Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Đề xuất chiến lược marketing sản phẩm tour du lịch đồng quê về nam định cho công ty du lịch ecosea

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.96 MB, 122 trang )

ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC MARKETING SẢN PHẨM TOUR DU LỊCH ĐỒNG QUÊ
VỀ NAM ĐỊNH CHO CÔNG TY DU LỊCH ECOSEA

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU

1

1.

Tính cấp thiết của đề tài

1

2.

Mục đích nghiên cứu đề tài

2

3.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài

2

4.

Phạm vi nghiên cứu

2



5.

Phương pháp nghiên cứu và xây dựng đề tài

3

6.

Kết cấu của khóa luận

3

PHẦN NỘI DUNG

4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH ĐỒNG QUÊ VÀ MARKETING
DU LỊCH

4

1.1 Cơ sở lý luận về Du lịch đồng quê

4

1.2 Cơ sở lý luận về Marketing du lịch

13


1.3 Kết luận chương

35

CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG TOUR DU LỊCH ĐỒNG QUÊ VÀ CHIẾN LƯỢC
MARKETING TOUR DU LỊCH ĐỒNG QUÊ VỀ NAM ĐỊNH

36

2.1 Tổng quan tỉnh Nam Định

36

2.2 Tài nguyên du lịch đồng quê tại tỉnh Nam Đinh

39

2.3 Thực trạng phát triển tour đồng quê tại Nam Định

63

2.4 Phân tích những chiến lược Marketing hiện tại đối với sản phẩm tour du lịch
du khảo đồng quê đối với thị trường khách du lịch Pháp hiện tại của công ty du
lịch

73
2

Sinh viên: Trần Thị Ngọc Diệp



ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC MARKETING SẢN PHẨM TOUR DU LỊCH ĐỒNG QUÊ
VỀ NAM ĐỊNH CHO CÔNG TY DU LỊCH ECOSEA

2.5 Một số Tour du lịch đồng quê về Nam Định của công ty Ecosea

79

2.6 Kết luận chương

79

CHƯƠNG 3: LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHIẾN LƯỢC ĐỐI VỚI TOUR
DU LỊCH ĐỒNG QUÊ TẠI NAM ĐỊNH CHO CÔNG TY ECOSEA

80

3.1 Biện pháp nâng cao sản phẩm du lịch tour đồng quê và giải pháp khắc phục
những hạn chế của chiến lược marketing hiện tại

80

3.2 Đề ra chiến lược Marketing hỗn hợp mới cho sản phẩm du lịch đồng quê về
Nam Định

83

3.3 Kết luận chương

98


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

99

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

101

PHỤ LỤC

103

3
Sinh viên: Trần Thị Ngọc Diệp


ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC MARKETING SẢN PHẨM TOUR DU LỊCH ĐỒNG QUÊ
VỀ NAM ĐỊNH CHO CÔNG TY DU LỊCH ECOSEA

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Con người có ba nhu cầu bao gồm nhu cầu sinh tồn, nhu cầu hưởng thụ và
nhu cầu phát triển. Ngày nay, cuộc sống đã bắt đầu vượt ra khỏi sự ràng buộc của
nhu cầu sinh tồn, hướng đến thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ và phát triển, là một bộ
phận trong sinh hoạt văn hóa của con người. Nền kinh tế phát triển, thu nhập người
dân nâng lên, sức sản xuất của xã hội hiện đại phát triển nhanh chóng, tác động trực
tiếp đến nhịp điệu sinh hoạt của xã hội con người ngày càng mau lẹ. Vì vậy mọi
người sau thời gian làm việc và học tập khẩn trương, cần phải khôi phục thể lực, thư
giãn tinh thần để nâng cao hiệu suất công việc.

Nhu cầu được tìm hiểu thế giới xung quanh chính là một phần của nhu cầu
hưởng thụ. DL là một trong những hoạt động nhằm đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu
được nâng cao tri thức, được mở rộng tầm hiểu biết, được trải nghiệm, cho nên càng
ngày, DL càng trở thành một ngành quan trọng trong đơi sống và là một ngành kinh
tế có đóng góp lớn cho thu nhập GDP của hầu hết các quốc gia phát triển.
Nắm bắt được nhu cầu DL là không thể thiếu đối với con người, các công ty
DL đang ngày càng nhiều và mở rộng đi sâu khai thác tìm hiểu những dịch vụ nhằm
thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Đó là những dịch vụ nghỉ dưỡng, vui chơi giải
trí, cung cấp kiến thức... nhằm đáp ứng tối đa những nhu cầu của tất cả các đối
tượng từ những người có thu nhập thấp cho đến những người có thu nhập cao.
Tại Việt Nam, DL ngày càng trở thành nền kinh tế mũi nhọn. Từ những
chính sách phát triển của chính phủ, đến các công ty, các địa phương và các ngành
các cấp ngày càng nỗ lực nâng cao phát triển DL. Tỉnh Nam Định cũng không ngoại
lệ, ngày càng có nhiều công ty DL phối hợp với chính quyền của tỉnh, của địa
phương nhằm đưa DL Nam Định phát triển hơn để có thể nâng cao đời sống người
dân đồng thời quảng bá được nền văn hóa, phong tục, danh lam thắng cảnh cùng
1
Sinh viên: Trần Thị Ngọc Diệp


ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC MARKETING SẢN PHẨM TOUR DU LỊCH ĐỒNG QUÊ
VỀ NAM ĐỊNH CHO CÔNG TY DU LỊCH ECOSEA

những nét đẹp truyền thống lâu đời của Nam Định nói riêng và Việt Nam nói
chung.
Nhận thấy rằng Tour DL đồng quê tại tỉnh Nam Định là một sản phẩm DL
rất có tiềm năng. Nhưng hiện tại vẫn chưa được KDL trong và ngoài nước biết đến
nhiều. Do đó đề tài này đi sâu nghiên cứu và để ra những chiến lược Marketing sản
phẩm du lịch đồng quê tại Nam Định cho công ty ECOSEA, nhằm đưa du lịch Nam
Định ngày một phát triển và có vị thế hơn.

2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Vận dụng những kiến thức đã học trong khoa DL, kết hợp với những kiến
thức thực tế để xây dựng nên những chiến lược Marketing sản phẩm DL, nhằm
nâng cao kinh nghiệm chuyên môn cho bản thân về:
-

Hiểu biết về tài nguyên DL tại vùng DL.

-

Hiểu biết về Marketing DL.

-

Nắm chắc được kiến thức về DLĐQ.

-

Nghiên cứu tài nguyên du lịch, tư nhiên và kinh tế - xã hội

-

Đề xuất những chiến lược Marketing.

3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Sản phẩm du lịch đồng quê tại tỉnh Nam Định của công ty TNHH THƯƠNG
MẠI VÀ DU LỊCH SINH THÁI BIỂN – tên Giao dịch ECOSEA TRAVEL và
những chiến lược Marketing cho những sản phẩm này nhằm vào đối tượng khách
du lịch Pháp.
4. Phạm vi nghiên cứu

-

Do phạm thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài đi sâu vào sản phẩm tour
du lịch đồng quê tại tỉnh Nam Định của công ty Ecosea.

