Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Chế độ bảo hiểm thai sản và thực tiễn thực hiện tại huyện kim thành tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 76 trang )



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, Luận văn Thạc sỹ Luật Kinh tế: “Chế độ Bảo hiểm thai
sản và thực tiễn thực hiện tại huyện Kim Thành – Tỉnh Hải Dương ” là công trình
nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Nguyễn Hữu Chí.
Các thông tin, số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ một luận văn nào trước đây.
Tác giả

Nguyễn Kim Ngân


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo cùng
Lãnh đạo các khoa, phòng của Viện Đại học Mở Hà Nội đã tận tình giảng dạy và
tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn PGS. TS Nguyễn Hữu Chí- người thầy đã tận tâm
giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giảng dạy lớp cao học Luật kinh tế,
đặc biệt là thầy chủ nhiệm lớp đã tạo điều kiện thuận lợi, luôn động viên, chia sẻ,
giúp đỡ lớp trong suốt thời gian học. Và cảm ơn các bạn học viên đồng môn đã
đoàn kết, đồng lòng quyết tâm vượt mọi khó khăn cố gắng học tập cũng như đồng
hành trong mọi hoạt động của lớp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn Ban lãnh đạo Bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương,
Phòng Tổ chức cán bộ- Bảo hiểm xã hội tỉnh, Bảo hiểm xã hội huyện Kim Thành đã
tạo điều kiện để tôi có thể theo học khóa học này cũng như đã cung cấp số liệu cho
tôi trong suốt thời gian nghiên cứu, thực hiện luận văn.
Sau cùng, tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình luôn là
nguồn động viên, giúp đỡ tôi vượt qua khó khăn để học tập và nghiên cứu.


Luận văn được hoàn thành từ sự cố gắng, nỗ lực của bản thân. Dù đã có rất
nhiều cố gắng, tuy nhiên vẫn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận
được sự góp ý của Quý thầy, cô giáo.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả

Nguyễn Kim Ngân


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHXH: Bảo hiểm xã hội
BHTS: Bảo hiểm thai sản
WTO: Tỏ chức thương mại thế giới
NLĐ: Người lao động
UN: Tổ chức liên hợp quốc
ILO: Tổ chức lao động quốc tế
GDP: Tổng sản phẩm trong nước


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài .................................................................................2
3. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................3
3.1. Cơ sở khoa học .....................................................................................................3
3.2. Cơ sở thực tiễn .....................................................................................................4
4. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................5
4.1. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................5
4.2. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................5
4.3. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................6

5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................6
6. Ý nghĩa của luận văn.............................................................................................6
7. Bố cục của luận văn...............................................................................................7
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM THAI SẢN.....8
1.1 Khái niệm .............................................................................................................8
1.1.1 Khái niệm Bảo hiểm xã hội ................................................................................8
1.1.2. Khái niệm về chế độ bảo hiểm thai sản ..........................................................16
1.2 Pháp luật quốc tế về chế độ bảo hiểm thai sản ...............................................17
1.2.1 Các công ước quốc tế .......................................................................................17
1.2.2. Pháp luật của một số nước trên thế giới ..........................................................18
1.3. Lịch sử pháp luật Việt Nam về chế độ bảo hiểm thai sản ............................21
1.3.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1994 ............................................................21
1.3.3.Giai đoạn từ năm 2006 đến nay .......................................................................23
1.4. Nội dung về chế độ Bảo hiểm thai sản theo quy định của pháp luật hiện
hành ..........................................................................................................................24
1.4.1. Đối tượng và điều kiện hưởng chế độ Bảo hiểm thai sản ...............................24
1.4.2. Thời gian nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm thai sản .............................................26


1.4.3. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận con nuôi ..........................................32
1.4.4. Mức hưởng chế độ bảo hiểm thai sản .............................................................32
1.4.5. Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con ...............................33
1.4.6. Dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau thai sản .....................................................33
1.5. Hồ sơ và trình tự giải quyết chế độ bảo hiểm thai sản .................................34
1.5.1. Hồ sơ hưởng chế độ Bảo hiểm thai sản ..........................................................34
1.5.2. Thẩm quyền giải quyết hồ sơ bảo hiểm thai sản .............................................37
1.5.3. Quy trình giải quyết chế độ Bảo hiểm thai sản ...............................................38
1.5.4. Trách nhiệm bồi hoàn, bồi thường trong giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm
thai sản.......................................................................................................................40
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM THAI SẢN

TẠI HUYỆN KIM THÀNH - TỈNH HẢI DƯƠNG .............................................42
2.1 Tình hình thực hiện chế độ bảo hiểm thai sản tại huyện Kim Thành, tỉnh
Hải Dương ................................................................................................................42
2.1.1. Số lao động tham gia Bảo hiểm xã hội ...........................................................42
2.1.2. Số lao động hưởng chế độ Bảo hiểm thai sản .................................................43
(Bảng 2.2:Báo cáo tổng hợp giải quyết chế độ thai sản từ 2014 đến tháng 06/2016)
...................................................................................................................................44
2.2 Thực tiễn thực hiện chế độ bảo hiểm thai sản tại huyện Kim Thành, tỉnh
Hải Dương. ...............................................................................................................44
2.2.1. Mặt tích cực đạt được .....................................................................................44
2.2.2 Một số tồn tại qua thực tiễn thực hiện chế độ Bảo hiểm thai sản tại huyện Kim
Thành, tỉnh Hải Dương .............................................................................................46
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN
THIỆN CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM THAI SẢN QUA THỰC TIỄN HUYỆN KIM
THÀNH - TỈNH HẢI DƯƠNG ..............................................................................54
3.1 Phương hướng hoàn thiện ................................................................................54
3.1.1. Nâng cao nhận thức cho mọi công dân về Bảo hiểm xã hội nói chung và chế
độ Bảo hiểm thai sản nói riêng. .................................................................................54


