Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG GỪNG LÊN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG TRỨNG Ở CHIM CÚT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (775.18 KB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI-THÚ Y
****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG GỪNG LÊN
KHẢ NĂNG SẢN XUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG
TRỨNG Ở CHIM CÚT

Sinh viên thực hiện

: ĐOÀN THỊ PHƯƠNG TUYÊN

Lớp

: DH08TA

Ngành

: Công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi

Niên khóa

: 2008 - 2012

Tháng 08/2012


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI-THÚ Y
******************

ĐOÀN THỊ PHƯƠNG TUYÊN

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG GỪNG LÊN
KHẢ NĂNG SẢN XUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG
TRỨNG Ở CHIM CÚT

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư chăn nuôi

Giáo viên hướng dẫn:
Th.S CAO PHƯỚC UYÊN TRÂN

Tháng 08/2012 

i
 


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực tập: Mai Thị Trinh
Tên đề tài tốt nghiệp: “SO SÁNH HIỆU QUẢ KHI SỬ DỤNG RIÊNG LẺ
HAY KẾT HỢP DIỆP HẠ CHÂU VỚI CHOLINE TRONG THỨC ĂN GÀ
CÔNG NGHIỆP”
Đã hoàn thành theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và ý kiến nhận xét
của Hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa ngày………………

Giáo viên hướng dẫn


TS. DƯƠNG DUY ĐỒNG
 

ii
 


LỜI CẢM ƠN
Lòng thành biết ơn
Ông bà, cha mẹ - những người đã chăm sóc, dạy dỗ con nên người, để con có
được ngày hôm nay.
Chân thành cảm ơn
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh
Ban chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi – Thú Y
Bộ môn Di Truyền Giống Động Vật
Toàn thể thầy cô trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã tận tình chỉ
dạy, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường.
Gia đình anh Hà Nam Hùng đã tận tình chỉ bảo cũng như giúp đỡ tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành đề tài.
Xin bày tỏ lòng biết ơn
Th.S Cao Phước Uyên Trân đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành
đề tài tốt nghiệp.
Gởi lời cám ơn đến
Tập thể lớp DH08TA – những người bạn đã cùng đồng hành cùng tôi, cũng như
tất cả bạn bè đã luôn bên tôi, chia sẻ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Đoàn Thị Phương Tuyên
 
 


iii
 


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Thí nghiệm : “Khảo sát ảnh hưởng của việc bổ sung gừng lên khả năng sản
xuất và chất lượng trứng ở chim cút”được tiến hành từ tháng 02/2012 đến tháng
06/2012 tại trại chăn nuôi chim cút của anh Hà Nam Hùng ở Lộc Hòa – Trảng Bom –
Đồng Nai.
Thí nghiệm được thực hiện trên 600 chim cút đẻ lúc 28 tuần tuổi, được bố trí
theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố, được phân bố ngẫu nhiên vào 3 lô. Lô
I được cho ăn thức ăn hỗn hợp Con Cò. Lô II khẩu phần là thức ăn hỗn hợp Con Cò
được bổ sung gừng với mức 2g/kg TA. Lô III khẩu phần là thức ăn hỗn hợp Con Cò
được bổ sung gừng với mức 4g/kg TA.
Kết quả qua 12 tuần khảo sát:
Tỷ lệ đẻ bình quân ở các lô: lô I: 82,39 %; lô II: 84,62% và lô III: 83,98 %.
Trọng lượng trứng trung bình ở các lô: lô I:11,79 g; lô II: 11,58 g và lô III:
11,65 g.
Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg trứng : lô I: 2,52 kg; lô II: 2,50 kg; lô III: 2,53 kg.
Tỷ lệ trứng loại thải ở các lô: lô I: 0,51 %; lô II: 0,43 % và lô III: 0,71 %.
Tỷ lệ nuôi sống ở các lô: lô I: 95,50 %, lô II: 96,00 % và lô III: 98,00 %.
Trọng lượng trứng bình quân khảo sát, chỉ số hình dạng trứng, tỷ lệ vỏ trứng ,
chỉ số HU, độ đậm màu lòng đỏ trứng ở các lô khác biệt không có ý nghĩa về mặt
thống kê với P >0,05.
Tỷ lệ lòng đỏ trứng ở các lô: lô I: 35,55 %; lô II: 36,88 %; lô III: 37,01 %.
Tỷ lệ lòng trắng đặc ở các lô: lô I: 20,21 %; lô II: 23,08 %, lô III: 23,35 %.
Độ dày vỏ trứng ở các lô: lô I: 0,22 mm; lô II: 0,20 mm; lô III: 0,21 mm.
Hiệu quả kinh tế cao nhất là lô II: 1.616.239 đồng ; thấp nhất là lô III:
1.512.561 đồng.


iv
 


MỤC LỤC
TRANG TỰA ................................................................................................................ i
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN .......................................................... ii 
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................... iii 
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ............................................................................................ iv 
MỤC LỤC ..................................................................................................................... v 
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... viii 
DANH SÁCH CÁC BẢNG ......................................................................................... ix 
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ - HÌNH ........................................................................ x 
Chương 1MỞ ĐẦU...................................................................................................... 1 
1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................................ 1 
1.2 Mục đích .................................................................................................................. 2 
1.3 Yêu cầu .................................................................................................................... 2 
Chương 2TỔNG QUAN .............................................................................................. 3 
2.1 Giới thiệu sơ lược về chim cút ................................................................................ 3 
2.1.1 Phân loại khoa học................................................................................................ 3 
2.1.2 Nguồn gốc của chim cút ....................................................................................... 3 
2.2 Thành phần hóa học của trứng cút .......................................................................... 5 
2.3 Tác dụng sinh học của trứng cút.............................................................................. 8 
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất trứng ......................................................... 8 
2.5 Các chỉ tiêu về chất lượng trứng............................................................................ 11 
2.5.1 Màu sắc vỏ trứng ................................................................................................ 11 
2.5.2 Khối lượng trứng ................................................................................................ 12 
2.5.3 Chỉ số hình dạng của trứng ................................................................................. 12 
2.5.4 Chất lượng vỏ trứng............................................................................................ 13 
2.5.5 Đơn vị Haugh (HU) ............................................................................................ 13 

