Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Nghiên cứu, tuyển chọn các dòng thực khuẩn thể ức chế vi khuẩn gây bệnh listeria monocytogenes trong sữa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 55 trang )

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC
--------oOo--------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU, TUYỂN CHỌN CÁC DÒNG
THỰC KHUẨN THỂ ỨC CHẾ VI KHUẨN GÂY BỆNH
LISTERIA MONOCYTOGENES TRONG SỮA.

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : ThS. Nguyễn Hồng Hải
SINH VIÊN THỰC HIỆN : Lê Thị Trang
LỚP

: 1302

HÀ NỘI – 2017


VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC
--------oOo--------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài: Nghiên cứu, tuyển chọn các dòng thực khuẩn thể ức chế
vi khuẩn gây bệnh Listeria monocytogenes trong sữa.

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : ThS. Nguyễn Hồng Hải
SINH VIÊN THỰC HIỆN : Lê Thị Trang
LỚP

: 1302



HÀ NỘI – 2017


Viện Đại Học Mở Hà Nội

Khoa Công Nghệ sinh học

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, làm việc tại Khoa Công nghệ sinh học –
Viện Đại Học Mở Hà Nội và Phòng Vi Sinh – Viện Di truyền Nông Nghiệp,
tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình từ các Thầy Cô, anh
chị và các bạn bè đồng nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng tới Ths. Nguyễn Hồng
Hải – Viện Di truyền Nông Nghiệp, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn cô chú, anh chị cán bộ phòng Công nghệ vi
sinh – viện Di truyền nông nghiệp đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong
suốt thời gian thực tập để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin cảm ơn các thầy cô trong Khoa Công nghệ sinh học – Viện Đại
Học Mở Hà Nội đã trang bị cho tôi những kiến thức trong suốt quá trình học
tập và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ tình cảm chân thành nhất tới gia đình, bạn bè và
những người thân thiết đã hết lòng giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình
học tập.
Bước đầu đi vào thực tế, tìm hiểu và lĩnh vực sáng tạo trong nghiên cứu
khoa học, kiến thức của tôi còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ. Do vậy, không
tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc chắn, tôi rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp quý báu của thầy cô và các bạn để kiến thức của tôi trong lĩnh
vực này được hoàn thiện hơn.

Sinh viên thực hiện
Lê Thị Trang

SV: Lê Thị Trang

1

Lớp: ĐH 13-02


Viện Đại Học Mở Hà Nội

Khoa Công Nghệ sinh học

Mục Lục
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. 1
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... 5
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................ 6
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 7
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................................ 7
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................... 8
3. NỘI DUNG NGHÊN CỨU ...................................................................... 8
PHẦN I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 9
1.1. Tình hình ngộ độc thực phẩm do Listeria monocytogenes ..................... 9
trên thế giới và Việt Nam ............................................................................. 9
1.1.1. Tình hình ngộ độc thực phẩm do Listeria monocytogenes trên thế
giới. ........................................................................................................... 9
1.1.2. Tình hình ngộ độc thực phẩm do Listeria monocytogenes ở Việt
Nam ........................................................................................................ 13
1.2 Vi khuẩn gây bệnh Listeria monocytogenes......................................... 15

1.2.1 Cấu trúc .......................................................................................... 15
1.2.2. Phân loại........................................................................................ 18
1.2.3. Đặc tính sinh hóa ........................................................................... 19
1.2.4. Cấu trúc kháng nguyên và độc tố .................................................. 20
1.2.5. Khả năng lây bệnh ........................................................................ 20
1.2.6. Cơ chế gây bệnh ........................................................................... 21
1.2.7. Miễn dịch ..................................................................................... 25
1.3 Tổng quan về thực khuẩn thể (Biobacteria Phage) ............................... 25
1.3.1. Sơ lược về thực khuẩn thể ............................................................ 25
1.3.2. Phương pháp khảo sát thực khuẩn thể............................................ 27
1.4. Ứng dụng của thực khuẩn thể .............................................................. 28
1.4.1. Ứng dụng trong nghiên cứu sinh học phân tử ................................ 28
1.4.2. Ứng dụng trong chuẩn đoán và dịch tễ học ................................... 29
SV: Lê Thị Trang

2

Lớp: ĐH 13-02


Viện Đại Học Mở Hà Nội

Khoa Công Nghệ sinh học

1.4.3. Ứng dụng trong bảo quản thực phẩm ............................................ 29
PHẦN 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 30
2.1. Vật liệu................................................................................................ 30
2.1.1 Chủng nghiên cứu .......................................................................... 30
2.1.2 Địa điểm nghiên cứu ...................................................................... 30
2.1.3 Hóa chất và thiết bị ......................................................................... 30

2.1.4 Các môi trường sử dụng trong quá trình nghiên cứu. ...................... 31
2.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 33
2.2.1. Phương pháp phân lập vi khuẩn L. monocytogenes (Theo TCVN
6401 : 1998) ............................................................................................ 33
2.2.2. Phân lập thực khuẩn thể................................................................ 34
2.2.3. Đánh giá khả năng kí sinh của các dòng thực khuẩn thể trên các
chủng vi khuẩn gây bệnh khác nhau ........................................................ 34
2.2.4. Đánh giá khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh Listeria
monocytogenes của các dòng thực khuẩn thể........................................... 35
2.2.5. Nhận dạng thực khuẩn thể bằng giải trình tự gen Lys .................... 35
2.2.6. Đánh giá hoạt tính kháng của thực khuẩn thể với vi khuẩn gây bệnh ... 36
Listeria monocytogenes có trong sữa....................................................... 36
PHẦN 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................... 37
3.1. Phân lập vi khuẩn Listeria monocytogenes .......................................... 37
3.2. Phân lập các dòng thực khuẩn thể có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây
bệnh Listeria monocytogenes ..................................................................... 40
3.2.1. Phân lập thực khuẩn thể................................................................. 40
3.2.2. Khả năng ký sinh của các dòng TKT và các chủng
L.monocytogenes phân lập được .............................................................. 42
3.2.3. Đánh giá khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh Listeria
monocytogenes của các dòng thực khuẩn thể........................................... 42
3.3. Đánh giá khả năng kháng một số vi khuẩn gây bệnh các dòng thực
khuẩn thể.................................................................................................... 43
SV: Lê Thị Trang