3.1.2. Nâng cao tính đồng bộ và khả thi của hệ thống pháp luật ..............................54
3.1.3. Đảm bảo sự ổn định và bền vững của nguồn tài chính ...................................55
3.1.4. Hoàn thiện mô hình quản lý và nâng cao năng lực bộ máy quản lý Nhà nước
...................................................................................................................................55
3.2. Kiến nghị ...........................................................................................................55
3.2.1. Sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật ........................................................55
3.2.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật bảo hiểm thai sản .....57
3.2.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật bảo hiểm thai sản tại
địa bàn huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương ..............................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................67



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bảo hiểm xã hội là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước đối với người
lao động nhằm góp phần ổn định đời sống cho người lao động. Bới vậy bảo hiểm xã
hội trở thành một công cụ đắc lực và hiệu quả giúp nhà nước điều tiết xã hội trong
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chính sách Bảo hiểm xã hội
được thực hiện ở nước ta tuy còn non trẻ so với các nước nhưng mang lại ý nghĩa
rất quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Theo thống kê của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam trong những năm gần
đây, tỷ lệ lao động nữ trong các doanh nghiệp luôn nằm ở mức xấp xỉ 50%. Họ
tham gia lao động trong mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực của đời sống và có đóng góp
quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Bên cạnh việc
lao động sản xuất, hầu hết lao động nữ đều phải trải qua thời kỳ mang thai và sinh
con, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của bản thân họ và gia đình. Nhằm
bảo vệ lao động nữ và trẻ sơ sinh, pháp luật quốc tế nói chung và pháp luật Việt
Nam nói riêng đều có những chính sách phù hợp trong đó có chính sách bảo hiểm
thai sản. Ngày nay, chế độ bảo hiểm thai sản không chỉ quan tâm đến lao động nữ
trong thời gian thực hiện các biện pháp tránh thai, mang thai và sinh con mà còn
quan tâm đến cả lao động nam có vợ sinh con, lao động nữ mang thai hộ và nhận
con nuôi…
Chế độ bảo hiểm thai sản là một trong các chế độ trong hệ thống an sinh xã
hội, nó có vị trí vô cùng quan trọng trong hệ thống chính sách bảo hiểm xã hội bởi
tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc. Theo thời gian, cùng với sự phát triển của nền kinh
tế thị trường, chế độ bảo hiểm thai sản đã có nhiều thay đổi thích ứng và ngày càng
đảm bảo quyền lợi cho người lao động, tuy nhiên trong quá trình thực hiện còn
nhiều vướng mắc, bất cập cần phải tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện hơn. Đây cũng
là một vấn đề được đề cập đến nhiều nhất kể từ khi Luật Bảo hiểm xã hội số
1



58/2014/QH13 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2016 do có nhiều quy định mới. Quy
định của pháp luật ngày càng bảo vệ quyền lợi của người lao động, tuy nhiên lạm
dụng kẽ hở của pháp luật, nhiều đối tượng cố tình trục lợi bảo hiểm xã hội.
Nhận thấy tầm quan trọng, những thực trạng còn tồn tại trong quy định của
pháp luật và thực tiễn áp dụng tôi chọn đề tài Chế độ Bảo hiểm thai sản và thực tiễn
thực hiện tại huyện Kim Thành – Tỉnh Hải Dương để nghiên cứu, từ đó có những
nhận xét đánh giá khách quan, những kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Chế độ bảo hiểm thai sản được quy định rõ ràng, đầy đủ trong Luật bảo hiểm
xã hội và các văn bản pháp luật có liên quan. Tuy nhiên, việc thực hiện còn khá
nhiều vướng mắc, bất cập nên có không ít các công trình nghiên cứu lớn nhỏ quan
tâm đến vấn đề này, cụ thể như sau: Bải viết của Thạc sĩ Đỗ Thị Dung – Giảng viên
khoa Pháp luật Kinh tế trường Đại học Luật về “Chế độ bảo hiểm thai sản và
hướng hoàn thiện nhằm đảm bảo quyền lợi của lao động nữ”; Tiến sĩ Nguyễn Hữu
Chí “Hoàn thiện thực thi pháp luật về lao động nữ trong doanh nghiệp ngoài Nhà
nước”; Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Phụng “Nội luật hóa CEDAW về bảo hiểm xã hội
đối với lao động nữ khi dự thảo thảo Luật bảo hiểm xã hội”, Thạc sĩ Hoàng Thị Hải
Yến “Chế độ thai sản theo Luật bảo hiểm xã hội 2006 và vấn đề bình đẳng giới”
…được đăng trên các tạp chí khoa học pháp lý. Tuy các bài viết là của các tác giả
có nội dung rất sâu sắc, gợi mở nhiều vấn đề, tuy nhiên những bài viết của các tác
giả đều là khi Luật bảo hiểm xã hội 2014 chưa ra đời và chưa có hiệu lực, vì thế
những người đi sau tiếp tục phát triển đề tài sâu rộng hơn, bám vào các quy định
mới của Luật bảo hiểm xã hội.
Đây là một trong những đề tài được nhiều cán bộ ngành bảo hiểm xã hội lựa
chọn làm đề tài nghiên cứu khoa học các cấp góp phần hoàn thiện thực trạng chế độ
bảo hiểm thai sản. Kế thừa những thành quả của các tác giả đi trước đã đạt được,
trong quá trình nghiên cứu tác giả trực tiếp khảo sát tại các đơn vị sửa dụng lao
động cũng như tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương để tìm hiểu sâu sắc những vấn

