Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Pháp luật an sinh xã hội trong việc bảo vệ quyền con người ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

---------------

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ

PHÁP LUẬT AN SINH XÃ HỘI TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

HOÀNG THẾ SƠN

HÀ NỘI - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

---------------

LUẬN VĂN THẠC SĨ
PHÁP LUẬT AN SINH XÃ HỘI TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

HOÀNG THẾ SƠN

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ
: 60380107


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS TRẦN THỊ THÚY LÂM

HÀ NỘI – 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và có kế thừa các
công trình nghiên cứu trước đó có liên quan đến đề tài.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Hà Nội, ngày

tháng năm 2016

Tác giả luận văn

Hoàng Thế Sơn


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt bài luận văn nghiên cứu với đề tài “Pháp luật an sinh xã hội
trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay”, cùng với sự nỗ lực cố gắng
của bản thân, em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo PGS.TS Trần Thị Thúy Lâm
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp.
Đồng thời em cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo khoa Sau đại học, các thầy cô
giáo phụ trách giảng dạy chuyên ngành Luật Kinh tế, Viện Đại học Mở Hà Nội, các Bộ,
cơ quan đã tạo điều kiện thuận lợi, tận tình giúp đỡ, chỉ bảo, đóng góp ý kiến quý báu,
tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành đề tài luận văn này.


Hà Nội, tháng

năm 2016

Tác giả luận văn


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1.

ASXH

An sinh xã hội

2.

BHXH

Bảo hiểm xã hội

3.

BHYT


Bảo hiểm y tế

4.

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

5.

BLLĐ

Bộ luật lao động

6.

DN

Doanh nghiệp

7.

LHQ

Liên hợp quốc

8.

NLĐ


Người lao động

9.

NSDLĐ

Người sử dụng lao động

10.

NKT

Người khuyết tật

11.

TGXH

Trợ giúp xã hội


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
STT

Tên bảng biểu, sơ đồ

Trang

1


Hình 1.1. Hệ thống an sinh xã hội Việt Nam giai đoạn 2012 – 2020

29


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... 1
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ 4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... 5
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ ...................................................................... 6
MỤC LỤC .............................................................................................................. 7
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài: ................................................................................... 1
2. Tổng quan nghiên cứu liên quan đến đề tài ....................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 3
4. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 4
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 4
6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 5
7. Nội dung của Luận văn ...................................................................................... 5
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CON NGƯỜI
TRONG PHÁP LUẬT AN SINH XÃ HỘI ........................................................... 6

1.1. Khái niệm quyền con người và quyền con người trong pháp luật an sinh
xã hội ...................................................................................................................... 6
1.2. Nội dung quyền con người trong pháp luật an sinh xã hội ........................... 18
Kết luận chương 1................................................................................................ 26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUYỀN CON NGƯỜI VÀ ĐẢM BẢO QUYỀN
CON NGƯỜI TRONG PHÁP LUẬT AN SINH XÃ HỘI VIỆT NAM ............ 27
2.1. Thực trạng quyền con người và đảm bảo quyền con người trong lĩnh vực

bảo vệ thu nhập thông qua bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp ................. 27
2.2. Thực trạng quyền con người và đảm bảo quyền con người trong lĩnh vực
bảo vệ và chăm sóc sức khỏe thông qua bảo hiểm y tế ......................................... 34
2.3. Thực trạng quyền con người và đảm bảo quyền con người trong lĩnh vực trợ
giúp xã hội ............................................................................................................ 38

2.4. Thực trạng quyền con người trong lĩnh vực tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản43
2.5. Thực trạng quyền con người và đảm bảo quyền con người trong an sinh xã
hội đối với một số đối tượng đặc biệt .................................................................... 54
2.6. Nhận xét chung.............................................................................................. 61


Kết luận chương 2................................................................................................ 66
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN TRONG VIỆC ĐẢM BẢO QUYỀN
CON NGƯỜI CỦA PHÁP LUẬT AN SINH XÃ HỘI VIỆT NAM .................. 68
3.1. Hoàn thiện Pháp luật an sinh xã hội ............................................................. 68
3.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực thi quyền con người trong
pháp luật an sinh xã hội Việt Nam ....................................................................... 82
Kết luận chương 3 .............................................................................................. 87
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................. 89


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Con người là một thực thể của xã hội, là trung tâm của vũ trụ và là chủ thể
của mọi hoạt động kinh tế, chính trị, chính vì vậy phát huy quyền con người là
nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đối với xã hội. Quyền con người là thành quả phát
triển lâu dài trong lịch sử đấu tranh giải phóng, cải tạo xã hội và cải tạo thiên nhiên của

