ỌC
ÀNG
NG
ỄN
HO
NGUY
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
ẬT KINH TẾ
LU
THƯƠNG MẠI HÓA QUYỀN SỞ HỮU
TRÍ TUỆ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
NGUYỄN HOÀNG NGỌC
2014 - 2016
HÀ NỘI – 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SỸ
THƯƠNG MẠI HÓA QUYỀN SỞ HỮU
TRÍ TUỆ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
NGUYỄN HOÀNG NGỌC
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ: 60380107
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS LÊ ĐÌNH NGHỊ
HÀ NỘI – 2016
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ đạo nhiệt
tình và quý báu của Tiến sỹ Lê Đình Nghị và tập thể các giảng viên Khoa sau Đại
học – Viện Đại học Mở Hà Nội.
Nhân dịp này, tác giả xin gửi lời cảm ơn Ban giám hiệu Viện Đại học Mở Hà
Nội, Khoa Luật, Phòng Đào tạo và Khoa sau Đại học của nhà trường cùng các giảng
viên, những người đã trang bị kiến thức cho tôi trong quá trình học tập.
Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc, tác giả xin trân trọng cảm ơn Tiến sỹ
Lê Đình Nghị - Thầy đã định hướng và chỉ dẫn cho tôi hoàn thành luận văn này.
Do thời gian có hạn, luận văn của tôi sẽ còn nhiều thiếu sót, tôi rất mong
nhận được sự đóng góp của các Thầy/Cô và quý độc giả.
Xin trân trọng cảm ơn !
Hà Nội, ngày 01 tháng 9 năm 2016
Tác giả luận văn
Nguyễn Hoàng Ngọc
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ có tiêu đề “Thương mại hóa quyền sở
hữu trí tuệ theo pháp luật của Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu được sử dụng trong luận văn có nguồn trích dẫn đầy đủ và trung
thực. Kết quả nêu trong luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Hà Nội, ngày 01 tháng 9 năm 2016
Tác giả luận văn
Nguyễn Hoàng Ngọc
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VIỆC GIAO QUYỀN SỞ
HỮU, QUYỀN SỬ DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT
TRIỂN CÔNG NGHỆ SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN THẾ
GIỚI..........................................................................................................................10
1.1. Cơ sở lý luận việc giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiên cứu
khoa học và phát triển công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước ...............................10
1.1.1. Kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sử dụng ngân sách
nhà nước …………………………………………………………………………………….10
1.1.2. Việc giao quyền đối với kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công
nghệ sử dụng ngân sách nhà nước…………………………………………………….…11
1.2. Kinh nghiệm về giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiên cứu sử
dụng ngân sách nhà nước ở một số nước trên thế giới..............................................17
1.2.1. Kinh nghiệm của Hoa Kỳ và một số nước châu Âu..................................18
1.2.2. Kinh nghiệm về giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiên cứu sử
dụng ngân sách nhà nước một số nước châu Á ........................................................25
1.3.
Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.........................................................33
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC GIAO QUYỀN SỞ HỮU, QUYỀN SỬ
DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG
NGHỆ SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM ..........................37
2.1.
Pháp luật liên quan đến giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiên
cứu khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách Nhà nước .......................................37
2.1.1. Quy định quyền sở hữu đối với kết quả KH&CN được tạo ra bằng kinh
phí nhà nước..............................................................................................................37
2.1.2. Quy định của pháp luật về chuyển giao kết quả khoa học và công nghệ
được tạo ra bằng ngân sách nhà nước......................................................................41
2.1.3. Những bất cập tồn tại trong quy định của pháp luật về sở hữu, quản lý,
chuyển giao tài sản trí tuệ được tạo ra bằng nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước
………………………………………………………………………………....49
2.2.
Thực tiễn việc nghiên cứu, quản lý và chuyển giao kết quả nghiên cứu sử
dụng ngân sách nhà nước ở Việt Nam ......................................................................50
2.2.1. Tình hình tổng quan…………….……………………………………….51
2.2.2. Thực trạng nghiên cứu, quản lý, chuyển giao và thương mại hóa kết quả
khoa học và công nghệ ở một số viện nghiên cứu, trường đại học...........................53
2.3.
Tính mới của Luật KH&CN 2013 trong quy định về giao quyền và
thương mại hóa kết quả nghiên cứu ..........................................................................70
CHƯƠNG 3: NGUYÊN NHÂN CỦA VIỆC THƯƠNG MẠI HÓA QUYỀN
SỞ HỮU TRÍ TUỆ CHƯA HIỆU QUẢ VÀ GIẢI PHÁP
NHẰM HOÀN
THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI HÓA QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
...................................................................................................................................75
3.1.1. Nguyên nhân từ phía pháp luật……………………………………………………75
3.1.2. Nguyên nhân từ phía các cơ quan quản lý nhà nước về Sở hữu trí tuệ………76
3.1.3. Nguyên nhân từ phía chủ sở hữu………………………………………………….76
3.1.4. Các nguyên nhân khác……………………………………………………………...77
3.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền
Sở hữu trí tuệ…………………………………………………………………….....77
3.2.1. Thống nhất các quy định của pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền
Sở hữu trí tuệ………………………………………………………………………………..77
3.2.2. Quy định về cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại hóa quyền Sở hữu trí
tuệ…………………………………………………………………………………………….83
3.2.3. Nâng cao vai trò của các cơ quan Nhà nước trong việc xây dựng và thực thi
pháp luật về thương mại hóa quyền Sở hữu trí tuệ…………………………………….84
3.2.4. Các giải pháp khác để hoàn thiện pháp luật về thương mại hóa quyền Sở hữu
trí tuệ…………………………………………………………………………………………84
KẾT LUẬN ........................................................................................................87
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………….…………………………………....89
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
Viết đầy đủ
AUTM
Hiệp hội quản lý công nghệ các trường đại học Hoa Kỳ
CGCN
Chuyển giao công nghệ
ĐBSCL
Đồng bằng sông Cửu Long
KH&CN
Khoa học và công nghệ
MOSTI
Bộ Khoa học, Công nghệ và Đổi mới Malaysia
NOIP
Cục Sở hữu trí tuệ
R&D
Nghiên cứu và phát triển
SHTT
Sở hữu trí tuệ
TLO, TTO
Văn phòng chuyển giao công nghệ
TSTT
Tài sản trí tuệ
UBND
Ủy ban nhân dân
RM
Malaysian ringgit - Đơn vị tiền của Malaysia
WIPO
Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới.