2


đề về lý luận cũng như thực tiễn về chế độ bảo hiểm thai sản, từ đó đưa ra các kiến
nghị và giải pháp hoàn thiện hơn.
Bên cạnh đó, tác giả tập trung nghiên cứu các điều ước quốc tế của tổ chức
lao động quốc tế (ILO) về đảm bảo quyền lao động nữ liên quan đến vấn đề thai sản
như Công ước số 3 năm 1919, công ước số 103 năm 1952, công ước 102 năm
1952… cũng như Luật bảo biểm và các chính sách an sinh xã hội của các nước trên
thế giới như Nhật, Thái Lan, Singapo, Pháp, Đức… Các văn bản của pháp luật Việt
Nam như: Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992, Hiến
pháp 2013, Luật bảo hiểm xã hội 2006, Luật Bảo hiểm xã hội 2014…các nghị định
thông tư có liên quan và một số Quyết định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Ngoài
các tài liệu trên, những bài viết bình luận đánh giá về chế độ thai sản trên các trang
Website và các thông tin trên Internet cũng là những nội dung đáng được quan tâm.
3. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Cơ sở khoa học
Các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, Hiến pháp qua các thời
kỳ, các văn bản pháp luật, các điều ước quốc tế đa phương và song phương là cơ sở
pháp lý khoa học cho các chế độ bảo hiểm nói chung và chế độ bảo hiểm thai sản
nói riêng ở nước ta hiện nay. Cụ thể như sau:
Tổ chức lao động thế giới ILO đã ban hành nhiều công ước và khuyến nghị
để thể hiện sự quan tâm, bảo vệ sức khỏe cũng như quyền lợi của lao động nữ. Đó
là Công ước số 3 năm 1919, công ước số 102 năm 1952, Khuyến nghị số 95, Công
ước số 103 (xét lại năm 1952), công ước số 183 năm 2000 và Khuyến nghị số
191… Ngoài ra Tổ chức liên hợp quốc (UN) cũng có một số công ước đề cập đến
vấn đề này, đó là : Công ước về quyền kinh tế, xã hội, văn hóa năm 1966, Công ước
về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ năm 1979… Mục đích của các
công ước và khuyến nghị này là nhằm bảo đảm cho lao động nữ, trẻ sơ sinh được
chăm sóc cần thiết đồng thời bảo vệ lao động nữ trong thời gian sinh con không bị


3


mất việc làm và sau thời gian nghỉ vẫn được làm đúng công việc cũ với mức lương
giữ nguyên.
Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 khẳng định “chính sách xã hội bao trùm
mọi mặt của đời sống con người, điều kiện lao động và sinh hoạt, giáo dục văn hóa,
quan hệ gia đình, quan hệ giai cấp, quan hệ dân tộc…”, tại Đại hội Đảng lần thứ IX
năm 2001 tiếp tục khẳng định “khẩn trương mở rộng hệ thống bảo hiểm xã hội và
an sinh xã hội”.
Hiến pháp 1946 đã quan tâm đến quyền lợi của người phụ nữ và ghi nhận
“đàn bà ngang quyền với đàn ông”, tuy nhiên giai đoạn này chưa có điều luận nào
cụ thể quy định về chế độ thai sản cho người phụ nữ. Trên cơ sở kế thừa Hiến pháp
1946, Hiến pháp 1959 tại Điều 24 quy định “Cùng làm việc như nhau phụ nữ được
hưởng lương như nam giới. Nhà nước đảm bảo cho phụ nữ công nhân và phụ nữ
viên chức được nghỉ trước và sau khi đẻ được hưởng nguyên lương…”. Hiến pháp
1980 và 1992 kế thừa và đảm bảo quyền của người phụ nữ cao hơn, tại Điều 63
Hiến pháp 1992 “Lao động nữ và nam việc làm như nhau thì tiền lương ngang nhau.
Lao động nữ có quyền hưởng chế độ thai sản. Phụ nữ là viên chức nhà nước và là
người làm công ăn lương có quyền nghỉ trước sau khi sinh đẻ mà vẫn được hưởng
lương, phụ cấp theo quy định của pháp luật”.
Luật bảo hiểm xã hội năm 2006 và mới đây nhất là Luật bảo hiểm xã hội
2014 quy định rõ về chế độ bảo hiểm thai sản cho người lao động, nhằm đảm bảo
quyền lợi tối đa cho người lao động cụ thể được quy định tại Mục 2 từ Điều 30 đến
Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Cụ thể hóa Luật Bảo hiểm xã hội 2014,
Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định một số điều về Luật BHXH bắt buộc trong đó
làm rõ một số điều về chế độ bảo hiểm thai sản.
3.2. Cơ sở thực tiễn
Hiện nay, trong quan hệ có sự thuê mướn lao động, bảo hiểm xã hội là bắt

buộc và nếu cố tình trốn đóng chủ sử dụng lao động sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình
sự. Chế độ bảo hiểm thai sản là một trong những chế độ của bảo hiểm xã hội bắt
4


buộc, và theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2016, chế độ này không chỉ
áp dụng với lao động nữ mà còn đối với lao động nam trong một số trường hợp luật
định. Như vậy đối tượng hưởng chế độ bảo hiểm thai sản ngày càng mở rộng, gần
như đối với tất cả lao động đặc biệt là lao động trong độ tuổi sinh đẻ. Chính vì vậy,
càng ngày càng phải hoàn thiện chế độ bảo hiểm thai sản để tạo điều kiện thuận lợi
cho người lao động và hạn chế trục lợi bảo hiểm xã hội.
4. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu chính của luận văn là làm rõ các quy định của pháp
luật và thực trạng chế độ bảo hiểm thai sản từ đó phân tích, đánh giá và đưa ra
những giải pháp để hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm thai sản phù hợp với điều kiện
kinh tế xã hội của Việt Nam hiện nay. Trong quá trình nghiên cứu có sự so sánh chế
độ bảo hiểm thai sản hiện hành với các quy định trước và đặt trong mối quan hệ với
các quy định của pháp luật quốc tế để làm rõ mục đích của luận văn.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các mối quan hệ hình thành trong lĩnh
vực bảo hiểm thai sản. Đối tượng của bảo hiểm thai sản theo Luật bảo hiểm thai sản
năm 2014 bao gồm lao động nữ mang thai, lao động nữ sinh con, lao động nữ mang
thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ, lao động nhận con nuôi dưới sáu tháng tuôi,
lao động nữ đặt vòng tránh thai và lao động thực hiện biện pháp triệt sản, lao động
nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con. Qua các nhóm đối tượng đó tập
trung vào nghiên cứu:
- Đối tượng hưởng chế độ bảo hiểm thai sản
- Các điều kiện được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản
- Thời gian nghỉ hưởng và mức hưởng chế độ thai sản

