Tải bản đầy đủ (.pptx) (75 trang)

Bai giang mon moi truong PL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.51 KB, 75 trang )

CHƯƠNG TRÌNH CAO HỌC

MƠI TRƯỜNG PHÁP LUẬT
DÀNH CHO LÃNH ĐẠO-EMBA

TS. LÊ VĂN HƯNG
KHOA LUẬT
ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
Email:


GIỚI THIỆU MÔN HỌC:
Môn học giới thiệu cho HV EMBA những kiến thức và tư duy pháp lý cần thiết, giúp từng bước nhận
diện các rủi ro và quản trị các rủi ro đó bằng những giải pháp pháp lý thích hợp trong môi trường KD ở VN.

Môn học tập trung vào 03 phần sau:
- Tổng quan PL và môi trường PL VN;
- Vai trò PL trong việc lựa chọn mô hình KD;
- PL về sở hữu; hợp đồng; cạnh tranh và giải quyết tranh chấp KD.


TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Hiến pháp 2013
Luật Doanh nghiệp 2014
Luật Đầu tư 2014
Luật Thương mại 2005
Luật Cạnh tranh 2005
Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (2009)
Luật Đất đai 2013
Luật Trọng tài thương mại 2010



Một số NĐ liên quan


KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ NGƯỜI HỌC:
Tùy theo từng lớp và điều kiện riêng, nếu các GV không có quy định khác, môn học được đánh giá gồm 04
phần theo tỷ trọng như sau:



Chuyên cần và sự tham gia trên lớp: 10%,



Kiểm tra: 10%



Thuyết trình trước lớp (theo nhóm): 30%



Tiểu luận kết thúc môn học: 50%

Lưu ý: Môn học này không tổ chức thi cuối kỳ. Mỗi HV viết một tiểu luận (tối thiểu 4000 từ) theo những chủ
đề GV hướng dẫn và đăng ký trước với GV.
Thời gian nộp: 30 ngày kể từ ngày kết thúc môn học.


CÁC ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN/THUYẾT TRÌNH:


1.

Để thúc đẩy phát triển (trước hết là phát triển kinh tế), những lĩnh vực PL nào cần được ưu tiên xây dựng và thực thi? Vai
trò của thể chế đối với phát triển? Nhà nước cai trị hay nhà nước dịch vụ?

2.

Hệ thống PL Việt Nam (nguồn luật) – vai trò của các doanh nghiệp trong quá trình xây dựng PL. Vai trò của VB dưới luật
trong hệ thống PL VN hiện hành: bình luận và nêu các giải pháp.

3.

Quyền tự do KD và tự chủ của DN: mối quan hệ giữa công quyền và DN. Nguyên tắc: được làm những gì luật không cấm
(LDN và LĐT 2014).

4.

Công ty: các điều kiện phát triển khu vực tư nhân; cổ phần hóa DNNN;

5.

Quản trị công ty (nói chung) và công ty đại chúng;

6.

Các quy định PL về bảo vệ cổ đông trong CTCP

7.


Mô hình CTM-CTC; TCT và Tập đoàn kinh tế: từ chính sách đến pháp luật và thực hiện: những bài học thành công/thất
bại;


8.

PL về hợp đồng: những bài học từ thực tiễn DN; các loại HĐ thông dụng; hợp đồng PPP; HĐ
TMQT;

9.

PL về tài sản và quyền sở hữu theo BLDS VN; bình luận về QSDĐ theo PL VN; vấn đề minh bạch
tài sản: mục đích, hiện trạng, điều kiện và các giải pháp (theo quan điểm riêng của HV);

10.

PL bảo hộ quyền SHCN (sáng chế, kiểu dáng CN, nhãn hiệu);

11.

Cạnh tranh, chống độc quyền và nguyên tắc bình đẳng trong cạnh tranh: quan điểm của HV về môi
trường cạnh tranh ở VN hiện nay;

12.

Giải quyết tranh chấp KD: lựa chọn TA hay TTTM. Đánh giá mức độ tin cậy của DN vào các
phương thức tố tụng. Tại sao TTTM vẫn chưa phải là phương thức lựa chọn phổ biến?


NỘI DUNG:


1.

Tổng quan môi trường PLKD

2.

Pháp luật và phát triển

3.

Lựa chọn mô hình KD

4.

Quản trị công ty

5.

Khái quát về tài sản và PL đất đai

6.

Quyền SHTT và ý nghĩa của QSHTT trong KD

7.

PL về Hợp đồng và HĐ thương mại

8.


PL về cạnh tranh

9.

Giải quyết tranh chấp trong KD.


1. TỔNG QUAN VỀ
MÔI TRƯỜNG PHÁP LUẬT KD
1.1. Nhà nước pháp quyền và pháp luật
1.2. Nguồn LKD Việt Nam
1.3. Cải cách PL trong bối cảnh hội nhập


NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN

1.