cả nhân loại. Từ những thời kỳ xã hội còn chưa phát triển, quyền con người chưa được
coi trọng, đời sống vì thế mà kém phát triển, dần dần khi xã hội phát triển đến một thời
kỳ tiến bộ hơn, quyền con người được coi trọng, lúc đó đời sống của nhân dân ngày
càng phát triển hơn. Trong giai đoạn toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế như hiện
nay, quyền con người ở mỗi quốc gia, không kể hoàn cảnh lịch sử, chế độ chính trị - xã
hội, kinh tế và văn hoá đều có những giá trị chung giống nhau, không thể chia cắt và
phụ thuộc lẫn nhau, đó chính là tính phổ cập của quyền con người. Quyền con người
trong lĩnh vực an sinh xã hội đã được thừa nhận trên thế giới từ Tuyên ngôn nhân
quyền năm 1948 và trong thời gian gần đây, các mô hình ASXH điển hình cũng có
nhiều cuộc cải cách các trụ cột của an sinh để đảm bảo tốt hơn quyền con người, chẳng
hạn như cải cách hưu trí ở Anh năm 2015; cải cách bảo hiểm y tế ở Hoa Kỳ năm 2010
và Đức năm 2007,...; Tổ chức lao động quốc tế ILO gần đây cũng đưa ra sáng kiến về
mô hình sàn ASXH, thể hiện trong Khuyến nghị số 202/2012 để đạt mục tiêu nâng độ
bao phủ của an sinh đến tất cả các thành viên của xã hội.
Theo Báo cáo an sinh xã hội thế giới 2014 – 2015 của Tổ chức lao động quốc
tế ILO, mặc dù ASXH được thừa nhận rộng rãi như một yếu tố quan trọng để thúc
đẩy ổn định chính trị, phát triển toàn diện về kinh tế, xã hội và con người, nhưng
thực tế, hiệu quả của hệ thống ASXH toàn cầu vẫn chưa cao, và hiện mới chỉ có
27% dân số thế giới được hưởng chính sách ASXH toàn diện, còn 73% dân số chỉ
được bảo đảm ASXH một phần, hoặc không hề được bảo đảm về ASXH. Có thể
thấy rằng, tầm quan trọng của ASXH dù được nhấn mạnh, nhưng phạm vi bao quát
của lưới ASXH vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.

1


Ở bình diện quốc gia, Việt Nam hiện nay có khoảng 20% lực lượng lao
động tham gia BHXH; tình trạng nợ đóng, chậm đóng BHXH còn xảy ra khá phổ
biến, làm ảnh hưởng đến nguồn thu quỹ BHXH và quyền lợi của NLĐ; BHYT mới
bao phủ được 70,8% dân số; nhìn chung, tỷ lệ bao phủ của lưới ASXH còn chưa

cao và sự đóng góp từ phía nhà nước còn ở mức thấp.
Trước những bất cập nêu trên, việc nghiên cứu pháp luật về quyền con người,
thực tiễn thực hiện pháp luật về quyền con người ở Việt Nam nói chung và quá trình
thực thi pháp luật về quyền con người ở một địa phương nói riêng là phù hợp và có
ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn.
Với mục tiêu mở rộng độ bao phủ của hệ thống ASXH, nâng cao quyền được
hưởng an sinh của người dân, và đảm bảo thực thi hiệu quả pháp luật ASXH trên
thực tế; việc ghi nhận quyền con người trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ
thống ASXH ở Việt Nam ngày càng được lưu tâm xem xét và đảm bảo thực hiện.
Xuất phát từ nhận thức tầm quan trọng của quyền con người nói chung, và quyền
con người trong ASXH nói riêng, tôi chọn vấn đề “Pháp luật an sinh xã hội trong
việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận văn tốt nghiệp
chương trình đào tạo thạc sỹ tại viện Đại học Mở Hà Nội.
2. Tổng quan nghiên cứu liên quan đến đề tài
Quyền hưởng ASXH được chính thức ghi nhận lần đầu tiên trong Tuyên
ngôn thế giới về quyền con người năm 1948 và được làm rõ hơn trong Công ước
quốc tế số 102/1952 về tiêu chuẩn ASXH tối thiểu. Ở góc độ nghiên cứu về quyền
con người trong pháp luật ASXH trên thế giới có một số tác phẩm tiêu biểu như:
“The strategy of the International Labor Organization – Social security for all” (Tạm
dịch: Chiến lược của Tổ chức lao động quốc tế - An sinh xã hội cho tất cả mọi người),
do Tổ chức lao động quốc tế xuất bản năm 2012; “The Human Rights approach to
Social Protection” (Tạm dịch: Quyền con người tiếp cận bảo vệ xã hội), tác giả
Magdalena Sepu’lveda và Carly Nyst, được Bộ Ngoại giao Phần Lan xuất bản 2012;
“Understanding human rights” (Tạm dịch: Tìm hiểu về quyền con người), do tác

2


giả Wolfgang Benedek Trung tâm nghiên cứu - đào tạo châu Âu về Quyền con
người và dân chủ (ETC) chủ biên, tái bản và chỉnh sửa lần thứ 3 năm 2012;...

Ở Việt Nam, trong thời gian gần đây, nghiên cứu về vấn đề quyền ASXH của
con người cũng dành được sự quan tâm của một số học giả với một số tác phẩm, bài
viết như: “Quyền an sinh xã hội và đảm bảo thực hiện trong pháp luật Việt Nam”, Nxb
Đại học quốc gia Hà Nội do PGS.TS Lê Thị Hoài Thu chủ biên, xuất bản năm 2014;
“Quyền con người – Tiếp cận đa ngành và liên ngành luật học”, Nxb Khoa học xã hội
do GS.TS. Võ Khánh Vinh chủ biên, xuất bản năm 2010;...
Trong các tác phẩm nêu trên, chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu phân tích
hệ thống pháp luật ASXH Việt Nam đặt dưới hệ quy chiếu về quyền con người, đặc
biệt trong bối cảnh cải cách an sinh đang diễn ra mạnh mẽ ở nước ta. Cùng với quá
trình hội nhập sâu rộng về mọi mặt của đời sống, vấn đề quyền con người ngày càng
được coi trọng như một thước đo của văn minh, nội hàm của ASXH ở Việt Nam trong
vài năm trở lại đây đã có nhiều biến chuyển. Do vậy, việc quy định và đảm bảo thực
hiện quyền con người trong pháp luật ASXH hiện nay còn nhiều khúc mắc, đòi hỏi
phải có sự đầu tư nghiên cứu. Tác giả có thể khẳng định, công trình nghiên cứu “Pháp
luật an sinh xã hội trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay” là
hoàn toàn độc lập, và không phải là sự lặp lại của bất cứ công trình nghiên cứu hay tài
liệu nào.
3. Mục đích nghiên cứu
- Một là, làm sáng tỏ hơn một số đề lý luận về quyền con người trong pháp luật
ASXH, trong đó chỉ ra khái niệm và nội dung quyền con người trong pháp luật
ASXH ở Việt Nam trong tương quan với pháp luật ASXH quốc tế.
- Hai là, làm rõ thực trạng quy định của pháp luật ASXH Việt Nam về quyền con
người, cũng như thực trạng đảm bảo thực hiện quyền con người trong các nội dung
của ASXH. Từ đó đánh giá được những ưu điểm và hạn chế về quyền con người
trong quy định và thực hiện pháp luật ASXH ở Việt Nam hiện nay.