-

Đối tượng khách: Khách du lịch Pháp.

-

Đề ra chiến lược Marketing đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
2

Sinh viên: Trần Thị Ngọc Diệp


ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC MARKETING SẢN PHẨM TOUR DU LỊCH ĐỒNG QUÊ
VỀ NAM ĐỊNH CHO CÔNG TY DU LỊCH ECOSEA

5. Phương pháp nghiên cứu và xây dựng đề tài
-

Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu: Khóa luận là kết quả của một
quá trình thu thập và xử lý những tư liệu, thông tin có liên quan đến
sản phẩm tour du lịch đồng quê của công ty Ecosea.

-

Phương pháp khảo sát thực địa: Khi thực hiện khóa luận này tôi đã

tiến hành khảo sát các địa điểm chính là 2 huyện Giao Thủy và Hải
Hậu, nhằm nghiên cứu và phân tích điểm mạnh, yếu và tiềm năng của
sản phẩm tour đồng quê.

-

Phương pháp tính toán học: Khóa luận có sử dụng những phương
pháp tính toán cơ bản trong phần tính giá tour của chiến lược định giá.

-

Phương pháp tổng hợp: Qua những gì đã phân tích và tính toán, tôi
tổng hợp các thông tin lại và thể hiện trên bài khóa luận

6. Kết cấu của khóa luận
LỜI MỞ ĐẦU
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG
Gồm 3 chương:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH ĐỒNG QUÊ VÀ
MARKETING DU LỊCH
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG TOUR DU LỊCH ĐỒNG QUÊ VÀ CHIẾN
LƯỢC MARKETING TOUR DU LỊCH ĐỒNG QUÊ VỀ NAM ĐỊNH
CHƯƠNG 3: LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHIẾN LƯỢC CHIẾN ĐỐI
VỚI SẢN PHẨM TOUR DU LỊCH ĐỒNG QUÊ VỀ NAM ĐỊNH
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

3

Sinh viên: Trần Thị Ngọc Diệp


ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC MARKETING SẢN PHẨM TOUR DU LỊCH ĐỒNG QUÊ
VỀ NAM ĐỊNH CHO CÔNG TY DU LỊCH ECOSEA

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH ĐỒNG QUÊ VÀ
MARKETING DU LỊCH
1.1 Cơ sở lý luận về Du lịch đồng quê
1.1.1 Khái niệm Du lịch đồng quê
DLĐQ đã xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới và có những tính chất và hình
thức khác nhau.
Khái niệm về DLĐQ hay còn gọi là du lịch nông thôn đã manh nha hình
thành cùng lúc với sự hình thành của ngành đường sắt ở Châu Âu. Tuy nhiên mãi
đến những năm đầu của thập niên 80 của thế kỷ 20 ( giai đoạn bùng nổ của các loại
hình du lịch chuyên biệt ) thì du lịch đồng quê mới được xem là một loại hình du
lịch và phổ biến ở hầu hết các quốc gia ở Châu Âu như Pháp, Hungari, Bungari, Hà
Lan, Đan Mạch… Và lúc bấy giờ khái niệm du lịch đồng quê được quan niệm
tương đồng với các loại hình du lịch ở nông trại, du lịch xanh, du lịch nông thôn, du
lịch nông nghiệp....
Ở Việt Nam loại hình này còn khá mới với hoạt động DLĐQ ban đầu khởi
sắc các doanh nghiệp DL tổ chức những chương trình du lịch đưa du khách tới các
vùng đồng quê để thăm các di tích lịch sử và các công trình kiến trúc nghệ thuật,
tham gia hoạt động của các lễ hội làng; tìm hiểu phong tục tập quán văn hóa của các
vùng đồng quê; tham quan quang cảnh làng quê với cây đa, giếng nước, sân đình,
các làng nghề truyền thống; tham gia vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp như
gặt, đập lúa, xay thóc, giã gạo, câu cá, cất vó; thưởng thức các món ăn truyền
thống,...
Khi đề cập đến du lịch ở vùng đồng quê có nhiều thuật ngữ khác nhau như:

DLĐQ, DL nông thôn, DL xanh, DL sinh thái, DL nông học.
4
Sinh viên: Trần Thị Ngọc Diệp


ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC MARKETING SẢN PHẨM TOUR DU LỊCH ĐỒNG QUÊ
VỀ NAM ĐỊNH CHO CÔNG TY DU LỊCH ECOSEA

Thực tế hiện nay chưa có một khái niệm cụ thể nào về DLĐQ trên thế giới
cũng như ở nước ta do vậy chỉ có thể khái quát chung về du lịch đồng quê như sau:
DLĐQ ( hay nhiều nơi còn gọi là du lịch nông nghiệp, ở Anh là “DL nông thôn”,
Mỹ là “DL trang trại”, Pháp là “DL nông trại’’, Nhật là “ DL xanh ” ), đây là loại
hình DL mà du khách được chiêm ngưỡng nét đặc sắc trong cuộc sống đời thường,
cảnh quan thiên nhiên phong phú, môi trường trong lành, khí hậu mát mẻ, với
những món ăn dân dã, đậm đà, làm quen với những người dân chân chất, hiền hòa
mà họ còn được thực tế khi tham gia cuộc sống sinh hoạt thường ngày cũng như lao
động sản xuất trực tiếp cùng với người dân bản địa.
(Theo bài “Phát triển tiềm năng du lịch nông thôn tại Yên Bái” trên trang
www.dulichvn.org.vn )
1.1.2 Đặc điểm của loại hình Du lịch du khảo đồng quê
Các vùng đồng quê có đặc điểm chung về địa lý tự nhiên là địa bàn rộng lớn
trải quanh đô thị, hoạt động kinh tế chủ yếu là nông, lâm, ngư nghiệp và các ngành
tiểu thủ công nghiệp. Cơ cấu dân cư ở vùng đồng quê chủ yếu là nông dân sống
theo tổ chức gia đình họ tộc, xóm làng, thôn xã.
Ngày nay, theo xu hướng hoạt động, sự phân biệt giữa thành thị và nông thôn
đang dần được xóa bỏ: các vùng đồng quê và nông thôn sẽ là những vùng, địa bàn
đều giữ gìn và tô điểm môi trường sinh thái của con người, của sự sống trên trái đất,
là không gian rộng lớn mà tại đó con người sống hài hòa với thiên nhiên.
Xuất phát từ những đặc điểm trên, có thể khái quát đặc điểm của DLĐQ như
sau:

DLĐQ phát triển tạo ra những loại hình DL và SPDL đa dạng nhờ có địa bàn
rộng và nguồn tài nguyên phong phú.
DLĐQ sẽ có ít tác động tiêu cực đến tài nguyên nếu có giáo dục về môi
trường, có tiếp xúc với cộng đồng địa phương và góp phần giữ gìn các giá trị truyền
5
Sinh viên: Trần Thị Ngọc Diệp


ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC MARKETING SẢN PHẨM TOUR DU LỊCH ĐỒNG QUÊ
VỀ NAM ĐỊNH CHO CÔNG TY DU LỊCH ECOSEA

thống nhờ việc tiêu thụ được những sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp và các sản
phẩm thủ công nghiệp truyền thống lợi nhuận từ hoạt động DL là để bảo toàn và
phát huy nền văn hóa bản địa.
Nguồn lao động dồi dào, hướng dẫn viên du lịch trực tiếp tham gia vào các
hoạt động dịch vụ phục vụ KDL chủ yếu là người dân địa phương.
DLĐQ có chi phí thấp do các thiết bị vật chất sử dụng mặc dù chưa hoạt
động nhưng đơn giản và dễ thỏa mãn nhu cầu du lịch do đó thu hút được nhiều
KDL đến tham quan.
1.1.3 Các loại hình du lịch đồng quê
• Du lịch tự nhiên, mang tính giải trí
DL tự nhiên, mang tính giải trí là LHDL mà khách được về những vùng
thiên nhiên, được tìm hiểu, hiểu biết những cái mới lạ của những vùng có nhiều
cảnh vật và tự nhiên đẹp. Loại hình này khá phát triển tại nhiều địa phương và du
khách được tham quan, ngắm cảnh nhằm giải tỏa street, thư giãn hay tìm hiểu
những nét đẹp của thiên nhiên: núi rừng, các thác nước, loại cây hay sinh vật lạ tại
các điểm đến.
• Du lịch văn hóa, quan tâm tới văn hóa, lịch sử và khảo cổ của địa phương
Đây là loại hình mà du khách quan tâm nhiều tới những truyền thống văn
hóa của địa phương hay văn hóa của người dân địa phương, khách muốn tìm hiểu

về những lịch sử hình thành hay những truyền thuyết của địa phương hay những di
tích, khảo cổ của địa phương. Loại hình này cũng khá phát triển tại Việt Nam. Nước
ta là một nước có truyền thống lâu đời dựng nước và giữ nước với nhiều di tích lịch
sử cùng những chiến công hào hùng… do đó tạo điều kiện cho việc phát triển loại
hình này. Với 54 dân tộc, mỗi dân tộc mang một nét văn hóa riêng hòa trong cái
chung của đất nước tạo nên sự phong phú cho du khách khi tìm hiểu văn hóa tại mỗi
địa phương cùng với những phong tục tập quán và lịch sử của địa phương đó.
6
Sinh viên: Trần Thị Ngọc Diệp


ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC MARKETING SẢN PHẨM TOUR DU LỊCH ĐỒNG QUÊ
VỀ NAM ĐỊNH CHO CÔNG TY DU LỊCH ECOSEA

• Du lịch sinh thái quan tâm tới việc bảo vệ nguồn tự nhiên cũng như phúc
lợi, giá trị văn hóa của người địa phương
Là một loại hình sinh thái nhưng loại hình này có sự quan tâm tới việc bảo vệ
môi trường của du khách. Du khách muốn làm những công việc xã hội và bảo tồn
các giá trị văn hóa: vừa tìm hiểu vừa góp phần bảo vệ và cải thiện môi trường và
những nơi mình tham quan.
Ngày nay du khách ngày càng quan tâm nhiều hơn đến môi trường và du
khách cũng sẵn sàng bỏ thêm chi phí nhằm bảo vệ môi trường. Tại nước ta loại hình
DL sinh thái đã phát triển mạnh nhưng ý thức bảo vệ môi trường hay bảo vệ các giá
trị tại địa phương thì chưa phát triển có lẽ là do ý thức của chính người làm du lịch
do vậy mà ý thức bảo vệ môi trường của khách không cao, đặc biệt là khách nội địa.
• Du lịch làng xã trong đó du khách chia sẻ với cuộc sống làng xã và dân
làng được hưởng các lợi ích kinh tế do du lịch mang lại
Đây là loại hình đặc trưng của DL nông thôn, bởi loại hình này tạo nên sự
gần gũi của người dân địa phương và KDL. Du khách tham gia loại hình này được
chia sẻ và cùng làm với người dân để họ hiểu hơn những sự vất vả cũng như niềm

vui trong lao động ở nông thôn, biết những công việc ở nông thôn của những người
nông dân.
LHDL này đã có và phát triển tại nước ta trong vài năm gần đây và được
KDL, đặc biệt khách quốc tế rất yêu thích, một số chương trình được thực hiện như:
khách quốc tế ăn tết tại nhà dân, hay loại hình homestay. Du khách được chứng kiến
và chia sẻ cái tết cùng người dân cảm nhận được không khí đón tết của người dân
họ tìm hiểu được nhiều nét văn hóa của người dân bản địa. Họ được gói bánh
chưng, cùng đi chúc tết, đi trẩy hội ngày xuân hay làm các món ăn của người dân,
được sống thử cuộc sống của người dân mà họ chưa bao giờ được sống hoặc họ
muốn tìm lại những hồi ức trước kia. Du khách quốc tế rất thích LHDL này.

7
Sinh viên: Trần Thị Ngọc Diệp


ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC MARKETING SẢN PHẨM TOUR DU LỊCH ĐỒNG QUÊ
VỀ NAM ĐỊNH CHO CÔNG TY DU LỊCH ECOSEA

• Du lịch nông nghiệp trong đó khách du lịch tham quan và tham gia vào
các hoạt động nông nghiệp truyền thống, không phá hoại hay làm giảm
năng suất cây trồng của địa phương
Loại hình này ở nhiều nơi thường được cho là DL nông thôn, thực ra đây là
loại hình phổ biến nhất của du lịch nông thôn bởi ở nông thôn thường làm nông
nghiệp nên nhiều quốc gia và ngay cả Việt Nam đôi khi cũng đồng hóa hai khái
niệm này. Loại hình này được nhiều du khách yêu thích bởi có lẽ du khách nói
chung và đặc biệt là khách quốc tế thì dường như các công việc của nông nghiệp thì
ít được tiếp xúc do vậy mà tạo lên sự mới mẻ và thích thú. Tham gia vào DL nông
nghiệp du khách được làm các công việc như: gieo mạ, gặt lúa, tát nước vào ruộng,
hay cùng tham gia trồng rau với bà con nông dân. Họ được tham gia vào các công
việc trong nông nghiệp, những công việc tưởng chừng như đơn giản nhưng lại rất

nhiều thú vị. Nông nghiệp cung cấp lương thực cho chúng ta như gạo, các loại rau
và thịt… nhưng ít ai biết trồng rau, nuôi lợn như thế nào bởi vậy mà DL nông
nghiệp thu hút rất nhiều khách du lịch mà chủ yếu là du khách quốc tế. Loại hình
này mới được triển khai ở nước ta cách đây vài năm theo dự án hỗ trợ của Hà Lan.
Nhưng bước đầu đã đem lại hiểu quả đáng kể do vậy mà giờ được nhân rộng phát
triển tại nhiều nơi như: An Giang, Hà Giang, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái và nhiều
tỉnh khác ở phía Nam.

