi ấp. ......................................55
Biểu đồ 4.8 Tỷ lệ gà loại 2. .......................................................................................57

xi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Hệ thống làm mát .........................................................................................5
Hình 2.2 Hệ thống gom trứng tự động ........................................................................6
Hình 2.3 Hệ thống xyclon chứa thức ăn ...................................................................12
Hình 2.4 Chuồng gà đẻ trong thời gian để trống chuồng. .........................................13
Hình 2.5 Cơ quan sinh sản của gà mái. .....................................................................15
Hình 2.6 Đưa các xe trứng vào máy ấp. ....................................................................21
Hình 2.7 Soi trứng .....................................................................................................22
Hình 2.8 Ra gà...........................................................................................................23
Hình 2.9 Gà loại 1 .....................................................................................................23
Hình 2.10 Gà loại 2. ..................................................................................................23

Hình 2.11 Gà loại 2. ..................................................................................................23
Hình 2.12 Các xe trứng sau khi đảo nghiêng ...........................................................24

xii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi nước ta nói chung và ngành
chăn nuôi gia cầm nói riêng có tốc độ tăng trưởng nhanh, với giá trị sản xuất lớn
góp phần phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn, đáp ứng cơ bản nhu cầu trong
nước về lương thực, thực phẩm, tạo ra nhiều việc làm, cải thiện đáng kể đời sống
của người chăn nuôi, góp phần quan trọng làm ổn định tình hình kinh tế, tạo tiền đề
cho đất nước phát triển đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Hiện nay trong một số giống gà lông màu thả vườn được nuôi phổ biến nhất
là giống gà Lương Phượng. Đây là giống gà có nguồn gốc từ Trung Quốc được du
nhập vào Việt Nam trong vài năm gần đây với ưu điểm là: tốc độ sinh trưởng
nhanh, chất lượng thịt tốt và phù hợp với điều kiện chăn nuôi nước ta.
Sản xuất trứng thương phẩm hoặc trứng giống có đạt được hiệu quả kinh tế
cao hay không phụ thuộc vào những biện pháp nuôi dưỡng và chăm sóc gà đẻ. Với
phương thức nuôi gà công nghiệp gắn liền với giống có năng suất cao, trong quá
trình nuôi người ta phải áp dụng những biện pháp khoa học kĩ thuật để con giống có
thể phát huy cao nhất tiềm năng năng suất của chúng, đạt sản lượng trứng cao với
chất lượng trứng tốt và giá thành thấp.
Với sự hỗ trợ của hệ thống máy ấp trứng đã góp phần làm tăng công suất ấp
trứng cũng như tỷ lệ ấp nở của trứng gà. Thế nhưng một khi chúng ta thực hiện các
khâu như chọn lọc trứng để đưa vào máy ấp, vệ sinh sát trùng trứng không đúng yêu
cầu kĩ thuật, nhiệt độ phòng bảo quản trứng không đảm bảo thì kết quả ấp nở sẽ
không đạt yêu cầu. Những vấn đề bức thiết được đặt ra như trọng lượng trứng đem

ấp bao nhiêu là hợp lý, nhiệt độ và thời gian bảo quản trứng như thế nào để phôi

1


phát triển khỏe mạnh, làm thế nào để giảm thiểu tỷ lệ trứng sát và tỷ lệ gà loại 2
xuống thấp nhất …
Với những vấn đề đặt ra như vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm đánh
giá sự ảnh hưởng của việc chọn lọc trứng ấp đối với khả năng ấp nở của trứng.
Được sự phân công của Khoa Chăn Nuôi Thú Y và sự hướng dẫn của Thạc sĩ
Bùi Thị Kim Phụng chúng tôi thực hiện đề tài: “Khảo sát ảnh hưởng của trọng
lượng trứng đến các chỉ tiêu ấp nở của trứng gà Lương Phượng tại trại chăn
nuôi gà xã Phước Hội, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ”.
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1. Mục đích:
Mục đích của đề tài là khảo sát sự ảnh hưởng của trọng lượng trứng đến các
chỉ tiêu ấp nở.
1.2.2. Yêu cầu:
Theo dõi và thu thập một số chỉ tiêu ấp nở của các đàn gà giống Lương
Phượng hiện đang được nuôi ở trại gà giống xã Phước Hội.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TRẠI GÀ GIỐNG XÃ PHƯỚC HỘI
2.1.1. Giới thiệu tổng quát
2.1.1.1. Vị trí địa lí
Trại gà giống xã Phước Hội được xây dựng trên vùng đất tương đối bằng