3


- Ba là, đưa yêu cầu hoàn thiện pháp luật ASXH Việt Nam đảm bảo quyền con

người; đồng thời kiến nghị một số giải pháp để hoàn thiện việc quy định và thực
hiện quyền con người trong ASXH Việt Nam trong giai đoạn sắp tới, phù hợp với
thông lệ quốc tế về ASXH, đảm bảo mở rộng sự bao phủ của an sinh và nâng cao
mức độ hưởng quyền của các đối tượng trong xã hội.
4. Câu hỏi nghiên cứu
- Những vấn đề lý luận của pháp luật về quyền con người trong pháp luật An
sinh xã hội nói chung là gì? Quy định pháp luật về quyền con người trong pháp luật
An sinh xã hội là gì?
- Thực trạng thực hiện quyền con người trong pháp luật An sinh xã hội như
thể nào?
- Tại sao phải cải thiện việc thực hiện quyền con người trong pháp luật An
sinh xã hội ở Việt Nam ?
- Làm thế nào để nâng cao việc thực hiện quyền con người trong pháp luật
An sinh xã hội ở Việt Nam?
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Các quan điểm, tài liệu khoa học về quyền con người, về ASXH; các quy định
của pháp luật ASXH Việt Nam, các văn bản áp dụng pháp luật có liên quan đến
ASXH; Một số Công ước, khuyến nghị của ILO và pháp luật về ASXH của một số
nước trên thế giới; Thực tiễn quản lý nhà nước và đảm bảo thực hiện quyền con
người trong ASXH.
- Phạm vi nghiên cứu :
+ Luận văn nghiên cứu quyền con người trong lĩnh vực bảo vệ thu nhập thông
qua BHXH và BHTN;
+ Quyền con người trong lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc sức khỏe thông qua

4


BHYT;

+ Quyền con người trong lĩnh vực TGXH;
+ Quyền con người trong lĩnh vực tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản;
+ Quyền con người trong ASXH của một số đối tượng đặc biệt.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa Mác-Lênin: vận dụng phương pháp
luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
- Phương pháp điều tra: thu thập các tài liệu, số liệu tại các cơ quan nhà nước
ở Trung ương và địa phương.
- Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp: luận giải, phân tích, lịch sử, so
sánh luật học, đối chiếu, bình luận, tổng hợp, quy nạp.
7. Nội dung của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục, Luận
văn gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quyền con người trong pháp luật an sinh
xã hội.
Chương 2: Thực trạng quyền con người và đảm bảo quyền con người trong
pháp luật an sinh xã hội Việt Nam.
Chương 3: Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật an sinh xã hội Việt Nam
đảm bảo quyền con người.

5


CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CON NGƯỜI
TRONG PHÁP LUẬT AN SINH XÃ HỘI
1.1. Khái niệm quyền con người và quyền con người trong pháp luật an sinh xã hội
1.1.1 Khái niệm quyền con người
Khát vọng bảo vệ nhân phẩm của tất cả con người là cốt lõi của khái niệm
quyền con người. Nó coi cá nhân con người là trọng tâm của sự quan tâm. Nó dựa

trên một hệ thống giá trị toàn cầu phổ biến nhằm cống hiến cho sự linh thiêng của
cuộc sống và tạo ra một khuôn khổ để xây dựng hệ thống quyền con người, được các
quy phạm và tiêu chuẩn quốc tế bảo vệ. Trong suốt thế kỷ XX, quyền con người đã
phát triển như một khuôn khổ đạo đức, chính trị, pháp lý và như một hướng dẫn
nhằm phát triển một thế giới tự do khỏi sợ hãi và tự do làm điều mong muốn.
Hiến chương Liên hợp quốc (LHQ) và Tuyên ngôn nhân quyền là hai văn
kiện quốc tế quan trọng đầu tiên về nhân quyền. Tuyên ngôn nhân quyền (1948)
được đánh giá là một trong những thành tựu to lớn của LHQ và có ý nghĩa lịch sử vì
đã đưa ra được những chuẩn mực chung cho tất cả các nước và các dân tộc về quyền
con người. Từ đó quyền con người được pháp điển hoá trong một loạt Công ước
quốc tế về nhân quyền. Tuy vậy, tuyên ngôn về quyền con người năm 1948 và hai
Công ước về nhân quyền năm 1966 - Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và
chính trị (ICCPR) tập trung vào các quyền cá nhân, và Công ước Quốc tế về các
quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR). Cùng với nhau, ba văn kiện đã làm
thành Bộ luật Nhân quốc Quốc tế, và bộ luật này được sử dụng như một tiêu chuẩn
hành vi và là cơ sở để yêu cầu chính phủ các nước phải tuân thủ nhân quyền.
Nhân quyền, ở góc độ khái quát nhất, theo Liên hợp quốc có thể hiểu:“Nhân
quyền là những gì bẩm sinh, vốn có của con người mà nếu ko được bảo đảm thì
chúng ta sẽ không thể sống như một con người”.(33)

