Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Pháp luật về đăng ký kinh doanh từ thực tiễn thi hành tại tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
N >

VIỆN ĐẠI HỌC M Ở HÀ NỘI

á

>>
«

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
•>>
H

B
3
5
H

PHÁP LUẬT VÈ ĐĂNG KÝ KINH DOANH
TỪ THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI TỈNH HẢI DƯƠNG

LÊ XUÂN HIỀN

©

4I

©


o\

HÀ NỘI - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC M Ờ HẢ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ

PHÁP LUẬT VÈ ĐĂNG KÝ KINH DOANH
TỪ THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI TỈNH HẢI DƯƠNG

LÊ XUÂN HIỀN

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ: 60380107

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN THỊ VÂN ANH

HÀ NỘI - 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi
duới sự huớng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thị Vân Anh. Kết quả nghiên cứu
trong Luận văn chua đuợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số
liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính trung thực, chính xác và

tin cậy.

Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2016
NGƯỜI CAM ĐOAN


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Cô giáo - PGS.TS
Nguyễn Thị Vân Anh, Cô đã dành nhiều thời gian để huớng dẫn và đua ra
những định huớng về phuơng pháp nghiên cứu khoa học và góp ý về những
nội dung của Đề tài. Với sự huớng dẫn tận tâm của Cô, tôi đã hoàn thiện Luận
văn thạc sỹ của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Viện Đại học Mở Hà
Nội đã hết lòng chỉ bảo, truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học
tập tại truờng để tôi có thêm những kiến thức chuyên sâu, những kỹ năng
nghiên cứu khoa học giúp ích cho công việc của tôi sau này.
Tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình tôi và những nguời bạn
thân thiết của tôi đã luôn bên cạnh, động viên và giúp đỡ để tôi có điều kiện
nghiên cứu tốt nhất và hoàn thiện Luận văn.
Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2016
Học viên


DANH MỤC CÁC CHỮ VIÉT TẮT
BLDS

Bộ luật Dân sự

CTCP


Công ty cổ phần

CTHD

Công ty họp danh

CTTNHH

Công ty trách nhiệm hữu hạn

DNTN

Doanh nghiệp tu nhân

DNNN

Doanh nghiệp nhà nuớc

ĐKDN

Đăng ký doanh nghiệp

ĐKKD

Đăng ký kinh doanh

GCN

Giấy chứng nhận


KCN

Khu công nghiệp

KH&ĐT

Kế hoạch và đầu tu

QPPL

Quy phạm pháp luật

LDN

Luật Doanh nghiệp

TPP

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Duong

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TTHC

Thủ tục hành chính

UBND


ủ y ban nhân dân


MỤC LỤC
MỞ Đ Ầ U ....................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tà i........................................................................................... 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Đề tài....................................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................4
4. Các câu hỏi nghiên cứu của Luận v ă n .....................................................................4
5. Đối tuợng và phạm vi nghiên cứu............................................................................ 4
6. Cơ sở khoa học và phuơng pháp nghiên cứu...........................................................5
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận v ăn ............................................................6
8. Kết cấu của luận v ăn .................................................................................................6
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐÈ LÝ LUẬN VÈ ĐĂNG KÝ KINH DOANH VÀ
PHÁP LUẬT VÈ ĐĂNG KÝ KINH DOANH

7

1.1. Khái quát về đăng ký kinh doanh.......................................................................... 7
1.1.1. Khái niệm về đăng ký kinh doanh.....................................................................7
1.1.2. Hậu quả pháp lý của đăng ký kinh doanh......................................................... 9
1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của đăng ký kinh doanh........................................................ 10
1.2.

Pháp luật về đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam......... 13

1.2.1. Khái niệm, đặc điểm pháp luật về đăng ký kinh doanh thành lập doanh
nghiệp............................................................................................................................13
1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về đăng ký kinh doanh thành

lập doanh nghiệp ở Việt N am ..................................................................................... 15
1.2.2.1.

Giai đoạn truớc năm 1999........................................................................... 15

1.2.2.2.

Giai đoạn tò 1999-2005

17


1.2.2.3. Giai đoạn tò 2005-2014 ................................................................................18
1.2.2.4. Giai đoạn từ 2014 đến n ay ............................................................................20
1.2.3. Nội dung pháp luật về đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp theo Luật
Doanh nghiệp năm 2014........................................................................................... 21
1.2.3.1. Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp.......22
1.2.3.2. Hồ sơ đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp.................................... 23
1.2.3.3. Điều kiện để được đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp................ 25
1.2.2.4. Trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp................... 33
1.2.2.5. Vấn đề quy đinh về con dấu của doanh nghiệp............................................ 35
Tiểu kết Chuông 1...................................................................................................... 37
Chương 2: THựC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC THựC HIỆN ĐĂNG KÝ
KINH DOANH THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP THEO LUẬT DOANH
NGHIỆP NĂM 2014 TẠI TỈNH HẢI DƯ0NG
2.1.

39

Các yếu tố chính trị, kinh tế, địa lý, văn hóa, xã hội của tỉnh Hải Dương chi


phối, ảnh hưởng đến hoạt động đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp......... 39
2.2.

Thực trạng thực hiện pháp luật về đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp

ở tinh Hải Dương.........................................................................................................41
2.2.1.

Thực trạng về cơ quan đăng ký kinh doanh ở tỉnh Hải Dương....................41

2.2.2.

Tình hình đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải

Dương.......................................................................................................................... 43
2.3.
2.3.1.

Thực trạng thực hiện pháp luật đăng ký kinh doanh ở tỉnh Hải Dương........48
Kết quả đạt được trong hoạt động đăng ký kinh doanh ở tỉnh Hải Dương

48

2.3.2. Những thuận lợi và khó khăn trong thực hiện pháp luật đăng ký kinh doanh50
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong việc thực hiện pháp luật về đăng ký
kinh doanh thành lập doanh nghiệp........................................................................... 53


Tiểu kết chương 2........................................................................................................54

Chưong 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÈ ĐĂNG KÝ KINH
DOANH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI HÀNH PHÁP LUẬT VÈ ĐĂNG
KÝ KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯ0NG

56

3.1. Giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật về đăng ký kinh doanh................. 56
3.1.1. Ban hành kịp thời, đầy đủ, thống nhất văn bản pháp luật về đăng ký kinh
doanh........................................................................................................................... 56
3.1.2.