Tinh thần thượng tôn pháp luật;

2.

Sự phân biệt nhà nước và xã hội dân sự – phi nhà nước hóa
một số lónh vực xã hội;

3.

Quan hệ quyền lực được tổ chức theo nguyên tắc dân chủ để
đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân;


4.

Tôn trọng quyền con người – nguyên tắc chỉ đạo hoạt động của
nhà nước và xã hội.


NGUỒN LUẬT



Trường phái luật thực định



Trường phái luật tự nhiên



PL – một đại lượng của sự công bằng;



PL ngăn chặn sự tùy tiện, lạm quyền;



PL – đại lượng định hướng hành vi xã hội của con người – tính minh bạch và tính có
thể dự đoán trước.



NGUỒN LUẬT (tt)



Tư duy “trọng hình hơn trọng hộ”;



Sự du nhập LDS, LTM vào VN: thời kỳ phong kiến và ảnh hưởng
của thương mại Trung Hoa – thời kỳ Pháp thuộc và 3 đạo luật về
thương mại – LTM của chế độ Sài Gòn 1972 – thời kỳ bao cấp và
thời kỳ đổi mới.



Các nguồn Luật KD:
+ Hiến Pháp 2013
+ Các đạo luật trực tiếp điều chỉnh hoạt động KD
+ Các đạo luật có liên quan
+ Các văn bản dưới luật
Quan hệ thứ bậc giữa các nguồn luật: nguyên tắc tính hợp hiến,
hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống văn bản pháp luật.


LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÓ MỘT ĐẠO LUẬT TỐT (VN)?

1. Sự cần thiết của luật (gắn với chính sách);
2. Tính phù hợp: tính hợp hiến/pháp;
3. Tính tương thích với các cam kết quốc tế;

4. Tính khả thi;
5. Ngôn ngữ và kỹ thuật lập pháp.
Điều kiện: QH chuyên nghiệp; cách thức làm luật; sự tham gia của công dân vào kinh tế (kinh tế tư
nhân) và pháp luật; cơ chế giám sát,…


CẢI CÁCH PHÁP LUẬT TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP



NQ 71/QH phê chuẩn NĐT gia nhập WTO ngày 29/11/2006



Nguyên tắc cơ bản:



Trong trường hợp pháp luật Việt Nam không phù hợp với quy định của WTO thì áp dụng quy định
của WTO.



Áp dụng trực tiếp: Các cam kết khác của Việt Nam với WTO được quy định đủ rõ, chi tiết cũng
được xem xét áp dụng trực tiếp.



>>>> Nội dung và tinh thần cơ bản của LDN 2014; LĐT 2014: tính tự chủ của NKD; ngành nghề; hợp
lý hóa lĩnh vực và mức độ can thiệp của công quyền;…



2. PHÁP LUẬT
&
PHÁT TRIỂN




Thành tố cơ bản nhất của phát triển?  



Ba trường phái chính:



Trường phái thứ nhất, tạm gọi là phái địa lý (Jeffrey Sachs);



Trường phái thứ hai, gọi là trường phái hội nhập (David Dollar)



Trường phái thứ ba là trường phái thể chế (Daron Acemoglu và Dani Rodrik).





Quan điểm thứ ba xoay quanh “thể chế” – đặc biệt là vai trò của quyền sở hữu (property
rights) và pháp trị (rule of law). 



Phân tích của Daron Acemoglu về các chế độ thực dân >>> “phát triển” ở các thuộc địa hay
không tùy thuộc vào cách thức cai trị , tức là thể chế có rập khuôn mẫu quốc hay không?



>>> Cải cách thể chế.




“Đặt yêu cầu cải cách thủ tục hành chính ngay trong quá trình xây dựng thể chế; tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và tăng
cường đối thoại giữa nhà nước với doanh nghiệp và nhân dân; mở rộng dân chủ; phát huy vai trò của các tổ chức và
chuyên gia tư vấn độc lập trong việc xây dựng thể chế, chuẩn mực quốc gia về thủ tục hành chính, giảm mạnh các thủ tục
hiện hành. Công khai các chuẩn mực, các quy định hành chính để nhân dân giám sát việc thực hiện. Tăng cường tính
minh bạch, trách nhiệm trong hoạt động công vụ.” ĐCSVN – Chiến lược phát triển KT-XH (2011-2020).



“Thể chế là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, ổn định kinh tế vĩ mô và
tăng trưởng bền vững. Thể chế có chất lượng cao với thủ tục hành chính đơn giản, công khai, minh bạch và trách nhiệm
giải trình đầy đủ sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho đầu tư kinh doanh, ngăn chặn tham nhũng, lãng phí, góp phần quan
trọng nâng cao sức cạnh tranh tổng thể của nền kinh tế.” Ttg Nguyễn Tấn Dũng – Thông điệp đầu năm 2013.




