Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Hoàn thiện chiến lược marketing sản phẩm bãi đậu xe tự động tại công ty TNHH công nghiệp M&H

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (458.39 KB, 78 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ
*****
CHUYÊN ĐỀ
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đề tài:
HOÀN THIỆN CHIẾN LUỢC MARKETING SẢN
PHẨM BÃI ĐẬU XE TỰ ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH
CÔNG NGHIỆP M&H
SINH VIÊN THỰC HIỆN : TRẦN THỊ MINH THỊNH
Lớp : QUẢN LÝ KINH TẾ 49B
MSV : CQ492582
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : PGS.TS. NGUYỄN THỊ NGỌC HUYỀN
Hà Nội – 5/2011
MỤC LỤC
SƠ ĐỒ III
LỜI MỞ ĐẦU IV
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC
MARKETING 1
I.KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING TRONG DOANH NGHIỆP.

1
1.Khái niệm marketing: 1
2.Phân loại marketing: 1
3.Các chức năng của Marketing 2
4.Marketing trong hoạt động thiết kế và xây dựng 3
II.BẢN CHẤT CỦA CHIẾN LƯỢC MARKETING TRONG DOANH NGHIỆP.

4
1.Khái niệm chiến lược và chiến lược marketing 4
2.Vai trò của chiến lược Marketing: 6


3.Nội dung của Chiến lược Marketing 7
III.QUÁ TRÌNH HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING.

10
14
CHƯƠNG II. ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC MARKETING SẢN PHẨM
BÃI ĐẬU XE TỰ ĐỘNG CỦA CÔNG TY CÔNG NGHIỆP M&H .15
I.TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP M&H VÀ SẢN PHẨM
“BÃI ĐẬU XE TỰ ĐỘNG”

15
1.Giới thiệu về công ty TNHH công nghiệp M&H 15
2.Cơ cấu tổ chức của công ty 17
3.Nguồn lực của công ty 21
II.CHIẾN LƯỢC MARKETING SẢN PHẨM “BÃI ĐẬU XE TỰ ĐỘNG” CỦA
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP M&H.

25
1.Chiến lược chung của doanh nghiệp 25
2.Chiến lược sản phẩm 26
3.Chiến lược giá 28
4.Chiến lược phân phối 29
5.Chiến lược xúc tiến hỗn hợp 30
III.ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC MARKETING SẢN PHẨM “BÃI ĐẬU XE”

31
1.Phân tích môi trường bên ngoài 31

2.Phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp 42


 !!"#$%
&'()"#$%*
+,-"#$%./
3.Đánh giá chiến lược marketing sản phẩm bãi đậu xe tự động của công ty công
nghiệp M&H 51
0!!1(--2345-63-7.
0!!-8()-"#$%.
0!!-8()-!.
0!!-8()-$9$.
.0!!-8()-:-58;)$.
IV.NHẬN XÉT VỀ TÌNH HÌNH CỦA DOANH NGHIỆP HIỆN NAY.

54
1.Điểm mạnh và nguyên nhân: 54
2.Điểm yếu và nguyên nhân 56
3.Cơ hội: 57
4.Thách thức: 58
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHIẾN
LƯỢC MARKETING SẢN PHẨM “BÃI ĐẬU XE TỰ ĐỘNG” TẠI
CÔNG TY M&H 59
I.HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING.

59
1.Mục tiêu của doanh nghiệp về sản phẩm “bãi đậu xe tự động” 59
2.Giải pháp với bộ phận nhân sự của công ty 61
3.Chiến lược marketing của công ty M&H 63
II.ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN CÁC CHIẾN LƯỢC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC.
66
1.Điều kiện với con người của tổ chức 66
2.Điều kiện tài chính 67

3.Điều kiện công nghệ 68
4.Điều kiện chính sách của nhà nước 68
KẾT LUẬN 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
BẢNG BIỂU
BẢNG (1): NGUỒN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP 21
BẢNG (2): LƯƠNG CHI CHO NHÂN VIÊN 23
BẢNG (3): TIÊU CHUẨN ĐẬU XE 42
BẢNG (4):TIÊU CHUẨN CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG BÃI ĐẬU XE
TỰ ĐỘNG DO MH-DOLPHIN PARKING CUNG CẤP: 46
SƠ ĐỒ
SƠ ĐỒ (1): TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ 17
SƠ ĐỒ (2): SƠ ĐỒ TỔ CHỨC PHÒNG KINH DOANH 20
SƠ ĐỒ (3): CÁC LOẠI HỆ THỐNG ĐẬU XE TỰ ĐỘNG 43
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế thị trường tất yếu tồn tại cạnh tranh. Nhu cầu của khách
hàng luôn luôn thay đổi và yêu cầu ngày một khắt khe, các doanh nghiệp
muốn tồn tại hay phát triển đều phải biết cách làm mới mình, làm mới sản
phẩm và tạo sự khác biệt. Doanh nghiệp không thể ngồi đợi người tiêu
dùng tự tìm đến với mình như thời kỳ bao cấp mà phải hết sức nỗ lực để
đưa hàng hóa của mình đến với người tiêu dùng, phải tìm mọi cách để đáp
ứng tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng. Marketing được nhắc đến như là
vũ khí của các doanh nghiệp trong cuộc cạnh tranh khốc liệt này. Nhưng từ
lâu nhiều người khi nhắc đến marketing đều cho rằng đó là hoạt động
quảng cáo và lừa đảo. Đó là một quan điểm hoàn toàn nhầm lẫn vì nhờ có
marketing mà doanh nghiệp đã tiếp cận được với thị trường và khách hàng,
sản phẩm được cải tiến và đáp ứng nhu cầu ngày càng tinh tế của người
tiêu dùng. Doanh nghiệp muốn giữ vững vị thế trên thương trường thì bản
thân nó phải biết mình đang theo đuổi cái gì? Một bản chiến lược
marketing sẽ giống như một bản đồ dẫn đường cho doanh nghiệp trong

rừng rậm để đến với mục tiêu. Thông qua chiến lược marketing, doanh
nghiệp có thể phát huy hết tiềm năng, tận dụng những cơ hội và hạn chế
những điểm yếu kém nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trong quá trình
hội nhập.
Quá trình tìm hiểu, tiếp xúc với các phòng ban của công ty TNHH
công nghiệp M&H Em thấy bị thu hút bởi sản phẩm bãi đậu xe tự động mà
công ty đang cung cấp ra thị trường. Nhận thấy rằng mặc dù là một sản
phẩm có cơ hội phát triển lớn nhưng công ty vẫn chưa thực sự tạo được ấn
tượng với khách hàng nên Em đã quyết định lựa chọn đề tài “Hoàn thiện
chiến lược marketing sản phẩm bãi đậu xe tự động tại công ty TNHH
công nghiệp M&H” để nghiên cứu nhằm trau dồi những kiến thức đã học.
Bài chuyên đề thực tập của Em sẽ được trình bày với kết cấu gồm các
chương:
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC
MARKETING.
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC MARKETING SẢN
PHẨM BÃI ĐẬU XE TỰ ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP
M&H.
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC
MARKETING SẢN PHẨM BÃI ĐẬU XE TỰ ĐỘNG TẠI CÔNG TY
TNHH CÔNG NGHIỆP M&H.
Được sự giúp đỡ rất nhiệt tình từ giáo viên hướng dẫn: PGS.TS.
Nguyễn Thị Ngọc Huyền và các nhân viên công ty M&H đặc biệt là phòng
kinh doanh, Em đã có thể tiếp xúc với phần nào thực tế, được học hỏi và
trải nghiệm. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng bài chuyên đề vẫn còn những
thiếu sót mong các thầy cô và bạn đọc đóng góp ý kiến.
Em xin trân thành cám ơn!
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOÀN THIỆN CHIẾN
LƯỢC MARKETING
I. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING TRONG

