Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng tại công ty thuốc lá thăng long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 62 trang )

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC
---------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG TẠI CÔNG TY THUỐC LÁ THĂNG LONG
Giáo viên hướng dẫn : Ths. Vương Chí Hiếu
Sinh viên thực hiện

: Phạm Ngọc Bảo

Lớp

: K20 - 1302

Mã sinh viên

: 13A31010091

Hà Nội - 2017


Viện Đại Học Mở Hà Nội
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS Vương Chí Hiếu,
trưởng phòng Quản lý chất lượng Công ty Thuốc Lá Thăng Long và toàn thể
các thầy cô khoa Công nghệ sinh học – Trường Viện đại học Mở Hà Nội đã
nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học


tập và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty TNHH MTV thuốc lá
Thăng Long, các anh, chị, cô, chú tại phòng Quản lý chất lượng, phân xưởng
bao cứng của công ty về sự quan tâm, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực
hiện luận văn.
Cám ơn gia đình và bạn bè đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu và luôn
động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện và hoàn thành luận
văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà nội, ngày 15 tháng 5 năm 2017
Sinh viên

Phạm Ngọc Bảo

Phạm Ngọc Bảo

1


Viện Đại Học Mở Hà Nội
MỤC LỤC
Néi dung

Tran
g
Lời cảm ơn
1
Mục lục
2
Danh mục bảng biểu

3
Các từ viết tắt
4
Lời mở đầu
5
I. Đặt vấn đề
5
II. Mục tiêu nghiên cứu đề tài:
7
III.Nội dung nghiên cứu của đề tài:
7
IV. Yêu cầu đề tài:
7
V. Kết cấu luận văn:
8
VI. Kết quả thực hiện:
8
9
1.Chương I: Một số cơ sở lý luận về Quản lý chất lượng
1.1 Một số khái niệm cơ bản
9
1.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động Quản lý chất lượng
13
1.3 Các công cụ quản lý chất lượng
14
1.4 Tông quan về ISO 9001:2008
17
1.5 Một số đặc thù của ngành sản xuất thuốc lá ảnh hưởng đến hiệu
21
quả hoạt động chất lượng

1.6 Giới thiệu chung về công ty
26
1.7 Quá trình ra đời và phát triển của công ty
26
28
Chương II: Phân tích hoạt động quản lý chất lượng tại công ty
thuốc lá Thăng Long
2.1 Hệ thông quản lý chất lượng của công ty
28
2.2 Đánh giá hiệu quả của việc áp dụng Hệ thống Quản lý chất lượng
39
theo ISO 9001:2008 tại công ty
2.3 Đánh giá chung
49
51
Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất
lượng của công ty
3.1 Tổ chức đào tạo, nâng cao trình độ, nhận thức cho cán bộ công
51
nhân viên
3.2 Áp dụng các công cụ thống kê một cách hiệu quả vào hệ thống
52
quản lý chất lượng
3.3 Xây dựng nhóm chất lượng “5S”
55
3.4 Đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ
56
3.5 Xây dựng bố trí nhân lực một cách hợp lý
57
59

Kết luận
Phạm Ngọc Bảo

2


Viện Đại Học Mở Hà Nội
Tài liệu tham khảo

60
DANH MôC C¸C B¶NG BIÓU

Nội dung
Hình 1.1: Sơ đồ một quá trình

10

Hình 1.2: Vòng tròn Quản lý chất lượng theo ISO 9000

12

Hình 1.3: Ứng dụng của SPC trong hoạt động thực tiễn

15

Hình 1.4: Mô hình quá trình của hệ thống quản lý chất lượng theo ISO

19

9001:2008

Hình 1.5: Quy trình công nghệ sản xuất thuốc lá điếu

24

Hình 2.1: Sơ đồ hệ thống quản lý chất lượng

31

Hình 3.1: Mô hình biểu đồ nhân quả chất lượng điếu

53

Bảng 3.2: Biểu đồ kiểm soát khối lượng điếu (Máy MAX 9)

54

Bảng 1.1: Các chỉ tiêu hóa lý của sản phẩm thuốc lá điếu

21

Bảng 1.2: Các chỉ tiêu cảm quan của sản phẩm thuốc lá điếu

22

Bảng 2.1: Kết quả thực hiện mục tiêu chất lượng của công ty năm

41

2015
Bảng 2.2: Tỷ lệ % phế phẩm thải ra trong quá trình cuốn điếu năm

2015

Phạm Ngọc Bảo

3

43


Viện Đại Học Mở Hà Nội
C¸C Tõ VIÕT T¾T
-

QLCL: Quản lý chất lượng.

-

KHVT: Kế hoạch vật tư.

-

TCKT: Tài chính kế toán.

-

KTCN: Kỹ thuật công nghệ.

-

ĐDCL: Đại diện chất lượng.