Luật KH&CN 2000
Luật Khoa học và Công nghệ số 21/2000/QH10 ngày 09
tháng 6 năm 2000.
Luật KH&CN 2013
Luật khoa học và công nghệ số 29/2013/QH13 ngày 18
tháng 6 năm 2013.
Luật Sở hữu trí tuệ
Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11
năm 2005 và Luật số 36/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm
2009sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ
số 50/2005/QH11.
Luật Chuyển giao Luật Chuyển giao công nghệ số 80/2006/QH11 ngày 29
công nghệ
tháng 11 năm 2006.
Nghị định 103
Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 09 năm
2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công
nghiệp được sửa đổi bởi Nghị định số 122/2010/NĐ-CP
ngày 31/12/2010.
Nghị định 08
Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2014
của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một
số điều của Luật khoa học và công nghệ.
Thông tư liên tịch số Thông tư liên tịch số 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN ngày
44
07 tháng 05 năm 2007 của Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và
Công nghệ hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự
toán kinh phí của các đề tài, dự án khoa học và công nghệ
sử dụng ngân sách nhà nước.
Thông tư liên tịch số Thông tư liên tịch số 93/2006/ TTLT-BTC-BKHCN
93
04 tháng 10 năm 2006 của Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và
Công nghệ (KH&CN) hướng dẫn chế độ khoán kinh phí
của đề tài, dự án khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách
nhà nước.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ trước đến nay, kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (gọi
tắt là “kết quả nghiên cứu”) được hình thành từ nguồn ngân sách nhà nước được coi
là thuộc quyền sở hữu nhà nước, đại diện là các cơ quan quản lý nhà nước về khoa
học và công nghệ (KH&CN). Do đó, việc thực hiện đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ
cũng như thương mại hóa các kết quả này gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều kết quả
nghiên cứu hầu hết nằm lại ở viện nghiên cứu, trường đại học hay các tổ chức khoa
học và công nghệ khác mà ít được chuyển giao để ứng dụng trong sản xuất, kinh
doanh. Trong một số trường hợp, những kết quả nghiên cứu có khả năng ứng dụng
được tác giả thực tế chuyển giao cho doanh nghiệp chưa được thừa nhận bằng các
văn bản pháp luật hoặc các quyết định giao quyền chính thức, dẫn đến quyền lợi của
tác giả cũng như các tổ chức chủ trì không được đảm bảo.
Ở Việt Nam, đã có một số văn bản pháp luật quy định về quyền sở hữu,
quyền sử dụng tài sản trí tuệ/kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ hình thành
từ nguồn ngân sách nhà nước. Điển hình là Luật KH&CN 2000 (Điều 26), Luật Sở
hữu trí tuệ, Nghị định 103 (Điều 9), Luật Chuyển giao công nghệ (Điều 40). Tuy
nhiên các văn bản pháp luật này còn có nhiều quy định mâu thuẫn nhau và chưa rõ
ràng về quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiên cứu thuộc sở hữu nhà nước. Ví
dụ, Luật Sở hữu trí tuệ và Nghị định 103 quy định tổ chức, cơ quan nhà nước được
giao quyền chủ đầu tư có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện quyền đăng ký
sở hữu trí tuệ đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí tạo ra từ ngân
sách nhà nước. Trong khi đó, Luật Chuyển giao công nghệ lại quy định nhà nước
giao quyền chủ sở hữu công nghệ đối với kết quả nghiên cứu tạo ra bằng ngân sách
nhà nước cho tổ chức chủ trì nghiên cứu và phát triển công nghệ. Như vậy, đối với
kết quả nghiên cứu là sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí và đồng thời
là công nghệ thì đơn vị cơ sở sẽ không biết phải thực hiện theo quy định pháp luật
nào. Cũng chưa có thông tư quy định trình tự, thủ tục cụ thể để hướng dẫn các nội
1
dung về xác định và đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với các kết quả nghiên cứu,
công nghệ, đối tượng sở hữu công nghiệp trong các văn bản nêu trên. Chính vì vậy
mà việc thực hiện đăng ký quyền sở hữu trí tuệ cũng như ứng dụng, thương mại hóa
các kết quả nghiên cứu hình thành từ nguồn ngân sách nhà nước còn gặp nhiều khó
khăn ở các đơn vị cơ sở. Các trường đại học, viện nghiên cứu thực hiện chuyển giao
các kết quả này để áp dụng trong các địa phương hay doanh nghiệp dù đã có nhưng
chưa nhiều, chuyển giao để thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ còn ít ỏi
và khó khăn hơn.