DOANH NGHIỆP.
1. Khái niệm marketing:
Marketing: xuất hiện gắn liền với trao đổi hàng hóa nhưng không có
nghĩa là marketing xuất hiện đồng thời với sự xuất hiện của trao đổi hàng
hóa. Thực ra tình huống trao đổi xuất hiện marketing khi người ta phải
cạnh tranh để bán hay cạnh tranh để mua. Như vậy marketing xuất hiện là
hậu quả của cạnh tranh. Khi nền đại công nghiệp cơ khí phát triển, thúc đẩy
sản xuất và làm cho cung vượt cầu. Khi đó, các nhà kinh doanh phải tìm
phương hướng tốt hơn để tiêu thụ hàng hóa. Quá trình tìm kiếm trên làm
cho hoạt động marketing ngày càng phát triển.
Khái niệm Marketing xuất hiện trước tiên ở Mỹ vào những năm
1900. Nó được hiểu là một khâu trong hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Nhiều công ty sử dụng Marketing để giúp khâu sản xuất “tống
khứ” đi sản phẩm. Họ quan niệm Marketing chính là việc bán hàng. Đây là
một cách hiểu rất sai lệch nhưng lại đang khá phổ biến trong phạm vi kinh
doanh cũng như trong suy nghĩ của nhiều người. Thực tế, Marketing và bán
hàng rất khác nhau. Bán hàng chỉ tập trung vào việc bán càng nhiều sản
phẩm càng tốt nhưng Marketing được hiểu chính xác là bộ phận tạo ra
khách hàng cho công ty.
Dù có nhiều cách nhìn nhận khác nhau về marketing nhưng tóm lại,
marketing là quá trình làm việc với thị trường để thực hiện các cuộc trao
đổi nhằm thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của con người. Cũng có
thể hiểu marketing là một dạng hoạt động của con người (tổ chức) nhằm
thỏa mãn các nhu cầu và mong muốn thông qua trao đổi.
2. Phân loại marketing:
Marketing được chia ra làm 2 loại:
- Marketing cổ điển: là hình thức marketing mà toàn bộ hoạt động
Marketing chỉ diễn ra trên thị trường trong khâu lưu thông. Thực chất
Marketing cổ điển chỉ chú trọng đến việc tiêu thụ nhanh chóng những hàng
hóa, dịch vụ sản xuất ra và không chú trọng đến khách hàng. Trong điều

kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay nếu chỉ quan tâm đến khâu tiêu thụ
thì chưa đủ mà còn cần quan tâm đến tính đồng bộ của cả hệ thống.
Marketing cổ điển đã được thay thế bằng một lý thuyết khác.
- Marketing hiện đại: Sự ra đời của Marketing hiện đại đã góp phần to
lớn vào việc khắc phục tình trạng khủng hoảng thừa và thúc đẩy khoa học
kỹ thuật phát triển. Marketing hiện đại đã chú trọng đến khách hàng hơn,
coi thị trường là khâu quan trọng nhất của quá trình tái sản xuất hàng hóa
và khách hàng và nhu cầu của họ đóng vai trò quyết định. Mục tiêu tổng
thể của Marketing là tối đa hoá lợi nhuận nhưng biểu hiện trong ngắn hạn
lại là sự thoả mãn thật tốt nhu cầu khách hàng.
3. Các chức năng của Marketing.
- Làm thích ứng sản phẩm với nhu cầu khách hàng: Thông qua việc
nghiên cứu thị trường các thông tin về khách hàng và các yếu tố ảnh hưởng
đến hành vi mua hay quyết định mua của khách hàng, các nhà sản xuất
kinh doanh đã tạo ra những sản phẩm, hàng hóa làm hài lòng khách hàng
ngay cả những người khó tính nhất. Khi sự phát triển càng cao thì đồng
thời với đó là nhu cầu của khách hàng cũng thay đổi theo. Nếu trước kia
nhu cầu của con người chỉ là vật chất thì giời đây nhu cầu đó được nâng
cao theo cấp bậc: xã hội => nhu cầu tự hoàn thiện.
- Chức năng phân phối: bao gồm tất cả các hoạt động nhằm tổ chức sự
vận động tối ưu sản phẩm hàng hóa từ khi nó kết thúc quá trình sản xuất
cho đến khi nó được giao cho những cửa hàng bán lẻ hoặc giao trực tiếp
cho người tiêu dùng. Thông qua chức năng này, những người tiêu thụ trung
gian có khả năng tốt sẽđược phát triển. Ngoài ra nó còn hướng dẫn khách
hàng về các thủ tục ký liên quan đến quá trình mua hàng, tổ chức các tổ vận
tải chuyên dụng, hệ thống kho bãi dự trữ bảo quản hàng hóa Đặc biệt,
chức năng phân phối trong Marketing có thể phát hiện ra sự trì trệ, ách
tắc của kênh phân phối có thể xảy ra trong quá trình phân phối.
- Chức năng tiêu thụ hàng hóa. Chức năng này thâu tóm thành hai
hoạt động lớn: kiểm soát giá cả và các nghiệp vụ bán hàng, nghệ thuật bán