Phạm Ngọc Bảo

4


Viện Đại Học Mở Hà Nội
LỜI MỞ ĐẦU
I ĐẶT VẤN ĐỀ
Bước vào thế kỷ 21, các doanh nghiệp Việt Nam chịu rất nhiều sức ép
của các yêu cầu về hội nhập kinh tế có xu hướng ngày càng tăng. Trong đó,
chất lượng chính là chìa khóa quan trọng nhất để đáp ứng được sự hội nhập
kinh tế. Từ đó, quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn của thế giới được áp dụng
ngày một rộng rãi hơn. Một nền kinh tế được toàn cầu hóa sẽ khiến khoảng
cách giữa các quốc gia được thu hẹp lại.
Thủ tướng Phan Văn Khải đã phát biểu tại Hội nghị chất lượng năm
1997: “Chúng ta phải chấp nhận cạnh tranh và hội nhập bằng con đường chất
lượng”. Người cha đẻ của triết học về quản lý chất lượng hiện đại - Derming
đã từng khẳng định: “Bạn không cần áp dụng ISO 9000 nếu không cảm thấy
bức bách của sự sống còn”.
Hội nhập kinh tế đã đến với Việt Nam rất gần, đã có nhiều doanh
nghiệp xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn
Quốc tế (ISO). Song, với một nền kinh tế của nước ta từ nông nghiệp lạc hậu,
đã trải qua hai cuộc kháng chiến, chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định
hướng Xã hội Chủ nghĩa, thì việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất
lượng theo tiêu chuẩn Quốc tế gặp không ít trở ngại. Bắt nguồn do sự miễn
cưỡng thực hiện trong việc từ bỏ cách hoạt động, tổ chức mà trong một thời
gian dài họ cho là tốt và kéo theo nhiều thay đổi cơ cấu tổ chức quan trọng,
giảm quyền lợi của một số cá nhân. Vì vậy, việc xây dựng đã khó, việc duy trì
cải tiến không ngừng là vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp.

Từ lâu, ngành công nghiệp thuốc lá đã trở thành một ngành kinh tế
mũi nhọn của đất nước. Mặc dù có nhiều ý kiến trái chiều nhưng không thể
phủ nhận thuốc lá là ngành công nghiệp đem lại lãi suất cao. Những đặc điểm
vô cùng riêng biệt này đã ảnh hưởng trực tiếp tới sự tồn tại và phát triển của
5
Phạm Ngọc Bảo


Viện Đại Học Mở Hà Nội
ngành thuốc lá. Trong khi ở một số nước trên thế giới, các nhà hoạt động xã
hội đang kêu gọi mọi người loại bỏ thuốc lá vì cho rằng thuốc lá vô cùng độc
hại thì ở chiều ngược lại, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp thuốc lá và đặc
biệt là người hút lại không cho rằng thuốc lá có thể làm tăng tỉ lệ tử vong,
cũng như không thể bỏ qua khía cạnh siêu lợi nhuận mà ngành thuốc lá đem
lại cho ngân sách của Nhà Nước. Vì vậy để giải quyết được mẫu thuẫn trên
đòi hỏi các công ty, nhà máy sản xuất thuốc lá phải không ngừng nghiên cứu
nâng cao chất lượng sản phẩm, để giảm tính độc hại trong thuốc lá, đảm bảo
an toàn vệ sinh thực phẩm và sức khỏe cho người sử dụng mà vẫn phát triển
tốt ngành công nghiệp thuốc lá.
Công ty Thuốc Lá Thăng Long là một trong những đơn vị sản xuất
thuốc lá hàng đầu của đất nước. Công ty cũng là tiên phong trong việc xây
dựng và áp dụng Hệ thống Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9001:2000, và là một trong những đơn vị đầu tiên trên cả nước đã chuyển đổi
sang áp dụng ISO 9001:2008. Bài toán ở đây đặt ra là làm sao để duy trì và
cải tiến như thế nào để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định vị trí của
công ty trên thị trường trong nước, khu vực và trên thế giới.
Một trong những biện pháp đem lại thành công cho mọi doanh nghiệp
hiện nay là áp dụng hệ thống quản lý chất lượng hiện đại với các công cụ đo
lường chất lượng nhằm cải tiến không ngừng. Xuất phát từ yêu cầu thực tế
trong công tác quản lý chất lượng của Công ty Thuốc lá Thăng long cũng như

ngành sản xuất thuốc lá, với những kiến thức đã được nhà trường trang bị
trong quá trình thực tập tại Công ty thuốc lá Thăng long. tôi xin chọn đề tài:
“Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng tại Công ty Thuốc lá
Thăng long”.