3

Lớp: ĐH 13-02



Viện Đại Học Mở Hà Nội

Khoa Công Nghệ sinh học

3.4. Phân loại dòng thực khuẩn thể triển vọng LM1 .................................. 44
3.5. Đánh giá hoạt tính kháng của thực khuẩn thể với vi khuẩn gây bệnh
Listeria monocytogenes có trong sữa ......................................................... 46
PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................... 49
4.1 Kết luận ................................................................................................ 49
4.2 Kiến nghị.............................................................................................. 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 50
Tiếng Việt .................................................................................................. 50
Tiếng Anh .................................................................................................. 51
Tài liệu Internet .......................................................................................... 53

SV: Lê Thị Trang

4

Lớp: ĐH 13-02


Viện Đại Học Mở Hà Nội

Khoa Công Nghệ sinh học

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Cấu trúc kháng nguyên..................................................................... 20
Bảng 2: Nguồn gốc của các chủng phát triển được trên môi trường chuyên
biệt ................................................................................................................ 37

Bảng 3: Kết quả thử nghiệm sinh lý, sinh hóa của các chủng phát triển......... 37
Bảng 4: Nguồn gốc của các dòng thực khuẩn thể phân lập được ................... 40
Bảng 5: Khả năng ký sinh (tạo vết tan) của các dòng thực khuẩn thể ............ 42
Bảng 6: Đường kính vòng phân giải vi khuẩn L. monocytogenes của các ...... 42
Bảng 7: Hoạt tính phân giải của dòng TKT NA6 trên vi các vi khuẩn gây bệnh .. 44
Bảng 8: Độ tương đồng các đoạn gen của dòng TKT LM1 .................................... 46
Bảng 9: Mật độ của dòng TKT LM1 sau 24, 48 giờ nuôi cấy ........................ 46
Bảng 10: Mật độ vi khuẩn L. monocytogenes sau 24, 48 giờ nuôi cấy .......... 47

SV: Lê Thị Trang

5

Lớp: ĐH 13-02


Viện Đại Học Mở Hà Nội

Khoa Công Nghệ sinh học

DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Vi khuẩn Listeria monocytogenes. .................................................... 15
Hình 2: Màng tế bào của vi khuẩn Listeria monocytogenes . ......................... 16
Hình 3: Lông roi của vi khuẩn Listeria monocytogenes ................................. 18
Hình 4: Vi khuẩn Listeria monocytogenes .................................................... 18
Hình 5: Cơ chế gây bệnh của vi khuẩn Listeria monocytogenes . .................. 23
Hình 6: Sự di chuyển của vi khuẩn Listeria monocytogenes . ........................ 24
Hình 7: Ảnh hiển vi điện tử các phage bám trên bề mặt tế bào vi khuẩn (trái);
Hình mặt cắt (giữa) và hình dạng ngoài phage T2 ......................................... 26
Hình 8: Đốm tan -“plaque”của phage λ đối với vi khuẩn E. coli ................... 28

Hình 9: Hình dạng và thử nghiệm làm tan máu của chủng Listeria
monocytogenes....................................................................................... 40
Hình 10: Dòng TKT NA6 lập trên được phân môi trường LEB và vi khuẩn. .41
Hình 11: Dòng thực khuẩn thể LM1 được tách dòng trên môi trường TSB ... 43
Hình 12: Đánh giá khả năng phát triển và hoạt tính của dòng TKT NA6 ....... 47

SV: Lê Thị Trang

6

Lớp: ĐH 13-02


Viện Đại Học Mở Hà Nội

Khoa Công Nghệ sinh học

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngộ độc thực phẩm hiện nay đã và đang là mối lo ngại nghiêm trọng cho
sức khỏe cộng đồng trên thế giới. Nguyên nhân là do con người sử dụng các
loại thực phẩm đã bị nhiễm các loài vi khuẩn gây bệnh hay độc tố của chúng.
Mặc dù đã có công nghệ hiện đại, các phương pháp thực hành sản xuất và
kiểm soát chất lượng, vệ sinh tốt nhưng số lượng các trường hợp bị ngộ độc
và bị bệnh do thực phẩm vẫn tăng lên trong suốt thập kỷ qua. Tại Việt Nam,
theo thống kê của Bộ Y tế, chỉ trong 4 tháng đầu năm 2016, cả nước đã xảy ra
gần 30 vụ ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng, làm trên 1.386 người bị ngộ độc,
trong đó có 2 trường hợp tử vong. Hầu hết các bệnh nhân bị ngộ độc do ăn
phải thức ăn bị nhiễm vi sinh vật như E.coli, Listeria, Staphylococcus aureus,
Salmonella,... Trong các vi khuẩn gây bệnh này, Listeria monocytogenes là

tác nhân gây bệnh listeriosis và là vi khuẩn gây bệnh đứng thứ 3 thuộc nhóm
B sau Streptococus và Ecoli. Đồng thời là nguồn chính gây nhiễm bệnh cho
người trong các sản phẩm bảo quản lạnh, vi sinh vật này có khả năng tồn tại
tăng trưởng trong sản phẩm suốt quá trình bảo quản lạnh. Đối với vi sinh vật
ngộ độc thực phẩm khác, chúng sẽ phát bệnh khi con người hấp thu đủ liều
lượng, sau thời gian ủ bệnh các triệu chứng lâm sàn biểu hiện. Trong
đó Listeria monocytogenes hiện diện với số lượng nhỏ trong thực phẩm, khi
vào cơ thể chúng không bị đào thải mà tích lũy chờ cơ hội. Mặc dù bệnh
do Listeria monocytogenes gây ra là ở tần số thấp, 2-5 trường hợp trên một
triệu người một năm, nhưng tỉ lệ chết do vi khuẩn này là rất cao, 25 – 30 %
trường hợp tử vong trong các ca nhiễm bệnh.
Tình hình nhiễm bệnh là như vậy nhưng việc sử dụng các chất hóa học
để bảo quản thực phẩm ít được chấp nhận vì nhiều chất bảo quản hóa học đã
làm ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe cộng đồng. Trong số các chất bảo quản
sinh học hiện nay, thực khuẩn thể cũng được xem như một tác nhân phòng trừ
SV: Lê Thị Trang