1.1.4 Các điều kiện để phát triển loại hình du lịch đồng quê
• Điều kiện về tài nguyên
Tài nguyên tự nhiên
Môi trường tài nguyên du lịch tự nhiên là khu vực nông thôn có các điều
kiện sau:
- Vị trí địa lý thuận lợi: thuận tiện để phát triển du lịch như về giao thông.
8
Sinh viên: Trần Thị Ngọc Diệp


ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC MARKETING SẢN PHẨM TOUR DU LỊCH ĐỒNG QUÊ
VỀ NAM ĐỊNH CHO CÔNG TY DU LỊCH ECOSEA

- Khí hậu dễ chịu, phù hợp cho hoạt động du lịch.
- Thủy văn có chế độ an toàn, phù hợp.
- Địa hình đa dạng, ngoạn mục.
- Động thực vật phong phú, đặc hữu và kỳ thú.
Theo khái niệm của DLĐQ thì điều kiện tự nhiên cần có để phát triển DLĐQ
tại địa phương đó là có cảnh thiên nhiên hoang sơ, ở những bản, làng xa xôi, nơi có
đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống với những phong tục, tập quán xa xưa của
đồng bào còn được lưu truyền, hay có những làng nghề truyền thống…, phải là các
vùng nông thôn còn “đậm chất quê”, các yếu tố đó hoàn toàn không tìm thấy ở

những nơi đô thị, nơi có nền công nghiệp phát triển. Do đó để phát triển DLĐQ tại
một địa phương đó là cần phải đầu tư để phát triển nông thôn một cách bền vững,
đầu tư tái tạo và phát triển các làng nghề truyền thống. Đối với Việt Nam là một đất
nước nông nghiệp, khu vực nông thôn chiếm khoảng 75% dân cư đang sinh sống,
có diện tích đất chiếm 92% diện tích lãnh thổ Việt Nam ( bao gồm đồi núi, rừng, đất
trồng trọt và xanh tác ) …. Ngoài ra với phong cảnh thiên nhiên đẹp, địa hình đa
dạng gồm núi đồi, sông suối, biển đảo, hang động, hệ động, thực vật phong phú,
vùng nông thôn với những làng quê cổ kính vùng Bắc Bộ, những nét văn hóa truyền
thống đặc sắc, những vùng đất có lịch sử hình thành lâu đời, nơi lưu giữ nhiều di
tích lịch sử và truyền thống văn hóa tập tục của người xưa, những cánh đồng bát
ngát, phì nhiêu ở Nam Bộ... là những điều kiện cần và đủ để nước ta phát triển
DLĐQ.
Tài nguyên nhân văn:
Không chỉ có tài nguyên thiên nhiên và nền nông nghiệp mà gắn với đó là
những phong tục, tập quán cổ truyền cùng những đền thờ, những ngôi chùa, đình cổ
và những lễ hội truyền thống tạo nên nét độc đáo của nông thôn Việt Nam. Nước ta
còn có hơn 300 làng nghề truyền thống với khoảng 100 làng nghề được xếp là làng
nghề truyền thống ( làng gốm Bát Tràng, làng lụa Vạn Phúc, làng mộc Đồng Kỵ,
9
Sinh viên: Trần Thị Ngọc Diệp


ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC MARKETING SẢN PHẨM TOUR DU LỊCH ĐỒNG QUÊ
VỀ NAM ĐỊNH CHO CÔNG TY DU LỊCH ECOSEA

làng sơn mài Đình Bảng). Nước ta với hơn 1000 năm lịch sử do vậy mà tại các địa
phương cũng có nhiều những di tích lịch sử cùng với những tập quán truyền thống
lâu đời hay những tín ngưỡng đậm nét của dân tộc Việt Nam. Mỗi làng quê lại gắn
với những tục lệ riêng tạo lên sự phong phú và đây cũng là một nét mà KDL rất yêu
thích. Đối với các miền Trung và miền Nam thì có rất nhiều điều kiện phát triển du

lịch nông thôn với nhà vườn hay các vườn cây ăn trái, vườn rau và các chợ nổi vùng
sông nước, cây cầu khỉ ở nông thôn đồng bằng sông Cửu Long tất cả tạo nên sự độc
đáo trong thu hút khách
Các điểm đến hay địa phương có thể phát triển DLĐQ thường là những làng
xã còn giữ nét quê có gốc đa, giếng nước, sân đình, hay những lũy tre đậm chất hồn
quê Việt Nam. Cây tre đã gắn với hình ảnh đất nước Việt Nam từ xa xưa, tre giữ
làng, tre bảo vệ đất nước khi có giặc ngoại xâm…, ở nông thôn thì ta có thể dễ dàng
nhìn thấy những bụi tre xanh ven đường làng, là nơi mọi người ngồi nghỉ ngơi và
cùng nói chuyện mỗi buổi chiều hay sau khi làm việc mệt. Giếng nước, gốc đa hay
quán nước đầu làng cũng là nơi mọi người cùng trò chuyện đây cũng là nơi thấy
được tình cảm thân thiện của người nông dân
• Điều kiện về cơ sở vật chất
Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật DL
Phát triển du lịch thì cần đảm bảo các điều kiện đáp ứng nhu cầu khi đi du
lịch của khách: ăn, ngủ… ( các nhu cầu thiết yếu ), các điều kiện đảm bảo an toàn,
vệ sinh. Khi đi du lịch du khách vẫn cần đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của mình
do đó đối với những vùng nông thôn xa trung tâm thành phố thì cần có các nhà cung
ứng dịch vụ như: nhà nghỉ, quán ăn, bệnh viện… hay chính người dân xây dựng
đảm bảo hợp lý và vệ sinh ( nhà nghỉ của người dân không thể đảm bảo như các
khách sạn mà chỉ cần đảm bảo sự sạch sẽ và thuận tiện như nhà dân và đảm bảo an
toàn cho du khách ).

10
Sinh viên: Trần Thị Ngọc Diệp


ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC MARKETING SẢN PHẨM TOUR DU LỊCH ĐỒNG QUÊ
VỀ NAM ĐỊNH CHO CÔNG TY DU LỊCH ECOSEA

