Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Phân tách các phân đoạn protein từ nọc rắn hổ việt nam ophiophagus hannah và nghiên cứu tác động của chúng lên sự biệt hóa ở tế bào mô mỡ 3t3 l1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.85 MB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
----------------------------------------

Lê Đình Quế

PHÂN TÁCH CÁC PHÂN ĐOẠN PROTEIN TỪ NỌC RẮN
HỔ VIỆT NAM OPHIOPHAGUS HANNAH VÀ NGHIÊN
CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CHÚNG LÊN SỰ BIỆT HÓA Ở TẾ
BÀO MÔ MỠ 3T3-L1

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
----------------------------------------

Lê Đình Quế

PHÂN TÁCH CÁC PHÂN ĐOẠN PROTEIN TỪ NỌC RẮN
HỔ VIỆT NAM OPHIOPHAGUS HANNAH VÀ NGHIÊN
CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CHÚNG LÊN SỰ BIỆT HÓA Ở TẾ
BÀO MÔ MỠ 3T3-L1
Chuyên ngành: Công nghệ sinh học

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT NHUNG



Hà Nội – 2016


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị
Tuyết Nhung, Phòng Vi sinh vật học phân tử, Viện Công nghệ sinh học đã dìu
dắt, hướng dẫn, chỉ bảo tận tình tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn
thành các công việc chuyên môn tại phòng cũng như hoàn thành luận văn tốt
nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới PGS.TS. Đồng Văn Quyền – Trưởng phòng
Vi sinh vật học phân tử và các cô chú, anh chị, các bạn tại phòng Vi sinh vật
học phân tử đã quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Lãnh đạo Viện Công nghệ sinh học, Ban
Giám đốc Phòng thí nghiệm trọng điểm, Viện Công nghệ sinh học đã giúp đỡ
và tạo điều kiện cho tôi sử dụng các thiết bị hiện đại để có thể thực hiện đề tài
này.
Để có những hiểu biết về kiến thức chuyên ngành, tôi xin chân thành
gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong Khoa Công nghệ hinh học – Viện
Đại Học Mở Hà Nội đã tạo cho tôi được môi trường học tập tốt nhất để tôi có
thể hoàn thành khóa học Thạc sĩ tại trường.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã giúp đỡ và
động viên để tôi có thể hoàn thành khóa học của mình.
Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2016
Học viên

Lê Đình Quế


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi, tất cả các số liệu
nghiên cứu trong đề tài là trung thực và chưa từng được công bố trong một
đề tài nào trước đây.

Hà nội, ngày 15 tháng 10 năm 2016

Tác giả

Lê Đình Quế


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................ 3
1.1. Rắn.......................................................................................................................... 3
1.1.1. Họ Rắn hổ (Elapidae)........................................................................................ 4
1.1.2. Họ Rắn lục (Viperidae) ..................................................................................... 6
1.1.3. Họ Colubridae .................................................................................................. 7
1.1.4. Họ Boidae ......................................................................................................... 8
1.2. Các loại rắn độc ở Việt Nam .................................................................................... 9
1.3. Nọc rắn và hoạt tính sinh học của chúng ................................................................ 14
1.3.1. Nọc rắn đối với bệnh thần kinh ........................................................................ 14
1.3.2. Nọc rắn đối với bệnh về máu ........................................................................... 15
1.3.3. Nọc rắn đối với bệnh ung thư .......................................................................... 15
1.3.4. Nọc rắn đối với bệnh tim mạch ........................................................................ 16
1.4. Rắn Hổ mang chúa (Ophiophagus hannah) ............................................................ 16
1.4.1. Đặc điểm sinh học của rắn Ophiophagus hannah............................................. 16
1.4.2. Đặc điểm nọc rắn Ophiophagus hannah .......................................................... 17
1.5. Bệnh béo phì ......................................................................................................... 23

1.6. Tổng quan về dòng tế bào mô mỡ 3T3-L1 ............................................................. 24
1.7. Một số phương pháp phân tách protein trong nọc rắn ............................................. 27
1.7.1. Phương pháp lọc gel (Gel-Filtration) ............................................................... 28
1.7.2. Phương pháp sắc ký trao đổi ion (Ion-Exchange Chromatography) .................. 29
1.7.3. Phương pháp điện di 2 chiều (2D gel electrophoresis) ..................................... 29
1.7.4. Phương pháp sắc kí lỏng cao áp (HPLC) ......................................................... 30
1.7.5. Phương pháp dùng ống có chứa màng lọc ly tâm (Centriplus Centrifugal Filter
Devices).................................................................................................................... 31
CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................. 32
2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 32
2.2. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................... 32
2.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 32
2.3.1. Phương pháp thu nhận nọc rắn......................................................................... 32


2.3.2. Phương pháp phân tách các phân đoạn protein từ nọc rắn Ophiophagus hannah.
................................................................................................................................. 33
2.3.3. Phương pháp điện di trên gel polyacrylamide .................................................. 34
2.3.4. Phương pháp HPLC để phân tách peptide 3-10 kDa ........................................ 35
2.3.5. Phương pháp thử nghiêm ảnh hưởng của phân đoạn peptide lên sự sinh trưởng
của tế bào mô mỡ 3T3-L1. ........................................................................................ 35
2.3.6. Phương pháp thử nghiêm ảnh hưởng của phân đoạn peptide lên sự biệt hóa của
tế bào mô mỡ 3T3-L1. .............................................................................................. 36
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................. 38
3.1. Thu nhận nọc rắn O. hannah .................................................................................. 38
3.2. Phân tách các phân đoạn phân đoạn protein và peptide từ nọc Ophiophagus hannah.
..................................................................................................................................... 39
3.3. Phân tách phân đoạn 3 ≤ Pr < 10 kDa bằng phương pháp HPLC. ........................... 41
3.4. Ảnh hưởng của phân đoạn 1 của nọc rắn Ophiophagus hannah lên sự sinh trưởng
của tế bào mô mỡ 3T3-L1 ............................................................................................ 43