2.6 Giới thiệu về gừng ................................................................................................. 13 
2.6.1 Đặc điểm ............................................................................................................. 14 
2.6.2 Thành phần hóa học của gừng ............................................................................ 14 
v
 


2.6.3 Tác dụng của gừng ............................................................................................. 15 
2.7 Một số kết quả nghiên cứu trong nước về giống cút ............................................. 16 
Chương 3NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 18 
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài .................................................................. 18 
3.1.1 Thời gian và địa điểm tực hiện đề tài ................................................................. 18 
3.1.2 Nội dung ............................................................................................................. 18 
3.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm .............................................................................. 18 
3.2.1 Nguồn gốc đàn cút khảo sát................................................................................ 18 
3.2.2 Bố trí thí nghiệm ................................................................................................. 18 
Thí nghiệm được thực hiện trên 600 con chim cút đã được nuôi 28 tuần tuổi và được
bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố. .............................................. 18 
3.3 Điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng cút thí nghiệm ............................................... 18 
3.3.1 Thức ăn và nước uống ........................................................................................ 18 
3.3.2 Chuồng trại ......................................................................................................... 19 
3.3.3 Chăm sóc và nuôi dưỡng .................................................................................... 20 
3.4 Các chỉ tiêu theo dõi trên cút sinh sản ................................................................... 22 
3.4.1Tỷ lệ đẻ (%) ......................................................................................................... 22 
3.4.2 Trọng lượng trứng trung bình hằng tuần (g) ...................................................... 22 
3.4.3 Lượng thức ăn tiêu thụ (g/con/ngày) .................................................................. 22 
3.4.4 Tiêu tốn thức ăn cho 1kg trứng (kg) .................................................................. 22 
3.4.5 Tỷ lệ trứng loại thải (%) ..................................................................................... 23 
3.4.6 Tỷ lệ nuôi sống (%) ............................................................................................ 23 
3.4.7 Khảo sát trứng .................................................................................................... 23 

3.4.7.1 Trọng lượng trứng khảo sát (g) ....................................................................... 23 
3.4.7.2 Chỉ số hình dạng .............................................................................................. 23 
3.4.7.3 Tỷ lệ lòng đỏ, lòng trắng đặc và vỏ trứng (%) ................................................ 23 
3.4.7.4 Độ dày vỏ (mm)............................................................................................... 24 
3.4.7.5 Độ đậm màu lòng đỏ ....................................................................................... 24 
3.4.7.6 Chỉ số Haugh (HU) .......................................................................................... 24 
3.4.8 Hiệu quả kinh tế.................................................................................................. 24 
3.5 Xử lý số liệu .......................................................................................................... 24 
vi
 


Chương 4KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................. 27 
4.1 Các chỉ tiêu theo dõi trên cút sinh sản ................................................................... 27 
4.1.1 Tỷ lệ đẻ ............................................................................................................... 27 
4.1.2 Trọng lượng trứng trung bình hằng tuần ............................................................ 29 
4.1.3 Tiêu tốn thức ăn cho 1kg trứng .......................................................................... 31 
4.1.4 Tỷ lệ trứng loại thải ............................................................................................ 32 
4.1.5 Tỷ lệ nuôi sống ................................................................................................... 34 
4.2 Khảo sát trứng ....................................................................................................... 36 
4.2.1 Trọng lượng trứng khảo sát ................................................................................ 36 
4.2.2 Chỉ số hình dạng ................................................................................................. 37 
4.2.3 Tỷ lệ lòng đỏ ....................................................................................................... 38 
4.2.4 Tỷ lệ lòng trắng đặc ............................................................................................ 39 
4.2.5 Tỷ lệ vỏ trứng ..................................................................................................... 40 
4.2.6 Độ dày vỏ............................................................................................................ 41 
4.2.7 Chỉ số Haugh ...................................................................................................... 43 
4.2.8 Độ đậm màu lòng đỏ .......................................................................................... 43 
Chương 5KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................... 47 
5.1 Kết luận.................................................................................................................. 47 

5.2 Đề nghị .................................................................................................................. 47 
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 49 
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 52 

vii
 


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
TA : Thức ăn
CV: Coefficient of Variation: Hệ số biến dị
SD: Standard deviation: Độ lệch tiêu chuẩn
TSTK: Tham số thống kê

viii
 


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng của trứng gia cầm (trong 100 g trứng).................... 5 
Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng của trứng ................................................................. 7
Bảng 2.6 Thành phần dinh dưỡng của bột gừng……………………………………...14
Bảng 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm................................................................................. 18 
Bảng 3.2 Thành phần dinh dưỡng cám ProconcoC34 cho cút đẻ (theo nhãn) ............. 19 
Bảng 4.1 Tỷ lệ đẻ trứng từ 29 – 40 tuần tuổi ( %) ...................................................... 27 
Bảng 4.2 Trọng lượng trứng trung bình hằng tuần (g ) ............................................... 29 
Bảng 4.3 Tiêu tốn thức ăn cho 1kg trứng (kg) ............................................................ 31 
Bảng 4.4 Tỷ lệ trứng loại thải (%) ............................................................................... 33 
Bảng 4.5 Tỷ lệ nuôi sống (%) ...................................................................................... 35 
Bảng 4.6 Trọng lượng bình quân trứng khảo sát (g) ................................................... 36 