Phạm Ngọc Bảo

6


Viện Đại Học Mở Hà Nội
II MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Đánh giá bối cảnh và thực trạng hiện tại của công tác quản lý chất
lượng, xem xét những vấn đề thực tiễn liên quan đến việc nâng cao hiệu quả
công tác quản lý chất lượng tại Công ty thuốc lá Thăng Long.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng
tại Công ty thuốc lá Thăng long.
- Đề án sẽ là tài liệu tham khảo cho việc xây dựng phương hướng nâng
cao chất lượng sản xuất của Công ty.
III NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Phân tích hoạt động quản lý chất lượng tại Công ty Thuốc lá Thăng
Long.
- Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng
tại Công ty Thuốc lá Thăng long.
IV YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
- Tìm hiểu về tổng quan cơ sở Quản lý chất lượng hiện đại.
-

Tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển và tình hình thực tế
sản xuất kinh doanh của nhà máy thuốc lá Thăng Long.


-

Thu thập, tính toán và so sánh các số liệu về kết quả sản xuất kinh
doanh của nhà máy trong năm 2015.

-

Thu thập số liệu, phân tích hiệu quả hoạt động của hệ thống quản
lý chất lượng tại nhà máy thuốc lá Thăng Long.

-

Áp dụng các kiến thức mới của quản lý chất lượng tiên tiến, đề
xuất một số giải pháp nhăm nâng cao hiệu quả của hệ thống quản
lý chất lượng tại nhà máy.

Phạm Ngọc Bảo

7


Viện Đại Học Mở Hà Nội
V KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Nội dung của luận văn gồm:
Mục lục
I. Đặt vấn đè
II. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
III. Nội dung nghiên cứu của đề tài:
IV. Yêu cầu của đề tài:

V. Kết cấu của luận văn:
VI. Kết quả thực hiện của đề tài:
* Chương I: Một số cơ sỏ lý luận về Quản lý chất lượng.
* Chương II: Phân tích hoạt động quản lý chất lượng tại Công ty thuốc
lá Thăng Long.
* Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng
của Công ty.
Kết luận.
Tài liệu tham khảo.
VI KẾT QUẢ THỰC HIỆN CỦA ĐỀ TÀI

Phạm Ngọc Bảo

8


Viện Đại Học Mở Hà Nội
CHƯƠNG I
MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
1.1 Các khái niệm cơ bản.
1.1.1 Khái niệm “sản phẩm”: Theo TCVN ISO 8402, sản phẩm là kết quả
của các quá trình hoạt động, các quả trình này tập hợp các nguồn lực và hoạt
động có liên quan với nhau để biến đầu vào thành đầu ra. Nguồn lực bao gồm
công nghệ, nhân lực, trang thiết bị, vật liệu, thông tin và phương pháp tổ chức
quản lý.
Sản phẩm trong quản lý chất lượng được quan niệm theo nghĩa rộng
bao gồm sản phẩm vật chất cụ thể (phần cứng) và sản phẩm dịch vụ (phần
mềm).
-


Phần cứng ( vật chất sản phẩm): nói nên công dụng đích thực của
sản phẩm, hình thành từ các thuộc tính như sau:
 Thuộc tính mục đích (công dụng).
 Thuộc tính hạn chế (giới hạn sử dụng).
 Thuộc tính kinh tế kỹ thuật (thông số).

-

Phần mềm (phi vật chất hay dịch vụ): xuất hiện khi có tiêu thụ
thuộc tính thụ cảm, nó có ý nghĩa rất lớn.

Cả hai phần trên tạo cho sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
1.1.2 Khái niệm “quá trình”: Quá trình là tập hợp các hoạt động, các nguồn
lực biến đầu vào thành đầu ra. Quản lý chất lượng hiện đại nhằm vào quá
trình chứ không phải vào sản phẩm cuối cùng.

Phạm Ngọc Bảo

9


Viện Đại Học Mở Hà Nội
Hình 1.1: Sơ đồ của một quá trình

MÔI TRƯỜNG
NHÀ
CUNG
ỨNG

Đầu vào

Vật liệu (M)

NHÂN LỰC (M) PHƯƠNG PHÁP(M)
QUÁ TRÌNH (P)
THIẾT BỊ(M) ĐO ĐẠC (M)
TỔ CHỨC

Đầu ra

KHÁCH
HÀNG

Sản phẩm
Dịch vụ

1.1.3 Hai quan niệm khác nhau về quản lý:
Quản lý là một phương thức làm cho những hoạt động tiến tới mục tiêu với
hiệu quả cao. Mô hình phổ biến bốn chức năng của quản lý theo Taylor là
POLC (Quản lý học).
Planning –Hoạch định, thiết kế
Organizing –Tổ chức, thực hiện
Controling –Kiểm tra, thanh tra
Leading –Lãnh đạo, điều hành
Tuy nhiên, trong hoạt động sản xuất kinh doanh hiện đại vẫn tồn tại hai
mô hình quản lý doanh nghiệp, đó là :
-

Quản lý theo mục tiêu tài chính (MBO).