Hoàn thiện các quy định về cơ quan đăng ký kinh doanh nhằm nâng cao hiệu

quả quản lý của cơ quan nhà nước đối với doanh nghiệp......................................... 59
3.1.3.
3.2.

Tiếp tục cải cách hành chính, công khai thủ tục hành chính.......................60
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về đăng ký kinh doanh

tại tỉnh Hải Dương....................................................................................................... 61
3.2.1. Nâng cao chất lượng công tác cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho công
chức, tăng cường hướng dẫn, trao đổi nghiệp vụ đăng ký kinh doanh.................... 61
3.2.2. Tăng cường công tác hậu kiểm sau đăng ký kinh doanh................................62
3.2.3. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, phổ biến, làm rõ trách nhiệm của người
thành lập doanh nghiệp............................................................................................... 63
3.2.4. Tăng cường cơ chế phối họp giữa các cơ quan Nhà nước liên quan............. 63
Tiểu kết chương 3........................................................................................................ 64
KẾT LUẬN.................................................................................................................65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


66


MỞ ĐÀU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quyền tự do kinh doanh được coi là một trong các quyền cơ bản của con
người. Ở mỗi xã hội khác nhau, trong từng thời kỳ lịch sử cụ thể, mức độ ghi nhận
và đảm bảo của nhà nước tại Hiến pháp, pháp luật về quyền tự do kinh doanh cũng
khác nhau. Mặt khác, tính hoàn thiện, tính hiệu quả của hệ thống pháp luật cũng là
một trong những nhân tố quyết định cho việc đảm bảo thực hiện quyền tự do kinh
doanh. Một trong những biểu hiện đầu tiên của quyền tự do kinh doanh là quyền
thành lập, đăng ký thành lập doanh nghiệp. ĐKKD là thủ tục bắt buộc đầu tiên để
thành lập họp pháp doanh nghiệp. Ngày nay, theo xu thế phát triển của thời đại, xu
thế quốc tế hóa các hoạt động kinh doanh và nhu cầu giao dịch thương mại quốc tế
đòi hỏi cần phải có một hệ thống đăng ký doanh nghiệp hoàn chỉnh.
LDN và các văn bản pháp luật ra đời đã góp phần phát huy nội lực, đẩy
mạnh công cuộc đổi mới kinh tế, đảm bảo quyền tự do, bình đẳng trước pháp luật
trong kinh doanh của mọi thành phần kinh tế, bảo hộ quyền và lợi ích họp pháp của
nhà đầu tư, tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước đối với các hoạt động kinh
doanh. LDN năm 2014 đã được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ 01/7/2015, với
nhiều điểm mới tích cực, hứa hẹn sẽ tạo ra đột phá, thể hiện đúng tinh thần Hiến
pháp 2013 về quyền tự do kinh doanh của công dân, của doanh nghiệp. Tuy nhiên,
quá trình áp dụng các quy định pháp luật trong ĐKKD vẫn còn nhiều vướng mắc,
khó khăn khi thực hiện gây rất nhiều trở ngại cho các nhà đầu tư trên địa bàn cả
nước nói chung và tỉnh Hải Dương nói riêng.
Hải Dưcmg là một tỉnh nằm ở đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế
trọng điểm Bắc bộ, Việt Nam. Hải Dưcmg có rất nhiều tiềm năng để phát triển kinh
tế, đặc biệt phù họp cho hoạt động của các doanh nghiệp như: là tỉnh đồng bằng có
các điều kiện kết cấu hạ tầng tương đối hoàn thiện và thuận lợi cho phát triển kinh

tế, với nhiều KCN trọng điểm như KCN Cộng Hòa, KCN Đại An, KCN Nhị

1


Chiểu,... Đặc biệt, Hải Dương có rất nhiều chính sách khuyến khích đầu tư để thu
hút đầu tư trong và ngoài nước. Đây là điều kiện thuận lợi thu hút các loại hình kinh
tế phát triển, các doanh nghiệp được thành lập để đáp ứng với tỉnh hình phát triển
của tỉnh.
Tuy nhiên, hiện nay các cá nhân, tổ chức vẫn còn gặp nhiều khó khăn,
vướng mắc trong quá trình đầu tư tại Hải Dương, đáng lưu ý là vướng mắc xuất
phát ngay từ việc ĐKKD thành lập doanh nghiệp. Do đó, việc tìm hiểu pháp luật về
ĐKKD để thấy được những thành tựu đã đạt được cũng như những bất cập, hạn chế
còn tồn tại để kiến nghị những giải pháp đối với tỉnh Hải Dương là việc làm cần
thiết. Chính vì vậy, tác giả đã quyết định chọn đề tài: "Pháp luật về đăng kỷ kinh
doanh từ thực tiễn thi hành tại tỉnh Hải Dương" để làm nội dung cho Luận văn
của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Đe tài
Trong thời gian vừa qua, ở nước ta đã có một số nhà khoa học, nhà quản lý
nghiên cứu thực trạng của pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về đăng ký
thành lập doanh nghiệp, qua đó đưa ra những đánh giá hoặc thậm chí làm cơ sở cho
việc sửa đổi, bổ sung các quy định về đăng ký thành lập doanh nghiệp. Chẳng hạn
như:
- Bích Hạnh (2009): "Thành lập doanh nghiệp và kinh doanh tại Việt Nam
= setting up enterprise anh doing bussiness in Vietnam", song ngữ Anh Việt, Hà
Nội, Nxb. Chính trị quốc gia;
- Nguyễn Thị Yến (2010): "Những quy định về thủ tục thành lập doanh
nghiệp cần được tiếp tục hoàn thiện", Tạp chí Luật học, Trường đại học Luật Hà
Nội, số 9/2010, ừ.61-69;
- Trần Huỳnh Thanh Nghị: "Cải cách thủ tục thành lập doanh nghiệp ở Việt