hàng.
- Các hoạt động yểm trợ. Thông qua việc hỗ trợ cho khách hàng,
Marketing giúp doanh nghiệp thoả mãn tốt hơn nhu cầu khách hàng và là
công cụ cạnh tranh hiệu quả khi mà việc tối ưu hóa chi phí dẫn đến việc
khó có thể cạnh tranh bằng giá. Các hoạt động yểm trợ có thể kểđến như
quảng cáo, khuyến mại, tham gia hội trợ, triển lãm và nhiều hoạt động dịch
vụ khách hàng khác.
4. Marketing trong hoạt động thiết kế và xây dựng.
Theo quan điểm của Marketing thì thị trường xây dựng là tập hợp
những khách hàng hiện có và tiềm năng của doanh nghiệp xây dựng bao
gồm các chủ đầu tư có nhu cầu về xây dựng công trình sẵn sàng và có khả
năng tham gia vào việc trao đổi để thoả mãn nhu cầu hoặc mong muốn đó.
a. Đặc điểm thị trường xây dựng:
Hoạt động thi công xây lắp công trình xây dựng của doanh nghiệp
xây dựng cũng là hoạt động sản xuất hàng hoá đặc biệt vì thế các hoạt động
diễn ra trên thị trường xây dựng có các đặc điểm chung của thị trường hàng
hoá khác. Song Nó còn nhiều đặc điểm riêng của đấu thầu xây dựng,
thương thảo kí kết hợp đồng xây dựng…
- Trên thị trường xây dựng, sản phẩm là hàng hoá đặc biệt, có tính đơn
chiếc, giá cả cao và gắn liền với đặc điểm địa lý.
- Chủ đầu tư tự chọn người nhận thầu. Kí kết hợp đồng xây dựng
chính là biểu hiện của sự gặp nhau giữa cung và cầu, và là kết quả của sự
thương lượng, thoả thuận giữa một bên là chủ đầu tư và một bên là các
doanh nghiệp nhận thầu xây dựng.
b. Đặc điểm của marketing xây dựng.
Do chủ đầu tư khi mua sản phẩm thì chưa được nhìn thấy sản phẩm
mình mua nên Marketing phải có nhiệm vụ quảng cáo, thuyết phục chủ đầu
tư thấy được rằng giá cả mà nhà thầu đưa ra là hợp lý, biện pháp thi công
đảm bảo chất lượng và đúng thời gian qui định, hơn so với các doanh
nghiệp khác (về mặt cônh nghệ, chất lượng một số công trình đã thi công,

đội ngũ công nhân lành nghề ).
Hoạt động Marketing trong các doanh nghiệp xây dựng hiện nay vẫn
là những vấn đề khá mới mẻ. Do hoạt động xây dựng có nhiều đặc điểm
mang tính đặc thù riêng so với sản xuất hàng tiêu dùng cho nên việc áp
dụng Marketing căn bản vào lĩnh vực xây lắp trên cơ sở không thể tách rời
những đặc điểm về sản phẩm và quá trình sản xuất ra sản phẩm xây dựng là
việc hoàn toàn đúng đắn.
Marketing xây dựng chịu sự ảnh huởng mạnh mẽ của đường lối,
chính sách xây dựng kinh tế, xã hội của Đảng và Nhà Nước. Việc cạnh
tranh trong xây dựng phải diễn ra lành mạnh, hài hoà các lợi ích và chú ý
đến lợi ích quốc gia.
Các doanh nghiệp xây dựng cũng phải tiến hành hoạt động
Marketing một cách thường xuyên và liên tục nhưng có thể phân thành 2
giai đoạn:
- Chưa có và đã có đối tượng tranh thầu.
- Đấu thầu.
Marketing xây dựng là Marketing trực tiếp với khách hàng, tức là
nhằm vào từng chủ đầu tư cụ thể vì sản phẩm xây dựng chỉ được sản xuất
khi có người mua cụ thể.
Mục tiêu quan trọng nhất của Marketing trong doanh nghiệp xây
dựng là tìm ra nhiều hợp đồng xây dựng, thắng thầu nhiều hơn từ đó sẽ
tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Các hoạt động Marketing của doanh nghiệp xây dựng bao gồm các
hoạt động: điều tra, khảo sát nhu cầu về một loại hình xây dựng nào đó
(cầu, đường, tòa nhà văn phòng, bãi đậu xe ) kí kết hợp đồng xây dựng,
thiết kế tổ chức thi công các công trình, bàn giao đưa công trình vào sử
dụng. Việc làm cho sản phẩm thích ứng với nhu cầu của thị trường trong
doanh nghiệp xây dựng chính là việc tuân thủ thiết kế, đảm bảo yêu cầu về
thời gian xây dựng, đảm bảo chất lượng công trình theo đúng hợp đồng đã
kí. Ngoài ra các doanh nghiệp xây dựng cũng cần tạo ra những ảnh hưởng

tích cực đến các điều kiện thị trường bằng việc quảng cáo cho doanh
nghiệp, xây dựng các mối quan hệ với các chủ đầu tư, cơ quan quản lý đầu
tư và xây dựng
II. BẢN CHẤT CỦA CHIẾN LƯỢC MARKETING TRONG
DOANH NGHIỆP.
1. Khái niệm chiến lược và chiến lược marketing.
a. Khái niệm chiến lược:
Theo cách tiếp cận truyền thống, chiến lược là việc xác định mục
tiêu cơ bản dài hạn của doanh nghiệp và thực hiện chương trình hành động
cùng với việc phân bổ các nguồn lực cần thiết để đạt được mục tiêu ấy. Cụ
thể hơn, có quan niệm cho rằng: chiến lược là một chương trình hành động
tổng quát, dài hạn, hướng toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp tới việc đạt
được các mục tiêu đã xác định.
Mintzberg lại tiếp cận chiến lược theo cách hoàn toàn mới, Ông cho
rằng chiến lược là một mẫu hình trong dòng chảy các quyết định và chương
trình hành động. Vì vậy, theo ông chiến lược có thể có nguồn gốc từ bất kỳ
vị trí nào, nơi nào mà người ta có khả năng học hỏi và có nguồn lực trợ
giúp cho nó. Trong thực tế chiến lược của các doanh nghiệp là sự kết hợp
giữa dự định và đột biến.
Một doanh nghiệp bất kỳ muốn hoạt động được đều cần có chiến
lược. Chiến lược là một xâu chuỗi, một loạt những hoạt động được thiết kế
nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh lâu dài so với các đối thủ. Trong môi trường
hoạt động của một công ty, bao gồm cả thị trường và đối thủ, có chiến lược
sẽ giúp công ty có một cách ứng xử nhất quán. Chiến lược thể hiện một sự
chọn lựa, một sự đánh đổi của công ty mà giới chuyên môn thường gọi là
định vị chiến lược.
b. Chiến lược marketing.
Để tăng doanh số bán hàng, tăng khả năng cạnh trạnh hay chính là
tăng lợi nhuận và duy trì sự phát triển của mình, mọi doanh nghiệp đều
phải hướng đến tương lai với nhưng mục tiêu cần đạt tới và những cách