3.5. Ảnh hưởng của phân đoạn 1 của nọc rắn Ophiophagus hannah lên sự biệt hóa của tế
bào 3T3-L1 .................................................................................................................. 45
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................................... 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 510


DANH MỤC HÌNH
Stt

Nội dung

Trang

Hình 1.1

Phương thức tác động của LAAO

18

Hình 1.2

Phương thức tác động của PLA2

19

Hình 1.3

Cấu trúc không gian của Haditoxin

20


Hình 1.4

Cấu trúc không gian của Neurotoxin

21

Hình 1.5

Các loại tế bào trong mô mỡ

25

Hình 1.6

Quá trình biệt hóa (adipogenesis) tế bào mô mỡ

26

Hình 1.7

Sắc kí lọc gel

28

Hình 1.8

Sắc kí trao đổi ion (Ion-Exchange Chromatography)

29


Hình 1.9

Sơ đồ phương pháp điện di 2 chiều (2D gel electrophoresis)

30

Hình 1.10

Sơ đồ phương pháp sắc kí lỏng cao áp (HPLC)

31

Hình 2.1

Cách thức thu nhận nọc rắn

33

Hình 2.2

Thứ tự các bước phân tách các phân đoạn Protein trong nọc rắn

34

Hình 2.3

Các bước nuôi cấy tế bào trên đĩa 96 giếng

35


Hình 2.4

Các bước nuôi cấy tế bào trên đĩa 12giếng

36

Hình 2.5

Máy đo quang phổ kế của mẫu trong đĩa 96 giếng

37

Hình 3.1

Nọc rắn O. hannah sau khi được đông khô

38

Hình 3.2

40

Hình 3.3

Ảnh điện di nọc rắn thô của O. hannah với protein chuẩn (kDa) trên
gel polyacrylamide 12%
Ảnh điện di phân đoạn protein (Pr)

41


Hình 3.4

Kết quả phân tách phân đoạn Protein 3 - 10 kDa bằng HPLC

42

Hình 3.5

Ảnh hưởng của 4 phân đoạn peptide lên sinh trưởng của tế bào mô

44

mỡ 3T3-L1
Hình 3.6

Sự tích lũy mỡ trong tế bào 3T3-L1

46

Hình 3.7

Ảnh hưởng của 4 phân đoạn peptide lên sự tích lũy lipid ở tế bào mô

47

mỡ 3T3-L1


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1

Một số loài rắn độc thuộc họ Elapidae................................................5

Bảng 1.2

Một số loài rắn độc thuộc họ Viperidae...............................................7

Bảng 1.3

Một số loài rắn độc thuộc họ Colubridae.............................................8

Bảng 1.4

Một số loài rắn độc tại Việt Nam.........................................................9

Bảng 2.1

Thành phần và các dung dịch đệm SDS-PAGE.................................25


MỞ ĐẦU
Nguồn tài nguyên thực vật, động vật là những nguyên liệu dùng làm thuốc của
Việt Nam không những phong phú đa dạng mà còn có tính đặc thù cao. Đây là tiềm
năng thực sự góp phần làm nền tảng cho chiến lược cung ứng nguồn nguyên liệu tại
chỗ không phải nhập khẩu để phục vụ ngành dược với thế chủ động, giá cả hợp lí
trong đó có các loài rắn.
Theo kinh nghiệm từ bao đời nay cũng như từ sách vở, với những bài thuốc cổ
truyền để lại: thịt, xương, mỡ, mật, máu, da của rắn đều là những dược liệu quí
dùng điều chế ra nhiều loại thuốc bồi bổ và điều trị bệnh cho con người. Tuy nhiên

2 thập kỉ gần đây, xuất phát từ những khám phá thú vị về thành phần cũng như tính
năng của nọc độc, rắn và nhiều động vật gây độc đã thu hút sự quan tâm sâu sắc của
các nhà khoa hoc. Trong số các loại nọc độc, nọc rắn có thành phần đa dạng nhất.
Nhiều nghiên cứu cho thấy nọc rắn gồm các enzyme, protein, peptide và các
hợp chất hữu cơ khác. Khi được tiêm vào con mồi, nọc rắn có thể tác động lên hệ
thần kinh, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn... và kết quả là làm biến đổi các quá trình sinh lý
bình thường của con mồi, thậm chí làm chết con mồi. Các thành phần trong nọc rắn
tác động một cách đặc hiệu và hiệu quả lên các cơ quan đích có thể là các thụ thể,
enzyme, protein màng. Chính vì vậy, nọc rắn được dùng như những công cụ hữu
hiệu phục vụ cho nghiên cứu cũng như nguồn nguyên liệu tham gia để chế tạo thuốc
(Del 2013). Một ví dụ điển hình đó là captopril, thuốc điều trị bệnh huyết áp.
Nghiên cứu nọc rắn Bothrophs jararaca, tác giả phát hiện ra một hợp chất gồm 13
axit amin có tác dụng giống bradykinin, có tác dụng ức chế enzyme chuyển hóa
angiotensin (angiotensine converting enzyme - ACE) có tác dụng chuyển hóa AgI
thành AgII (một oligopeptide có tác dụng làm co mạch, gây tăng huyết áp).
Captopril là chất ức chế enzyme này và hiện đang được sử dụng cho người mắc
bệnh cao huyết áp (Camargo và cộng sự, 2012). Dendrotoxins, 60 axit amin, tách từ
rắn mamba Dendroaspis angusticeps tác động lên kênh K+ của tế bào thần kinh làm
tăng sự giải phóng achetylcholine ở các khớp thần kinh-cơ (neuromuscular