Nam - nhìn từ khía cạnh pháp lý qua báo cáo của ngân hàng thế giới năm 2000” ,
Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Viện Nhà nước và Pháp luật, số 7/2011, tr.40- 47;

2


- Lê Xuân Hiền (2012) “Một sổ ỷ kiến về công tác ĐKKD năm 2012 nhiệm vụ của năm 2013 và sửa đổi LDN”, Phòng ĐKKD tinh Hải Dương - báo cáo
hội nghị tổng kết đăng ký doanh nghiệp năm 2012;
- Sở KH&ĐT Hải Dương (2013), “ Báo cáo thực hiện LDN năm 2013” của
Phòng ĐKKD - Sở KH&ĐT tỉnh Hải Dương;
- Đỗ Công Diện (2014), Pháp luật ĐKKD từ thực tiễn tỉnh Hà Nam, Luận
văn thạc sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã Hội, Hà Nội;
- Vũ Thị Thùy Dung (2015), Đăng ký thành lập doanh nghiệp theo LDN
năm 2014, Luận văn thạc sĩ Luật học, trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội;
- Trần Nguyễn Đan Quỳnh (2016), Đăng ký doanh nghiệp theo Luật Doanh
nghiệp năm 2014 và thực tiễn thi hành tại thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ
Luật học, trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.
Các công trình trên đã phân tích các quy định pháp luật về ĐKKD nước ta
từ khi có LDN năm 2005 và tình hình ĐKDN theo LDN năm 2014. Trong đó, một
số công trình đã nêu lên thực tiễn thi hành tại tỉnh Hải Dương. Tuy nhiên, các công
trình nghiên cứu này chỉ trình bày với phạm vi rộng và khái quát về việc đăng ký
thành lập doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, đăng ký thay đổi, bổ sung
nội dung ĐKDN,... Các luận văn và bài viết trên mới chỉ đề cập một cách cơ bản về
ĐKKD theo LDN nói chung mà vẫn chưa có một bài nghiên cứu khoa học nào thực
hiện việc nghiên cứu đầy đủ và toàn diện dưới góc độ thực tiễn của hoạt động
ĐKKD trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Từ đánh giá thực trạng của pháp luật về
ĐKKD cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật về lĩnh vực này, tác giả thấy rằng việc
nghiên cứu một cách có hệ thống và phân tích các quy định của ĐKKD theo LDN
năm 2014 và thực tiễn thi hành tại tỉnh Hải Dương chưa được nghiên cứu ở bất kỳ
một công trình khoa học nào trước đó.


3


3. Mục tiêu nghiên cứu
(1) Luận giải các quy định hiện hành về ĐKKD nhằm góp phần nâng cao
hiệu quả thi hành LDN năm 2014 trong thực tế.
(2) Nghiên cứu về thực trạng ĐKKD trên địa bàn tỉnh Hải Dương, chỉ rõ
những thành tựu đã đạt được và những khó khăn trong việc áp dụng, thực hiện pháp
luật về các quy định ĐKKD trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
(3) Đưa ra những phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện pháp
luật về ĐKKD theo LDN năm 2014 cũng như giải quyết các khó khăn, vướng mắc
trong quá trình ĐKKD trên địa bàn tỉnh.
4. Các câu hỏi nghiên cứu của Luận văn
Những câu hỏi nghiên cứu trong Luận văn này gồm:
(i) Khái niệm ĐKKD và pháp luật về ĐKKD thành lập doanh nghiệp?
(ii) Nội dung của LDN năm 2014 về ĐKKD thành lập doanh nghiệp?
(iii) Thực tiễn hoạt động ĐKKD và những thuận lợi, khó khăn trong hoạt
động ĐKKD thành lập doanh nghiệp tại Hải Dưong?
(iv) Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về ĐKKD và nâng cao hiệu quả
hoạt động ĐKKD thành lập doanh nghiệp?
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đổi tượng nghiên cứu của Luận văn: Nghiên cứu các quy định về ĐKKD
thành lập doanh nghiệp theo LDN năm 2014 như: điều kiện được ĐKKD, cơ quan
có thẩm quyền ĐKKD, trình tự, thủ tục ĐKKD, hồ sơ ĐKKD... và tình bình thực thi
LDN năm 2014 tại tỉnh Hải Dương.
Phạm vi nghiên cứu của Luận văn:
+ về nội dung: Do thời lượng nghiên cứu luận văn thạc sĩ có hạn, trong Luận

văn này, học viên tập trung nghiên cứu pháp luật về ĐKKD thành lập doanh nghiệp

và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Hải Dưong. Luận văn không nghiên cứu những vấn đề

4


pháp lý về sửa đổi bổ sung sau ĐKKD; không nghiên cứu ĐKKD cho hộ kinh
doanh, họp tác xã, đăng ký thành lập văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, giải
thể, chia tách, họp nhất, sáp nhập doanh nghiệp.
+ về

địa bàn nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu tình hình ĐKKD

thành lập doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Duong
+ về

thời gian nghiên cứu: Luận văn thực hiện nghiên cứu trong thời gian 06

tháng.
6. Co* sở khoa học và phưo*ng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng tổng họp các phuong pháp nghiên cứu từ phuong pháp
duy vật biện chứng đến các phuơng pháp nghiên cứu cụ thể nhu sau:
- Phuơng pháp so sánh: Nghiên cứu so sánh điểm tuơng đồng/khác biệt/đối
lập giữa quy định về ĐKKD thành lập doanh nghiệp của LDN năm 2014 với các
quy định của LDN năm 2005; nghiên cứu so sánh kinh nghiệm của một số nuớc
trên thế giới trong vấn đề này nhằm đua ra những đề xuất và kiến nghị đồng bộ hóa
hệ thống pháp luật Việt Nam.
- Phuơng pháp phân tích, tổng họp: Đổ đi đến những kết quả cuối cùng một
trong những phuong pháp không thể thiếu chính là sự phân tích, đánh giá, tổng họp
mà tác giả cần phải tiến hành sau khi đã có đầy đủ các thông tin, dữ liệu cần thiết từ
các kết quả thống kê, thông tin, tài liệu liên quan đến vấn đề ĐKKD thành lập

doanh nghiệp.
Các lý luận liên quan đến hoạt động ĐKKD thành lập doanh nghiệp đã
đuợc tổng họp, đúc kết sẽ đuợc sử dụng làm tài liệu cho việc nghiên cứu đề tài cùng
với vận dụng kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan đến hoạt
động ĐKKD để làm sâu sắc thêm các luận điểm.