Bảng 4.7 Chỉ số hình dạng của trứng .......................................................................... 37 
Bảng 4.8 Tỷ lệ lòng đỏ của trứng (%) ......................................................................... 38 
Bảng 4.9 Tỷ lệ lòng trắng đặc của trứng (%) .............................................................. 39 
Bảng 4.10 Tỷ lệ vỏ trứng (%) ...................................................................................... 41 
Bảng 4.11 Độ dày vỏ (mm) ......................................................................................... 42 
Bảng 4.12 Chỉ số Haugh (HU) .................................................................................... 43 
Bảng 4.13. Độ đậm màu lòng đỏ ................................................................................. 44
Bảng 4.14 Hiệu quả kinh tế của cút từ 29 – 40 tuần tuổi (đồng) ............................... 43
 

ix
 


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ - HÌNH
Biểu đồ 4.1 Tỷ lệ đẻ trứng qua các tuần ...................................................................... 28 
Biểu đồ 4.2 Trọng lượng trứng trung bình hằng tuần ................................................. 30 
Biểu đồ 4.3 Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg trứng ............................................................... 32 
Biểu đồ 4.4 Tỷ lệ trứng loại các lô .............................................................................. 34 
Biểu đồ 4.5 Tỷ lệ nuôi sống......................................................................................... 35 
Biểu đồ 4.6 Trọng lượng bình quân trứng khảo sát..................................................... 37 
Biểu đồ 4.7 Chỉ số hình dạng ...................................................................................... 38 
Biểu đồ 4.8 Tỷ lệ lòng đỏ ............................................................................................ 39 
Biểu đồ 4.9 Tỷ lệ lòng trắng đặc ................................................................................. 40 
Biểu đồ 4.10 Tỷ lệ vỏ trứng......................................................................................... 41 
Biểu đồ 4.11 Độ dày vỏ ............................................................................................... 42 
Biểu đồ 4.12 Chỉ số HU .............................................................................................. 43 
Biểu đồ 4.13 Độ đậm màu lòng đỏ .............................................................................. 44 
Hình 3.1 Chuồng nuôi cút đẻ ....................................................................................... 25 
Hình 3.2 Bố trí máng uống .......................................................................................... 25 

Hình 3.3 Dãy chuồng nuôi chim cút đẻ ....................................................................... 26 
Hình 4.1 Trứng chim cút ............................................................................................. 31 
Hình 4.2 Trứng loại không đạt yêu cầu ....................................................................... 34 

x
 


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Việc nâng cao năng suất vật nuôi, tạo ra những sản phẩm chăn nuôi chất
lượng và hướng đến một sản phẩm sạch và an toàn đối với sức khỏe người tiêu
dùng đang là vấn đề quan tâm không chỉ của các nhà khoa học chuyên ngành, các
nhà chăn nuôi mà còn của toàn xã hội.
Tuy nhiên, cũng như chăn nuôi các loại gia cầm khác. Trong chăn nuôi chim
cút, để đạt được sự tăng trọng nhanh cũng như hiệu quả cao về khả năng sản xuất
trứng, một số nhà chăn nuôi đã lạm dụng các chất bổ sung vào trong thức ăn và
nước uống cho cút gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con người.Bởicác chất này
đem lại nhiều lợi ích như:kích thích tăng trọng, năng suất trứng cao, phòng
bệnh,tăng tỷ lệ nuôi sống và giảm khả năng tiêu hao thức ăn …cho nên đã vô tình
tạo thói quen sử dụng chúng trong khẩu phần ăn của chim cút. Đồng thời, những tác
hại mà các chất bổ sung này gây ra cũng không nhỏ, chúng đã kéo theo một số tác
hại cho môi trường và sức khỏe của con người như phát sinh các vi sinh vật lờn
thuốc trong môi trường, đồng thời làm tồn dư kháng sinh và hormone …trong thịt
và trứng ở chim cút.
Một giải pháp khả thi là bổ sung các chất tăng cường khả năng tiêu hóa tự
nhiên có nguồn gốc từ các loại thảo dược thiên nhiên vào trong khẩu phần ăn của
chim cút là một vấn đề đang được nghiên cứu và đáng quan tâm, nhằm hướng đến
một sự chăn nuôi bền vững về kinh tế cũng như hiệu quả về môi trường. Trong số

đó, gừng là một loại thảo dược có chứa tinh dầu rất có lợi cho tiêu hóa đồng thời
giúp cho hệ thống miễn dịch làm việc có hiệu quả, tăng khả năng chống lạnh, chịu

1
 


lạnh và hạn chế các bệnh truyền nhiễm đem đến cho gia cầm khả năng sinh trưởng
tốt cũng như làm tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Xuất phát từ vấn đề trên, được sự đồng ý của khoa Chăn nuôi – Thú y
Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, Bộ môn Di Truyền Giống Động Vật
và dưới sự hướng dẫn của Th.S Cao Phước Uyên Trân, chúng tôi thực hiện đề tài
nghiên cứu “Khảo sát ảnh hưởng của việc bổ sung gừng lên khả năng sản xuất
và chất lượng trứng ở chim cút”
1.2 Mục đích
Đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung gừng lên khả năng sản xuất và chất lượng
trứng ở chim cút để nâng cao thu nhập cho nhà chăn nuôi và an toàn cho người
tiêu dùng.
1.3 Yêu cầu
Theo dõi và thu thập số liệu liên quan đến:
Khả năng sản xuất trứng.
Chất lượng trứng.
Hiệu quả kinh tế.
 