6


Theo định nghĩa của Văn phòng Cao ủy liên hợp quốc thì:“Quyền con người
là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm
chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc làm tổn hại đến nhân phẩm, tự do cơ
bản của con người”.(2)
Ở Việt Nam các quyền cơ bản của con người cũng đã được khẳng định trong
Hiến pháp và nhiều văn bản luật và dưới luật khác, một số định nghĩa về quyền con
người do một số chuyên gia, cơ quan nghiên cứu từng nêu ra cũng không hoàn toàn

giống nhau, nhưng xét chung: “Quyền con người là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên,
vốn có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc
gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế”.(39)
Theo Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người của Nxb Chính trị
quốc gia Hà Nội thì: “… quyền con người cũng được xác định như là những chuẩn
mực được cộng đồng quốc tế thừa nhận và tuân thủ. Những chuẩn mực này kết tinh
những giá trị nhân văn của toàn nhân loại, chỉ áp dụng với con người, cho tất cả
mọi người. Nhờ có những chuẩn mực này, mọi thành viên trong gia đình nhân loại
mới được bảo vệ nhân phẩm và mới có điều kiện phát triển đầy đủ các năng lực của
cá nhân với tư cách là một con người”.(38)
Ta có thể thấy ở mỗi khu vực mỗi chế độ khác nhau đều có cách những
nhìn nhận và định nghĩa về quyền con người khác nhau, nhưng nhìn chung quyền
con người được xác định trên ba bình diện giá trị, đó là giá trị đạo đức và giá trị
pháp lý và giá trị văn hóa.Về bình diện giá trị đạo đức, quyền con người là một
giá trị xã hội cơ bản, vốn có của con người. Về bình diện giá trị pháp lý, quyền
con người là một chế định pháp luật được quốc tế và mỗi quốc gia đảm bảo thực
hiện.Theo luật pháp quốc tế cũng như luật pháp trong nước thì quyền con người
bao gồm các quyền cơ bản như: quyền sống, quyền tự do và an ninh cá nhân,
quyền bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ, quyền được tự do đi
lại và cư trú, quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo, quyền tự do ngôn
luận, tự do biểu đạt...Đồng thời, chúng ta phải nhân thức rằng vấn đề quyền con
người là sự kết tinh các giá trị văn hóa của các dân tộc trên thế giới chứ không

7


phải là sản phẩm riêng của bất kỳ một giai cấp, dân tộc hay khu vực nào; và xu
hướng chung trên thế giới trong thế kỷ XXI quyền con người sẽ được tôn vinh và
bảo đảm ngày càng chặt chẽ hơn, cả trên phương diện quốc gia và quốc tế.
Những nhận thức như vậy bước đầu đã giúp giải tỏa một số quan điểm ấu trĩ cho

rằng nhân quyền hoàn toàn là ‘sản phẩm’ và công cụ của phương Tây nhằm can
thiệp vào chủ quyền của các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là các nước
XHCN. Quyền con người là vấn đề phức tạp đa nghĩa, chứa đựng những mặt đối
lập, mâu thuẫn, nhưng không loại trừ nhau. Đó là các mặt khách quan và chủ
quan, tự nhiên và xã hội, kinh tế và tinh thần, văn hoá và chính trị, đạo lý và luật
pháp. Nó cũng là sự kết hợp giữa các yếu tố quốc tế và dân tộc, giai cấp và nhân
loại.
Như vậy, nhìn ở góc độ nào và ở cấp độ nào thì quyền con người cũng
được xác định như là những chuẩn mực được cộng đồng quốc tế thừa nhận và
tuân thủ. Những chuẩn mực này kết tinh những giá trị nhân văn của toàn nhân
loại, chỉ áp dụng với con người, cho tất cả mọi người. Nhờ có những chuẩn mực
này, mọi thành viên trong gia đình nhân loại mới được bảo vệ nhân phẩm và mới
có điều kiện phát triển đầy đủ các năng lực của cá nhân với tư cách là một con
người. Cho dù cách nhìn nhận có những khác biệt nhất định, một điều rõ ràng là
quyền con người là những giá trị cao cả cần được tôn trọng và bảo vệ trong mọi
xã hội và trong mọi giai đoạn lịch sử. Tất cả các quốc gia văn minh đều nỗ lực
xác định và ủng hộ nhân quyền. Ở đâu cũng vậy, cốt lõi của khái niệm này là
giống nhau, đó là: nhân quyền là các quyền mà mỗi con người đều có đơn giản là
vì họ là con người. Nhân quyền cũng là những quyền bất khả xâm phạm. Nhân
quyền là của mọi người và bình đẳng cho mọi người.
* Tính chất của quyền con người:
Theo nhận thức chung của cộng đồng quốc tế, quyền con người có các tính
chất cơ bản: đó là tính phổ biến, tính không thể chuyển nhượng,tính không thể phân
chia, tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau, cụ thể như sau:

8


- Tính phổ biến:
Tính phổ biến của quyền con người được thể hiện ở quyền được áp dụng

bình đẳng và rộng rãi cho tất cả mọi thành viên trong gia đình nhân loại, không
phân biệt đối xử vì bất kỳ một lý do gì chẳng hạn như về chủng tộc, dân tộc, giới
tính, tôn giáo, độ tuổi, thành phần xuất thân. Dù ở trong các chế độ xã hội riêng biệt
có những truyền thống văn hóa khác nhau vẫn được công nhận là con người và được
hưởng những quyền và sự tự do cơ bản.
- Tính không thể chuyển nhượng:
Quyền con người là một quyền không thể tùy tiện bị tước bỏ hay hạn chế một
các tùy tiện trừ những trường hợp sự tước đoạt đó nhằm bảo vệ các quyền con
người của người khác do hành vi vi phạm pháp luật của người bị tước đoạt. Tuy
nhiên sự tước đoạt ở đây được giải thích có cơ sở từ chính góc độ bảo vệ các quyền
con người.
- Tính không thể phân chia:
Mặc dù tất cả mọi người đều được hưởng quyền con người nhưng quyền con
người không được áp dụng cho tất cả các thành viên trong xã hội mà chỉ được áp
dụng đối với một nhóm người, một bộ phận cụ thể trong xã hội vì quyền con người,
một mặt gắn với bản tính tự nhiên của con người, nhưng mặt khác gắn với sự phát
triển của bản thân con người và xã hội loài người. Con người càng phát triển, người
ta càng nhận thức và ý thức một cách đầy đủ về các quyền của mình. Xã hội càng
phát triển, các điều kiện đảm bảo cho quyền con người ngày càng được hoàn thiện
hơn. "Thực tế cho thấy, trong mỗi giai đoạn lịch sử, xã hội loài người tồn tại những
quan niệm khác nhau về các quyền, tự do và nghĩa vụ, cũng như những quy phạm
và cơ chế khác nhau để thực hiện, giám sát và bảo vệ các quyền, tự do và nghĩa vụ
đó. Theo dòng lịch sử, ảnh hưởng và tác động của quyền con người ngày càng mở
rộng, từ ý niệm, tư tưởng đến các quy tắc, quy phạm và cơ chế; từ cấp độ cộng đồng
đến cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế. Trong suốt quá trình phát triển này, quyền

9


con người luôn mang những dấu ấn về chính trị, kinh tế, văn hoá của từng thời kỳ,

từng giai đoạn lịch sử của xã hội loài người.
- Tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau giữa các quyền:
Thể hiện ở chỗ việc bảo đảm các quyền con người, toàn bộ hoặc một phần,
nằm trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Sự vi phạm một quyền sẽ trực tiếp hoặc
gián tiếp gây ảnh hưởng tiêu cực đến quyền khác và ngược lại. tiến bộ trong việc
đảm bảo một quyền sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp tác động tích cực đến việc bảo đảm
các quyền khác. Thực tế cho thấy, trong hầu hết các trường hợp,rất khó hoặc thậm
chí là không thể thực sự thành công trong việc đảm bảo riêng một quyền con người
nào đó mà bỏ qua các quyền khác.
* Một số quyền con người cơ bản:
- Các quyền dân sự, chính trị:
Đây được xem như là quyền con người cơ bản, được thực hiện trong lĩnh vực
dân sự, chính trị. Trong các văn bản pháp lý quốc tế, nội dung của quyền dân sự
chính trị thể hiện ra ở giá trị cá nhân và giá trị tập thể. Sự thống nhất của hai giá trị
này được giải thích từ bản chất xã hội của quyền con người, vì con người là một bộ
phận quan trọng của xã hội nên quyền cá nhân sẽ gắn chặt với quyền tập thể. Nói
chung, các quyền cá nhân, không thể có ý nghĩa nếu không đặt trong môi trường
chính trị, xã hội mà họ đang sống. Quyền dân sự chính trị cơ bản của cá nhân bao
gồm những nhóm quyền sau:
+ Nhóm quyền sống được xác định dưới nhiều góc độ như không bị tước
đoạt tính mạng một cách vô cớ, không bị tra tấn, đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo,
không bị áp dụng làm nhục hình, không bị dùng làm vật thí nghiệm, không bị bắt
làm nô lệ..
+ Nhóm quyền tự do cá nhân như quyền tự do và an ninh cá nhân, quyền tự
do tín ngưỡng, tư tưởng và quyền tự do có tính chất dân sự khác( quyền có quốc
tịch, quyền được khai sinh,quyền được bảo vệ tính mạng..)

10



+Nhóm quyền bình đẳng như quyền bình đẳng cá nhân trước pháp luật và
được pháp luật bảo vệ.
+Nhóm quyền được tham gia quản lý các công việc của nhà nước, xã hội như
quyền bầu cử, ứng cử, quyền được hưởng các nghĩa vụ công cộng tại đất nước
mình.
Quyền dân sự, quyền chính trị có ý nghĩa là quyền tập thể, bao gồm các
nhóm quyền như quyền độc lập, chủ quyền của dân tộc, quyền bình đẳng giữa các
quốc gia dân tộc trong mối quan hệ quốc tế ...
- Các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa
Luật quốc tế ngày nay đã ghi nhận đầy đủ các quyền của con người trong
lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa. Đây là các quyền cá nhân và tập thể.
+ Với tư cách là quyền tập thể, quyền con người trong lĩnh vực kinh tế, xã
hội, văn hóa được đề cập trước tiên khái niệm quyền tự quyết của các dân tộc.
Quyền tự quyết về phát triển kinh tế, văn hóa xã hội thể hiện ở một số nội dung cơ
bản là quyền tự do lựa chọn trong phát triển và quyền bình đẳng kinh tế giữa các
dân tộc, không phân biệt chế độ chính trị hay trình độ phát triển.
+ Giá trị các nhân của quyền kinh tế, văn hóa xã hội liên quan tới 2 vấn đề là
sự bình đẳng giữa các cá nhân trong việc thực hiện quyền và hưởng thụ các giá trị
phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và việc hình thành các tiêu chí pháp lý cụ thể và
việc thực hiện các quyền này trong đời sống xã hội. Hai vấn đề này đều chịu tác
động của cơ chế và bảo đảm cụ thể tại từng quốc gia. Đối với các quốc gia đang
phát triển thì các quyền này có ý nghĩa hết sức quan trọng và có thể trở thành tiền đề
cho việc thực hiện các quyền dân sự chính trị đã nêu.
1.1.2. Khái niệm an sinh xã hội
An sinh xã hội có nội dung rất rộng và ngày càng hoàn thiện về nhận thức và
thực tiễn thực hiện trên toàn thế giới. An sinh xã hội theo quan điểm của một số tổ
chức quốc tế cũng có mức độ rộng, hẹp và đối tượng hướng tới khác nhau.