Việc giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiên cứu được hình thành
từ nguồn ngân sách nhà nước cho tổ chức chủ trì và các tổ chức khác có khả năng
ứng dụng, thương mại hóa kết quả đó theo quy định từ Điều 41 đến Điều 43 Luật
KH&CN 2013 được coi là bước đột phá về cơ sở pháp lý và sẽ thống nhất được các
quy định trước đây về xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiên cứu sử
dụng ngân sách nhà nước. Ở các nước phát triển như Anh, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc,
những quy định tương tự trong vòng 30 năm trở lại đây đã đạt được nhiều thành
công đáng kể trong việc thúc đẩy sự phát triển của thị trường KH&CN ở các nước
đó.
Để hiện thực hóa những quy định đổi mới của Luật KH&CN 2013 về giao
quyền cũng như để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các tổ chức chủ trì, doanh
nghiệp được tiếp cận kết quả nghiên cứu một cách nhanh chóng cần phải xây dựng
quy định về trình tự, thủ tục giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiên cứu
khoa học và công nghệ thuộc sở hữu nhà nước”. Từ đó sẽ giải quyết được các vấn
đề để phát triển thị trường KH&CN, đó là:
1) Đưa ra giải pháp tạo động lực về mặt tài chính cho nhà khoa học và cả các
tổ chức KH&CN để họ có thể thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu một cách hiệu quả
và gắn liền hơn với nhu cầu thực tế của thị trường:
Khi khi kết quả nghiên cứu được thương mại hóa, các tổ chức được giao
quyền và cả các tác giả của kết quả nghiên cứu sẽ được phân chia lợi nhuận từ việc
2
thương mại hóa đó. Kết quả nghiên cứu càng gắn với nhu cầu của thị trường thì cơ
hội thương mại hóa và lợi nhuận tạo ra càng cao cho cả tác giả và tổ chức được giao
quyền.
2) Chuyên môn hóa việc ứng dụng và thương mại hóa kết quả nghiên cứu:
Trước đây các nhà khoa học hầu hết phải tự tìm địa chỉ ứng dụng cho kết quả
nghiên cứu của mình và thường bị thiệt thòi trong việc đàm phán giá chuyển giao
cho doanh nghiệp. Ngoài ra, việc phải tự đi tìm địa chỉ ứng dụng và chuyển giao kết
quả nghiên cứu cũng làm cho các nhà khoa học bị mất thời gian, công sức vào việc
làm kinh doanh, là hoạt động họ thường không có thế mạnh. Theo các quy định của
Luật KH&CN 2013, các viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp sẽ được
giao kết quả nghiên cứu sử dụng ngân sách nhà nước và họ phải chứng minh được
năng lực chuyên môn và hệ thống nhân lực, cơ sở vật – chất kỹ thuật cần thiết để
ứng dụng, thương mại hóa các kết quả nghiên cứu. Khi đó, các nhà khoa học có thể
yên tâm tập trung vào hoạt động mà họ có thế mạnh nhất, là hoạt động nghiên cứu
khoa học và phát triển công nghệ, trong khi vẫn được phân chia lợi nhuận từ việc
các viện, trường, doanh nghiệp thương mại hóa kết quả nghiên cứu.
3) Thúc đẩy việc lưu thông hàng hóa chất xám trên thị trường, tạo điền đề
cho việc phát triển thị trường KH&CN ở Việt Nam:
Việc giao quyền sẽ tạo động lực thúc đẩy hoạt động cung công nghệ cũng
như kết nối nguồn cung với cầu công nghệ. Ngoài ra, để có thể ứng dụng, thương
mại hóa được thành công các kết quả nghiên cứu, các tổ chức KH&CN, doanh
nghiệp sẽ có động lực thành lập mới hoặc kết nối với các tổ chức trung gian của thị
trường KH&CN như trung tâm xúc tiến và chuyển giao công nghệ, trung tâm hỗ trợ
định giá tài sản trí tuệ,... Đó chính là các thành tố tạo nên một thị trường KH&CN
hoàn thiện ở Việt Nam.
4) Hỗ trợ sản xuất kinh doanh khi kết quả nghiên cứu được ứng dụng trong
doanh nghiệp:
3
Để tạo ra được lợi nhuận từ thương mại hóa các kết quả nghiên cứu, các tổ
chức được giao quyền sẽ phải tích cực tìm đến các doanh nghiệp và hỗ trợ các
doanh nghiệp trong việc nhận chuyển giao, ứng dụng các kết quả nghiên cứu. Ngoài
ra, để các kết quả nghiên cứu được doanh nghiệp chấp nhận và ứng dụng, các tổ
chức KH&CN không chỉ cần tiếp cận các doanh nghiệp khi đã có kết quả nghiên
cứu, là “đầu ra” của các nhiệm vụ KH&CN, mà còn phải thay đổi cách thức đề xuất
nhiệm vụ KH&CN, là khâu “đầu vào”, sao cho nhiệm vụ KH&CN phải phù hợp với
nhu cầu của doanh nghiệp, hơn nữa, còn phải được bắt nguồn từ đặt hàng của doanh
nghiệp. Như vậy, việc giao quyền sẽ tạo ra động lực để các kết quả nghiên cứu thực
sự được chuyển hóa thành công cụ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh
doanh của doanh nghiệp Việt Nam. Đó cũng chính là tiền đề để năng cao năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường thế giới.
Để thực hiện các mục tiêu nêu trên, tác giả quyết định chọn đề tài: “Thương
mại hóa quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật của Việt Nam” làm luận văn thạc sỹ.
Luận văn này tác giả sẽ tập trung vào các nội dung chính sau:
1) Nghiên cứu, phân tích kinh nghiệm quốc tế trong giao quyền và thương mại hóa
kết quả nghiên cứu sử dụng ngân sách nhà nước.