 
 
 
 
 

 
 

2
 


 
 

Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu sơ lược về chim cút
2.1.1 Phân loại khoa học
Giới (regnum): Độngvật - Animalia
Ngành (phylum): Cóxương sống-Chordata
Lớp(class): Chim - Aves
Bộ (ordo): Gà - Galliformes
Họ (familia): Trĩ-Phasianidae
Giống : Curturnix
(Nguồn: Bùi Hữu Đoàn, 2009)
2.1.2 Nguồn gốc của chim cút
Chim cun cút, gọi tắt là chim cút, có nguồn gốc ở châu Á, chúng sống thích
hợp ở những vùng khí hậu ấm áp và hơi nóng. Lần đầu tiên giống này được thuần
hóa ở Nhật Bản từ thế kỷ thứ XI. Lúc đầu người ta thuần hóa chúng để nuôi như
một loại chim cảnh và chim hót, mãi đến năm 1990, cút Nhật Bản mới được nuôi
lấy thịt và trứng ăn, sau đó lan sang nhiều nước trên thế giới. Chim cút có nhiều
giống khác nhau, chuyên thịt và chuyên trứng, có giống chuyên nuôi để phục vụ
săn bắt như giống Bobwhite, có giống nuôi để làm cảnh và nghe hót như giống
Singing quail. Ở Châu Mỹ cũng có nhiều giống, nhưng nuôi đểlấy thịt và trứng thì

chủ yếu vẫn là chim cút Nhật Bản.
Ở nước ta, nghề này phát triển muộn hơn nhiều, chim cút được nhập vào và
phát triển mạnh ở Miền Nam trong những năm 1971 - 1972, phong trào nuôi chim
cút nở rộ vào những năm 1985 - 1990, với con giống Pharaoh, nặng khoảng 180 –
200 g. Đến khoảng năm 1980, nhập thêm giống cút Pháp, to hơn cút Pharaoh, con

3
 


trưởng thành nặng khoảng 250 - 300 g, có màu lông trắng hơn cút Pharaoh. Ngoài
ra, trên thị trường còn một số chim cút Anh, khối lượng trung gian giữa cút
Pharaoh và cút Pháp, trung bình nặng 220 - 250 g, có lông màu nâu sẫm, rất khó
phân biệt trống mái, chỉ phân biệt được khi trưởng thành.
Năm 1971, miền Bắc nước ta cũng nhập trứng cút từ Pháp để nhân giống,
được nuôi tại Viện Chăn Nuôi, đàn giống nuôi của nước ta hiện nay đều có nguồn
gốc từ đàn cút này.
Có thể dựa vào màu sắc vỏ trứng mà phân biệt được giống chim cút bố mẹ:
trứng cút Pharaoh có nền vỏ trắng và các đốm đen to. Trứng cút Pháp có nền vỏ
trắng nhưng các đốm đen chỉ nhỏ như đầu đinh ghim. Trứng cút Anh lại có nền
vỏ nâu nhạt, các đốm đen to.
Các giống chim cút thuần kể trên còn lại rất hiếm. Hiện nay, trên thị
trường hầu hết là chim lai tạp nên chất lượng con giống không cao, thể hiện rõ
trên vỏ trứng, thường có màu lẫn lộn, chứng tỏ các giống cút đã pha tạp ở nhiều
mức độ khác nhau.
Để đáp ứng nhu cầu chăn nuôi chim cút, tháng 4/1997, Viện Chăn Nuôi
tiếp tục nhập chim cút Nhật Bản và chim cút Mỹ.
Hiện nay, thịt và trứng chim cút đã trở thành thực phẩm quen thuộc trên thị
trường và chăn nuôi chim cút đã trở thành một nghề phổ biến của nhiều hộ nông
dân với các quy mô khác nhau: từ vài trăm con tới hàng chục ngàn con. Tổng đàn

chim cút trong cả nước đã lên đến hàng chục triệu con, tốc độ phát triển không
ngừng tăng cao do kỹ thuật chăn nuôi đơn giản và ít rủi ro hơn so với chăn nuôi
các loại gia cầm khác.
2.1.3 Một số đặc điểm sinh học của chim cút
Chim cút có thị giác rất phát triển nên có khả năng nhận biết và chọn lọc
thức ăn cao, nhưng vị giác và khứu giác lại kém phát triển nên khó nhận biết mùi
thức ăn. Vì vậy, cút rất dễ bị ngộ độc thức ăn do ăn phải thức ăn ôi, mốc.
Chim cút mặc dù đã được thuần hóa và nuôi dưỡng từ lâu nhưng còn mang
nhiều đặc tính hoang dã. Đáng chú ý là vẫn sợ tiếng động, tiếng ồn, thường bay lên

4
 


và va vào thành lồng, chết.
Ngày nay, chim cút nuôi nhốt, cho ăn đầy đủ, chăm sóc tốt cho sản lượng
trứng 300 – 360 trứng/năm, có con đến 400 trứng/năm. Tỷ lệ đẻ trứng trung bình
đến 80 – 90 %, khối lượng trứng trung bình 10 – 15 g/quả. Tuổi bắt đầu đẻ trứng
khoảng 40 ngày tuổi, thời gian sử dụng đẻ trứng 14 – 18 tháng.
Nuôi cút đẻ không đòi hỏi nhiều diện tích chuồng nuôi, chi phí thức ăn
không nhiều nhưng hiệu quả chăn nuôi cao. Mỗi ngày cho ăn 20 – 25g thức ăn và
cút cho 1 quả trứng 10 – 11g, cho thấy cút là loài gia cầm có năng suất tạo trứng
cao.
2.2 Thành phần hóa học của trứng cút
Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng của trứng gia cầm (trong 100 g trứng)
Chất dinh dưỡng