-


Quản lý theo quá trình (MBP): Hiện nay trong quản lý kinh
doanh hiện đại, mô hình MBO mặc dù vẫn được áp dụng do tính
trễ của các quá trình chuyển đổi, song đã thể hiện các dấu hiệu
không phù hợp với yêu cầu, vì vậy nó đang được thay thế dần
bởi mô hình MBP với các đặc tính năng động hơn, mềm dẻo
hơn, dễ đồng nhất với thị trường hơn và do vậy có hiệu quả hơn
cho quá trình quản lý.

Phạm Ngọc Bảo

10


Viện Đại Học Mở Hà Nội
1.1.4 Khái niệm “ Chất lượng”:
-

Khái niệm “Chất lượng”:

 Theo TCVN ISO 8402: chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực
thể (đối tượng) tạo cho thực thể (đối tượng) đó có khả năng thỏa mãn
nhu cầu đã nêu hoặc tiềm ẩn.
 Theo chuyên gia Kishikawa: Chất lượng là khả năng thỏa mãn nhu cầu
của thị trường với chi phí thấp nhất.
 Theo nhà sản xuất: Chất lượng là sản phẩm/dịch vụ phải đáp ứng
những tiêu chuẩn đề ra.
 Theo người bán hàng: Chất lượng là hàng bán hết, có khách hàng
thường xuyên.
 Theo người tiêu dùng: Chất lượng là sự phù hợp mong muốn của họ.

1.1.5 Khái niệm “Độ lệch chất lượng”
-

Khái niệm “Độ lệch chất lượng”:

 Trong công việc, giữa việc lập kế hoạch – mục tiêu và kết quả cuối
cùng có khoảng cách do những sai sót. Trong quá trình sản xuất kinh
doanh, giữa đầu vào và chất lượng đầu ra luôn tồn tại khoảng cách do
quá trình có biến động. Khoảng cách này gọi là độ lệch chất lượng.
 Độ lệch chất lượng là khoảng cách giữa kết quả đạt được trong thực tế
so với mục tiêu đề ra theo thiết kế.
 Một sản phẩm dù được thiết kế hoàn hảo, dự báo kỹ nhu cầu, tính toán
cẩn thận các chỉ tiêu thì vẫn xảy ra sai sót do những yếu tố chủ quan và
khách quan, và tất nhiên sẽ dẫn đến những tổn thất kinh tế lớn cho tổ
chức như thiệt hại về nguồn lực, lợi ích, thị trường, khách hàng, uy tín .
1.1.6 Khái niệm “Quản lý chất lượng” (QCS – Quality Cost Schedule)
-

Khái niệm “Quản lý chất lượng”:
 QCS là một hệ thống các hoạt động các biện pháp và qui định
hành chính, xã hội, kinh tế - kĩ thuật dựa trên những thành tựu

Phạm Ngọc Bảo

11


Viện Đại Học Mở Hà Nội
của khoa học hiện đại, nhằm sử dụng tối ưu những tiềm năng để
đảm bảo, duy trì và không ngừng cải tiến chất lượng nhằm thỏa

mãn tối đa nhu cầu của xã hội với chi phí thấp nhất.
 QCS là tập hợp những hoạt động của chức năng quản lý nhằm
xác định mục tiêu và chính sách chất lượng cũng như trách
nhiệm thực hiện chúng thông qua các biện pháp như lập kế hoạch
chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong
khuôn khổ của hệ thống chất lượng.
 QCS được thực hiện trong toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh
và được mô ta thanh vòng tròn chất lượng:
Hình 1.2: Vòng tròn quản lý chất lượng theo ISO 9000
Cung ứng vật tư
Nghiên cứu đổi mới
sản phẩm
Khách hàng

Sản xuất thử và dây
chuyền

Dịch vụ sau bán
hàng
Tổ chức sản xuất
kinh doanh
Bán và lắp đặt

-

Thử nghiệm, Kiểm
tra

Các đặc điểm cơ bản của QCS
Mục tiêu cơ bản của QCS là 3P (Performance, Price, Punctuality) hay

3R (Right time, Right price, Right quality). Ý tưởng chiến lược của
QCS là “không sai lỗi” (ZD-Zero Defect). Chiến thuật thực hiên là
PPM (Planning – Prevention – Monitoring) với phương châm “ làm

Phạm Ngọc Bảo

12


Viện Đại Học Mở Hà Nội
đúng ngay từ đầu” (do right the first time), không có tồn kho (non stock
production) hoặc phương pháp cung ứng đúng hạn, kịp thời, đúng nhu
cầu (JIT- Just In Times).
 QCS liên quan đến chất lượng con người.
 Chất lượng là trước hết, không phải lợi nhuận là trước hết.
 Quản lý ngược dòng theo Ohno-Toyota.
 Tiến trình tiếp theo chính là khách hàng.
 QCS hướng tới khách hàng, không phải hướng về sản phẩm.
 Đảm bảo thông tin và áp dụng SPC.
 Quản lý theo chức năng chéo và hội đồng chức năng.
Cơ sở nền tảng hình thành chất lượng là yếu tố con người và cuộc sống
mà một số chuyên gia gọi là ngôi nhà chất lượng.
1.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý chất lượng
1.2.1 Phương pháp đo lường chất lượng:
-