Cơ sở hạ tầng xã hội

Cần đảm bảo xây dựng hệ thống đường xá đảm bảo thuận tiện cho việc đi lại,
hệ thống thông tin, cấp thoát nước…Nhiều làng quê Việt Nam hiện nay đường đi
tới làng còn khó khăn do đó để phát triển du lịch thì cần phải đầu tư xây dựng hệ
thống đường giao thông đảm bảo cho sự thuận tiện. Đồng thời ở nông thôn chủ yếu
sử dụng nước giếng khoan, hay nước từ sông suối do vậy không đảm bảo bởi thế có
thể xây dựng hệ thống nước máy đưa tới các làng quê ( hoặc đảm bảo nước sạch)
bởi nhiều khách du lịch về nông thôn thì không dám tắm bởi nước bị vàng hay có
rêu và mùi, ngoài ra hệ thống các cống rãnh cũng cần được xây dựng đảm bảo hợp
vệ sinh không gây mùi ra xung quanh.
• Điều kiện về nguồn nhân lực và công tác tổ chức
Muốn khai thác du lịch cần phải đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở, phương tiện
giao thông, cơ sở lưu trú đảm bảo sự đồng bộ và toàn diện. Để hấp dẫn khách cần
có một môi trường tự nhiên và xã hội lành mạnh. Điều này đòi hỏi địa phương phải
quan tâm tới việc xây dựng và quản lý xã hội đồng thời mỗi người dân phải góp
phần mình vào công việc chung đó.
Điều kiện về nguồn nhân lực
Khi tham gia du lịch nông thôn là du khách muốn tìm hiểu cuộc sống của người
nông dân, sống cuộc sống dân dã nơi nông thôn, bởi vậy nông dân chính là những
người chủ thực sự giới thiệu, hướng dẫn và cùng tham gia với khách du lịch để
khách cảm nhận được cuộc sống ở nông thôn. Người nông dân cũng trở thành
những người làm du lịch do đó họ cần được hướng dẫn để có thu hút khách du lịch.
Nông dân cần được tập huấn về kiến thức và các kỹ năng cơ bản như giao tiếp,
tiếng Anh, nấu nướng, phong tục tập quán, bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực
phẩm hay về kiến thức quản lý… Đồng thời người dân cũng cần được tập huấn về
các kỹ thuật trồng trọt hay chăn nuôi và dạy nghề để có được những sản phẩm sạch
11
Sinh viên: Trần Thị Ngọc Diệp


ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC MARKETING SẢN PHẨM TOUR DU LỊCH ĐỒNG QUÊ

VỀ NAM ĐỊNH CHO CÔNG TY DU LỊCH ECOSEA

và an toàn. Sự ủng hộ của chính quyền và người dân cùng hợp tác trong khai thác
du lịch ( đảm bảo các điều kiện an ninh cho khách, tránh tình trạng ăn xin, cướp
bóc…) cũng là điều kiện rất cần thiết.
Không chỉ người nông dân mà hướng dẫn viên cũng là yếu tố tác động đến
sự phát triển của du lịch nông thôn bởi người nông dân không biết ngoại ngữ nên
không thể truyền đạt cho du khách hiểu mà khi đó cần có sự nhiệt tình của hướng
dẫn viên cùng tham gia vào các hoạt động sinh hoạt tại nông thôn. Bởi vậy cũng cần
những hướng dẫn viên hiểu biết và yêu thích vùng nông thôn.
Điều kiện về tổ chức
Du lịch nông thôn cũng như một loại hình phát triển bền vững do đó cần có
định hướng và những chính sách vĩ mô rõ ràng để phát triển. Hiện nay ở nước ta du
lịch nông thôn còn phát triển một cách lẻ tẻ không có sự thống nhất trong việc tổ
chức. Do đó hiện nay các sản phẩm du lịch nông thôn tại các địa phương xảy ra sự
trùng lặp (sản phẩm na ná giống nhau), du khách chỉ cần tới một địa phương là có
thể biết được các địa phương khác do vậy tạo cảm giác chán cho du khách nên
chúng ta cần có chính sách phát triển du lịch nông thôn một cách tổng thể có quy
hoạch phát triển. Đối với những địa phương thực hiện phát triển du lịch nông thôn
thì cần có sự thống nhất để cùng tham gia vào việc phục vụ và đón tiếp khách du
lịch, để từ đó tạo ra sự đoàn kết yêu thương cho du khách thấy được sự nhiệt tình,
hiếu khách và cảm giác an toàn khi tham gia. Ngoài ra vấn đề về vệ sinh đối với
nhiều du khách khi đến với du lịch Việt Nam do đó để du khách thoải mái khi ở nhà
của người dân thì cũng cần tổ chức sao cho đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và
vệ sinh trong sinh hoạt của khách.

12
Sinh viên: Trần Thị Ngọc Diệp



ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC MARKETING SẢN PHẨM TOUR DU LỊCH ĐỒNG QUÊ
VỀ NAM ĐỊNH CHO CÔNG TY DU LỊCH ECOSEA

1.2 Cơ sở lý luận về Marketing du lịch
Dựa vào tài liệu của môn học Marketing chiến lược trong kinh doanh Du
lịch & Khách sạn của Giảng viên: Trần Nữ Ngọc Anh – Khoa Du lịch – Viện Đại
học Mở Hà Nội. Tôi đưa ra được cơ sở lý luận về Marketing du lịch như sau:
1.2.1 Khái niệm Marketing
Hoạt động Marketing từ khi ra đời ở những thế kỉ trước và trải qua quá trình
phát triển hoàn thiện cho đến ngày nay đã không ngừng bổ sung về nội dung thông
qua nhận thức ngày càng đầy đủ của con người về vai trò của Marketing trong sản
xuất kinh doanh.
Theo Phillip Kotler, marketing là những hoạt động của con người hướng vào
việc đáp ứng những nhu cầu và ước muốn của người tiêu dùng thông qua quá trình
trao đổi. Quá trình Marketing tuân theo công thức:
R -> ST -> PBD -> MM -> I -> C
Trong đó:
R: Resrearch – Nghiên cứu thị trường.
ST: Segmentation, Tarket Market – Phân đoạn thị trường, Thị trường mục
tiêu.
PBD: Positioning, Differentiation, Brand – Định vị, Khác biệt hóa, Thương
hiệu.
MM: Marketing Mix – Marketing hỗn hợp.
I: Implementation – Thực hiện.
C: Control – Kiểm soát.
Theo Hiệp hội Marketing Mỹ ( AMA – American Marketing Assiociation ):
Marketing là chức năng quản lý của công ty về mặt tổ chức và quản lý toàn bộ các
13
Sinh viên: Trần Thị Ngọc Diệp



ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC MARKETING SẢN PHẨM TOUR DU LỊCH ĐỒNG QUÊ
VỀ NAM ĐỊNH CHO CÔNG TY DU LỊCH ECOSEA

hoạt động từ phát hiện ra nhu cầu, biến nhu cầu thành cầu thực sự về sản phẩm tới
việc đưa sản phẩm đó tới tay người tiêu dùng. Marketing là một quá trình hoạch
định và quản lý, thực hiện việc đánh giá và phân phối các ý tưởng, hàng hóa, dịch
vụ nhằm mục đích tạo ra các giao dịch để thỏa mãn những mục tiêu của cá nhân,
của tổ chức và xã hội.
Theo D.Larue và A.Cailllat: Marketing là toàn bộ những hoạt động trong nền
kinh tế thị trường nhằm khuyến khích, khêu gợi, làm nảy sinh những nhu cầu của
người tiêu dùng về một loại sản phẩm và dịch vụ nào đó; thực hiện sự thích ứng liên
tục của bộ máy sản xuất và bộ máy thương mại của một doanh nghiệp đối với
những nhu cầu đã được xác định.
Theo Marketing Glossary: Marketing là quá trình phát hiện ra các nhu cầu và
thỏa mãn các nhu cầu đó bằng các sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp thông qua việc
xây dựng chính sách sản phẩm, chính sách giá, chính sách phân phối và chính sách
xúc tiến bán hàng.
Theo Ray Corey: Marketing bao gồm mọi hoạt động mà công ty sử dụng để
thích nghi với môi trường của mình một cách sáng tạo và có lợi.
Tóm lại, khái niệm Marketing có thể tổng quát theo hai quan điểm: cổ điển/
truyền thống và hiện đại.
-