Trứng gà

Trứng vịt


Trứng cút

Trứng ngỗng

Trọng lượng (g)

50

70

10

144

Nước

74,57

70,83

74,35

70,43

ME (Kcal)

158

185


158

185

Protein (g)

12,4

12,8

13,5

13,87

Béo (g)

11,15

13,77

11,1

13,27

Khoáng tổng số (g)

0,94

1,14


1,10

1,08

Nguồn: Lâm Minh Thuận, 2004
Vỏ trứng
Gồm chất hữu cơ và chất vô cơ. Chất vô cơ chủ yếu là carbonatcanxi ở
dạng tinh thể chiếm 93 %; oxytmagie 1,4 %; 0,6 % anhydric photphoric; 4 % chất
hữu cơ (chủ yếu là protein ở dạng các sợi collagen) và 1 % là nước.
Lớp dưới vỏ
Gồm 70 % chất hữu cơ (chủ yếu là keratin và muxin, đó là loại protein keo
dính chứa nhiều lưu huỳnh, chúng tạo thành từng bó bện lại với nhau); 10 % chất
vô cơ ( các ion canxi và một số ion khác) và 20 % nước.
Lòng trắng
Lòng trắng trứng tươi có màu hơi đục do có nhiều khí carbonic. Đặc tính keo

5
 


của lòng trắng là do sợi muxin, những sợi này tạo thành cấu trúc lưới. Thành phần
hóa học của lòng trắng gồm nước (85 – 87 %) và vật chất khô. Trong chất khô có
các chất hữu cơ như protein, lipid, gluxit và các chất vô cơ chủ yếu là albumin
(ovabumin 54 % và conalbumin chiếm 13 %), đây là protein hòa tan trong nước và
trong muối trung tín, khi đun nóng nó dễ bị đóng vón lại. Trong thành phần protein
của lòng trắng trứng còn có mucoprotein và muxin thuộc nhóm glucoprotein.
Ovomucoit chiếm 11% trong các protein của lòng trắng trứng, đây là chất ức chế
men trypsin trong dịch tụy. Globulin chiếm khoảng 8 %. Protein của lòng trắng
trứng còn có tác dụng chống vi khuẩn, tác dụng này là nhờ các enzym, đặc biệt là

lysozym (3,5 %). Avidin chỉ chiếm 0,05 %, nó là chất phá hủy biotin. Trong lòng
trắng có rất ít lipid (0,03 – 0,23 %) và khoáng (0,5 – 0,8 %). Ngoài ra trong lòng
trắng còn có các ion sắt, chúng liên kết chặt chẽ với các hợp chất protein nên vi sinh
vật không lợi dụng được.
Lòng đỏ
Gồm khoảng 16,0 – 17,5 % protein; 32,0 – 36,0 lipid; 0,2 – 0,3 % là gluxit
và 1,02 – 1,20 % là các chất khoáng. Trong các loại protein thì ovovitelin chiếm
nhiều nhất (78,4 %); ovolivetin chiếm khoảng 2,1 %. Lipid của lòng đỏ chứa nhiều
các axit béo như palmitic, stearic, oleic cùng nhiều axit béo chưa no. Trong lòng
đỏ còn có những chất lipit như photphatit của loxitin và caphalin. Lòng đỏ có chứa
các sắc tố lutein và zeacxantin, nằm trong nhóm các sắc tố thực vật xantophin.
Lòng đỏ còn rất giàu muối khoáng: K, Na, Mg, Ca ở các dạng sunfat, photphat và
clorua.
Ngoài các chất dinh dưỡng như protein, lipit và các chất khoáng khác nhau,
trong trứng còn có các loại vitamin khác nhau như vitamin A, D, E, K và các
vitamin nhóm B. Như vậy trứng là loại sản phẩm thỏa mãn nhu cầu nhiều mặt về
dinh dưỡng. Giá trị năng lượng của trứng tương đối cao, trong 100 g trứng có giá
trị trung bình 160 – 200 kcal…Chính vì vậy, Bách khoa toàn thư về thực phẩm của
Hoa Kỳ đã viết: “Trứng là kỳ tích của thiên nhiên, là một trong những thực phẩm
hoàn hảo nhất mà nhân loại từng biết đến…”

6
 


Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng của trứng
Dưỡng chất

Trứng gà


Trứng cút

149

158

Protein (g)

12,49

13,1

Lipid (g)

10,2

11,1

Carbohydrate (g)

1,22

0,4

Leucine (g)

1,067

1,146


Isoleucine (g)

0,682

0,816

Methionine (g)

0,390

0,421

Valine (g)

0,761

0,940

Lysine (g)

0,897

0,881

Phenyalanine (g)

0,664

0,737


Threonine (g)

0,600

0,641

Tryptophane (g)

0,152

0,209

Histidine (g)

0,296

0,315

Arginine (g)

0,749

0,835

Chất béo bão hòa (g)

3,1

3,6


Chất béo không bão hòa đơn (g)

3,8

4,3

Chất béo không bão hòa đa (g)

1,364

1,3

Vitamin A (UI)

635

543

Vitamin C (mg)

0,0

0,0

Vitamin D (UI)

63

0


Vitamin E (mg)

1,05

1,1

Vitamin K( mcg)

0,3

0,3

Vitamin B6 (mg)

0,139

0,2

0,1

1,6

0,062

0,1

Năng lượng (kcal)

Vitamin B12 (mcg)
Thiamin (mg)