thức để đạt được mục tiêu đó. Ngày nay, việc quản lý dựa trên những kinh
nghiệm trực giác và sự suy đoán chủ quan không phải là cách tốt cho một
nhà quản lý dùng để điều hành doanh nghiệp của mình. Doanh nghiệp cần
tiến hành khai thác thông tin về nhu cầu người thị tiêu dùng đối với sản
phẩm của mình đang kinh doanh và các đối thủ hiện có và tiềm năng trên
thị trường. Căn cứ vào lượng thông tin đã thu thập ở trên Công ty tiến hành
phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường trọng điểm và sử dụng phối hợp
các công cụ Marketing. Bằng việc thiết lập chiến lược Marketing các hoạt
động Marketing của Công ty được thực hiện theo một quy trình có hướng
đích cụ thể phù hợp với những đặc điểm thị trường của Công ty.
Chiến lược Marketing của doanh nghiệp được Philip Kotler định
nghĩa: “Chiến lược marketing là hệ thống luận điểm logic, hợp lý làm căn
cứ chỉ đạo một đơn vị tổ chức tính toán cách giải quyết những nhiệm vụ
Marketing của mình Nó bao gồm các chiến lược cụ thể đối với các thị
trường mục tiêu, đối với phức hệ Marketing và mức chi phí cho Marketing”
Cũng có thể coi chiến lược Marketing thực chất là Marketing mix và
thị trường trọng điểm (theo Marketing thương mại): “Chiến lược là sự kết
hợp đồng bộ mang tính hệ thống giữa Marketing hỗn hợp và thị trường
trọng điểm. Các tham số Marketing hỗn hợp được xây dựng và hướng tới
một nhóm khách hàng (thị trường trọng điểm) cụ thể”. Marketing hỗn hợp
hay Marketing mix ở đây bao gồm: Chiến lược sản phẩm, chiến lược giá,
chiến lược phân phối, chiến lược xúc tiến.
Chiến lược Marketing xây dựng là một tập hợp các đề xuất chung
nhất, cơ bản nhất để hướng dẫn và chỉ đạo các hoạt động Marketing của
doanh nghiệp xây dựng, bao gồm các công việc: phân tích và lựa chọn thị
trường mục tiêu của Marketing, ra quyết định và các biện pháp để đạt được
mục tiêu Marketing ứng với từng tình huống và hoàn cảnh cụ thể trong một
thời gian nhất định.
2. Vai trò của chiến lược Marketing:
Chiến lược marketing là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành

công hay thất bại của hoạt động marketing trong doanh nghiệp. Nằm trong
chiến lược chung của doanh nghiệp, chiến lược Marketing thể hiện sự cố
gắng của Công ty nhằm đạt tới một vị trí mong muốn xét trên vị thế cạnh
tranh và sự biến động của môi trường kinh doanh.
- Chiến lược Marketing giúp doanh nghiệp tìm kiếm những thông tin
hữu ích về thị trường, có điều kiện mở rộng thị trường và tăng quy mô kinh
doanh.
- Nhờ có chiến lược Marketing các hoạt động của doanh nghiệp được
thực hiện một cách đồng bộ, doanh nghiệp sẽ tiếp cận với thị trường tiềm
năng, chinh phục và lôi kéo khách hàng và có thể nói rằng chiến lược
Marketing là cầu nối giúp doanh nghiệp gần hơn với thị trường.
- Quản trị chiến lược Marketing sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ mục
đích và hướng đi, cụ thể là việc xây dựng các chiến lược Marketing mix
cho thị trường mục tiêu. Chính điều này gắn kết mọi cá nhân, mọi bộ phận
bên trong tổ chức cùng đồng tâm hiệp lực để đạt mục đích chung.
- Hoạch định chiến lược Marketing giúp doanh nghiệp nắm vững cơ
hội, nguy cơ, hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của mình trên cơ sở đó có khả
năng đối phó với những biến động của thị trường.
3. Nội dung của Chiến lược Marketing.
a. Mục tiêu chiến lược marketing của doanh nghiệp.
Mục tiêu là cái đích cần đạt đến của bất kỳ doanh nghiệp nào kể cả
đó là doanh nghiệp hoạt động vì lợi nhuận hay phi lợi nhuận. Tuy nhiên với
mỗi một doanh nghiệp có thể đặt ra cho mình cái đích khác nhau. Mục tiêu
có thể chung chung đại khái như "phấn đấu tăng thị phần", "phấn đấu kinh
doanh đạt hiệu quả cao", "phấn đấu tăng doanh thu" hay "trở thành doanh
nghiệp dẫn đầu thị trường"… Mục tiêu cũng có đều sẽ chẳng giúp doanh
nghiệp đi đến đâu nếu Nó không chỉ ra được những con số cụ thể: tăng
doanh số bao nhiêu? Trong thời gian bao lâu? Tăng bằng cách nào? Chi phí
đầu tư sẽ ra sao? Đối tượng khách hàng sẽ hướng đến là ai? Từ quan điểm
trên, mục tiêu marketing là mục tiêu có thể hiểu là mục tiêu cụ thể hơn,

ngắn hạn hơn của mục tiêu chung của doanh nghiệp. Đó được là những số
liệu cụ thể về:
• Doanh thu và lợi nhuận
• Thị trường và thị phần
• Thương hiệu và định vị thương hiệu
Một cách nhìn khác của mục tiêu marketing:
• Duy trì phát triển kinh doanh.
• Tạo sự khác biệt cho thương hiệu
• Tối ưu hóa lợi nhuận
• Duy trì và cải thiện quan hệ khách hàng
Muốn xây dựng được mục tiêu marketing thì các nhà hoạch định
phải đáp ứng được tiêu chuẩn SMART:
• S = Specific: Cụ thể, rõ ràng. Ví dụ như: tăng thị phần bao nhiêu
phần trăm? Tăng doanh số bao nhiêu triệu đồng? Trong bao nhiêu tháng,
năm? Bằng cách nào? Nguồn vốn là bao nhiêu? Ai cấp? Nhân lực huy động
bao nhiêu? Từ đâu?
• M = measurable: Có thể đo đếm được. Ví dụ như: %; USD, Đồng;
giờ, ngày, tháng; kg; tấn… để dễ dàng so sánh được khi kết thúc một
chương trình hay một năm hoạt động.
• A = Achievable: Có thể đạt được.
• R = Realistic: Thực tế. Mục tiêu đề ra phải phù hợp với điều kiện
của công ty. Một doanh nghiệp nhỏ không thể huy động một nguồn vốn
khổng lồ, nguồn nhân lực lớn, thách thức với đối thủ là các doanh nghiệp
dẫn đầu thị trường…
• T = Timed: Có hạn mức thời gian. Đây là mục tiêu cự kỳ quan trọng.
Bất kỳ chiến lược nào đều cần có mở đầu và kết thúc. Không thể có chiến
lược mãi mãi không dừng lại. Đưa ra một khoảng thời gian để làm động lực
phấn đấu.
Mục tiêu chiến lược Marketing của doanh nghiệp thiết kế và xây
dựng chính là các bản kế hoạch tương lai mà doanh nghiệp phải phấn đấu

