Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC TRUNG TÂM TÍCH HỢP DỮ LIỆU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.89 MB, 100 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Phạm Ngọc Phương

NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG
HỆ THỐNG GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC
TRUNG TÂM TÍCH HỢP DỮ LIỆU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÁY TÍNH

Thái Nguyên - 2013


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Phạm Ngọc Phương

NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG
HỆ THỐNG GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC
TRUNG TÂM TÍCH HỢP DỮ LIỆU
Chuyên ngành: Khoa học máy tính
Mã số: 60 48 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÁY TÍNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. Nguyễn Văn Tam

Thái Nguyên - 2013




1

MỞ ĐẦU
Khi nhắc đến nền tảng của hệ thống thông tin không thể không nhắc đến
các Trung tâm tích hợp dữ liệu (Data Center), trái tim của toàn bộ hệ thống.
Việc xây dựng các Trung tâm tích hợp dữ liệu (viết tắt là TTTHDL) là xu thế tất
yếu và là nhu cầu bắt buộc, không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp hay tổ
chức. Việc xây dựng các TTTHDL tiêu chuẩn sẽ đảm bảo mục tiêu tối ưu cho
hoạt động, đảm bảo tính sẵn sàng, tính thuận tiện trong vận hành cũng như phát
triển hệ thống sau này. Thực tế khi thiết kế chuẩn hạ tầng kỹ thuật, TTTHDL
gồm 2 thành phần chính:
 Hạ tầng mạng: máy chủ, hệ thống lưu trữ, thiết bị mạng…
 Hạ tầng vật lý quan trọng: hệ thống làm mát HVAC, hệ thống phòng cháy
chữa cháy, hệ thống nguồn cấp và UPS, hệ thống an ninh vật lý v.v.

Hình A: Một môi trường trung tâm tích hợp dữ liệu với nhiều tham số phải giám sát

Như vậy, trong một môi trường vận hành tại các TTTHDL luôn tồn tại
các hệ thống riêng biệt điều khiển các tham số khác nhau (điện áp, nhiệt độ, độ
ẩm, nguồn điện, v.v.) với chung mục đích duy trì TTTHDL hoạt động an toàn,
hiệu quả và ổn định. Tuy nhiên, thực tế hiện nay các hệ thống này thường hoạt
động độc lập không thể giám sát và xử lý sự cố tập trung dẫn đến tình trạng dữ


2

liệu nhiều, khó giám sát, tổng hợp và so sánh. Với lý do đó, tôi lựa chọn đề tài
“Nghiên cứu và xây dựng hệ thống giám sát môi trường tại các Trung tâm tích

hợp dữ liệu” cho cuốn luận văn, trong đó tập trung nghiên cứu và xây dựng một
hệ thống giám sát môi trường trong các Trung tâm THDL và thực hiện giám sát
thử nghiệm một số thông số chọn lọc quan trọng như nhiệt độ, báo cháy, độ ẩm,
điện lưới (gọi tắt là các thông số chọn lọc).
Để giải quyết vấn đề, luận văn được bố cục thành 3 chương chính:
Chương 1: Khảo sát tổng quan môi trường vận hành trong các TTTHDL
và nghiên cứu lý thuyết đo lường giám sát trên cơ sở đó đi xây dựng được các
bài toán giám sát môi trường vận hành với một số thông số chọn lọc.
Chương 2: Nghiên cứu và xây dựng mô hình của hệ thống giám sát một
số một số thông số chọn lọc trong môi trường vận hành của TTTHDL, từ đó
thiết kế chi tiết các thành phần phần cứng và phần mềm và tích hợp lại thành
một hệ thống giám sát hoàn chỉnh.
Chương 3: Tiến hành cài đặt thử nghiệm với một số kịch bản giám sát
thông số môi trường khác nhau như nhiệt độ, độ ẩm, báo cháy, điện lưới. Trên
cở sở đó, đánh giá được độ chính xác của các phép đo và khả năng triển khai của
hệ thống trong thực tế.


3

NỘI DUNG
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC
TRUNG TÂM TÍCH HỢP DỮ LIỆU
Trung tâm tích hợp dữ liệu được định nghĩa là nơi tập trung nhiều thành
phần tài nguyên mật độ cao (hardware, software…) làm chức năng lưu trữ, xử lý
toàn bộ dữ liệu hệ thống với khả năng sẵn sàng và độ ổn định cao. Kinh phí đầu
tư cho các TTTHDL rất lớn lên đến hàng triệu USD và phải tuân theo các tiêu
chuẩn kỹ thuật khắt khe do vậy đòi hỏi phải có một hệ thống giám sát môi
trường liên tục giúp người quản trị có thể giám sát và khắc phục sự cố một cách
kịp thời, tránh những rủi ro đáng tiếc và đảm bảo cho TTTHDL hoạt động liên

tục, an toàn, ổn định. Để xây dựng được một hệ thống giám sát môi trường cho
TTTHDL đòi hỏi phải có sự phân tích các nhu cầu thực tế và giải quyết các bài
toán cụ thể đặt ra trên cơ sở kỹ thuật đo lường giám sát.
1.1.Giới thiệu về môi trường vận hành trong Trung tâm tích hợp dữ liệu
1.1.1. Môi trường vận hành trong các Trung tâm tích hợp dữ liệu
Trong tiêu chuẩn TIA-942 (tiêu chuẩn viễn thông trong các Data center)
được xây dựng bởi TIA (Telecommunications Industry Association - Hiệp hội
công nghiệp viễn thông Hoa Kỳ) yêu cầu bắt buộc về thiết kế môi trường tiêu
chuẩn trong các TTTHDL thì những tiêu chuẩn thiết kế môi trường trong
TTTHDL gồm:
- HVAC (hệ thống sưởi, thông gió và điều hòa không khí):
 Phòng lối vào cáp phải nằm ở vị trí sẵn sàng truy cập vào hệ thống
phân phối HVAC của phòng máy tính.
 Nếu phòng lối vào cáp có hệ thống điều hòa không khí riêng thì các
mạch điều khiển nhiệt độ cho các bộ điều hòa không khí của phòng lối
vào cáp phải được cấp nguồn từ cùng các PDU hoặc các bảng điện cấp
nguồn cho các giá của phòng lối vào cáp.
 HVAC cho thiết bị trong phòng lối vào cáp phải có cùng cấp độ dự
phòng như HVAC và nguồn cho phòng máy tính.