/>
7
 


2.3 Tác dụng sinh học của trứng cút
Trứng được xem là một nguồn chứa protein hoàn chỉnh nhất và là nguồn
cung cấp tất cả chất dinh dưỡng hoàn hảo ngoại trừ vitamin C. Bên cạnh giá trị
dinh dưỡng tuyệt vời đó, trứng còn có tác dụng trong phòng và trị một số bệnh cho
người nhờ những thành phần có hoạt tính sinh học cao bên trong trứng. Chúng có
thể hỗ trợ làm tăng sức đề kháng cơ thể và làm thuốc chữa một số bệnh.
Lòng trắng trứng có tác dụng như chất giải độc để trung hòa một vài chất
độc và kích thích tiêu hóa thức ăn. Nó bảo vệ màng nhầy dạ dày và ruột non, ngăn
chặn sự hình thành các khối u. Nhờ đặc tính giữ nước và tính dễ liên kết, nó có thể
chống lại tình trạng viêm ruột gây ra bởi một vài loại độc tố và vi sinh vật. Lòng
trắng trứng là một phương thuốc tự nhiên tốt trong điều trị viêm dạ dày, viêm ruột,
tiêu chảy, bệnh lỵ và trường hợp mất nước. Lòng trắng trứng đặc và lớp vỏ lụa có
tác dụng rất tốt lên vết bỏng, vết thương hay côn trùng cắn, làm giảm viêm và sự
nhiễm trùng, kích thích mau lành vết thương.
Nồng độ lecithin cao trong trứng cút cũng có tác dụng làm giảm cholesterol
trong máu.
Trứng cút cũng là thực phẩm có tính kháng khuẩn cao.
Trứng cút được khuyến khích cho những người bị thiếu máu, nhức đầu
nặng, hen phế quản, viêm dạ dày. Normalizes trong trứng cũng tốt cho huyết áp và
cải thiện tiêu hóa.
Trứng cút giúp ngăn ngừa dị ứng và được ứng dụng trong công nghệ sản
xuất thuốc để điều trị dị ứng.
Vitamin E, selenium và những chất chống oxi hóa trong trứng có tác dụng
ngăn chặn sự oxy hóa, chống lão hóa và sự hình thành những mảng trong động

mạch, xơ vữa động mạch và bệnh tim mạch.
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất trứng
 Các yếu tố di truyền cá thể
Có 5 yếu tố ảnh hưởng đến sức đẻ trứng của chim là tuổi thành thục sinh
dục, cường độ đẻ trứng, tính nghỉ đẻ, thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng sinh học và

8
 


tính ấp bóng.
Tuổi thành thục sinh dục
Tuổi thành thục sinh dục liên quan đến sức đẻ trứng của chim. Thành thục
sớm là tình trạng mong muốn. Tuy nhiên cần phải chú ý đến trọng lượng cơ thể.
Tuổi bắt đầu đẻ và kích thước cơ thể có tương quan nghịch. Chọn lọc theo hướng
tăng khối lượng quả trứng sẽ làm tăng khối lượng của chim và tăng tuổi thành thục
sinh dục. Tuổi thành thục sinh dục của cá thể được xác định qua tuổi đẻ quả trứng
đầu tiên. Tuổi thành thục sinh dục của một nhóm hoặc một đàn chim được xác
định theo tuổi đạt tỷ lệ đẻ trứng 5 %. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thành
thục sinh dục: loài, giống, dòng, hướng sản xuất, mùa vụ nở, thời gian chiếu sáng,
chế độ dinh dưỡng, chăm sóc quản lý…
Tuổi thành thục của chim cút là 6 tuần.
Cường độ đẻ
Cường độ đẻ trứng là sức đẻ trứng của chim trong một thời gian ngắn.
Cường độ đẻ trứng tương quan rất chặt chẽ với sức đẻ trứng trong một năm. Nhất
là cường độ đẻ trứng của 3 – 4 tháng đẻ đầu tiên. Vì vậy, để đánh giá sức đẻ trứng
của chim cút người ta thường kiểm tra cường độ đẻ trứng trong 3 – 4 tháng đầu
tiên để có những phán đoán sớm trong công tác chọn giống.
Tính ấp bóng
Tính ấp bóng chính là bản năng ấp trứng tự nhiên, đây là phản xạ không

điều kiện nhằm duy trì nòi giống, liên quan đến sức đẻ trứng của chim. Tính ấp có
ảnh hưởng đến năng suất trứng, vì khi ấp thì chim nghỉ đẻ. Chọn lọc để loại bỏ bản
năng đòi ấp sẽ nâng cao sức đẻ trứng. Hiện nay người ta đã tạo được những đàn
chim cút không còn bản năng đòi ấp.
Di truyền
Các giống chim cút khác nhau có khả năng đẻ trứng cũng khác nhau. Ví dụ,
sản lượng trứng trung bình của chim cút Nhật Bản là 300 – 360 trứng, chim cút
Mỹ là 240 -260 trứng /năm.
Tuổi chim

9
 


Tuổi chim cũng liên quan đến sản lượng trứng, ở chim cút sản lượng trứng
năm thứ hai giảm 15 -20 % nên người ta chỉ nuôi đẻ 1 năm.


Thức ăn và dinh dưỡng

Nếu khẩu phần không đảm bảo nhu cầu về protein, năng suất trứng và khối
lượng trứng sẽ giảm. Khẩu phần không đảm bảo nhu cầu vitamin và khoáng không
những sẽ làm giảm năng suất trứng mà còn ảnh hưởng rất rõ đến kết quả ấp nở. Tỷ
lệ trứng không có phôi sẽ cao hơn. Khẩu phần thừa năng lượng làm cho chim tích
lũy nhiều mỡ trong cơ thể cũng ảnh hưởng tới quá trình tạo trứng thông qua hoạt
động của các hormon sinh dục không bình thường.
Thức ăn chất lượng kém sẽ không thể cho năng suất cao, thậm chí còn gây
bệnh cho chim. Các loại thức ăn bảo quản không tốt bị nhiễm nấm mốc, các loại
thức ăn bị nhiễm độc, các kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật…Bảo quản thức ăn
không tốt cũng sẽ không phát huy được tác dụng trong chăn nuôi chim.