để đạt tới, nếu không sẽ bị dậm chân tại chỗ hoặc bị phá sản. Mục tiêu
chiến lược thường là dài hạn, mà nhờ đó có thể làm thay đổi vị trí của
doanh nghiệp trong quá trình cạnh tranh trên thị trường xây dựng.
b. Marketing mix
Theo Philip Kotler – nhà quản trị marketing nổi tiếng có định nghĩa:
“Marketing mix là tập hợp những công cụ marketing mà công ty sử dụng
để đạt được các mục tiêu trong thị trường đã chọn. Các công cụ marketing
được pha trộn và kết hợp với nhau thành một thể thống nhất để ứng phó
với những khác biệt và thay đổi trên thị trường. Có thể nói, marketing mix
là một giải pháp có tính tình thế của công ty”.
i. Chiến lược sản phẩm:
Chiến luợc về sản phẩm là nền tảng của marketing hỗn hợp, được
xác định dựa trên kế hoạch kinh doanh quy mô lớn hơn dành cho sản phẩm
mới và chiến lược marketing tổng thể cho mọi sản phẩm đang có của doanh
nghiệp.
Khi xem xét chính sách sản phẩm, doanh nghiệp có hàng loạt các
quyết định mà mỗi công ty đều phải quan tâm đó là: quyết định về nhãn
hiệu, quyết định liên quan đến bao goí và dịch vụ quyết định về chủng loại
và danh mục sản phẩm, các quyết định liên quan đến thiết kế và marketing
sản phẩm mới và các quyết định marketing liên quan đến chu kỳ sống của
sản phẩm. Để hình thành các quyết định trên các nhà quản trị marketing
cần có đầy đủ các thông tin cần thiết từ phía khách hàng - thị truờng đối thủ
cạnh tranh và cân nhắc từ phía công ty.
ii. Chiến lược giá:
Mục đích marketing chỉ thực sự thành công khi các nhà marketing
xây dựng cho mình một chiến lược giá cụ thể. Chiến lược giá giúp doanh
nghiệp thích ứng một cách nhanh chóng với những thay đổi về cầu, về chi
phí, khai thác tối đa những cơ hội xuất hiện trong từng giao dịch và phản
ứng kịp thời với những thủ đoạn cạnh tranh về giá của các đối thủ cạnh
tranh. Tùy vào từng thời kỳ, thời điểm của sản phẩm mà các chuyên gia

marketing xây dựng những chiến lược khác nhau về giá.
Giá là biến số duy nhất của marketing – mix tạo doanh thu cho
doanh nghiệp. Các quyết định về giá luôn gắn với các kết quả tài chính của
doanh nghiệp. Thông tin về giá luôn giữ vị trí quan trọng trong việc đề xuất
các quyết định kinh doanh. Khi lập các chiến lược giá các nhà hoạch định
chiến lược marketing cần xác định được 4 nội dung cơ bản:
- Nắm bắt và dự báo một cách chính xác mức độ ảnh hưởng của các
nhân tố tác động đến các quyết định về giá.
- Xác định mức giá chào hàng, giá bán, giá sản phẩm mới, khung giá,
giá giới hạn, thời hạn thanh toán… Đó là việc xác định những mức giá cụ
thể cho từng mặt hàng, kiểu kênh phân phối, thời gian và địa điểm phân
phối, phương thức thanh toán. Việc tìm kiếm các phương pháp định giá
khoa học là vấn đề quan trọng nhất của nội dung này.
- Ra các quyết định về điều chỉnh và thay đổi giá theo môi trường kinh
doanh luôn biến đổi.
- Lựa chọn những ứng xử thích hợp trước những hoạt động cạnh tranh
qua giá cả.
iii. Chiến lược phân phối.
Theo quan điểm của marketing, kênh phân phối là một tập hợp các
doanh nghiệp và cá nhân độc lập và phụ thuộc lẫn nhau tham gia vào quá
trình đưa hàng hóa từ người sản xuất tới người tiêu dùng. Nhờ có mạng
lưới phân phối mà khắc phục được những khác biệt về thời gian, địa điểm
và quyền sở hữu giữa người sản xuất với người tiêu dùng các hàng hóa và
dịch vụ.
Vấn đề quan trọng đối với các doanh nghiệp là lựa chọn được kênh
phân phối thích hợp cho các sản phẩm của họ. Mỗi doanh nghiệp có thể lựa
chọn các kênh phân phối khác nhau để đưa hàng hóa của họ đến người tiêu
dùng cuối cùng. Nói cách khác, các nhà hoạch định chiến lược cần phải xây
dựng lựa chọn kênh phân phối phù hợp với sản phẩm của mình. Để xác
định những căn cứ lựa chọn kênh phân phối tối ưu các nhà marketing cần

trả lời câu hỏi: Mục tiêu của kênh phân phối là gì? Khách hàng mục tiêu có
những đặc điểm gì? Sản phẩm cung cấp khác với sản phẩm khác ở chỗ
nào? Các trung gian thương mại nào sẽ tham gia vào hoạt động của kênh
phân phối? Đối thủ cạnh tranh đã và sẽ áp dụng kênh phân phối nào?
Nguồn lực của doanh nghiệp để xây dựng kênh phân phối như thế nào? Và
môi trường marketing ảnh hưởng thế nào đến kênh phân phối sẽ áp dụng?
iv. Chiến lược xúc tiến hỗn hợp:
Xúc tiến hỗn hợp là một trong 4 công cụ chủ yếu của marketing mix
mà doanh nghiệp có thể sử dụng để tác động và thị trường mục tiêu nhằm
đạt được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Xét về bản chất, xúc tiến
hỗn hợp chính là truyền tin về sản phẩm và doanh nghiệp tới khách hàng để
thuyết phục họ mua. vì vậy đây có thể gọi là các hoạt động truyền thông
marketing. Một số dạnh chủ yếu thường được các tổ chức áp dụng là:
quảng cáo, khuyến mại, tuyên truyền (PR), bán hàng cá nhân.
III. QUÁ TRÌNH HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING.
1. Đánh giá chiến lược marketing.
Đánh giá chiến lược là một trong những công việc quan trọng nhất
quyết định chiến lược có được thực thi hay không. Các nhà hoạch định
chiến lược thông thường sẽ đưa ra nhiều phương án để đem gia đánh giá và
lựa chọn phương án được coi là tối ưu nhất. Cần có sự so sánh các chiến
lược giải pháp với nhau, đưa ra các lý do tại sao các chiến lược này không
thực hiện được và từ đó để có thể có biện pháp thay thế. Các chiến lược có
được lựa chọn hay không còn phải dựa trên các tiêu trí:
- Tính hợp lý của chiến lược đưa ra: Một chiến lược được thông qua
phải dựa trên tình hình tài chính, khả năng nhân sự, quy mô của doanh
nghiệp. Chiến lược marketing phải có các bước đi cụ thể để tới được mục
tiêu.
- Tính hiệu quả của chiến lược: Chiến lược đưa ra có hiệu quả hay
không phải là kết quả của quá trình nghiên cứu thị trường, phân tích đưa ra
những đánh giá nhận xét. Chiến lược marketing để thỏa mãn nhu cầu của