2) Nghiên cứu, phân tích pháp luật và tình hình giao quyền, thương mại hóa kết quả
nghiên cứu có sử dụng ngân sách nhà nước ở Việt Nam.
3) Tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về
thương mại hóa quyền SHTT theo pháp luật Việt Nam.
2. Tổng quan nghiên cứu
* Tình hình nghiên cứu ngoài nước:
Về bình diện quốc tế, có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về vấn đề
giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiên cứu được thuộc sở hữu nhà nước
bao gồm:
- The Technology Transfer Revolution Legislative History & Future Proposals,
4
Steven J. Weber el al, Technology Transfer Conference, Ritz Carlton, Tysons
Corner, Virginia,1999
- Public Research and Private Development: Patents and Technology Transfer,
Eisenberg,1996
- Patent Ownership and Federal Research and Development: A Discussion on the
Bayh-Dole Act and the Stevenson-Wydler Act, Schacht, 2000
- Administration of the Bayh-Dole Act by Research Universities, United States
General Accounting Office (GAO), 1998
- Technology Transfer of Federally Funded R&D: Perspectives from a Forum,
Wang, Mark Y.D., Shari Lawrence Pfleeger, David M. Adamson, Gabrielle Bloom,
William Butz, Donna Fossum, Mihal Gross, Aaron Kofner, Helga Rippen, Terrence
K. Kelly and Charles T. Kelley. Santa Monica, CA: RAND Corporation, 2003.
- The Bayh-Dole Model in Developing Countries. Reflections on the Indian Bill on
Publicly Funded Intellectual Property, Bhaven N. Sampat., 2009
- Public Research and Private Development: Patents and Technology Transfer in
Government Sponsored Research, Eisenberg, Rebecca, 1996.
- Improving Knowledge Transfer Between Research Institutions and Industry
Across Europe: Voluntary Guidelines for Universities and Other Research
Institutions, European Commission, 2007
- OECD Science, Technology and Industry Outlook 2012.
Phần lớn các nghiên cứu này đã nêu được chính sách, pháp luật của một số
nước cụ thể quy định về quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản trí tuệ/kết quả nghiên
cứu sử dụng ngân sách nhà nước. Điển hình là Đạo Luật Bayh-Dole ban hành vào
năm 1980 ở Hoa Kỳ đã trao quyền sở hữu đối với đối tượng tài sản trí tuệ được thực
hiện bằng tài trợ của Chính phủ cho các tổ chức phi lợi nhuận (như các trường đại
học) và các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Rất nhiều nước trên thế giới đã ban hành các
phiên bản của Đạo Luật Bayh Dole như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc,... và
5
cũng đã đạt được một số kết quả đáng kể trong việc tăng số lượng các sáng chế
được đăng ký từ các trường đại học và trong việc chuyển giao các kết quả này vào
đời sống, sản xuất kinh doanh.
* Tình hình nghiên cứu trong nước:
Ở trong nước, để hưởng ứng các định hướng, mục tiêu của Chính Phủ về việc
đẩy mạnh hiệu quả của hoạt động khoa học và công nghệ và phát triển thị trường
khoa học và công nghệ, vấn đề về quyền sở hữu và quyền sử dụng kết quả nghiên
cứu sử dụng ngân sách nhà nước ngày càng được chú trọng. Một số công trình
nghiên cứu tiêu biểu có đề cập đến vấn đề này bao gồm:
- Tổng quan kinh nghiệm xây dựng thị trường công nghệ các nước, Bộ Khoa
học và Công nghệ, 2004.
- Nghiên cứu kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật về chuyển giao công nghệ của
một số nước, Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN, Bộ Khoa học và Công nghệ,
2005.
- Khoa học và công nghệ thế giới: Chính sách thúc đẩy thương mại hóa. Cục
Thông tin khoa học và công nghệ Quốc gia, 2012.
- Đề án “Cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng chính sách và văn bản
pháp luật hướng dẫn về định giá và quản lý, khai thác đối tượng tài sản trí tuệ được
tạo ra từ kinh phí của Nhà nước trong các tổ chức nghiên cứu và phát triển công
lập”, Viện Đánh giá Khoa học và Định giá Công nghệ, 2012.
- Đề án“ Xây dựng quy định về sở hữu, quản lý và khai thác tài sản trí tuệ
được tạo ra bằng nguồn kinh phí Nhà nước”, Cục Sở hữu trí tuệ, 2006.
- Đề án “Nghiên cứu chính sách và cơ chế khuyến khích đăng ký sáng chế cho
các kết quả nghiên cứu tạo ra từ nguồn kinh phí của Nhà nước”, Viện Chiến lược
và Chính sách khoa học và công nghệ, 2006.
- Đề án “Nghiên cứu đề xuất quy định tạm thời về cơ chế phân chia lợi ích
giữa chủ đầu tư, tổ chức chủ trì và tác giả trong thương mại hóa kết quả nghiên
6
cứu, tài sản trí tuệ được tạo ra bằng nguồn kinh phí của Nhà nước”, Cục Phát triển
thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ, 2013.
- Đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình khai thác công nghệ, bí quyết công
nghệ từ các bản mô tả sáng chế để ứng dụng vào thực tiễn”, Viện Nghiên cứu sáng
chế và Khai thác công nghệ, 2012.
Các nghiên cứu này hầu hết đã nêu được thực trạng và các khó khăn trong
việc đầu tư, quản lý và khai thác kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ ở Việt
Nam. Từ đó, tác giả nghiên cứu đề xuất những hoạt động cụ thể nhằm khuyến khích
việc khai thác kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ một cách hiệu quả.