phẳng, nằm ở khu vực xa dân cư nên hạn chế việc lây lan dịch bệnh, rất thuận tiện
cho việc chăn nuôi. Nằm cách quốc lộ 56K khoảng 200m, thuộc địa phận xã Phước
Hội, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
2.1.1.2. Lịch sử phát triển
Trước năm 2004, trại gà giống đặt tại Phước Cơ, phường 12, thành phố Vũng
Tàu, thuộc về Công ty dịch vụ cây trồng của Sở nông nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu gồm hai mảng gà siêu thịt và gà siêu trứng.
Đến năm 2004 trại thuộc trung tâm Khuyến Nông – Khuyến Ngư tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu tách ra làm 2 mảng: gà đẻ trứng ở Phước Cơ và gà thịt ở Bà Rịa.
Năm 2010 trại gà giống ở Phước Cơ chuyển về xã Phước Hội, huyện Đất Đỏ.
Lấy tên là trại gà giống trung tâm Khuyến Nông- Khuyến Ngư.
2.1.1.3. Cơ cấu tổ chức và quản lí nhân sự của trai gà
 Nhân sự: gồm 18 người.
 Trưởng trại: 1 người.
 Phó trại: 1 người.
 Kĩ thuật: 1 người.
 Kế toán: 1 người.
 Tiếp thị: 1 người.
 Bảo vệ: 2 người.

3


 Công nhân chăn nuôi: 4 người. Bao gồm:
- Chuồng úm: 1 người
- Chuồng gà hậu bị: 1 người
- Chuồng gà đẻ (2 dãy chuồng): 2 người.
 Công nhân máy ấp: 3 người.
 Công nhân thay thế: 1 người.
 Thủ kho-Thủ quỹ: 1 người.

 Lái xe: 1 người.
2.1.1.4. Quy mô và phương thức hoạt động
 Quy mô trại:
Với tổng diện tích là 3 hecta, kinh phí xây dựng 42 tỷ, trại gà giống xã Phước
Hội được xem là một trong những trại gà có quy mô lớn và hiện đại nhất khu vực
Đông Nam Á. Trại bao gồm bốn dãy chuồng:
Chuồng úm: 200 m2
Chuồng hậu bị: 1440 m2
Chuồng sinh sản (2 dãy): 1440 m2
 Phương thức hoạt động:
Trại nhập gà bố mẹ để nuôi thành gà sinh sản, trứng gà sẽ được ấp nở ra gà
con và những gà con này sẽ được bán làm gà giống. Giống gà trại chọn nuôi là gà
Lương Phượng vì loại gà này có bề ngoài giống với gà ta, lại dễ nuôi, mau lớn. Gà
được nuôi tập trung trong chuồng kín với các trang thiết bị hiện đại như: hệ thống
phân phối thức ăn, nước uống tự động, hệ thống làm mát bằng hơi nước tự động,
thiết bị điều chỉnh áp lực nước…
2.1.2. Nguồn gốc con giống và chu chuyển đàn
2.1.2.1. Nguồn gốc con giống
Mỗi năm nhập 16.000 con gà bố mẹ ở Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy
Phương thuộc Viện Chăn nuôi, đây là nơi giữ giống gốc gà thả vườn có năng suất
và chất lượng cao đã được Nhà nước công nhận. Gà bố mẹ thuộc dòng Lương
Phượng gồm có 2 dòng là dòng bố và dòng mẹ và đã được công bố theo pháp lệnh

4


Giống cây trồng vật nuôi. Về chăm sóc và nuôi dưỡng, trại áp dụng theo quy trình
nuôi dưỡng của Viện Chăn nuôi.
2.1.2.2. Chu chuyển đàn
Chu chuyển đàn gà bố mẹ từ 2011-2015.

Bảng 2.1 Bảng chu chuyển đàn
LỌAI GÀ

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Gà 1-10 tuần

16.000 con

16.000 con

16.000 con

16.000 con

16.000 con

Gà 11-23 tuần

12.800 con

12.800 con


12.800 con

12.800 con

12.800 con

Gà 24-64 tuần

12.000 con

12.000 con

12.000 con

12.000 con

12.000 con

TỔNG ĐÀN

40.800 con

40.800 con

40.800 con

40.800 con

40.800 con


2.1.3. Chuồng trại
Chuồng trại của trại gà là hệ thống chuồng kín theo công nghệ cao của Âu
Châu với hệ thống chuồng kín cách ly với môi trường bên ngoài, được làm mát
bằng quạt và hơi nước do đó nhiệt độ trong chuồng được ổn định. Đây là một kiểu
chuồng thích nghi với an toàn dịch bệnh nhất là trong giai đọan dịch cúm gia cầm
hiện nay

Hình 2.1 Hệ thống làm mát

5


Ngoài ra trong các dãy chuồng nuôi có trang bị hệ thống máng ăn, máng
uống tự động, hệ thống làm mát, pha thuốc thú y tự động, có trang bị các ổ đẻ có thể
gom trứng tự động …