- Thực tiễn áp dụng pháp luật về chế độ thai sản tại huyện Kim Thành tỉnh
Hải Dương
5


- Kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật về Chế độ bảo hiểm thai sản theo
cho phù hợp với tình hình kinh tế xã hội hiện nay.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
Chế độ bảo hiểm thai sản chỉ là một trong nhiều chế độ bảo hiểm xã hội và
thực tiễn áp dụng tại mỗi địa phương có những bất cập khác nhau tuy nhiên phạm vi
nghiên cứu của luận văn chỉ là Chế độ Bảo hiểm thai sản và thực tiễn thực hiện tại
huyện Kim Thành – Tỉnh Hải Dương.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu luận văn trên cơ sở phép biện chứng duy vật lịch
sử của Mác – Lenin, phương pháp chủ nghĩa duy vật lịch sử...
Trước tiên là phương pháp nghiên cứu lý thuyết bao gồm phương pháp phân
tích và tổng hợp, phương pháp phân loại và hệ thống, phương pháp lịch sử.
Tiếp theo là phương pháp nghiên cứu thực tiễn bao gồm:Phương pháp quan
sát khoa học và phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm.
6. Ý nghĩa của luận văn
Chế độ bảo hiểm thai sản có ý nghĩa rất lớn đối với bản thân người lao động,
gia đình họ và đối với các đơn vị sử dụng lao động cũng như đối với sự phất triển
kinh tế - xã hội của đất nước.
Bản thân người nghiên cứu luận văn là cán bộ của ngành bảo hiểm xã hội có
công việc liên quan trực tiếp đến chế độ bảo hiểm thai sản nên quyết định chọn đề
tài Chế độ Bảo hiểm thai sản và thực tiễn thực hiện tại huyện Kim Thành – Tỉnh
Hải Dương làm luận văn để phục vụ tốt cho công việc của mình và mong muốn
đóng góp một vài ý kiến vào quá trình hoàn thiện pháp luật Bảo hiểm xã hội nói
chung và chế độ bảo hiểm thai sản nói riêng. Bên cạnh đó, tác giả luôn mong muốn
làm rõ những bất cập, vướng mắc trong quá trình thực hiện để các quy định pháp

luật ngày càng chặt chẽ và bảo vệ quyền lợi của người lao động

6


7. Bố cục của luận văn
Phần mở đầu
Phần nội dung gồm 3 chương:
Chương I: Khái quát chung về chế độ Bảo hiểm thai sản
Chương II: Thực trạng pháp luật về Bảo hiểm thai sản từ thực tiễn huyện
Kim Thành - tỉnh Hải Dương
Chương III: Phương hướng và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chế độ Bảo
hiểm thai sản qua thực tiễn huyện Kim Thành – tỉnh Hải Dương
Kết luận

7


CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ
BẢO HIỂM THAI SẢN
1.1 Khái niệm
1.1.1 Khái niệm Bảo hiểm xã hội
1.1.1.1 Định nghĩa
Có rất nhiều quan điểm khác nhau khi đưa ra khái niệm về Bảo hiểm xã hội
song có một điểm chung là Bảo hiểm xã hội giúp người lao động trong những lúc
khó khăn, hiểm nghèo, ốm đau, thai sản, tai nạn…trên cơ sở đóng góp của người lao
động và người sửa dụng lao động có sự hỗ trợ của Nhà nước trước khi có biến cố
xảy ra và khi người lao động gặp phải thì quỹ Bảo hiểm xã hội sẽ giúp họ bù đắp
phần nào thu nhập.
Theo Khoản 1, Điều 3, Luật bảo hiểm xã hội 2014 có hiệu lực thi hành ngày

01/01/2016 thì “ Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu
nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai
nạn lao động, bệnh nghề nghệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào
quỹ bảo hiểm xã hội”. [1]
1.1.1.2. Bản chất của Bảo hiểm xã hội
BHXH là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế hàng hóa. Khi trình độ phát triển
kinh tế của một quốc gia đạt đến một mức độ nào đó thì hệ thống BHXH có điều
kiện ra đời phát triển. Vì vậy, các nhà kinh tế cho rằng, sự ra đời và phát triển của
BHXH phản ánh sự phát triển của nền kinh tế. Một nền kinh tế chậm phát triển, đời
sống nhân dân thấp kém không thể có một hệ thống BHXH vững mạnh được. Kinh
tế càng phát triển, hệ thống BHXH càng đa dạng, các chế độ BHXH ngày càng mở
rộng, các hình thức BHXH ngày càng phong phú.
Thực chất BHXH là sự tổ chức “đền bù” hậu quả của những “rủi ro xã hội”
hoặc các sự kiện bảo hiểm. Sự đền bù này được thực hiện thông qua quá trình tổ
8


chức và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung hình thành do sự đóng góp của các bên tham
gia BHXH và các nguồn thu hợp pháp khác của quỹ BHXH. Như vậy, BHXH cũng
là quá trình phân phối lại thu nhập. Xét trên phạm vi toàn xã hội, BHXH là một bộ
phận của GDP, được xã hội phân phối lại cho những thành viên khi phát sinh nhu
cầu BHXH như ốm đau, sinh đẻ, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, già yếu,
chết… Xét trong nội tại BHXH, sự phân phối của BHXH được thực hiện cả theo
chiều dọc và chiều ngang. Phân phối theo chiều ngang là sự phân phối của chính
bản thân người lao động theo thời gian (nghĩa là sự phân phối lại thu nhập của quá
trình làm việc và quá trình không làm việc). Phân phối theo chiều dọc là sự phân
phối giữa những người khỏe mạnh cho người ốm đau, bệnh tật; giữa những người
trẻ cho người già; giữa những người không sinh đẻ (nam giới) và người sinh đẻ (nữ
giới); giữa những người có thu nhập cao và người có thu nhập thấp… Để dễ hình
dung có thể dùng “lát cắt ngang” vào một tập hợp những người đang và đã tham gia