Phương pháp phòng thí nghiệm

-


Phương pháp cảm quan

-

Phương pháp chuyên gia

1.2.2 Các hệ số chất lượng của doanh nghiệp hay tổng công ty
Nếu trong doanh nghiệp có sản phẩm hoặc tông công ty có các công ty
con, ta có thể tính được hệ số lượng hóa chung như sau:
Mqs = Σ (Mqi Bj).
ηs = Σ (Bjηj).
Kphs =Σ (Bj Kphj).
1.2.3 Chi phí chất lượng (Quality Cost)
-

Chi phí chất lượng

Mục tiêu chủ yếu của quản lý tạo sức cạnh tranh của sản phẩm là đạt
được sự cân bằng giữa hai nhân tố chất lượng và chi phí.
Chi phí được phân loại theo:
Phạm Ngọc Bảo

13


Viện Đại Học Mở Hà Nội
-

Nội dung:
 Chi phí liên quan đến chất lượng.

 Chi phí thiệt hại cho chất lượng.

-

Tính chất:
 Chi phí sai hỏng
 Chi phí thẩm định
 Chi phí phòng ngừa cần thiết để ngăn ngừa sai lỗi
 Chi phí chất lượng có thể rất lớn sẽ làm giảm đáng kê lợi
nhuận của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến môi trường.

1.3 Các công cụ quản lý chất lượng
1.3.1 Khái niệm về kiểm soát chất lượng bằng thống kê SPC (Statistical
Process Control)
-

Kiểm soát quá trình bằng thống kê ngày nay đã trở thành bộ phận quan
trọng trong toàn bộ chiến lược QCS. Việc áp dụng SPC đem lại cho
doanh nghiệp những thuận lợi sau:
 Xác định được các vấn đề.
 Tập hợp dữ liệu dễ dàng.
 Dự đoán và nhận biết các nguyên nhân gây sai lầm.
 Loại bỏ các nguyên nhân.
 Ngăn ngừa sai lầm lặp lại.
 Xác định hiệu quả cải tiến.

-

Mục tiêu của quản lý chất lượng bằng thống kê (SPC):
 Giúp tìm ra sai sót, trục trặc.

 Đảm bảo tính khả thi, thực tiễn cho giải giải pháp.
 Khắc phục, phòng ngừa sự cố tái diễn.

-

Một số công cụ thống kê phổ biến:
 Biểu đồ tiến trình
 Biểu đồ cột

Phạm Ngọc Bảo

14


Viện Đại Học Mở Hà Nội
 Biểu đồ Patero
 Biểu đồ xương cá (nhân quả0
 Biểu đồ kiểm soát
 Biểu đồ phân tán
 Phiếu báo cáo (kiểm tra)
-

Ứng dụng của SPC trong QCS:

SPC giúp cách quản lý theo khoa học thực tế tạo ra sự kiểm soát bên trong
quá trình. SPC giúp nâng cao chất lượng, tăng năng suất, giảm giá thành.
Hình 1.3: Ứng dụng của SPC trong hoạt động thực tiễn

BIỂU ĐỒ KIỂM SOÁT


TÌM SAI SÓT, TRỤC TRẶC

BIỂU ĐỒ NHÂN QUẢ

PHÂN TÍCH TÌM NGUYÊN NHÂN
LỰA CHỌN VẤN ĐỀ ƯU TIÊN GIẢI
QUYẾT NGAY

BIỂU ĐỒ PATERO
LÀM LẠI QUÁ TRÌNH MỚI

KHẮC PHỤC, PHÒNG NGỪA

VÒNG TRÒN PDCA

BIỂU ĐỒ TIẾN TRÌNH

KIỂM TRA KẾT QUẢ, SỬA CHỮA

BIỂU ĐỒ KIỂM SOÁT

PHIẾU ĐÁNH GIÁ

Phạm Ngọc Bảo

15


Viện Đại Học Mở Hà Nội
1.3.2 Nhóm chất lượng:

-

Khái niệm

Nhóm chất lượng đó là hệ thống quản lý mang tính tập thể CBCNV của tổ
chức, trong đó họ cùng nhau tìm ra các nguyên nhân và đề xuất các biện
pháp cải tiến giúp tổ chức hoạt động hiệu quả hơn.
-

Mục tiêu của nhóm chất lượng.
 Tự thân phát triển.
 Hỗ trợ cùng nhau phát triển.
 Cải tiến chất lượng.
 Cải thiện giao tiếp.
 Chống lãng phí.
 Làm tròn trách nhiệm.
 Giảm chi phí.
 Nâng cao năng suất.
 Cải thiện vấn đề bảo hộ lao động.
 Các cơ hội giải quyết khó khăn.
 Xây dựng tinh thần đồng đội.
 Sự liên kết tất cả các cấp trong công ty.
 Thu hút mọi người vào công việc.
 Mở rộng hợp tác.
 Giảm thiểu sự vắng mặt của công nhân và than phiền của khách
hàng.