Nghị quyết 19 và 35/2016/NQ-CP


PHÁP LUẬT VÀ PHÁT TRIỂN:

 Quan hệ pháp luật và thể chế (PL ghi nhận và sáng tạo thể chế)
 Quan hệ thể chế và phát triển


Quan hệ pháp luật và thể chế (PL ghi nhận và sáng tạo thể chế):



Thể chế là một khái niệm rộng (bao quát/mơ hồ), gồm những “luật chơi” chính thức hoặc phi
chính thức định hình nên phương thức ứng xử của con người.



Thể chế chính thức bao gồm hiến pháp, luật, đặc biệt là các quyền sở hữu, luật pháp về tự do khế ước,
tự do cạnh tranh; tổ chức công quyền, nhất là các thiết chế thi hành pháp luật và những quy trình
kiểm soát quyền lực công cộng khác được thực hiện bởi những cơ chế khách quan. Thể chế phi chính
thức bao gồm vô tận các quy tắc bất thành văn, quy phạm, những điều cấm kỵ được tuân thủ trong
quan hệ giữa nhóm người.




Các thể chế căn bản cần cho một nền kinh tế:



Một hệ thống pháp luật đáng tin cậy, ghi nhận và bảo hộ các quyền sở hữu, tự do khế ước (hợp đồng), >>> người dân có
động cơ làm giàu và sự yên tâm đầu tư, thu hút đầu tư nước ngoài (các nước tư bản);



Hệ thống PL bảo đảm quyền tự do cạnh tranh và sự bình đẳng giữa các chủ thể KD không phân biệt chủ sở hữu;



Hệ thống PL đạt yêu cầu về tính minh bạch, rõ ràng nhằm hạn chế tình trạng giải thích tùy tiện theo lợi ích nhóm hay cá
nhân để trục lợi;



Một chính quyền minh bạch, đáng tin cậy, mọi hành vi can thiệp của chính quyền vào nền kinh tế có tính tiên liệu và có
khả năng lường trước được >>> đội ngũ công chức chuyên nghiệp, chế độ công vụ rõ ràng và trách nhiệm giải trình (quản
trị công ty và quản trị nhà nước);



Một nền tư pháp độc lập; có cơ chế giữ gìn công lý đáng tin cậy, giúp giải quyết các tranh chấp một cách công minh,
hiệu quả;



>>> Xây dựng các thể chế phù hợp là một trong các tiền đề cho phát triển kinh tế.


PHÁP LUẬT VÀ PHÁT TRIỂN




Tích cực và tiêu cực



Một số liên hệ của kinh tế & pháp luật (nghiên cứu của ngành kinh tế - luật):



Hiệu quả của PL (nếu vi phạm PL mang lại nhiều lợi ích hơn so với tuân thủ thì con người sẽ chấp nhận vi phạm) – do vậy
phải quan tâm đến hiệu quả PL và những chế tài hợp lý (luật giao thông, luật SHTT, thuế);



PL phải góp phần làm giảm chi phí giao dịch, tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc cho các thương thảo, ký kết hợp đồng;
nếu VBPL được ban hành mà làm tăng chi phí thì sẽ không được chấp hành.



Kinh tế học thể chế và luật: xây dựng các thiết chế thực thi PL và tổ chức sự can thiệp của NN vào thị trường: cơ quan
quản lý cạnh tranh, cơ quan đăng ký tài sản và đăng ký giao dịch bảo đảm, nhất là BĐS, cơ quan giải quyết tranh chấp KD
và PSDN; các định chế về tài chính, ngân hàng (sở giao dịch CK, ),… các doanh nghiệp, công ty đại chúng, …


VAI TRÒ PL TRONG HOẠT ĐỘNG KD:



Môi trường an toàn




Chuẩn mực trong ứng xử của NKD



Sự minh bạch (Luật BHVBQPPL)



Bình đẳng về Q-NV


3. LỰA CHỌN
MÔ HÌNH KINH DOANH


CÁC TIÊU CHÍ LỰA CHỌN MÔ HÌNH KD:

1.

Thủ tục hành chính,

2.

Tư cách pháp lý (thể nhân/pháp nhân),

3.


Tính chất trách nhiệm (hữu hạn/vô hạn),

4.

Khả năng huy động vốn, khả năng rút vốn khỏi DN, khả năng tổ chức lại
DN,

5.

Các rủi ro trong quản trị doanh nghiệp.
...... .


CÁC YẾU TỐ CỦA DOANH NGHIỆP



Tên doanh nghiệp



Trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện,…



Tài sản (vốn pháp định, vốn điều lệ – định giá – chuyển QSH,…)



Ngành nghề KD




Người thành lập và quản lý (vơ năng – cấm quyền – bất khả kiêm nhiệm)



Thủ tục ĐKDN theo LDN 2014.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×