7

Lớp: ĐH 13-02


Viện Đại Học Mở Hà Nội

Khoa Công Nghệ sinh học

sinh học quan trọng và đã được thương mại mại hóa để phòng trừ vi khuẩn
Listeria monocytogenes trong quản thực phẩm. Chế phẩm LISTEX™ P100
(Micreos) cũng được FDA cấp phép cho lưu hành sử dụng năm 2006 như một
chất phụ gia bảo quản thực phẩm dùng để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh Listeria.

Đây là chế phẩm có nguồn gốc từ thực khuẩn thể được sử dụng rộng rãi ở Mỹ và
các nước trên thế giới mà không gây ảnh hưởng đến chất lượng của thực phẩm.
Ở Việt Nam, chưa có nghiên cứu ghi nhận về sử dụng thực khuẩn thể trong
phòng trừ vi khuẩn gây bệnh Listeria monocytogenes có trong thực phẩm, đặc
biệt là có trong sữa. Vì vậy, đề tài được thực hiện nhằm “phân lập, tuyển chọn và
đánh giá hiệu quả ức chế vi khuẩn gây bệnh Listeria monocytogenes của các
dòng thực khuẩn thể nhằm ứng dụng trong bảo quản sữa.”
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
-

Phân lập được vi khuẩn gây bệnh Listeria monocytogenes trong sữa.

-

Phân lập, tuyển chọn, và đánh giá được hiệu quả ức chế của các dòng

thực khuẩn thể tới vi khuẩn gây bệnh Listeria monocytogenes trong sữa.
3. NỘI DUNG NGHÊN CỨU
-

Phân lập, tuyển chọn các dòng thực khuẩn thể có khả năng ức chế vi
khuẩn Listeria monocytogenes trong sữa.

-

Đánh giá hoạt tính kháng vi khuẩn gây bệnh Listeria monocytogenes
của các dòng thực khuẩn Phân lập vi khuẩn Listeria monocytogenes.

-


Nghiên cứu các đặc điểm sinh lí, hóa sinh của dòng thực khuẩn thể
tuyển chọn.

-

Phân loại dòng thực khuẩn thể tuyển chọn.

-

Đánh giá hoạt tính kháng của thực khuẩn thể với vi khuẩn gây bệnh
Listeria monocytogenes có trong sữa.

SV: Lê Thị Trang

8

Lớp: ĐH 13-02


Viện Đại Học Mở Hà Nội

Khoa Công Nghệ sinh học

PHẦN I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tình hình ngộ độc thực phẩm do Listeria monocytogenes trên thế giới
và Việt Nam
1.1.1. Tình hình ngộ độc thực phẩm do Listeria monocytogenes trên thế giới.
Thế giới đang trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, việc sản xuất và phân phối
một các sản phẩm thực phẩm không bị bó hẹp trong không gian địa lý dẫn đến

khả năng lan tràn khắp thế giới các bệnh do thực phẩm ô nhiễm. Đồng thời,
trong quá trình công nghiệp hóa, thực phẩm được sản xuất hàng loạt đã làm
khả năng nhiều người tiêu dung mắc bệnh tăng cao. Số ca mắc các bệnh do
thực phẩm ô nhiễm tăng đáng kể trong vòng 10 năm trở lại đây.
Mặc dù y học hiện nay đã phát triển, song các tác nhân gây bệnh tiếp từ
thực phẩm vẫn nhập viện và 1,8/5 nghìn ca tử vong do nhiễm trùng đọc thực
phẩm là chuẩn đoán được chính xác nguyên nhân. Trong số các nguyên nhân
đã được xác định, có một số mầm bệnh có khả năng gây nhiễm trùng độc thực
phẩm cấp tính nguy hiểm với tỉ lệ tử vong cao như:
Listeria monocytogenes, Staphylococcus aureus, Escherichia coli, Vibrio
cholera, Salmonella, Campylobacterer, Yersinia enterocolitica.v.v... Listeria
monocytogenes thường gặp ở sữa và các sản phẩm từ sữa, thịt, cá và rau. Vi
khuẩn này có thể gây viêm màng não, nhiễm khuẩn đường tiết niệu và tử
vong, đặc biệt nguy hiểm với những người suy giảm miễn dịch có khả năng
lây nhiễm cao như: ung thư, AIDS, nghiện rượu, đái tháo đường.
Trong vấn đề ngộ độc thực phẩm, bệnh Listériosis do vi khuẩn L.
monocytogenes gây ra thường hay được người ta nhắc đến. Ca đầu tiên của
bệnh Listériosis đã được nói đến cách nay 70 năm, nhưng phải đợi đến những
năm 1980 vi khuẩn L. monocytogenes mới được chính thức xác nhận là tác
nhân gây ra bệnh ngộ độc từ thực phẩm.
Listeria monocytogenes là tác nhân gây bệnh listeriosis. Vi khuẩn này
được xếp là tác nhân gây bệnh đứng thứ ba thuộc nhóm B sau Streptococus và
SV: Lê Thị Trang