thị trường nhưng đồng thời phải đảm bảo mục tiêu của doanh nghiệp. Nói
đến cùng thì chiến lược marketing cũng vì mục đích lợi nhuận cho nên yếu
tố thị trường và doanh nghiệp phải được kết hợp hài hòa.
- Đánh giá chất lượng sản phẩm: Chất lượng sản phẩm là yếu tố quyết
định đến việc khách hàng có tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp hay
không do đó khi chiến lược marketing được lựa chọn cần phải đáp ứng
được các chỉ tiêu như:
• Tính thích ứng của sản phẩm với thị trường và điều kiện của công
ty.
• Sản phẩm phải tạo ra được ưu thế cạnh tranh so với các hãng
khác trong cùng ngành.
• Sản phẩm phải là sự kết hợp bảo đảm tính liên kết giữa các phần
của chiến lược.
- Đánh giá về lựa chọn giá: Doanh nghiệp sẽ lựa chọn mức giá là bao
nhiêu cần phải được tính toán và đánh giá một cách hợp lý trên điều kiện
hoàn cảnh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải biết được khả năng sinh
lời chắc chắn của chiến lược là bao nhiêu, độ rủi ro là bao nhiêu… để có
các phương pháp hạch toán chi phí hợp lý, xây dựng các nguồn vốn đầu tư
khả thi…
Muốn đánh giá được một chiến lược có khả thi hay không các nhà
Quản Lý cần phải vận dụng tổng hợp rất nhiều các công cụ toán và điều đó
gây tốn kém thời gian. Việc áp dụng sự tiến bộ của công nghệ sẽ đẩy nhanh
tốc độ đánh giá chiến lược đó. Các phương án sau đánh giá có thể dẫn
doanh nghiệp đến nhiều quyết định:
• Nếu chiến lược nào ưu thế hơn, doanh nghiệp sẽ lựa chọn chiến
lược đó. Phần nào của chiến lược còn yếu kém thì doanh nghiệp
cần đưa ra biện pháp khắc phục nhằm hoàn thiện chiến lược.
• Nếu chiến lược chưa chắc chắn nhưng nằm trong phạm vi rủi ro
mà doanh nghiệp cho phép thì doanh nghiệp vẫn có thể chấp nhận
và đưa ra các biện pháp khắc phục rủi ro.

• Nếu chiến lược đưa ra không thỏa mãn những yêu cầu đánh giá
thì doanh nghiệp cần phải xem xét lại các yếu tố của chiến lược
như: mục tiêu, nguồn lực doanh nghiệp…
Sau khi chiến lược được thông qua, các yếu tố còn hạn chế của chiến
lược sẽ được đưa ra hoàn thiện, nếu không có biện pháp để hoàn thiện hay
biện pháp hoàn thiện là quá tốn kém và khó thực hiện thì người ta coi đó là
sự lựa chọn tốt nhất. Vì thực tế không có một chiến lược hoàn hảo mà chỉ
có một chiến lược phù hợp nhất.
Kết quả của việc đánh giá chiến lược là các phương án giúp cho
chiến lược được hoàn thành và có tính hiệu quả hơn. Các nhà đánh giá
chiến lược thông thường đều là những người tạo ra chiến lược nên chiến
lược mất tính khách quan của nó. Dưới con mắt của người ngoài chiến lược
marketing được đánh giá một cách đầy đủ và có chân thật hơn. Chiến lược
marketing trong các thời điểm khác nhau có thể khác nhau nên các nhà
quản trị marketing cũng cần thường xuyên cập nhật thông tin, đánh giá và
chỉnh sửa chiến lược của mình để cho phù hợp với mục tiêu của doanh
nghiệp và nhu cầu thị trường.
2. Các bước hoàn thiện chiến lược marketing.
Quá trình đánh giá chiến lược Marketing bao gồm các bước:
- Bước 1: Phân tích môi trường kinh doanh của công ty.
- Bước 2: Đánh giá các mục tiêu marketing của công ty.
- Bước 4: Đưa ra các giải pháp hoàn thiện chiến lược.
- Bước 5: Thiết lập các điều kiện để hoàn thiện chiến lược giải
pháp.
3. Điều kiện hoàn thiện chiến lược marketing của công ty
a. Mục tiêu của Công ty.
Muốn thực hiện kinh doanh có hiệu quả cần phải có tư duy chiến
lược và mục đích hành động, nhất là trong Marketing cụ thể của doanh
nghiệp. Mục tiêu của doanh nghiệp là các kết quả mong muốn mà doanh
nghiệp phấn đấu để đạt được bao gồm cả mục tiêu dài hạn và mục tiêu

ngắn hạn. Tùy trong từng thời điểm và hoàn cảnh khác nhau mà có các mục
tiêu ưu tiên khác nhau. Mỗi một doanh nghiệp cần xác định cho mình mục
tiêu kinh doanh để tập hợp sức mạnh của cả doanh nghiệp, tạo ra sự nhất
quán và thống nhất cao. Các mục tiêu này ảnh hưởng trực tiếp đến việc lựa
chọn chiến lược marketing của doanh nghiệp cho nên các mục tiếu đó cần
được phân tích để xác định chiến lược nào phù hợp.
b. Nguồn lực của Công ty.
Nguồn lực của Công ty là các yếu tố mang tính chủ quan có thể kiểm
soát được ở một mức độ nào đó mà doanh nghiệp sử dụng để khai thác cơ
hội kinh doanh và thu lợi nhuận. Tiềm lực không phải là nguồn bất biến
nhưng có quyết định chủ yếu đến sự thành công hay thất bại của mỗi tổ
chức. Nó thay đổi liên tục và tác động trực tiếp tới các quyết định của
doanh nghiệp. Phân tích tiềm lực của doanh nghiệp giúp cho các nhà lãnh
đạo đưa ra những lựa chọn sáng suốt trong thời điểm hiện tại và xây dựng
những mục tiêu rõ ràng cho tương lai, đảm bảo cho doanh nghiệp luôn
thích nghi được với những thay đổi của môi trường.
Các nguồn lực mà một tổ chức không thể bỏ qua khi muốn đưa ra
được những bản chiến lược hoàn hảo:
- Tiềm lực tài chính: Là một yếu tố phản ánh sức mạnh của doanh
nghiệp thông qua khối lượng nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động
được và khả năng phân phối, quản lý có hiệu quả nguồn vốn đó.
- Tiềm năng con người: Con người là yếu tố quan trọng hàng đầu để
đảm bảo thành công của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Họ vừa là yếu tố
giúp doanh nghiệp phát triển nhưng vừa là yếu tố làm cho doanh nghiệp bị
trì trệ. Chính vì thấy quản lý con người là một nhiệm vụ yêu cầu rất cao kỹ
năng của các nhà lãnh đạo.
- Tiềm lực vô hình: Là tiềm lực không thể lượng hóa được một cách
trực tiếp mà phải thông qua các tham số trung gian. Tiềm lực vô hình tạo
nên sức mạnh của doanh nghiệp trong hoạt động thương mại. Sức mạnh
này thể hiện ở khả năng ảnh hưởng và tác động đến sự lựa chọn chấp nhận