Điều kiện ngoại cảnh

Các điều kiện ngoại cảnh như thời tiết, khí hậu, nhiệt độ, độ ẩm, ánh
sáng… của chuồng nuôi đều ảnh hưởng đến sức đẻ trứng của gia cầm. Trong các
yếu tố này thì nhiệt độ là yếu tố quan trọng nhất. Nhiệt độ cao quá hay thấp quá
đều không có lợi cho chim và làm giảm sức đẻ trứng.
Khi nhiệt độ dưới 200C, chim bắt đầu phải huy động thêm năng lượng để
duy trì thân nhiệt của cơ thể, hiệu quả sử dụng thức ăn giảm xuống, tiêu tốn thức
ăn/10 quả trứng sẽ cao hơn ở 200C. Ngược lại khi nhiệt độ cao hơn 200C, chim cần
thải nhiệt, lượng thức ăn thu nhận có xu hướng giảm. Tác động bất lợi đến năng
suất trứng rõ rệt hơn khi nhiệt độ chuồng nuôi vượt quá 240C, để giúp cho quá
trình thải nhiệt, chim phải tăng cường hô hấp, dẫn đến mất nhiều CO2 đã làm kiềm
hóa máu, quá trình trao đổi chất ở chim không bình thường, ảnh hưởng đến sức
khỏe và khả năng sinh sản. Nhiệt độ môi trường cao không những làm giảm năng
suất trứng mà còn làm giảm chất lượng trứng: vỏ trứng mỏng hơn bình thường,
nhiều trứng đẻ ra không có vỏ đá vôi.
Nếu không khí trong chuồng nuôi bị bão hòa hơi nước sẽ gây hại cho cơ

10
 


thể. Muốn đẩy lượng hơi nước thừa ra bên ngoài cần có hệ thống không khí. Độ
ẩm không khí trong chuồng nuôi tốt nhất là 65 - 70%, về mùa đông độ ẩm không
nên vượt quá 80 %. Sự thông thoáng tốt không chỉ giúp đảm bảo độ ẩm thích hợp
trong chuồng nuôi mà còn đẩy các khí độc ra ngoài, đảm bảo một môi trường sống
phù hợp với chim.
Ngoài nhiệt độ và độ ẩm thì chế độ chiếu sáng (thời gian và cường độ) có

ảnh hưởng rõ rệt đến sức đẻ trứng của chim. Trong thời kỳ hậu bị, cần thời gian
chiếu sáng để chim không bị thành thục sinh dục quá sớm. Đối với chim đẻ trứng,
cần chiếu sáng từ 14 -17 giờ/ngày; nếu thời gian chiếu sáng tự nhiên không đủ,
phải chiếu thêm vào buổi tối.
Sức khỏe
Chim mắc bệnh truyền nhiễm và nhiều loại ký sinh trùng sẽ làm giảm số
lượng cũng như chất lượng trứng.
Các yếu tố tâm lý
Chim cút có tâm trạng căng thẳng cũng có thể ảnh hưởng tới sản lượng đẻ
trứng.
Thường xuyên thu gom trứng là một việc rất quan trọng để chúng tiếp tục
đẻ trứng. Nếu không thường xuyên thu gom trứng sẽ làm cho chúng ngừng đẻ
hoàn toàn trong một thời gian dài. Khi thu gom trứng nên cẩn thận tránh làm bẩn
và dập trứng.
Chuồng nuôi chim cút cần yên tĩnh, không có tác động mạnh về âm thanh,
ánh sáng hay người lạ...
2.5 Các chỉ tiêu về chất lượng trứng
2.5.1 Màu sắc vỏ trứng
Màu sắc vỏ trứng là một tình trạng có hệ số di truyền cao (0,55 – 0,75), do
sắc tố được tiết ra ở phần tử cung của ống dẫn trứng quyết định. Màu sắc vỏ trứng
chim có rất nhiều loại: nâu đỏ, xanh, trắng, đốm…Thường những quả trứng đẻ đầu
chu kỳ có màu đậm hơn. Màu sắc vỏ trứng khác nhau tùy theo giống, dòng chim.
Thực tế màu sắc vỏ trứng không ảnh hưởng đến chất lượng trứng, song nó có ảnh

11
 


hưởng đến kỹ thuật kiểm tra trứng ấp và thị hiếu của người tiêu dùng. Trứng chim
cút màu tối, có đốm nâu nên phải soi với nguồn sáng mạnh, trong phòng tối.