9

Lớp: ĐH 13-02


Viện Đại Học Mở Hà Nội


Khoa Công Nghệ sinh học

Ecoli. Đồng thời là nguồn chính gây nhiễm bệnh cho người trong các sản
phẩm bảo quản lạnh, vi sinh vật này có khả năng tồn tại tăng trưởng trong sản
phẩm suốt quá trình bảo quản lạnh. Đối với vi sinh vật ngộ độc thực phẩm
khác, chúng sẽ phát bệnh khi con người hấp thu đủ liều lượng, sau thời gian ủ
bệnh các triệu chứng lâm sàn biểu hiện. Trong đó Listeria monocytogenes
hiện diện với số lượng nhỏ trong thực phẩm, khi vào cơ thể chúng không bị
đào thải mà tích lũy chờ cơ hội. Mặc dù bệnh do Listeria monocytogenes gây
ra là ở tầng số thấp, 2-5 trường hợp trên một triệu người một năm, nhưng tỉ lệ
chết do vi khuẩn này là rất cao, 25 – 30% trường hợp tử vong trong các ca
nhiễm bệnh.
Đối tượng bị nhiễm bệnh do Listeria monocytogenes gây ra thường gặp
ở trẻ em, trẻ sơ sinh, người già, thai phụ và người có hệ miễn dịch kém.
Listeriamonocytogenes gây ra bệnh nhiễm trùng máu viêm màng não
hoặc sốt, viêm dạ dày ruột, đồng thời cũng là nguyên nhân gây ra trẻ chết sau
khi sinh, đẻ non và sẩy thai ở phụ nữ.
Ngộ độc thực phẩm là một bệnh cấp tính xảy ra khi ăn phải thức ăn bị
nhiễm vi khuẩn hoặc độc tố của vi khuẩn hoặc thức ăn có chứa các chất độc
hại đối với người ăn. Bệnh có tính chất đột ngột, có thể nhiễm độc cho nhiều
người tại cùng một thời điểm khi họ tiêu thụ cùng một loại thức ăn. Ngộ độc
thực phẩm có những triệu chứng của một bệnh cấp tính như nôn mửa, tiêu
chảy .v.v hoặc kèm theo các triệu chứng khác tùy theo từng loại tác nhân gây
ngộ độc. Thực phẩm ô nhiễm các vi sinh vật và độc tố của vi sinh vật là một
trong những nguyên nhân gây bệnh phổ biến trên toàn cầu, xảy ra ở cả các
nước có nền khoa học và y học phát triển cũng như các nước lạc hậu kém phát
triển. Hiện nay, loài người đang phải đối mặt với nguy cơ nhiễm hơn 200
bệnh truyền nhiễm thông qua thực phẩm. Các triệu chứng lâm sàng khá đa
dạng, từ mức viêm dạ dày, ruột nhẹ cho tới nhiễm trùng, nhiễm độc nặng với

nguy cơ tử vong cao, hoặc dẫn tới các biến chứng phức tạp, ảnh hưởng tới đời
sống của bệnh nhân. Hậu quả và thiệt hại kinh tế do các bệnh lây truyền qua
SV: Lê Thị Trang

10

Lớp: ĐH 13-02


Viện Đại Học Mở Hà Nội

Khoa Công Nghệ sinh học

thực phẩm rất lớn và có xu hướng ngày càng tăng. Ví dụ, mỗi năm ở Hoa Kỳ
có khoảng 76 triệu ca mắc bệnh các loại do thực phẩm ô nhiễm, 325 nghìn ca
nhập viện và 5 nghìn ca tử vong. Các chi phí điều trị cho các bệnh nhân
khoảng 6,5 tỷ đô la, thiệt hại do nghỉ điều trị khoảng 34,9 tỷ đô la/năm. Các
loại mầm bệnh gây nhiễm trùng nhiễm độc thực phẩm: Người tiêu dùng có thể
mắc bệnh khi sử dụng thực phẩm bị ô nhiễm các mầm bệnh vi sinh vật, độc tố
của vi sinh vật hoặc một số kim loại độc. Trong số hơn 200 bệnh có nguồn gốc
từ thực phẩm có khoảng 40 mầm bệnh vi sinh vật đã được xác định vai trò gây
bệnh. Các mầm bệnh vi sinh vật bao gồm vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng và virus,
trong đó các loại vi khuẩn gây ra tới 90% số ca bệnh tử vong ở người.
- Năm 1929, Nyfeldt phân lập được Listeria monocytogenes từ máu của
một bệnh nhân bị sốt kèm theo viêm hạch và ông tin rằng đó là tác nhân gây
bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng. Tất nhiên, nhiều tác giả khác đã
không đồng ý với lập luận của Nifeldt. Nhiều năm sau đó, những công bố kinh
điển về bệnh nhiễm Listeria (Listeriosis) trên người, kể cả ở trẻ sơ sinh và người
lớn, cho thấy những bằng chứng giống như trong y văn nhưng có nhũng tranh
luận rằng, khả năng truyền bệnh từ động vật sang người là cực kỳ hiếm.

- Đến những năm 1980, thực phẩm được coi là tác nhân chính gây truyền
nhiễm Listeriosis.
- Vào những năm 1981, tại Canada, một trận đại dịch từ thực phẩm đã
làm ảnh hưởng đến 41 bệnh nhân là do ăn phải cải bắp lây nhiễm từ các phân
tử cừu bị nhiễm bệnh.
- Vào năm 1983, ở Boston có 49 người bị nhiễm bệnh Listeriosis do tiêu
thụ phải sữa không được tuyệt trùng kỹ lưỡng.
- Năm 1985, các trận dịch bệnh lớn xãy ra ở Bắc Mỹ tại California bắt
nguồn từ phomat mềm có 142 người bị nhiễm, những phomat khác gây ra 122
trường hợp bị nhiễm Listeriosis ở Switzerland. Trong khi ở Anh, có 300
trường hợp bị nhiễm trùng Listeriosis.