và quyết định mua hàng của khách hàng. Các yếu tố có thể được coi là tiềm
lực vô hình bao gồm: hình ảnh, uy tín, thương hiệu, mối quan hệ xã hội
của ban lãnh đạo.
- Khả năng kiểm soát nguồn hàng và kho bãi hợp lý: Yếu tố này ảnh
hưởng đến đầu vào của doanh nghiệp và tác động mạnh mẽ đến kết quả
thực hiện chiến lược kinh doanh cũng như ở khâu cuối cùng là tiêu thụ sản
phẩm.
- Trình độ tổ chức quản lý: là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp.
Ngoài ra tiềm lực của doanh nghiệp còn có nhiều yếu tố khác cấu
thành, tuỳ theo mỗi doanh nghiệp với những điều kiện khác nhau mà tiềm
lực nào sẽ được ưu tiên. Vấn đề ở chỗ doanh nghiệp biết rõ điểm mạnh
điểm yếu của mình để nắm bắt tốt hơn những cơ hội kinh doanh.

CHƯƠNG II. ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC MARKETING
SẢN PHẨM BÃI ĐẬU XE TỰ ĐỘNG CỦA CÔNG TY
CÔNG NGHIỆP M&H.
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP M&H VÀ
SẢN PHẨM “BÃI ĐẬU XE TỰ ĐỘNG”
1. Giới thiệu về công ty TNHH công nghiệp M&H.
- Tên Công ty: CÔNG TY TNNH CÔNG NGHIỆP M&H
- Trụ sở tại Hà Nội. Địa chỉ: 37 Lê Văn Hưu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
- Văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh. Địa chỉ: P5A, Tầng 5, số
256 Nguyễn Thị Minh Khai, P6, Q3, TP HCM
- Xưởng dịch vụ tại Hà Nội: Địa chỉ: Km 12, Quốc Lộ 1A, Văn Điển,
Thanh Trì, Hà Nội
- Xưởng dịch vụ tại TPHCM: Địa chỉ: số 22, quốc lộ 1 A, Tổ 3, khu số
6, Phường linh trung, Quận thủ Đức, TP. HCM
- Nhà máy: Khu Công nghiệp Quang Minh, Hà Nội
a. Quá trình hình thành và phát triển.

Công ty M&H được thành lập năm 1998, bắt đầu từ việc kinh doanh
thiết bị xây dựng, M&H đã mở rộng lĩnh vực kinh doanh của mình sang
các lĩnh vực chính là sản xuất, thi công cũng như cung cấp các dịch vụ có
liên quan. Công ty hiện có khoảng 100 nhân viên, các văn phòng tại Hà
Nội, Hồ Chí Minh, Quảng Ngãi, Nhà máy sản xuất tại Khu công nghiệp
Quang Minh, Vĩnh Phúc, Xưởng dịch vụ tại Hà Nội, Hồ Chí Minh.
1994: Bắt đầu tham gia vào lĩnh vực xây dựng nhưng cho đến tận
năm 1998 công ty mới chính thức được thành lập
2001: Trở thành nhà thầu phụ thi công nền móng cho các công trình
và mở văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh
2002: Bắt đầu sản xuất trạm trộn bê tong
2003: Bắt đầu sản xuất thiết bị khoan nền móng với sản phẩm đầu
tiên là đầu khoan rời, tham gia dự án nền móng lớn nhất với 7 thiết bị
khoan
2004: Cung cấp trạm trộn bê tông đầm lăn đầu tiên ở Việt Nam cho
dự án thủy điện Pleikrong
2005: Tham gia làm thầu phụ thi công bê tông cho 2 nhà thầu Nhật
Bản OBAYASHI-SUMITOMO/SHIMIZU-SUMITOMO MITSUI tại 2
cầu lớn.
2006: Mở văn phòng đại diện tại tỉnh Quảng Ngãi, liên doanh với
nhà thầu RUSKIN CONSTRUCTION – Canada thi công một trong những
hạng mục khoan hạ phức tạp nhất tại Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. Bắt
đầu xây dựng nhà máy với diện tích 14.000 m
2
tại Khu công nghiệp Quang
Minh - Vĩnh Phúc
2007: Đánh dấu một bước tiến quan trọng đối với công ty khi sản
xuất hệ thống đỗ xe tự động đầu tiên ở Việt Nam và được trưng bày tại
triển lãm CON-BUILD 2007, cùng với năm đó công ty cũng mở thêm một
xưởng dịch vụ kỹ thuật tại TP. Hồ Chí Minh. Ký thỏa thuận làm đại lý độc

quyền tại Việt Nam trong lĩnh vực nghiền sàng đá, sản xuất cát nhân tạo
với Tập đoàn ASTEC – Mỹ
2008: Ký thỏa thuận làm đối tác độc quyền của DOLPHIN
PARKING – Hà Lan tại toàn Châu Á về công nghệ đỗ xe tự động tiêu
chuẩn Châu Âu. Cung cấp thiết bị sản xuất cát nhân tạo đầu tiên của
ASTEC cho dự án thủy điện. Kết hợp với Công ty Isherwood - công ty
thiết kế nền móng hàng đầu Bắc Mỹ tham gia thiết kế một số công trình tại
Việt Nam. Tham dự triển lãm CON-BUILD 2008 với công nghệ và thiết bị
thi công cọc đá dăm
2009: Ký thỏa thuận làm nhà phân phối độc quyền của hãng cẩu
SENNEBOGEN (Đức) tại Việt Nam. Ký kết hợp đồng cung cấp thiết bị đỗ
xe tự động DOLPHIN PARKING- HÀ LAN. Cung cấp thiết bị sàng tần số
cao đầu tiên của ASTEC tại Việt Nam.
2010: M&H tham gia triển lãm ConBuild Việt Nam 2010 tại trung
tâm triển lãm Giảng Võ - Hà Nội ngày 1 tháng 12 năm 2010.
b. Chức năng và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty:
- M&H sản xuất và cung cấp trạm trộn bê tông thương phẩm, bê tông
lạnh, bê tông đầm lăn với các cấu hình khác nhau như trạm cố định, trạm di
động và trạm tháp, không chỉ đáp ứng được các công trình nhà cao tầng và
hệ thống các cầu cảng mà nó còn đảm bảo tính hiệu quả (tiết kiệm nguyên
vật liệu, cơ chế hoạt động đơn giản ) và tối ưu (công xuất lớn hơn cả các
máy nhập khẩu nước ngoài, giá thành giảm hơn đến 30%, tiết kiệm tối đa
được tối đa chi phí xuất nhập khẩu, chi phí nhân công trên công trường) và
điều quan trọng nhất là phù hợp với điều kiện thi công của Việt Nam.
- Với kinh nghiệm của M&H cùng các đối tác nước ngoài, Công ty đã
cung cấp giải pháp trọn gói từ thiết kế, thi công đến cung cấp thiết bị cho
xây dựng tầng hầm cùng hệ thống “đỗ xe tự động” theo tiêu chuẩn Châu
Âu. Kết hợp với các đối tác từ Anh, Mỹ, Canada, Australia và Hà Lan,
M&H đã đưa vào thị trường một sản phẩm mới, làm thay đổi cách thức
thiết kế, thi công nhà cao tầng.