Khái niệm Marketing theo quan điểm cổ điển/truyền thống:

“Marketing là việc tiến hành các hoạt động kinh doanh có liên quan trực tiếp
đến dòng chuyển động hàng hóa và dịch vụ từ người sản xuất đến người tiê dùng”.
Theo quan điểm này, “nhà kinh doanh bán cái mà nhà kinh doanh có”. Hoạt động
Marketing chú trọng nhiều vào việc đáp ứng nhu cầu trước mắt của khách hàng;

hoạt động kinh doanh ngắn hạn; chỉ tập trung thu hút khách hàng mới và kinh
doanh theo kiểu thúc đẩy “PUSH”.

14
Sinh viên: Trần Thị Ngọc Diệp


ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC MARKETING SẢN PHẨM TOUR DU LỊCH ĐỒNG QUÊ
VỀ NAM ĐỊNH CHO CÔNG TY DU LỊCH ECOSEA

-

Khái niệm Marketing theo quan điểm hiện đại:

Nếu trước đây, người ta quan niệm Marketing là tìm thị trường để tiêu thụ
sản phẩm đã có sẵn, tức là coi vị trí sản xuất là hàng đầu, sau mới đến thị trường; thì
hiện này, người ta bắt đầu đi từ nghiên cứu thị trường trong tương lai để định ra
chiến lược hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ mà thị trường yêu cầu, sao cho khối lượng
của chúng sản xuất ra không được dư thừa, tức là họ đặt yêu cầu của thị trường lên
hàng đầu trên cơ sở nghiên cứu những nguồn lực mà doanh nghiệp có và tận dụng
những nguồn lực mà doanh nghiệp có thể huy động được để đáp ứng nhu cầu thị
trường.
“Marketing là chức năng quản lý công ty về tổ chức và quản lý toàn bộ các
hoạt động kinh doanh từ việc phát hiện ra nhu cầu và biến sức mua của người tiêu
thụ thành nhu cầu thực tế về một mặt hàng cụ thể đến việc đưa hàng hóa đó đến tay
người tiêu dùng, cuối cùng nhằm đảm bảo cho công ty thu được lợi nhuận cao
nhất”. Theo quan điểm này, “nhà kinh doanh bán cái mà thị trường cần”. Hoạt động
Marketing không chỉ chú trọng đến nhu cầu và lợi ích trước mắt của khách hàng mà
còn quan tâm đến việc thỏa mãn lợi ích lâu dài của họ; hầu hết các chương trình
kinh doanh mang tính chất dài hạn; cố gắng tối đa hóa lợi ích của khách hàng, đối

với khách hàng, sử dụng chiến lược 3R (Retain logal customers – giữ khách hàng
truyền thống, Retreive lost of customers – tìm lại khách hàng đã mất, Recruit new
customers – thu hút thêm khách hàng mới) và kinh doanh theo kiểu vừa thúc vừa
đẩy, vừa lôi kéo “PUSH – PULL”.

15
Sinh viên: Trần Thị Ngọc Diệp


ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC MARKETING SẢN PHẨM TOUR DU LỊCH ĐỒNG QUÊ
VỀ NAM ĐỊNH CHO CÔNG TY DU LỊCH ECOSEA

Hình 1.1: Sự khác nhau giữa khái niệm bán hàng và khái niệm marketing

Marketing là gì?
Chiến lược hướng về sản phẩm

Sản phẩm sẵn

Tập trung vào hiệu quả sản xuất

Lợi nhuận qua



và sản lượng

bán hàng

Chiến lược hướng về bán hàng

Sản phẩm sẵn

Tập trung vào quảng cáo và bán

Lợi nhuận qua



hàng

doanh số bán hàng

Tập trung vào các nhu cầu của

Lợi nhuận qua

khách hàng và thỏa mãn các

doanh số bán hàng

Chiến lược Marketing

Khách hàng

nhu cầu này

Nguồn: Tài liệu Marketing chiến lược trong kinh doanh Du lịch & Khách sạn -

Trần Nữ Ngọc Anh
- Bẩy nguyên tắc cơ bản của Marketing:

1. Khái niệm Marketing
2. Định hướng Marketing hoặc định hướng theo khách hàng
3. Thỏa mãn nhu cầu và ý muốn của khách hàng
16
Sinh viên: Trần Thị Ngọc Diệp


ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC MARKETING SẢN PHẨM TOUR DU LỊCH ĐỒNG QUÊ
VỀ NAM ĐỊNH CHO CÔNG TY DU LỊCH ECOSEA

4. Phân đoạn Marketing
5. Giá trị và quá trình trao đổi
6. Chu kỳ sống của sản phẩm
7. Marketing hỗn hợp

1.2.2 Khái niệm Marketing du lịch
1.2.2.1 Khái niệm Marketing dịch vụ
Marketing dịch vụ là sự thích nghi lý thuyết hệ thống vào thị trường dịch vụ,
bao gồm quá trình thu nhận tìm hiểu, đánh giá và thỏa mãn nhu cầu thị trường mục
tiêu bằng hệ thống các chính sách, các bộ phận tác động vào toàn bộ quá trình tổ
chức sản xuất cung ứng và tiêu dùng dịch vụ thông qua việc phân phối các nguồn
lực của tổ chức. Marketing được duy trì trong sự năng động qua lại giữa sản phẩm
dịch vụ với nhu cầu của người tiêu dùng và những hoạt động của đối thủ cạnh tranh
trên nền tảng cân bằng lợi ích giữa doanh nghiệp, người tiêu dùng và xã hội.
Marketing dịch vụ có thể được tóm tắt bằng công thức sau:
Hình 1.2: Công thức marketing dịch vụ

Marketing dịch vụ
=
Sản phẩm


Khách hàng

Dịch vụ

Mong đợi của khách hàng
Mục tiêu của tổ chức
Nhân viên là cầu nối giữa sản phẩm và khách hàng
Nguồn: Tài liệu Marketing chiến lược trong kinh doanh Du lịch & Khách sạn -

Trần Nữ Ngọc Anh
17
Sinh viên: Trần Thị Ngọc Diệp


ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC MARKETING SẢN PHẨM TOUR DU LỊCH ĐỒNG QUÊ
VỀ NAM ĐỊNH CHO CÔNG TY DU LỊCH ECOSEA
-