SV: Lê Thị Trang

11

Lớp: ĐH 13-02


Viện Đại Học Mở Hà Nội

Khoa Công Nghệ sinh học

- Những năm 1990, ở Pháp dịch bện xãy ra do ăn phải lưỡi lợn, thịt lợn,
phomat mềm bị nhiễm khuẩn.
- Vào ngày 19/3/2007, cơ quan quản lý thực phẩm Anh quốc có lệnh thu
hồi các loại bánh mì kẹp thịt, do công ty thực phẩm Anchor cung cấp cho hệ
thống bệnh viện và trường học tại Luân Đôn, do sản phẩm này bị nhiễm vi
khuẩn Listeria monocytogenes.
- Đây không phải là lần đầu, mà từ nhiều năm qua vi khuẩn này đã gây ra

các vụ ngộ độc thực phẩm lớn tại một số quốc gia trên thế giới (Mỹ, Úc,
Canada, Pháp, Bỉ…). Chúng ta có thể điểm qua vài vụ ngộ độc điển hình như
sau:
- Vào tháng 12 năm 1999, tại Pháp có vụ ngộ độc do ăn phải hamburger
có nhiễm vi khuẩn Listeria gây cho 27 người mắc bệnh. Trong đó, có 7 người
chết. Theo thống kê của Mỹ, hàng năm số bệnh lây nhiễm Listeria khoảng
2500 người, với gần 500 người chết. Thống kê tại Anh từ năm 2001-2005 có
1933 người mắc bệnh do vi khuẩn Listeria gây ra…
- Trong những năm qua, những con cá hun khói, và bơ có liên quan đến
dịch Listeriosis do vi khuẩn Listeria gây ra tại Thụy Điển và Finland.
- Cơ quan hữu quan các nước trên từng cảnh báo về loại vi khuẩn này.
Đồng thời cũng đề ra các biện pháp kiểm tra nghiêm ngặt nguồn nguyên liệu
thực phẩm. Nguy cơ của loại vi khuẩn này không chỉ gây ra ngộ độc thực
phẩm mà quan trọng hơn là chúng gây ra các bệnh lý nguy hiểm như xảy thai,
viêm màng não, nhiễm trùng huyết. Thường giai đoạn ủ bệnh từ vài ngày đến
2 tháng. Chính vì vậy, người ta thường không nhận biết được ngay sự lây
nhiễm của loại vi khuẩn này. Dấu hiệu khởi phát của bệnh là có sốt, khó chịu,
đau lưng. Nếu độc tố đủ mạnh chúng sẽ gây ra ngộ độc thực phẩm cấp tính
trong khoảng 12 giờ, với các triệu chứng nôn mủa, tiêu chảy, đau quặn bụng,
nhức đầu….

SV: Lê Thị Trang

12

Lớp: ĐH 13-02


Viện Đại Học Mở Hà Nội


Khoa Công Nghệ sinh học

- Theo thông báo ngày 26-9-2011 của Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh
Hoa Kỳ (CD) về trường hợp ngộ độc thực phẩm từ loại dưa đỏ đã bị nhiễm
khuẩn, gây cho trên 61 người mắc, trong đó có 12 người đã tử vong
Nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc:
- Trường hợp ngộ độc mang tính chất phân tán như trên là do vi khuẩn
Listeria monocytogenes vây nhiễm vào loại dưa đỏ (cantaloupe) được trồng
tại nông trại Jensen, bang Colorado. Sản phẩm trên được phân phối rộng rãi
tại nhiều tiểu bang của Mỹ. Cách nay 3 tuần, lần lượt các ca ngộ độc đã được
báo cáo tại 15 tiểu bang, theo số liệu chưa đầy đủ đã có trên 61 người mắc và
có 12 ca tử vong. Theo điều tra bước đầu, một số dưa đỏ đã bị nhiễm khuẩn
trong quá trình thu hái và vận chuyển. Vi khuẩn Listeria monocytogenes phân
tán rất rộng rãi trong môi trường đất, nước, phân gia súc nên rất dễ lây nhiễm
qua thực phẩm.
- Việc phát hiện vi khuẩn Listeria monocytogenes trong thực phẩm
không phải là sự cố lần đầu, mà từ nhiều năm qua chúng đã gây ra các vụ ngộ
độc thực phẩm tại nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Úc, Canada, Pháp, Bỉ...
Các vụ ngộ độc này thường dẫn đến tình trạng tử vong. Theo thống kê từ năm
2002 tại Mỹ, hàng năm tại nước này, số bệnh nhân nhiễm bệnh do vi khuẩn
Listeria khoảng 2.500 người, với gần 500 người chết, còn tại Anh từ 2001 2005 có 1.993 người mắc, với trên 300 ca tử vong, tại Canada hàng năm vẫn
thường xảy ra các vụ ngộ độc do vi khuẩn Listeria. Gần đây tại Trung Quốc
cũng đã báo cáo vài vụ ngộ độc do vi khuẩn này. Các nước đang phát triển, do
thiếu điều kiện xét nghiệm, tầm soát loại vi khuẩn này, nên các trường hợp
nhiễm bệnh hoặc ngộ độc thường bị bỏ qua.
1.1.2. Tình hình ngộ độc thực phẩm do Listeria monocytogenes ở Việt Nam.
Ở Việt Nam nhiều vụ ngộ độc thực phẩm hay xảy ra, đặc biệt là ngộ độc
tập thể, rơi nhiều vào đối tượng công nhân (khi ăn, uống tại các bếp ăn tập
thể không đảm bảo vệ sinh, an toàn chất lượng thực phẩm). Theo một thống
kê năm 2008, mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 250 - 500 ca ngộ độc thực