2.5.2 Khối lượng trứng
Khối lượng trứng không những là một trong những chỉ tiêu quan trọng để
đánh giá chất lượng trứng mà còn là một chỉ tiêu đánh giá sản lượng trứng. Sản
lượng trứng giống nhau nhưng khối lượng trứng khác nhau thì tổng khối lượng
trứng rất khác nhau, do đó ảnh hưởng đến thu nhập, sản lượng và giá cả. Vì vậy
khối lượng trứng là chỉ tiêu để đánh giá sản lượng trứng tuyệt đối của chim.
Khối lượng trứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loài giống, hướng sản
xuất, cá thể, chế dộ dinh dưỡng, tuổi chim mái, khối lượng chim mái…
Trong kỹ thuật lựa chọn trứng ấp, những quả trứng có khối lượng xung
quanh khối lượng trung bình của giống luôn có kết quả ấp nở tốt nhất. Khối lượng
càng xa trị số trung bình, tỷ lệ nở càng thấp hơn. Nguyên nhân sinh lý của hiện
tượng này là sự mất cân đối giữa các thành phần cấu tạo của trứng. Ngoài ra, ở
những quả trứng quá lớn hay quá nhỏ, diện tích bề mặt tính trên một đơn vị khối
lượng nhỏ hơn hay lớn hơn so với các quả trứng trung bình, điều đó ảnh hưởng
đến sự hao hụt khối lượng trứng trong thời gian ấp nên đã ảnh hưởng đến sự hao
hụt khối lượng trứng trong thời gian ấp nên đã ảnh hưởng đến kết quả ấp nở.
Trứng chim cút nặng 10 -16 g.
2.5.3 Chỉ số hình dạng của trứng
Hình dạng trứng của các loài, giống chim khác nhau thì khác nhau và phụ
thuộc vào đặc điểm di truyền. Nó còn phụ thuộc vào cấu tạo của ống dẫn trứng và
đặc điểm co bóp của nó trong quá trình tạo trứng.
Chỉ số hình dạng trứng của chim cút là 0,70 - 0,75.
Những trứng có chỉ số hình dạng xung quanh trị số trung bình của dòng,
giống có tỷ lệ nở càng tốt nhất, càng xa trị số trung bình thì tỷ lệ nở càng kém. Khi
chọn trứng chim, cần loại bỏ những trứng có hình dạng không bình thường hay
còn gọi là trứng dị hình như: quá to, quá nhỏ, trứng vỏ mềm, trứng dị dạng (quá
dài, quá tròn…).

12
 



2.5.4 Chất lượng vỏ trứng
Chất lượng vỏ trứng hay độ bền vỏ trứng được đánh giá thông qua các chỉ
tiêu như độ chịu lực, độ dày vỏ và mật độ lỗ khí.
Độ dày vỏ trứng có ý nghĩa quan trọng cả về kỹ thuật và kinh tế. Nó có liên
quan chặt chẽ với tỷ lệ dập vỡ trong quá trình đóng gói, ấp trứng, vận chuyển và
ảnh hưởng đến tỷ lệ nở. Độ dày vỏ trứng ở chim cút biến động 2,0 – 2,2 mm. Độ
dày vỏ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng quan trọng nhất là hàm lượng canxi,
phospho và vitamin D trong khẩu phần cũng như mùa vụ trong năm.
2.5.5 Đơn vị Haugh (HU)
Độ nhớt của lòng trắng được đánh giá qua chỉ số Haugh. Trứng tươi, phẩm
chất tốt có chỉ số Haugh cao, tức lòng trắng có kết cấu albumin chặt, khi đập trứng
nên mặt phẳng kính phẳng, khối lòng trắng vun cao và gọn, khi đó chiều cao của
lòng trắng đặc sẽ cao. Khi trứng để lâu hay trứng có phẩm chất kém, lòng trắng
trứng bị loãng ra, khi đó nếu đập trứng trên mặt kính phẳng, khối lòng trắng trứng
sẽ chảy tràn trên mặt kính, tạo thành khoảng rộng, lòng trắng đặc lỏng ra, chiều
cao sẽ giảm. Chỉ số Haugh biểu thị tương tác giữa chiều cao của lòng trắng đặc và
trọng lượng trứng theo công thức sau:
HU = 100 log ( H + 7,57 -1,7W0,37)
Trong đó:
HU: chỉ số Haugh
H: chiều cao lòng trắng đặc (mm)
W: trọng lượng trứng (g)
2.5.6 Màu lòng đỏ
Màu lòng đỏ được đo bằng chiếc quạt so màu của Roche có chia độ từ 1 15. Trứng có màu lòng đỏ dưới 6 là lòng đỏ nhạt màu do thiếu sắc tố carotenoid,
màu đỏ trên 7 là tốt.
Ngoài ra để đánh giá chất lượng trứng, người ta còn khảo sát chỉ tiêu về lòng
trắng đặc, tỷ lệ lòng đỏ và tỷ lệ vỏ trứng.
2.6 Giới thiệu về gừng


13
 


2.6.1 Đặc điểm
Gừng có tên khác là khương, sinh khương, can khương.
Tên khoa học: Zinggiber oficinale Rose
Thuộc họ gừng: Zingiberraceae
Hiện nay, cây gừng được trồng nhiều nơi phổ biến trên thế giới như các nước
Đông Nam Á, Ấn Độ, Trung Quốc, Tây Phi. Trong đó, Trung Quốc là nơi xuất
khẩu lớn nhất (trích dẫn từ Bùi Thị Kim Phụng, 2009).
Ở Việt Nam, gừng cũng là một cây trồng lâu đời và cho đến nay cây gừng
được trồng khắp nơi trong cả nước. Nó thích hợp với điều kiện nhiệt đới ẩm vì thế
rất thích hợp để làm cây canh tác.
Có 3 loại gừng đang trồng phổ biến hiện nay:
-

Gừng dại (Zingiber casumuar).

-

Gừng gió (Zingiber zerumber).

-

Gừng trâu và gừng dé (Zingiber officinale).

2.6.2 Thành phần hóa học của gừng
Tinh dầu: 2 - 3 %.

Nhựa dầu: 5 %.
Các chất cay: Zinggerol, shogaol, gingerol. Vị cay của gừng là do thành phần
hỗn hợp chuỗi đồng đẳng của các phenol và keton.
Gingerol là thành phần quan trọng, chiếm tỷ lệ cao nhất trong các chất cay có
các nhóm chất phenol và keton. Hiện nay, người ta đã xác định gingerol là một chất
chống oxi hóa mạnh, với nhiều tác dụng dược học, là nhóm chất cay quan trọng
quyết định chất lượng gừng (Trích dẫn từ Bùi Thị Kim Phụng, 2009).

14
 


×