7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Trên cơ sở những thành tựu, kết quả nghiên cứu của các công trình khoa
học, các bài viết liên quan đã đuợc công bố luận văn tiếp tục nghiên cứu sâu thêm
về hoạt động ĐKKD trên địa bàn tỉnh Hải Duơng.
Luận văn đua ra những kết quả đã đạt đuợc, những khó khăn vuớng mắc
trong quá trình thục hiện, chỉ ra những nguyên nhân của hạn chế cũng nhu đánh giá
những mặt tích cục và hạn chế của pháp luật về ĐKKD áp dụng tại tỉnh Hải Duơng.
Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật về
ĐKKD và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về ĐKKD trên địa bàn tỉnh Hải
Duơng.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp một phần vào bộ tài liệu tham khảo
trong lĩnh vục ĐKKD. Luận văn có thể đuợc dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh
viên, học viên cao học hay cán bộ thục tiễn trong lĩnh vục ĐKKD.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn bao
gồm ba chuông sau:
Chuơng 1: Những vấn đề lý luận về Đăng ký kinh doanh và pháp luật về
Đăng ký kinh doanh.
Chuơng 2: Thục trạng và đánh giá việc thục hiện đăng ký kinh doanh thành
lập doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2014 tại tỉnh Hải Du ong.
Chuơng 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật về đăng ký kinh doanh và nâng
cao hiệu quả thi hành pháp luật về đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp trên
địa bàn tỉnh Hải Duơng


6


Chương 1: NHỮNG VẤN ĐÈ LÝ LUẬN
VÈ ĐĂNG KÝ KINH DOANH
VÀ PHÁP LUẬT VÈ ĐĂNG KÝ KINH DOANH
1.1. Khái quát về đăng ký kinh doanh
1.1.1. Khái niệm về đăng kỷ kinh doanh
Hiến pháp năm 2013 đã xác lập hoàn chỉnh hon, rõ ràng và đầy đủ hon
quyền tự do kinh doanh với quy định “mọi người có quyền tự do kinh doanh trong
những ngành nghề mà pháp luật không cấm'''' (Điều 33). Do đó, có thể hiểu cá nhân,
tổ chức nếu có đủ các điều kiện luật định đều có quyền thành lập doanh nghiệp. Sự
hình thành của các doanh nghiệp là quy luật tất yếu khách quan của nền kinh tế. Từ
ý tưởng thành lập doanh nghiệp để thực hiện hoạt động kinh doanh, chủ thể kinh
doanh cần tiến hành hoạt động đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để
kinh doanh. ĐKKD có thể được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau.
Hiểu theo nghĩa triết tự trong từ điển bách khoa Việt Nam “đăng ký” được
hiểu theo hai nội dung: Một là, “đăng ký” là chính thức ghi vào văn bản của cơ
quan pháp luật những thông tin cần thiết về sự kiện làm cơ sở phát sinh hoặc chấm
dứt những mối quan hệ pháp lý nhất định; Hai là, “đăng ký” là bằng chứng công
nhận bắt đầu sự tồn tại hoặc chấm dứt một sự kiện hoặc hiện tượng pháp luật [14],
Theo Từ điển Luật học, ĐKKD là sự ghi nhận bằng văn bản của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền về mặt pháp lí sự ra đời của chủ thể kinh doanh. ĐKKD
được thực hiện theo trình tự, thủ tục luật định, áp dụng thống nhất trong cả nước
[10, tr.233].
Dưới góc độ kinh tế, ĐKKD là hoạt động khởi tạo doanh nghiệp của chủ
đầu tư bao gồm các hoạt động đầu tiên tạo cơ sở vật chất cần thiết để doanh nghiệp
có thể tiến hành được hoạt động kinh doanh của mình và thủ tục pháp lý cần thiết để
khai sinh họp pháp ra doanh nghiệp đó.


7


Dưới góc độ quản lý nhà nước, ĐKKD được coi là biện pháp quản lý nhà
nước về kinh tế. ĐKKD là hoạt động quản lý đầu tiên của nhà nước đối với doanh
nghiệp, nó sẽ tạo điều kiện để nhà nước có thể thực hiện các hoạt động quản lý tiếp
theo của mình khi doanh nghiệp đi vào sản xuất. Thông qua việc đăng ký thành lập
doanh nghiệp, cơ quan nhà nước sẽ có các thông tin cần thiết về một doanh nghiệp
từ đó việc quản lý các doanh nghiệp cũng thuận lợi và dễ dàng hơn.
Dưới phưong diện chính trị, ĐKKD được hiểu là quyền tự do dân chủ của
công dân, tuy nhiên, sự tự do này phải được hiểu là sự tự do trong khuôn khổ mà
pháp luật cho phép. Bất cứ một cá nhân, tổ chức nào có đủ điều kiện để kinh doanh
đều có thể đăng ký với nhà nước để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh mà
không ai có quyền ngăn cấm.
Dưới góc độ pháp lý, LDN (1999), LDN (2005) không đưa ra khái niệm
ĐKKD nhưng đều quy định trình tự ĐKKD và GCN ĐKKD. LDN 2014 không quy
định trình tự ĐKKD và hồ sơ ĐKDN. Hồ sơ ĐKKD được thay thế bằng hồ sơ
ĐKDN, GCN ĐKKD được thay thế bằng GCN ĐKDN. Khoản 1 Điều 3
NĐ78/2015/NĐ-CP ngày 19/4/2015 của Chính phủ về ĐKDN (NĐ78/2015/NĐCP) đã giải thích: ĐKDN là việc người thành lập doanh nghiệp đăng ký thông tin về
doanh nghiệp dự kiến thành lập, doanh nghiệp đăng ký những thay đổi hoặc dự kiến
thay đổi trong thông tin về đăng ký doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh
và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. ĐKDN bao
gồm đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung ĐKDN và các
nghĩa vụ đăng ký, thông báo khác theo quy định của Nghị định này.
Việc pháp luật doanh nghiệp hiện hành chỉ định nghĩa về ĐKDN có thể lý
giải bởi trước đây quy định tại LDN 2005, một thủ tục pháp lý bắt buộc để thành lập
doanh nghiệp được gọi là ĐKKD và nếu có đủ điều kiện, cơ quan đăng ký kinh
doanh sẽ cấp cho doanh nghiệp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; đến
NĐ43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về ĐKDN (NĐ 43/2010/NĐCP) và LDN 2014 thuật ngữ ĐKKD được thay thế bằng thuật ngữ ĐKDN. Theo