BHXH vào bất kỳ thời điểm nào vào bất kỳ “đoạn” nào của tập hợp ta đều có thể
thấy được mối quan hệ của sự phân phối này. ở lát cắt này có cả người mới tham gia
BHXH, người đang hưởng BHXH; người khỏe mạnh, người ốm đau; người già,
người trẻ; người có thu nhập cao, người có thu nhập thấp… Nói cách khác, đây là
sự phân phối lại thu nhập theo không gian.
Qua đây có thể thấy, BHXH góp phần thực hiện mục tiêu bảo đảm an toàn
kinh tế cho người lao động và gia đình họ. BHXH là quá trình tổ chức sử dụng thu
nhập cá nhân và tổng sản phẩm trong nước (GDP) để thoả mãn nhu cầu an toàn
kinh tế của người lao động và an toàn xã hội. BHXH mang cả bản chất kinh tế và cả
bản chất xã hội. Về mặt kinh tế, nhờ sự tổ chức phân phối lại thu nhập, đời sống của
người lao động và gia đình họ luôn được bảo đảm trước những bất trắc, rủi ro xã
hội. Về mặt xã hội, do có sự “san sẻ rủi ro” của BHXH, người lao động chỉ phải
đóng góp một khoản nhỏ trong thu nhập của mình cho quỹ BHXH, nhưng xã hội sẽ
có một lượng vật chất đủ lớn trang trải những rủi ro xảy ra. ở đây, BHXH đã thực
hiện nguyên tắc “lấy của số đông bù cho số ít”.

9


Tuy nhiên, tính kinh tế và tính xã hội của BHXH không tách rời mà đan xen
lẫn nhau. Khi nói đến sự bảo đảm kinh tế cho người lao động và gia đình họ là đã
nói đến tính xã hội của BHXH, ngược lại, khi nói tới sự đóng góp ít nhưng lại đủ
trang trải mọi rủi ro xã hội thì cũng đã đề cập đến tính kinh tế của BHXH.
Dưới góc độ kinh tế, BHXH là sự bảo đảm thu nhập, bảo đảm cuộc sống cho
người lao động khi họ bị giảm hay mất khả năng lao động. Có nghĩa là tạo ra một
khoản thu nhập thay thế cho người lao động khi họ gặp phải các rủi ro thuộc phạm
vi BHXH.
Dưới góc độ chính trị, BHXH góp phần liên kết giữa những người lao động
xuất phát từ lợi ích chung của họ.
Dưới góc độ xã hội, BHXH được hiểu như là một chính sách xã hội nhằm

đảm bảo đời sống cho người lao động khi thu nhập của họ bị giảm hay mất. Thông
qua đó bảo vệ và phát triển lực lượng lao động xã hội, lực lượng sản xuất, tăng năng
suất lao động ổn định trật tự xã hội.
1.1.1.3. Đặc trưng cơ bản của BHXH
Các đặc trưng cơ bản như đã nêu, một trong những cách tiếp cận về BHXH
là “BHXH là sự tổ chức bảo đảm bù đắp hoặc thay thế một phần thu nhập cho
người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập từ nghề nghiệp do bị giảm hoặc
mất khả năng lao động hoặc sức lao động không được sử dụng, thông qua việc hình
thành và sử dụng một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH và
các nguồn thu hợp pháp khác, nhằm góp phần đảm bảo an toàn kinh tế cho người
lao động và gia đình họ; đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội”.
Qua cách tiếp cận này, có thể thấy BHXH có một số đặc trưng cơ bản sau:
– Bảo hiểm cho người lao động trong và sau quá trình lao động. Nói cách
khác, khi đã tham gia vào hệ thống BHXH, người lao động được bảo hiểm cho đến
lúc chết. Khi còn làm việc, người lao động được đảm bảo khi bị ốm đau, lao động
nữ được trợ cấp thai sản khi sinh con; người bị tai nạn lao động được trợ cấp tai nạn
10


lao động; khi không còn làm việc nữa thì được hưởng tiền hưu trí, khi chết thì được
tiền chôn cất và gia đình được hưởng trợ cấp tuất… Đây là đặc trưng riêng của
BHXH mà không một loại hình bảo hiểm nào có được.
– Các sự kiện bảo hiểm và các rủi ro xã hội của người lao động trong BHXH
liên quan đến thu nhập của họ gồm: ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,
thai sản, mất việc làm, già yếu, chết… Do những sự kiện và rủi ro này mà người lao
động bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc khả năng lao động không được sử
dụng, dẫn đến họ bị giảm hoặc mất nguồn thu nhập. Vì vậy, người lao động cần
phải có khoản thu nhập khác bù vào để ổn định cuộc sống và sự bù đắp này được
thông qua các trợ cấp BHXH. Đây là đặc trưng rất cơ bản của BHXH.
– Người lao động khi tham gia BHXH có quyền được hưởng trợ cấp BHXH,