4

 HVAC phải đảm bảo cung cấp liên tục 24 giờ/ngày, 365 ngày/năm.
Nếu hệ thống HVAC của tòa nhà không đảm bảo hoạt động liên tục thì
phòng lối vào cáp phải có một bộ riêng.
 Hệ thống HVAC của phòng lối vào cáp phải được nối với hệ thống
phát ðiện dự phòng của phòng máy tính. Nếu phòng máy tính hoặc
phòng lối vào cáp không có hệ thống phát điện dự phòng riêng thì hệ
thống HVAC của phòng lối vào cáp phải được nối đến hệ thống phát

điện dự phòng của tòa nhà.
Các tham số hoạt động: Nhiệt độ và độ ẩm của phòng lối vào cáp phải
được giám sát nằm trong các dải giá trị sau:
 Nhiệt độ khô: 20oC đến 25oC
 Độ ẩm tương đối: 40% đến 55%
 Điểm ngưng tụ lớn nhất: 21oC
 Tốc độ biến thiên lớn nhất: 5oC/giờ
Phải đo nhiệt độ và độ ẩm của môi trường xung quanh ngay sau khi thiết
bị được đưa vào khai thác. Các phép đo phải được thực hiện với khoảng cách
1,5 m trên mặt sàn từ 3 đến 6m dọc đường thẳng trung tâm của các dãy lạnh và
tại bất kỳ vị trí nào trên đường hút khí của thiết bị.
- Nguồn điện là thành phần không thể thiếu, không thể gián đoạn đối với hoạt
động của các thiết bị, máy chủ trong TTTHDL, do đó nguồn điện dự phòng là
một thành phần thiết yếu, được cấu thành bởi các hệ thống lưu điện UPS và các
máy phát điện. Để loại bỏ khả năng có các “điểm chết” (single points of failure),
toàn bộ các cấu phần trong hệ thống điện, kể cả hệ thống dự phòng, đều được
thiết kế với cấu trúc dự phòng N+1. Các hệ thống ATS được cài đặt để tự động
chuyển mạch nguồn điện ngay khi có sự cố với nguồn cung cấp, đảm bảo không
gián đoạn hoạt động của các thiết bị và máy chủ trong TTTHDL. Một hệ thống
điện đáp ứng tiêu chuẩn cấp 4 (Teir 4) trong các TTTHDL cần phải có các hệ
thống giám sát môi trường và nguồn trung tâm và có thể tự động nhắn tin cảnh
báo khi có sự cố.
- Thành phần bảo vệ an toàn vật lý quan trọng nhất trong TTTHDL là hệ thống
phòng chống cháy nổ, trong đó các thiết bị cảm biến khói và nhiệt được đặt ở
các vị trí hợp lý trên toàn không gian của trung tâm để phát hiện và cảnh bảo
sớm các nguy cơ cháy nổ, trước khi hiện tượng cháy thực tế xảy ra. Trong xây


5


dựng cơ bản, các tường chống lửa cũng được lắp đặt để ngăn chặn các đám cháy
lan tràn sang các khu vực khác nhau trong trường hợp không dập tắt được ngay.
Chuẩn TIA-942 cũng bao gồm thông tin về bốn cấp liên quan đến các
mức độ khác nhau về độ sẵn sàng và bảo mật của cơ sở hạ tầng thiết bị
TTTHDL. Cấp cao hơn tương ứng với độ sẵn sàng vào bảo mật cao hơn : Cấp 1
(TEIR1), cấp 2 (TEIR2), cấp 3 (TEIR3), cấp 4 (TEIR4). Các yêu cầu cụ thể
trong giám sát môi trường tham khảo tại Phụ lục A đính kèm.
1.1.2. Khảo sát trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh Quảng Ninh và Đại học Thái
Nguyên
1.1.2.1 Khảo sát tại Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh Quảng Ninh
Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh Quảng Ninh1 được phê duyệt đầu tư từ
15/01/2009, sau 2 giai đoạn đầu tư đã xây dựng được một hạ tầng mạng trung
tâm là đầu mối mạng tập trung cho tất các các thành viên mạng của tỉnh Quảng
Ninh để trao đổi thông tin hành chính, quản lý hành chính. Đây cũng là trung
tâm quản lý mạng tập trung, đảm bảo hoạt động thường trực của toàn bộ khu
vực hành chính của tỉnh. Đây cũng là nơi lưu trữ dữ liệu tập trung và phần mềm
dùng chung, cung cấp các dịch vụ dùng riêng (Website, FTP, Mail, DNS,
RADIUS…) cho mạng hành chính Quảng Ninh và là cửa ngõ để kết nối mạng
Chính phủ cũng như mạng WAN của tỉnh, đảm bảo an toàn, an ninh và bảo mật
toàn bộ hệ thống về mặt hạ tầng và logic mạng.

Hình 1.1: Bản vẽ kiến trúc mạng xương sống của TTTHDL tỉnh Quảng Ninh
1

Trung tâm TTHDL tỉnh Quảng Ninh được đặt tại tầng 17 tòa nhà Liên cơ 2 – TP Hạ Long


6

Tuy nhiên, hiện nay môi trường vận hành tại TTTHDL tỉnh Quảng Ninh

còn tồn tại một số hạn chế:
- Chưa có hệ thống giám sát nhiệt độ và độ ẩm cho TTTHDL, toàn bộ hệ
thống làm mát của TTTHDL do các thiết bị làm mát cục bộ đảm nhiệm.
- Hệ thống báo cháy của TTTHDL được thiết kế theo hệ thống báo cháy của
tòa nhà do vậy không đảm bảo tính an toàn và kịp thời khi sự cố cháy xảy ra
(tủ điều khiển báo cháy nằm tại phòng làm việc của Ban Quản lý tòa nhà).
- Không có hệ thống giám sát và cảnh báo từ xa khi có các sự cố trong quá
trình vận hành trong TTTHDL (các sự cố quá nhiệt, độ ẩm cao, cháy nổ, mất
điện lưới, mất điện dự phòng v.v ). Để giám sát các thông số này cần có cán
bộ quản trị kiểm tra tại chỗ và không thể thực hiện giám sát đầy đủ 24/24h.

Hình 1.2 : Bản vẽ mặt bằng bố trí thiết bị tài TTTHDL tỉnh Quảng Ninh

1.1.2.2 Khảo sát tại Trung tâm tích hợp dữ liệu Đại học Thái Nguyên
Được đầu tư từ các dự án Giáo dục Đại học (TRIG) từ năm 2007 đến nay,
Đại học Thái Nguyên (ĐHTN) đã xây dựng được một TTTHDL tập trung đảm
bảo về hạ tầng kỹ thuật đủ mạnh để đáp ứng nhu cầu ứng dụng CNTT trong
giảng dạy, nghiên cứu khoa học và tin học hóa các công tác quản lý của trường


7

Đại học. Hiện nay, hạ tầng mạng của ĐHTN gồm 10 phòng máy chủ đặt tại 10
đơn vị thành viên và 01 TTTHDL đặt tại Văn phòng ĐHTN, hệ thống mạng và
phòng máy chủ của các đơn vị được kết nối tập trung về TTTHDL bằng cáp
quang theo kiến trúc sao (star) tạo thành mạng WAN (mạng diện rộng) thông
suốt trong toàn Đại học.