1


junctions). Do tính đặc hiệu và hiệu quả đối với kênh K+, phân tử này được dùng để
nghiên cứu cấu trúc và chức năng của các kênh ion (Harvey, Robertson 2004).
Tương tự như nhiều loài rắn khác, Rắn hổ Ophiophagus hannah có thành phần
nọc rất phong phú. Tại Việt Nam, những nghiên cứu về loài này chủ yếu tập trung
vào việc sử dụng nguồn nọc thô của rắn để sản xuất kháng thể kháng nọc. Để tìm
hiểu thêm về tính phong phú và đa dạng của nọc rắn hổ, trong nghiên cứu này,
chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Phân tách các phân đoạn protein từ nọc rắn

hổ Việt Nam Ophiophagus hannah và nghiên cứu tác động của chúng lên sự biệt
hóa ở tế bào mô mỡ 3T3-L1”.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
1. Phân tách riêng rẽ các phân đoạn protein trong nọc rắn O. hannah
2. Phân tách được các phân đoạn peptide có kích thước nằm trong khoảng từ 3-10
kDa.
3. Đánh giá tác động của các phân đoạn thu được lên sự sinh trưởng của tế bào mô
mỡ 3T3-L1.
4. Đánh giá tác động của các phân đoạn thu được lên sự biệt hóa của tế bào mô
mỡ 3T3-L1.
Đề tài được thực hiện tại Phòng Vi sinh vật học phân tử, có sử dụng các thiết
bị của Phòng Thí nghiệm trọng điểm Công nghệ gen, Viện Công nghệ sinh học,
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Rắn
Rắn thuộc phân bộ Rắn (Serpentes), trong bộ Có vảy (Squamata), lớp Bò sát
(Reptilia), thuộc ngành Động vật có xương sống (Chordata).
Rắn có thân hình dài, không có chân, thân phủ vảy khô và mắt không có mí
(mắt rắn có hai mí dính liền và trong suốt như kính do đó khi quan sát có cảm giác
giống như không có mí). Cũng giống như các loài bò sát khác, rắn thuộc nhóm động
vật máu lạnh, có thân nhiệt thay đổi theo tùy theo nhiệt độ của môi trường.
Trong số khoảng 3630 loài rắn trên thế giới, có khoảng 600 loài là rắn độc,
gần như tất cả các loài rắn này đều có răng đặc biệt (răng độc) mà qua đó nọc độc
được đưa vào cơ thể con mồi hoặc kẻ thù. Phần lớn các loài rắn độc này thuộc họ
Rắn hổ (Elapidae) và họ Rắn lục (Viperidae). Các loài rắn độc được tìm thấy ở tất
cả các châu lục trừ châu Nam Cực và ở các vùng nước nhiệt đới từ vùng Đông Phi

đến vùng duyên hải Thái Bình Dương của châu Mỹ.
Một số đặc điểm sinh học của Rắn
Thị giác của rắn tương đối kém, thường chỉ có thể nhìn thấy rõ vật ở khoảng
cách tương đương với khoảng từ 4 đến 5 chiều dài cơ thể. Rắn cũng chỉ nhìn nhận
biết các vật thể di động và mắt không có khả năng điều tiết nên đầu rắn phải di
chuyển để điều chỉnh nhìn cho rõ. Mắt rắn nhìn rõ hơn vào ban đêm và loài rắn
sống trên cây nhìn rõ hơn các loài rắn khác.
Thính giác: Cấu trúc của tai rắn cho phép rắn có khả năng phát hiện rất tốt các
rung động trên mặt đất, ví dụ như tiếng bước chân. Rắn hưng phấn mạnh với các
rung động bề mặt và kém với các âm thanh trong không khí.
Khứu giác: Khả năng khứu giác của răn rất tốt, thậm chí tốt hơn rất nhiều so
với chó. Mũi đóng vái trò thứ yếu với khứu giác. Thực hiện chức năng khứu giác
chủ yếu do đầu lưỡi và cơ quan nhận cảm hóa học của Jacobson. Cơ quan nhận cảm
hóa học của Jacobson ở vị trí nối tiếp nơi khoang mũi đổ vào khoang miệng. Cơ
quan này bao gồm một lớp tế bào thượng bị khứu giác và nối với não qua thần kinh

3


khứu giác. Nhờ có lưỡi rất linh hoạt, thò ra thụt vào liên tục để thu nhặt các hạt
trong không khí và đưa vào cơ quan nhận cảm hóa học để phân tích nên rắn có thể
phát hiện được các đặc điểm môi trường xuang quanh.
Cơ quan cảm nhận với nhiệt độ hố má: một số loại rắn có hố má Clotalidae
(như Rắn đuôi chuông, Rắn lục mũi hếch) có hố má ở hai bên đầu, là khoảng giữa
lỗ mũi và hố mắt có một hốc nhỏ lõm sâu xuống. Bên trong hố má có một màng
mỏng gồm 4 hàng tế bào tiếp nối với đầu mút dây thần kinh sọ não số 5. Hố má
giúp rắn có khả năng phân biệt được thay đổi nhiệt độ rất nhỏ trong môi trường. Hố
má cũng giúp rắn xác định được vị trí của nguồn nhiệt phát ra từ vật thể nên còn
được gọi là hố đo nhiệt, qua đó giúp rắn săn mồi và phát hiện kẻ thù. Một số loại
rắn lục Viperidae ở phía trên lỗ mũi cũng có các hố nhỏ có chức năng giống như hố

má.
Ảnh hưởng của môi trường đối với rắn
Rắn là động vật máu lạnh nên chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường như
nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng mặt trời. Chính vì vậy, các loài rắn cũng có đặc điểm
thích nghi với độ cao, sinh cảnh sống và nguồn thức ăn.
Nhiệt độ thích hợp nhất cho rắn hoạt động là từ 18-30°C, khi nhiệt độ giảm
xuống dưới 10°C rắn sẽ rất ít hoạt động. Khi thời tiết lạnh rắn thường ra phơi nắng
hoặc tìm nơi ấm, khi thời tiết nóng rắn thường tìm các nơi mát như hang, hốc hay
bụi cây, bụi rậm để tránh nóng.
Rắn hổ mang hoạt động chủ yếu lúc trời tạnh ráo. Rắn lục mũi hếch, rắn khô
mộc thường hoạt động khi thời tiết ẩm hoặc mưa lâu vừa mới tạnh (độ ẩm cao), rắn
thường bò ra ven đường kiếm mồi.
1.1.1. Họ Rắn hổ (Elapidae)
Rắn hổ hiện có 325 loài thuộc 61 chi. Về phân loại, rắn hổ được xếp vào liên
họ Colubroidea, phân bộ Rắn, bộ Bò sát có vảy, lớp Bò sát, ngành Dây sống, giới
Động vật. Họ rắn này hầu hết được tìm thấy ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới
như ở châu Á, châu Úc, châu Phi, và châu Mỹ. Chúng sống ở cả môi trường trên
cạn và dưới nước. Một số loài rắn độc nhất trên thế giới thuộc về họ rắn hổ. Chúng