11



Theo Liên hiệp quốc, an sinh xã hội tiếp cận trên quyền của người dân (Điều
25, Hiến chương Liên hiệp quốc năm 1948): “…Mọi người dân và hộ gia đình đều
có quyền có một mức tối thiểu về sức khỏe và các phúc lợi xã hội bao gồm ăn, mặc,
chăm sóc y tế (bao gồm cả thai sản), dịch vụ xã hội thiết yếu và có quyền được an
sinh khi có các biến cố về việc làm, ốm đau, tàn tật, góa phụ, tuổi già… hoặc các
trường hợp bất khả kháng khác…”.(33)
Theo Ngân hàng thế giới (WB) “An sinh xã hội là những biện pháp của
chính phủ nhằm giúp cho các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng đương đầu và
kiềm chế được nguy cơ tác động đến thu nhập nhằm giảm tính dễ bị tổn thương và
những bấp bênh thu nhập”.(33)
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO): “An sinh xã hội là một sự bảo vệ mà xã hội
cung cấp cho các thành viên của mình thông qua một số biện pháp được áp dụng
rộng rãi để đương đầu với những khó khăn, các cú sốc về kinh tế và xã hội làm mất
hoặc suy giảm nghiêm trọng thu nhập do ốm đau, thai sản, thương tật do lao động,
mất sức lao động hoặc tử vong. Cung cấp chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình
nạn nhân có trẻ em ”(25)
Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) cũng cho rằng “An sinh xã hội là các
chính sách, chương trình giảm nghèo và giảm sự yếu thế bởi sự thúc đẩy có hiệu
quả thị trường lao động giảm thiểu rủi ro của người dân và nâng cao năng lực của
họ để đối phó với rủi ro và suy giảm hoặc mất thu nhập”. An sinh xã hội có 5 hợp
phần: (i) các chính sách và chương trình thị trường lao động; (ii) bảo hiểm xã hội;
(iii) trợ giúp xã hội; (iv) quỹ hỗ trợ phát triển cộng đồng và (v) bảo vệ trẻ em.(33)
Năm 2009, Liên hợp quốc phát triển sáng kiến “Sàn an sinh xã hội” với mục
đích đảm bảo cho mọi người dân có mức thu nhập tối thiểu và tiếp cận được các
dịch vụ xã hội thiết yếu, nhằm bảo đảm các quyền cơ bản của con người được quốc
tế và quốc gia thừa nhận, vì mục tiêu giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội.
Các cấu phần chính của “Sàn an sinh xã hội” bao gồm: (i) chăm sóc sức khỏe
cơ bản; (ii) thu nhập tối thiểu cho người trong tuổi lao động nhưng không có khả


12


năng tạo thu nhập vĩnh viễn (người khuyết tật), hoặc mất việc làm tạm thời (người
bị thất nghiệp), hoặc thu nhập thấp hơn mức đủ sống (người nghèo); (iii) thu nhập
tối thiểu đối với người trên tuổi lao động (người cao tuổi) và dưới tuổi lao động (trẻ
em).
Bên cạnh đó, sàn an sinh xã hội cũng nhấn mạnh đến các dịch vụ xã hội thiết yếu
cho con người, bao gồm: (i) Chăm sóc y tế cơ bản; (ii) nước sinh hoạt hợp vệ sinh; (iii)
nhà ở; (iv) giáo dục; và (v) Các dịch vụ khác tùy theo ưu tiên của từng quốc gia.
Mặc dù diễn đạt khác nhau, các quan niệm về an sinh xã hội đều có những
điểm chung sau đây:
( i) Là sự bảo đảm an toàn thu nhập ở mức tối thiểu thông qua hệ thống các
chính sách can thiệp nhằm quản lý rủi ro tốt hơn, bao gồm các rủi ro liên quan đến
nhu cầu cơ bản nhất của con người: rủi ro về sức khỏe, thiếu hoặc mất việc làm, tuổi
già, trẻ em, tàn tật…dẫn đến không có thu nhập tạm thời hoặc vĩnh viễn so với mức
tối thiểu đủ sống (được luật hóa hoặc qui định).
( ii) Là các chính sách do nhà nước tổ chức thực hiện là chính, ngoài ra còn
có sự tham gia của các tổ chức xã hội, cộng đồng và thị trường trong việc tổ chức
thực hiện và cung cấp dịch vụ an sinh xã hội. Các chính sách này hướng đến mọi
thành viên trong xã hội, bảo đảm cho mọi thành viên được bình đẳng về tiếp cận và
chất lượng dịch vụ, tuy nhiên, nhấn mạnh đến nhóm đối tượng yếu thế (lý do chính
để có sự tham gia của nhà nước).
( iii) Là lưới an toàn cho mọi thành viên trong xã hội. Do đó, phạm vi của an
sinh xã hội là bao phủ toàn dân và toàn diện (cơ bản đáp ứng được nhu cầu an sinh
xã hội của người dân một cách toàn diện).
Như vậy, có thể nói, bản chất sâu xa của ASXH là góp phần đảm bảo thu
nhập và đời sống cho các công dân trong xã hội với phương thức hoạt động là
thông qua các biện pháp công cộng, nhằm tạo ra sự “an sinh” cho mọi thành viên
trong xã hội và vì vậy mang tính xã hội và tính nhân văn sâu sắc. Có thể thấy rõ ý

nghĩa của ASXH từ những khía cạnh sau:

13


- ASXH là biểu hiện rõ rệt của quyền con người đã được Liên hợp quốc
thừa nhận.
Để thấy rõ ý nghĩa của ASXH, cần hiểu rõ mục tiêu của nó. Mục tiêu của
ASXH là tạo ra một lưới an toàn gồm nhiều tầng, nhiều lớp bảo vệ cho tất cả mọi
thành viên của cộng đồng trong những trường hợp bị giảm hoặc bị mất thu nhập
hoặc phải tăng chi phí đột xuất trong chi tiêu của gia đình do nhiều nguyên nhân
khác nhau, như ốm đau, thương tật, già cả… gọi chung là những biến cố và những
“rủi ro xã hội”. Để tạo ra lưới an toàn gồm nhiều tầng, nhiều lớp, ASXH dựa trên
nguyên tắc san sẻ trách nhiệm và thực hiện công bằng xã hội, được thực hiện bằng
nhiều hình thức, phương thức và các biện pháp khác nhau.
ASXH, như đã nêu, có nội dung rất rộng lớn, nhưng tập trung vào ba vấn đề
chủ yếu:
Thứ nhất, ASXH có trụ cột cơ bản, cần thiết cho sự bảo đảm, đó là BHXH.
Có thể nói BHXH là xương sống của hệ thống ASXH. Chỉ khi có một hệ thống
BHXH hoạt động có hiệu quả thì mới có thể có một nền ASXH vững mạnh.
BHXH dựa trên sự đóng góp của các bên tham gia, gồm người lao động, người sử
dụng lao động và Nhà nước trong một số trường hợp. Thông qua các trợ cấp
BHXH, người lao động có được một khoản thu nhập bù đắp hoặc thay thế cho
những khoản thu nhập bị giảm hoặc mất trong những trường hợp họ bị giảm hoặc
mất khả năng lao động hoặc mất việc làm.
Thứ hai, là sự cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người lao động và
các thành viên gia đình họ, nhằm bảo đảm cho họ tái tạo được sức lao động, duy
trì và phát triển nền sản xuất xã hội, đồng thời phát triển mọi mặt cuộc sống của
con người, kể cả phát triển bản thân con người.
Thứ ba, là các loại trợ giúp xã hội (cung cấp tiền, hiện vật…) cho những

người có rất ít hoặc không có tài sản (người nghèo khó), những người cần sự giúp
đỡ đặc biệt cho các gánh nặng gia đình… ASXH cũng khuyến khích, thậm chí bao
quát cả những loại trợ giúp như miễn giảm thuế, trợ cấp về ăn, ở, dịch vụ đi lại…

14


Hệ thống ASXH hiện đại không chỉ là những cơ chế đơn giản nhằm thay
thế thu nhập mà đã trở thành những véctơ hỗn hợp của cái gọi là “những chuyển
giao xã hội”, tức là những công cụ, những biện pháp phân phối lại tiền bạc, của cải
và các dịch vụ xã hội có lợi cho những nhóm người “yếu thế” hơn (hiểu một cách
tương đối, biện chứng nhất – TG) trong cộng đồng xã hội.
Như vậy, có thể thấy rõ ý nghĩa của ASXH là nhằm che chắn, bảo vệ cho
các thành viên của xã hội trước mọi “biến cố xã hội” bất lợi.
- ASXH thể hiện chủ nghĩa nhân đạo cao đẹp.
Mỗi người trong xã hội từ những địa vị xã hội, chủng tộc, tôn giáo khác
nhau… là những hiểu hiện khác nhau của một hệ thống giá trị xã hội. Nhưng vượt
lên trên tất cả, với tư cách là một công dân, họ phải được bảo đảm mọi mặt để phát
huy đầy đủ những khả năng của mình, không phân biệt địa vị xã hội, chủng tộc,
tôn giáo… ASXH tạo cho những người bất hạnh, những người kém may mắn hơn
những người bình thường khác có thêm những điều kiện, những lực đẩy cần thiết
để khắc phục những “biến cố”, những “rủi ro xã hội”, có cơ hội để phát triển, hoà
nhập vào cộng đồng. ASXH kích thích tính tích cực xã hội trong mỗi con người,
kể cả những người giàu và người nghèo; người may mắn và người kém may mắn,
giúp họ hướng tới những chuẩn mực của Chân – Thiện – Mỹ. Nhờ đó, một mặt có
thể chống thói ỷ lại vào xã hội; mặt khác, có thể chống lại được tư tưởng mạnh ai
nấy lo, “đèn nhà ai nhà ấy rạng”… ASXH là yếu tố tạo nên sự hòa đồng mọi người
không phân biệt chính kiến, tôn giáo, chủng tộc, vị trí xã hội… Đồng thời, giúp
mọi người hướng tới một xã hội nhân ái, góp phần tạo nên một cuộc sống công
bằng, bình yên.