Hình 1.3 : Bản vẽ kiến trúc mạng xương sống của TTTHDL Đại học Thái Nguyên


Tuy nhiên, hiện nay môi trường vận hành tại TTTHDL ĐHTN vẫn còn một
số hạn chế:
- Chưa có hệ thống giám sát nhiệt độ và độ ẩm cho TTTHDL, toàn bộ hệ
thống làm mát của TTTHDL do các thiết bị làm mát cục bộ đảm nhiệm.
- Không có hệ thống giám sát và cảnh báo từ xa khi có các sự cố trong quá
trình vận hành trong TTTHDL (các sự cố quá nhiệt, độ ẩm cao, cháy nổ, mất
điện lưới, mất điện dự phòng v.v ). Để giám sát các thông số này cần có cán
bộ quản trị kiểm tra tại chỗ và không thể thực hiện giám sát đầy đủ 24/24h.


8

Hình 1.4 : Bản vẽ mặt bằng bố trí thiết bị tại TTTHDL ĐHTN

1.2. Nghiên cứu lý thuyết hệ thống đo lường, giám sát
1.2.1. Định nghĩa đo lường và hệ thống thông tin đo lường
1.2.1.1. Định nghĩa đo lường
Đo lường là quá trình đánh giá định lượng đối tượng cần đo để có kết quả
bằng số đo đơn vị.
Theo định nghĩa trên thì đo lường chính là biến đổi tín hiệu và tin tức, so
sánh với đơn vị đo hoặc so sánh với mẫu trong quá trình đo lường, chuyển đơn
vị, mã hóa để có kết quả bằng số đo với đơn vị.
1.2.1.2. Định nghĩa hệ thống thông tin đo lường
Hệ thống thông tin đo lường (HTD) là một hệ thống tự động đo và điều
khiển việc gia công thông tin theo một algorithm (thuật toán) định sẵn.
Như vậy có thể hiểu hệ thống thông tin đo lường cũng đồng nghĩa với một
hệ thống giám sát.
+ Các quá trình xảy ra trong thống thông tin đo lường :
- Quá trình đo lường: Sử dụng phương pháp thực nghiệm để nhận được ước
lượng định lượng của đối tượng thông qua việc so sánh với mẫu. Đây là quá

trình quan trọng nhất của hệ thống thông tin đo lường.


9

- Quá trình kiểm tra: so sánh giữa trạng thái của đại lượng cần kiểm tra so với
mẫu cho tín hiệu đánh giá.
- Quá trình nhận dạng: xác định xem có sự tương ứng hay không giữa đối tượng
và mẫu đã cho.
- Quá trình chẩn đoán: là quá trình theo dõi sự làm việc bình thường của đối
tượng và tìm ra chỗ hỏng hóc. Hệ thống kiểm tra các hoạt động của thiết bị kỹ
thuật gọi là hệ thống chẩn đoán.
+ Đặc tính chung của các quá trình
Tất cả các quá trình đều có một đặc tính chung là phải có sự thu nhận đại
lượng bằng các thiết bị kỹ thuật biến đổi qua các đại lượng trung gian rồi so
sánh với mẫu, sau đó ghi lại tất cả các trạng thái hay tính chất của đối tượng và
đưa ra kết quả bằng số.
Cùng với sự phát triển của công nghệ, hệ thống kỹ thuật ngày càng trở nên
phức tạp dẫn đến việc sẽ có nhiều điểm thu thập số liệu từ nhiều đối tượng khác
nhau. Vì vậy người ta đã xây dựng các hệ thống đo là tổ hợp đo của nhiều đại
lượng. Hiện nay, số điểm một hệ thống đo thu thập được có thể lên đến hàng
nghìn điểm.
+ Sơ đồ cấu trúc của một hệ thống thông tin đo lường

Đối
tượng

Thiết bị
thu nhận
thông tin


Thiết bị
gia công
thông tin

Thiết bị
lưu giữ
thông tin

Thiết bị
thể hiện
thông tin

Tín hiệu vào

Người quan sát

Tín hiệu ra

Thiết bị điều khiển

Hình 1.5: Sơ đồ cấu trúc của hệ thống thông tin đo lường

- Thiết bị thu nhận thông tin chủ yếu là các cảm biến, biến tín hiệu cần đo
của đối tượng sang tín hiệu điện, sau khi thực hiện quá trình đo làm phép so
sánh với mẫu, quá trình lượng tử hoá và mã hoá.v.v.
- Thiết bị gia công (biến đổi, tính toán) thông tin thực hiện các phép tính
theo một algorithm nhất định (thường phải sử dụng P và C).
- Thiết bị lưu trữ ghi vào bộ nhớ hoặc in ra để lưu trữ.



10

- Thiết bị thể hiện thông tin có thể là thiết bị đo hoặc tự ghi, hoặc là màn
hình của máy tính.
+ Nhiệm vụ của hệ thống thông tin đo lường
- Thực hiện việc đo hay kiểm tra chẩn đoán, nhận dạng hay tính toán từ
nhiều tín hiệu khác nhau trong thời gian ngắn nhất.
- Biến đổi tín hiệu thành các tín hiệu chuẩn hoá để truyền đi xa mà không bị
mất mát.
Hệ thống thông tin đo lường làm nhiệm vụ tự động hoá cao độ quá trình đo,
kiểm tra nhận dạng, từ đó cho ra thông tin để điều khiển kịp thời đối tượng, nhờ
đó nâng cao được chất lượng sản phẩm.
1.2.2. Phân loại hệ thống thông tin đo lường
1.2.2.1. Phân loại dựa trên tín hiệu vào
Khác với dụng cụ đo, một hệ thống thông tin đo lường có thể có một số lượng lớn
các đầu vào đại lượng vật lý giống nhau hoặc khác nhau. Chúng có những đặc trưng rất
khác nhau do vậy thường căn cứ vào tín hiệu vào để xác định nguyên lý làm việc của hệ
thống. Việc phân loại hệ thống thông tin đo lường theo tín hiệu vào có thể dựa trên các
tiêu chí sau:




Theo số lượng tín hiệu vào:
+ Hệ thống có từ 2 tín hiệu vào trở nên gọi là hệ nhiều kênh (đa kênh)
Theo tính chất của tín hiệu: có 2 loại
+ Hệ thống có các tín hiệu vào độc lập
+ Hệ thống có các tín hiệu vào phụ thuộc


Ví dụ t0 và U là hai tín hiệu độc lập, còn t0 và độ ẩm là hai tín hiệu phụ
thuộc.