Sự khác biệt của Marketing dịch vụ:
6 khác biệt chung

1. Bản chất vô hình của các dịch vụ
2. Phương thức sản xuất
3. Khả năng tự tiêu hao
4. Các kênh phân phối
5. Xác định giá thành
6. Mối liên hệ của các dịch vụ với người / cơ sở cung ứng.
1.2.2.2 Khái niệm Marketing du lịch
Marketing đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong thành công

của mỗi tổ chức, doanh nghiệp nhằm hướng đến mục tiêu mở rộng khách hàng và
nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm. Đối với DL marketing đã hình thành nên một
tập khái niệm và các phạm trù cần nghiên cứu riêng để nâng cao tính hiệu quả trong
công tác quản lý, vận hành hoạt động du lịch. Và để có thể hiểu rõ chúng ta phải tìm
hiểu một số khái niệm và định nghĩa marketing DL.
Khái niệm marketing DL:
Theo cuốn sách: "Cẩm nang marketing và xúc tiến DL bền vững ở Việt
Nam" do Fundesco biên soạn và xuất bản thì marketing DL là một quá trình trực
tiếp cho các cơ quan, doanh nghiệp du lịch xác định khách hàng hiện tại và khách
hàng tiềm năng, ảnh hưởng đến ý nguyện và sáng kiện khách hàng ở cấp độ địa
phương, khu vực quốc gia và quốc tế để doanh nghiệp có khả năng thiết kế và tạo ra
các SPDL nhằm nâng cao sự hài lòng của khách và đạt được mục tiêu đề ra
Theo tổ chức DL thế giới (World Tourism Organization): "Marketing DL là
một triết lý quản trị mà nhờ nghiên cứu, dự đoán, tuyển chọn dự trên nhu cầu của du
18
Sinh viên: Trần Thị Ngọc Diệp


ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC MARKETING SẢN PHẨM TOUR DU LỊCH ĐỒNG QUÊ
VỀ NAM ĐỊNH CHO CÔNG TY DU LỊCH ECOSEA

khách. Nó có thể đem SPDL ra thị trường sao cho phù hợp với mục đích thu nhiều
lợi nhuận cho các tổ chức DL đó"
Theo Robert Lanquar và Robert Hollier: "Marketing DL là một loạt phương
pháp và kĩ thuật được hỗ trợ bằng một tinh thần đặc biệt và nhằm thỏa mãn các nhu
cầu không nói ra của khách hàng, có thể là mục đích tiêu khiển hoặc những mục
đích khác bao gồm công việc gia đình, công tác và họp hành"
Định nghĩa marketing DL: Marketing DL là một quá trình liên tục, nối tiếp
nhau qua đó các cơ quan quản lý trong ngành công nghiệp lữ hành và khách sạn lập
kế hoạch nghiên cứu, thực hiện, kiểm soát và đánh giá các hoạt động nhằm thỏa

mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng và những mục tiêu của công ty, của cơ
quan quản lý đó. Để đạt được hiệu quả cao nhất, marketing đòi hỏi sự cố gắng của
mọi người trong một công ty, và những hoạt động của các công ty hỗ trợ cũng có
thể ít nhiều có hiệu quả.
1.2.3 Tính đặc trưng của Marketing du lịch
Marketing DL bao gồm những đặc trưng sau:
-

Thời gian tiếp cận của du khách với các dịch vụ ngắn hơn: ( theo tour vài
ngày), nên có ít thời gian để tạo ấn tượng cả tốt lẫn xấu cho khách. Các dịch
vụ cũng khó có dịp bảo hành, dịch vụ xấu không thể đổi lại, nhất là những cử
chỉ, thái độ của nhân viên phục vụ.

-

Yếu tố để hấp dẫn du khách thường dựa trên góc độ tình cảm, thái độ nhiều
hơn: Ngành DL liên quan phần lớn tới con người. Sự gặp gỡ giữa người với
người khi mua bán, giữa người mua và người mua luôn diễn ra. Những ấn
tượng tốt đẹp về thái độ hành vi của người bán có thể làm nảy sinh hành vi
mua sắm của du khách.

-

Chú trọng hơn trong việclấy những bằng chứng cụ thể để đánh giá sản phẩm:
Một dịch vụ bản chất là sự thực hiện. Họ sẽ lấy những hiện hữu của sản
phẩm để đánh giá chất lượng dịch vụ như:
19

Sinh viên: Trần Thị Ngọc Diệp



ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC MARKETING SẢN PHẨM TOUR DU LỊCH ĐỒNG QUÊ
VỀ NAM ĐỊNH CHO CÔNG TY DU LỊCH ECOSEA

+ Môi trường, vật chất: trang trí, sạch sẽ, văn minh
+ Giá cả dịch vụ: Giá cao có thể cho là sang trọng
+ Truyền thông về dịch vụ: qua truyền miệng với nhau, quảng cáo
+ Nhân sự: Tư thế, tác phong, am hiểu, tuổi tác…
-

Nhấn mạnh hơnđến những hình tượng và tầm cỡ của công ty, khách sạn, nhà
tài trợ…Chính vì vậy mà cần lưu lại trong du khách những tình cảm tốt đẹp
về doanh nghiệp trong quá trình cung ứng dịch vụ.

-

Đa dạng và nhiều loại kênh phân phối hơn: Có khá nhiều loại kênh phân phối
cho sản phẩm dịch vụ DL, do đó quá trình marketing sẽ đa dạng và dễ dàng
quảng bá hơn.

-

Sự phụ thuộc nhiều hơn vào các tổ chức bổ trợ: Dịch vụ DL phụ thuộc vào
sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các doanh nghiệp. Trong một chưong trình thường có
sự tham gia của nhiều loại hình doanh nghiệp DL, nên sự tương hỗ là rất
quan trọng.

-

Việc sao chép dịch vụ của nhau rất dễ dàng hơn: Do các nội dung quảng cáo

và dịch vụ đều thể hiện ra bên ngoài.

-

Chú ý hơn vào việc khuyến mại ngoài thời kì cao điểm: DL có mùa vụ nên
cần chú ý tăng cường bán kèm theo khuyến mãi vào mùa để thu hút nhiều
khách nhất.

20
Sinh viên: Trần Thị Ngọc Diệp


ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC MARKETING SẢN PHẨM TOUR DU LỊCH ĐỒNG QUÊ
VỀ NAM ĐỊNH CHO CÔNG TY DU LỊCH ECOSEA

1.2.4 Các thành tố cấu thành Marketing du lịch
Bảng 1.1 Các thành tố cấu thành Marketing du lịch
4P Marketing truyền thống

5P bổ sung của Marketing trong lĩnh vực
khách sạn, lữ hành

-

Sản phẩm ( Product )

-

Con người ( People )


-

Địa điểm ( Place )

-

Tạo sản phẩm trọn gói ( Packaging)

-

Xúc tiến bán hàng

-

Định vị sản phẩm ( Positioning )

( Promotion )

-

Lập trình (Programing )

Giá cả ( Price )

-

Quan hệ đối tác ( Parnership )

-


Nguồn: Tài liệu Marketing chiến lược trong kinh doanh Du lịch & Khách sạn -

Trần Nữ Ngọc Anh
• Sản phẩm ( Product )
Sản phẩm theo quan điểm Marketing gắn liền với sự thoả mãn nhu cầu mong
muốn của khách hàng, vì vậy nó cần được xem xét trên cả hai góc độ vật chất và phi
vật chất.
Sản phẩm của khách sạn DL về cơ bản và thuộc sản phẩm dịch vụ. Nó có đặc
điểm là nó vừa mang tính hữu hình (nhìn thấy được) vừa mang tính vô hình (không
nhìn thấy được). Vì vậy ngoài những đặc điểm giống như hàng hoá thông thường,
sản phẩm khách sạn du lịch còn có một số đặc điểm khác như:
-

Tính không đồng nhất của sản phẩm khách sạn DL, thể hiện ở chỗ những sản
phẩm khách sạn DL thường được vạch ra xung quanh những đòi hỏi khác
nhau của khách hàng.