NĐ43/2010/NĐ-CP ĐKDN gồm ĐKKD và đăng ký thuế. NĐ78/2015/NĐ-CP quy
định nội dung của ĐKDN rõ hon. ĐKKD là một giai đoạn trong ĐKDN. ĐKDN
bao gồm đăng ký thành lập doanh nghiệp và đăng ký thay đổi nội dung ĐKDN. Do
đó, ĐKKD vẫn được hiểu là một thủ tục để thành lập doanh nghiệp họp pháp và
nằm trong nhiều thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định. ĐKKD thành lập
doanh nghiệp là một thủ tục pháp lý có tính chất bắt buộc đối với các doanh nghiệp
khi tham gia thị trường với ý nghĩa “khai sinh doanh nghiệp”.
Như vậy, với tư cách là một chế định pháp lý, ĐKKD là tổng họp các quy
định do nhà nước ban hành, quản lý sự xuất hiện trên thị trường của một chủ thể
kinh doanh mới. Theo đó, chủ thể trực tiếp tiến hành hoạt động kinh doanh phải
khai báo theo đúng quy định của pháp luật với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và
được Nhà nước công nhận và bảo hộ bằng việc cấp giấy chứng nhận cho việc ra đời
của chủ thể kinh doanh.
Từ các cách hiểu trên có thể thấy rằng ĐKKD là một thủ tục pháp lý trong
quá trình thực hiện quyền tự do kinh doanh sau khi đáp ứng đủ các điều kiện thì
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận ĐKKD [12,ừ. 11],
ĐKKD là thủ tục pháp lý bắt buộc chung đối với tất cả các chủ thể khi tiến hành
hoạt động kinh doanh, cấp giấy chứng nhận đăng ký là việc cơ quan nhà nước có
thẩm quyền chứng nhận tư cách và khả năng kinh doanh cho chủ thể kinh doanh,
đồng thời khẳng định tư cách pháp lý và xác nhận địa vị pháp lý cho các chủ thể
này.
1.1.2. Hậu quả pháp lý của đăng kỷ kinh doanh
ĐKKD là một thủ tục pháp lý bắt buộc đối với doanh nghiệp nói riêng và
chủ thể kinh doanh nói chung trước khi muốn tham gia vào hoạt động kinh doanh.
Đây được coi là hoạt động “khai sinh một doanh nghiệp”. Theo đó nhà đầu tư phải
khai báo với cơ quan nhà nước về hoạt động kinh doanh của mình và được nhà
nước thừa nhận bằng việc cấp giấy chứng nhận đăng ký (nay là GCN ĐKDN).
ĐKKD dẫn đến các hệ quả pháp lý nhất định như sau:


9


Một là, tư cách pháp nhân của doanh nghiệp (trừ DNTN) phát sinh kể từ
thời điểm được cấp GCN ĐKDN. Do đó, ĐKKD thực chất là khai sinh về mặt pháp
lý đối với một chủ thể kinh doanh và nó làm ra đời một pháp nhân đối với các loại
hình doanh nghiệp như Công ty TNHH có hai thành viên trở lên, Công ty TNHH
một thành viên, CTCP, CTHD. Pháp nhân có tài sản riêng, độc lập tham gia các
quan hệ tài sản và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của pháp
nhân - chịu TNHH. Pháp nhân là công cụ hạn chế rủi ro trong kinh doanh. Quy chế
chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng của pháp nhân đã mang lại cho người bỏ vốn
thành lập pháp nhân chỉ có TNHH trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ với các chủ
thể khác (trừ thành viên họp danh trong CTHD). Bên cạnh đó, việc ĐKKD cũng
làm phát sinh sự kiện pháp lý là hình thành đơn vị kinh doanh mới như: DNTN, Hộ
kinh doanh, CT TNHH, CTCP, CTHD.
Hai là, phạm vi hoạt động của doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định
pháp luật và điều lệ.
Ba là, sau khi được thành lập doanh nghiệp phải tuân thủ một số nghĩa vụ
áp dụng trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Các nghĩa vụ chỉnh bao gồm
đáp ứng các điều kiện kinh doanh nếu hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có
điều kiện, tuân thủ các quy định về kế toán và lập báo cáo tài chính, thực hiện nghĩa
vụ thuế với Nhà nước, nghĩa vụ với người lao động, nghĩa vụ khác về báo cáo và
công bố thông tin.
Bốn là, doanh nghiệp có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật,
bao gồm cả việc tiếp nhận quyền và nghĩa vụ phát sinh từ họp đồng phục vụ cho
việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp do người thành lập doanh nghiệp ký
kết trước thời điểm cấp GCN ĐKDN [15, ừ. 124],
1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của đăng kỷ kinh doanh
ĐKKD là hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định sự ra

đời, tồn tại và hoạt động của một chủ thể kinh doanh nói chung và doanh nghiệp nói
riêng trên thị trường. Chủ thể của quan hệ ĐKKD là Nhà nước và các chủ thể kinh