Theo sự thay đổi của tín hiệu : có 2 loại
+ Hệ thống có các tín hiệu vào tiền định (biết trước quy luật)
+ Hệ thống có các tín hiệu vào ngẫu nhiên (không biết trước quy luật)
Theo sự biến đổi của tín hiệu : có 2 loại
+ Hệ thống có tín hiệu vào rời rạc
+ Hệ thống có tín hiệu vào liên tục
Theo bản chất của tín hiệu : có 2 loại

+ Hệ thống có tín hiệu vào là chủ động, tức là bản thân nó có năng lượng như
I, U, t0, ánh sáng v.v.


11

+ Hệ thống có tín hiệu vào là bị động, tức là bản thân nó không mang năng
lượng như R, L, C, sức bền vật liệu.


Theo quan hệ của tín hiệu và nhiễu : có 2 loại
+ Hệ thống có các tín hiệu có nhiễu độc lập (có thể tách khỏi tín hiệu)
+ Hệ thống có các tín hiệu có nhiễu phụ thuộc (không thể tách khỏi tín hiệu).
Ví dụ như tín hiệu máy điện tim: Utín hiệu = 0.7mV, Unhiễu =20mV


1.2.2.2. Phân loại dựa trên tín hiệu ra
Người ta phân loại hệ thống thông tin đo lường theo tín hiệu ra thành 4 loại hệ
thống gồm :
a. Hệ thống đo lường
Hệ thống đo lường là hệ thống đo có nhiệm vụ đo các đại lượng vật lý cho
thông tin ra bằng số, kết quả được đưa ra trực tiếp. Hệ thống đo lường bao gồm
hai loại: Hệ thống thông tin đo lường gần và hệ thống thông tin đo lường xa
(truyền số liệu).
b. Hệ thống kiểm tra tự động
Hệ thống kiểm tra tự động là hệ thống thực hiện so sánh giá trị đo được với
một giá trị chuẩn để kiểm tra. Để thực hiện việc kiểm tra hay điều khiển ta phải
ấn định giá trị chuẩn Sp (setpoint) điểm đặt, sau đó so sánh với giá trị cần kiểm
tra. Những hệ thống như vậy gọi là hệ thống kiểm tra tự động. Tín hiệu ra
thường có 3 mức: chuẩn, trên chuẩn, dưới chuẩn.
Với hệ thống kiểm tra, tín hiệu ra mang tính chất lượng để trả lời cho câu
hỏi thấp hơn hay cao hơn chuẩn. Trong công nghiệp, hệ thống đo lường và hệ
thống kiểm tra thường đi đôi với nhau.
c. Hệ thống chẩn đoán kỹ thuật
Trên cơ sở kết quả đo, hệ thống đưa ra đánh giá về trạng thái làm việc của
đối tượng, đặc tính hư hỏng và phương pháp sửa chữa. Hệ thống này phải có sự
tham gia của thiết bị tính toán và các phần tử logic.
d. Hệ thống nhận dạng
Nhận biết các thông tin xem có giống với mẫu hay không. Thông thường
hệ thống này cũng phải kết hợp với thiết bị tính toán, ví dụ như hệ thống phân
loại sản phẩm.


12


1.2.3. Tổ chức làm việc của hệ thống thông tin đo lường
Quá trình làm việc của HTĐ được điều khiển bằng bộ điều khiển. Bộ điều
khiển này điều khiển hệ thống thông qua một thuật toán nào đó như: điều khiển
tác động lẫn nhau giữa các khâu trong hệ thống; thứ tự thực hiện công việc; các
thao tác chọn tần số lấy mẫu tín hiệu; chọn số kênh, xác định giới hạn đo của
từng tín hiệu ở từng kênh, tính toán sai số của việc đo; gia công kết quả đo.
Bộ điều khiển HTĐ ngày nay là các bộ vi xử lý và máy tính, tất cả các thiết
bị trong hệ thống nói chung là các thiết bị có tín hiệu vào ra khác nhau, do vậy
để có thể trao đổi thông tin giữa các thiết bị với nhau hoặc với bộ điều khiển thì
đòi hỏi phải có một giao diện chung (interface). Giao diện ở đây bao gồm giao
diện phần cứng (các card ghép nối giữa thiết bị và máy tính, các bộ chuyển đổi
tín hiệu. . .) và phần mềm (ngôn ngữ lệnh trong vi xử lý, các driver hay các trình
điều khiển thiết bị...).
Ví dụ: Một hệ thống đo lường, giám sát sử dụng P:
S1

TR1

S2

TR2

Sn

Mux

ADC

TRn
P


ROM

Program Memory

RS 232
Interface

Printer

RS 232
Interface

Display
Keyboard

RAM

RS 232
Interface

Date Memory

Control

Control
P

Date
Address


RS 232
Interface

Printer

Hình 1.6: Hệ thống đo sử dụng vi xử lý và trao đổi giữa vi xử lý và giao diện

Tín hiệu S được đưa qua các TR (TR1, TR2,…,TRn) đến bộ chọn kênh
(Mux), sau đó tín hiệu được đưa tới bộ nhớ chương trình, nhớ dữ liệu. P sẽ
điều khiển mọi hoạt động qua Interface (RS232) để in ra nếu cần thiết, hoặc điều
khiển các khâu khác nhau.


13

1.3.