\
Hình 2.2 Hệ thống gom trứng tự động
2.1.4. Thức ăn
Bảng 2.2 Công thức thức ăn cho gà bố mẹ qua các tuần tuổi
Tuần tuổi

1-5

6-13

14-20

21-23


Sinh sản

21-22

15-15,5

14,5

16-17

16-17

2900

2600-2700

2500-2600

2600-2650

2700-2750

Xơ (%)

3,5

4,5

5-6


3,5-4,5

3,5

CanXi (%)

1,1

1,1

1,1

1,8

3,5

Photpho (%)

0,7

0,7

0,7

0,7

0,7

NaCl (%)


0,35

0,35

0,35

0,35

0,35

Lisine

1,10

0,78

0,75

1,1

1,19

Methionine

0,34

0,30

0,30


0,4

0,44

Thành phần
Protein ( %)
Năng lượng
( kcal/kg)

6


Trại sẽ tiến hành tự tổ hợp khẩu phần và đặt hàng tại các nhà máy sản xuất
thức ăn có uy tín. Thức ăn thích nghi phù hợp cho gà giống theo nhu cầu của lứa
tuổi, giai đọan tăng trưởng sinh sản
Bảng 2.3 Khối lượng cơ thể và lượng thức ăn hàng ngày/ con (Gà hậu bị)
Tuần tuổi

Lượng thức ăn

Khối lượng cần đạt

g/con/ngày

(g)

Tự do ( bình quân
1-5


35g/con/ngày)

6

47

600

7

49

700

8

55

800

9

60

900

10

67


1000

11

75

1100

12

83

1200

13

88

1300

14

92

1400

15

95


1500

16

98

1600

17

103

1700

18

110

1800

19

115

1850

20

115


1900

21

120

2000

22

125

2100

23

130

2200

7


Bảng 2.4 Lượng thức ăn cho gà đẻ trứng
Tuần tuổi

Thức ăn (g)
g/ con/ ngày

Thức ăn/ con/ tuần (g)


22

130

910

23

135

945

24

140

980

25

140

980

26

140

980


27

140

980

28

140

980

29

140

980

30

140

980

31

140

980


32

140

980

33

140

980

34

138

966

43

135

945

51

132

924


59-60

130

910

2.1.5. Chăm sóc và quản lý
 Giai đoạn úm gà
Giai đoạn này rất quan trọng, quyết định gần như toàn bộ sự thành công hay
thất bại trong quá trình nuôi sau này. Gà con mới nở có sức đề kháng kém, chúng
đòi hỏi một môi trường sống thuận lợi. Trong những ngày đầu gà chưa có khả năng
điều tiết nhiệt độ vì vậy nhiệt độ là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sức khỏe
và sự đồng đều của gà. Trong tuần thứ nhất nhiệt độ úm phải đạt 33-35 oC, sau mỗi
tuần nhiệt độ giảm đi 2 0C. Quan sát sự phân bố của gà con trong chuồng để đánh
giá và điều chỉnh nhiệt cho phù hợp.

8


Ẩm độ trong chuồng úm gà con tốt nhất ở mức từ 60 – 75 %.
Chế độ chiếu sáng: Trong tuần đầu chiếu sáng 23 giờ trong ngày, từ tuần thứ
2 giảm 2 giờ chiếu sáng trong ngày mỗi tuần cho đến khi thời gian chiếu sáng trong
ngày còn 12 giờ ổn định suốt trong thời kì sinh trưởng.
Sau khi nhận gà về cho gà nghỉ ngơi 20 - 30 phút mới bắt đầu cho uống nước.
Nên cho gà uống nước từ từ cách 15 phút cho uống một lần. Ngày thay nước 2 lần
vào sáng sớm và chiều tối.
Trong ngày đầu nên cho gà uống nước có pha vitamin C và đường Glucose.
Ngày 2, 3, 4 phòng bệnh bạch lị bằng cách pha vào nước kháng sinh Coliterravet
hoặc Enro với liều 1g/1 lít nước.