10


doanh. Tuy nhiên, vai trò và ý nghĩa của hoạt động ĐKKD ở hai chủ thể này không
phải lúc nào cũng đồng nhất. Hiện nay, ở các nước trên thế giới cũng áp dụng hình
thức ĐKKD để quy định và kiểm soát hoạt động của các chủ thể kinh doanh. Pháp
luật về ĐKKD đối với hầu hết các nước trên thế giới đều quy đinh các chủ thể muốn
hoạt động kinh doanh thì phải đăng ký và được cơ quan có thẩm quyền về ĐKKD
cấp giấy chứng nhận ĐKKD thì mới được hoạt động kinh doanh và hoạt động kinh
doanh trong phạm vi ngành nghề đã đăng ký.
Ở nước ta, để triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013, trong năm 2014, đã
có nhiều văn bản luật được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới, trong đó, nổt bật là
hai đạo luật cơ bản thể chế hóa nguyên tắc tự do kinh doanh là LDN và Luật Đầu
tư. Trong đó, LDN năm 2014 đã cụ thể hóa bằng quyền tự do thành lập doanh
nghiệp thông qua ĐKKD. ĐKKD được hiểu là quyền tự do dân chủ của công dân.
Tuy nhiên, thực tiễn trong lịch sử cho thấy, sự quản lý của nhà nước đối với mọi
mặt kinh tế, xã hội là một tất yếu khách quan. Quản lý ĐKKD cũng là một trong
những nội dung quan trọng của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp. Chính vì
vậy, ĐKKD được xác định là một thủ tục pháp lý bắt buộc đối với tất cả các chủ thể
muốn tiến hành hoạt động kinh doanh.
Pháp luật về ĐKKD ở hầu hết các nước đều coi việc ĐKKD có vai trò, ý
nghĩa lớn không những đối với các cơ quan Nhà Nước mà còn đối với chính các
chủ thể tiến hành hoạt động kinh doanh. Đối với Nhà Nước, việc quy định ĐKKD
là thể hiện sự bảo hộ của Nhà Nước bằng pháp luật đối với các chủ thể hoạt động
kinh doanh nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Trước hết, thông qua hoạt
động ĐKKD Nhà nước có cơ sở định hướng phát triển kinh tế đất nước một cách
họp lý. ĐKKD tạo điều kiện cho các cơ quan nhà nước nắm bắt được yếu tố mới

trong kinh doanh và đưa ra được những chính sách điều tiết họp lý, đảm bảo kinh tế
phát triển theo đúng đướng lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Thông qua việc ĐKKD nhà nước sẽ quản lý được số lượng, hình thức,
ngành nghề kinh doanh dựa trên địa bàn. Trên cơ sở đó, nhà nước sẽ nắm bắt được

11


thực trạng kinh tế của địa phương, điều chỉnh cơ cấu nghành nghề, cơ cấu đầu tư
kinh doanh để tìm ra các biện pháp quản lý thích họp, đồng thời giám sát chủ thể
kinh doanh hoạt động theo đúng pháp luật, thực hiện tốt các nhiệm vụ cơ bản, phát
huy được vai trò của họ trong nền kinh tế.
Hoạt động ĐKKD còn giúp Nhà nước thu thuế đúng và đủ. Khi doanh
nghiệp được phép kinh doanh cũng là lúc phát sinh nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà
nước. Hiện nay, mã số thuế và mã số doanh nghiệp được gộp làm một chính vì vậy
khi được cấp GCN ĐKDN cơ quan thuế cũng đã có những thông tin cần thiết yêu
cầu doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ của mình.
Hơn nữa, ĐKKD tạo điều kiện cho các cơ quan Nhà nước kiểm soát được
thông tin của doanh nghiệp như: địa chỉ trụ sở chính, ngành nghề kinh doanh, vốn
điều lệ của doanh nghiệp tại thời điểm ĐKKD,...đây chính là cơ sở để các cơ quan
nhà nước hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý doanh nghiệp sau ĐKKD.
Đối với chủ thể kinh doanh, sau khi được cấp GCN ĐKKD (ĐKDN), doanh
nghiệp được thừa nhận về mặt pháp lý, có quyền tiến hành các hoạt động kinh
doanh dưới sự bảo hộ của pháp luật (tức là tư cách chủ thể của doanh nghiệp được
xác lập). Thành lập doanh nghiệp cũng chính là cơ sở pháp lý chắc chắn nhất để
một doanh nghiệp yêu cầu cơ quan nhà nước bảo vệ các quyền, lợi ích và tài sản
họp pháp của mình cũng như đảm bảo tính pháp lý đối với các hoạt động của mình
trong quá trình doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh.
Ngoài ra, ĐKKD thể hiện sự công khai hóa của các chủ thể kinh doanh
trước công chúng, khẳng định được việc thành lập của họ là có thực, tránh tình

trạng lừa đảo, lạm dụng gây tổn hại tới lợi ích của bên thứ ba. Khi nhà nước giám
sát quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể từ khi thành lập tới khi
giải thể hoặc phá sản cũng giúp cho việc ngăn ngừa hoạt động kinh doanh trái pháp
luật, bảo vệ quyền và lợi ích cho các chủ thể khác trong trường họp họ phá sản hoặc
giải thể [13, tr.9-10].

12


1.2. Pháp luật về đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm pháp luật về đăng kỷ kinh doanh thành lập doanh
nghiệp
ĐKKD và pháp luật về ĐKKD về mặt nội dung có nội hàm khá giống nhau.
ĐKKD về bản chất là những hoạt động nhằm mục đích tạo nên mối quan hệ pháp lý
giữa một chủ thể kinh doanh và Nhà nước thông qua các quy phạm pháp luật. Trong
khi pháp luật về ĐKKD có nội dung là những quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt
động ĐKKD của các chủ thể. Do đó, trong thực tiễn ĐKKD sẽ có những hoạt động
nhằm mục đích thực hiện ĐKKD nhưng lại chưa được pháp luật ĐKKD điều chỉnh.
Xuất phát từ cách hiểu về QPPL là quy tắc xử sự được nhà nước ban hành
hoặc thừa nhận để điều chỉnh các quan hệ xã hội nhất định. Có thể đưa ra khái niệm
Pháp luật về ĐKKD thành lập doanh nghiệp được hiểu như sau: Pháp luật về
ĐKKD thành lập doanh nghiệp là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước
ban hành hoặc thừa nhận bắt buộc áp dụng và đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh
những vấn đề về điều kiện, nội dung và trình tự, thủ tục đăng ký để ra đời doanh
nghiệp.
Theo khái niệm này, pháp luật về ĐKKD sẽ không chỉ giới hạn trong các
quy định về ĐKKD theo LDN mà sẽ bao gồm cả những QPPL về ĐKKD được ban
hành tại các văn bản pháp luật khác như Luật DNNN, Luật Đầu tư, Luật Họp tác
xã,... Tuy vậy, trong phạm vi luận văn này, quy định pháp luật được nghiên cứu chủ
yếu là các quy định về ĐKKD theo LDN và một số văn bản có liên quan.