4


có đặc điểm rất đặc trưng là những chiếc răng nanh rỗng cố định được sử dụng để
tiêm nọc độc vào con mồi. Nọc của rắn hổ chủ yếu là độc tố tác động lên hệ thần
kinh, được gọi là độc tố thần kinh, có thể gây tử vong cho con người (Del Brutto,
2013).
Bảng 1.1: Một số loài rắn độc thuộc họ Elapidae
Tên khoa học

Tên phổ thông


Lâm sàng

Rắn lục châu úc

Gây liệt

Austrelaps spp.

Rắn hổ mang châu úc

Gây liệt

Aspidelaps spp.

(Rắn lá khô châu phi)

Gây liệt

Bungarus spp.

Rắn cạp nong, cạp nia

Gây liệt

Boulengeria spp.

Rắn hổ mang châu phi

Gây liệt


Rắn lá khô châu á (Asian

Gây liệt

Dendroaspis spp.

Rắn độc châu phi

Liệt cơ

Elapsoidea spp.

Rắn vòng châu phi

Tác dụng tại chỗ

Rắn hổ mang có rãnh mũi
má châu phi

Tổn thương tổ chức tại
chỗ, liệt

Rắn đầu rộng châu úc

Rối loạn đông máu và
chảy máu

Rắn lá khô châu á


Liệt

Acanthophis spp.

Calliophis spp.

Hemachatus haemachatus
Hoplocephalus spp.
Maticora spp.
Micropechis ikaheka
Micrurus spp.

Rắn mắt nhỏ niu-ghe-ni

Liệt, rối loạn đông máu,
tiêu cơ

Rắn lá khô châu mỹ

Gây liệt hoặc tiêu cơ

Micruroides euryxanthus

Rắn là khô a-ri-zon-na

Gây liệt

Naja spp.

Rắn hổ mang châu phi,

châu á

Tổn thương tổ chức tại
chỗ nặng nề hoặc liệt

Rắn hổ châu úc

Liệt, rối loạn đông máu,
tiêu cơ, tổn thương thận

Notechis spp.
Ophiophagus hannah

Rắn hổ chúa

Liệt, tổn thương tổ chức
tại chỗ

Oxyuranus spp.

Rắn độc châu úc

Liệt, rối loạn đông máu,
tiêu cơ, tổn thương thận

Paranaja multifasciata

Rắn hổ mang châu phi

Chỉ tổn thương tổ chức


5


tại chỗ
Pseudechis spp.

Rắn đen châu úc

Gây tiêu cơ, rối loạn
đông máu, tổn thương
thận

Pseudohaje spp.

Rắn hổ mang cây châu phi

Chỉ có tác dụng tại chỗ

Pseudonaja spp.

Rắn nâu châu úc
(Australian brown snakes)

Rối loạn đông máu, tổn
thương thận

Tropidechis carinatus

Rắn vảy gờ châu úc


Liệt, rối loạn đông máu,
tiêu cơ, suy thận

Walterinnesia aegyptii

Rắn sa mạc trung đông

Gây liệt

Một số loài rắn biển được các nhà khoa học xếp vào loại rắn hổ, tuy nhiên có
nhà khoa học lại xếp chúng vào loại Rắn biển. Những loài rắn biển này đã tiến hóa
để thích nghi với cuộc sống trên biển của chúng theo nhiều cách khác nhau, ví dụ
như đuôi của chúng trở nên dẹp để có thể sử dụng cho việc bơi lội và có tác dụng
bài tiết muối (Parker và cộng sự, 1977).
Những loài rắn phổ biến trong họ Rắn hổ gồm rắn hổ đen (black mamba), rắn
hổ mang Ấn Độ, rắn hổ mang chúa (King Cobra), rắn hổ mang Nam Phi (Cape
Cobra), rắn mamba lục và một số loài rắn biển như rắn biển Belcher hay rắn biển
Olive.
1.1.2. Họ Rắn lục (Viperidae)
Rắn lục là một họ rắn độc hiện có khoảng 200 loài thuộc 30 chi. Về phân loại,
rắn lục thuộc phân bộ Serpentes nằm trong bộ Bò sát có vảy (Squamata), lớp Bò sát
(Reptilia), ngành Dây sống (Chordata), giới Động vật (Animalia). Rắn lục được
phân bố ở châu Mỹ, châu Phi, lục địa Á-Âu. Tuy nhiên, rắn lục là loài rắn độc duy
nhất được tìm thấy ở nước Anh (Alencar và cộng sự, 2016).
Răng nanh của rắn lục dài và rỗng. Ở trạng thái bình thường, răng nanh của
rắn lục được gập lại về phía sau, áp vào hàm trên của miệng rắn. Do có khớp nối ở
răng nên khi tấn công con mồi, miệng rắn mở, răng nanh nhô ra, cắm vào vị trí cắn
để truyền nọc độc. Một nhóm nhỏ rắn lục có hốc để cảm nhận sự thay đổi của nhiệt
độ ở hai bên đầu. Nhóm này được xếp thành một phân họ có tên là “pit vipers”.

6


Bảng 1.2: Một số loài rắn độc thuộc họ Viperidae
Tên khoa học

Tên thông thường

Lâm sàng

Bitis spp.

Rắn lục châu phi

Gây tổn thương tổ chức tại chỗ, rối
loạn đông máu, chảy máu, gây độc
tính với tim

Causus spp.

Rắn lục đêm châu phi

Tác dụng tại chỗ, liệt

Cerastes spp.