-

Hoạt động của nhóm chất lượng:

 Đưa ra các vấn đề: Tên gọi, nhóm trưởng, thư ký, dự kiến thuận
lợi và khó khăn. Thu thập dữ liệu, dùng các công cụ thống kê để
đưa ra các vấn đề cần phải giải quyết một cách dân chủ.
 Phân tích các vấn đề, tìm ra nguyên nhân.
 Triển khai cách giải quyết.
 Báo cáo lãnh đạo.

Phạm Ngọc Bảo

16


Viện Đại Học Mở Hà Nội
 Xem xét và theo dõi của ban giám đốc.
Các bước hoạt động trên đã thành vòng hoạt động khép kín của
nhóm.
1.4 Tổng quan về ISO 9001:2008
1.4.1 Khái niệm ISO 9001:2008
ISO 9001:2008 là một tiêu chuẩn quy định chuẩn mực cho một hệ thống
quản lý khoa học, chặt chẽ đã được quốc tế công nhận.ISO 9001:2008 dành
cho tất cả các loại hình Doanh nghiệp, từ Doanh nghiệp rất lớn như các tập
đoàn đa quốc gia đến những Doanh nghiệp rất nhỏ với nhân sự hơn 10 người.
Tiêu chuẩn ISO 9001:2008 có tên gọi đầy đủ là “các yêu cầu đối với hệ
thống quản lý chất lượng”. ISO 9001:2008 là tiêu chuẩn ISO 9001 được ban
hành lần 4 vào năm 2008 và cũng là phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn ISO
9001.
1.4.2 Triết lý về quản lý chất lượng của tiêu chuẩn ISO 9001:2008
-

Hệ thống chất lượng quyết định chất lượng sản phẩm, sản phẩm

tạo ra là một quá trình liên kết của tất cả các bộ phận, là quá trình
biến đầu vào thành đầu ra đến tay người tiêu dùng, không chỉ co
các thông số kỹ thuật bên sản xuất mà còn là sự hiệu quả của bộ
phận khác như bộ phận hành chinh, nhân sự, tài chính.

-

Làm đúng ngay từ đầu là chất lượng nhất, tiết kiếm nhất. Chú
trọng phòng ngừa ngay từ ban đầu đảm bảo giảm thiểu sai hỏng
không đáng có, tiết kiệm thời gian, nhân lực... Có các hoạt đông
điều chỉnh trong quá trình hoạt động, đầu cuối của quá trình này
là đầu vào của quá trình kia.

-

Mỗi thành viên có công việc khác nhau tạo thành chuỗi móc xích
liên kết với nhau, đầu ra của người này là đầu vào của người kia.

-

Quản trị theo quá trình và ra quyết đinh dựa trên sự kiện, dữ liệu.
Kết quả mong muốn sẽ đạt được một các có hiệu quả khi các

nguồn lực và các hoạt đọng có liên quan được quản lý như một
17
Phạm Ngọc Bảo


Viện Đại Học Mở Hà Nội
quá trình. Mọi quyết đinh có hiệu lực được dựa trên việc phân

tích dữ liệu và thông tin.
1.4.3 Mục đích của tiêu chuẩn ISO 9001:2008
-

Cần chứng tỏ khả năng cung cấp một cách ổn đinh sản phẩm đáp
ứng các yêu cầu của khách hàng như các yêu cầu của định luất
liên quan đến sản phẩm.

-

Muốn nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng thông qua việc áp
dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9001:2008. Việc duy trì bao gồm việc cai tiến liên tục hệ thống
nhằm đảm bảo sự phù hợp với các yêu cầu của khách hàng, yêu
cầu luật định liên quan đến sản phẩm.

1.4.4 Các nguyên tăc quản lý chất lượng của ISO 9001:2008
Có 8 nguyên tắc cơ bản hình thành nên nội dung của tiêu chuẩn ISO 9001.
ISO 9001 là một tiêu chuẩn được hình thành nhờ tích lũy kinh nghiệm thực
tiễn từ nhiều trường hợp thành công lẫn thất bại của nhiều công ty trên toàn
thế giới. Qua nghiên cứu, các chuyên gia của tổ chức ISO đã nhận thấy có 8
nguyên tắc quản lý chất lượng cần được xem là nền tảng để xây dựng nên
chuẩn mực cho hệ thống quản lý chất lượng, đó là:
Nguyên tắc 1: Định hướng vào khách hàng.
Nguyên tắc 2: Trách nhiệm của Lãnh đạo.
Nguyên tắc 3: Sự tham gia của mọi người.
Nguyên tắc 4: Tiếp cận theo quá trình.
Nguyên tắc 5: Tiếp cận theo hệ thống.
Nguyên tắc 6: Cải tiến liên tục.
Nguyên tắc 7: Quyết định dựa trên sự kiện.