Như vậy, pháp luật về ĐKKD thành lập doanh nghiệp là tổng họp các quy
phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh giữa cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền về ĐKKD với cá nhân, tổ chức có liên quan về việc đăng ký thành lập doanh
nghiệp tại Việt Nam. Các quy định của pháp luật về ĐKKD thành lập doanh nghiệp
chủ yếu được điều chỉnh đối với các tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân
nước ngoài có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.

13


Pháp luật về ĐKKD thành lập doanh nghiệp bao gồm những đặc điểm cơ
bản sau:
Thứ nhất, pháp luật về ĐKKD mang tính chất lãnh thổ sâu sắc. Đây là đặc
điểm quan trọng của pháp luật về ĐKKD, cụ thể là tổ chức, cá nhân nuớc ngoài
muốn kinh doanh tại Việt Nam bắt buộc phải tiến hành ĐKKD theo luật Việt Nam
và nguợc lại. Tại các quốc gia khác nhau, thủ tục ĐKKD và đăng ký đầu tu sẽ đuợc
tiến hành rất khác nhau và pháp luật mỗi quốc gia đều khai sinh ra những doanh
nghiệp có quốc tịch tại chính quốc gia đó. Do đó, doanh nghiệp và quốc tịch của
doanh nghiệp luôn gắn liền với hệ thống pháp luật về ĐKKD của mỗi quốc gia.
Pháp luật quốc tế thông thuờng vẫn thừa nhận công ty hay doanh nghiệp của các
quốc gia nhung việc thành lập chủ thể kinh doanh của công ty hay doanh nghiệp đó
tại quốc gia mình phải đuợc thực hiện từ đầu theo pháp luật của nuớc sở tại.
Thứ hai, pháp luật về ĐKKD mang bản chất tu pháp. Pháp luật về ĐKKD
vừa là sự ghi nhận của Nhà nuớc về các quyền và lợi ích mà chủ thể ĐKKD đuợc
huởng nhung cũng từ khi ĐKKD, tổ chức kinh doanh đuợc ĐKKD sẽ có những
quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định khi tổ chức kinh doanh đó tham gia những
quan hệ tố tụng.
Thứ ba, pháp luật về ĐKKD mang đặc điểm của thủ tục hành chính. Pháp
luật về ĐKKD có đặc điểm là một thủ tục hành chính bắt buộc trong đó nguời đại
diện doanh nghiệp phải khai trình với cơ quan Nhà nuớc và giới kinh doanh về hoạt

động kinh doanh của mình. Do đó, nhìn ở góc độ quản lý Nhà nuớc ĐKKD là một
hoạt động mang tính chất hành chính và để Nhà nuớc ghi nhận cho chủ thể đăng ký
chính thức đuợc huởng các quyền lợi hay thực hiện nghĩa vụ của một tổ chức kinh
doanh.
Thứ tu, pháp luật về ĐKKD mang đặc trung xã hội. Pháp luật về ĐKKD
mang đặc điểm của xã hội và vì mục đích phát triển xã hội. Mỗi hệ thống pháp luật
về ĐKKD khác nhau sẽ mang những đặc điểm, những chính sách của từng xã hội
mà hệ thống pháp luật đó đuợc xây dựng và phát triển. Đặc điểm của xã hội Việt

14


Nam cũng tác động tới pháp luật về ĐKKD làm cho hệ thống pháp luật này có
những đặc điểm khác biệt so với quy định pháp luật về ĐKKD của các nước khác.
Thứ năm, pháp luật về ĐKKD vì mục đích kinh tế. Pháp luật về ĐKKD
mang mục đích kinh tế bởi ĐKKD sẽ khai sinh ra một chủ thể kinh doanh, chủ thể
kinh doanh này sẽ có những quan hệ kinh tế với khách hàng và bạn hàng, từ đó tạo
ra những lợi ích kinh tế cho xã hội. Do vậy, trong xã hội hiện đại, ĐKKD khai sinh
ra cho xã hội những chủ thể để hoạt động kinh doanh trước hết để thu lợi nhuận cho
mình (trừ những doanh nghiệp hoạt động không vì mục đích lợi nhuận), sau đó sẽ
tạo ra phúc lợi cho xã hội.
1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về đăng kỷ kinh doanh
thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam
1.2.2.1. Giai đoạn trước năm 1999
Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới năm 1986 ở nước ta , có hai văn bản
pháp lý quy định về ĐKKD. Luật DNTN và Luật Công ty năm 1990 là những văn
bản pháp luật đầu tiên quy định về ĐKKD kể từ sau thời kỳ đổi mới cơ chế quản lý
kinh tế. Từ năm 1991, với sự ra đời của Luật Công ty, Luật DNTN, cơ chế về
ĐKKD có sự thay đổi lớn. Trong giai đoạn 1991-1999, đặc điểm cơ bản của việc
ĐKKD là sự “xin phép” của doanh nghiệp đối với Nhà nước. Trình tự và thủ tục

thành lập doanh nghiệp là rất chặt chẽ, phải qua sự kiểm tra, thẩm định, đánh giá và
chứng nhận của hệ thống cơ quan nhà nước từ phường xã, quận huyện đến tỉnh,
thành phố, kể cả ở trung ương.
Theo quy định của Luật Công ty, để thành lập và ĐKKD, các sáng lập viên
phải gửi đơn xin phép thành lập đến UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ưong
nơi dự định đặt trụ sở chính. Sau khi được cấp giấy phép thành lập, công ty phải
ĐKKD tại cơ quan kế hoạch tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Việc cấp giấy
phép thành lập là một biện pháp quản lý của Nhà Nước, nó góp phần tích cực vào
việc tăng cường sự quản lý của Nhà Nước đối với các hoạt động kinh doanh, hạn
chế các hoạt động kinh doanh trái pháp luật, đồng thời thông qua việc cấp giấy