SV: Lê Thị Trang

13

Lớp: ĐH 13-02


Viện Đại Học Mở Hà Nội

Khoa Công Nghệ sinh học

phẩm với 7000 – 10000 nạn nhân và 100 - 200 ca tử vong. Có 8 triệu người
ngộ độc thực phẩm mỗi năm tại Việt Nam. Đây là công bố của Tổ chức Y tế
thế giới (WHO) về tình hình ngộ độc thực phẩm tại Việt Nam. Tuy nhiên chỉ
có 8000 người được thống kê, phát hiện, bằng 1% số người ngộ độc thực
phẩm trên thực tế .
Trong thời gian vừa qua, trước tình hình số lượng các mẫu cá tra đông
lạnh bị phát hiện nhiễm Listeria monocytogenes ngày càng gia tăng, thực
hiện chỉ đạo của lãnh đạo bộ, cục quản lý chất lượng nông lâm thủy hải sản
(NAFIQAD) đã có quyết định thành lập nhóm công tác chủ trì thực hiện đề
tài khoa học cấp cơ sở “Xác định nguyên nhân lây nhiễm và đề xuất giải
pháp kiểm xoát mối nguy hiểm Listeria monocytogenes trong sản phẩm cá
tra đông lạnh”. Ngày 6/11/2009, cục đã tổ chức hội nghị nghiệm thu đánh
giá kết quả thực hiện đề tài.
Theo số liệu các kết quả phân tích của đề tài cho thấy 162/485 mẫu (bao
gồm 29/120 mẫu nguyên liệu được lấy tại các nhà máy chế biến, 79/186 mẫu
vệ sinh công nghiệp sau khi vệ sinh, 8/28 mẫu tay công nhân, 24/36 mẫu bán
thành phẩm) bị phát hiện nhiễm Listeria monocytogenes.
Listeria thuộc loại ưa lạnh, có thể phát tirển ở nhiệt độ thấp đến 2,50C và
cao đến 440C. Các chuyên gia FDA khuyến cáo cần lưu ý việc làm vệ sinh

ống dẫn lạnh trên trần vì đó là nơi có điều kiện thuận lợi cho Listeria phát
triển và tích tụ. Liều lượng gây bệnh của Listeria monocytogenes hiện vẫn
chưa được biết. Bệnh bắt đầu từ đường tiêu hóa với những triệu chứng như
tiêu chảy, sốt nhẹ. Trường hợp nặng, chủng gây bệnh có thể sinh sản trong
các đại thực bào và gây nhiễm trùng máu. Vi khuẩn tác động lên hệ thần kinh
trung ương, tim, mắt và có thể xâm nhập vào bào thai trong bệnh mẹ gây sẩy
thai, đẻ non hoặc nhiễm trùng thai nhi. Listeria monocytogenes đã được phân
lập từ nhiều loại thực phẩm khác nhau như thịt, cá, rau, sữa và cà bề mặt
nước. Cần lưu ý kiểm tra sự hiện diện của vi sinh vật ở mọi công đoạn trong
quá trình chế biến thực phẩm, từ môi trường, nguyên liệu, điều kiện sản xuất,
SV: Lê Thị Trang

14

Lớp: ĐH 13-02


Viện Đại Học Mở Hà Nội

Khoa Công Nghệ sinh học

vận chuyển đến sản phẩm cuối cùng. Nấu chín thực phẩm là một biện pháp
hữu hiệu để giảm nguy cơ nhiễm bệnh.
1.2 Vi khuẩn gây bệnh Listeria monocytogenes

Hình 1: Vi khuẩn Listeria monocytogenes.
Đôi nét về listeria: Giống vi khuẩn Listeria thuộc tộc Lactobacilleae
gồm những trực khuẩn nhỏ không sinh bào tử, có lông ở một đầu nên có thể
di động, gam dương, có phản ứng catalase dương tính, oxydase âm tính. Hiếu
khí hoặc yếm khí tùy ý và có khả năng lên men đường. Giống này gồm nhiều loài

gây bệnh cho gia súc và người, trong đó có loài Listeriamonocytogenes là loài gây
bệnh sảy thai truyền nhiễm ở cừu và làm tăng số bạch cầu đơn nhân trong máu
của nhiều loài động vật như bò, ngựa, dê, cừu, heo, chuột, kể cả người.
1.2.1 Cấu trúc
2.1.1 Cấu trúc di truyền
- Genome của Listeria monocytogenes và Listeria innocua được giải
trình tự có độ dài là 2.94 Mbp với 2583 khung đọc mở và mol % G+C là 39.
Listeria innocua có genome dài 3.01 Mbp với 2973 khung đọc mở và
thành phần mol 5% G+C là 37. Một điều đáng chú ý là nhiều protein được mã
hóa bởi vi khuẩn này mang độ tương đồng rất cao so với Bacillus subtilis.
Listeria monocytogenes có mức độ đa dạng thường ở nhiều quần thể, do

SV: Lê Thị Trang

15

Lớp: ĐH 13-02


Viện Đại Học Mở Hà Nội

Khoa Công Nghệ sinh học

vậy,chúng có tới 331 gen mã hóa cho các protein vận chuyển khác nhau
(11,6% trong số tất cả các gen dự kiến) và 209 các vị trí điều hòa quá trình
dịch mã được tìm thấy trên loài vi khuẩn này.
- Khoảng 0-79% các chủng Listeria monocytogenes có chứa plasmid này ở
dạng ẩn, sự đề kháng với cadmium là hiện tượng phụ thuộc plasmid và các
plasmid đặc hiệu cho hiện tượng đề kháng với một hoặc nhiều loại kháng sinh đã
được ghi nhận. Plasmid thường thấy trong các chủng Listeria monocytogenes

thuộc nhóm huyết thanh 1.
1.2.1.2 Cấu trúc tế bào
- Nhân: là vùng nhân nguyên thủy, chưa có màng nhân nên không có
hình dạng cố định vì vậy còn gọi là vùng nhân.
- Ribosome: nằm tự do trong tế bào chất và chiếm tới 70% trọng lượng
của tế bào chất. Ribosome gồm hai tiểu phần ( 50S và 30S), hai tiểu phần này
kết hợp với nhau tạo thành ribosome 70S.
- Màng tế bào: Màng cấu tạo bởi 2 lớp phospholipid (PL) chiếm 30 –
40% khối lượng của màng, các protein chiếm 60-70% khối lượng các màng.
Đầu phosphate của PL tích điện phân cực, ưa nước. Đầu hydrocacbon không
tích điện, không phân cực, và có tính kỵ nước.

Hình 2: Màng tế bào của vi khuẩn Listeria monocytogenes .

SV: Lê Thị Trang

16

Lớp: ĐH 13-02


Viện Đại Học Mở Hà Nội

Khoa Công Nghệ sinh học

+ Chức năng chủ yếu của màng
- Khống chế sự qua lại của các chất dinh dưỡng, các sản phẩm trao đổi chất.
- Duy trì áp suất thẩm thấu bình thường của tế bào
- Là nơi sinh tổng hợp của thành phần tế bào và các polymer của bao nhầy
- Là nơi sinh tổng hợp của nhiều enzyme, các protein của chuỗi hô hấp.