- Công ty là nhà lắp ráp độc quyền của hãng Dolphin Parking - Hà
Lan trên toàn khu vực Châu Á. M&H cũng cung cấp các dịch vụ bảo trì,
bảo dưỡng hoặc bảo hành trọn đời cho sản phẩm. Các hoạt động bảo trì,
bảo dưỡng do các chuyên gia đã được đào tạo tại Việt Nam và Hà Lan theo
đúng quy trình và tiêu chuẩn của hãng Dolphin Parking đảm nhiệm.
- M&H không đơn giản chỉ sản xuất, cung cấp thiết bị mà mục tiêu
của công ty là trở thành một đơn vị hàng đầu Việt Nam trong việc tư vấn,
cung cấp giải pháp, thiết bị, chuyển giao công nghệ thi công để luôn song
hành cùng các nhà thầu nền móng như một đối tác tin cậy nhất.
2. Cơ cấu tổ chức của công ty.
SƠ ĐỒ (1): TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ
b. Chức năng quyền hạn quản lý của từng phòng ban
Trong bộ máy quản lý, mỗi phòng ban đều có các chức năng, nhiệm
vụ riêng trong mối quan hệ thống nhất cụ thể.
i. Ban quản trị:
- Giám đốc: là người sáng lập ra công ty, có chức năng điều hành và
giám sát mọi hoạt động của Công ty, ra các quyết đinh quan trọng và chịu
trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Công ty.
- Phó Giám đốc (kiêm giám đốc điều hành) thay mặt Giám đốc giải
quyết các công việc thuộc phạm vi, quyền hạn do Giám đốc phân công
hoặc uỷ nhiệm. Lên kế hoạch, mục tiêu chiến lược phát triển cho công ty,
tham gia giám sát, đôn đốc tiến độ công trình. Phê duyệt các báo cáo, quỹ
lương, tình hình xuất nhập nguyên vật liệu…Tiếp đón khách hàng, nhà đầu
tư phân phối, đại diện công ty tham gia các dự án, các cuộc triển lãm…
nhằm marketing cho công ty.
- Phòng liên doanh FCG VN: là bộ phận quản lý đại diện của nước
ngoài tại Việt Nam, tham gia vào quá trình quản lý, giám sát việc triển khai
dự án, hoạt động sản xuất. Thông thường Phía nước ngoài sẽ hoạt động với
LIÊN DOANH
FCG

GIÁMĐỐC
PGĐ - GĐ ĐIỀU
HÀNH
P.
KỸ
THUẬT
P.
TÀI
CHÍNH
KTOÁN
P.
SERV
ICE
XƯỞNG
SẢN
XUẤT
P.
DỰ
ÁN
PGĐ - PHỤ
TRÁCH KINH
DOANH
P.
XUẤT
NK
P.
KD
P.
CHUYÊN
GIA NN

ta theo thời vụ và những yêu cầu cụ thể. Khi có các dự án quan trọng thì
các chuyên gia bên họ sẽ sang cùng làm việc với phía công ty.
ii. Phòng dự án: Lên kế hoạch dự án, tính toán các chi phí, phát thảo
dự án trình giám đốc phê duyệt và tiến hành tham gia đấu thầu các dự án
kinh doanh… Dựa vào nhu cầu của khách hàng trực tiếp phác thảo bản vẽ
đưa phòng kỹ thuật thiết kế sản phẩm, đo đạc…Kiểm tra dự án, thẩm định
dự án, đưa ra những kiến nghị, tư vấn cho các dự án cụ thể… Phản ánh
ngay khi có sai sót trong thi công lắp ráp các công trình để đảm bảo chất
lượng thi công. Tạo lập các mối quan hệ.
iii. Phòng kỹ thuật: Đảm nhiệm tư vấn các hạng mục công trình đảm
bảo mỹ quan, tiện lợi, nhanh gọn đáp ứng được nhu cầu khách hàng, đề
xuất các phương án phù hợp với yêu cầu điều kiện hoàn cảnh nhằm tiết
kiệm thời gian, công sức, chi phí Đo đạc, kiểm tra công trình đảm bảo
đúng tiến độ, kế hoạch, bản vẽ… chịu trách nhiệm giải trình trước ban
giám đốc, phòng dự án và khách hàng về các thông số, sai sót trong quá
trình thi công của dự án.
iv. Phòng hành chính tổng hợp: Là phòng quản lý về vấn đề nhân sự
của công ty, đồng thời tham mưu cho giám đốc ra các quyết định về tổ
chức sắp xếp cán bộ. Làm các thủ tục để giải quyết các vấn đề cho những
người chuyển công tác, nghỉ hưu, thôi viêc ở công ty và giải quyết các công
việc liên quan khác về nhân sự do cấp cao yêu cầu, thực hiện công tác
tuyển dụng nhân sự, lên kế hoạch công việc, chi trả tiền lương cho công
nhân, giải quyết các thắc mắc của nhân viên về chế độ đãi ngộ. Làm bảo
hiểm cho công nhân và thay mặt cho giám đốc giải quyết các trường hợp sự
cố lao động xảy ra như: bồi thường, trợ cấp… Làm và giải quyết các công
việc hành chính liên quan đến việc gửu thư mời, trả lời thư của phía đối tác,
lên lịch tổ chức các cuộc hẹn cho giám đốc, theo dõi và ghi chép lịch công
tác tuần…Tổ chức các cuộc gặp mặt, đi chơi, thăm quan, mua sắm văn
phòng phẩm… thay mặt giám đốc thực hiện một số ngoại giao với các công
ty, cơ quan chính quyên…

v. Phòng kinh doanh: Xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh của
công ty cũng như phát triển các sản phẩm mới, lên kế hoạch đầu tư và tìm
nguồn hàng… Phòng cũng đồng thời thực hiện việc tiếp xúc và chăm sóc
khách hàng, lắng nghe phản hồi từ mọi phía để kịp thời điều chỉnh kế

×