Xây dựng bài toán giám sát môi trường trong Trung tâm tích hợp

dữ liệu với các thông số chọn lọc
1.3.1. Giám sát môi trường trung tâm tích hợp dữ liệu
Giám sát môi trường các TTTHDL chính là việc đo lường các thông số vật lý
(nhiệt độ, độ ẩm, điện áp v.v) trong môi trường vận hành của TTTHDL để điều
khiển giám sát theo một thuật toán định sẵn. Đây cũng chính là một dạng của hệ
thống thông tin đo lường.
1.3.2. Xây dựng bài toán giám sát môi trường trong Trung tâm tích hợp dữ
liệu với các thông số chọn lọc

Các cảm biến

Độ ẩm (Humidity)

Các cảm biến
nhiệt độ (Temprature)

+ Sơ đồ hệ thống giám sát môi trường:

T1

Đo lường

T2

Đo lường

Tn

Đo lường

H1

Đo lường

H2

Đo lường

Hn

Đo lường


Giao tiếp
RS232

Máy chủ
Giám sát

VI
ĐIỀU
KHIỂN
(C)

Người
Quản trị

Hệ thống
cảnh báo
từ xa

Các cảm biến
Báo cháy (Fire/Smoke)

Hệ thống
cảnh báo
Tại chỗ
F1

F2

Fn


Chuyển đổi/
Cách ly
Chuyển đổi/
Cách ly
Chuyển đổi/
Cách ly

Chuyển đổi/ Cách
ly

PW
1

Chuyển đổi/ Cách
ly

PW
2

Các đầu đo
Trạng thái nguồn (Power)

Hình 1.7: Xây dựng sơ đồ hệ thống giám sát môi trường


14

Số lượng các thông số cần giám sát trong môi trường vận hành tại các
TTTHDL là rất lớn, tuy nhiên trong khuôn khổ của luận văn chỉ chọn lọc để

giám sát một số thông số quan trọng trong môi trường vận hành của TTTHDL
gồm: nhiệt độ, độ ẩm, báo cháy và điện lưới.
Trong giám sát môi trường vận hành thì thành phần quan trọng không thể
thiếu là các cảm biến. Cảm biến là các thiết bị dùng để đo, đếm, cảm nhận v.v.
các đại lượng vật lý không điện thành các tín hiệu điện. Các cảm biến thường
dùng trong HVAC là: Cảm biến nhiệt, áp suất, độ ẩm, mức nước, lưu lượng gió,
lưu lượng khí, CO2, cảm biến khói, ….
1.3.2.1. Giám sát nhiệt độ
Trong các TTTHDL, nhiệt độ được sinh ra từ quá trình vận hành của các
thiết bị (thiết bị máy chủ, thiết bị mạng, thiết bị UPS, thiết bị truyền dẫn .v.v).
Nhiệt độ một đại lượng ảnh hưởng trực tiếp lên chất lượng của hầu hết các thiết
bị (hiệu năng, độ ổn định và tuổi thọ). Sau vài năm hoạt động, các máy chủ có
xu hướng tăng lượng nhiệt tản ra đáng kể do vi xử lý có tốc độ hoạt động nhanh
hơn. Hậu quả của việc hoạt động ở nhiệt độ cao trong thời gian dài rất khó đoán
trước, có thể dẫn đến sự hỏng hóc tạm thời hoặc vĩnh viễn.
Những máy chủ, chuyển mạch hay thiết bị mạng hiện đại tản ra một lượng
nhiệt khổng lồ, do đó sự có mặt của những hệ thống làm mát cục bộ riêng biệt
hoặc hệ thống điều hòa không khí là cần thiết. Tuy nhiên, những thiết bị điều
hòa không khí khá phức tạp và có thể gặp sự cố hỏng hóc bất ngờ không thể báo
trước. Vì vậy, giám sát nhiệt độ vận hành tại các TTTHDL là yêu cầu rất quan
trọng. Trong tiêu chuẩn TIA-942, nhiệt độ vận hành trong các TTTHDL cần
đảm bảo 2 yêu cầu: nhiệt độ khô từ 20oC đến 25oC và tốc độ biến thiên lớn nhất
là 5oC/giờ.
Để giám sát nhiệt độ thì yếu tố quan trọng nhất chính là các cảm biến
nhiệt độ. Thông qua các cảm biến này ta có thể đo đạc được chính xác nhiệt độ
môi trường vận hành tại từng khu vực trong các TTTHDL từ đó có thể giám sát
nhiệt độ hoạt động của các thiết bị. Cảm biến nhiệt được chia thành các loại sau:
a. Cặp nhiệt điện (Thermocouples)
- Cấu tạo: Gồm 2 dây kim loại khác nhau được hàn dính một đầu gọi là đầu
nóng (hay đầu đo), hai đầu còn lại gọi là đầu lạnh (hay là đầu chuẩn). Khi có sự



15

chênh lệch nhiệt độ giữa đầu nóng và đầu lạnh sẽ phát sinh một sức điện động V
tại đầu lạnh.
- Nguyên lý: Nhiệt độ thay đổi cho ra sức điện động thay đổi (mV).
- Ưu điểm: Bền, đo nhiệt độ cao.
- Khuyết điểm: Nhiều yếu tố ảnh hưởng làm sai số. Độ nhạy không cao.
- Tầm đo: -100oC đến <1400oC
b. Nhiệt điện trở RTD
- Cấu tạo: gồm dây kim loại làm từ Đồng, Nikel, Platinum,…được quấn tùy
theo hình dáng của đầu đo.
- Nguyên lý: khi nhiệt độ thay đổi, điện trở giữa hai đầu dây kim loại này sẽ thay
đổi, và tùy chất liệu kim loại sẽ có độ tuyến tính trong một khoảng nhiệt độ nhất
định. Điện trở càng cao thì độ nhạy nhiệt càng cao.
c. Thermistor
- Cấu tạo: được làm từ hỗn hợp các bột ocid đã được hòa trộn theo tỉ lệ và khối
lượng nhất định sau đó nén chặt và nung ở nhiệt độ cao. Mức độ dẫn điện của
hỗn hợp này sẽ thay đổi khi nhiệt độ thay đổi.
- Nguyên lý: Thay đổi điện trở khi nhiệt độ thay đổi.
- Ưu điểm: Bền, rẻ tiền, dễ chế tạo.
- Khuyết điểm: Dãy tuyến tính hẹp, 50oC đến 150oC
d. Bán dẫn
- Cấu tạo: Cảm biến nhiệt bán dẫn được chế tạo từ những chất bán dẫn, gồm các
loại như Diode, Transistor, IC.
- Nguyên lý: dựa trên mức độ phân cực của các lớp P-N tuyến tính với nhiệt độ
môi trường.
- Ưu điểm: Rẻ tiền, dễ chế tạo, độ nhạy cao, chống nhiễu tốt, mạch xử lý đơn
giản.

- Khuyết điểm: Không chịu nhiệt độ cao, kém bền.
- Tầm đo: -50oC đến <150oC.
d. Nhiệt kế bức xạ (hỏa kế- pyrometer).
- Cấu tạo: được làm từ mạch điện tử, quang học, hoạt động dựa trên nguyên tắc
các vật mang nhiệt sẽ có hiện tượng bức xạ năng lượng và năng lượng bức xạ sẽ
có một bước sóng nhất định. Hỏa kế sẽ thu nhận bước sóng này và phân tích để
cho ra nhiệt độ của vật cần đo.