- Cung cấp năng lượng cho sự hoạt động của tiên mao.
- Tiên mao: chúng quyết định khả năng và phu7o7nmg pháp di động của vi

khuẩn, tiên mao là những sợi lông dài, dưới kính hiển vi quang học chỉ có
thể quan sát cấu trúc khi nhuộm theo phương pháp riêng. Dưới kính hiển
vi điện tử có thể thấy rõ cấu trúc của từng sợi tiên mao.
+ Thành tế bào :
- Peptidoglycan chiếm 30 -95%, là loại xốp khá bền vững, cấu tạo bởi ba

thành phần:
- N-Acetylglucolsamin(NAG)
- Acid N0- acetylmuramic(NAM)
- Tetrapepid chứa cả D- và L- axit amin.
- Thành tế bào rất dày, hấp thu và giữ lại màu tím khi nhuộm với thuốc

nhuộm tím tinh thể.
- Thành tế bào làm những nhiệm vụ sau :
- Tham gia quá trình trao đổi chất.
- Là nơi chứa đựng nhiều chất có chứa hoạt tính sinh học.
- Bao nhầy :
- Bảo vệ vi khuẩn trong điều kiện khô hạn.
- Bảo vệ vi khuẩn tránh khỏi bị thực bào.
- Cung cấp chất dinh dưỡng cho vi khuẩn khi thiếu thức ăn.
- Giúp vi khuẩn bám vào giá thể.

SV: Lê Thị Trang

17

Lớp: ĐH 13-02



Viện Đại Học Mở Hà Nội

Khoa Công Nghệ sinh học

Hình 3: Lông roi của vi khuẩn Listeria monocytogenes
1.2.2. Phân loại

Hình 4: Vi khuẩn Listeria monocytogenes
- Loài khuẩn giống Listeria là những vi khuẩn hình que Gram dương,
ngắn, chúng kỵ khí, dương tính với catalase, âm tính với oxidase, di động ở
20- 25ºC và không di động ở 37ºC
- Phân loại học của Listeria.spp trong giới vi sinh vật như sau:

Thuộc giới: Bacteria.
Ngành : Fitmicutes.
Lớp: Bacill
Bộ: Bacillales.
Họ: Listeriaceae.
Giống: Listeria.
- Hiện tại có 7 loài Listeria được công nhận:

Listeria monocytogenes.
Listeria ivanovii.
Listeria innocua.

SV: Lê Thị Trang

18


Lớp: ĐH 13-02


Viện Đại Học Mở Hà Nội

Khoa Công Nghệ sinh học

Listeria wells.
Listeria seeligeri.
Listeria grayi (loài này hiện bao gồm cả loài cấp dưới Listeria murayi.).
- Trong đó, các loài này chỉ có 2 loài gây bệnh qua thực nghiệm và tự
nhiên, Listeria monocytogenes và Listeria ivanovii. Trước kia, chúng gây
bệnh cho người và động vật, sau này chúng gây bệnh chủ yếu cho động vật.
Cả 2 loài này và loài Listeria seeligeri đều sản sinh ra β_ haemolysis trên
Sheep Blood Agar và đây chính là sợi dây nối kết với mầm bệnh. Tuy nhiên,
Listeria seeligeri không gây bệnh vì thế không thể xem xét một cách riêng biệt
đặc điểm này như là một giả định về khả năng gây bệnh của các loài Listeria.
1.2.3. Đặc tính sinh hóa
Lên men chậm các loại đường như glucose, rhamnose, salicin, levulose.
Không lên men mannitol, xylose, lactose, saccarose. Phản ứng Catalaza
dương tính.
Sức đề kháng
Khi tiến hành phân tích chẩn đoán Listeriosis và khảo sát nguồn nhiễm
khuẩn thì thấy rằng vi khuẩn này có thể tồn tại trong thời gian dài lâu có thể là 90
ngày từ khi ăn phải thực phẩm nhiễm khuẩn và xuất hiện triệu chứng. Thời gian
trung bình từ khi nhiễm khuẩn vào cơ thể đến khi phát bệnh khoảng 30 ngày.
Vi khuẩn này rất bền. Nó kháng nhiệt (mặc dầu nhiệt độ không cao,
dưới 60ºC), muối, nitrite và acid, sống sót ở điều kiện lạnh đông và thậm chí
có thể sinh sôi phát triển chậm chạp trong tủ lạnh(ở khoảng 4ºC). Vi khuẩn bị

diệt ở 60ºC trong 30 phút và 72ºC trong 15 giây. Vi khuẩn đề kháng với sự
khô hạn. Có thể sống sót trong thực phẩm và đất nhưng bị diệt bởi những
chất sát trùng thông thường. Nhạy cảm với nhiều loại kháng sinh nhưng
tetracycline cho kết quả tốt nhất. Người ta có thể kết hợp giữa Trimethoprim
với Sulphamethazol trong điều trị, vi khuẩn kháng lại với Quinolones.
Erythromycine, ampicillin được dùng trong điều trị bệnh cho người

SV: Lê Thị Trang

19

Lớp: ĐH 13-02


Viện Đại Học Mở Hà Nội

Khoa Công Nghệ sinh học

1.2.4. Cấu trúc kháng nguyên và độc tố
Cấu trúc kháng nguyên
- Cấu trúc kháng nguyên của L.monocytogenes phức tạp, được chia thành

16 serotype căn bản dựa trên kháng nguyên O và H.
- Kháng nguyên O: Bền với nhiệt được chia thành 14 loại, ký hiệu 1-14.
- Kháng nguyên H: Không bền với nhiệt, chia làm 4 loại:a, b, c, d. Hiện

nay có 3 chủng là nguyên nhân gây bệnh chính có cấu trúc kháng nguyên
là: 1/2a; 1/2b; 4b
SEROTYPE
1a


ANTIGENS
O(HEAT STABLE)
I, II, (III)

H(HEAT LABILE)
A, B

1b

I, II, (III)