15


phép, Nhà nước nắm bắt được tình hình phát triền kinh tế trong các ngành, các lĩnh
vực để từ đó có các chính sách thích họp điều tiết nền kinh tế. Sau thủ tục xin cấp
giấy phép thành lập là đến thủ tục ĐKKD. Việc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ưong cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp là xác định người xin phép có đủ
các điều kiện thành lập doanh nghiệp nhưng cho đến lúc đó, doanh nghiệp được
thành lập chưa được xác nhận về địa vị pháp lý. Địa vị pháp lý này chỉ được xác
nhận sau khi các doanh nghiệp đã ĐKKD tại Cơ quan Kế hoạch tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương và được cơ quan này cấp giấy chứng nhận ĐKKD. Thực tế, để
được cấp giấy phép thành lập, bộ hồ sơ xin phép của chủ đầu tư phải đi qua ít nhất 7
cơ quan, với khoảng gần 20 loại giấy tờ, con dấu khác nhau. “Thời gian trung bình
để thành lập một doanh nghiệp là 98 ngày với chi phí tốn kém khoảng 8 triệu đồng”
[13, tr.10].
Bên cạnh đó, những quy định về thủ tục thành lập doanh nghiệp trong Luật
Công ty năm 1990 còn có một số vấn đề hạn chế, đó là: Quy định của pháp luật về
việc cấp giấy phép còn rất tản mạn và phân tán, chỉ riêng việc cấp giấy phép đã có
hai loại: cấp giấy phép thành lập được thực hiện đối với DNTN và các công ty; cấp

giấy phép hoạt động được thực hiện đối với các tổ chức tín dụng. Mức vốn pháp
định khi thành lập doanh nghiệp được quy định là quá thấp, không phù họp với thực
tế. Danh mục quy định về những ngành nghề được kinh doanh chỉ có 18 ngành
nghề, việc liệt kê danh mục này vừa không đầy đủ không khoa học lại vừa không
chặt chẽ, quá ít so với thực tiễn. Thẩm quyền cấp giấy phép cũng rất phân tán, giấy
phép thành lập công ty thì do Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
cấp còn đối với một số ngành nghề đặc biệt nằm trong danh mục của Điều 11 Luật
Công ty, việc quyết định có cấp giấy phép hay không lại thuộc về Thủ tướng Chính
phủ. Ngoài ra, mặc dù thủ tục thành lập và ĐKKD của công ty và DNTN là tưong
tự nhau nhưng những vấn đề này lại được quy định trong hai văn bản Luật khác
nhau...

16


1.2.2.2. Giai đoạn từ 1999-2005
Sau hơn tám năm thi hành Luật Công ty và Luật DNTN năm 1990, cả nuớc
có khoảng 38.000 DNTN, CTCP và công ty TNHH đuợc thành lập với số vốn đăng
ký khoảng 21.000 tỷ đồng [13,ừ. 12] đặt ra những yêu cầu cần phải tiếp tục hoàn
thiện pháp luật về thành lập doanh nghiệp. Chính vì thế, ngày 12 tháng 6 năm 1999
Quốc hội đã ban hành LDN. Đây đuợc coi là cuộc “cách mạng” về cải cách thủ tục
hành chính trong việc thành lập và ĐKKD ở Việt Nam. Theo đó, vấn đề thành lập
và ĐKKD của các doanh nghiệp đuợc ghi nhận hoàn toàn là quyền của chủ thể kinh
doanh. Luật quy định rất cụ thể các loại ngành nghề kinh doanh để nguời kinh
doanh đăng ký lựa chọn trên cơ sở tôn trọng quyền tụ do kinh doanh của họ. Mặt
khác, điều kiện và thủ tục ĐKKD đuợc đon giản hóa một cách tối đa theo tinh thần
xóa bỏ cơ chế "xin - cho" truớc đây, gộp hai khâu xin phép thành lập và ĐKKD
thành một khâu ĐKKD, bỏ vốn pháp định với nhiều ngành nghề và buớc đầu xây
dụng một cơ quan chuyên trách ĐKKD thống nhất trong cả nuớc, đi cùng với nó là
cơ chế để giám sát hoạt động của doanh nghiệp sau ĐKKD. Thời hạn giải quyết

ĐKKD rút ngắn lại còn 15 ngày cho nhà đầu tu. Hàng loạt các rào cản pháp lí cho
việc gia nhập thị truờng của nhà đầu tu cũng đuợc dần tháo gỡ nhu số luợng giấy
phép kinh doanh cũng đuợc bỏ bớt hon 100 giấy phép các loại thông qua Quyết
định số 19/2000/QĐ-TTg ngày 03/02/2000 của Thủ tuớng Chính phủ và Nghị định
số 30/2000/NĐ-CP ngày 11/08/2000 của Chính phủ. Vuớng mắc về vốn pháp định
áp dụng tràn lan, thiếu tính hiệu quả cao trong hầu khắp các ngành nghề đã không
còn tồn tại, thay vào đó nhà nuớc chỉ giữ lại quy định về vốn pháp định trong một
số ngành nghề nhất định nhu: kinh doanh tiền tệ - tín dụng, bảo hiểm, chứng
khoán...
LDN 1999 không quy định cụ thể về các cơ quan có thẩm quyền ĐKKD mà
giao quyền đó cho Chính phủ, các cơ quan có thẩm quyền ĐKKD cho các doanh
nghiệp hoạt động theo LDN đuợc quy định cụ thể tại Điều 3 Nghị định số
02/2000/NĐ-CP ngày 03/02/2000 về ĐKKD. Theo đó, cơ quan có thẩm quyền
ĐKKD đuợc tổ chức ở tỉnh, thành phố trục thuộc trung uong và ở huyện quận, thị

17


×