16

- Nguyên lý: Đo tính chất bức xạ năng lượng của môi trường mang nhiệt.
- Ưu điểm: Dùng trong môi trường khắc nghiệt, không cần tiếp xúc với môi
trường đo.
- Khuyết điểm: Độ chính xác không cao, đắt tiền.
- Tầm đo: -54 đến <1000 oF.
Phương án giám sát nhiệt độ: có 2 phương án
 Phương án 1: giám sát nhiệt độ từ các cảm biến nhiệt bán dẫn.
Trong thiết kế này, các cảm biến nhiệt bán dẫn được đưa đến một bộ chọn
kênh MUX để chọn thứ tự từng kênh vào, với mỗi kênh tương ứng của từng đầu
cảm biến ta đưa đến một bộ chuyển dổi ADC để chuyển tín hiệu từ tương tự
sang số và đưa vào khối vi điều khiển (µC). Khối vi điều khiển (µC) sẽ xử lý và
đưa ra các đầu ra cảnh báo (Rơle, đèn báo, chuông báo) nếu các nhiệt độ các
cảm biến nhiệt vượt ngưỡng tiêu chuẩn. Các cảnh báo sẽ được cập nhật lên máy
chủ quản lý và máy chủ này sẽ thiết lập cuộc gọi hoặc nhắn tin khẩn cấp đến
người quản trị đã đăng ký qua Modem GSM.

Cảm
biến
nhiệt


Cảm
biến
nhiệt

Bộ chọn
kênh
MUX

Bộ
chuyển
đổi ADC

Modem
GSM

µC

Đầu ra
cảnh
báo

Máy
chủ

Cảm
biến
nhiệt

Hình1.8: Thiết kế dạng 1 cho hệ thống giám sát nhiệt độ


 Phương án 2: giám sát nhiệt độ từ các cảm biến nhiệt tích hợp.
Trong thiết kế này, ta lựa chọn các cảm biến nhiệt đã được tích hợp sẵn một
bộ chuyển đổi ADC và một khối giao tiếp theo chuẩn 1 dây. Các cảm biến này
sẽ được thiết lập các tham số để đo nhiệt độ tại chỗ và chuyển dữ liệu nhiệt độ
về bộ xử lý theo chuẩn 1 dây. Khối vi điều khiển (µC) sẽ xử lý và đưa ra các đầu
ra cảnh báo (Rơle, đèn báo, chuông báo) nếu các nhiệt độ đo được từ các cảm


17

biến nhiệt vượt ngưỡng tiêu chuẩn. Các cảnh báo sẽ được cập nhật lên máy chủ
quản lý và máy chủ này sẽ thiết lập cuộc gọi hoặc nhắn tin khẩn cấp đến người
quản trị đã đăng ký qua Modem GSM.

Cảm
biến
nhiệt

Bộ
chuyển
đổi ADC

Bộ
truyền
thông

Cảm
biến
nhiệt


Bộ
chuyển
đổi ADC

Bộ
truyền
thông

Cảm
biến
nhiệt

Bộ
chuyển
đổi ADC

µC

Máy
chủ

Đầu ra
cảnh
báo

Modem
GSM

Bộ

truyền
thông

Hình 1.9: Thiết kế dạng 2 cho hệ thống giám sát nhiệt độ

1.3.2.2. Giám sát độ ẩm
Mối nguy hiểm thứ hai đối với thiết bị điện tử chính là hơi nước. Hơi
nước có thể gây ra sự mài mòn ở các thiết bị phần cứng và khiến cho hệ thống
hỏng hóc sớm hơn. Do vậy cần phải tránh những điều kiện môi trường có thể
gây ra hiện tượng ngưng tụ hơi nước, ví dụ như sự hạ nhiệt nhanh chóng hoặc
độ ẩm cao. Tuy nhiên, độ ẩm tương đối quá thấp (<= 35% RH) lại gây ra hiện
tượng tích điện và phóng điện (ESD - ElectroStatic & Discharge). Hiện tượng
này có thể làm hư hại nghiêm trọng những thiết bị công nghệ nhạy cảm.
Trong tiêu chuẩn TIA-942 thì môi trường vận hành trong TTTHDL cần
đảm bảo một số yêu cầu về độ ẩm, trong đó độ ẩm tương đối nằm trong khoảng
từ 40% đến 55%, điểm ngưng tụ lớn nhất là 21oC. Việc đảm bảo độ ẩm ở mức
cho phép sẽ tăng tuổi thọ của các linh kiện và thiết bị điện tử trong hệ thống.
Người ta sử dụng các cảm biến chuyên dụng để đo độ ẩm, gồm 2 loại:
 Loại 1: dựa trên hiện tượng vật lý cho phép xác định độ ẩm, ví dụ như: ẩm
kế hấp thụ, ẩm kế ngưng tụ, ẩm kế điện ly.
Ẩm kế hấp thụ: làm việc dựa trên sự hấp thụ hơi nước của một số chất như
Clorua liti (Licl) hoặc Anhidrit photphoric P2O5. Các chất trên khi ở trạng thái
khô điện trở của chúng rất cao, lúc hút ẩm hơi nước ở môi trường xung quang,


18

điện trở giảm một cách đáng kể qua đó xác định được đổ ẩm của môi trường cần
đo.
 Loại 2: dựa vào tính chất của vật có liên quan đến độ ẩm, ví dụ

như: ẩm kế thiên trở kháng.
Ẩm kế thiên trở kháng: là các cảm biến điện trở và tụ điện mà các phần tử
nhạy là các chất hút ẩm. Tính chất (điện trở, điện dung) của các cảm biến phụ
thuộc vào độ ẩm của môi trường. Cảm biến độ ẩm dựa trên nguyên lý biến thiên
trở khánh được phân thành ẩm kế điện trở và ẩm kế tụ điện.
Phương án giám sát độ ẩm:
Giám sát độ ẩm từ các cảm biến độ ẩm/nhiệt độ dạng bán dẫn.
Thiết kế này sử dụng các cảm biến độ ẩm đã được tích hợp sẵn một bộ
chuyển đổi ADC và một khối giao tiếp theo chuẩn 1 dây. Các cảm biến này sẽ
được thiết lập các tham số để đo độ ẩm tại chỗ và chuyển dữ liệu nhiệt độ về bộ
xử lý theo chuẩn 1 dây. Khối vi điều khiển(µC) sẽ xử lý và đưa ra các đầu ra
cảnh báo (Rơle, đèn báo, chuông báo) nếu các độ ẩm đo được từ các cảm biến
nhiệt vượt ngưỡng tiêu chuẩn. Các cảnh báo sẽ được cập nhật lên máy chủ quản
lý và máy chủ này sẽ thiết lập cuộc gọi hoặc nhắn tin khẩn cấp đến người quản
trị đã đăng ký qua Modem GSM.