A, B,

2

I, II, (III)

B, D

3a

II, (III), IV

A, B

3b
4a

II, (III), IV

(III), (V), VII,

A, B,
A, B, C

4b

IX (III), V, VI

A, B, C

4a

(III), V, VI, VII,

A, B, C

b

IX (III), V, VII

A, B, C

4c

(III), VI, VIII

A, B, C

4d


(III), V, VI, VIII, IX)

A, B, C

4e

Bảng 1: Cấu trúc kháng nguyên

Độc tố
- Vi khuẩn sản sinh ra men hemolysinase có tính kháng nguyên protein.
Cytolysin có tác dụng diệt tế bào. Trên bề mặt của tế bào vi khuẩn còn có
lipo-polysaccharid độc đối với thỏ.
1.2.5. Khả năng lây bệnh
Trong tự nhiên vi khuẩn gây bệnh Listeriosis và ở dạng thần kinh đôi khi
được gọi là bệnh quay mòng (circling disease) phổ biến nhất đối với động vật
SV: Lê Thị Trang

20

Lớp: ĐH 13-02


Viện Đại Học Mở Hà Nội

Khoa Công Nghệ sinh học

nhai lại như bò, cừu....đặc biệt vào mùa đông và đầu mùa xuân với mọi lứa
tuổi. Đối với dạng phủ tạng thường gặp ở động vật dạ dày đơn. Bệnh có thể
gây sảy thai ở ngựa. Ngoài ra vi khuẩn còn gây bệnh cho gia cầm và cá. Ở

người thường gặp sảy thai, thai chết và viêm não. Ở vài động vật thể hiện sự
gia tăng bạch cầu đơn nhân.
Trong phòng thí nghiệm: Dùng thỏ và chuột lang. Chuột nhạy cảm, chết
sau khi tiêm nhiễm 48 giờ với bệnh tích hoại tử gan. Dùng test ANTON gây
viêm kết mạc mắt.
+ Một bệnh do L.monocytogenes
Viêm màng não mủ, hay viêm màng não nhiễm khuẩn, là hiện tượng viêm
của các màng bao bọc quanh hệ thần kinh trung ương (não và tủy sống) do sự hiện
diện của các vi khuẩn gây bệnh trong khoang dịch não tủy. Sự viêm nhiễm này sẽ
gây nên tình trạng sinh mủ bên trong hệ thống thần kinh trung ương.
Những bệnh nhân suy giảm miễn dịch như người già, trẻ sơ sinh, bệnh
nhân điều trị thuốc ức chế miễn dịch, AIDS thường có nguy cơ bị bệnh. Viêm
màng não mủ sơ sinh do tác nhân này thường nằm trong bối cảnh nhiễm trùng
huyết nặng. Các dấu hiệu nghi ngờ trên lâm sàng là: mẹ thường có sốt, sinh
non không rõ nguyên nhân, nhau thai có tổn thương hạt...
1.2.6. Cơ chế gây bệnh
Vi khuẩn Listeria monocytogenes từ đường tiêu hóa, vi khuẩn xẩm nhập
vào máu và các mô, bao gồm cả bánh rau của phụ nữ có thai, từ đó vi khuẩn
xâm nhập vào các tế bào mẫn cảm và nhân lên nhiều lần trong các tế bào này.
Người có nguy cơ cao nhất là trẻ sơ sinh, người trung niên, người bị tổn
thương hệ miễn dịch và phụ nữ có thai. Bệnh do nhiễm khuẩn listeria (hay
còn gọi là bệnh Listeriosis) có hai thể:
- Listeriosis khu trú ở ruột: bệnh chỉ khu trú ở hệ thống tiêu hóa

(người bệnh sẽ trải qua các triệu chứng nhẹ giống như bị cúm thường như sốt
và đau mỏi cơ cũng như có hiện tượng tiêu chảy).

SV: Lê Thị Trang

21


Lớp: ĐH 13-02


Viện Đại Học Mở Hà Nội

Khoa Công Nghệ sinh học

- Listeriosis thể lan tỏa và xâm nhiễm: Sự nhiễm bệnh không tập trung

tại đường tiêu hóa mà còn xâm nhập vào máu gây tình trạng nhiễm trùng máu
hoặc lan sang cả hệ thần kinh trung ương và não bộ gây viêm màng não. Những
người có hệ miễn dịch yếu có thể làm cho tình trạng nhiễm khuẩn thêm nặng hơn:
trẻ em, người già từ 60 tuổi trở lên, người đang trong giai đoạn dùng các phương
pháp điều trị làm suy giảm chức năng miễn dịch như hóa xạ trị, người có hệ miễn
dịch yếu như bị HIV/AIDS, tiểu đường, phụ nữ mang thai.
- Từ lâu các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng vi khuẩn Listeria lây

lan từ tế bào này sang tế bào khác trong cơ thể con người. Vi khuẩn lớn lên
trong một tế bào và di chuyển nhanh chóng tạo thành một cấu trúc theo hình
ngón tay nhô ra từ tế bào và đẩy sang tế bào liền kề. Khi đó vi khuẩn sẽ tiếp
tục gây bệnh cho tế bào liền kề đó.

SV: Lê Thị Trang

22

Lớp: ĐH 13-02



Viện Đại Học Mở Hà Nội

Khoa Công Nghệ sinh học

Hình 5: Cơ chế gây bệnh của vi khuẩn Listeria monocytogenes.
Hamon et al. Nature Reviews Microbiology 4, 423–434
(June 2006) | doi:10.1038/nrmicro1413
a | L. monocytogenes đi vào tế bào như thể thực bào.
b | Vi khuẩn bên trong không bào (Được biết như là thể thực bào).
c,d | Màng của không bào bị phá vỡ bởi sự tiết ra hai loại phospholipases:
PlcA và PlcB, and độc tố listeriolysin O. Vi khuẩn được giải phóng trong
tế bào chất, nơi chúng được nhân lên nhiều lần và bắt đầu với sự trùng
hợp actin).
SV: Lê Thị Trang

23

Lớp: ĐH 13-02


×