Rắn lục sừng châu phi Tác dụng tại chỗ, rối loạn đông
máu, chảy máu, gây sốc

Daboia russelii


Rắn lục ru-sen

Tác dụng tại chỗ, rối loạn đông
máu, chảy máu, suy thận, liệt và
tiêu cơ

Echis spp.

Rắn lục vảy gờ

Tác dụng tại chỗ, rối loạn đông
máu, chảy máu, gây sốc

Macrovipera spp.

Rắn lục châu âu và Tác dụng tại chỗ, rối loạn đông
châu á
máu, chảy máu, gây sốc

Pseudocerastes spp.

Rắn lục sừng trung Liệt
đông

Vipera spp.

Rắn lục châu âu

Tác dụng tại chỗ, hoại tử, sốc


Những loài rắn lục phổ biến gồm có các loài thuộc rắn chuông (rattlesnakes),
rắn hổ lục đầu giáo (lanceheads), rắn phì (puff adders), rắn lục Russell, rắn lục hoa
cân (Saw-scaled vipers), rắn lục Gaboon và rắn chuông lưng kim cương miền tây
(western diamondback rattlesnake).
1.1.3. Họ Colubridae
Rắn Colubridae thuộc tiểu bộ Alethinophidia, phân bộ Serpentes nằm trong bộ
Bò sát có vảy (Squamata), lớp Bò sát (Reptilia), ngành Dây sống (Chordata), giới
Động vật (Animalia). Họ Colubridae là một họ rắn gồm 304 chi và 1938 loài. Đây
là họ rắn lớn nhất chiếm khoảng hai phần ba các loài rắn tồn tại trên thế giới. Rắn
Colubrid được tìm thấy ở tất cả các lục địa Á-Âu, Phi, Mỹ (Parker và cộng sự,

7


1977). Họ colubrid không có nọc độc hầu hết là vô hại. Tuy nhiên một số loài cũng
có nọc độc như được mô tả trong Bảng 1.
Bảng 1.3: Một số loài rắn độc thuộc họ Colubridae
Tên khoa học

Tên phổ
thông

Phân bố

Lâm sàng

Dispholidus typus

Rắn leo cây


Trung và Tây Phi,
Nam Phi

Rối loạn đông máu, tổn
thương thận

Thelatornis spp.

Rắn chim

Nam Phi

Rối loạn đông máu, tổn
thương thận

Rhabdophis spp.

Rắn hoa cỏ

Nhật Bản, Trung
Quốc và Triều Tiên,
Đông Nam châu Á

Rối loạn đông máu, tổn
thương thận/ tổ chức tại
chỗ, phù nề, bọng nước,
bầm tím, xuất huyết

Malpolon

monpessulanus

Montpelier
snake

Bắc Phi, Trung Đông,
châu Âu

Liệt

Elapomorphus
bilineatus

Rắn đầu đen
Achentina

Nam Mỹ

Chảy máu, rối loạn đông
máu

Tachymentis
peruviana

Culebra de
cola corta

Nam Mỹ

Rối loạn đông máu, tổn

thương tổ chức tại chỗ,
bầm tím, xuất huyết

Một số colubrid có răng dạng khe. Không giống như răng nanh của rắn lục và
rắn hổ nằm ở phía trước, răng nanh của rắn colubrid nằm phía sau hàm (Junqueirade-Azevedo và cộng sự, 2016).
1.1.4. Họ Boidae
Thuộc tiểu bộ Alethinophidia, trong phân bộ Serpentes, bộ Bò sát có vảy
(Squamata), lớp Bò sát (Reptilia), dưới ngành Động vật có xương sống (Vertebrata),
ngành Dây sống (Chordata), giới Động vật (Animalia) (Reynolds và cộng sự, 2016).
Boidae là một họ rắn không độc được tìm thấy ở châu Mỹ, châu Phi, châu Âu, châu
Á và một số đảo Thái Bình Dương. Những loài rắn tương đối nguyên thủy, cá thể
trưởng thành có kích thước từ trung bình đến lớn, với cá thể cái thường lớn hơn cá
8


thể đực. Hai liên họ, gồm 8 chi và 43 loài hiện đã được nhận diện. Giống như trăn,
boas có các xương trên thái dương, xương vuông được kéo dài. Cả hai đều có khả
năng di chuyển tự do, và khi chúng xoay ngang, khoảng cách giữa các khớp nối của
hàm dưới được tăng lên rất nhiều. Rắn thuộc họ này có một hàng dài các răng vòm
miệng, và rắn có một lá phổi bên trái có thể tăng kích thước lớn hơn 75% so với lá
phổi bên phải. Sau khi con vật bị bắt và kiềm chế, con rắn nhanh chóng quấn quanh
một vài vòng xung quanh nó. Sau đó, bằng cách áp dụng và duy trì đủ áp lực, con
rắn ngăn cản con mồi của nó hô hấp, cuối cùng bị ngạt thở. Con mồi bị giết bởi sự
siết chặt. Mặc dù chúng có kích thước và sức mạnh của các cơ rất khủng khiếp,
chúng thường không nguy hiểm với con người. Hầu hết các loài đẻ con, các cá thể
cái sinh sản khi còn trẻ. Ngược lại, tất cả trăn khi tất cả đều đẻ trứng (Parker và
cộng sự, 1977).
1.2. Các loại rắn độc ở Việt Nam
Cho tới nay, qua các tài liệu đã được công bố, Việt Nam có tổng cộng 197 loài
rắn đã được phát hiện, trong đó có 60 loài rắn có nọc độc. Thông tin về sinh học,

độc học của từng loài rắn được biết đến với mức độ rất khác nhau.
Bảng 1. 4: Các loài rắn độc ở Việt Nam
Tên khoa học

Elapidae

Phân bố

Tên phổ thông
Họ Rắn hổ

Nghệ An, Quảng Bình, Thừa
Bungarus candidus

Rắn cạp nia nam, rắn
mai gầm

Bungarus fasciatus

Rắn cạp nong

Thiên-Huế, Quảng Nam, Phú
Yên, Đắk Nông, Đắc Lắc, Lâm
Đồng, Nha Trang, Ninh Thuận,
Tây Ninh, Đồng Nai
Trên toàn quốc