3. Mục đích nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Nghiên cứu này làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn quy định về thương mại hóa
quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật Việt Nam từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp
luật.
3.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Nghiên cứu, tìm hiểu các quy định của pháp luật Việt Nam; so sánh với
pháp luật quốc tế (mà Việt Nam đã tham gia);
- Phân tích những bất cập của pháp luật về thương mại hóa quyền SHTT ở
Việt Nam.
- Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về
thương mại hóa quyền SHTT ở Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Đề án này giới hạn phạm vi nghiên cứu ở các đối tượng là kết quả thực hiện
nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước, tập trung tại các viện nghiên cứu,
trường đại học, nhằm tập trung làm sáng tỏ về mặt lý luận, pháp luật và thực trạng
7
quản lý, chuyển giao các đối tượng tài sản này vào cuộc sống, sao cho phù hợp với
pháp luật và thực tiễn ở Việt Nam.
Ngoài ra, giữa kết quả nghiên cứu dưới dạng tài sản hữu hình (ví dụ: máy
móc, thiết bị, vật nuôi,…) và dưới dạng tài sản vô hình (ví dụ: chương trình máy
tính, mẫu thiết kễ, sáng chế,…) có nhiều đặc thù khác nhau. Việc giao kết quả
nghiên cứu dưới dạng tài sản hữu hình cũng khác so với việc giao kết quả nghiên
cứu dưới dạng tài sản vô hình. Ví dụ, khi giao kết quả nghiên cứu dưới dạng tài sản
hữu hình cần quy định về việc lưu trữ, bảo quản,… trong khi việc giao kết quả
nghiên cứu dưới dạng tài sản vô hình chỉ cần một quyết định giao quyền. Hơn nữa,
quy định về xử lý tài sản hữu hình đã được quy định khá rõ ràng trong Luật quản lý,
sử dụng tài sản nhà nước và các văn bản hướng dẫn. Như vậy, chỉ còn kết quả
nghiên cứu dưới dạng tài sản vô hình cần được quy định về việc giao quyền. Theo
thông lệ quốc tế, việc xác định quyền sở hữu đối với kết quả nghiên cứu cũng
thường chỉ được quy định đối với tài sản vô hình, là loại tài sản có tiềm năng
thương mại lớn rất cần được khuyến khích khai thác. Chính vì vậy, các nội dung
trong Đề tài này chỉ áp dụng đối với các kết quả nghiên cứu là tài sản vô hình.
- Phạm vi nghiên cứu:
Mặc dù tên đề tài luận văn là “Thương mại hóa quyền sở hữu trí tuệ theo
pháp luật Việt Nam”, nhưng trong khuôn khổ của luận văn, tác giả chỉ giới hạn
nghiên cứu trong việc giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiên cứu khoa
học và phát triển công nghệ có sử dụng ngân sách Nhà nước.
+ Phạm vi không gian nghiên cứu: một số viện nghiên cứu, trường đại học ở
nước ngoài và Việt Nam.
+ Phạm vi thời gian nghiên cứu:
- Đối với nước ngoài: kể từ khi ban hành các luật, đạo luật quan trọng về giao
quyền, thương mại hóa kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ sử dụng ngân sách Nhà
nước.
8
- Đối với Việt Nam: trong khoảng 10 năm trở lại đây.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tư liệu cả trong nước và nước ngoài. Các tư liệu
tập hợp theo một trật tự có mục đích chủ yếu theo thời gian, nhóm các nước, nhóm
các chính sách và nhóm đối tượng điều chỉnh.
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp các đối tượng liên quan để tìm hiểu thực
trạng về quản lý và khai thác thương mại hóa kết quả nghiên cứu được tạo ra từ
nguồn ngân sách Nhà nước ở Việt Nam.
- Phương pháp tổng hợp và phân tích định tính trong nghiên cứu các quy định
pháp luật và thực trạng giao quyền, thương mại hóa kết quả nghiên cứu sử dụng
ngân sách nhà nước để đề xuất quy định về trình tự, thủ tục giao quyền sở hữu,
quyền sử dụng các kết quả đó.
6. Nội dung của Luận văn
Bao gồm phần mở đầu và 3 chương với các phần chính sau đây:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn việc giao quyền sở hữu, quyền sử dụng
kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước
trên thế giới.
Chương 2: Thực trạng việc giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiên
cứu khoa học và phát triển công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước ở Việt Nam.
Chương 3: Nguyên nhân của việc thương mại hóa quyền sở hữu trí tuệ chưa
hiệu quả và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về thương mại hóa quyền sở hữu
trí tuệ.
9
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VIỆC GIAO
QUYỀN SỞ HỮU, QUYỀN SỬ DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN
CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SỬ DỤNG
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
1.1. Cơ sở lý luận việc giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiên cứu
khoa học và phát triển công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước
1.1.1. Kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sử dụng ngân sách
nhà nước
Việc đầu tiên cần làm rõ đối với vấn đề giao quyền là hiểu được kết quả
nghiên cứu là gì và tại sao Nhà nước cần cung cấp kinh phí để tạo ra các kết quả
nghiên cứu.
Đối với doanh nghiệp, hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công
nghệ (hoạt động R&D) là công cụ quan trọng để giúp doanh nghiệp da dạng hóa và
nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị
trường. Đối với xã hội nói chung, kết quả của hoạt động R&D có thể giúp con
người nâng cao chất lượng cuộc sống. Ví dụ R&D trong lĩnh vực y tế giúp con
người có khả năng bảo vệ sức khỏe tốt hơn, R&D trong lĩnh vực công nghệ thông
tin giúp tạo ra những thiết bị di động hiện đại, thuận lợi cho việc giao tiếp, giải trí,
R&D trong nông nghiệp giúp người nông dân có khả năng nâng cao năng suất nuôi
trồng,... Hoạt động R&D còn có vai trò quan trọng trong an ninh, quốc phòng, thúc
đẩy phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường của một
quốc gia.