Cảm
biến độ
ẩm

Bộ
chuyển
đổi ADC

Bộ
chuyển
đổi ADC

Cảm
biến độ

ẩm

Bộ
chuyển
đổi ADC

Bộ
truyền
thông

Cảm
biến độ
ẩm

Bộ
chuyển
đổi ADC

µC

Máy
chủ

Bộ
truyền
thông

Hình 1.10: Thiết kế cho hệ thống giám sát độ ẩm

Đầu ra

cảnh
báo

Modem
GSM


19

1.3.2.3. Giám sát báo cháy
Báo cháy là một thành phần rất quan trọng trong bất kỳ môi trường kỹ
thuật nào của các TTTHDL. Khi một đám cháy xảy ra, ở từng vùng cháy thường
có những dấu hiệu sau:
 Lửa, khói, vật liệu chỗ cháy bị phá hủy.
 Nhiệt độ vùng cháy tăng lên cao.
 Không khí bị Oxy hóa mạnh.
 Có mùi cháy, mùi khét.
Để đề phòng cháy, chúng ta có thể dựa vào những dấu hiệu trên để đặt các
hệ thống cảm biến làm các thiết bị báo cháy, giúp kịp thời khống chế đám cháy
ở giai đoạn đầu. Thiết bị báo cháy điện tử sẽ giúp theo dõi một cách liên tục,
tăng cường độ an toàn cho các TTTHDL, đặc biệt là các TTTHDL có mật độ
thiết bị cao.
+ Hệ thống báo cháy:
Thông thường, các TTTHDL được trang bị các hệ thống báo cháy đồng
bộ, gồm 3 phần chính là: tủ trung tâm báo cháy, thiết bị đầu vào và thiết bị đầu
ra.
a. Trung tâm báo cháy: thường được thiết kế dạng tủ bao gồm (mạch xử
lý, nguồn cấp). Trung tâm báo cháy có 2 dạng: Báo cháy theo vùng và báo cháy
địa chỉ. Nguyên lý hoạt động dựa trên việc thu nhận các đầu vào (đầy báo khói,
báo nhiệt, báo lửa, công tắc khẩn) và đưa ra thông báo cháy khi các đầu vào

vượt ngưỡng cảnh báo.
b. Thiết bị đầu vào: là thiết bị nhạy cảm với các hiện tượng của sự cháy
(sự tăng nhiệt, tỏa khói, phát sáng, phát lửa), và có nhiệm vụ nhận thông tin nơi
xảy ra sự cháy và truyền tín hiệu đến trung tâm báo cháy.
Các thiết bị đầu vào phổ biến gồm:
- Đầu báo khói (Smoke Detector): Là thiết bị giám sát trực tiếp, phát hiện
ra dấu hiệu khói để chuyển các tín hiệu khói về trung tâm xử lý. Thời gian các
đầu báo khói nhận và truyền thông tin đến trung tâm báo cháy không quá 30s.
Mật độ môi trường từ 15% đến 20%. Nếu nồng độ của khói trong môi trường tại
khu vực vượt qua ngưỡng cho phép (10% -20%) thì thiết bị sẽ phát tín hiệu báo
động về trung tâm để xử lý.
Đầu báo khói được chia làm 2 loại chính:


20

 Đầu báo khói dạng điểm: Được lắp đặt tại các phạm vi giám sát nhỏ,
trần nhà thấp.
 Đầu báo khói dạng Beam: Gồm một cặp thiết bị được lắp ở hai đầu của
khu vực cần giám sát. Thiết bị chiếu phát chiếu một chùm tia hồng
ngoại, qua khu vực thuộc phạm vi giám sát rồi tới một thiết bị nhận có
chứa một tế bào cảm quang có nhiệm vụ theo dõi sự cân bằng tín hiệu
cùa chùm tia sáng. Đầu báo này hoạt động trên nguyên lý làm mờ ánh
sáng đối nghịch với nguyên lý tán xạ ánh sáng (cảm ứng khói ngay tại
đầu báo).
- Đầu báo nhiệt (Heat Detector): dùng để dò nhiệt độ của môi trường
trong phạm vi bảo vệ . Khi nhiệt độ môi trường không thỏa mãn những quy định
của các đầu báo nhiệt do nhà sản xuất quy định, nó sẽ phát tín hiệu báo động gửi
về trung tâm xử lý. Các đầu báo nhiệt được lắp đặt ở những nơi không thể lắp
được đầu báo khói (nơi chứa thiết bị máy móc, Garage, các buồng điện động

lực, nhà máv, nhà bếp,...). Có 2 loại đầu báo nhiệt: Đầu báo nhiệt cố định và đầu
báo nhiệt gia tăng:
- Đầu báo lửa (Flame Detcctor): Là thiết bị cảm ứng các tia cực tím phát
ra từ ngọn lửa, nhận tín hiệu, rồi gửi tín hiệu báo động về trung tâm xử lý khi
phát hiện lửa.
- Công tắc khẩn/ nút ấn khẩn (Emergency breaker): Được lắp đặt tại
những nơi dễ thấy: cửa hành lang, các cầu thang để sử dụng khi cần thiết. Thiết
bị này cho phép người sử dụng chủ động truyền thông tin báo cháy bằng cách
nhấn hoặc kéo vào công tắc khấn, báo động khấn cấp cho mọi người đang hiện
diện trong khu vực đó được biết để có biện pháp xử lý hỏa hoạn và di chuyển ra
khỏi khu vực nguy hiểm bằng các lối thoát hiểm.
c. Thiết bị đầu ra:
- Bảng hiển thị phụ (màn hình, bàn phím)
- Chuông báo động, còi báo động
- Đèn báo động, đèn exit
- Hệ thống quay số điện thoại tự động


21

Phương án giám sát báo cháy:
 Phương án 1: trong trường hợp TTTHDL chưa có tủ báo cháy trung tâm, tất
cả đầu vào báo cháy có thể được đọc thu nhận trực tiếp vào bộ xử lý theo sơ
đồ khối:

Đầu vào
báo cháy

Bộ
suy giảm


Bộ cách
ly/so
sánh

µC

Đầu ra
logic

Modem
GSM

Đầu ra
cảnh
báo

Máy
chủ

Hình 1.11: Thiết kế hệ thống giám sát báo cháy cho TTTHDL không có tủ báo cháy

Đầu vào báo cháy (các đầu dò báo cháy, chuông báo) sẽ được đưa qua bộ
suy giảm để hạ áp và đưa vào bộ cách ly so sánh để cách ly hoàn toàn với nguồn
đo và chuẩn hóa ở dạng logic (TTL, CMOS, ECL, v.v.) trước khi đưa vào khối
vi điều khiển(µC). Khối vi điều khiển(µC) sẽ xử lý và đưa ra các đầu ra cảnh
báo (Rơle, đèn báo, chuông báo) nếu các cảm đầu vào báo cháy vượt ngưỡng
tiêu chuẩn. Các cảnh báo sẽ được cập nhật lên máy chủ quản lý và máy chủ này
sẽ thiết lập cuộc gọi hoặc nhắn tin khẩn cấp đến người quản trị đã đăng ký qua
Modem GSM.