9



Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình

Bungarus flaviceps

Rắn cạp nia đầu vàng

Bungarus multicinctus

Rắn cạp nia, rắn vòng
trắng, rắn cạp nia Bắc

Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn,
Hòa Bình, Hà Nội, Nghệ An và
Hà Tĩnh

Bungarus slowinskii

Rắn cạp nia sông Hồng

Miền Bắc đến Quảng Nam

Calliopphis kelloggi

Rắn lá khô đầu hình
chữ V

Cao Bằng, Lai Châu, Vĩnh Phúc

Calliopphis
macclellandi


Rắn xe điếu, rắn lá khô
thường

Miền Bắc, miền Trung, Tây
Nguyên

Calliopphis
maculiceps

Rắn lá khô đốm, rắn vú
Miền Nam
nàng

Calliophis intestinalis

Rắn lá khô sọc

Miền Nam

Naja atra

Rắn hổ mang

Miền Bắc

Naja kaouthia

Rắn hổ đất


Miền Nam

Naja siamensis

Rắn hổ mèo

Miền Nam

Ophiophagus hannah

Rắn hổ chúa, rắn hổ
mang chúa

Trên cả nước

Aipysurus eydouxii

Đẻn đuôi gai, đẻn vạch

Bình Thuận

Astrotia stokesii

Đẻn stoki

Miền Bắc, miền Nam

Enhydrina schistosa

Đẻn mỏ, đẻn chì


Trung Bộ, Nam Bộ

10

Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu


Hydrophis brookii
Hydrophis
caerulescens
Hydrophis
cyanocinctus

Đẻn khoang cổ mảnh,
đẻn khoanh đầu sọc
Đẻn bụng vàng

Vùng biển Trung Bộ và Nam Bộ
Vùng biển Trung Bộ và Nam Bộ

Đẻn khoanh, đẹn
khoang, đẹn vàng xanh, Từ biển Bắc Bộ tới Nam Bộ
đẻn khoang đầu vàng

Hydrophis fasciatus

Đẻn cạp nong kim, đẻn
cạp nong


Từ biển Bắc Bộ tới Nam Bộ và
Côn Đảo

Hydrophis ornatus

Đẻn vết, đẻn đuôi sọc

Từ biển Bắc Bộ tới Nam Bộ

Hydrophis paviceps

Đẻn đầu đen, đẻn xanh


Vùng biển Nam Bộ

Hydrophis
melanocephalus

Đẻn cổ nhỏ

Miền Bắc, miền Nam

Hydrophis lamberti

Đẻn lam bớt

Miền Nam

Hydrophis belcheri


Đẻn sọc mờ

Miền Nam

Hydrophis atriceps

Đẻn đầu đen

Miền Bắc, miền Nam

Hydrophis torquatus

Đẻn khoanh đuôi đen

Từ biển Bắc Bộ tới Nam Bộ

Kolpophis annandalei

Đẻn vảy đầu phân, đẻn
đầu phân, đẻn đầu to

Vùng biển Trung Bộ và Nam Bộ

Lapemis harwickii

Đẻn cơm, đẻn gai,

Từ biển Bắc Bộ tới Nam Bộ


Lapemis curtus

Đẻn cộc

Miền Nam

Microcephalophis
gracillis

Đẻn đầu nhỏ, đẻn kim

Từ biển Bắc Bộ tới Nam Bộ

Pelamis platurus
Kerilia jerdoni

Đẻn sọc dưa, đẻn đuôi
đốm
Đẻn mõm nhọn, đẻn

11

Từ biển Bắc Bộ tới Nam Bộ
Biển Trung Bộ và Nam Bộ


mõm
Praescutata viperina

Đẻn vảy bụng không

đều, đẻn lục

Từ vịnh Bắc Bộ tới Nam Bộ

Đẻn cạp nong môi
vàng

Miền Nam

Azemiops feae

Rắn lục đầu bạc, rắn
lục phê

Cao Bằng và Vĩnh Phúc, Phú
Thọ, Bắc Kạn

Calloselasma
rhodostoma

Rắn chàm quạp

Ninh Thuận, Bình Dương, Tây
Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa –Vũng
Tàu, Bình Thuận, Bình Phước,
Gia Lai, An Giang

Deinagkistrodon
acutus


Rắn lục mũi hếch

Lào Cai, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc,
Phú Thọ

Trimeresurus
albolabris

Rắn lục tre, rắn lục
Trên cả nước
mép, rắn lục mép trắng,
rắn lục, rắn xanh, nàng
meng (Dao), ngù kheo

Laticauda colubrine

(thổ)
Trimeresurus
honsonensis

Rắn lục Hòn Sơn

Miền Nam

Trimeresurus macrops

Rắn lục mác crốp

Miền Nam


Protobothrops
cornutus

Rắn lục sừng

Lào Cai, Quảng Bình, Thừa
Thiên-Huế

Protobothrops jerdoni

Rắn lục hoa cải

Lào Cai

Protobothrops
mucrosquamatus

Rắn lục cườm

(Cao Bằng, Thái Nguyên, Vĩnh
Phúc, Ba Vì, Quảng Ninh, Ninh
Bình), Gia Lai

Protobothrops

Rắn lục vảy lưng ba gờ

Quảng Bình

12



sieversorum
Rắn lục Trùng Khánh

Miền Bắc

Ovophis monticola

Rắn lục núi

Lào Cai, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc,
Ba Vì, Quảng Trị, Đà Nẵng,
Lâm Đồng

Ovophis tonkinensis

Rắn lục Bắc Bộ

Miền Bắc

Protobothrops
trungkhanhensis

Viridovipera stejnegeri Rắn lục xanh
(tên cũ: Trimeresurus
stejnegeri)

