Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.93 KB, 2 trang )
HIỆP ĐỊNH VỀ CÁC KHÍA CẠNH LIÊN QUAN ĐẾN THƯƠNG MẠI CỦA QUYỀN SỞ HỮU TRÍ
TUỆ (TRIPS)
Hiệp định TRIPS bao gồm một số chế độ đặc biệt dành cho sở hữu trí tuệ mà
chúng là một phần cơ bản đã có trong Hiệp định, một phần dựa trên các Công ước do
WIPO quản lý, chủ yếu là các Công ước Pari, công ước BERN, hiệp ước Washington về
thiết kế bố trí mạch tích hợp.
Hiệp định ký kết nhằm mục đích thiết lập mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau giữa tổ
chức WTO và tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO). Hiệp định ra đời năm 1994 và có
hiệu lực vào năm 1996 do đó đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp theo
Hiệp định mở rộng hơn so với những đối tượng được quy định trong Công ước Pari
(hai đối tượng đó là thiết kế mạch tích hợp và bí mật thương mại) .Hiệp định điều
chỉnh các quan hệ quốc tế về sở hữu công nghiệp trên những nguyên tắc đối xử quốc
gia, nguyên tắc đối xử tối huệ quốc, nguyên tắc đảm bảo tiêu chuẩn tối thiểu trong
bảo hộ.
Hiệp định TRIPS là điều ước quốc tế mới nhất trong hệ thống pháp luật quốc tế
về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu công nghiệp nói riêng. Do
ra đời trong thời kỳ nền kinh tế thế giới có nhiều thay đổi , ngoài việc quy định thêm
nhiều đối tượng bảo hộ phù hợp với thời đại mới.
Hiệp định còn có những tiến bộ trong việc quy định những tiêu chuẩn bảo hộ cụ
thể đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp và được xem là mở rộng nhất so với
quy định của các điều ước quốc tế khác nhưng vẫn đảm bảo việc phù hợp với quy
định bảo hộ của Công ước Pari và các điều ước quốc tế khác.
Ưu tiên nổi bật nhất làm cho hiệp định TRIPS trở thành điều ước quốc tế căn
bản của tổ chức thương mại thế giới WTO là một hệ thống những quy định chặt chẽ
về việc thực thi Hiệp định và là điều ước đầu tiên quy định về việc thực thi quyền sở
hữu công nghiệp.
Chế độ của TRIPS bao gồm một số các yếu tố cơ bản sau:
- Các nguyên tắc cơ bản;
- Các tiêu chuẩn về nội dung các quyền;
- Các biện pháp thực thi