Thức ăn cho gà con trong ngày đầu nên sử dụng bắp xay nhuyễn hoặc cám
gạo. Cho ăn trên khay hoặc trên giấy báo. Cho gà ăn mỗi lần một ít và cho ăn nhiều
lần khoảng 6 - 8 lần/ ngày. Từ ngày thứ 2 trở đi cho gà ăn thức ăn hỗn hợp và cho
ăn tự do.
Vào ngày thứ 8 – 10 tiến hành đốt mỏ cho gà mái.
Gà ở chuồng úm trong thời gian 4 tuần sau đó được chuyển lên chuồng gà hậu
bị. Trong giai đoạn này gà mái và gà trống được nuôi nhốt riêng.
 Chuyển gà qua chuồng hậu bị
Gà ở chuồng hậu bị trong thời gian 19 tuần sau đó được chuyển lên chuồng
gà đẻ.
Trong giai đoạn này gà trống và gà mái vẫn được nuôi nhốt riêng.
Gà được cho ăn 2 lần/ ngày vào sáng sớm và buổi chiều.
Chế độ định mức ăn cho gà hậu bị phải hợp lý, tránh cho ăn dư thừa mập mỡ,
tránh cho ăn thiếu quá mức không đủ tích lũy chất dinh dưỡng cho sản xuất trứng
sau này. Nhiều nghiên cứu chứng minh mối tương quan chặt chẽ giữa trọng lượng
cơ thể lúc 18 tuần tuổi và tuổi đẻ trứng đầu cũng như trọng lượng trứng.
Chế độ chiếu sáng 12 giờ/ ngày.
Trong thời gian nuôi hậu bị phải theo dõi trọng lượng gà hàng tuần để điều
chỉnh lượng thức ăn và độ đồng đều của đàn.

9


 Chuyển gà qua chuồng đẻ
Khi chuyển gà lên chuồng đẻ tiến hành nhập chung đàn gà trống và đàn gà
mái lại với nhau.
Sử dụng thức ăn hỗn hợp, cho gà ăn ngày 2 lần vào sáng sớm và buổi chiều.
Các thông số kỹ thuật đối với gà đẻ:
 Tỷ lệ trống mái: 1 trống/8 mái.
 Mật độ nuôi: 4,2 con – 4,3 con/ m2.

 Thể trọng gà mái lúc 22 tuần tuổi trung bình là 1,8 kg.
 Tỷ lệ chết bình quân/ tháng: 1 %
 Tỷ lệ lọai thải/ tháng : 0,5 %

10


Bảng 2.5 Qui trình tiêm phòng

STT

Ngày tuổi

Vaccin

Đường cấp

01

1 ngày

Marek

Chích dưới da cổ

02

2 ngày

Ma 5 + Clone 30


Nhỏ mắt hoặc mũi

03

3 ngày

Coccivac

Phun thức ăn

04

5-6 ngày

Reo 1133

Chích dưới da cổ

05

10 ngày

Cắt mỏ

06

12-14 ngày

228 E


Nhỏ miệng

Ava Pox

Xuyên cánh

IB 49/1

Nhỏ mắt hoặc mũi

H5N1 ( ½ liều)

Chích bắp

Ma 5 + Clone 30

Nhỏ mắt hoặc mũi

Newcavac ( ½ liều)

Chích bắp

07
08

16-18 ngày
21 ngày

09


22-24 ngày

228 E

Nhỏ miệng

10

6 tuần

Coryza

Chích bắp

11

7 tuần

ILT

Nhỏ mắt

12

8-9 tuần

ND-EDS ( 1 liều )

Chích bắp


13

12 tuần

Coryza

Chích bắp

AE Pox

Xuyên cánh

14

13 tuần

ILT

Nhỏ mắt

15

17 tuần

Ma 5 + Clone 30

Nhỏ mắt hoặc mũi

ND-IB-IBD-Reo


Chích bắp

H5N1

Chích bắp

16

18 tuần

2.1.6. Quy trình vệ sinh thú y
2.1.6.1. Vệ sinh chung
2.1.6.2. Vệ sinh nguồn nước
Nguồn nước dùng nuôi gà cần phải đảm bảo đủ số lượng và chất lượng.

11


Trại sử dung nguồn nước máy để cung cấp nước uống cho gà. Có hệ thống
gồm 4 bồn nước với dung tích chứa lên đến 3000 lít nước để dự trữ nước để tránh
tình trạng mất nước, thiếu hụt nước trong mùa khô. Nước được phân phối tới các
dãy chuồng và đến từng núm uống tự động trong suốt ngày đêm.
Cần định kỳ kiểm tra chất lượng nước, nhất là khi sức khỏe đàn gà đột nhiên
không tốt, tình hình dịch bệnh gia tăng…
2.1.6.2. Vệ sinh thức ăn
Thức ăn sử dụng cho gà được tổ hợp tại nhà máy thức ăn Tân Thành của
trung tâm khuyến nông tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và được chuyển tới trại.
Thức ăn được nhâp 2 lần/ 1 tuần. Thức ăn được bơm từ xe chuyên chở vào
các xyclon chứa cám. Từ 2 xyclon thức ăn được chuyển qua các xyclon nhỏ hơn và

được phân phối tới các xyclon phụ ở trong mỗi dãy chuồng ( mỗi dãy chuồng có 2
xyclon phụ). Cám được bơm tự động từ các xyclon tới các máng ăn 2 lần trong
ngày vào sáng sớm và buối chiều.

Hình 2.3 Hệ thống xyclo chứa thức ăn

12


×