Miền Bắc và miền Trung (Thái
Nguyên, Hòa Bình, Đà Nẵng),

Gia Lai

Viridovipera
gumprechti

Rắn lục gum-p-ret

Miền Bắc

Viridovipera vogeli

Rắn lục von-gen

Miền Bắc, miền Nam

Viridovipera

Rắn lục trường sơn

Miền Bắc

Rhabdophis nuchalis

Rắn hoa cỏ gáy

Lào Cai, Bắc Kạn, Thái Nguyên

Rhabdophis
nigrocinctus


Rắn hoa cỏ đai

Điện Biên

Rhabdophis

Rắn hoa cỏ nhỏ, rắn sãi Trên cả nước

subminiatus

cổ nhỏ

Rhabdophis
chrysargos

Rắn hoa cỏ vàng

truongsonensis

Ba Vì, Hòa Bình, Bắc Giang,
Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị,
Gia Lai, Lâm Đồng, Đồng Nai

Các loài rắn ở Việt Nam phân bố hầu khắp các vùng và địa hình khác nhau:
đồng bằng, trung du, vùng núi và vùng biển. Song do vị trí địa lý và điều kiện tự

13


nhiên khác nhau nên phân bố của các loài rắn có sự khác nhau rõ rệt. Các tài liệu

lấy đèo Hải Vân làm ranh giới phân chia đất nước làm hai vùng, các tỉnh phía Bắc
được tính từ đèo Hải Vân trở ra, các tỉnh phía Nam được tính từ đèo Hải Vân trở
vào. Hai vùng này có đặc điểm khác biệt về khí hậu và về phân bố các loài rắn.
Trong 6 vùng Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ
và Nam Bộ cũng có sự khác nhau về thành phần loài.
1.3. Nọc rắn và hoạt tính sinh học của chúng
Rắn độc sử dụng nọc độc của chúng để tự vệ, hay bất hoạt, làm chết con mồi,
thông qua truyền nọc bằng răng nanh. Rắn độc thường thấy trong các họ Elapidae,
Viperidae, Atractaspididae, và một số thuộc họ Colubrudae. Khoảng một phần tư
các loài rắn hiện nay trên thế giới được xác định là có nọc độc (Rodrigues-Simioni
và cộng sự, 2004).
Những nghiên cứu gần đây cho thấy nọc độc rắn có thể chứa đến 300 phân tử
có hoạt tính sinh học. Mỗi phân tử có tác dụng riêng biệt trong cơ thể con mồi.
Trong số các động vật có nọc độc, nọc rắn được xem là phức tạp nhất. Những độc
tố trong nọc rắn có thể tác dụng lên hệ thần kinh, hệ tim mạch, hệ tuần hoàn, hay hệ
hô hấp. Những thành phần nọc này có thể hoạt động độc lập hay phối hợp cùng
nhau. Những tác động của chúng có thể cục bộ (tại vết cắn) hoặc có tính hệ thống,
để có thể tác dụng được đến cơ quan đích thông qua mạch máu, từ đó dẫn tới những
thay đổi có hại trong cơ thể con mồi (Vyas Brahmbhatt và cộng sự 2013).
1.3.1. Nọc rắn đối với bệnh thần kinh
Những độc tố thần kinh (neurotoxin) trong nọc rắn hoạt động bằng cách ngăn
chặn sự truyền acetylcholine từ dây thần kinh ở trước synap hoặc ảnh hưởng tới
hoạt tính của sợi cơ ở vị trí sau synap để làm tê liệt con mồi. Những độc tố thần
kinh trước synap ví dụ như β-neurotoxins, cobrotoxin, α-bungarotoxin, notexin hoặc
taipoxin tác động làm bất hoạt các túi chứa acetylcholine. Alpha-bungarotoxin, độc
tố có hoạt tính trước synap được phân lập từ rắn hổ Bungarus multicinctus, chứa
một enzyme phospholipase và một tiểu đơn vị có khả năng liên kết với kênh K+.

14



Chúng kết hợp với nhau để phá hủy các neuron thần kinh cảm giác và vận động.
Crotoxin, độc tố thần kinh trước synap có hoạt tính gây độc tế bào, hiện đang được
sử dụng trong các thử nghiệm lâm sàng (giai đoạn I) trên những bệnh nhân ung thư
(Jain và Kumar 2012). Một số độc tố tìm thấy trong nọc rắn cũng có thể liên kết
cạnh tranh với thụ thể nicotinic acetylcholine (nAChR) nằm ở màng sau synap của
tế bào cơ và neuron thần kinh xương, để ngăn chặn quá trình truyền dẫn thần kinh
cơ. Bên cạnh đó, độc tố muscarinic như MT1-7, phân lập từ rắn xanh mamba, có thể
nhận biết một cách chọn lọc mAChRs hiệu lực cao. Do MT1-7 phát huy tác dụng ở
nồng độ rất thấp nên phương thức này được dùng như một công cụ dược lý hữu ích
phục vụ cho việc nghiên cứu thụ thể muscarinic (da Silva, de Medeiros và cộng sự,
2011).
1.3.2. Nọc rắn đối với bệnh về máu
Ngoài những độc tố có tác động lên hệ thần kinh, nọc rắn còn chứa những độc
tố có ảnh hưởng tới hệ thống tuần hoàn. Một số thành phần của nọc rắn hoạt động
như các enzyme tương tự thrombin, prothrombin hay các chất ức chế hoạt động kết
tụ tiểu cầu hoặc các disintegrin (Marsh và Williams 2005). Nhiều thành phần trong
nọc rắn tác động lên sự đông máu như crotalase, ancrod và batroxobin. Chúng có
thể hoạt hóa prothrombin hay tác động trực tiếp lên tơ máu trong cơ thể do vậy có
một hoạt tính tương tự thrombin (Vu, Stafford và cộng sự, 2013).
1.3.3. Nọc rắn đối với bệnh ung thư
Nghiên cứu về các tác nhân chống khối u sinh học đã được tiến hành hơn nửa
thế kỷ. Vào năm 1933, Calmette đã báo cáo một tác dụng chống khối u ở nọc của
Naja spp. trên các tế bào ung thư biểu mô tuyến. Nhiều năm sau, một enzyme giống
thrombin (crotalase) từ nọc của Crotalus adamanteus đã chứng minh khả năng của
nó trong việc giảm sinh trưởng của các tế bào u ác tính B16 ở chuột in vitro và in
vivo. Dựa trên những kết quả này, tác giả cho rằng crotalase làm chậm đáng kể sự
phát triển của khối u trong cơ thể, nhưng không có tác động gây độc tế bào hoặc
kìm hãm sinh trưởng những tế bào bình thường trong cơ thể sống (Vyas và cộng sự,
2013).