tuy nhiên quyền này chỉ có thể trở thành hiện thực khi họ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ
đóng BHXH. Người chủ sử dụng lao động cũng phải có trách nhiệm đóng BHXH
cho người lao động mà mình thuê mướn.
– Sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, bao gồm người lao động, người
sử dụng lao động và Nhà nước là nguồn hình thành cơ bản của quỹ BHXH. Ngoài
ra nguồn thu của quỹ BHXH còn có các nguồn khác như lợi nhuận từ đầu tư phần
nhàn rỗi tương đối của quỹ BHXH; khoản nộp phạt của các doanh nghiệp/đơn vị
chậm nộp BHXH theo quy định của pháp luật và các nguồn thu hợp pháp khác. Quỹ
BHXH dùng để chi trả các trợ cấp BHXH và chi phí cho các hoạt động quản lý của
bộ máy BHXH. Như vậy, có thể thấy quỹ BHXH là một quỹ xã hội, nhưng vừa là
quỹ tài chính, vừa là quỹ phát triển…
– Các hoạt động BHXH được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật, các chế
độ BHXH cũng do luật định. Nhà nước quản lý và bảo hộ các hoạt động của
BHXH. BHXH còn chịu sự giám sát chặt chẽ của người lao động (thông qua tổ
chức công đoàn) và người sử dụng lao động (thông qua tổ chức của giới chủ) theo
cơ chế ba bên. Đây cũng là đặc trưng rất riêng của BHXH. Tất cả những khía cạnh
đã nêu trên, một lần nữa cho thấy, BHXH được lập ra là để tác động vào thu nhập
11


theo lao động của người lao động tham gia BHXH. Nói cách khác, BHXH là hệ
thống bảo đảm khoản thu nhập thay thế cho người lao động trong trường hợp bị
giảm hoặc mất khả năng lao động hay mất việc làm, do đó bị mất hoặc giảm khoản
thu nhập được thay thế, nhằm bảo đảm thỏa mãn những nhu cầu sinh sống thiết yếu
cho họ.
Các mối quan hệ của BHXHvới những đặc trưng nêu trên, có mối quan hệ
rất đa dạng và nhiều chiều, nhiều tầng; có những mối quan hệ bên trong hệ thống
BHXH và quan hệ giữa BHXH (với tư cách là một chính sách) với các chính sách
khác. Mối quan hệ nội tại của hệ thống BHXH: Mối quan hệ xuyên suốt trong hoạt
động BHXH là mối quan hệ giữa nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của các bên

tham gia BHXH. Khác với bảo hiểm thương mại, trong BHXH, mối quan hệ này
dựa trên quan hệ lao động và diễn ra giữa 3 bên: bên tham gia BHXH, bên BHXH
và bên được BHXH. ở đây cũng cần làm rõ, ba bên trong BHXH khác với ba bên
trong quan hệ lao động. Nếu như trong quan hệ lao động, ba bên bao gồm Nhà
nước, người sử dụng lao động và người lao động, thì trong quan hệ BHXH ba bên
này chỉ là một bên tham gia BHXH. – Bên tham gia BHXH là bên có trách nhiệm
đóng góp BHXH theo quy định của pháp luật BHXH. Bên tham gia BHXH, như đã
nêu, gồm có người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước (trong một số
trường hợp). Người lao động tham gia BHXH để bảo hiểm cho chính mình trên cơ
sở san sẻ rủi ro của số đông người lao động khác. Người sử dụng lao động có trách
nhiệm phải bảo hiểm cho người lao động mà mình thuê mướn. Khi tham gia
BHXH, người sử dụng lao động còn vì lợi ích của chính họ. Ở đây người sử dụng
lao động cũng thực hiện san sẻ rủi ro giữa tập đoàn những người sử dụng lao động,
để bảo đảm cho quá trình sản xuất của họ không bị ảnh hưởng khi phát sinh nhu cầu
BHXH của người lao động.
Nhà nước tham gia BHXH với hai tư cách. Thứ nhất, Nhà nước tham gia với
tư cách là người sử dụng các công chức và những người hưởng lương từ ngân sách.
Khi đó, Nhà nước phải tham gia đóng góp BHXH thông qua kinh phí từ ngân sách,
với tỷ lệ đóng góp tương đương người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp.
12


Thứ hai, Nhà nước tham gia BHXH với tư cách là người bảo hộ cho các hoạt động
của quỹ BHXH, bảo đảm giá trị đồng vốn, và hỗ trợ cho quỹ BHXH trong những
trường hợp cần thiết. Ngoài ra, Nhà nước tham gia BHXH còn với tư cách chủ thể
quản lý, định ra những chế độ, chính sách, định hướng cho các hoạt động BHXH.
– Bên BHXH, đó là bên nhận tiền đóng góp BHXH từ những người tham gia
BHXH. Bên BHXH thường là một số tổ chức (cơ quan) do Nhà nước lập ra (ở một
số nước có thể do tư nhân, tổ chức kinh tế – xã hội lập ra theo quy định của pháp
luật) và được Nhà nước bảo trợ, nhận sự đóng góp của người lao động, người sử