Vậy tại sao Nhà nước lại cần cung cấp kinh phí để thực hiện các hoạt động
R&D? Đối với hoạt động R&D nhằm tạo ra tác động tích cực cho toàn xã hội và
quốc gia, rất ít khi có các tổ chức, cá nhân riêng lẻ đầu tư kinh phí cho các hoạt
10
động R&D đó vì lợi ích mà bản thân họ đạt được là rất nhỏ bé so với lợi ích chung1.
Do đó, vai trò của Nhà nước trong việc đầu tư cho các hoạt động R&D như vậy là
rất quan trọng. Ví dụ, ở hầu hết tất cả các nước trên thế giới, Nhà nước đều dành rất
nhiều kinh phí cho các phòng thí nghiệm trọng điểm để tạo ra những loại vắc-xin,
loại thuốc mới nhằm giải quyết các vấn đề về sức khỏe cho người dân. Ngoài ra, khi
hiện tượng biến đổi khí hậu trở thành vấn đề chung cần giải quyết của tất cả các
quốc gia trên thế giới, R&D trong dự báo thiên tai, lũ lụt và các trong các hoạt động
chống biến đổi khí hậu khác cũng được chính phủ các nước đặc biệt chú ý.
Đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, vai trò của Nhà nước
trong việc đầu tư cho hoạt động R&D lại càng quan trọng. Điều này đúng đối với cả
hoạt động R&D phục vụ xã hội nói chung lẫn hoạt động R&D phục vụ phát triển
của doanh nghiệp. Ví dụ về R&D phục vụ xã hội nói chung, trong bối cảnh lợi thế
cạnh tranh của Việt Nam là nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên phong phú thì
Nhà nước cần đầu tư cho R&D để tạo ra các kết quả nghiên cứu phục vụ phát triển
các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao và khai thác, sử dụng tài nguyên thiên
nhiên một cách hiệu quả và bền vững. Ngoài ra, nếu như ở các nước phát triển,
nhiều doanh nghiệp có thể tự đầu tư nghiên cứu để phát triển sản phẩm của họ thì
hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vửa (hơn 97% tổng số
doanh nghiệp)2. Do đó, nguồn lực về nhân sự và tài chính của họ rất hạn hẹp để có
thể đầu tư cho hoạt động R&D. Chính vì vậy, Nhà nước với khả năng đầu tư theo
lợi thế theo quy mô (economies of scale) cần hướng việc đầu tư ngân sách cho R&D
đến mục tiêu phải chuyển giao các kết quả nghiên cứu đến doanh nghiệp nhằm nâng
cao chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong thị
trường nội địa cũng như thị trường quốc tế.
1.1.2. Việc giao quyền đối với kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công
nghệ sử dụng ngân sách nhà nước
1
2
/>Theo kết quả khảo sát doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê năm 2013.
11
Sau khi hiểu được bản chất của kết quả nghiên cứu, ta cần hiểu được tại sao
Nhà nước cần giao quyền đối với kết quả nghiên cứu; phạm vi giao quyền, cơ chế
giao quyền và phân chia lợi nhuận khi thương mại hóa kết quả nghiên cứu được
giao như thế nào; và các điều kiện, hạn chế đối với việc giao quyền kết quả nghiên
cứu.
1.1.2.1. Lý do Nhà nước cần giao quyền
Theo lẽ thông thường và cũng theo pháp luật dân sự về quan hệ hợp đồng,
bên cấp kinh phí để tạo ra một tài sản nào đó sẽ là chủ sở hữu tài sản đó. Như vậy,
Nhà nước đã cấp kinh phí cho hoạt động R&D thì cũng là chủ sở hữu hợp pháp của
kết quả nghiên cứu.
Tuy nhiên, rất nhiều nước trên thế giới, trong quá trình đầu tư và theo dõi
hiệu quả đầu tư cho R&D, nhận ra rằng Nhà nước là một thực thể quá lớn để quy
trách nhiệm đưa kết quả nghiên cứu vào ứng dụng trong cuộc sống. Nếu nói Nhà
nước là chủ sở hữu của kết quả nghiên cứu thì không thể biết rõ ai trong Nhà nước
sẽ có trách nhiệm đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với kết quả đó và càng
không thể biết rõ ai sẽ người có trách nhiệm và hơn nữa là có động lực để đưa kết
quả nghiên cứu vào áp dụng trong doanh nghiệp và trong đời sống. Chính vì không
xác định được một chủ thể như vậy, rất nhiều nước trên thế giới đã trải qua tình
trạng đầu tư rất nhiều cho hoạt động R&D nhưng tỷ lệ ứng dụng kết quả R&D trong
cuộc sống lại không hiệu quả. Nhận thức được bất cập này, rất nhiều nước đang
phát triển mà đi đầu là Hòa Kỳ vào những năm 1980, đã cho ra đời Đạo luật BayhDole và các văn bản tương tự để giao quyền sở hữu đối với kết quả nghiên cứu được
Nhà nước tài trợ kinh phí cho các tổ chức, cá nhân cụ thể có trách nhiệm, khả năng
và động lực để thương mại hóa các kết quả nghiên cứu và đưa các kết quả đó thực
sự vào cuộc sống. Các tổ chức cụ thể đó có thể khác nhau tùy theo quy định của
từng nước, nhưng hầu hết là tổ chức chủ trì hoạt động R&D (các viện nghiên cứu,
trường đại học) và đôi khi là các doanh nghiệp, các tổ chức phi lợi nhuận. Những
tác động tích cực mà Đạo luật Bayh-Dole và các phiên bản của nó tạo ra trong việc
12
nâng cao tỷ lệ ứng dụng kết quả nghiên cứu trong thực tế, tạo nên những thị trường
tài sản trí tuệ sôi nổi và góp phần đẩy mạnh phát triển nền kinh tế quốc gia đã minh
chứng cho sự đúng đắn của Nhà nước khi trao lại quyền chủ sở hữu đối với kết quả
nghiên cứu cho tổ chức, cá nhân khác có khả năng thương mại hóa các kết quả đó.