- ASXH thể hiện truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, tương thân tương
ái của cộng đồng.
Sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng là một trong những nhân tố
để ổn định và phát triển xã hội. Sự san sẻ trong cộng đồng, giúp đỡ những người

15


bất hạnh là nhằm hoàn thiện những giá trị nhân bản của con người, bảo đảm cho
một xã hội phát triển lành mạnh.
1.1.4. Khái niệm quyền con người trong pháp luật an sinh xã hội
Bình đẳng, đoàn kết là một trong những nội dung quan trọng nhất của quyền
con người, và để thúc đẩy sự bình đẳng, đoàn kết thì một công cụ hữu hiệu đó chính
là ASXH. Ngày nay, pháp luật quốc tế cũng như pháp luật hầu hết các quốc gia trên
thế giới đều thừa nhận rằng quyền được hưởng ASXH là quyền cơ bản của con
người, mặc dù mức độ ghi nhận quyền này có thể rộng – hẹp khác nhau tùy thuộc
vào điều kiện kinh tế xã hội ở mỗi quốc gia.
Trên bình diện quốc tế, quyền được hưởng ASXH đã được ghi nhận tại Điều
22, Tuyên ngôn nhân quyền do Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày
10/12/1948 như sau: “Tất cả mọi người với tư cách là thành viên của xã hội có
quyền hưởng ASXH. Quyền đó đặt cơ sở trên sự thoả mãn các quyền về kinh tế, xã
hội và văn hoá cần cho nhân cách và sự tự do phát triển con người…”. Theo đó,
từng cơ quan chuyên biệt của Liên hợp quốc cũng đưa ra những cách nhìn nhận
khác nhau về quyền con người trong ASXH. Nếu như Tổ chức lao động quốc tế
(ILO) đưa ra cách hiểu về quyền con người trong ASXH chủ yếu dưới góc độ bảo
vệ việc làm – thu nhập, thì Tổ chức y tế thế giới (WHO) lại nhìn nhận quyền con
người trong ASXH chủ yếu dưới góc độ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe, còn Cao ủy
Liên hợp quốc về quyền con người (OHCHR) lại nhìn nhận về ASXH dưới góc độ
an ninh con người, bao gồm đảm bảo khả năng tiếp cận và được hưởng lợi ích về
kinh tế mà không bị phân biệt đối xử khi mất đi thu nhập, không có khả năng chi trả

chăm sóc y tế, không có sự hỗ trợ của gia đình đối với trẻ em và người phụ
thuộc.Thực tế hiện nay, cách hiểu về quyền con người cũng như ASXH trên thế giới
vẫn còn những điểm khác nhau và mỗi cách nhìn nhận đó đều có những ưu, nhược
điểm riêng. Tuy nhiên, căn cứ vào việc phân tích khái niệm quyền con người và
khái niệm ASXH, quyền con người trong pháp luật ASXH thường được xác định
trên từng nội dung trụ cột của ASXH.(33)
Từ những phân tích trên, chúng ta có thể đưa ra định nghĩa về quyền con
16


người trong ASXH như sau: Quyền con người trong pháp luật ASXH được hiểu là
những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có, khách quan của con người trong lĩnh vực
an sinh, được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp
lý quốc tế, bao gồm nhưng không giới hạn các nội dung bảo vệ thu nhập, bảo vệ và
chăm sóc sức khỏe, trợ giúp xã hội, đảm bảo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
Quyền được hưởng ASXH được thừa nhận là quyền thuộc thế hệ thứ hai của
quyền con người về kinh tế - văn hóa - xã hội. Tương tự như quyền con người trong
các lĩnh vực khác, quyền con người trong ASXH là một quyền phổ quát, tự nhiên, vốn
có và khách quan của con người, không có sự phân biệt đối xử hay kỳ thị vì những
nguyên nhân về dân tộc, tôn giáo, giới tính, độ tuổi,… Sự bảo vệ của hệ thống ASXH
của nhà nước được thiết lập trên nhiều tầng khác nhau, bổ sung và hỗ trợ cho nhau để
đảm bảo an sinh phù hợp với từng đối tượng. Chủ thể hưởng ASXH có quyền tham gia
quan hệ pháp luật ASXH từ khi sinh ra cho đến khi chết đi. Mặc dù để được hưởng các
quyền lợi về an sinh, mỗi người phải đáp ứng một số điều kiện nhất định, nhưng đó
không phải là sự giới hạn phạm vi tham gia quan hệ pháp luật an sinh, mà chỉ để “đảm
bảo công bằng, trên cơ sở nhu cầu của đối tượng trong hoàn cảnh thực tế của họ, hoặc
sự đóng góp của nhóm đối tượng đó, phù hợp với trình độ quản lý rủi ro của Nhà
nước”. Mỗi thành viên trong xã hội đều có thể tham gia một hoặc nhiều nhóm trong
quan hệ pháp luật ASXH phù hợp với điều kiện của họ.
Tuy rằng pháp luật thừa nhận ASXH là một quyền con người phổ biến,

nhưng chế độ hưởng, phương thức hưởng quyền an sinh lại phụ thuộc rất nhiều vào
điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của mỗi quốc gia. Thông thường, đối với các quốc
gia phát triển, độ bao phủ của ASXH sẽ rộng hơn, mức hưởng ASXH sẽ cao hơn,
chế độ phúc lợi sẽ tốt hơn so với các quốc gia đang phát triển hoặc kém phát triển.
Quyền con người trong ASXH bị chi phối bởi các quy định của pháp luật nội địa, đó
là quyền của con người, nhưng mức hưởng đến đâu lại do nhà nước quyết định.
Việc quy định và đảm bảo quyền con người trong ASXH ko chỉ là vấn đề của
mỗi quốc gia với mục tiêu con người là trung tâm mà còn là một vấn đề có tính
quốc tế, là sự thể hiện thái độ của nhà nước với công dân của mình. Sự phát triển

17


×