 Phương án 2: trong trường hợp TTTHDL đã có tủ báo cháy, hệ thống giám
sát sẽ đọc các thông số cảnh báo từ tủ báo cháy và gửi về máy chủ quản lý.

Đầu vào
báo cháy

Tủ báo
cháy

Bộ cách
ly/so
sánh

Đầu ra
logic

Modem
GSM

µC

Đầu ra
cảnh
báo

Máy
chủ

Hình 1.12: Thiết kế hệ thống giám sát báo cháy cho TTTHDL có tủ báo cháy



22

Với thiết kế này, các đầu vào báo cháy (các đầu dò báo cháy, chuông báo)
sẽ được xử lý qua tủ báo cháy sau đó mới đưa vào bộ cách ly so sánh để cách ly
hoàn toàn với nguồn đo và chuẩn hóa ở dạng logic (TTL, CMOS, v.v.) trước khi
đưa vào khối vi điều khiển (µC). Tủ báo cháy sẽ đưa ra các đầu ra cảnh báo
(Rơle, đèn báo, chuông báo) nếu các cảm đầu vào báo cháy vượt ngưỡng tiêu
chuẩn. Khối vi điều khiển (µC) sẽ đọc trạng thái cảnh báo trên tủ báo cháy và
cập nhật lên máy chủ quản lý và máy chủ này sẽ thiết lập cuộc gọi hoặc nhắn tin
khẩn cấp đến người quản trị đã đăng ký qua Modem GSM.
1.3.2.4. Giám sát điện lưới
Điện lưới là một thành phần rất quan trọng trong hạ tầng vật lý của các
TTTHDL. Hiện nay, các TTTHDL thông thường thiết kế hệ thống cấp nguồn ở
cấp 2(TEIR2) gồm: một nguồn chính và một nguồn dự phòng (thông thường là
máy phát). Các nguồn điện cung cấp này sẽ được đưa vào 1 tủ phân phối nguồn
tự động ATS trước khi đưa qua hệ thống UPS và đưa đến tải. Hệ thống UPS có
nhiệm vụ ổn định, duy trì liên tục các thông số nguồn điện đầu vào sơ cấp (điện
áp, dòng điện, tần số). Qua một hệ thống ắcquy và mạch chuyển đổi thì nguồn
điện sơ cấp cung cấp tại đầu ra UPS sẽ được đưa đến tải để cung cấp cho các
thiết bị trong các TTTHDL. Trong trường hợp mất điện lưới, nguồn điện cung
cấp cho tải không bị mất ngay mà được duy trì bởi hệ thống UPS, sau đó tủ ATS
sẽ khởi động máy phát dự phòng và đóng điện vào nguồn sơ cấp bằng cách điều
khiển các rơle trung gian và khởi động từ. Tuy nhiên, thời gian chịu tải của UPS
là giới hạn và tuổi thọ của ắcquy thường không quá 3 năm. Do vậy, giám sát
trạng thái điện áp nguồn cấp (điện lưới và UPS) cung cho toàn bộ thiết bị trong
các TTTHDL là việc hết sức quan trọng nhằm ngăn sự gián đoạn hoạt động của
toàn hệ thống.
Phương án giám sát điện lưới:
Đầu

vào AC

Bộ
chuyển
đổi
ACDC

Bộ
suy
giảm/lọc

Bộ cách
ly/so
sánh

Đầu ra
logic

Modem
GSM

Hình 1.13: Nguyên lý của bộ giám sát điện lưới

µC

Máy
chủ


23


Với thiết kế này, điện áp AC cung cấp cho các TTTHDL thường ở dải
điện áp ~220V sẽ được đưa qua một bộ chuyển đổi AC/DC (thường là cầu
Diode) để chỉnh lưu điện áp xoay chiều thành một chiều. Điện áp một chiều sau
khi chỉnh lưu sẽ được đưa qua một bộ suy giảm và lọc để hạ thấp điện áp và ổn
định nguồn cần đo. Điện áp áp Dc sau khi được hạ áp và lọc sẽ được đưa qua
một bộ cách ly/so sánh để cách ly hoàn toàn với nguồn đo và chuẩn hóa ở dạng
logic (TTL, CMOS, ECL, v.v.) trước khi đưa vào khối vi điều khiển (µC).
Trong trường hợp nguồn điện gặp sự cố (mất điện lưới, UPS lỗi) khối vi điều
khiển (µC) sẽ gửi cảnh báo đến máy chủ, máy chủ sẽ tự động thiết lập cuộc gọi
hoặc nhắn tin khẩn cấp đến người quản trị đã đăng ký qua Modem GSM.
Kết luận Chương 1:
Như vậy trong chương này, luận văn đã chỉ ra được thực trạng và nhu cầu
giám sát môi trường vận hành trong các TTTHDL. Việc xây dựng một hệ thống
giám sát đáp ứng được các đòi hỏi trên là yêu cầu cấp thiết. Hệ thống giám sát
môi trường vận hành dựa trên kỹ thuật đo lường và giám sát theo thuật toán cụ
thể sẽ giúp quá trình giám giám môi trường vận hành đáp ứng được được các
tiêu chuẩn trong nước cũng như quốc tế.
Nội dung của chương 1 cũng đã xây dựng được các mô hình giám sát cụ
thể cho từng đối tượng: giám sát nhiệt độ, giám sát độ ẩm, giám sát báo cháy,
giám sát điện lưới. Sau khi phân tích, xây dựng được mô hình giám sát môi
trường vận hành tại các TTTHDL, chương 2 của luận văn sẽ cụ thể hóa nghiên
cứu bằng việc xây dựng phần cứng và phần mềm để giám sát các tham số chọn
lọc.


×