1.1.2.2. Cơ chế giao quyền và phân chia lợi nhuận khi thương mại hóa kết quả
nghiên cứu được giao
Về cơ chế giao quyền, hầu hết các nước có các phiên bản của Đạo luật BayhDole như Brazil, Trung quốc, Đan Mạch, Phần Lan, Đức, Ý, Nhật, Malaysia,... Nhà
nước giao quyền sở hữu đối với kết quả nghiên cứu sử dụng ngân sách nhà nước
cho các tổ chức chủ trì và có thể một số tổ chức, cá nhân khác có khả năng thương
mại hóa kết quả nghiên cứu3. Có thể thấy hầu hết ở các nước đó, việc giao quyền là
giao quyền sở hữu chứ không có quy định về việc giao quyền sử dụng kết quả
nghiên cứu. Điều này có nghĩa là Nhà nước hoàn toàn từ bỏ quyền sở hữu của mình
và giao lại toàn quyền đó cho tổ chức khác. Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia cũng có
những cơ chế khác nhau để Nhà nước có thể bắt buộc chuyển giao quyền đối với kết
quả nghiên cứu từ tổ chức, cá nhân được giao quyền đến tổ chức, cá nhân khác
trong trường hợp tổ chức, cá nhân được giao quyền sử dụng quyền được giao một
cách không hiệu quả. Cơ chế này được ở Hoa Kỳ được gọi là “march-in right”, thể
hiện quyền tối cao của Nhà nước đối với kết quả nghiên cứu kể cả khi quyền sở hữu
đã được giao cho tổ chức, cá nhân khác. Mỗi quốc gia cũng có những điều kiện
riêng đối với các tổ chức được giao quyền. Ví dụ, đối với Hoa Kỳ, các tổ chức được
giao quyền cần ưu tiên thương mại hóa kết quả nghiên cứu được trao trong lãnh thổ
của quốc gia và ưu tiên chuyển giao cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đây được
coi là “giao quyền sở hữu có điều kiện” và cũng nhằm đảm bảo được việc thương
mại hóa, ứng dụng các kết quả nghiên cứu được thực hiện một cách hiệu quả và
theo những mục tiêu cụ thể của quốc gia.
Về việc phân chia lợi nhuận khi thương mại hóa kết quả nghiên cứu sử dụng
3
/>
13
ngân sách nhà nước, Đạo luật Bayh-Dole ở các nước đều đảm bảo quyền của tác giả
được tôn trọng, bằng việc quy định tổ chức được giao quyền sở hữu phải chia cho
tác giả một số lợi nhuận nhất định tạo ra từ thương mại hóa kết quả nghiên cứu. Có
những nước quy định chặt chẽ về tỷ lệ phân chia cho tác giả như Nga, Ấn Độ...
nhưng cũng nhiều nước để tổ chức được giao quyền tự thỏa thuận với các đối tượng
liên quan về việc phân chia như Hoa Kỳ, Phần Lan4. Trên thực tế, ở Hoa Kỳ từng
trường đại học, viện nghiên cứu đều có quy chế riêng về việc phân chia lợi nhuận
tạo ra từ thương mại hóa kết quả nghiên cứu do trường, viện đó quản lý.
1.1.2.3. Các hạn chế của việc giao quyền kết quả nghiên cứu
Mặc dù các quy định về giao quyền đối với kết quả nghiên cứu sử dụng ngân
sách nhà nước đều hướng tới việc thúc đẩy thương mại hóa các kết quả nghiên cứu,
tuy nhiên không phải lúc nào việc giao quyền cũng đạt được hiệu quả như mong
đợi.
Nhiều người cho rằng Luật Bayh-Dole ra đời cũng mang lại những hậu quả
tiêu cực như làm cho các trường đại học, viện nghiên cứu xa rời nhiệm vụ chính của
họ là nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu mà tập trung quá nhiều vào mục tiêu thương
mại hóa. Hơn nữa, khi mục tiêu lợi nhuận được đặt lên trên hết, đôi khi nó tạo ra
một bức tường ngăn cản giữa doanh nghiệp và các viện, trường vì viện, trường lúc
nào cũng muốn nắm thế cao hơn trong đàm phán chuyển giao kết quả nghiên cứu
cho doanh nghiệp5. Ở nhiều nước trên thế giới đã áp dụng Đạo luật Bayh-Dole, việc
hình thành các tổ chức/văn phòng chuyển giao công nghệ (TLO, TTO) tại viện,
trường có thể gây rất nhiều tốn kém chi phí mà không đạt được hiệu quả nếu không
có một mô hình hoạt động phù hợp. Ngoài ra, một số chuyên gia cũng cho rằng việc
chỉ khuyến khích chuyển giao kết quả nghiên cứu ở trong nước theo tinh thần của
Đạo luật Bayh-Dole Hoa kỳ vô hình chung đang gây cản trở cho dòng lưu thông tri
4
Khoa học và công nghệ thế giới: Chính sách thúc đẩy thương mại hóa. Cục Thông tin khoa học và công
nghệ Quốc gia, 2012.