dụng lao động, lập nên quỹ BHXH theo quy định chặt chẽ của pháp luật. Bên
BHXH có trách nhiệm thực hiện chi trả trợ cấp cho bên được BHXH khi có nhu cầu
phát sinh và có trách nhiệm quản lý và đầu tư cho quỹ BHXH phát triển.
– Bên được BHXH là bên được quyền nhận các loại trợ cấp khi phát sinh
những nhu cầu BHXH, để bù đắp thiếu hụt về thu nhập do các loại sự kiện, rủi ro
được bảo hiểm gây ra. Trong BHXH, bên được BHXH là người lao động tham gia
BHXH và thân nhân của họ theo quy định của pháp luật, khi họ có phát sinh nhu
cầu được BHXH do pháp luật quy định. Trong kinh tế thị trường, bên tham gia
BHXH có thể đồng thời là bên được BHXH (người lao động làm việc độc lập,
không có quan hệ lao động chẳng hạn). Đối với người lao động, họ vừa là người
tham gia BHXH vừa là người được quyền hưởng BHXH vì họ đóng phí BHXH để
bảo hiểm cho chính họ. Giữa các bên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về nghĩa vụ,
trách nhiệm và quyền lợi, trên cơ sở các quy định của pháp luật (khác với bảo hiểm
thương mại là trên cơ sở hợp đồng). Nếu không thực hiện đúng các quy định về
nghĩa vụ, trách nhiệm đóng góp (của bên tham gia BHXH) cũng như trách nhiệm
đảm bảo quyền lợi cho người thụ hưởng (của bên nhận BHXH), thì đều là vi phạm
pháp luật về BHXH. b) Mối quan hệ bên ngoài: Với tư cách là một chính sách,
BHXH có mối quan hệ chặt chẽ với các chính sách khác của quốc gia mà trước hết
là với chính sách về an sinh xã hội và các chính sách xã hội. Trong hệ thống an sinh
xã hội của một quốc gia, như đã nêu, gồm các bộ phận: BHXH; trợ giúp xã hội; trợ
cấp gia đình; các quỹ tiết kiệm xã hội; các dịch vụ xã hội khác được tài trợ bằng
13


nguồn vốn công cộng… Trong đó, BHXH là một trụ cột cơ bản nhất, nhưng có mối
quan hệ mật thiết với các bộ phận khác, nhằm góp phần thực hiện an sinh xã hội
cho đất nước. Chính sách BHXH có mối quan hệ hữu cơ hoặc chịu ảnh hưởng bởi
các chính sách xã hội khác như chính sách dân số; chính sách lao động – việc làm;
chính sách chăm sóc sức khỏe dân cư… Chẳng hạn, khi chính sách dân số có sự
điều chỉnh (tăng hoặc giảm mức sinh) sẽ làm cho cơ cấu dân số thay đổi. Điều này

sẽ ảnh hưởng đến quy mô và cơ cấu đối tượng tham gia BHXH và ảnh hưởng đến
việc quy định trợ cấp thai sản… Chính sách dân số còn tạo ra xu hướng già hóa
hoặc trẻ hóa dân số và hệ quả của nó là tăng lên hoặc giảm đi số người nghỉ hưu,
buộc chính sách BHXH phải điều chỉnh (tăng hoặc giảm tuổi nghỉ hưu). Tương tự
như vậy, giữa chính sách BHXH và chính sách lao động- việc làm vừa có mối quan
hệ tương tác, vừa có mối quan hệ nhân – quả. Khi chính sách toàn dụng lao động
của quốc gia được thực hiện tốt, người lao động có công ăn việc làm; lực lượng lao
động trong xã hội sẽ là những đối tượng tham gia BHXH đông đảo. Ngược lại, khi
chính sách lao động việc làm không tốt, người lao động không có khả năng đóng
BHXH hoặc số người thất nghiệp gia tăng sẽ tạo ra sức ép rất lớn đối với hệ thống
BHXH (trợ cấp thất nghiệp)… Chính sách chăm sóc sức khỏe dân cư có mối quan
hệ đặc biệt tới chính sách BHXH. Khi dân cư nói chung và người lao động nói riêng
được chăm sóc sức khỏe tốt, ít bị ốm đau thì chi phí từ BHXH cho các trợ cấp ốm
đau sẽ giảm đi. Ngược lại, khi tỷ lệ ốm đau của người lao động lớn, số tiền chi cho
BHYT và trợ cấp ốm đau từ quỹ BHXH sẽ nhiều lên. Hơn nữa, chính sách chăm
sóc sức khỏe dân cư tốt góp phần làm tăng tuổi thọ dân cư; khi đó, chính sách
BHXH phải điều chỉnh cho phù hợp, như tăng thời gian đóng BHXH, tăng tuổi nghỉ
hưu… Bên cạnh đó, chính sách BHXH còn có mối quan hệ mật thiết với các chính
sách kinh tế – xã hội khác như chính sách tài chính quốc gia, chính sách xóa đói –
giảm nghèo; chính sách tiền lương; chính sách phát triển doanh nghiệp…
Nói tóm tại, chính sách BHXH của một quốc gia có mối quan hệ hữu cơ
hoặc chịu ảnh hưởng của hệ thống các chính sách kinh tế – xã hội khác mà trước hết

14


là các chính sách xã hội. Mỗi sự thay đổi của chính sách xã hội đều có những ảnh
hưởng nhất định hoặc tích cực, hoặc tiêu cực đến chính sách BHXH.
1.1.1.4. Ý nghĩa của BHXH
Ra đời và phát triển cùng với nền kinh tế thị trường, BHXH đã có mặt ở hầu

hết các nước trên thế giới. Trình độ phát triển của BHXH được quyết định bởi mức
độ phát triển của nền kinh tế, nền kinh tế càng phát triển thì mức độ hoàn thiện của
BHXH ngày càng cao và với những đặc trưng riêng có của mình BHXH đã có ý
nghĩa thiết thực đối với sự phát triển kinh tế xã hội như sau:
 Đối với người lao động:
Trong giai đoạn hiện nay khi đất nước đang ngày càng hoàn thiện quá trình
công nghiệp hoá- hiện đại hoá thì những "rủi ro" như ốm đau, tai nạn lao độngbệnh nghề nghiệp, thai sản, mất việc làm…lại diễn ra một cách thường xuyên và
ngày càng phổ biến hơn, phức tạp hơn. Khi những rủi ro này xảy ra sẽ gây khó khăn
cho người lao động vế cả vật chất lẫn tinh thần, ảnh hưởng không tốt cho cả cộng
đồng.
Với tư cách là một trong những chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước,
BHXH sẽ góp phần trợ giúp cho cá nhân những người lao động gặp phải rủi ro, bất
hạnh bằng cách tạo ra cho họ những thu nhập thay thế, những điều kiện lao động
thuận lợi…giúp họ ổn định cuộc sống, yên tâm công tác, tạo cho họ một niềm tin
vào tương lai. Từ đó góp phần quan trọng vào việc tăng năng suất lao động cũng
như chất lượng công việc cho xí nghiệp nói riêng và cho toàn xã hội nó chung.
• Đối với xã hội :
Quỹ BHXH là một nguồn tài chính độc lập ngoài ngân sách Nhà nước do các
bên tham gia BHXH đóng góp nhằm phân phối lại theo luật định cho mọi thành
viên khi bị ngừng hoặc giảm thu nhập gây ra do tạm thời hay vĩnh viễn mất khả
năng lao động. Quỹ BHXH không những tác động tới quá trình phát triển kinh tế
của đất nước mà còn góp phần tạo ra những cơ sở sản xuất kinh doanh mới, việc
15