Nguyên tắc 8: Quan hệ hợp tác cùng có lợi với nhà cung ứng.
Tám nguyên tắc quản lý chất lượng này được nêu trong tiêu chuẩn ISO
9000:2005 (TCVN 9000:2007) nhằm giúp cho Lãnh đạo của Doanh nghiệp
nắm vững phần hồn của ISO 9001:2008 và sử dụng để dẫn dắt doanh nghiệp
Phạm Ngọc Bảo

18


Viện Đại Học Mở Hà Nội
đạt được những kết quả cao hơn khi áp dụng ISO 9001:2008 cho Doanh
nghiệp mình.
Hình 1.4: Mô hình quá trình của hệ thống quản lý chất lượng theo ISO
9001:2008
ISO 9001:2008 – Quá
trình cải tiến liên tục

YÊU CẦU
CỦA
KHÁCH
HÀNG

THỎA

Trách nhiệm của

MÃN

lãnh đạo


Đo lường, phân
tích, cải tiến

Quản lý nguồn
lực

Quá trình tạo
sản phẩm

CỦA
KHÁCH
HÀNG

1.4.5 Nội dung của tiêu chuẩn ISO 9001:2008
Điều khoản 0: Giới thiệu.
Điều khoản 1: Phạm vi áp dụng.
Điều khoản 2: Tài liệu viện dẫn.
Điều khoản 3: Thuật ngữ và định nghĩa.
Điều khoản 4: Yêu cầu chung đối với hệ thống quản lý chất lượng.
Điều khoản 5: Trách nhiệm lãnh đạo.
Điều khoản 6: Quản lý nguồn lực.
Điều khoản 7: Tạo sản phẩm.
Điều khoản 8: Đo lường, phân tích, cải tiến.
Theo yêu cầu của tiêu chuẩn khi xây dựng ISO 9001:2008, Doanh nghiệp
phải ban hành và áp dụng tối thiểu các tài liệu sau:
Phạm Ngọc Bảo

19



Viện Đại Học Mở Hà Nội
1. Chính sách chất lượng.
2. Mục tiêu chất lượng của công ty và mục tiêu chất lượng của từng cấp,
phòng ban chức năng.
3. Sổ tay chất lượng.
4. Sáu thủ tục cơ bản sau:
-

Thủ tục (quy trình) kiểm soát tài liệu.

-

Thủ tục (quy trình) kiểm soát hồ sơ.

-

Thủ tục (quy trình) đánh giá nội bộ.

-

Thủ tục (quy trình) kiểm soát sản phẩm không phù hợp.

-

Thủ tục (quy trình) hành động khắc phục.

-

Thủ tục (quy trình) hành đông phòng ngừa.


Ngoài những thủ tục, hồ sơ bắt buộc phai có theo yêu cầu của tiêu chuẩn
ISO 9001:2008. Doanh nghiệp có thể xây dựng thêm các thủ tục, hướng dẫn
công việc và lập các hồ sơ cần thiết nhằm đam bảo hệ thống quản lý có hiệu
quả và hiệu lực.
Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 không thể đảm
bảo rằng các quá trình và sản phẩm không xảy ra lỗi. Nhưng chắc chắn hệ
thống này sẽ tạo nên sức mạnh và sự tin cậy của tổ chức, nhờ vào:
-

Có được chính sách và mục tiêu chất lượng rõ ràng, có sự quan tâm cua
Lãnh đạo cao nhất thông qua việc xem xét định kỳ về toàn bộ hệ thống.

-

Xây dựng được cơ cấu tổ chức và phân bổ nguồn lực 1 cách hợp lý để
thực hiện từng công việc, tăng khả năng đạt yêu cầu mong muốn.

-

Các quy trình làm việc rõ ràng và nhất quán, đảm bảo công việc sẽ
được thực hiện thích hợp và khoa học.

-

Một hệ thống mà ở đó luôn có sự phản hồi, cải tiến để các sai lỗi, sai
sót ở tất các bộ phận ngày càng ít đi và hạn chế không lặp lại sai lỗi, sai
sót với nguyên nhân cũ đã từng xảy ra.

Phạm Ngọc Bảo


20


Vin i Hc M H Ni
-

Mt c ch cú th nh k ỏnh giỏ ton din nhm liờn tc ci tin
ton b h thng.

-

Xõy dng c mt quỏ trỡnh bo m mi yờu cu ca khỏch hng
u chc chn t c trc khi chp nhn yờu cu ca khỏch hng.