15


1.3.4. Nọc rắn đối với bệnh tim mạch
Thuốc dựa trên nọc đầu tiên, có tên là captopril, được khám phá vào năm
1975. Chất ức chế enzyme biến đổi angiotensin I (ACE) đã được xác định dựa trên
quan sát rằng nọc từ rắn lục Brazil, Bothrops jararaca, gây ra sự giảm huyết áp đột
ngột nghiêm trọng. Các công ty Dược đã tạo ra captopril, chất ức chế ACE qua
đường uống, mở ra các con đường mới cho những ứng dụng tiềm năng của độc tố
đối với hệ tuần hoàn. Các độc tố tuần hoàn/độc tố tế bào, được phân lập vào cuối
những năm 1940 từ nọc rắn hổ Ấn Độ, là những yếu tố phân giải trực tiếp các
polypeptide màng của các tế bào dễ bị kích thích. Những độc tố này là những tác
nhân hình thành các lỗ là một polypeptide ngắn, rất kỵ nước, chuỗi đơn, gây ra sự
khử cực và co cứng cơ tim, cơ xương và cơ trơn, cũng như sự khử cực và làm mất
kích thích các dây thần kinh (Tsai, Chu và cộng sự, 2013). Tuy nhiên, do khả năng
gây độc tế bào cao, những độc tố tim mạch cũng được biết đến là các protein có thể
nhận biết các proteoglycan của màng. Những hợp chất này vì vậy hứa hẹn trong
việc điều trị bệnh ung thư (Yen, Liang và cộng sự 2013).
1.4. Rắn Hổ mang chúa (Ophiophagus hannah)
1.4.1. Đặc điểm sinh học của rắn Ophiophagus hannah
O. hannah thuộc giới động vật, ngành có dây sống, lớp bò sát, bộ có vảy, phân
bộ rắn, họ rắn hổ, chi Ophiophagus, loài Ophiophagus hannah. O. hannah có tên
thường gọi là rắn Hổ mang chúa. Ở châu Á, O. hannah phân bố chủ yếu từ Ấn Độ
đến Philipines. Chúng cũng có mặt ở Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam và
Trung Quốc (Mehrtens John, 1987).
Rắn O. hannah là loài rắn độc có cơ thể dài và lớn nhất trong các loài rắn trên
thế giới. Chiều dài trung bình của rắn từ 3,9 m đến 5,4 m. Hổ mang chúa có đầu
phẳng, cơ thể tròn dài, kích thước thu nhỏ về phía đuôi. Da rắn được phủ một lớp
vảy keratin. Tùy vào nơi chúng sinh sống, sắc tố da có thể có màu nâu đen, đen xen
kẽ các vạch trắng hay vàng. Rắn sống trong những vùng âm u có màu sậm hơn so

với những con sống ở vùng nhiều ánh sáng. Rắn Hổ mang chúa thay da từ 4 đến 6

16


lần trong năm để trưởng thành. Tuy nhiên số lượng và sự sắp xếp của vảy hầu như
không thay đổi sau mỗi lần thay da. Vảy trên lưng nhỏ và trơn hơn so với vảy ở
bụng và được xếp thành một cột duy nhất theo chiều hướng xuống. Khi bị kích
động, O. hannah có thể ngẩng đầu lên cao ngang chiều cao của người trưởng thành
(Young, 1999). Rắn Hổ mang chúa có thể quan sát tốt trong phạm vi bán kính
100m. Mặc dù không có tai nghe nhưng chúng có thể cảm nhận được âm thanh.
Chúng nếm và ngửi bằng cách thò lưỡi ra ngoài để cảm nhận. Điểm đặc trưng của
chúng là có răng nanh ngắn, được cố định phía trước của hàm trên.
1.4.2. Đặc điểm nọc rắn Ophiophagus hannah
Nọc độc của rắn O. hannah được chứa trong tuyến nọc ngay sau mắt kết nối
với 2 răng móc thẳng đứng gắn vào phía trước xương hàm trên, có tác dụng dẫn
nọc. Khi chúng cắn con mồi, các sợi cơ ở bộ phận tổ chức hạch co lại làm giải
phóng nọc độc từ tuyến nọc vào con mồi nhờ 2 răng móc.
Thành phần nọc của O. hannah gồm 14 họ protein khác nhau, bao gồm độc tố
cấu trúc ba ngón tay, Phospholipases, protein tiết giàu cysteine, yếu tố nọc rắn hổ
mang, độc tố muscarinic, L-amino oxidase acid, protein giả thuyết, protein chứa ít
cysteine, phosphodiesterase, protease, vespryn độc tố , Kunitz, yếu tố hoạt hoá tăng
trưởng và những nhân tố khác (yếu tố đông máu, endonuclease, 5'-nucleotidase).
Nghiên cứu về hệ phiên mã của tuyến nọc cũng cho thấy, có 23 họ độc tố được
phát hiện đối với rắn O. hannah. Trong đó, độc tố ba ngón tay (3FTxs) và
metalloproteases được xác định là có nhiều isoform nhất. Hai họ này xuất hiện với
tỉ lệ gen phiên mã cao nhất, tiếp sau đó với thứ tự giảm dần lần lượt là
Phospholipases A2, protein giàu cysteine, chất ức chế loại Kunitz (KUNs) và
oxidase axit L-amino (LAAOs). Mười bảy họ khác với mức biểu hiện mRNA thấp,
bao gồm cobra venom factors (CVFs), vespryn, natriuretic peptides (NPs), snake

venom serine proteases (SVSPs), phosphodiesterases (PDEs), nerve growth factors
(NGFs), acetylcholinesterases (AChEs), neprilysins, hyaluronidase, phopholipases
B (PLB), cystatins, dipeptidylpeptidase IV (DPP-IV), 5’nucleotidases (5’NUCs),

17


×