5
So, A. D., Sampat, B. N., Rai, A. K., Cook-Deegan, R., Reichman, J. H., Weissman, R., & Kapczynski, A.
(2008). Is Bayh-Dole good for developing countries? Lessons from the US experience. PLoS Biology, 6(10),
e262.
14
thức giữa các nước với nhau, nhất là giữa những nước phát triển và những nước
đang phát triển.
Chính vì vậy, các chuyên gia cho rằng khi lựa chọn áp dụng Đạo luật BayhDole cho mình, từng quốc gia cần xem xét để tạo nên những quy định làm giảm
những tác động tiêu cực của Bayh-Dole, đồng thời xây dựng các quy định phù hợp
với hoàn cảnh và mục tiêu phát triển của mình.
1.1.2.4. Phạm vi giao quyền
Ở nhiều nước phát triển, trong các văn bản pháp luật cũng như trong nghiên
cứu, cụm từ “federally/publically/state funded research” hay theo nghĩa tiếng Việt là
“kết quả nghiên cứu được tài trợ từ ngân sách nhà nước” thường được dùng để chỉ
kết quả nghiên cứu sử dụng ngân sách nhà nước. Ở Việt Nam cũng vậy, kết quả
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước thường
được hiểu đơn giản là kết quả tạo ra từ việc thực hiện nhiệm vụ khoa học và công
nghệ các cấp trong đó có sử dụng một phần hoặc toàn bộ ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, đối với cách hiểu như trên, nhiều học giả cho rằng cần làm rõ hơn
nữa một số vấn đề chính sau: (i) nhiệm vụ sử dụng bao nhiêu phần trăm (%) ngân
sách nhà nước thì kết quả của nó mới nằm trong phạm vi được giao quyền; (ii) ngân
sách nhà nước ở đây chỉ được thể hiện bằng tiền hay cả bằng phương tiện, vật chất,
kỹ thuật khác.
Chính vì vậy, tác giả đề xuất kết quả nghiên cứu trong phạm vi vấn đề giao
quyền được hiểu như sau:
Kết quả nghiên cứu bao gồm sáng chế, giải pháp hữu ích, bí quyết kỹ thuật,
bí mật kinh doanh, sáng kiến, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, kiểu dáng công
nghiệp, nhãn hiệu, tên thương mại, giống cây trồng, chương trình máy tính, thiết kế
kỹ thuật, tác phẩm khoa học và các đối tượng khác, gồm cả đối tượng được bảo hộ
và không được bảo hộ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.
Kết quả nghiên cứu được xác định trên cơ sở hợp đồng thực hiện nhiệm vụ
15
khoa học và công nghệ được tạo ra từ việc sử dụng nguồn kinh phí ngân sách nhà
nước do cơ quan có thẩm quyền cấp dưới hình thức cấp một phần kinh phí, toàn bộ
kinh phí hoặc giao quyền sử dụng phương tiện, cơ sở vật chất - kỹ thuật thuộc sở
hữu nhà nước để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
Phương tiện vật chất - kỹ thuật thuộc sở hữu Nhà nước bao gồm nhà xưởng,
phòng thí nghiệm, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, tài liệu và các phương tiện vật
chất - kỹ thuật khác thuộc sở hữu của Nhà nước.
Phạm vi giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiên cứu được thực
hiện trong phần quyền sở hữu của Nhà nước đối với kết quả nghiên cứu trên cơ sở
quy định của pháp luật và thỏa thuận giữa các bên liên quan. Ví dụ, trong trường
hợp Nhà nước chỉ đầu tư 60% kinh phí để tạo ra kết quả nghiên cứu và sở hữu 60%
của kết quả đó thì toàn bộ quyền mà Nhà nước có thể giao chỉ nằm trong phạm vi
60% quyền sở hữu của Nhà nước đối với kết quả nghiên cứu.
Ngoài ra, Đạo Luật Bayh-Dole ở Hoa Kỳ và những phiên bản của nó trên thế
giới (ở Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, nhiều nước ở châu Âu) hầu hết chỉ nhắc đến
khái niệm về việc xác định quyền sở hữu kết quả nghiên cứu chứ không có khái
niệm về việc giao quyền. Ví dụ, theo Đạo Luật Bayh-Dole ở Hoa Kỳ, tổ chức chủ trì
thực hiện nhiệm vụ KH&CN do Nhà nước tài trợ kinh phí (một phần hoặc toàn bộ)
thì mặc nhiên trở thành chủ sở hữu của kết quả đó chứ không cần đề nghị cơ quan
có thẩm quyền giao quyền sở hữu cho mình. Tuy nhiên, ở một số nước xã hội chủ
nghĩa như những nước thuộc Liên Xô cũ, kết quả nghiên cứu trước hết thuộc sở hữu
Nhà nước và tổ chức chủ trì chỉ có quyền đó khi được Nhà nước giao quyền. Do đó,
khi nhắc đến khái niệm “giao quyền” ta có thể hiểu khái niệm này chỉ có ý nghĩa ở
các nước xã hội chủ nghĩa hoặc những nước có hoàn cảnh gần giống như Việt Nam.
Hơn nữa, nếu trong các phiên bản trước đây của Đạo luật Bayh-Dole, việc giao
quyền gần như chỉ được hiểu là giao quyền sở hữu toàn phần, Luật KH&CN 2013
lại có những quy định về giao quyền sử dụng và về giao quyền sở hữu, quyền sử
dụng một phần và toàn phần nhằm đảm bảo quyền tối cao của Nhà nước trong việc
16