1.5 Mt s c thự ca ngnh sn xut thuc lỏ nh hng n hiu qu
hot ng qun lý cht lng
1.5.1 Cỏc ch tiờu ỏnh giỏ cht lng sn phm thuc lỏ iu
Bảng 1.1: Các chỉ tiêu hoá lý của sản phẩm thuốc lá
điếu
Tên chỉ tiêu hoá lý

Đơn vị

BC

BM

1. C si

mm


0,9

1,1

2. Chiu di chung ca iu thuc

mm

83,0 0,5

84,0 0,5

+ Chiu di phn cha thuc

''

61

69

+ Chiu di phn u lc

''

22

15

+ Chiu di phn giy sỏp nõu


''

26

24

3. Chu vi iu

''

4. Hiu cỏch mộp sỏp nõu

''

3,0 0,5

5,0 0,5

5. m si trong iu

%

12,0 0,5

12,0 0,5

6. Hm lng bi trong si

%


2

2

7. T l bong h

%

1

1

8. r u

%

3

3

gam

20,5 0,5

9. Khi lng 20 iu
10. gim ỏp

24,65 0,15 24,65 0,15


mmWG

11. Tp cht vụ c

%

12. Hm lng Tar/iu
13. Hm lng Nicotin/iu

115 10
1,5

1,5

mg/

Theo Q s

''

2019/2000/Q BYT
ngy 30.06.2000

Phm Ngc Bo

21


Viện Đại Học Mở Hà Nội
Nguồn: Phòng QLCL

Bảng 1.2: Các chỉ tiêu cảm quan của sản phẩm thuốc lá điếu
Chỉ tiêu

Hệ số quan trọng

Điểm

1. Hương

1,4

1-10

2. Khẩu vị

1,6

1-10

3. Độ nóng

1,0

1-10

4. Độ cháy

0,4

1-10


5. Màu sắc

0,6

1-10

1.5.2 Phương pháp kiểm tra và phân tích chất lượng sản phẩm:
 Xác định chu vi điếu: TCVN 6668:2000.
 Xác định chiều dài phần thuốc: TCVN 6669:2000.
 Xác định chiều dài phần đầu lọc: TCVN 6670:2000.
 Xác định hàm lượng bụi trong sợi: TCVN 6671:2000.
 Xác định tỷ lệ bong hồ: TCVN 6672:2000.
 Xác định tỷ lệ rỗ đầu: TCVN 6674-2:2000.
 Xác định hàm lượng Nicotin trong khói thuốc ngưng tụ theo phương
pháp sắc ký: TCVN 6679:2000.
 Xác định hàm lượng Tar trong khói thuốc ngưng tụ theo phương pháp
sắc ký: TCVN 6679:2000.
 Xác định độ ẩm theo phương pháp sấy đến trọng lượng không đổi ở chế
độ: Nhiệt độ = 950C, thời gian sấy là 3 giờ.
 Xác định độ giảm áp trên máy chuyên dùng FILTRONA.
 Chỉ tiêu cảm quan: chất lượng hút của thuốc lá theo TCN 26-01-03.
 Chỉ tiêu mỹ quan: đánh giá dựa trên yêu cầu của mẫu.
Sản phẩm thuốc lá cũng có thể coi là sản phẩm thực phẩm, vì vậy các
chỉ tiêu cảm quan chất lượng sản phẩm khói thuốc lá không thể nào đo
Phạm Ngọc Bảo

22



Viện Đại Học Mở Hà Nội
lường được bằng máy móc, Công ty đã áp dụng đánh giá cảm quan
bằng phương pháp cho điểm. Công ty đã thành lập hội đồng cam quan
(HĐCQ), gồm các chuyên gia nhiều kỹ năng và kinh nghiệm trong việc
đánh giá chất lượng sản phẩm, và chịu sự quản lý của chủ tịch HĐQT –
Giám đốc. Thông qua kết quả bình hút của HĐCQ để đánh giá chất
lượng sản phẩm cũng như điều chính quá trình sản xuất.
1.5.3 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất thuốc lá điếu

Phạm Ngọc Bảo

23


Viện Đại Học Mở Hà Nội

Hình 1.5:Quy trình công nghệ sản xuất thuốc lá điếu
Chuẩn
bị NL

Nguyên
liệu

Hấp
chân
không

Cắt ngọn,
phối, trộn


Làm ẩm
lá đã cắt
ngọn

Đánh
lá, tách
cuộng

Làm ẩm
ngọn lá
Thùng
trữ, ủ lá

Gia liệu

Thái lá

Sấy sợi

Thái
cuộng

Hấp, ép
cuộng

Thùng
ủ cuộng

Dịu
cuộng


Trương,
nở
cuộng

Sấy sợi
cuộng

Phân ly
sợi
cuộng

Thùng
trữ sợi
cuộng

Phối
trộn sợi
lá, sợi
cuộng
Cuốn
điếu
Phun
hương

Thùng
trữ sợi
Kho

TP


Phạm Ngọc Bảo

Đóng
bao

24

Đóng
kiện

Đóng
tút


×