-

Tính vô hình của sản phẩm khách sạn DL: Khá với sản phẩm vật chất khác,
khách hàng không thể dùng những thông số vật lý để đo lường hoặc sử dụng
sản phẩm trước khi mua chúng, còn các yếu tố thử nghiệm thì không thể xảy
ra được.
21

Sinh viên: Trần Thị Ngọc Diệp


ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC MARKETING SẢN PHẨM TOUR DU LỊCH ĐỒNG QUÊ
VỀ NAM ĐỊNH CHO CÔNG TY DU LỊCH ECOSEA


-

Tính không thể tách rời khỏi nguồn gốc của sản phẩm khách sạn du lịch
thông qua việc sản xuất, cung ứng và tiêu thụ xảy ra cùng một lúc.

-

Tính mau hỏng của sản phẩm khách sạn du lịch thể hiện ở chỗ nó không thể
hoặc khó có thể dành được.

-

Không thể chuyển quyền sở hữu: Việc chấp nhận và sử dụng một sản phẩm
khách sạn du lịch không có nghĩa là khách hàng đã chiếm được quyền sỏ hữu
về nó, khách hàng trả tiền đối với những sản phẩm dịch vụ mà họ sử dụng.
Trong thực tế khách hàng không mua hàng hoá hay dịch vụ mà họ thực sự

đang mua những giá trị và lợi ích cụ thể từ hàng hoá dịch vụ đem đến có thể chia
sản phẩm dịch vụ ra làm năm mức sau:
-

Mức thứ nhất là sản phẩm cốt lõi hay dịch vụ cơ bản: Đây là mức cơ bản
nhất nó biểu hiện lợi ích căn bản mà khách hàng đang thực sự mua.

-

Mức thứ hai là sản phẩm chủng loại: Mang đến cho khách hàng lợi ích chủng
loại, khách hàng có thể tìm kiếm những sản phẩm dịch vụ phù hợp nhất.


-

Mức thứ ba là sản phẩm trông đợi: Nó được biểu hiện bằng những thuộc tính
và điều kiện người mua mong đợi. Thường là những điều kiện đi kèm theo
sản phẩm cốt lõi cần phải có.

-

Mức thứ tư là sản phẩm phụ thêm: Nó được biểu hiện bằng những dịch vụ và
lợi ích phụ thêm, vì vậy nó là yếu tố để làm cho một dịch vụ khác hơn hẳn so
với các sản phẩm dịch vụ cùng loại.

-

Mức thứ năm là sản phẩm tiềm năng: Nó biểu hiện bằng dịch vụ và lợi ích
phụ thêm sẽ có trong tương lai. Đây là những thứ mà các nhà cung ứng đang
tìm tòi sáng tạo, nhằm đáp ứng tốt hơn những nhu cầu của người tiêu dùng.
Căn cứ vào đoạn thị trường trọng điểm mà doanh nghiệp quyết định sản

phẩm dịch vụ và lợi ích do nó đem lại cho khách hàng. Đối với chiến lược sản phẩm
của một doanh nghiệp khách sạn du lịch phải đảm bảo lựa chọn các sản phẩm sẽ
đưa ra và trả lời câu hỏi sau: Với đối tượng khách hàng nào sản phẩm mới sẽ gặp
22
Sinh viên: Trần Thị Ngọc Diệp


ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC MARKETING SẢN PHẨM TOUR DU LỊCH ĐỒNG QUÊ
VỀ NAM ĐỊNH CHO CÔNG TY DU LỊCH ECOSEA

trên thị trường một nhu cầu lớn nhất? sản phẩm nào đã có kích thích được khách

hàng tiềm năng? Đâu là nhu cầu là sở thích của người tiêu dùng tiềm năng trên thị
trường đối với sản phẩm khách sạn du lịch? Mặt khác chiến lược sản phẩm còn có
chức năng cụ thể hoá số lượng sản phẩm và thị trường mục tiêu. Tuy nhiên không đi
quá sâu vào số lượng mỗi chủng loại sản phẩm dịch vụ sẽ cung cấp cho thị trường,
mà nhiệm vụ của nó là phải đưa ra được ba kích thước của tập hợp sản phẩm: Chiều
dài (tổng số các sản phẩm dịch vụ có trong danh mục mà doanh nghiệp sẽ cung cấp
cho thị trường), chiều rộng (tổng số các nhóm chủng loại sản phẩm dịch vụ khác
nhau của doanh nghiệp), chiều sâu (đó là các phương án chào bán khác nhau của
từng loại sản phẩm có trong danh mục).
Để thực hiện được các yêu cầu trên đây đồng thời ổn định và tăng nhanh việc
bán các sản phẩm dịch vụ nhằm thu được lợi nhuận tối đa doanh nghiệp có thể lựa
chọn hoặc kết hợp cả ba chiến lược sau: Chiến lược hoàn thiện và phát triển sản
phẩm, chiến lược đổi mới chủng loại, chiến lược thiết lập game (mở rộng, hạn chế
hay tách biệt chủng loại).
Chiến lược hoàn thiện và phát triển sản phẩm: Trong trường hợp nhóm sản
phẩm đã có độ dài thích hợp thì người ta có thể điều chỉnh từng phần hay thay đổi
hàng loạt game sản phẩm, kết hợp với việc nhận xét phản ứng của khách hàng đối
với sự đổi mới này.
Chiến lược đổi mới chủng loại: Đây là một trong hướng đi vô cùng quan
trọng đảm bảo cho doanh nghiệp có chiến lược sản phẩm luôn luôn thích ứng với
thị trường.
Chiến lược thiết lập game sản phẩm dịch vụ: Một game sản phẩm dịch vụ
được hiểu là một tổ hợp chiều dài cùng với mức độ hài hoà của các dịch vụ khác
nhau hình thành nên hệ thống các dịch vụ phù hợp với mong muốn của khách hàng
mục tiêu. Vì vậy chiến lược này phải quyết định việc duy trì hay loại bỏ hoặc bổ
sung thêm một hay một vài tên sản phẩm dịch vụ mới trong game sản phẩm dịch vụ
hiện hữu. Có thể hạn chế chủng loại (nếu như quá dài) hoặc mở rộng chủng loại
23
Sinh viên: Trần Thị Ngọc Diệp



×