làm mới cho người lao động, từ đó giải quyết tình trạng thất nghiệp, tăng thu nhập
cho người lao động … dưới nhiều hình thức khác nhau như hình thức đầu tư phát
triển phần "nhàn rỗi" của quỹ.
Như vậy, BHXH là một trong những chính sách xã hội quan trọng không thể
thiếu của mỗi quốc gia nhằm ổn định đời sống kinh tế- xã hội và góp phần làm vững

chắc thể chế chính trị.
1.1.2. Khái niệm về chế độ bảo hiểm thai sản
1.1.2.1. Khái niệm
Chế độ Bảo hiểm thai sản là một trong các chế độ của Bảo hiểm xã hội, bao
gồm các quy định của nhà nước nhằm bảo hiểm thu nhập và đảm bảo sức khỏe cho
người lao động nữ khi mang thai, mang thai hộ, sinh con và cho người lao động nói
chung khi nuôi con sơ sinh, khi thực hiện biện pháp tránh thai.
Trong hệ thống các chế độ bảo hiểm xã hội, chế độ thai sản là chế độ được
áp dụng chủ yếu đối với lao động nữ. Chính sách về bảo hiểm thai sản thể hiện
trách nhiệm của Nhà nước và của cộng đồng xã hội đối với thế hệ tương lai, đồng
thời cũng thể hiện sự bình đẳng giữa những người lao động. Chính vì thế mà Nhà
nước cần phải đề ra những chính sách đối với đối tượng lao động quan trọng này
với mục đích thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập khi người lao động nói chung
và lao động nữ nói riêng phải nghỉ việc trong thời gian sinh con, nhận nuôi con hoặc
thực hiện các biện pháp kế hoạch hoá gia đình nhằm đảm bảo cho họ có một cuộc
sống bình thường để chăm con và hồi phục sức khoẻ.
1.1.2.2. Ý nghĩa
Chế độ bảo hiểm thai sản có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hệ thống an
sinh xã hội:
Đối với người lao động: Góp phần ổn định cuộc sống người lao động và gia
đình họ khi trong thời gian họ sinh đẻ, không thể tham gia lao động. Đồng thời giúp
cho tâm lý của người lao động ổn định, đặc biệt là người lao động khi họ có nhu cầu
16


có con, xin con nuôi, giúp họ có thời gian chăm sóc con cái, bảo vệ sức khoẻ của cả
mẹ và con, không lo lắng về chi phí sinh con khi không tham gia lao động. Thông
qua chế độ thai sản, thể hiện sự quan tâm của những người lao động với nhau, đặc
biệt là lao động nam đối với lao động nữ vì thường chế độ này chỉ thể hiện đối với
lao động nữ.

Đối với người sử dụng lao động: Thực hiện tốt chế độ bảo hiểm thai sản sẽ
góp phần thu hút lao động nữ vào các doanh nghiệp, mà hiện nay lực lượng nữ tham
gia lao động ngày càng lớn, có tay nghề và trình độ ngày càng cao trong các lĩnh
vực hoạt động sản xuất hàng hoá và dịch vụ. Thông qua chính sách này người sử
dụng lao động thể hiện trách nhiệm và nghĩa cụ của mình đối với người lao động và
đối với toàn xã hội, nếu thực hiện tốt chính sách này sẽ thu hút được một lực lượng
lớn lao động.
Đối với nền kinh tế – xã hội: Thực hiện tốt chế độ thai sản góp phần ổn định
cuộc sống cho xã hội, đảm bảo thực hiện chính sách xã hội của mỗi quốc gia. Chế
độ bảo hiểm thai sản còn mang ý nghĩa góp phần tái tạo lực lượng lao động lớn cho
nền kinh tế trong tương lai. Góp phần dung hoà mối quan hệ người sử dụng lao
động và người lao động giúp cho việc sản xuất diễn ra liên tục giúp tăng trưởng
kinh tế.
1.2 Pháp luật quốc tế về chế độ bảo hiểm thai sản
1.2.1 Các công ước quốc tế
ILO là cơ quan chuyên môn của Liên hiệp quốc, là tổ chức liên chính phủ
quốc tế bao gồm các quốc gia, điểm đặc biệt là cấu trúc của ILO được tổ chức theo
cơ chế ba bên, không chỉ đại diện từ chính phủ và còn đại diện từ Người sử dụng
lao động (NSDLĐ) và Người lao động (NLĐ) tại các quốc gia thành viên. Sau
chiến tranh thế giới thứ 2, chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của ILO được xác
định lại, mở rộng và nhấn mạnh hơn trong Tuyên bố Philadelphia thay thế cho Hiệp
ước Versailles. ILO là tổ chức bảo vệ Người lao động không giới hạn đối tượng,
lĩnh vực ngành nghề; đối với những vấn đề về quyền con người, về an sinh xã hội
17


×